You are on page 1of 2

- Định nghĩa sản xuất hàng hóa: Theo C.

Mác, sản suất hàng hóa là kiểu tổ


chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm
mục đích trao đổi, mua bán.
- Định nghĩa hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Sản phẩm lao dộng: là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi,
mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.

 Thực trạng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam:


-Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành
hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Thực hiện tự do hoá
thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các
vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá
đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa
phương, từng doanh nghiệp.
-Hai là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương
nhân với các hình thức sở hữu khác nhau:
Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng
bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ
thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ
còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông
đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương,
tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã
tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức
lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.
-Ba là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ
bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và dư thừa:
Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì đến nay sãn xuất nôi địa
đã đảm bảo yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu như: gạo, đường, xi
măng.
- Bốn là, thị trường quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng
và chất:
Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó xuất khẩu tới 219 nước, nhập khẩu từ 151 nước. Mặt hàng xuất
khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại, tăng quy mô về lượng và thay
đổi cơ cấu tích cực, chất lượng hàng hóa xuất khẩu được nâng cao.

Tuy đã đạt được một sô thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa
Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của minh.
Bên cạnh đó là sự tôn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa nước
ta cần được sớm giải quyết:
+ Về thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của
Việt Nam dù đã có sự phát triên lớn so với trước khi đôi mới, song hiện nay
trình độ lao động của Việt Nam còn kém. "Theo đánh giá mới nhất của Ngân
hàng Thê giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chi đạt mức 3,79 điểm
(theo thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á tham gia xếp
hạng".
+ Về đấy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam còn thấp. Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều
khó khăn do giá thành cao, bị kiện bán phá giá hay bị kiểm soát ở thị trường
một số nước như Hoa Kì.
+ Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp úng khá tốt
cả về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường ngày càng nhiều. Giá các mặt
hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng.
+ Thị trường xuất khẩu phát triển nhưng không ổn định, thiếu bền vững,
khả năng cạnh tranh sản phẩm còn ở mức thấp. Tỷ trọng hàng tinh chế còn
thấp và tăng chậm. Nhiều hàng hóa xuất khẩu chủ lực chủ yếu theo phương
thức gia công. Do đó giá xuất khẩu thấp và hiệu quả thấp.

You might also like