You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


--------***--------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CUNG - CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC


GIÁ CẢ CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN NĂM 2020 –
2023

Giảng viên : Nguyễn Minh Trang


Lớp : Kinh tế vi mô 50.5
Nhóm thực hiện : Nhóm 15
Thành viên Mã sinh viên
Phùng Kim Ngân KDQT50B10327
Trần Thị Ngọc Hân KDQT50B10235
Lý Thị Quỳnh Anh KDQT50B10189
Trần Xuân Bách KDQT50B10191
Nguyễn Quỳnh Anh KDQT50C10187
Đỗ Thị Thuỳ Dương KDQT50B40222

Hà Nội 2024
ĐỀ BÀI: Phân tích cung - cầu và chiến lược giá cả cà phê Trung Nguyên tại
Việt Nam giai đoạn 2020-2023
A. Phần mở đầu:
1. Bối cảnh / cơ sở và mục đích lý do chọn đề tài
Cà phê đóng một vai trò rất lớn trong ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa
và là sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam
đang là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Tuy nhiên cho đến nay, giá
trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp trên thế giới, chủ yếu chỉ là sản
xuất thô và vẫn chưa định hình được đúng vị thế vốn có trên thị trường cà phê thế
giới.
Cho tới thời điểm hiện tại, Trung Nguyên là niềm tự hào của quốc gia, là
thương hiệu số 1 Việt Nam, biểu tượng cà phê Việt Nam toàn cầu với tinh thần
sáng tạo không ngừng.
Vì thế chúng em chọn đề tài "Phân tích cung cầu của thương hiệu Cà phê
Trung Nguyên" để tìm hiểu thêm về thương hiệu và đưa ra những giải pháp thiết
thực khắc phục những khuyết điểm của sản phần để góp phần giúp cho thị trường
cạnh tranh và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.

2. Tổng quan doanh nghiệp


Ra đời vào năm 1996 bởi Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột
– thủ phủ cà phê Việt Nam, cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà
phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới. Bằng sự sáng
tạo và nỗ lực không ngừng nghỉ, tập đoàn Trung Nguyên luôn luôn cho ra đời
những sản phẩm thơm ngon, đậm đà và giàu năng lượng. Có thể kể đến các sản
phẩm nổi bật như cà phê hòa tan G7, Trà hòa tan Wedang 2in1, Cà phê rang xay
Legend,...
Với sự cống hiến của mình, Tập đoàn Trung Nguyên cũng đã được trao tặng
nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, cụ thể là:
- Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước Việt Nam
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
- Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
- Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
Có thể nói, Tập đoàn Trung Nguyên là thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt
Nam và đang không ngừng nỗ lực để phát triển vươn tầm thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận "Phân tích cung cầu của thương
hiệu Cà phê Trung Nguyên" có thể được xác định như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
- Phạm vi không gian: Thị trường cà phê Việt Nam và nước ngoài
- Phạm vi thời gian: Năm 2020 - 2023
- Phạm vi nội dung: Phân tích cung cầu của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
về:
+ Lượng cung cà phê của Trung Nguyên
+ Lượng cầu cà phê của Trung Nguyên
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu cà phê của Trung Nguyên
Với phạm vi nghiên cứu trên, đề tài tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu về tình
hình cung cầu của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên trong thời gian 4 năm gần
nhất (2020 - 2023).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập dữ liệu thứ cấp,
phân tích số liệu,... để phân tích tình hình cung cầu của thương hiệu Cà phê
Trung Nguyên và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quy mô thị trường cà phê Việt Nam.
- Thị phần cà phê của Trung Nguyên tại Việt Nam.
- Cung - cầu của sản phẩm cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam.
- Chiến lược phân phối và chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam.
- Đánh giá và dự báo thị trường cà phê Trung Nguyên trong tương lai.
6. Ý nghĩa đề tài
Đối với Tập đoàn Trung Nguyên, đề tài giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về
tình hình cung và cầu sản phẩm cà phê của mình, từ đó xây dựng nên những
chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp tục phát triển.
Đối với thị trường, đề tài cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích về cung
và cầu sản phẩm cà phê, từ đó các doanh nghiệp khác cũng có thể lên những
quyết định kinh doanh đúng đắn.

B. Phần phân tích nội dung:


I. Cơ sở lý thuyết của nội dung trình bày
1. Thị trường
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá, dịch vụ giữa tập
hợp những người mua và người bán.
- Có 3 thị trường chính: Thị trường hàng hóa và dịch vụ, Thị trường tài chính, Thị
trường sức lao động.
2. Cung
- Cung (S): là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả
năng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và giả sử
các yếu tố khác không đổi.
- Lượng cung (QS): là lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà người bán muốn
bán và có khả năng bán tại mức giá đã cho (một mức giá) trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Đường cung: là một đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung đối với
một hàng hóa hoặc dịch vụ
- Luật cung:
+ Nội dung luật cung: Giả sử các yếu tố khác không đổi, số lượng hàng hóa
được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên
và ngược lại.
+ Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều.
- Đồ thị đường cung:

+ Độ dốc đường cung:


Độ dốc đường cung = tg α = P’(Q) =
1/Q’(P)
+ Đường cung là đường dốc lên về phía
phải và có độ dốc dương thể hiện sự
thuận chiều giữa giá và lượng cung.

- Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung:


+ Giá các đầu vào
+ Công nghệ
+ Kỳ vọng của người bán
+ Số lượng người bán
+ Thuế và trợ cấp
3. Cầu
- Cầu (D): là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng
mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định và giả sử các
yếu tố khác là không đổi.
- Lượng cầu (QD): là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có
khả năng mua tại một mức giá xác định trong một thời gian nhất định, giả
định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi.
- Đường cầu: là một đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu đối với
một hàng hóa hoặc dịch vụ
- Luật cầu:
+ Nội dung quy luật: Giả sử tất cả các yếu tố khác là không đổi, nếu giá của
hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch
vụ đó giảm đi và ngược lại.
+ Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch đảo.
- Đồ thị đường cầu:

+ Độ dốc đường cầu:


Độ dốc đường cầu = tg β = - tg α =
P’(Q) = 1/Q’(P)
+ Đường cầu là đường dốc xuống về
phía phải và có độ dốc âm thể hiện
mối quan hệ nghịch đảo giữa giá và
lượng cầu.

- Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu:


+ Số lượng người tiêu dùng
+ Thu nhập
+ Giá các hàng hoá liên quan (hàng thay thế, hàng bổ sung)
+ Thị hiếu của người tiêu dùng
+ Kỳ vọng của người tiêu dùng
4. Quy luật cung - cầu
Quy luật cung- cầu: Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với
một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng được xác định. Khi cầu
lớn hơn cung giá sẽ tăng, cầu nhỏ hơn cung giá sẽ giảm, cầu bằng cung giá sẽ về
trạng thái cân bằng.

II. Phân tích tình hình thị trường


1. Khái quát thị trường của cà phê tại Việt Nam
Việt Nam đã phát triển một nền văn hóa cà phê lâu đời. Đất nước này có
nhiều công ty không chỉ tham gia kinh doanh cà phê trong nước mà còn tham gia
vào thị trường nước ngoài. Theo thống kê của Bộ Ngoại thương, lượng xuất khẩu
cà phê của Việt Nam đạt 130.000 tấn trong tháng 2/2022, trị giá 304 triệu USD,
so với tháng 2/2021, lượng tăng 8,13% và giá trị tăng 40% do sức hấp thụ tiêu
dùng tăng.
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Ngành
công nghiệp cà phê của nước này dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai
đoạn dự báo khi dân số tiếp tục tăng với tốc độ xấp xỉ 1 triệu người mỗi năm.
Quy mô thị trường cà phê Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 472,61 triệu USD
vào năm 2023 lên 706,06 triệu USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm là 8,13% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Nguồn:https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/vietnam-coffee-
market
2. Khái quát thị trường của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam:
Trung Nguyên ra đời giữa năm 1996 là một thương hiệu cà phê non trẻ tại
Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng và trở thành thương
hiệu cà phê quen thuộc nhất với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngày nay, sau 25 năm phát triển, Trường Nguyên với tinh thần không
ngừng đổi mới đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, là thương hiệu hàng đầu và
là biểu tượng của cà phê Việt Nam trên thế giới.
Theo top 10 công ty uy tín nhất ngành thực phẩm và đồ uống năm 2019 do
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VN Report) chính thức công bố,
Trung Nguyên Legend giành danh hiệu thương hiệu cà phê được ưa chuộng và
tin dùng nhất (19/10/2019).
Trong kết quả khảo sát “1000 thương hiệu hàng đầu châu Á” năm 2020 do
Campaign Asia-Pacific, tổ chức chuyên truyền thông thương hiệu quốc gia và
Nielsen, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu phối hợp thực hiện, thương hiệu
Trung Nguyên Legend đứng đầu danh sách top 5 Việt Nam. thương hiệu dẫn
đầu, vượt qua hàng loạt thương hiệu quốc tế khác đang hoạt động tại thị trường
Việt Nam.
Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam xếp hạng cao nhất trong trong
bảng xếp hạng thương hiệu F&B của Decision Lab.
Doanh thu của Trung Nguyên Legend liên tục tăng trưởng 3 năm liên tiếp.
Năm 2020, doanh thu tập đoàn vượt 4,2 nghìn tỷ đồng. Con số này sẽ tăng nhẹ
6% vào năm 2021 và tăng 38,5% vào năm 2022 để đạt gần 6,2 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của thương hiệu này vẫn tiếp tục biến động. Cụ
thể, lợi nhuận năm 2020 đạt gần 130 tỷ đồng. Đến năm 2021, lợi nhuận sau thuế
sẽ tăng 337% lên hơn 560 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sẽ giảm 23% trong năm
2022 xuống gần 435 tỷ đồng.
Nguồn: Trung Nguyên Legend và Highlands Coffee vẫn là hai thương hiệu hàng
đầu trong chuỗi Coffee Shop 2023 (vietdata.vn)
3. Cầu của sản phẩm cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam
3.1. Thu nhập người tiêu dùng
Thu nhập đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm của người tiêu
dùng và ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của họ.
Khi thu nhập tăng → Tăng sức mua của người tiêu dùng → Cầu tăng cho
hàng thiết yếu → Đường cầu dịch phải.
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý III/2023 thu nhập bình quân của lao
động Việt Nam đạt 7,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 359 nghìn đồng so với cùng
kỳ năm 2022.

Thu nhập bình quân tháng của lao động các quý III, giai đoạn 2020-2023
Nguồn: https://www.gso.gov.vn/
Cà phê có thể coi là một loại hàng hóa có mức độ thiết yếu trong đời sống
tiêu dùng. Sự tăng thu nhập thường đi kèm với nhu cầu tăng về các sản phẩm
thiết yếu và cà phê có thể được xem là một trong số đó.
→ Cầu về cà phê Trung Nguyên tăng
3.2. Giá hàng hoá thay thế
Hàng hoá thay thế là các sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau trong việc đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là khi giá của một hàng hóa
tăng hoặc giảm, người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng hàng hoá thay thế
nhằm đáp ứng nhu cầu.
Cà phê là một thức uống hấp dẫn và kích thích, là nguồn cảm hứng cho
nhiều người trên khắp thế giới. Với hương thơm quyến rũ và vị đắng nhẹ đặc
trưng, cà phê không đơn thuần chỉ là thức uống mà còn là một phần của lối sống
và văn hóa của nhiều người. Tuy vậy nhu cầu của người tiêu dùng luôn phát triển
và thay đổi, và đôi khi họ tìm kiếm những sự đổi mới, nhất là trong lĩnh vực thức
uống. Nên người ta có thể sẽ tìm đến những thứ hàng hóa thay thế cho cà phê
Trung Nguyên như những mặt hàng sau đây:

Highland Coffee là hàng hóa thay thế của Trung Nguyên coffee → Khi giá
của Highland Coffee Tăng → Người tiêu dùng chuyển sang mua Highland coffee
→ Cầu của Trung Nguyên coffee tăng.

3.3. Thị hiếu người tiêu dùng


Thị hiếu người tiêu dùng thường đa dạng và thay đổi theo thời gian, và để
thành công trong kinh doanh, việc hiểu rõ và đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng là điều thiết yếu.
Thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng đáng kể đến cầu các hàng hoá và
dịch vụ trên thị trường.
Trung Nguyên luôn chú trọng việc nghiên cứu thị hiếu khách hàng để hiểu rõ
mong muốn, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy việc đặt chất
lượng ở vị trí hàng đầu giúp Trung Nguyên xây dựng và duy trì danh tiếng tích
cực. Sự sáng tạo trong sản phẩm cà phê có thể giúp Trung Nguyên tạo ra điểm
độc đáo và thu hút khách hàng mới. Việc nghiên cứu và đầu tư vào sự sáng tạo có
thể làm nổi bật thương hiệu, tạo ra một sự khác biệt độc đáo trên thị trường cà
phê, làm tăng giá trị thương hiệu và duy trì sự cạnh tranh.
→ Cầu của Trung Nguyên coffee tăng.
Trung Nguyên đứng đầu về độ nhận diện thương hiệu năm 2022 với 75%.
Nguồn: https:https://qandme.net/vi
3.4. Kỳ vọng người tiêu dùng
Kỳ vọng của người tiêu dùng là một trong những vai trò quan trọng trong
việc ảnh hưởng đến cầu trên thị trường. Kỳ vọng này bao gồm những suy nghĩ và
dự đoán của người tiêu dùng về tương lai, bao gồm cả kỳ vọng về giá cả, thu
nhập,...
Hiểu được điều đó, Trung Nguyên đã thực hiện Chương trình ưu đãi và hỗ
trợ giá hợp lý giúp giảm áp lực về chi phí đối với khách hàng và tạo ra sự thuận
lợi khi quyết định mua. Việc cung cấp sản phẩm với mức giá đa dạng từ 7.000
đồng - 140.000 đồng cho phép Trung Nguyên phủ sóng nhiều phân khúc thị
trường khác nhau.
Nhu cầu của khách hàng thì ngày càng đa dạng và không ngừng tăng, điều
này khiến hãng phải cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm chất lượng hơn. Năm 2021
tuy là năm đầy rẫy những thách thức, khó khăn với nền kinh tế thế giới cũng như
Việt Nam nhưng Trung Nguyên Legend tiếp tục cho ra đời sản phẩm Cà phê phin
giấy. Sản phẩm mới này của Trung Nguyên Legend thực sự hứa hẹn mang lại
một trải nghiệm mới và tiện lợi cho người yêu cà phê. Cà phê phin giấy giúp
người dùng pha chế cà phê nguyên chất một cách đơn giản và nhanh chóng,
không cần nhiều trang thiết bị phức tạp.

3.5. Số lượng người tiêu dùng


Tỷ lệ sử dụng trên thành phố và độ tuổi của các chuỗi cà phê
Nguồn: https:https://qandme.net/vi
Có thể thấy, cà phê Trung Nguyên đã thu hút một lượng lớn người sử dụng
ở nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng người tiêu dùng ở Việt Nam. Ở
những thành phố lớn tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Trung Nguyên lên đến 50%. Và
chiếm đến 51% với độ tuổi trung niên.
→ Cầu Trung Nguyên coffee tăng.

4. Cung của sản phẩm của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam
4.1. Công nghệ kỹ thuật hiện đại
Tính từ năm 2010 đến nay, Trung Nguyên đã thành công trong việc phát
triển vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ cho diện tích 2.081
hecta cà phê và hỗ trợ 1.485 hộ nông dân. Công ty đã hợp tác với nông dân để
triển khai thành công 6 mô hình tưới nhỏ giọt sử dụng công nghệ Israel và mô
hình sử dụng phân bón Yara, đảm bảo năng suất và chất lượng cao cho cà phê
Việt Nam. Điều này đã nâng cao năng lực sản xuất lên 14.000 tấn nguyên liệu
mỗi năm, được sử dụng để chế biến thành 20 loại sản phẩm cà phê cung ứng trên
toàn cầu. Nhờ những cải tiến này, năng suất cà phê đã tăng lên hơn 30% so với
trước đây. Ngoài ra, Trung Nguyên đã thành công trong việc chuyển giao công
nghệ, như việc sử dụng vỏ cà phê để sản xuất phân vi sinh và triển khai mô hình
trồng xen thảo dược.

Nhờ vào việc quản lý chủ động vùng nguyên liệu và áp dụng công nghệ cao
trong quá trình sản xuất, thị trường tiêu thụ của cà phê Trung Nguyên không
ngừng mở rộng. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại hơn 60 quốc gia
trên toàn thế giới, bao gồm các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức,
Nhật Bản, và nhiều nơi khác.
Nguồn:https://thanhnien.vn/sieu-du-an-nong-nghiep-ky-3-nguyen-lieu-ca-phe-
chuan-quoc-te-185453822.htm
4.2. Giá nguyên liệu đầu vào
Với lợi thế đặc biệt nằm tại trung tâm của làng cà phê Việt Nam, Trung
Nguyên có nhiều thuận lợi trong quá trình thu mua nguyên liệu cà phê. Công ty
thực hiện quy trình thu mua thông qua hai hình thức chính: mua từ các doanh
nghiệp tư nhân ,thương lái, và mua trực tiếp từ nông dân.
Tuy nhiên, do khó khăn gặp phải trong hình thức đầu tiên, khi nhiều doanh
nghiệp tư nhân và đại lý gặp vấn đề nợ nần, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cả về
số lượng và chất lượng, Trung Nguyên đã chủ động chuyển đổi sang hình thức
thứ hai. Điều này bao gồm việc tự đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê
của nông dân, biến chúng thành một phần của doanh nghiệp. Quyết định này giúp
công ty kiểm soát nguồn nguyên liệu chiến lược và củng cố mối quan hệ với
nông dân.
Trung Nguyên khẳng định rằng hạt cà phê mà họ sử dụng đều được mua từ
các hộ nông dân có chứng chỉ thực hành canh tác bền vững, và công ty mua giá
ưu đãi từ những hộ nông dân này.
Kể từ năm 2012, Trung Nguyên đã tài trợ 100% chi phí triển khai công nghệ
tưới nước nhỏ giọt hiện đại của Israel và công nghệ phân bón Yara cho nhiều
nông dân trong khu vực. Hệ thống này cung cấp nước trực tiếp đến từng cây cà
phê, kết hợp với việc bón phân thông qua hệ thống tưới tự động và bộ lọc nhiều
tầng, giúp tiết kiệm tới 60% lượng nước.. Với kỹ thuật này, cà phê vẫn phát triển
tốt trong mùa khô. Và cũng giúp cho niên vụ vừa qua chi phí đầu tư mỗi héc ta cà
phê giảm từ 4 - 5 triệu đồng, trong khi đó chất lượng vườn cây, năng suất, sản
lượng và sản phẩm cà phê nhân đều đạt mức cao
→ Giá nguyên liệu đầu giảm vào nhờ những tiến bộ của khoa học công
nghệ đã giúp cho nguồn cung tăng lên.
Nguồn:https://thanhnien.vn/sieu-du-an-nong-nghiep-ky-3-nguyen-lieu-ca-phe-
chuan-quoc-te-185453822.htm
4.3. Số lượng người bán
Hiện tại với 5 công ty thành viên, Trung Nguyên có khát vọng trở thành nhà
cung cấp, phân phối trong thị trường cà phê lớn của Việt Nam. Với mặt hàng
chính là cà phê, Trung Nguyên đã áp dụng đồng thời những hình thức phân phối
truyền thống lẫn hiện đại để đạt được kết quả lớn nhất.
→ Điều này đã giúp cho cung cà phê Trung Nguyên tăng và tiếp cận đến
nhiều người tiêu dùng hơn.

4.4. Kỳ vọng

Thông qua những nỗ lực mạnh mẽ trong việc quảng bá, phát triển thương
hiệu và sản phẩm, cũng như sáng tạo các không gian quán cà phê độc đáo, Trung
Nguyên Legend đang gặt hái thành công trong việc củng cố vị thế của mình trong
ngành công nghiệp cà phê. Bước tiến quan trọng này không chỉ là một đóng góp
quan trọng cho lĩnh vực cà phê, mà còn là một bước quan trọng để thương hiệu
cà phê Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ thị trường quốc tế.

Đây được coi là một nền tảng quan trọng, giúp Trung Nguyên Legend thực
hiện khát vọng đưa thương hiệu cà phê Việt Nam đến với những thị trường hàng
đầu tại Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia khác, chinh phục
niềm tin của những người yêu cà phê trên toàn cầu. Đồng thời, sự độc đáo và
chất lượng của không gian quán cà phê cũng góp phần quan trọng vào việc tạo
nên một trải nghiệm cà phê đặc biệt, làm nổi bật thương hiệu Trung Nguyên
Legend trong tâm trí khách hàng quốc.

III. Mô hình cà phê và chiến lược giá của Trung Nguyên tại Việt Nam
1. Mô hình cà phê của Trung Nguyên tại Việt Nam
1.1. Hệ thống kinh doanh nhượng quyền
Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương hiệu bằng cách xây dựng hệ thống nhượng quyền rộng
khắp trong nước và tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái
Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Với hình thức nhượng quyền
thương hiệu, Trung Nguyên mang đến cho người yêu cà phê một phong cách
thưởng thức riêng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam với những tinh hoa của
nhân loại.

1.2. Phân phối trung gian truyền thống:


Kênh có ba cấp độ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng: Bán buôn
( nhà phân phối ), bán lẻ ( điểm bán hàng và cửa hàng bán lẻ, tạp hóa ) và người
tiêu dùng.
Tập đoàn hiện có 3 nhà máy bao gồm: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà
máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang với những trang
thiết bị máy móc hiện đại nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê
chất lượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt.
Ngoài ra, công ty đã xây dựng một hệ thống phân phối lớn mạnh, bao gồm hơn
120 nhà phân phối, 7,000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ trên cả nước
cũng như trên thị trường quốc tế.
Các đối tác phân phối đối tác của Trung Nguyên bao gồm nhiều công ty
như Công ty Cổ phần Blueway và Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Ngọc Hà. Những đối tác này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm cà
phê của Trung Nguyên đến gần hơn với người tiêu dùng và giữ vững vị thế của
thương hiệu trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
1.3. Phân phối trung gian hiện đại:
G7 mart là hệ thống bán lẻ đầu tiên theo hình thức nhượng quyền tại Việt
Nam. Có 200 nhà cung cấp cho chuỗi cửa hàng G7 ở nước ta.
Điểm nổi bật của G7 mart theo tầm nhìn của Trung Nguyên là đáp ứng nhu
cầu mua sắm nhỏ, thói quen mua hàng lẻ của người Việt Nam và thường mua gần
nhà. Vì vậy G7 mart thường có quy mô nhỏ như một cửa hàng tạp hóa và vị trí
trong hẻm.
Tuy nhiên G7 đã khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối
truyền thống là cửa hàng bán giá thấp, đồng đều, đảm bảo như siêu thị và ứng
dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý.
Ngoài ra các sản phẩm G7 cũng được phân phối rộng khắp các siêu thị với
quy mô lớn trong và ngoài nước.
→ Trung Nguyên đã sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống phân phối
của mình.

1.4. Kênh thương mại điện tử:


Mở "siêu thị cà phê" trên các sàn thương mại điện tử quốc tế là một chiến
lược quan trọng giúp Trung Nguyên mở rộng tầm nhìn và tiếp cận thị trường
quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài. Lãnh đạo Tập đoàn Trung
Nguyên Legend đã chia sẻ với VnExpress.net rằng, tình hình giảm giá trị xuất
nhập khẩu do ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra. Trong khi đó, thị trường
thương mại điện tử, đặc biệt là ở một số khu vực trên thế giới, đang phát triển
mạnh mẽ không ngừng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình dịch bệnh phức
tạp. Nhận thức được xu hướng này và với khát vọng mở rộng quy mô quốc tế,
Trung Nguyên Legend đã hợp tác chặt chẽ với hai đại gia thương mại điện tử lớn
là Amazon và Alibaba để khai trương "siêu thị cà phê" trên cả hai nền tảng này.
Lãnh đạo của Trung Nguyên cho biết, quá trình tiếp cận và thương lượng chính
thức với Amazon đã kéo dài nửa năm, nhưng đây là một cơ hội quan trọng để
Tập đoàn có thể đạt được sự hiện diện mạnh mẽ và tăng cường mối quan hệ với
người tiêu dùng tại thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc. Bước tiến này không
chỉ là một cột mốc quan trọng mà còn là một chiến lược thông minh, đánh dấu sự
tích hợp của Tập đoàn Trung Nguyên vào thị trường quốc tế thông qua việc tận
dụng tiềm năng của thương mại điện tử với phạm vi xuyên biên giới.

Nguồn:https://vnexpress.net/trung-nguyen-mo-sieu-thi-ca-phe-tren-amazon-
alibaba-4117040.
Ngoài ra, những ngày cuối tháng 5/2014, Trung Nguyên bất ngờ cho ra mắt
siêu thị trực tuyến cafe.net.vn kinh doanh tất cả các sản phẩm liên quan đến
ngành nghề café. Bên cạnh đó, hiện nay Trung nguyên coffee còn kinh doanh
trên website riêng của hãng https://trungnguyencoffeevn.com để đem lại trải
nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

1.5. Điểm yếu của mô hình kinh doanh


Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt, thiếu nhất quán và đang bị
vượt quá tầm kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách
riêng cho Trung Nguyên:
Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm hình
ảnh Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể ngoài cái bảng hiệu với logo
Trung Nguyên trước cổng. Có thể thấy điều này qua biểu giá cả, chất lượng cafe
và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí
không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn.
Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì: Làm
cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm chạp. Đồng thời số lượng cơ sở
nhượng quyền quá lớn dẫn đến kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức
nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thể nhận biết đâu là Trung
Nguyên thất, đâu là giả, đâu là Trung Nguyên nhượng quyền,đâu là Trung
Nguyên cấp 1, v.v.
Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trong cùng một
thời điểm cũng là nguyên nhân gây ra phân tán lực lượng, vật lực, nhân lực… Vì
vậy công ty CP café Trung Nguyên không được hoàn toàn tập trung đầu tư để
củng cố cũng như phát triển thật tốt hoạt động kinh doanh của mình.
2. Chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam
2.1. Phương pháp định giá
Giá cả là một yếu tố quan trọng trong hệ thống marketing mix vì nó phản
ánh chất lượng sản phẩm cũng như doanh thu của công ty. Nhận thức được điều
này, Trung Nguyên luôn chú trọng đến việc tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm trong chính sách giá của mình, từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh với sản phẩm của đối thủ trên thị trường, đồng thời tăng số lượng sản phẩm
và doanh thu của công ty. Để giảm giá thành sản phẩm, công ty đã có những
chính sách thiết thực trong quản lý sản xuất và vận hành.
Trung Nguyên đầu tư dây chuyền kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Cải tiến phương pháp kinh doanh, quản lý, động viên khuyến khích công nhân
làm việc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm
- Có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, quản
lý, cũng như chính sách mềm dẻo trong giá cả để thu hút thêm khách hàng
và tăng tính cạnh tranh.
- Trung Nguyên cũng có những chính sách giá ưu đãi, phân biệt đối với từng
nhóm khách hàng. Đối với những khách hàng trung gian Trung Nguyên
cũng có những điều khoản về tài chính hợp lý, nhằm tạo sự ràng buộc giữa
Trung Nguyên và những khách hàng trung gian.
- Tập trung nỗ lực nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng, lợi ích của sản phẩm
để người tiêu dùng chấp nhận mức giá thay đổi thay vì chạy đua về giá theo
đối thủ cạnh tranh.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ sự biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng để
có những biện pháp hiệu quả nhằm từng bước điều chỉnh giá trong tương
lai.

Sau đây là ví dụ chính sách giá của Trung Nguyên đối với sản phẩm mới
“cà phê hòa tan G7 5in1”.
● AVC = 2400đ/sản phẩm
● TFC = 36 tỉ đồng
● Q = 360 triệu sản phẩm
Lợi nhuận mong muốn của tập đoàn: 20% (trên chi phí)
Lợi nhuận của nhà bán lẻ: 16,5% (trên chi phí).
● AC = AVC + TFC/Q =2500đ/sp
● Giá bán của doanh nghiệp P = AC . (1 + m ) =3000đ/sp
● Giá bán của nhà bán lẻ: P = 3000 . (1+ 0,165)= 3500đ/sp
Giá cả trên sẽ thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của thị trường, xu
hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Tập trung nỗ lực nhấn
mạnh sự khác biệt về chất lượng, lợi ít của sản phẩm để người tiêu dùng chấp
nhận mức giá thay đổi thay vì chạy đua về giá theo đối thủ cạnh tranh. Tổ chức
theo dõi chặt chẽ sự biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng để có những
biện pháp hiệu quả nhằm từng bước điều chỉnh giá trong tương lai.
2.2. Chiến lược giá:
● Xác định mức giá cơ bản
● Mục tiêu định giá:Bám sát giá của đối thủ, làm giảm thị phần của đối
thủ trên thị trường là mục tiêu định giá của Trung Nguyên.
Đối với thị trường trong nước Trung Nguyên định giá sản phẩm rất đa dạng
phù hợp với nhiều đối tượng thưởng thức cà phê, như: Chất lượng thì không phải
bàn, nhưng giá của G7 vẫn thấp hơn Nescafe 3-5% để tạo tính cạnh tranh.
- Cafe G7 Cappuccino Irish Cream (12 gói x 18gr) có giá là 36.000 VND.
- Cà phê Hoà Tan G7 - Cà phê đường (15 gói x 16gr) có giá là 35.000 VND.
- Sản phẩm G7 cafe hòa tan 3 trong 1 (20 gói x 16g) có giá 35000 VND.
- Cà phê hòa tan G7 - Cappuccino Hazelnut có giá là 36.000 VND.
Một trong những khía cạnh quan trọng của chiến lược định giá của Cà Phê
Trung Nguyên là sự tập trung vào việc cung cấp chất lượng tốt nhất cho khách
hàng. Họ không đơn giản là bán cà phê; họ bán một trải nghiệm đích thực. Dưới
đây là một số nguyên tắc cốt lõi:
● Chất Lượng Vượt Trội: Trung Nguyên luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Họ không bao giờ cắt giảm chất lượng sản phẩm của mình. Thành công của
họ trong việc duy trì chất lượng đã giúp họ giữ vững giá trị thương hiệu.
● Phân Khúc Khách Hàng: Trung Nguyên đã thành công trong việc xác
định và tiếp cận phân khúc thị trường phù hợp. Họ cung cấp nhiều loại sản
phẩm để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ cà phê nguyên chất
đến các sản phẩm pha trộn tiện lợi.
● Sáng Tạo: Hãng cà phê này không ngừng tìm kiếm cách sáng tạo trong việc
sản xuất và phân phối. Họ luôn ứng dụng công nghệ mới và quá trình sản
xuất hiện đại để đảm bảo sản phẩm luôn luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Chiến lược định giá của Cà Phê Trung Nguyên cũng đánh dấu một điểm
quan trọng trong sự cạnh tranh trên thị trường cà phê. Họ đã đạt được điều này
qua:
● Phân Khúc Thị Trường: Trung Nguyên đã phân tích thị trường cà phê một
cách tỉ mỉ và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc thị trường
khác nhau. Từ cà phê đóng gói tiện lợi cho người bận rộn đến cà phê
nguyên chất dành cho người yêu thưởng thức, họ đã biết cách đáp ứng mọi
nhu cầu.
● Sản Phẩm Đa Dạng: Một trong những điểm mạnh của Trung Nguyên là sự
đa dạng của sản phẩm. Không chỉ cà phê, họ còn sản xuất các sản phẩm pha
trộn và thậm chí là cà phê hòa tan để phục vụ nhu cầu của khách hàng trên
mọi tầng lớp.
● Chiến Lược Giá Cả: Hãng cà phê này đã thực hiện một chiến lược định giá
thông minh. Họ không chỉ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm giá rẻ, mà
còn cung cấp các sản phẩm cao cấp với giá trị đích thực. Điều này cho phép
họ chi phối mọi phân khúc thị trường.
2.3. Chiến lược điều chỉnh giá:
- Điều chỉnh cơ cấu giảm giá. (Chẳng hạn thay vì khách đặt mua 10 triệu thì nâng
lên thành mua 12 triệu mới được giảm 5%.)
- Điều chỉnh khuyến mãi theo đơn đặt hàng. (Để có thể được hưởng những chính
sách khuyến mãi Trung Nguyên yêu cầu khách hàng phải đặt hàng với một
số lượng tối thiểu, nay công ty tăng điều kiện về số lượng tối thiểu ấy lên
cao hơn.)
- Điều chỉnh dịch vụ giao hàng và các dịch vụ đặc biệt. (Thay vì giao hàng tận
nơi miễn phí đối với tất cả các đơn đặt hàng. Trung Nguyên điều chỉnh lại
chỉ giao hàng miễn phí đối với những đơn hàng lớn và thu phụ phí đối với
những đơn hàng nhỏ).
- Tính lãi suất đối với các khách hàng chậm thanh toán. (Xưa nay các DN du di
đối với khách hàng chậm thanh toán, nay Trung Nguyên có thể thông báo
với khách hàng và bắt đầu thực hiện tính lãi suất theo lãi suất ngân hàng).

2.4. Điểm yếu của chiến lược giá


Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, tức là sự phân
cấp khách hàng trong các sản phẩm của Trung Nguyên tương ứng với giá thành
sản phẩm.
Mục tiêu của chiến lược này là tối đa hóa lợi nhuận nhưng chiến lược này
không phù hợp với hệ thống nhượng quyền rộng khắp khó kiểm soát của mình
hiện nay, và hậu quả là không kiểm soát được các chuỗi cửa hàng của chính
mình.
Hệ thống phân phối dày đặc đã làm cho họ cạnh tranh với chính những đại lý
của mình trong chính thị trường của mình.

IV. Đánh giá và dự báo thị trường trong tương lai


4.1. Đánh giá thị trường
Qua những thông tin trên, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình SWOT để đánh giá
thị trường của Cà phê Trung Nguyên:
4.1.1. Strengths (Điểm mạnh):
Trung Nguyên có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê vì
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới.
Có nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào chất lượng với giá ưu đãi:
● Trung Nguyên tự mình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê
của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận
trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên
liệu chiến lược và góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với nông dân trồng cà phê.
Có hơn 1,000 cửa hàng trên khắp cả nước, cho thấy mạng lưới phân phối
rộng rãi trong thị trường Việt Nam.
● Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương hiệu bằng cách xây dựng hệ thống nhượng
quyền rộng khắp trong nước và tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc,... Với hình thức nhượng quyền thương hiệu,
Trung Nguyên mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới.
Mạng lưới phân phối phủ rộng khắp thị trường thế giới
● Hơn 300 dòng sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend đến nay đã
xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 6 tháng đầu năm
2023, Trung Nguyên Legend đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực
đạt 18% tại những thị trường quốc tế trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ,
các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Châu Âu,…
4.1.2. Weaknesses (Điểm yếu):
Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt, thiếu nhất quán và đang bị
vượt quá tầm kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và không tạo ra
phong cách riêng cho Trung Nguyên.
Trung Nguyên đang có khác biệt hóa về giá, tức là sự phân cấp khách hàng
trong các sản phẩm của Trung Nguyên tương ứng với giá thành sản phẩm.
● Hệ thống phân phối dày đặc khiến cho Trung Nguyên dần rời xa cam
kết của mình và để chính những đại lý của mình cạnh tranh lẫn nhau
trong chính thị trường của mình.
Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì
● Gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ nhận diện thương hiệu của khách hàng
đối với sản phẩm.
● Làm cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm chạp nay càng lúng
túng và kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức nhận diện
khác nhau làm cho khách hàng không thể nhận biết đâu là Trung
Nguyên thất, đâu là giả, đâu là Trung Nguyên nhượng quyền, đâu là
Trung Nguyên cấp 1,...
4.1.3. Opportunities (Cơ hội):

- Tăng trưởng về tiêu thụ cà phê tại Việt Nam


● 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam và uống cà phê 7
lần/tuần. Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng từ 3
đến 4 lần trong tuần. Đặc biệt là người tiêu thụ trong nước có xu hướng
xài hàng nội địa với khẩu hiệu: “Người Việt dùng hàng Việt”.
- Được Nhà nước hậu thuẫn.
- Có hương vị đặc thù, giá rẻ hơn so với các nước khác, dễ chế biến.
- Việt Nam đã gia nhập WTO nên cà phê Trung Nguyên sẽ càng trở nên nổi tiếng
hơn, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả thị trường trên toàn thế giới.

4.1.4. Threats (Thách thức):


Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các thương hiệu cà phê trong nước và
quốc tế như Nescafe, Vinacafe, Starbucks,.. khiến cho thị trường có nhiều sản
phẩm thay thế đa dạng.
Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên thiếu nhất quán và chưa được
kiểm soát tốt, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và không tạo ra phong cách
riêng cho Trung Nguyên, từ đó khó có được nguồn khách quen lâu năm.
Nền kinh tế của Việt Nam khá là bất ổn và tăng trưởng kinh tế thường đi
chung với lạm phát. Do đó, Trung Nguyên khó có thể có những phương án điều
chỉnh giá, cũng như kiểm soát nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất cà phê.
Biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực
đoan như El Nino, La Nina diễn ra với tần suất nhanh và nghiêm trọng hơn, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ cà phê.
Nguồn:https://mekongsoft.com.vn/tin-tuc/kien-thuc-kinh-doanh/mo-hinh-swot-
cua-ca-phe-trung-nguyen-a1063

4.2. Đề xuất giải pháp


- Hạn chế tốc độ gia tăng của các quán nhượng quyền trên thị trường Việt Nam
bởi với tốc độ hiện nay thì Trung Nguyên càng không thể kiểm soát được
toàn bộ.
- Xây dựng các hợp đồng chuyển nhượng chặt chẽ hơn, với những quy định
nghiêm ngặt cộng với mức lợi nhuận phù hợp. Điều này sẽ làm kích thích
các chủ quán nhượng quyền chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong
hợp đồng.
- Đào tạo thêm kiến thức, kinh nghiệm cho quản lý cũng như nhân viên nhằm xây
dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu.
- Giải pháp trong khâu thu mua sản phẩm để thu mua được sản phẩm chất lượng
cao thì Trung Nguyên cần xây dựng mô hình kết hợp chặt chẽ giữa doanh
nghiệp và người nông dân để có thể tạo được tâm lý tốt và yên tâm cho
người nông dân.
- Tăng cường quảng bá cho thương hiệu trên truyền hình, báo, tạp chí,.. để
thương hiệu không dần bị quên lãng trong tâm trí khách hàng.
- Trung Nguyên cần chọn cho mình một mũi nhọn trong phân khúc khách hàng,
để phát triển và khẳng định, nhấn mạnh thương hiệu, cũng như là để có
nhưng chính sách tập trung, sâu sắc, không bị dàn trải.

4.3. Dự báo
4.3.1.Thị trường tiêu thụ cà phê Trung Nguyên trong vài năm tới
Theo dự báo của Công ty cổ phần Trung Nguyên Legend, thị trường cà phê
hòa tan trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7-8%/năm trong
giai đoạn 2023-2027. Trong đó, sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên
vẫn sẽ chiếm thị phần dẫn đầu.
Thị trường cà phê quốc tế cũng là một thị trường tiềm năng cho Trung
Nguyên. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến
sẽ tăng trưởng trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2023-2027. Trong đó, nhu cầu
tiêu thụ cà phê tại các thị trường đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ tiếp
tục tăng cao.
4.3.2. Môi trường kinh doanh của Trung Nguyên trong tương lai
Xu hướng “xanh hoá”: Trung Nguyên tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, marketing
cho loại cà phê viên nén một trong những sản phẩm cà phê viên nén đầu tiên trên
thế giới có khả năng bảo quản độc lập với cấu tạo vỏ từ Bio tự phân hủy trong
môi trường tự nhiên. Đồng thời, triển khai kế hoạch thiết kế bao bì, lon đóng chai
tái sử dụng, thân thiện với môi trường.
Chuyển đổi số: Tự động hoá và tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm hỗ trợ công tác quản trị, điều hành, giảm chi phí vận hành từ đó tăng khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, Trung Nguyên đang triển khai
thiết kế chuỗi vận hành sản xuất cafe hoàn thiện bằng ứng dụng Blockchain.
→ Tuy nhiên, những thay đổi trên đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và nguồn lao
động có trình độ cao trong việc xử lý các vấn đề về AI, vận hành, bảo mật,... Vì
vậy, chúng em dự báo giá thành sản phẩm sẽ không rẻ, gây thách thức cho việc
tiếp cận được với người dùng phổ thông. Điều này tạo ra nguy cơ mất đi một
phần lớn người tiêu dùng sản phẩm của cà phê Trung Nguyên.
C. Phần kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng tình hình cung cầu của thương hiệu
Cà phê Trung Nguyên trong thời gian 4 năm gần nhất (2020 - 2023) có những
thuận lợi và thách thức sau:
Thuận lợi:
● Quy mô thị trường cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, nhu cầu tiêu
thụ cà phê của người dân Việt Nam cũng tăng lên.
● Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng, có uy tín và vị thế
trên thị trường.
● Trung Nguyên có hệ thống phân phối rộng khắp, phủ sóng trên toàn
quốc và nhiều quốc gia trên thế giới.
Thách thức:
● Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các thương hiệu cà phê trong nước
và quốc tế.
● Lạm phát tăng, tiền mất giá khiến khó định giá sản phẩm.Chi phí
nguyên liệu đầu vào tăng cao.
● Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị,...
Để duy trì và phát triển, Trung Nguyên cần tiếp tục phát huy những thuận
lợi hiện có và giải quyết những thách thức đang gặp phải. Cụ thể, Trung Nguyên
cần:
- Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm đã có sáng tạo thêm các
sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng lợi thế là thương hiệu cà phê số 1 Việt
Nam để tiếp tục đưa cà phê Việt Nam ra thế giới .
- Trung Nguyên cũng cần chú trọng đến việc kiểm soát chi phí đầu vào, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh so với thời gian trước.

Với những giải pháp trên, Trung Nguyên có thể tiếp tục khẳng định vị thế của
mình trên thị trường cà phê Việt Nam và vươn tầm thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo:

You might also like