You are on page 1of 2

2.1.

Rà soát thị trường


Rà soát thị trường và lựa chọn một số thị trường tiềm năng bằng cách tiếp cận thị nhóm thị
trường, với tiêu chí đánh giá là nhu cầu của thị trường về sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Công ty T&C về thị trường thanh long, không giống các mặt hàng khác như
cà phê hay gạo, thanh long vẫn chưa được biết đến rộng rãi với người tiêu dùng trái cây trên thế
giới (ngoài cộng đồng châu Á) và vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản
lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới. Tuy nhiên, các đánh giá đều cho thấy nhu
cầu về thanh long đang có triển vọng phát triển tốt trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường
mới của thanh long ngoài châu Á.
Hiện tại, các thị tường tiêu thụ thanh long chính bao gồm 4 khu vực:
- Thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc
biệt là các quốc gia có cộng đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọi
thanh long, hình dáng và màu sắc.
-Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và khá cởi mở với
các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa được
quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được ngày càng nhiều
sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này
- Thị trường Mỹ: Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung
và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ thanh
long tương đối lớn.
- Các quốc gia khác: Thanh long Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị trường khác như
Ấn Độ, Chi Lê và Newzealand nhưng với số lượng còn rất hạn chế.
Qua việc đánh giá khái quát về các khu vực thị trường xuất khẩu thanh long, nhóm chúng em lựa
chọn được 3 thị trường tiềm năng là: Trung Quốc, Úc và Mỹ
2.2. Các tiêu chí và cách thức đánh giá
Các tiêu chí đánh giá lựa chọn thị trường được chấm theo thang điểm từ 1 đến 4, với các mức
điểm cụ thể như sau:
Điểm 1: mức độ không chấp nhận được
Điểm 2: mức trung bình
Điểm 3: mức khá
Điểm 4: mức tốt
Nhóm 6 lựa chọn 4 chỉ tiêu để phân tích, đánh giá các thị trường tiềm năng, với các trọng số thể
hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu là khác nhau, cụ thể như sau:
- Quy mô thị trường: quy mô thị trường phụ thuộc vào quy mô dân số của quốc gia và nhu
cầu sử dụng sản phẩm của người dân quốc gia đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng cầu về thanh long của các thị trường nghiên cứu
- Rào cản thương mại: rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản
trở đối với thương mại quốc tế. Các rào cản thương mại tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng
hóa ra nước ngoài, đặc biệt với hàng nông sản thì các yêu cầu về chất lượng, bảo quản, nhãn
mác…ảnh hưởng lớn đến việc các mặt hàng này có đạt chỉ tiêu hay không, cũng như các chi phí
liên quan cho việc đáp ứng các yêu cầu đó.
- Mức độ cạnh tranh: cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh
nghiệp, mặt khác cũng chèn ép và “dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh biểu
hiện ở số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thanh long ở thị trường nội địa nước nhập
khẩu; các doanh nghiệp cùng xuất khẩu thanh long, cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng.
- Vị trí địa lý: khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận
chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nói chung và thanh long
nói riêng. Khi khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển lớn kết hợp với đặc thù của nông sản là
nhanh hư hỏng nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hóa.
Với việc phân tích các đặc điểm và mức độ ảnh hưởng như trên, chúng ta sẽ cho điểm trọng số
đối với mỗi chỉ tiêu như sau:
Quy mô thị trường : 4
Rào cản thương mại : 2,5
Mức độ cạnh tranh : 2
Khoảng cách địa lý : 1,5
Tổng : 10

You might also like