You are on page 1of 11

Faculty of International Economics – DAV

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. GDP của một quốc gia phản ánh điều gì? Tỷ lệ tăng GDP phản ánh điều gì? Bạn
muốn sống ở nước có GDP cao và tỷ lệ tăng trưởng thấp hay ở nước có GDP
thấp nhưng có tỷ lệ tăng trưởng cao?
2. Hãy liệt kê các yếu tố quyết định năng suất? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là
quan trọng nhất?
3. Tại sao tiết kiệm cao hơn lại dẫn đến mức sống cao hơn. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn
dẫn tới mức tăng trưởng cao hơn tạm thời hay vĩnh viễn?
4. Tỷ lệ tăng dân số ảnh hưởng như thế nào tới GDP bình quân đầu người?
5. Hãy trình bày những biện pháp mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

Bài đọc: Các lý thuyết xác định nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

Các nhà kinh tế từ lâu đã nghiên cứu tầm quan trọng tương đối của các nhân tố
khác nhau trong việc quyết định tăng trưởng. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét
các mô hình tăng trưởng kinh tế để có thể đưa ra một số cơ sở về lực điều khiển dứng
đằng sau sự tăng trưởng.
1. Lý thuyết cổ điển của Adam Smith và Thomas Malthus
Không giống như các lý thuyết gia về tăng trưởng ngày nay, các nhà kinh tế cổ
điển như Adam Smith và Thomas Malthus nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của đất
đai trong tăng trưởng kinh tế. Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam
Smith đã đưa ra một sổ tay hướng dẫn về phát triển kinh tế. Ông xem xét thời kỳ mà
trong đó đất đai được chia tự do cho tất cả mọi người. Do đó, đất đai là sẵn có cho mọi
người nên mọi người chỉ việc đơn giản mở rộng thêm nhiều diện tích hơn khi dân số
tăng lên. Nhưng do không có tư bản, sản lượng sẽ tăng đúng gấp đôi khi dân số tăng
gấp đôi.
Thời kỳ như vậy không kéo dài mãi. Khi dân số tiếp tục tăng, tất cả đất đai đều đã
có người chiếm giữ. Một khi những vùng đất vô chủ không còn nữa, sự tăng trưởng cân
đối đất đai, lao động và sản lượng sẽ không còn thực tế nữa. Những người lao động mới
sẽ trở thành quá đông trên những vùng đất đai đã có người khai phá. Đất trở nên khan
hiếm và địa tô ra đời để phân phối đất đai cho những cách sử dụng khác nhau.
Dân số vẫn tiếp tục tăng và sản phẩm quốc dân cũng như vậy. Nhưng sản lượng
tăng thêm chậm hơn tốc độ tăng dân số. Với số đất đai cố định, mỗi lao động bây giờ
có ít đất đai để sử dụng hơn và quy luật lợi tức giảm dần bắt đầu hoạt động. Tỷ số lao

97
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô

động – đất đai ngày càng tăng lên dẫn đến năng suất cận biên của lao động giảm xuống
và do đó làm cho tiền lương thực tế giảm. Đồng thời, đất đai khan hiếm hơn làm cho
mức địa tô trên một đơn vị diện tích đất cao hơn. Các chủ đất đai sẽ được lợi với các
giá phải trả của người lao động.
Mọi việc sẽ đi đến đâu? Malthus cho rằng, áp lực dân số sẽ đẩy nền kinh tế tới
một điểm mà tại đó người lao động chỉ còn sống ở mức vừa đủ tối thiếu. Ông cho ràng,
các tầng lớp lao động sẽ đi đến một cuộc sống tàn bạo, bẩn thỉu và ngắn ngủi.
Tóm lại, các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith và Thomas Malthus nhấn mạnh
đến vai trò của nguồn lực tự nhiên (đất đai) trong tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong
4 nguồn lực của tăng trưởng đã được đề cập ở trên.
2. Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes
Dựa vào tư tưởng của Keynes về vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế vào
những năm 1940, với sự nghiên cứu độc lập, nhà kinh tế học người Anh là Harrod và
nhà kinh tế học người Mỹ là Domar đã độc lập công bố mô hình tăng trưởng kinh tế
trong đó họ đã lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về vốn, được
gọi chung là mô hình Harrod – Domar. Logic cơ bản từ mô hình này là để tăng trưởng
kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập của mình. Tiết kiệm và đầu tư càng
nhiều thì tăng trưởng càng nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của mô hình này
vì nó quá đơn giản khi coi tốc độ tăng trưởng chỉ được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm.
Như vậy, mô hình tăng trưởng của phái Keynes chỉ ra được nguồn tăng trưởng là
tích lũy tư bản, một trong bốn nguồn lực của tăng trưởng đã được đề cập ở trên.
3. Lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Dự đoán của Malthus không đúng vì ông không nhận ra rằng đổi mới công nghệ
và đầu tư vào tư bản có thể khắc phục được quy luật lợi tức giảm dần. Đất không trở
thành nhân tố gây hạn chế trong sản xuất. Thay vào đó, cách mạng công nghiệp đã tạo
ra bước tiến nhảy vọt, làm cho thế giới thay đổi nhanh chóng.
Để hiểu được tích lũy tư bản và thay đổi công nghệ tác động đến nền kinh tế như
thế nào, chúng ta phải hiểu được mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển. Robert Solow
đã đi tiên phong trong cách tiếp cận này. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển được coi là
công cụ cơ bản để tìm hiểu quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước tiên tiến và đã được
áp dụng vào những nghiên cứu thực nghiệm về các nguồn lực tăng trưởng kinh tế.
Solow đã chuyển mô hình tăng trưởng của Harrod – Domar thành mô hình tân cổ
điển bằng cách đưa vào đó một hàm sản xuất thuần ổn định và hiệu quả không đổi theo
quy mô.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển mô tả nền kinh tế trong đó một đầu ra đồng nhất
duy nhất được sản xuất bằng hai loại đầu vào, tư bản và lao động. Tăng mức lao động
được xác định bằng những lực lượng bên ngoài của nền kinh tế và không chịu ảnh

98
Faculty of International Economics – DAV

hưởng bởi các biến số kinh tế. Ngoài ra, chúng ta giả định rằng, nền kinh tế là cạnh
tranh và luôn hoạt động ở mức toàn dụng lao động, do đó, có thể giải thích mức tăng
trưởng của sản lượng tiềm năng.
Những thành phần mới chủ yếu của mô hình tăng trưởng tân cổ điển là tư bản và
thay đổi công nghệ. Tạm giả định rằng, công nghệ không đổi và chỉ tập trung vào vai
trò của tư bản trong quá trình tăng trưởng. Để thuận tiện, giả định rằng chỉ có một loại
hàng hóa tư bản duy nhất (K). Trong những tính toán ngoài thực tế, chúng ta tính gần
đúng toàn bộ hàng hóa tư bản bằng giá trị bằng tiền của hàng hóa tư bản (tức là giá trị
tính theo giá gốc của thiết bị, nhà xưởng, máy tính...) Nếu L là số công nhân thì K/L là
lượng tư bản trên một công nhân.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế nhấn mạnh đến sự cần thiết phải
tăng cường tư bản theo chiều sâu, là quá trình trong đó lượng tư bản tính trên đầu người
công nhân tăng theo thời gian.
Tỷ suất lợi tức trên tư bản sẽ ra sao trong quá trình tăng cường tư bản theo chiều
sâu? Với một trình độ công nghệ nhất định, tốc độ đầu tư nhanh chóng vào nhà xưởng,
thiết bị có xu hưởng làm giảm tỷ suất lợi tức trên tư bản. Mỗi công nhân sẽ làm việc
với nhiều tư bản hơn và do đó năng suất cận biên của họ sẽ tăng lên.
Chúng ta có thể tóm tắt về tác động của tăng cường tư bản theo chiều sâu trong
mô hình tăng trưởng tân cổ điển như sau:
Tăng cường tư bản theo chiều sâu diễn ra khi lượng dự trữ tư bản tăng lên nhanh
hơn lực lượng lao động. Khi không có thay đổi công nghệ, tăng cường tư bản theo chiều
sâu sẽ làm tăng sản lượng trên mỗi công nhân, là tăng năng suất cận biên của người lao
động và tăng tiền lương; nó cũng đồng thời dẫn đến lợi tức của tư bản giảm dần và kéo
theo là giảm tỷ suất lợi tức của tư bản.

Bài đọc: Quan điểm của Thomas Malthus về tốc độ tăng dân số
Trong cuốn sách nổi tiếng nhan đề “Bàn về nguyên lý dân số khi xem xét ảnh
hưởng của nó tới tiến bộ tương lai của xã hội”, Thomas Malthus (1766 – 1834), một
mục sư đồng thời là nhà tư tưởng kinh tế sơ kỳ người Anh, đã đưa ra những dự báo có
lẽ là bi quan nhất trong lịch sử. Malthus cho rằng sự gia tăng dân số liên tục cản trở khả
năng sản xuất đủ thực phẩm cho xã hội. Kết quả là loài người phải chịu số mệnh sống
mãi mãi trong nghèo khổ.
Logic của Malthus rất đơn giản. Ông bắt đầu bằng việc để ý thấy “ thực phẩm là
cần thiết cho sự tồn tại của loài người” và “sự đam mê giữa hai giới tính là cần thiết và
sẽ vẫn được duy trì gần như hiện tại”. Ông kết luận rằng “năng lực của dân số rõ ràng
lớn hơn năng lực của đất đai trong việc tạo ra thực phẩm cho loài người”. Theo Malthus,

99
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô

kết quả duy nhất mà sự gia tăng dân số đem lại là “bần cùng và tội ác”. Những nỗ lực
của các tổ chức từ thiện hay Chính phủ nhằm làm giảm bớt đói nghèo sẽ phản tác dụng
bởi vì những nỗ lực này chỉ làm cho người nghèo sinh đẻ ngày càng nhiều, đặt thêm
nhiều rào cản lên năng lực sản xuất của xã hội.
May mắn thay, dự đoán của Malthus khác xa những gì diễn ra sau đó. Mặc dù dân
số thế giới tăng gấp nhiều lần trong vòng hơn hai thế kỷ qua song mức sống trung bình
trên thế giới đã được nâng lên cao hơn rất nhiều. Hậu quả của tăng trưởng dân số không
còn là nạn đói và suy dinh dưỡng triền miên như thời của Malthus. Nạn đói đôi khi xảy
ra nhưng chúng thường là kết quả của sự phân phối thu nhập không bình đẳng hay sự
không ổn định chính trị chứ không phải do sản xuất không đủ thực phẩm.
Vậy Malthus sai lầm ở chỗ nào? Ông đã không hiểu được rằng óc sáng tạo của
con người phát triển mạnh hơn tốc độ tăng dân số. Những phát kiến mới về phương
thức sản xuất hàng hóa và các loại hàng hóa mới đã đem lại sự thịnh vượng nhiều hơn
nhiều so với trí tưởng tượng của Malthus hay bất cứ người nào khác ở thời của ông.
Phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ được cơ giới hóa và tăng vụ là những yếu tố cho phép
mỗi người nông dân ngày càng cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhiều người
hơn. Những tác động của tiến bộ công nghệ thúc đẩy sự thịnh vượng vượt xa bất cứ tác
động làm giảm sự giàu có nào do sự tăng dân số gây ra.
Thực ra, một số nhà kinh tế ngày nay còn đi xa hơn nữa với ý kiến cho rằng sự gia
tăng dân số thậm chí còn có thể giúp loài người đạt được mức sống cao hơn. Nếu có
thêm nhiều người hơn, chúng ta có thể có thêm nhiều nhà khoa học, nhà phát minh và
kỹ sư để góp phần vào tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho mọi người. Có lẽ sự gia
tăng dân số thế giới không phải là nguồn gốc tước đoạt tăng trưởng như Malthus đã dự
báo, mà thực sự là động lực cho tiến bộ công nghệ và sự thịnh vượng kinh tế.

Bài đọc: Phép màu của tăng trưởng kép và quy tắc 70
Chúng ta rất dễ bỏ qua sự khác nhau trong tốc độ tăng trẳng và không coi đó là
điều quan trọng. Nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng là 1% trong khi một quốc gia
khác là 2% thì điều gì sẽ xảy ra? Mức chênh lệch 1% tạo ra sự khác biệt gì?
Khi phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thời
gian, nhìn chung có trường hợp rằng những khác biệt có vẻ nhỏ trong tốc độ tăng trưởng
hàng năm dẫn đến sự khác biệt lớn về quy mô của các nền kinh tế (thường được đo
bằng Tổng sản phẩm quốc nội hoặc GDP) trong thời gian dài. Các nhà kinh tế học có
một ước tính đơn giản cho khoảng thời gian này, đó là số năm cần thiết để một nền kinh
tế (hoặc bất kỳ số lượng nào khác, cho vấn đề đó) tăng gấp đôi quy mô bằng 70 chia
cho tốc độ tăng trưởng, tính bằng phần trăm. Điều này được minh họa bằng công thức
trên và các nhà kinh tế gọi khái niệm này là "quy luật 70".

100
Faculty of International Economics – DAV

Ví dụ, nếu một nền kinh tế tăng trưởng 1% mỗi năm, thì sẽ mất 70/1 = 70 năm để
quy mô của nền kinh tế đó tăng gấp đôi. Nếu một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 2%
mỗi năm, thì sẽ mất 70/2 = 35 năm để quy mô của nền kinh tế đó tăng gấp đôi. Nếu một
nền kinh tế tăng trưởng ở mức 7% mỗi năm, thì sẽ mất 70/7 = 10 năm để quy mô của
nền kinh tế đó tăng gấp đôi...
Nhìn vào những con số trước, rõ ràng là những khác biệt nhỏ về tốc độ tăng trưởng
có thể cộng gộp theo thời gian để dẫn đến những khác biệt đáng kể. Từ ví dụ, chúng ta
cùng xem xét hai nền kinh tế, một trong số đó tăng trưởng 1% mỗi năm và nền kinh tế
còn lại tăng trưởng 2% mỗi năm. Nền kinh tế thứ nhất sẽ tăng gấp đôi quy mô sau mỗi
70 năm và nền kinh tế thứ hai sẽ tăng gấp đôi quy mô sau mỗi 35 năm, do đó, sau 70
năm, nền kinh tế thứ hai sẽ lớn gấp đôi nền kinh tế thứ nhất! Do đó, sau 70 năm, sự tăng
trưởng thêm một điểm phần trăm tưởng như rất nhỏ lại tạo ra một nền kinh tế lớn gấp
hai lần.
Quy tắc 70 thậm chí có thể được áp dụng cho các trường hợp có tỷ lệ tăng trưởng
âm. Trong bối cảnh này, quy tắc 70 ước tính khoảng thời gian cần thiết để một lượng
giảm đi một nửa thay vì tăng gấp đôi. Ví dụ, nếu nền kinh tế của một quốc gia có tốc
độ tăng trưởng -2% / năm thì sau 70/2 = 35 năm nền kinh tế đó sẽ chỉ còn một nửa so
với hiện tại.
Quy tắc 70 này không chỉ áp dụng trong lĩnh vức kinh tế mà còn được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, trong sinh học, quy tắc 70 có thể được sử dụng để xác
định mất bao lâu để số lượng vi khuẩn trong mẫu tăng gấp đôi. Khả năng áp dụng rộng
rãi của quy tắc 70 khiến nó trở thành một công cụ đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ.

Bài đọc: Tác động của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, có đóng góp quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế thông qua một sổ phương diện: thu hút đầu tư nước ngoài, tạo
việc làm, tạo doanh thu cho chính phủ, thu nhập ngoại hối, thúc đẩy các ngành khác
phát triển theo. Bảng dưới đây đánh giá các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực của tài
nguyên khoáng sản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia, cụ thể
như sau:
Lĩnh vực Tác động tích cực Tác động tiêu cực

101
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô

- Dòng tài chính, dự trữ ngoại - Dễ mắc phải căn bệnh Hà Lan7
tệ thông qua thúc đẩy xuất - Khó quản lý tỷ gía hổi đoái và lãi
khẩu, thu hút đầu tư suất
- Phối hợp phát triển kinh tế - Dễ bị ảnh hưởng của biến dộng giá
Kinh tế với phát triển giáo dục, tạo cả hàng hoá thế
việc làm, hỗ trợ phát triển giới
nông thôn, cơ sở hạ tầng, phát - Tạo rào cản phát triển các ngành kinh
triển các doanh nghiệp vừa và tế khác -Tác động đến an ninh thu
nhỏ nhập của người nghèo
- Phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng khai
khoáng dẫn đến sụp dổ quy hoạch cơ
- Phát triển kỹ năng người sở hạ tầng nói chung
động - Thay đổi nhanh chóng kết cấu x3
- Trao quyền kinh tế, chính trị hội, de doạ quyền sở hũu đất đai, dịch
Chính trị,
- Phát triển năng lực quản lý bệnh HIV/AỈDs phát triển.
xã hội, cơ
của địa phương - Rủi ro dến sức khoẻ của công nhân
sở hạ tầng
- Cung cấp an ninh lương thực khai thác mỏ,
- Cung cấp các dịch vụ y tế, vấn đến liên quan dến giới
hạn chế tội phạm - Tham nhũng từ lợi ích khai khoáng
- Rủi ro đối với sự ổn định chính trị,
xung đột, chiến tranh
- Trao quyền kinh tế làm giảm
tác động cùa nghèo khổ đối - Rủi ro do ô nhiễm môi trường do
với môi trường khai thác tài nguyên (quản lý chất thải,
Môi
- Hạn chế nạn phá rừng để làm nước, đất, đá, ô nhiễm không khí, ô
trường
nhiên liệu tiêu thụ trong nước, nhiễm đất đai, phá rừng nguyên
giải phóng mặt bằng đất đai sinh…
cho phát triển nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Antonio M.A.Pedro (2015), Mainstreaming mineral wealth
in growth and poverty reduction strategies, ECA Policy paper Policy paper No 1.

7
Vào những năm 1960, Hà Lan thu về một nguồn của cải khổng lồ sau khi khám phá ra những mỏ khí ga tự nhiên
ở vùng Biển Bắc. Sự phát triển bề ngoài có vẻ tích cực này không ngờ lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên
những bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước. Khi đồng tiền Hà Lan mạnh hơn, các ngành xuất khẩu không
liên quan đến hoá dầu trở nên kém cạnh tranh. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi “Căn bệnh Hà Lan”.

102
Faculty of International Economics – DAV

Từ những tác động tích cực và tiêu cực của tài nguyên đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế, có thể phân loại các tiêu chí đánh giá tác động của tài nguyên đối với tăng
trưởng kinh tế trên một số khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, đóng góp của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu
ngân sách: Các nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên thường tạo ra các chính sách
hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết
lợi thế so sánh, các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để
thu ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế. Còn theo lý thuyết đầu tư quốc tế, các nhà
đầu tư nước ngoài luôn đi tìm các nguồn lực mà trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết
kiệm chi phí trong nước. Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống
chính sách, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung sự khan
hiếm về nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ
tăng trưởng và phát triển. Thuế là công cụ trực tiếp để các chính phủ áp dụng đối với
các doanh nghiệp nước ngoài, và nguồn thuế này sẽ làm cải thiện ngân sách quốc gia.
Thứ hai, tài nguyên tạo việc làm và cải thiện thu nhập: ILO ước tính ngành khai
thác tài nguyên trên thế giới thu hút từ 22-25 triệu người lao động, chiếm khoảng 1%
lực lượng lao động toàn cầu (ILO 2007). Ở các nước giàu có tài nguyên, tỷ lệ người dân
tham gia lao động trong các ngành khai thác tài nguyên là cao hơn rất nhiều, bởi chính
phủ và nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng tập trung khai thác và mở rộng sản xuất
trong những ngành này. Thông thường, các mỏ tài nguyên thường phân bố ở những
vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khai thác, do vậy việc khai thác các mỏ tài nguyên này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xoá đói giảm nghèo ở các vùng này mà các khu vực kinh
tế tư nhân trong nước không thể thực hiện được. Chính phủ, các nhà tài trợ, các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ giúp các vùng giàu có về tài nguyên phát triển nhanh hơn, người dân
trong vùng sẽ có cơ hộỉ việc làm và nâng cao thu nhập.
Thứ ba, tài nguyên đem lại các tác động môi trường, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế: So với các tài nguyên có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo
như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai
thác. Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá
huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ
tương lai. Tác động đến môi trường khi khai thác tài nguyên còn thể hiện ở các khía
cạnh tiêu dùng năng lượng và nước, ô nhiễm không khí, nước và đất đai, cạn kiệt môi
trường sinh thái ở các dòng sông, đáy biển. Chính vì vậy, để hạn chế các tác động tiêu
cực của tài nguyên, các nhà kinh tế học khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch tốt
hơn để đánh giá tác động về môi trường, quản lý môi trường, quản lý các mỏ tài nguyên
để khai thác hiệu quả và bền vững.

103
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô

Thứ tư, “lời nguyền tài nguyên” và những vấn đề cần tránh trong khai thác tài
nguyên phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Kinh tế học về tài nguyên cho rằng tài nguyên thiên nhiên thường có xu hướng trở
thành “lời nguyền” hơn là đem lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế bởi một số lý do sau:
- Tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên không tái tạo) thường coa xu hướng loại bỏ
các nhà sản xuất ra khỏi lĩnh vực hoạt động của mình khi các nguồn tài nguyên này bị
khai thác cạn kiệt không còn khả năng tái tạo. Nguồn tài nguyên được các tác giả gọi là
“ngành đi vào bước đường cùng” (dead end).
- Khai thác tài nguyên thường tạo ra tăng trưởng kinh tế thấp bởi các ngành này
thường sử dụng công nghệ thấp, không khuyến khích tăng năng suất lao động, không
tạo được động lực để nền kinh tế chuyển dịch sang các ngành sản xuất các sản phẩm có
giá trị gia tăng cao hơn.
- Tài nguyên thiên nhiên thường đi theo chu kỳ “bùng nổ và phá vỡ” (boom and
bust) bởi nó chịu tác động của biến động giá cả trên thị trường thế giới, khiến xuất khẩu
tài nguyên luôn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ,
thu ngân sách và các mục tiêu tăng trưởng khác.
- Tài nguyên hay phải chịu tác động của “căn bệnh Hà Lan” (Dutch disease)
Căn bệnh Hà Lan được đặt dựa theo kinh nghiệm của nền kinh tế Hà Lan trong
thập niên 1960s và 1970s, khi trữ lượng khí đốt tự tự nhiên của nước này được phát
hiện. Sự gia tăng xuất khẩu khí đốt ở Hà Lan làm tăng tỷ giá hối đoái thực, khiến cho
hàng công nghiệp xuất khẩu của Hà Lan trở nên kém cạnh tranh. Từ năm 1970 đến năm
1977, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 1,1% đến 5,1%. Đầu tư doanh nghiệp sụt giảm. Xuất khẩu
khí đốt kéo theo nguồn ngoại tệ tràn vào, làm tăng cầu đồng Guilder và vì thế khiến nó
mạnh lên. Điều này khiến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn
trên thị trường quốc tế. Đây không phải vấn đề duy nhất. Khai thác khí đã (và đang) là
ngành kinh doanh thâm dụng vốn; tạo ra rất ít việc làm. Trong nỗ lực hạn chế đồng
Guilder tăng giá quá nhanh, Hà Lan phải giữ mức lãi suất thấp. Điều này khiến đầu tư
‘tháo chạy’ khỏi đất nước, hạn chế tiềm năng kinh tể trong tương lai.
Lời nguyền tài nguyên có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế qua một số
kênh sau: vốn nhân lực không được chú trọng đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp,
phụ thuộc vào tiết kiệm ròng, nông nghiệp bị bỏ bễ, chất lượng thể chế thấp, không
khuyến khích tăng năng suất lao động… Những tác động tiêu cực này đã được nhiều lý
thuyết gia chứng minh bằng việc kiểm chứng ở nhiều nước trên thế giới trong những
giai đoạn khác nhau, cụ thể là:
Bảng 2. Những biểu hiện của “lời nguyền”

104
Faculty of International Economics – DAV

Giai Biện pháp đo Các phát hiện


Tác giả Mẫu Biến số
đoạn tài nguyên chính
Tác động bất lợi
của tài nguyên đến
65 nước Phát triển Tỷ lệ vốn
1980- tăng trưởng kinh tế
Gylfason (2001) giàu tài vốn nhân tài nguyên/tài sản
1997 sẽ gây tác động
nguyên lực quốc gia
tiêu cực đến giáo
dục
Tăng trưởng chậm
lại, chính sách kinh
Atkinson, 1980- Tiết kiệm Tỷ lệ thuế
103 nước tế vĩ mô và chi tiêu
Hamilton (2003) 1995 ròng tài nguyên/ GDP
công dẫn đến tiết
kiệm ròng giảm sút
Phụ thuộc nặng nề
vào tài nguyên làm
Tỷ lệ vốn tài
Gylfason, Zoege 1965- Tiết kiệm giảm tiết kiệm và
85 nước nguyên/tàỉ sản
(2006) 1998 và đầu tư đầu tư do hệ thống
quốc gia
tài chính phát triển
chậm
Đẩu tư, Phụ thuộc tài
Paparakis, vốn nhân Tỷ lệ ngành nguyên làm giảm
1986-
Gerlagh Mỹ lực, mở nguyên liệu thô/ đầu tư, tỷ lệ đến
2001
(2007) cửa kinh GDP trường và độ mở
tế cửa kinh tế
Mối quan hệ tiêu
30 nước sản Chính cực về doanh thu
1992- Tỷ lệ
Borhorst (2008) xuất sách tài giữa ngành
2005 hydrocarbon/GDP
hydrocarbon chính hydrocarbon và
các ngành khác
Phụ thuộc tài
Các nước Phát triển Tỷ lệ quặng, dầu nguyên tỷ lệ
1980-
Daniele (2008) phân theo nguồn mỏ/xuất khẩu nghịch với phát
2004
hập nhân lực hàng hoá triển nguồn nhân
lực

105
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô

Mối quan hệ
Giá trị nghịch giữa thuế
1970- Các nước gia tăng Tỳ lệ thuế dầu dầu mỏ và giá trị
Apergis (2014)
2011 MENA nông mỏ/GDP gia tẩng nông
nghiệp nghiệp trong thời
gian dài
Thuế tài nguyên
Bhattachaiyya, 1970- Phát triển Tỷ lệ thuế tài cản trở phát triển
133 nước
Holder (2014) 2005 tài chính nguyên/GDP tài chính khi chất
lượng thể chế thấp
Tác động tiêu cực
của thuế tải nguyên
đến tăng trưởng
Tăng
năng suất lao dộng
1970- trưởng Tỷ lệ thuế tài
Farhadi (2015) 99 nước nhưng sẽ đem lại
2010 năng suất nguyên/GDP
tác động tích cực
lao động
đối với các nước có
mức độ tự do kinh
tế cao hơn.

Từ những phân tích trên đây cho thấy sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài
nguyên thành công hay không hoàn toàn không chỉ là vấn đề của nguồn lực địa lý sẵn
có. Mỹ và một số nước khác như Nauy đã rất thành công trong việc đưa tài nguyên trở
thành chìa khoá của tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Thâm dụng
tài nguyên là đặc tính nổi trội của sự phát triển công nghệ và công nghiệp Mỹ trong
những năm 1890-1910. Tuy nhiên, tiến trình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển ở
Mỹ được gắn với sự học hỏi không ngừng học hỏi, đầu tư, tiến bộ công nghệ và cắt
giảm chi phí, tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc thay vì khai thác cạn kiệt nguồn tài
nguyên quốc gia. Giáo dục là yếu tố quan trọng được chú trọng trong quá trình khai
thác tài nguyên ở Mỹ, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật khai khoáng và luyện kim. Tính
đến năm 1890, Mỹ có khoảng 20 trường đào tạo bằng cấp ngành khoáng sản. Năm 1917,
Mỹ có khoảng 7.500 kỹ sư hầm mỏ, đầy đủ kinh nghiệm chuyên môn để tự chủ trong
khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên của nước Mỹ. Trong khi đó, có rất nhiều
quốc gia trên thế giới giàu có về tài nguyên nhưng trình độ phát triển kinh tế không
được cải thiện cùng quá trình khai thác tài nguyên, đặc biệt là ở châu Phi. Ngay trong
những năm đầu thập niên 2000s, dầu mỏ trở thành nguồn tài nguyên vô giá của thế giới,

106
Faculty of International Economics – DAV

tạo nên “những sự thay đổi vĩ đại”. Những năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự vươn
lên ngoạn mục của dầu mỏ và khí đốt khi các quốc gia giàu hai nguồn tài nguyên này
dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần của thế giới giới văn minh
bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hoặc các đường ống dẫn khí. Venezuela, một
trong những nước có trữ lượng dầu khổng lồ, cũng tỏ ra hết sức căng thẳng trong quan
hệ với Mỹ. Là một trong 10 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ chiếm
một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương, PPP), 80%
kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách hàng năm. Với GDP bình
quân đầu người năm 2009 đạt 13.000USD/người/năm, Venezuela đứng vào hàng các
quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp thứ 85 trên thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên dồi
dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela thành một trường hợp điển
hình của “căn bệnh Hà Lan”: nền kinh tế quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác
và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn ép không phát triển được. Sự phụ
thuộc ngày càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã dẫn tới nền kinh tế không
được đa dạng hóa, nông nghiệp bị bỏ bễ. Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của
Venezuela hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên dầu mỏ đã đưa quốc gia này đi vào “ngõ
cụt” và lời nguyền tài nguyên đang hiện hữu trong quốc gia Mỹ Latinh này./.
(Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 8/2017)

107

You might also like