You are on page 1of 137

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

GS.TS. BÙI XUÂN LƯU (chủ biên)


TS. NGUYÊN HỮU KHẢI - Th.s. NGUYÊN XUÂN NỮ

Giáo trình
THUẾ VÀ HỆ THÒNG THUẾ
OVIETNAH
TRƯỞNG DẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
us. TS. Bl l XUÀN l . l ì i
(CYhi b»É»i)
TS. Nc;t YẾN H fll KHẢI - TV.S. Ní ỉ I íYỀN XI ẢN Nữ

i *, ■ ' 1
' ' *• ' I
-- •- — x í

Giáo trình
THUÊ VÀ HỆ THỐNG THUÊ
ỉ VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC . 2003


Lời nói đầu

ở nước ta, nhất là khi chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ


ch ế k ế hoạch hóa tập trung sang mô hình quản lý theo ca chế
thị trựờng, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,
thuế ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn đến mọi hoạt
động sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của đất nước.

Thuế và hệ thống thuế ở nước ta đã và đang là mối quan tăm


chẳng những cùa các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô,
vi mô, của các nhà nghiên cứu mà còn của cả các doanh nghiệp
và quảng đại quần chúng nhân dân.

Đ ể phục vụ cho giáng dạy và học tập các học phần tự chọn
trong chương trình dào tạo của Trường Đại học Ngoại thương,
chúng tôi biên soạn Giáo trình 'Thuế và hệ thống thuế ỏ Việt Nam"
nhằm giúp cho các sinh viên có nhu cẩu học tập của học phần này.

Giáo trình "Thuế và hệ thống th u ế ở Việt N am " do Giáo


sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Liai chù biên, viết các chương: 1, 2, 3, 6, 8,
11,12, 13, 14 cùng Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải viết các chương:
7, 9,10 và tiết ¡11, IV chương 2 và Thạc s ĩ Nguyễn Xuân Nữ viết
chương4 và 5.

Việc biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sótr Kính mong
bạn đọc góp ý về nội dung và hình thức của cuốn sách d ể nhóm
tác giả tu chỉnh và hoàn thiện cho lẩn tái bản sạu.
Thay mặt nhóm tác giả
Chủ biên
GS.TS. BÙI XUÂN LƯU

3
Chương I

sơ LƯỢC NGUỐNGỗc
VÀ QUÀTRÌNH PHÂT TRIỂN CỦA THUÊ

I - NGUỒN GÓC RA ĐỜI CỦA THUẾ

Thời nguyên thuỷ, con người liên kết với nhau một cách tự
phát để chung sống. Sản phẩm do mỗi cá nhân làm ra chỉ vừa đủ,
thâm chí còn quá thiếu so với nhu cầu tối thiểu của con người.
Trong quá trình sống và lao động, con người đã tích luỹ được
kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động, một số người đã bắt đầu
tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết cho cuộc sống bình
thường, rồi trở nên dư thừa và giàu có. Họ thoát ly dần lao động
chân tay bằng cách thuê mướn người làm thay. Họ trở nên có
thế lực, được mọi người kính nể, cử làm đại diện cho bộ lạc-thị
tộc. Dần dần họ nắm quyền lực và cai trị bộ lạc. Những “gia
đình” danh giá và giàu có này đã tập hợp nhau lại bên ngoài thị
tộc của họ, thành một giai cấp riêng và đặc quyền. Nhóm người
này có những lợi ích kinh tế riêng, khác với lợi ích của các giai
cấp còn lại trong xã hội. Cơ sở để liên kết những đại diện của
các bộ lạc - thị tộc khác nhau thành một nhóm người đứng trên
bô lạc - thị tộc là tính thống nhất của những điều kiện tồn tại về
lợi ích kinh tế của họ. Thực tế nhóm người này trờ thành người
5
đứng đầu “chính quyền” công cộng, cuối cùng phát triển thành
Nhà nước. Như vậy, đúng như F. Ăng-ghen đã nhận định
"Trước đây không phải lúc nào cũng có Nhà nước. Đằ từng có
những xã hộỉ không cần đến Nhà nước, không có một khái niệm
nào về Nhà nước và chính quyền Nhà nước cả. Đến một giai
đoạn phát triển kinh tế nhất định, một giai đoạn tất nhiên phải
gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì Nhà nước
mới trở thành một tất yếu do sự phân chia đó."^
Nhà nước, xét ở khía cạnh phân công lao động xã hội, thì đó
là một tổ chửc bộ máy với nhiều hệ thống các cơ quan có chức
năng, nhiệm vụ khác nhau để tổ chức điều hành, cai quản xã
hội. Những người tham gia bộ máy Nhà nước từ trung ương đến
địa phương là những người không tham gia trực tiếp sản xuất.
Phải có nguồn tài chính để nuôi bộ máy quản lý công việc của
Nhà nước. Phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những công
việc thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh ; chi
cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về
phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu
dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
càng lớn cả về quy mô và phạm vi chi tiêu.
Nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu trên lấy từ đâu? Nó chỉ có
thể "lấy" từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội
do các tầng lớp cư dân trong xã hội trực tiếp lao động tạo ra.
Nhưng "lấy" bằng cách nào? Từ trước đến nay, các Nhà nước
thường có ba cách để động viên một phần thu nhập xã hội cho

(1) F. Ăng-ghen : Nguồn gốc của gia đình - Chế độ tư hữu và Nhà nước. NXB
Sự thật, Hà NộiT 1962, tr 258.

6
nguồn ngân sách Nhà nước: quyên góp, vay và dùng quyền lực
để buộc dân phải đóng góp.
Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự giầc và tự nguyện
cùa dân chúng, thường Nhà nước chỉ sử dụng trong một số
trường hợp đặc biệt. Chỉ có dùng quyền lực của Nhà nước để
buộc dân phải đóng góp là cơ bản nhất. Hình thức dùng quyền
lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho
Nhà nước - đó chính là thuế.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra kết luận: thuế ra đời và tồn
tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại cùa Nhà nứớc, vì Nhà nước
và do Nhà nước. Vậy, thuế là một tất yếu khách quan với chức
năng chủ yếu và đầu tiên íà nhằm đảm bảo nguồn thu tài chỉnh
phục vụ cho các nhu cầư chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.
Cơ sở quan trọng khác cho sự ra đời của thuế là thu nhập. Nếu
của cải làm ra chỉ đủ nuôi sống bấn thân người lao động thì
không có gì để đóng góp cho Nhà nước Sự hình thăhh thu nhập
trong xã hội là cơ sở vật chất tạo khả năng cho nguồn dộng vièn
về thuế: Có thu nhập thì người dân mới cổ thể đổng góp cho
Nhà nước và ngược lại.
Vậy, thuế xuất hiện trong xã hội lồắi người vớí hài điều kiến
cần và đủ - đó là sự xuất hiện Nhà nước và sự xuất hiện thu
nhập xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất xã hội, sir phát triển cao của kinh tế hàng hoẩ, tiền
tệ, sự gia tăng mạnh mẽ quyền iực Nhà nước, đã phát sinh ra
những nhu cầu chi tiêu to lớn, đà dạng. Để đẩp ứng nhũ cầu đó,
thuế và hệ thống thuế càng trở nên quan trọng và trở thành vấn
đề rất nhạy cảm trong xã hội. Thuế nhiều khi khồng đủ để đầp
7
ứng nhu cầu chi tiêu, đặc biệt là những khoản chi cấp bách, đột
xuất. Vì thế, nhiều nước đã áp dụng hình thức phát hành công
trái hoặc phát hành tiền giấy để giải quyết những mất cân đối
trong ngân sách. Tuy nhiên, thuế vẫn là hình thức động viên chủ
yếu và cơ bản nhất cho ngân sách Nhà nước.
Vậy, nhân tố lịch sử đầu tiên làm tiền đề cho sự ra đời cùa
thuế chính là sự ra đời, tồn tại và phát triển cùa Nhà nước.

11 - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN CỦA THUẾ

Trong khoảng thời gian dài của lịch sử từ dầu chế độ nô lộ đến
dầu chế độ tư bản, Nhà nước sử dụng thuế thu được phục vụ chủ
yếu cho mục đích phi kinh tế như xây thành luỹ, đắp các tuyến
phòng thủ, đúc vũ khí, nuôi binh lính, trả lương cho quan lại. Có
thể nói, Nhà nước thời kỳ ấy không chi một khoản nào cho mục
đích kinh tế. Tác dụng duy nhất của thuế lúc này là công cụ tạo
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để nuôi bộ máy của mình.
Khi xã hôi loài người chuyển sang hình thái tư bản chủ
nghĩa, kéo theo nó là những biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội,
Nhà nước nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong
việc điều hành nền kinh tế, từ đó ngày càng can thiệp nhiều
hơn, mạnh mẽ hơn vào tiến trình kinh tế - xã hội của đất nước.
Tất cả các hoạt động của Nhà nưóc thời kỳ tư bản chủ nghĩa
đòi hỏi một nguồn vật chất lớn hơn hẳn thời kỳ trước đây. Nếu
chỉ dựa vào các sắc thuế vốn có (thuế đánh vào ruộng đất, thuế
đánh vào nhân thân,...) thì không đủ và kém cỏng bằng, nên
Nhà nước mở rộng nguồn thu bằng cách đặt thêm nhiều sắc
8
thuế nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau. Một hệ thống thuế
với thuế suất đa dạng, linh hoạt hình thành. Thuế trở nên tinh
xảo, vừa mang lại một năng suất thu dồi dào, vừa thực hiện
dược mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Khi quyền lực tối cao trong xã hội ngày càng được chuyển
sang tay 'dân chúng (chế độ dân chủ) thì người đại diện của
nhân dân là Nhà nước càng phải quan tâm đến sự phát triển toàn
diện của xã hội, đến khía cạnh công bằng xã hội, đến thất
nghiệp, người già, trẻ em không nơi nương tựa, người mất khả
năng thu nhập:
Để làm và cần thiết phải làm được việc ấy, Nhà nước phải
tìm cách “trích bớt” một phần thu nhập của những người giàu
có hay của các công ty thồng qua thuế thu nhập cá nhân và thuế
thu nhập công ty, chuyển chúng vào ngân sách Nhà nước để chi
dùng cho các mục tiêu xã hội. Ở đây thuế lại được xử lý một
cách khôn khéo hơn. Một mặt, thuế không hạn chế ý chí làm
giàu của các cá nhân - một động lực thúc đẩy xã hội phát triển;
mặt khác, gia tăng lượng thu nhập quốc dân vào tay Nhà nước;
và cuối cùng vẫn giữ được tính nhân đạo công bằng.
Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của thuế gắn liền với sự
phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, thuế càng đa dạng,
ý niệm về thuế ngày càng trở nên hết sức tự nhiên.

111 - Sơ LƯỢC VỂ THUÊ ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam dưới thời phong kiến, Nhà Lê đã có hai loại thuế
chính: thuế trực thu (thuế thân, thuế điền) và thuế gián thu

9
(đánh vào hoạt động thủ công nghiệp). Đến thời Nhà Nguyễn,
chế độ thuế cũng chia làm hai loại: thuế chính phú (thực chất
đây là thuế trực thu) gồm có thuế điền thổ, thuế thân, thuế tạp
dịch và thuế tạp phú (thực chất là thuế gián thu) gồm thuế
cảng, thuế quan tân, thuế nguồn đầm, thuế hầm mỏ, thuế các
hộ sản xuất.
Thời Phong kiến, nửa thuộc địa (từ cuối thế kỷ XIX đến năm
1945), một mặt, về cơ bản các loại thuế thời Nguyễn vẫn được
duy trì nhưng ở mức độ nặng nề hơn; mặt khác, thực dân Pháp
cho kinh doanh thuốc phiện, mở sòng bạc, quán rượu, tiệm
nhảy,... để thu thuế. Ngoài chế độ thuế khóa nặng nề phải gánh
chịu, nhân dân ta còn bị bọn quan tham, ô lại nhũng nhiễu.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã hủy bỏ
thuế thân; giảm, miễn thuế ruộng đất, thuế môn bài. Chính phủ
cũng ban hành các sắc lệnh về thuế nhằm đáp ứng một phần chi
tiêu cho kháng chiến chống Pháp, phát triển sản xuất. Đến năm
1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại thuế:
- Thuế nông nghiệp
- Thuế công, thương nghiệp
- Thuế hàng hóa
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu .
- Thuế sát sinh
- Thuế trước bạ
- Thuế tem (con niêm).
Trong một thời gian khá dài, nền kinh tế được quản lý theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong cơ chế quản lý
10
này, vai trò của thị trường và hạch toán kinh tế bị coi nhẹ. Ngân
sách Nhà nước dựa vào chế độ thu hoặc bù theo chỉ tiêu. Vai trò
của thuế với ý nghĩa thực sự của nó không quan trọng lắm.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thuê
bắt đầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là nguồn thu
chính của ngân sách Nhà nước.
Cho đến nay hộ thống thuế ở Việt Nam gồm các loại sau :
1) Thuế sử dụng đất nông nghiệp
2) Thuế giá trị gia tăng (thay cho thuế doanh thu, áp dụng từ
1/1/1999).
3) Thuế tiêu thụ đặc biệt
4) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
5) Thuế tài nguyên
6) Thuế nhà, đất
7) Thuế sử dụng vốn ngân sách.
8) Thuế thu nhập doanh nghiệp (thay cho thuế lợi tức, áp
dụng từ 1/1/1999).
9) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
10) Thuế chuyển quyển sử dụng đất
11) Thuế thu vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Nhà nước còn quy định nguyên tắc và định suất thu
đối với một số khoản thuế khác, lệ phí và phí.

11
Chương II

NHỮNG VẤN ĐÊ C0 BẢN VÊ THUÊ

Chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về nguồn gốc của thuế và qua


quá trình phát triển của thuế, vai trò của nó đã ngày càng được
bộc lộ rõ nét và mở rộng ra rất nhiều. Bây giờ chúng ta sẽ thảo
luận những vấn đề cơ bản về thuế như: Thuế là gì ? Người ta có
những quan điểm như thế nào về thuế ? Các yếu tố cấu thành
thuế ? Những nguyên tắc gì cần xem xét khi đặt ra một sắc thuế
mới hay ban hành một chính sách thuế ? Thuế giữ vai trò gì đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ?

I - KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI THUẾ

1. Khái niệm thuê

Thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào


cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. Tùy nhiên,
tùy theo cách nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, người ta có
cách hiểủ khác nhau về thuế.
- Theo Từ điển Tiếng Việt (xuất bản năm 1977) thì thuế là
phần tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào
mọi việc chi tiêu của Nhà nước.
12
- Ở góc độ nghiên cứu về kinh tế chính trị học thì có khái
niệm về thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành nên các quỹ
tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng
của Nhà nước.
- Ở góc độ nghiên cứu về pháp luật thì thuế được quan niệm
là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt
buộc mọi tổ chức và cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Ở góc độ người thu thuế thì thường hiểu thuế là khoản
đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ do pháp luật quy định. Thuế là
khoản thu không phải hoàn trả ngang giá và trực tiếp.
- Với người nộp thuế thì hiểu thuế là khoản bắt buộc phải
nộp cho Nhà nước theo quy định.
Các quan niệm trên có thể đúng nhưng ở những gồc độ khác
nhau. Cách hiểu như vậy chưa đầy đủ và chính xác. Nhưng từ
các quan niệm trên, chúng ta có thể kết luận:
Thuế ỉà một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu
cầu chỉ tiêu theo chức năng của Nhà nước. Người đóng thuế
được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
Có mấy điểm cần lưu ý về khái niệm thuế trên đây: ,
+ Thúế trước hết phải là một phần thu nhập. Có thu nhập mới
có tiền nộp thuế, nhưng chỉ là nộp một phần thu nhập của tổ
chức và cá nhân. Phải có phần còn lại để tái sản xuất trong chu
kỳ sản xuất tiếp theo. Nếu triệt tiêu sản xuất thì không có thu
nhập để đóng thuế. Thu nhập ở đây là thu nhập xã hội do kích

13
thích sản xuất phát triển, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ
cấu kinh tế theo định hướng có lợi cho sản xuất xấ hội.
+ Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức
và của công dân được ghi rõ trong Hiến pháp và các đạo luật
của Nhà nước. Nộp thuế là nghĩa vụ mang tính bắt buộc.
+ Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân là một vấn
đề hệ trọng của mỗi quốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền
lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành thành văn bản
pháp quy là các luật hoặc các bộ luật.
+ Thuế đóng cho Nhà nước vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi,
là tự đầu tư cho mình, một yêu cầu cần thiết khách quan. Quyền
lợi của người đórig thuế được hưởng thông qua những lợi ích
kinh tế, phúc lợi xã hội do các khoản đầu tư từ thuế của ngân
sách Nhà nước mang lại.
+ Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi làm tròn nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước theo luật định, phần thu nhập còn lại là
thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Phần thu nhập này cần được luật
pháp tôn trọng, bảo vệ và giúp đỡ họ sử dụng có hiệu quả phần
thu nhập này.

2. Bản chất của thuế

Thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại của Nhà nước - người đại
diện quyền lợi cho một giai cấp nhất định. Đo đó, thuế có bản
chất kinh tế - chính trị - xã hội sâu sắc.
Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần
thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước.
14
Kinh tế là cơ sờ cùa thuế. Không có sản xuất và phát triển
sản xuất và sản xuất không có hiệu quả thì nguồn thu từ thuế
của Nhà nước không thể tăng nhiều và nhanh được. Vì thế, qua
thu thuế phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản
xuất —kinh doanh phát triển, thúc đẩy thực hành tiết kiệm mọi
mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu
ngày càng lớn hơn cho ngân sách. Mức động viên về thuế không
hợp lý, chỉ nhằm đáp ứng đơn thuần nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước mà bỏ qua đảm bảo tăng trưởng về kinh tế thì thường là
gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu nhiều mặt cả về kinh tế -
chính trị. Ngược lại, mức động viên hợp lý sẽ có tác dụng tăng
thu cho ngân sách và kích thích sản xuất phát triển.
Về bán chất giai cấp của thuê: Bản chất giai cấp của Nhà
nước quyết định bản chất của thuế. Cùng một hiện tượng Nhà
nước thu thuế của dân, nhưng với các nhà nước khác nhau thì
bản chất của thuế khác nhau. Điều đó được thể hiện bên trong
những nội dung chủ yếu của thuế là: Thuế thu vào ai ? Thu
như thế nào ? Và thu để làm gì ? Có thể nói,mục đích của
thuế - Thu để làm gì đã thể hiện rõ ràng nhất mục đích của
thuế. Trong xã hội người bóc lột người, nhân dân lao động
đóng thuế cho Nhà nước để nuôi bộ máy áp bức, bóc lột lại
chính mình. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân đóng
thuế để chi tiêu cho những công việc nhằm phục vụ trở lại
nhân dân lao động. Đó là điều khác cơ bản về bản chất giai
cấp, bản chất chính trị của thuế.
Thuế còn thể hiện tính xã hội rộng rãi. Trước hết vì thuế thu
vào toàn dân, thuế có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong
xã hội. Thuế điều chỉnh các quan hệ phân phối, phân phối lại thu
nhập xã hội giữa các tổ chức kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư.

15
3. Phân loại thuế

Thời kỳ đầu khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển, thuế
thường được thu bằng hiện vật. Chế độ thu thuế bàng hiện vật
có mặt giản tiện cho người nộp thuế, làm ra thứ gì nộp thuế
bằng thứ ấy và Nhà nước sử dụng ngay số thuế bằng hiện vật ấy
để chi dùng vào những nhu cầu cần thiết, thích hợp. Nhưng thu
bằng hiện vật có mặt bất lợi cho việc thu nộp, bảo quản, không
linh hoạt trong cả việc thu thuế và sử dụng số thuế thu được.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất xã hội, kinh tế hàng hoá - tiền tệ ra đời và phát triển, thuể
được thu bằng tiền là chính. Thuế thu bằng tiền, các quan hệ về
thuế dưới hình thức giá trị được hình thành và ngày càng phát
triển có tính' hệ thống, các thứ thuế khác nhau lần lượt ra đời
làm cho hình thức của thuế ngày càng phong phú, đa dạng.
Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, việc phân loại các hình thức
thuế là cần thiết làm rõ thêm bản chất của từng loại thuế: thu vào
ai ? Thu bao nhiêu và thu như thế nào cho thích hợp. Hiện nay,
việc phân loại hình thức của thuế thường được chia ra như sau:
a) Theo tính chất có thể chuyển dịch về thuế giữa người nộp
thuế và người chịu thuế, người ta phân thuế ra làm hai loại: thuế
gián thu và thuế trực thu.
• Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận
cấu thành giá cả hàng hoá như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị
gia tăng, thuế nhập khẩu,...
Bản chất kinh tế của thùế gián thu là người nộp thuế (tức
người bán hàng hoá và dịch vụ) có thể chuyển dịch số thuế phải

16
nộp sang cho người mua hàng hoá, dịch vụ bằng cách cộng số
thuế đó vào giá bán hàng hoá, dịch vụ. Do đó, người nộp thuế
không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế'chính là
người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu bảo đệm được
sự tự lựa chọn của người chịu thuế đối với các loại häng hoá,
dịch vụ mà họ quyết định mua; bảo đảm được tính tự nguyện
chịu thuế. NgưiVii.hán hàng sẽ thu thuế gián thu (thu hô Nhà
nước) cùng với § iá b tì ^ắhặ' hoápsíu .đó [lộp khoản thuế này
vào ngân

(người tiêu dùng) với cơ quan thuế nên dễ thu hơn thuế trực thu.
Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu và những
rigưòi chịu thuế thường không cảm nhận đửợc đầy đu gánh nặng
của loại thuế này. Hiện nay trên thế giới có xu hướng coi trọng
thuế gián thu hơn thuế trực thu vì nỏ có phạm vi thu rất rộng,
đem lại số thu lớn cho ngân sách, dễ thu, dễ quản lý, động thời
chi phí phải bỏ ra để thu được thuế' cũng thấp.
Nhược điểm của thuế gián thu là tính luỹ thoái của nó. Vì
thuế gián thu đánh như nhau trên cùng một loại hàng hoá, dịch
vụ nên người giàu và người nghèo nếu tiêu dùng cùng một loại
hàng hoá, dịch vụ và số lượng như nhau thì chịu thuế như nhau,
nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập
thì người giàu chịu thuế thấp hơn người nghèo; người có thu
nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu càng thấp.
• Thuế trực thu

Thuế trực thu íà loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của các
tổ chức và cá nhân như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế đánh
17
vào tài sản, thuế thu vào quà tặng, quà biếu,... Bản chất của thuế
trực thu là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế.
Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp thu nhập của
từng tổ chức và cá nhân có thu nhập, cho nên đảm bảo được tính
công bằng xã hội hơn thuế gián thu, vì phần đóttg góp về thuế
thường phù hợp với khả năng của từng đối tượng,' thu nhập cao
thì nộp thuê nhiều, thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Thuế trực thu
còn cho phép tính đến những yếu tố có tính độc lập với thu nhập
của người nộp thuế như hoàn cảnh bản thân (tật, bệnh); tình
trạng hôn nhân (chưa hay đã có gia đình);_ hoàn cảnh gia đình
(số người phải nuôi dưỡng),... Nhưng thuế trực thu cũng có
nhược điểm, đó là phần nào có hạn chế cố gắng tăng thu nhập
của các đối tượng vì thu nhập càng cao thì phải nộp càng nhiều.
Thuế trực thu do người có thu nhập chịu thuế phải trả trực tiếp
cho Nhà nước nên họ cảm thấy gánh nặng của thuế và có thể
dẫn đến những phản ứng từ chối hoặc trốn, lậu thuế. Việc quản
lý thuê trực thu phức tạp và chi phí quản lý thường cao hơn thuế
gián thu.
b) Phân ¡oại theo đối tượng đánh thuế
Theo cách phân loại này có:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
như: thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng. '
- Thuế đánh vào hàng hoá như: thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhâp đối với người có thu nhập cao.
- Thuế đánh vào tài sản như: thuế nhà đất.

18
c) Phân loại theo tên gọi từng sắc thuế
Theo cách phân loại này thường có :
- Thuế doanh thu (còn gọi là thuế doanh nghiệp hoặc thuế tiêu
thụ, Việt Nam đã thay đổi thuế này bằng thuế giá trị giá íẳng).
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (còn gọi là thuế hàng hoá hoặc thuế
tiêu dùng, một số nước gắn tên thuế với các sản phẩm đánh thuế
như: thuế thuốc lá, thuế rượu, bia, thuế bài lá,...).
- Thuế lợi tức (còn gọi ià thuế thu nhập côrig ty, thu nhập
doanh nghiệp), thuế thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập dân cư,
thuế thu nhập cá nhận). V, .
- Thuế tài nguyên, thuế đất đai (còn gọi là thuế sử dụng đất).
- Thuế tài sản.
- Thuế quan (thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
- Thuế môn bài.

II - CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THUẾ

Có nhiều loại thuế khác nhau trong một hệ thống thuế. Tuy
có nhiều loại thuế, nhưng chúng đều bao gồm;những yếu tố căn
bản giống nhau như tên gọi, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính
thuế, biểu thuế và thuế suất, chế độ miễn giảm, thủ tục thu nộp,
trách nhiệm vật chất và những xử lý trong khi thực hiện.

1. Tên gọi

Bâ't kỳ loặi thuế nào cũng cò tên gọi, ví dụ: thuế giá trị gia
tăng, thưế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,...
19
Tôn gọi xác định nội dung chính cùa thuế, phân biệt nó với các
loại thuế khác.
Khi dặt tôn cho một loại thuế cán ngắn gọn, dễ nhố và phản
ánh dược mục tiêu cùa thuế.

2. Đối tượng nộp thuế

Yếu tỏ này dùng dể chi những pháp nhân dược Nhà nước
cổng nhạn vé mặt pháp lý và quy định trong luật nghĩa vụ phải
nộp thuế cho Nhà nước.
Ví dụ: Trong Luật thuế giá trị gia tăng ghi rõ: "Tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi
chung là cơ SỪ kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhâp khẩu
hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nh.Ịp khẩu) là dói tượng
nộp thuế giá trị gia tăng".
a) Cần phán biệt đối tượng nộp thuế với hoạt động chịu thuế
và vật chịu thuế.
Hoạt dộng chịu thuế và vật chịu thuế thể hiện cái dích mà
một sắc thuế nhằm vào. Ví dụ, ờ thuế tiêu thụ dặc biột, cái dích
cùa nó là hoạt dộng sàn xuất và tiêu dùng những hàng hóa
không khuyến khích tiêu dùng. Nếu không sản xuất và tiẽu thụ
những mặt hàng thuộc diện đánh thuế TTĐB thì Tđiông có
doanh thu dể đánh thuế.
b) Cũng cán phán biệt người nộp thuế và người chịu thuế
Người chịu thuế là người có thu nhập chịu sự điểu tiết của
thuế. Trên thực tế, người nộp thuế không bắt buộc phải là người
cuối cùng chịu thuế. Họ tìm mọi cách chuyển vào giá rói

20
chuyển sang ngưòi khác đến khi không chuyển dược nữa, thì
chính họ là người chịu thuế.
Vậy có thể rút ra hai nhận xét quan trọng:
—Thuế rút cuộc thu từ nguồn thu nhập cá nhân
- Người nộp thuế không bắt buộc phải là người cuối cùng
chịu thuế.
Chúng ta có thể giải thích kết luận trên, đặc biệt là kết luận
thứ nhất, qua dồ thị sau:

Trước khi đánh thuế, người tiêu dùng sẵn sàng mua một
lượng sản phẩm là q0 với giá P0. Các nhà sản xuất cũng chấp
nhận mức sản lượng và giá cả đó. Cung - cầu cân bằng tại điểm
A(q0, P0)-
Khi đánh thuế, nhà sản xuất tìm cách chuyển nó vào giá bán
làm giá cả hàng hoá tăng lên, ví dụ tại Pj. Nếu người tiêu dùng
vẫn sẵn sàng mua hàng hoá này thì bắt buộc họ phải trả nhiều
tiền hom nhưng không mang về hàng hoá nhiều hơn, trái lại
lượng hàng mua được sẽ giảm xuống. Cân bằng cung - cầu sẽ
xảy ra tại điểm B(qj, Pj).

21
Vậy là khi đánh thuế sẽ có ít nhất hai hiện tượng xảy ra:
—Thuế được chuyển vào giá, thu nhập của người tiêu dùng
không thay đổi, nên mức cầu về sản phẩm giảm xuống.
—Do người tiêu dùng phải trả thêm thuế, nên thu nhập có thể
sử dụng giảm xuống, kéo theo sự giảm mức cầu xã hội (Thu
nhập có thể sử dụng = Tổng thu nhập - Thuế).
Dẫu rằng ngựời chịu thuế là ai, thuế có chuyển được hay
không, thì khi đánh thuế bao giờ cũng gây ra những ảnh hưởng
nhất định đến hành vi tiêu dùng của giới tiêu- thụ và các hoạt
động khác của nền kinh tế. Vì vậy, thuế là một công cụ định
hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn tiêu dùng.

3. Đối tượng tính thuế (đối tượng chịu thuê)

Xác định đối tượng tính thuế rất quan trọng khi xây dựng
một sắc thuế, luôn phải trả lời cụ thể rõ ràng câu hỏi: thuế nhằm
vào cái gì ?
Đối tượng chịu thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế.
Xác định đối tượng tính thuế là xác định nguồn vật chất mà
người ta tính toán trên đó số tiền phải nộp. Có thể nói rằng đối
tượng tírih thuế là giá trị của vật chịu thuế, và số thuế phải trả
chính bằng giá trị đó nhân (x) với thuế suất.
Trong thuế giá trị gia tăng của Việt Nam, hầu hết hàng hóa,
dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
đều phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Ở thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập chịu thuế bao gồm
thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập

22
khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
Trong luật thuế còn quy định rõ cách xác định thu nhập chịu
thuế.

4. Biểu thuế- thuế suất


Tập hợp các thuế suất cùng những yếu tố kèm theo cung cấp
cho ta hình ảnh về biểu thuế. Ví dụ, biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu bao gồm: mã số, nhóm mặt hàng và thuế suất. Biểu thuế
thu nhập gồm: bậc thuế, thu nhập bình quân tháng/ngưòi và
thuế suất. !
Biểu thuế - thuế suất là linh hồn của thuế, là một yếu tố
quan trọng hàng đầu của một sắc thuế.
Có nhiểu loại thuê suất:
• Thuế suất bằng số tuyệt đối, có:
- Thuế suất bằng số túyột đối cố định !
- Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến
• Thuế suất bằng số tưởng đối, có:
- Thuế suất tỷ lệ cố định
- Thuế suất tỷ lệ lũy tiến: lũy tiến từng phần, lũy
tiến toàn phần, lũy tiến đều.
a) Thuế suất bằng số tuyệt đối
Thuế suất bằng số tuyệt đối là loại thuế suất được ấn định
bằng một con số cụ thể trên đối tượng tính thuế.

23
❖ Ví dụ ở Thụy Điển :
- Bia : loại 3,6° nộp thuế 9,5 cua-ron/lít
- Thuốc lá gỏi : 0,39 cua-ron/điếu
- Thuế rượu : cứ tăng thêm 1°, thuế tãng thêm 1,17 cua-ron/lít
- Du lịch: mỗi người nước ngoài đến du lịch tại các địa
phương Thụy Điển chịu thuế; 300 cua-ron/người, số tiền thuế
này nộp bởi các chủ hãng máy bay đưa khách đến.
Ở hầu hết các nước, thuế suất này sử dụng đơn vị đo lường là
tiền tệ.
Thuế suất tuyệt đối cố định không thay đổi theo giá hàng hóa
hay các yếu tố khác.
Bên cạnh loại thuế suất trên còn có thuế suất tuyệt đối luỹ
tiến, cũng được ấn định bằng một số tuyệt đối nhưng tăng theo
đối tượng tính thuế.
❖ Ví dụ: Trong thuế mỏn bài của Việt Nam, nếu thu nhập
kinh doanh thấp hơn 100 nghìn đồng/tháng thì mức thuế đóng là
15.000đ/năm. Khi thu nhập tăng lên đến 250 nghìn đồng/tháng,
mức thuế là 30.000đ/năm. Cứ thế, khi thu nhập kinh doanh của
họ đạt 750 nghìn đồng/tháng thì theo Biểu thuế môn bài phải
đóng số tiền thuế là 450.000đ/năm.
Ưu, nhược điểm của loại thuế suất bằng số tuyệt đối :
ưu điểm: - Đảm bảo ổn định của số thuế thu vào ngân sách.
—Cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp
để xác định chi phí kinh doanh sao cho có lời cao.
- Việc thu thuế dễ dàng, tránh được tình trạng
khai gian đối tượng tính thuế để trốn thuế.
24
Nhược điểm:
- Không phụ thuộc vào biến động của giá cả.
Môi trường thuận lợi cho việc áp dụng thuế suất bằng số
tuyệt đối là sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
b) Thuế suất bằng sô' tương đối (thuế suất tỷ lệ), gồm:
- Thuê suất tỷ lệ cô định là một loại thuế suất được ấn định
bằng con số tỷ lệ phần trăm (%) trên đối tượng tính thuế. Hệ
thống thuế ở Việt Nam hầu hết đều áp dụng thuế suất tỷ lệ.
So vói thuế suất bằng số tuyệt đối, thuế suất tỷ lệ linh hoạt
hom, tránh được thiệt thòi cho cả Nhà nước lẫn ngưòi nộp thuế.
Tuy nhiên, thuế suất tỷ lệ cố định chỉ nhằm vào đối tượng tính
thuế chứ không nhằm vào nhân thân chịu thuế.
❖ Ví dụ: mức thuế suất giá trị gia tăng 5% đánh vào đồ chơi
trẻ em, sách phục vụ thiếu nhi, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh,...
không phân biệt người tiêu thụ chúng có thu nhập cao hay thấp.
- Thuế suất tỷ lệ lũy tiến (thuế suất lũy tiến) là một loại thuế
suất được ấn định bằng tỉ lệ phần trăm (%) trên đối tượng tính thuế
và tỷ lệ này tăng dầri lên theo độ lớn của đối tượng tính thuế.
Nhà nước thường áp dụng thuế suất lũy tiến vào thu thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Thường có 3 loại thuế suất lũy tiến :
+ Thuế suất lũy tiến đều
Thuế suất lũy tiến đều là loại thuế suất tăng đều theo sự tăng
đều của đối tượng tính thuế.

25
❖ Ví dụ: thuế suất khởi điểm 5% cho thu nhập chịu thuế là 5
triệu đồng, rồi tăng đều đận 1% khi thu nhập chịu thuế tãng
thêm 1 triệu đồng.
Nhà nước quy định mức thuế suất cao nhất tương ứng với thu
nhập chịu thuế tối đa. Khi thu nhập vượt qua mức thuế suất tối
đa, Nhà nưóc sẽ sử dụng thuế suất bổ sung.
+ Thuế suất lũy tiến toàn phần
Thuế suất lũy tiến toàn phần là loại thuế suất tăng theo đối
tựợng tính thuế và sự gia tăng đó đánh trên toàn bộ đối tượng
tính thuế.
❖ Ví dụ: theo Pháp lệnh thuế lợi tức doanh nghiệp ngày
26/1/1983 áp đối với các hộ eá thể kinh doanh trong ngành
thương nghiệp, ăn uống sử dụng thuế suất lũy tiến toàn phần.
Bậc 1 - Lợi tức chịu thuế 1 tháng đến 500đ thuế suất 24%
Bậc 2 - lOOOđ It
30%
Bậc 3 - 1500đ «1
38%
Bậc 4 - " 2000đ t!
46%
Bậc 5 - 2500đ 1!
54%
Bậc 6 - " 3000đ n
60%
Khi thu nhập tăng 2.000đ lên 3.000đ tức là tăng thêm l.OOOđ
thl thuế suất tăng thẽm 14% (60% - 46%). Thuể suất mới
(60%) không chỉ đánh vào l.OOOđ thu nhập tăng thêm, mà đánh
toàn phần vào đối tượng chịu thuế.(3.000đ).
Thuế suất lũy tiến toàn phần có mức điều tiết mạnh nhất, tính
không công bằng thể hiện rõ nhất. Hiện nay hầu như không
nước nào sử dụng loại thuế suất này.
26
+ Thuc suất /ũv nin từnịi phán
Thuỗ suAt lũy hốn lừng ph.in là lo,li thuỏ suAt lảng Ihco lừng
phAn cùi« đổi tương lính thuC.
\'i du : ờ Vlớt Nam, Pháp lị-nh Thuế ihu nhẠp dối với
người có Ihu nliẠp cao, được u ỳ ban Thường vụ Quốc hội cỏng
bổ ngày 6/2/1997 là loại thuế suất luỹ tiến lừng phán:
Dơn vị : lOOOd
BẠc Thu nhẠp binh quân tháng/ngưừi Thuế suất (%)

1 đến 2.000 0%
T trc-11 2.000 đến 3.000 \0%

3 trCn 3.000 đốn 4.000 20%

4 trón 4.000 dến 6.000 30%

5 trớn 6.000 đốn 8.000 40%

6 trỏn 8.000 đến 10.000 50%

7 trỏn 10.000 60%

Trong loại thuế suất lũy tiến từng phần, dối tượng tính thuế
dược chia ra thành từng phàn tương ứng với biểu thuế rói áp
dụng thuế suất lũy tiến trôn từng phán dó.

❖ Ví dụ: niột người có thu nhâp bình quân tháng là 8 triêu


dỏng. Nếu áp dụng theo cách tính thuế cùa thuế suất luỹ tiến
loàn phàn, người dó phải nộp 3,2 triệu tiẻn thuế thu nhập
(8.000.000 X 40%). Còn nếu nộp theo cách tính cùa thuế suất
lũy liến từng phán thì người dó chì nộp có 1,7 triộu dồng, tức
anh ta chi nộp có 21,25% thu nhập hàng tháng.

27
Rõ ràng thuế suất lũy tiến toàn phần điều tiết mạnh hơn thu
nhập của người chịu thuế so với thuế suất lũy tiến từng phần.
Nó triệt tiêu ý muốn làm giàu (tăng thu nhập cá nhân). Do đó,
nó thu hẹp gián tiếp nguồn dẫn xuất của chính hó.
Việc ban hành một sắc thuế không những thể hiện chính sách
của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, mà còn
bao hàm cả ý nghĩa kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị ... Vì
vậy, xác định đối tượng tính thuế và định thuế suất là một công
việc khó khăn, phức tạp, trong đó xác định thuế suất là khó
khăn nhất. Khi đánh giá một sắc thuế là hợp lý, hợp lòng dân
người ta hàm ý chấp nhận thuế suất của nó, mức đóng góp
không vượt quá khả năng thu thuế, không làm hao mòn nguổn
dẫn xuất của thuế.
Vì vậy, khi ấn định thuế suất, hai nguyên tắc chỉ đạo thường
được lưu ý là :
Một là, về phương diện người chịu thuế, thuế suất phải thật
hợp lý, làm sao để người chịu thuế bớt cảm thấy gánh nặng
của thuế.
Hai là, đối với Nhà nước, thuế suất phải đem lại một năng
suất tối đa, mà không cản trở việc kích thích phát triển kinh tế -
xã hội.
Hai nguyên tắc trên có vẻ như mâu thuẫn nhau. Bẩn chất của
hai nguyên tắc chỉ đạo này là một mức thuế suất được đưa ra
phải kích thích sản xuất phát triển, phù hợp với khả năng đóng
thuế của người chịu thuế, thuế phải nuôi thuế.
Chúng ta có thể mô tả lập luận này bằng đường biểu diễn của
A.B. Rapho - nhà kinh tế học Mỹ. Đường biểu diễn này biểu thị

28
mối quan hệ giữa thuế và thu nhập của Chính phủ. Rapho cho
rằng, sau thập niên 70, nền kinh tế Mỹ xuất hiện tình trạng
"đình trệ". Nguyên nhân chủ yếu là do cung không đủ, do sai
lầm của Chính phủ trong các mặt thu thuế, chế độ quản lý kinh
tế, thanh toán tạo nên. Thu thuế nặng nề, các khoản chi quá lớn
và chế độ quản lý kinh tế khá khắt khe đã ảnh hưởng nghiêm
trọng tới việc sản xuất, đầu tư, gửi tiết kiệm và việc làm của dân
cư nên tình hình kinh tế trì trệ, lạm phát tiền tệ. Rapho cho rằng
tỷ suất thuế và thu nhập thuế tồn tại mối quan hệ hàm số, áp
dụng tỷ suất thuế cao chưa chắc đã cho thu nhập thuế cao.

Thuế A

Khi thuế suất bằng 0% nghĩa là Chính phủ không can thiệp
vào sản xuất: sản xuất phát triển nhưng thu nhập của Chính phủ
bằng không (0%): sản xuất rơi vào trạng thái vô Chính phủ.
Khi thuế suất dịch sang bên phải, thu nhập thuế tăng dần lên,
khi tới c thu nhập thuế đạt cao nhất ở A. Vậy điểm c là điểm
sản xuất cao nhất, thuế thu tốt nhất. Nếu thuế suất vượt quá c,
thuế không tăng mà còn giảm. Ở mức thuế 100%, sản xuất đình
trệ và thu nhập thuế bằng 0.
Điểm A trong đường biểu diễn Rapho, mặc dù ở giữa khoảng
từ 0 - 100%, nhưng không nhất định đại diện cho 50%. Nó chỉ

29
nói rõ về mặt khách quan; trong tỷ suất thuế có tồn tại một
điểm tốt nhất, đạt tói điểm này sẽ khiến cho sản xuất và thu
nhập thuế đạt tới mức lốn nhất. Một trách nhiệm quan trọng của
Chính phủ là bằng mọi cách tìm ra điểm tốt nhất và thông qua
các biện pháp thực hiện sản xuất ờ điểm tốt nhất này. Đương
nhiên điểm tốt nhất không phải là cố định. Khi tình hình chính
trị, kinh tế thay đổi, Chính phủ nên căn cứ vào sự thay đổi đó
mà tìm kiếm điểm tốt nhất.
Trên đây là nguyên tắc chung của việc xác định thuế suất trên
bình diện 'quốc gia. Đối với từng nhóm người cụ thể nên áp dụng'
thuế suất như thế nào để bảo đảm cống bằng xã hội là vấn đề cần
hết sức lưu ý trong nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN
ở nước ta. Cho nên nhiều khi ta phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể
và điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội để định ra nhiều mức thuế
khác nhau (thuế suất phân biệt) phù hợp với từng nhóm.
Ngoài tên gọi của một loại thuế, đối tượng nộp thuế, đối
tượng chịu thuế, biểu thuế, cấu thành một loại thuế còn có: chế
độ miễn, giảm thuế, thủ tục thu, nộp thuế, xử lý vi phạm ... Các
yếu tổ trên không phải bất kỳ loại thuế nào cũng có. Ví dụ,
trong Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khóa IX thông qua tại
kỳ họp thứ 11, ngày 10/5/1997 không có chế độ miễn giảm thuế
giá trị gia tăng. Tuy nhiên, chế độ miễn giảm thuế lại có ở hầu
hết các loại thuế khác. Chế độ này nhằm vào: thực hiện chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện chính
sách phân bố lại lực lượng sản xuất, giúp đỡ các cơ sở sản xuất
kinh doanh gặp khó khăn, thực hiện chính sách đối nhân của
thuế và chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Lưu ý rằng
giảm, miễn thuế chỉ có tính tạm thời, chứ không phải lâu dài.

30
III - VAI TRÒ CUA THUÊ

Trong chương trước đã trình bày sơ lược về lịch sử phát


triển của thuế qua các thời kỳ. Càng ngày, người ta càng phát
hiện ra thêm các vai trò mới của thuế. Dưới đây, chúng ta phân
tích các vai trò của thuế trong nền kinh tế xã hội.

1. Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước

Trong các nguồn thu ngân sách của các quốc gia, thông
thường gồm các khoản thu như: thuế, phí và các khoản vay cho
ngân sách của Chính phủ. Mặc dù khái niệm về thuế còn có
nhiều ý kiến bàn cãi, song bất cứ ai cũng đều công nhận rằng
thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu chõ ngân sách nhà nước.
❖ Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới tại 85 nước trên thế
giới thì 60 nước có khoản thu thuế chiếm 80% tổng thu ngân
sách, đặc biệt các nước như: Đức (92,7%), Nhật Bản (95,4%),
Pháp (95,3%), Mỹ (95%).
Còn ở Thụy Điển, trong vòng gần 40 năm, từ năm 1950 đến
1988 mức đóng góp của thuế vào ngân sách của nhà nước
không ngừng tăng: 1950 là 23%, năm 1960 là 30%, năm 1965
là 35%, năm 1970 là 51% và năm 1988 là 64%.
Ớ Việt Nam, sự đóng góp của thuế trong ngân sách luôn giữ
vị trí quan trọng: nãm 1991 là 81%, 1995 là 85,7% và năm
1997 là 89,6%.
Những số liệu trên một mặt khẳng định vị trí hàng đầu của
thuế trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước, mặt khác còn
cho thấy vị trí đó ngày càng có xu hướng quan trọng hơn.

31
Ngoài nguồn thu chủ yếu từ thuế, còn có nhiều biện pháp
làm cho ngân sách tăng lên, như việc nhà nước nâng giá sản
phẩm dịch vụ, hoặc ngược lại, hạ mức lương của các đối tượng
nhà nưốc trả lương. Song, cả hai biện pháp này đòi hỏi nhà nước
phải là nhà độc quyền sản xuất và cung ứng mọi hàng hoá cho
xã hội. Điều này phi thực tế, vì từ trước đến nay, nhà nước chưa
bao giờ là nhà độc quyền cả, có chăng chỉ độc quyền đối với
một sô' ngành quan trọng, có ảnh hưởng tói "quốc kế, dân sinh"
như: điện, nừớc, vũ trụ, công nghiệp quân sự, thông tin ,...
Trên thực tế, người phải chịu giá hàng-hoá cao và mức lương
hạ lại chính là tầng lớp dân cư rất đông đảo có mức thu nhập
thấp. Đây là một khó khăn mà nhà nước không thể dùng nó để
làm nguồn bổ sung vào ngân sách.
Do vậy, nếu so sánh 3 biện pháp chuyển thu nhập từ cá nhân
vào ngân sách nhà nước thì biện pháp thuế tế nhị, tinh vi và có
năng suất thu hơn. Song cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Để đảm bảo cho nguồn thu thuế ổn định, đáp ứng nguồn
chi thường xuyên, cần coi trọng thuế gián thu bởi vì loại thuế
này đánh vào hàng hoá, dịch vụ được tính vào giá cả hàng
hoá/dịch vụ nên khi nền kinh tế đình trệ, suy thoái, người ta vẫn
không thể ngừng hẳn việc mua sắm cho nhu cầu tiêu dùng thiết
yếu, nên nhà nước vẫn còn nguồn thu, tính ổn định của loại này
cao hơn thuế trực thu. Mặt khác, thuế gián thu dễ được người
chịu thuế chấp nhận hơn theo nguyên lý: đánh vào những gì mà
người chịu thuế lấy đi của xã hội có tác dụng tốt hơn là đánh
vào những gì mà họ nhập vào cho xã hội.
- Một yêu cầu quan trọng là thuế phải bao quát được hầu hết
mọi hoạt động từ sản xuất - kinh doanh, chế biến, sửa chữa, chế
32
tạo, khai thác, xây dựng, vận tải, buôn bán, ăn uống,... đến dịch
vụ từ mọi nguồn thu nhập thường xuyên hay không thường
xuyên mọi hoạt động tiêu dùng xã hội.
- Một chú ý thứ ba có tính nguyên tắc là khi thu thuế cần
tránh gây tình trạng thuế giết thuế, trái lại thuế phải nuôi dưỡng
thuế (có nghĩa là khi mức thuế cao quá mức cần thiết, làm cho
người sản xuất không có lãi nữa, dẫn đến việc doanh nghiộp
ngừng hẳn sản xuất, số thuế đáng ra phải nộp cho ngân sách thì
không còn nữa).

2. Thuế là công cụ quản lý và điểu chỉnh vĩ mô nền kinh tế


quốc dân

Ngoài vai trò là nguồn thu ngân sách chủ yếu, thuế còn giữ
vị trí quan trọng trong việc điểu chỉnh kinh tế vì chính sách thuế
có ảnh hường trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu, đến cơ
cấu đầu tư và sự phát triển cũng như suy thoái của nền kinh tế
mỗi quốc gia.
Như đã biết, chu trình sản xuất xã hội có bốn khâu: sản xuất -
phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Thuế thuộc khâu phân phối,
có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và tiêu dùng
luôn có quan hệ nhân quả với nhau: sản xuất là tiền đề của tiêu
dùng, tiêu dùng là mục tiêu của sản xuất. Và sản xuất - tiêu
dùng được nối với nhau thông qua phân phối và trao đổi. Có thể
nói mục dich bên ngoài của sản xuất là phục vụ tiêu dùng; mục
đích bên trong của sản xuất là thu được lợi nhuận. Có lợi nhuận
thì mới có tái sản xuất mở rộng. Nhưng có được lợi nhuận đến
đâu là do tiêu dùng, thể hiện ở quan hộ cung - cầu trên thị
trưòng quyết định. Các Mác đã mô tả cơ cấu giá trị của sản

33
phẩm hàng hoá bằng c + V + m, trong đó V + m là thu nhập.
Thuế tác động mạnh mẽ vấ trực tiếp vào cả V và m, nên có khả
năng làm thay đổi quan hệ cung - cầu trên thị trường, từ đó làm
thay (íổi cả sản xuất và tiêu dùng.
Đối vói tiêu dùng - nhu cẫu trên thị trường luôn luôn phụ
thuộc vào khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tăng khi
nhu cầu tiêu dùng tăng lên và ngược lại. Khả năng thanh toán
phụ thuộc vào hai yếu tố: số lượng thu nhập có được và giá cả
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thuế trực thu tác động trực tiếp
vào số thu nhập có được của mỗi tnể nhân, pháp nhân; thuế gián
thu tác động gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả trên thị
trường. Vì thế, thuế cọ tác động góp phần làm tăng lên hoặc giảm
đi cả về số lượng và cơ cấu của yếu tố "cầu" trên thị trường. Cho
nên xét về phía "cầu" - phía tiêu dùng, việc đánh thuế cũng có
tác động đến sản xuất, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với sản xuất - khả năng cung cấp trên thị trường cũng
phụ thuộc vào hai yếu tố chính là nhu cầu trên thị trường và giá
cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu trên thị trường
thông qua giá cả hình thành theo quan hệ cung - cầu phát ra
những tín hiệu cho các nhà sản xuất kinh doanh tự lựa chọn đầu tư
vào đâu, nên sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, dùng công
nghệ nào, giải quyết "đầu vào", "đầu ra" như thế nào để đạt
được hiệu qua cao nhất.
Thuế, cả gián thu và trực thu, đều có tác động trực tiếp và
gián tiếp đến sản xuất - khả năng cung cấp trên thị trường.
Thuế gián thu làm tăng giá bán của hàng hoá, do đó làm
giảm sức mua của giới tiêu dùng, làm tăng giá thành sản phẩm
và lợi nhuận của nhà sản xuất giảm đi tương ứng. Đồng thời,
34
thuế trực thu còn tác động trực tiếp vào số lợi nhuận làm ra dẫn
đến thay đổi số lợi nhuận còn lại mà nhà sản xuất được hường.
Do đó, thuế có tác dụng góp phần điều chỉnh cả sản xuất và tiêu
dùng xã hội.
Tóm lại, tuy thuế ở khâu phân phối nhưng qua việc thu thuế,
Nhà nưóc có thể sử dụng thuế như một công cụ điểu tiết sản
xuất và tiêu dùng xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngày nay,
nhiều quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để quản lý và điều tiết
nền kinh tế đạt đến trình độ cao. Và hơn nữa, thuế không chỉ
điều tiết nền kinh tế trong phạm vi từng nước mà đã mang tầm
vóc quốc tế và là một trong những nội dung quan trọng trong
việc thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các nước, trong từng khu
vực và trên phạm vi toàn cầu.

3. Thuê' góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng
xã hội trong phân phối

Trong cơ chế thi trườngí, các quy luât khách quan đươc phát
huy tác dụng một cách toi đa. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng
phân cực đối lập nhau: một bên là thiểu số người giầu có thu
nhập cao, còn đại bộ phận dân cư chỉ đạt được mức tăng thu
nhập nhỏ nhoi. Tình trạng trên không chỉ nói lên mức sống bị
phân biệt mà còn liên quan đến đạo đức, công bằng xã hội. Mà
thực sự sự phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt của một quốc
gia là kết quả của nỗ lực cộng đồng. Bời vậy sự can thiệp, điều
tiết của nhà nước là đặc biệt hữu ích, trong đó thuế là một công
cụ có vai trò quan trọng.
a) Việc điều hoà thu nhập xã hội phần nào được thực hiện
thông qua thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Thuế
35
đánh cao vào những hàng hoá - dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết
bớt thu nhập của các công ty, cá nhân có thu nhập cao so với
bình quân xã hội.
❖ Ví dụ: Theo Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được Quốc
hội thông qua ngày 5/10/1997, thì thuế GTGT ở nước ta hiện có 4
mức thuế suất:
- 0% ắp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu.
- 5% áp dụng đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.
- 10% áp dụng đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ phổ thông.
- 20% áp dụng đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết.
Trong biểu thuế nhập khẩu, hầu hết các hàng hoá thiết yếu
đối với nhu cầu của nhân dân đều đánh thuế thấp. Ngược lại,
các hàng hoá và sản phẩm như ôtô (chỏ người), rượu bia,
nguyên liệu sản xuất thuốc lá,... chẳng những chịu thuế nhập
khẩu cao mà còn chịu cả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
b) Song công cụ thực thụ, trực tiếp thực hiện công bằng xã
hội phải là thuế trực thu mà điển hình thể hiện ở 2 loại thuế:
Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Thu nhập cá nhân.
Khi bàn về vai trò của thuế trong việc điều hoà thu nhập,
thực hiện công bằng trong phãn phối, người ta còn bàn luận đến
việc áp dụng thuế lũy tiến. Hiện nay có 2 quan điểm dề cập đến
vấn đề này, song đối lập nhau:
* Quẩn điểm 1: Cho rằng không nên áp dụng đánh thuế suất
luỹ tiến, vì 2 lý do sau :
- Lý do thứ nhất .' Đánh thuế lũy tiến sẽ có tác dụng làm nản
ý chí làm giàu của từng cá nhân mà đây chính là động lực cơ

36
bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, vì có thu nhập cao thì
thuế lại đánh cao theo.
- Lý do thứ hai : Gây nên sự bất bình đẳng trong thuế khoá.
Trước thuế, mọi người đều bình đẳng nhưng nếu áp dụng
thuế suất gia tăng, người giàu sẽ phải nộp nhiều hơn người
nghèo (cả mật tương đối và tuyệt đối) dẫn đến không bình đẳng.
* Quan điểm 2 : Nhất trí với đánh thuế luỹ tiến.
- Lý do thứ nhất ; Phân phối đồng đều gánh nặng thuế khóa
giữa những cá nhân có mức thu nhập chênh lệch nhau.
' Điều này có nghĩa: một cá nhân có thu nhập lớn nếu phải
nộp thêm một khoản thì cũng gây ra ít hy sinh hơn là lấy ra từ
một cá nhân có thu nhập thấp. Điều này thực sự chỉ muốn nói
đến công bằng về mặt đối nhân chứ không phải công bằng về
mặt toán học.
- Lý do thứ hai : Phân phối hợp lý tương đối hơn cả thu nhập
xã hội, tài nguyên xã hội.
Trong bất cứ xã hội nào cũng có người giàu, người nghèo.
Để người nghèo bớt khổ, không chỉ kêu gọi lòng từ thiện, mà
thông qua thuế làm cho ngân sách tãng, góp phần tăng cho chi
tiêu công cộng; san sẻ bớt thu nhập từ người giàu sarig người
nghèo bằng nhiều cách (trợ cấp xã hội, cứu tế xã hội...).
- Lý do thứ ba : Góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
Nền kinh tế muốn ổn định thì tổng cụng và tổng cầu phải có
sự tương quan phù hợp. Thuế đánh luỹ tiến chủ yếu áp dụng cho
người có thu nhập cao. Song, thực chất so với mức thu nhập của
họ cũng không ảnh hưởng gì. Mặt khác, đại bộ phận dân cư

37
không bị đánh thuế hoặc bị đánh thuế thì cũng ở mức thấp. Do
vậy, nó vẫn giúp cho nền kinh tế chống đỡ được bởi một lượng
cầu đông đảo, dồi dào, tương đối ổn định sinh ra từ thu nhập
thấp, tạo ra nền móng để chống đỡ sự suy sụp của nền kinh tế.
- Lý do thứ tư : Đạt năng suất cao trong thu thuế
Xu hướng chung của các quốc gia là tìm ra những nguồn thu
nhập lớn để thu nhiều thuế theo một chiến lược được hiểu một
cách đơn giản là: ''Lấy nhiều tiền ở chỗ nhiều tiền". Như vậy,
việc đánh thuế lũy tiến sẽ đạt được năng suất cao vì thu ở những
người có tiền.
Như vậy, phần trên chúng ta đã đề cập đến vai trò của thuế.
Nhưng vai trò này không xuất hiện cùng một lúc mà nó bộc lộ
theo sự gia tăng vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước và những
tiến bộ xã hội.

IV - CÁC NGUYÊN TẮC THUẾ KHQÁ

A.Smith (1723-1790) - người sáng lập ra môn phái kinh tế tự


do cổ điển, nêu ra một số nguyên tắc sau :

1. Thuê phải công bằng

Nguyên tắc này còn gọi là nguyên tắc đánh thuế theo khả
năng đóng góp (khả năng thu thuế), có nghĩa là việc ấn định
thuế tuỳ theo năng lực của người chịu thuế về: thu nhập, của
cải, và khả năng đóng thuế.
Đây là nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích, song càng ngày nó
càng lạc hậu không thể giải thích được vai trò hiện đại của thuế.

38
2. Thuế phải rõ ràng

Theo nguyên tắc này người nộp thuế phải biết trước một cách
rõ ràng về chế độ ưu tiên về thuế nếu có, đánh thuế dựa vào căn
cứ nào? Thủ tục nộp thuế ra sao? Số tiền phải nôp là bao nhiêu?
Điều này cho phép ngăn ngừa những hiện tượng biển lận thuế,
mặt khác giúp cho công chúng nhận thức đúng đắn về thuế.
I

3. Thu thuế phải thuận tiện cho người đóng thuế

Sự thuận tiện này muốn nói về thời gian và không gian, yêu
cầu khi soạn thảo thuế nhà nước cần ấn định thời gian thích hợp
nhất để tạo sự thuận tiện cho người thu thuế, với sự hợp lý và
tránh phiền nhiễu nhất.

4. Chi phí tiến hành thu thuế phải thấp nhất

Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí để xây dựng hệ thống tổ chức
tiến hành thu thuế ít rihất (lương cán bộ thuế, chi phí văn phòng,
đào tạo, ấn loát...). Số liệu trong những năm gần đây cho thấy
tổng thu thuế vào khoảng 1600 tỷ đồng Việt Nam. Nhưng đảm
nhận phần thu này là một bộ máy cồng kềnh hơn 10.000 người.
Chi phí cho bộ máy này (gồm cả lương và phương tiện) vào
khoảng 1.200 tỷ đồng Việt Nam.
Bên cạnh những nguyên tắc tương tự với nguyên tắc của
Adam Smith còn có một số học giả đưa ra một số nguyên tắc
như "Thuế khoá tập trung", "Nguyên tắc bình đẳng toán học
trong thuế khoá",...
ở Việt Nam, các chuyên gia dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước phương Tây (đặc biệt là Thụy Điển) và

39
một số nước châu Á vào cuối thập kỷ 80, có đưa ra một số
nguyên tắc như sau:
- V ề mặt tài chính : Thuế phải trở thành một công cụ chủ yếu
nhất tạo nguồn thu dồi dào, ổn định vào ngân sách nhà nước.
- Về mặt kinh tế : Thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ
mô của nhà nước đối với mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- V ề mặt xã hội : Thuế phải thực hiện công bằng xã hội.
- V ê mặt hành thu : Phương pháp tính toán các loại thuế phải
đơn giản, dễ tính, dễ hiểu và dễ kiểm tra.

40
Chương III

THUÊ GIÂ TRỊ GIA TĂNG

I - K H Á I NIỆM G IÁ T R Ị G IA T Ă N G
V À T H U Ể G IÁ T R Ị G IA T Ă N G

1. Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm
hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán
hoặc dịch vụ tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa
mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác
đây là số chênh lệch giữa "giá đầu ra" với "giá đầu vào" do đơn
vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Thuế Giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào giá
trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển, một yếu
tố cấu thành trong giá thành hàng hóa (hoặc dịch vụ) nhằm
động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như trong trường
hợp nộp thuế doanh thu. Nhưng thuế GTGT có điểm cơ bản
khác vói thuế doanh thu là chỉ người bán hàng (hoặc dịch vụ)
lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc

41
cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các
khâu tiếp theo đối vói hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp
thuế trên phần giá trị tăng thêm. Vì vậy, sắc thuế này có tên gọi
là "thuế GTGT". Nói cách khác thuế GTGT là sắc thuế duy nhất
thu theo phân đoạn chia nhỏ trong quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hóa (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng,
khi khép kín một chu trình kinh tế. Đến cuối chu kỳ sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các
công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc
dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản
phẩm hàng hóa, dù qua nhiều khâu hay ít khâu, từ sản xuất đến
tiêu dùng đều chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không phải do
người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm (hoặc
dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hóa (hoặc
dịch vụ) có cả thuế GTGT.
Ra đời từ nước Pháp (năm 1954), thuế GTGT đã nhanh
chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trờ thành nguồn thu
quan trọng của nhiều nước (ở nhiều nước khoản thu thuế này
chiếm tới 30%-40% tổng số thu của ngân sách Nhà nước). Đến
nay đã có hơn 100 nước áp dụng thuế GTGT.
0 Việt Nam, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa IX
(kỳ họp thứ hai ngày 23/12/1992) và được phép của Chính phủ,
ngày 5/7/1993 Bộ Tài chính đã có Quyết định số 468 TC/QĐ/TCT
ban hành chế độ thuế GTGT để thực hiện thí điểm loại thuế này.
Qua một thời gian làm thí điểm, ngày 10/5/1997 Quốc hội
khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT. Luật
thuế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
42
II - NỘI D U N G C ơ BẢ N C Ủ A T H U Ế G IÁ T R Ị G IA T Ă N G

1. Đôi tượng nộp thuê


Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh
doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
(gọi chung là người nhập khẩu) thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài
tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam ;
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
- Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nạm không theo Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
chính trị, các đơn vị sự nghiệp,...
- Những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân
hợp tác kinh doanh, ... nhưng không hình thành pháp nhân kinh
doanh.

2. Đối tượng chịu thuế


Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.

43
3. Đối tượng không thuộc diện chịu Thuế Giá trị gia tăng

Theo Luật thuế GTGT, các loại hàng hóa, dịch vụ dưới đây
không thuộc diện chịu thuế GTGT:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa
chế biến thành các sản phẩm khấc hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra.
❖ Ví dụ 1:
- Người trồng lạc thu hoạch lạc, phơi khô, bóc vỏ, lấy nhân
lạc.
- Tôm của người nuôi trồng thuỷ sản được ướp đá để bảo
quản khi mang đi tiêu thụ.
Tôm ướp đá và nhân lạc trong trường hợp này không phải là
đối tượng nộp thuế GTGT.
2. Sản phẩm muối: gồm muối mỏ tự nhiên, muối iốt, muối
sản xuất từ nước biển.
3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
i* Ví dụ 2: Công ty A sản xuất bia. Bia là mặt hàng chịu thuế
TTĐB. Vậy thì khi công ty A bán bia thì công ty không phải
nộp thuế GTGT mặt hàng này. Nhưng khi công ty B mua bia
của công ty A để kinh doanh thì công ty B phải nộp thuế GTGT
của mật hàng bia.
4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm
trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định

44
của doanh nghiệp; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước
ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất,
kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện
vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt
động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí mà trong nước
chưa sản xuất được.
5. Chuyển quyển sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển
quyển sử dụng đất.
6. Nhà ở thuộc sờ hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người
đang thuê.
7. Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng
khoán.
8. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi,
cây trổng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
9. Dịch vụ y tế: khám chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều
dưỡng sức khoẻ cho người và dịch vụ thú y.
❖ Ví dụ 3: Cơ sở A mở phòng khám và chữa bệnh cho nhân
dân. Vậy dịch vụ khám và chữa bệnh của cơ sở A này không
thuộc diện chịu thuế GTGT.
Cơ sờ A lại có một quầy bán thuốc phục vụ chữa bệnh thì
dịch vụ bán thuốc này của cơ sở A thuộc diện chịu thuế GTGT.
10. Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao không
nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim,
nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim video tài liệu.
11. Dạy học, dạy nghề.

45
12. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình
bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
13. In, xuất bản, nhập khẩu và phát hành : báo, tạp chí, bản
tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình,
sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số,
tranh ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, in tiền.
14. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường
phô và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây
xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ.
15. Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình vãn hóa, nghệ
thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình
nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ
nhân đạo.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
17. Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại
điều tra cơ bản của Nhà nước.
18. Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch
do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở
nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
19. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an
ninh.
20. Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân,
quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định
46
của Chính phủ; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người
trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
- Hàng bán cho tổ chức quốc tế, người riước ngoài để viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
21. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt
Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái
nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng
xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công với nước ngoài.
❖ Ví dụ 4: Cồng ty A ký hợp đồng may gia công với nước
ngoài và đã nhận 20.000m vải qua con đưòng nhập khẩu để may
10.000 bộ quần áo. Trong trường hợp này khi công ty may A
nhập khẩu 20.000m vải thì không phải nộp thuế GTGT.
22. Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế
và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam, trừ sửa chữa máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ
xuất khẩu lao động.
❖ Ví dụ 5: Công ty dịch vụ hàng không Việt Nam cung cấp
suất ăn cho các hành khách đi các chuyến bay. Trong tháng
5/2000 đã cung cấp 10.000 suất ăn, bao gồm:
- 5.000 suất ăn cho khách bay tuyến nội địa.
- 5.000 suất ăn cho khách đi các tuyến bay ra nước ngoài.
(5.000 suất ăn này không phải là đối tượng chịu thuế GTGT).
23. Chuyển giao công nghệ; phần mềm máy tính, trừ phần
mềm máy tính xuất khẩu.

47
❖ Ví dụ 6: Nhà máy bia H ký hợp đồng chuyển giao công
nghệ với nước ngoài về việc sản xuất một loại bia tươi. Hợp
đồng chuyển giao công nghệ ghi rõ tổng giá trị hợp đồng là 600
triệu đồng, trong đó:
- Chuyển giao công nghệ 100 triệu đồng.
- Dây chuyên công nghệ sản xuất bia 500 triệu đồng. Số máy
móc, thiết bị này được các cơ quan chức năng xác định và
chứng nhận là loại máy móc thiết bị mà trong nước chưa sản
xuất được (hoặc mới chỉ sản xuất được một số thiết bị máy móc
trong dây chuyên đồng bộ này). Do đó nhà mày bia H không
phải nộp thuế GTGT khi nhận chuyển giao công nghệ sản xuất
bia vối tổng trị giá 600 triệu đồng.
Nếu dây chuyền công nghệ sản xuất bia 500 triệu đồng này
trong nước đã sản xuất được thì nhà máy bia H phải nộp thuế
GTGT của số thiết bị máy móc có trị giá 500 triệu đồng.
24. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác
thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
25. Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản
khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định cụ thể.
26. Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức
thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp do Chính phủ quy định.
Hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT quy
định trên đây không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng
đầu vào.

48
111 - PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

1. Các nguyên tắc tính thuế

- Thuế suất được áp dụng thống nhất cho từng mặt hàng sản
xuất trong nước, nhập khẩu hay bán lẻ, bán buôn.
- Thuế được tính trên giá bán (hoặc giá dịch vụ) không có
thuế GTGT.
- Thuế tính ờ khâu sau được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu
trước, nhưng phải căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý.

2. Giá tính Thuế Giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
❖ Ví dụ 7: Công ty A bán 100 đôi giầy, giá (chưa có thuế
GTGT) là 400.000đ/đôi. Vậy:
Giá tính thuế là: 100 X 400.000đ = 40.000.000đ
Thuế GTGT phải nộp: 40.000.000đ X 10% = 4.000.000đ
Giá thanh toán: 40.000.000đ + 4.000.000đ = 44.000.000đ
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu,
cộng với thuế nhập khẩu (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu
làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về
giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu.
❖ Ví dụ 8: Tổng công ty tổng hợp H nhập khẩu 10 chiếc xe
máy nguyên chiếc. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu (giá CIF) quy ra
nội tệ là 26.000.000đ/chiếc; Thuế suất thuế nhập khẩu là 60%.
Vậy giá tính thuế GTGT của lô xe máy nhập khẩtrnày là:
26.000.000đ X 10 X 0,6 = 416.000.000d
49
Nếu hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là giá tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
theo mức miễn, giảm.
Nếu dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các dối tượng
tiêu dùng ở Việt Nam thì giá chưa có thuế GTGT được xác định
theo hợp đồng. Nếu trong hợp đổng lại không xác dịnh cụ thể số thuế
GTGT thì giá tính thuế GTGT là dịch vụ mà phía Viột Nam phải trả
cho phía nưóe ngoài.
❖ Ví dụ 9: Năm 1999 công ty thương mại X thuê một công
ty nước ngoài vào kiểm toán, giằ thanh toán theo hợp đồng phải
trả cho công ty kiểm toán nước ngoài là 500 triệu đồng. Vậy giá
tính thuế GTGT của công ty X về dịch vụ này là 500 triệu đồng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ,
biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
❖ Ví dụ 10: Cơ sở A sản xuất quạt điện. Trong tháng 4/2000,
cơ sở A đã xuất 10 chiếc quạt cho các phòng bàn để dùng nội
bộ. Giá bán 1 chiếc quạt này tại thời điểm 4/2000 là 300.000đ (giá
chưa có thuế GTGT). Vậy giá tính thuế GTGT của lô quạt xuất trang
bị nội bọ này lạ:
10 chiếc X 300.000đ/chiếc = 3.000.000đ
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, (tài sản cho ở đây bao
gồm: nhà, xưởng, kho, bãi, bến, phương tiện vận chuyển, máy
móc, thiết bị,.„), giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu
cho thuê trong nhiều kỳ mà tiền thuê trả cho từng kỳ, hoặc trả
trước cho nhiều kỳ thì giá tính thuế GTGT là số tiền đã trả (trả
cho kỳ này hoặc trả trước cho kỳ sau). Giá tính thuế GTGT còn

50
bao gồm cả các khoản chi trả dưới hình thức khác như cho thuê
nhà có thu tiền hoàn thiện, sửa chữa nâng cấp nhà cho thuê theo
yêu cầu của bên thuê.
❖ Ví dụ-ỉ ỉ: Trong tháng 1/2000 công ty X cho thuô một
ngôi nhà. Hợp đổng ghi rõ:
+ Thời hạn thuê là 5 năm
+ Tiền thuê là 100 triệu đồng/năm, mỗi năm trả 1 lần (vào
tháng đầu năm).
■Vậy giá tính thuế GTGT mà công ty X phải nộp ở đây là 100
triệu đồng.
vẫn ví dụ trên nhưng hợp đồng ghi rõ:
+ Thời gian thuê là 5 năm
+ Số tiền thuê là 100 triệu đồng/năm, trả 1 lần cho 5 năm là
500 triệu đồng, thời gian trả là tháng 1/2000.
+ Theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê phải nâng cấp
nhà cho thuê (lắp máy điều hoà, sơn tường,...) với chi phí là 200
triệu đồng; chi phí này bên thuê sẽ trả toàn bộ cùng với số tiền
thuê nhà. Vậy giá tính thuế GTGT mà cồng ty X phải nộp trong
trường hợp này là :'
500 triệu + 200 triệu = 700 triệu (đồng)
Giá cho thuê do các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường
hợp Nhà nước có quy định khung giá cho thuê thì giá thuê được
xác định theo khung giá quy định.
*»* Ví dụ 12: Tháng 2/2000 công ty A cho thuê 200 m2 nhà
kho trong thời gian 1 năm; tiền thuê được trả 1 lần vào tháng

51
2/2000, giá 1 m2 nhà kho cho thuê do Nhà nước quy định là
20.000đ/tháng/m2. Vậy giá cho thuê trong trường hợp này để
tính thuế GTGT là:
200m2 X 20.000đ/tháng/m2 X 12 tháng = 48.000.000đ
- Đối với hàng bán theo phương thức trả góp là giá bán của
hàng hóa tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền
trả từng kỳ.
❖ Ví dụ 13: Một cửa hàng bán xe máy Magic trả góp:
+ Nếu trả ngay thì người mua phải trả với giá 24.570.000đ.
+ Nếu mua theo phương thức trả góp thì người mua phải trả
ngay 9.100.000đ. Số còn lại trả đều trong 24 tháng, mỗi tháng
là 806.000 đồng. Vậy tổng số tiền mà người mua phải thanh
toán là:
9.100.000đ + (806.000đ X 24) = 28.440.000đ
Nhưng giá tính thuế GTGT mà cửa hàng phải nộp chỉ là
24.570.000d.
- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế,
bao gồm: tiền gia công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ
và các chi phí khác để gia công.
❖ Ví dụ 14: Cơ sở B nhận gia công lô hàng may mặc với
tổng chi phí bao gồm:
> Nhân công : 150 triệu đồng
> Điện, nước : 15 triệu đồng
> Xăng dầu : 25 triệu đồng
> Vật liệu phụ : 5 triệu đồng
Tổng cộng : 195 triệu đồng

52
Vậy giá tính thuế trong trường hợp này là 195 triệu đồng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng
từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết,... giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế GTGT
dược xác định như sau:
Giá thanh toán (tổng số tiền ghi
, , trên vé cước vân tải, vé xổ số,..)
Giá chưa có _ _____________ _______________
thuê GTGT ị + (% ) th u ê ' suât của hàng

hoá, dịch vụ đó
- Đối với hoạt dộng vận tải, bốc xếp, giá tính thuế GTGT là
giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT. Nếu đơn vị vận
tải có vận tải quốc tế thì doanh thu vận tải quốc tế (doanh thú
thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi
nước ngoài) là đối tượng không chịu thuế GTGT.
❖ Ví dụ 15: Công ty vận tải biển trong tháng 1/1999 đã vận
chuyển 200.000 tấn hàng hoá từ Việt Nam tới các nước trên thế
giới và số doanh thu thu được từ dịch vụ vận chuyển này là
400.000 triệu đồng. Số doanh thu này là doanh thú không chịu
thuế GTGT.
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc
tiền hoa hồng (như các đại lý mua bán hàng hoá, đại lý tàu biển,
dịch vụ môi giới,...) thì giá tính thuế GTGT là tiến công hoặc
tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà
cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này.
❖ Ví dụ 16: Cơ sở A làm đại lý bán Tivi với tỷ lệ hoa hồng
là 1,5% trên doanh số. Trong tháng 1/2000 cơ sở này đã bán

53
được 50 chiếc, giá chưa có thuế GTGT là 3.000.000d/chiếc.
Vậy giá tính thuế của dịch vụ này là:
50 chiếc X 3.000.000đ/chiếc X 1,5% = 22.500.000đ
Còn 50 chiếc Tivi này đã tiêu thụ vẫn phải tính thuế GTGT
và giá tính thuế được xác định là:
50 chiếc X 3.000.000đ/chiếc = 150.000.000d
- Đối vói hoạt dộng xây dựng và lắp đặt thì giá tính thuế
GTGT là giá xây dựng, lắp dặt chưa có thuế GTGT (không phân
biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, thiết bị).
❖ Ví dụ 17: Công ty xây dựng A nhận thầu xây dựng một
khu nhà với tổng dự toán công trình (chưa có thuế GTGT) là
800 tỷ đồng với phưcmg thức chìa khoá trao tay. Tháng 5/2000
công trình đã hoàn thành, bàn giao và bên giao thầu đã chấp
nhận thanh toán theo giá tổng dự toán là 800 tỷ đồng. Vậy giá
tính thuế GTGT trong trường hợp này là 800 tỷ đồng.
Nếu bên giao thầu đồng ý chấp thuận thanh toán theo từng
hạng mục công trình, thì giá thanh toán từng hạng mục công
trình là giá tính thuế GTGT.

3. Phương pháp tính thuế

Có hai phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ
thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

3.1. Phương pháp khấu trừ th u ế

Các doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp này yêu cầu phải
sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng

54
các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán chưa có thuế kể cả phụ
thu và phí ngoài giá bán (nếu có); thuế GTGT; tổng giá thanh
toán với người mua.
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức:
Thuế GTGT Thuế GTGT
Sô' thuế phải nộp =
đầu ra đầu vào

a) TliuếGiá trị gia tăng đầu ra


Thuế suất thuế
Giá tính thuế của
Thuế GTGT GTGT của hàng
= hàng hóa, dịch vụ X
đầu ra hóa, dịch vụ
chịu thuế bán ra
tương ứng
Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh
phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng sô' tiền mà
bên mua phải thanh toán.
Nếu trên hoá đơn không ghi rõ các chi tiết trên, mà chỉ ghi
tổng sô' tiền bên mua phải thanh toán thì giá tính thuế là tổng sô'
tiền mà người mua phải thanh toán. Đồng thời đơn vị mua hàng
hoá, dịch vụ cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối
với trường hợp này.
❖ Ví dụ 18: Doanh nghiệp A bán cho doanh nghiệp B 10 tấn
lạc với giá 10 triệu đồng/1 tấn; thuê' GTGT 10% bằng 10 triệu
đồng. Nhưng khi lập hoá đơn lại ghi gộp giá bán là 110 triệu
đồng, thì doanh nghiệp A có số thuê' GTGT đầu ra là:
Thuế GTGT đầu ra = 110.000.000d X 10% = 11 .OOO.OOOđ
Còn đối với doanh nghiệp B có sô' thuế GTGT của đầu vào lô
lạc này bằng 0.

55
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng các
chứng từ thanh toán là giá đã có thuế thì phải xác định giá chưa
có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ này.

Giá thanh toán


Giá chưa có thuế GTGT =
1 + thuế suất của hàng hoá,
dịch vụ tương ứng

❖ Ví dụ 19: Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam trong


tháng bán được 1000 vé khứ hồi Hà Nội - thành phô' Hồ Chí
Minh giá 2.000.000đ/vé.
Giá bán có thuế = 1000 X 2.000.000đ = 2000 triệu đồng
Giá bán chua có thuế GTGT = 2000/(1+10%)=1818,18 triệu đồng
Thuế GTGT đầu ra = 1818,18 triệu đồng X 10%= 181,81 triệu đồng
b) Thuế Giá trị gia tăng đẩu vào
Thuê GTGT đầu vào chính là số thuế GTGT được ghi trên
hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó mua vào,
hoặc của chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
Cách khấu trừ thuế GTGT đầu vào được áp dụng như sau:
a) Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cha sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ
toàn bộ.
b) Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào đồng thời
dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT và không chịu thuế GTGT, thì số thuế GTGT đầu vào

56
được khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào
dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
❖ Ví dụ 20: Tháng 4/2000 nhà máy À đã sử dụng 4.000 kWh
điện, trong đó 3.000 kWh là dùng để sản xuất, còn 1.000 kWh
là dùng cho hoạt động câu lạc bộ của nhà máy. Vậy số thuế
GTGT đầu vào của điện được khấu trừ là:
3.000 kWh X 700 đ/kWh X 10% = 310.000 đ
- Trường hợp cơ sở kinh doanh 2 mặt hàng: một mặt hàng
chịu thuế GTGT và một mật hàng không chịu thuế GTGT,
nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào cho từng loại
mặt hàngi thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%)
trên doanh số bán ra cua hăng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so
với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả hai loại
mặt hàng.
❖ Ví dụ 21: Trong tháng 4/2000 công ty H đã dùng 20.000 kw
điện để sản xuất hai mặt hàng là bia (mặt hàng chịu thuế TTĐB)
và nước ngọt (mặt hàng chịu thuế GTGT). Doanh thu trong
tháng là 800 triệu đồng; trong đó doanh thu nước ngọt là 300
triệu đồng. Vậy thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và xác định
như sau:
20.000kw X 700đ / kw X 10%
x300 triệu đ = 525.000 đ
300 triệu đ + 500 triệu đ
Số thuế GTGT đầu vằo không được khấu trừ là:
20.000kwX700đ/ kwX10% C M J o-íí- J
r X X500 tríêu đ = 875.000đ
300 triệu đ + 500 triêu đ Y

SỐ thuế GTGT không được khấu trừ này được tính vào giá
vốn của hàng bán ra trong kỳ.

57
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn
thì tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ tương ứng với
doanh thu trong kỳ, số còn Ịại được tính vào giá vốn hàng bán
kỳ sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùrig
vào hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT (hoặc vào hoạt động sự nghiệp, dự án,
hoạt động văn hoá,...) thì số thuế GTGT dầu vào được tính vào
giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
❖ Ví dụ 22: Công ty A chuyên sản xuất muối iốt phục vụ
sinh hoạt là loại hàng hoá không thuộc diện chịu thuê GTGT.
Trong tháng 4/2000 công ty A mua 10.000kw điện phục vụ chó
việc sản xuất muối. Vậy số thuế GTGT đầu vào của điện là:
lO.OOOkvv X 700đ/kw X 10% = 700.000đ
được tính vào giá thành của muối iốt được sản xuất trong kỳ.
c) Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh mua
vào trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác
định số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất
bán hay chưa bán .
❖ Ví dụ 23: Công ty xuất nhập khẩu A trong tháng 4/2000
có một số hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ. Dựa vào đó ta
có được bảng kê số thuế GTGT đầu vào củà tháng 4/2000 như
sau: (bảng bên)

58
BẢNG K Ê THU Ế GIÁ TRỊ GIA TÃNG đầu vào

THÁNG 1 NĂM 2000

Hàng hoá, dịch Đơn Giá Thuế


SỐ Thành tiền
vụ mua vào vi đơn vị GTGT
lượng (triệu đồng)
trong tháng tính (đồng) đầu vào
Vải lụa. m 30.000 60.000 1.800 180
Vải KT hoa m 50.000 20.000 1.000 100
Điền kw 3.000 700 2,1 0,21
Tổng cộng 2802,1 280,21

Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế
GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng thuế
GTGT đầu ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được
khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế tiếp theo (hoặc được hoàn lại).
♦ĩ* Ví dụ 24: Công ty xuất nhập khẩu A trên đây trong tháng
4/2000 có doanh thu là 2.000 triệu đồng.
Vậy số thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng 4/2000 là:
(2000 X 10%) = 200 triệu đồng.
Số thuế GTGT đầu vào còn lại: 280,21 triệu - 200 triệu =
80,21 triệu (đồng) sẽ được khấu trừ vào những tháng tiếp theo.
Riêng đối với TSCĐ neu có sô thuế GTGT đầu vào đứợc
khấu trừ lớn, thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo
quy định của chính phủ.
d) Các trưcmg hợp khác được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ sau:
+ Khấu trừ tỷ lệ 3% trẽn giá mua theo hóa đơn đối với : hàng
hóa dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT mua của cơ sở sản
xuất kinh doanh nốp theo phương pháp trực tiếp có hóa đơn bán

59
hàng ; hàng hóa là nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế
biến mua cùa cơ sờ sản xu#t có hóa đơn GTGT nhưng thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT khâu sản xuất ; hàng hóa chịu thuế
TTĐB cơ sờ kinh doanh thương mại mua của cơ sờ sản xuất dể
bán ; tiẻn bồi thường cùa cơ sở kinh doanh bảo hiểm.
+ Khấu trừ 2% trôn giá trị hàng hóa mua vào theo bảng kê đối
với hàng hóa là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến ; đất, đá,
cát, sỏi, các phế liệu mua của ngưòi bán hàng không có hóa đơn.
Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường
hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
❖ Ví dụ 25: Công ty thực phẩm sản xuất, kinh doanh tổng
hợp trong kỳ nộp thuế:
- Mua trực tiếp cùa nông dân dưa chuột để dóng hộp và rau
xanh để bán. Khi mua có lập bản kê giá trị hàng mua vào là 30
triệu đồng. Thuế GTGT được khấu trừ sẽ là:
30.000. 000đ X 2% = óOO.OOOd
- Mua cá, tôm của hộ kinh doanh thương mại có hoá dơn bán
hàng ghi giá trị hang mua là 20 triệu đồng. Thuế GTGT được
khấu trừ sẽ là:
20.000. 000đ X 3% = óOO.OOOđ.
Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường
hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
❖ Ví dụ 26: Công ty A mua của người đánh bắt 20 tấn thuỷ
sản không có hoá đơn, trị giá 60 triệu đồng. Công ty đã lập bản
kê tính khấu trừ thuế đầu vào. Nhưng số hàng này công ty đã
dưa vào chế biến hàng xuất khẩu 50%, bán trong nước 50%.
Vậy thuế đầu vào được khấu trừ tương ứng là:

. 60
Khi bán trong nước: 60.000.000d X 50% X 2% = 600.000 đ
Khi xuất khẩu : 60.000.000d X 50% X 2% = 600.000 đ

3.2. Phương pháp tính ừ ực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với:


1. Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh ờ Việt Nam không theo Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế.
2. Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng bạc, đá quý:
Giá thanh toán
(Giá thanh
Số thuế của hàng hóa,
Thuế suất toán của hàng
GTGT X dịch vụ mua
thuế GTGT hóa, dịch vụ
phải nộp
bán ra vào tương ứng)

hay Giá trị gia tăng


Thuế suất X của hàng hóa,
dịch vụ.

•> Ví dụ 27: Cơ sờ kinh doanh vật liệu xây dựng có số thu về


bán hàng trị giá là 500 triệu đồng. Số sản phẩm bán ra này có giá
mua vào tương ứng là 450 triệu đồng. Như vậy, bằng hoạt động
kinh doanh của mình cơ sờ kinh doanh này đã tạo thêm một
lượng giá trị là 50 triệu đồng cho sản phẩm ngoài giá trị ban đầu.
Lượng giá trị tăng thêm này phải chịu một số thuế như sau :
Số thuế GTGT phải nộp = 10% X 50 triệu đ = 5 triệu đ.

61
Như vậy hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ trong
kỳ là cơ sở để xác định GTGT dùng làm căn cứ để xác định số
thuế GTGT phải nộp.
Nếu cơ sở kinh doanh chỉ có đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ
của hàng hoá, dịch vụ bán ra và xác định đúng được doanh thu
trong kỳ, nhưng không có chứng từ hoá đơn mua vào tương ứng,
thì GTGT được tính bằng doanh thu nhân với tỷ lệ (%) GTGT
tính trên doanh thu.
Nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện chưa
đầy đủ hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ thì doanh thu tính
thuế và tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu sẽ được cơ quan
thuế căn cứ vào thực tế kinh doanh của từng hộ để ấn định. Do
dớ số thuế mà cơ sở này phải nộp được tính như sau:

Thuế Doanh thu Tỷ lê (%) Thuế suất thuế


GTGT phải = tính thuế GTGT (ấn X GTGT của hàng
nộp ấn định định) hoá, dịch vụ
tương ứng

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh không hạch toán được doanh
số hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng hoá,
dịch vụ bán ra, thì doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào được
xác định như sau:

Giá vốn hàng Tồn kho Doanh số Tồn kho


hoá, dịch vụ đầu kỳ + mua trong cuối kỳ
bán ra kỳ

❖ Ví dụ 28: Một cơ sở sản xuất gạch là đối tượng nộp thuế


GTGT theo phướng pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT,

62
nhưng không hạch toán được doanh số vật tư mua vào tương
ứng với doanh số gạch bán ra là 100 triệu đồng. Trong tháng
4/2000 sổ sách vật tư cho biết:
- Số vật tư tồn kho đầu kỳ: 12 triệu đồng
- Số vật tư tồn kho cuối kỳ: 8 triệu đồng
- Số vật tư mua vào trong kỳ: 70 triệu đồng
Vậy giá vốn hàng bán được xác định:
12 triệu + 70 triệu - 8 triệu = 74 triệu (đổng)
Số thuế GTGT mà cơ sở sản xuất gạch phải nộp tròng tháng
4/2000 này là:
(100 triệu - 74 triệu) X 10% = 2,6 triệu (đồng)
GTGT xác định đối với một sô'ngành nghề kinhxioanh như sau:
- Đối với xây dựng, lắp đặt là chênh lệch giữa số tiền thu về
xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình, trừ chi phí
về vật tư, động lực,... và một số chi phí muaugoài khác để phục
vụ xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục đó.
- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa số tiền thu
cước vận tải, bốc xếp, trừ chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và
một số chi phí mua ngoài khác dùng cho hoạt động vận tải.
- Đối với kinh doanh ăn uống là số. chênh lệch về số tiền thu
về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ
tiền mua hàng hoá, chi phí phục vụ mua ngoài dùng cho kinh
doanh ăn uống.,
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch
giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ chi phí về hàng hoá,
dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.

63
IV Đ Ă N G K Ý , K Ê K H A I, N Ộ P T H U Ế
VÀ Q U Y Ế T TO ÁN T H U Ể

1. Đăng ký nộp thuế


Mỗi một cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi thực hiộn đăng
ký nộp thuế với cơ quan thuế đều được cơ quan thuế có trách
nhiệm cấp mã số thuế theo chế độ quy định.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ
quan thuế về địa điểm kinh doanh, ngành nghể kinh doanh, lao
động, tiền vốn, nơi nộp thuế, phương pháp tính thuế và các chi
tiêu khác có liên quan theo sự hướng dẫn thống nhất của cơ
quan thuế.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ được áp dụng phương
pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hay
phương pháp trực tiếp trên GTGT khi được cơ quan thuế thông
báo cho áp dụng. Nếu cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp
dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT thực hiện đúng
đủ các điều kiện mua bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn,
chứng từ, ghi chép hạch toán sổ sách kế toán đúng chế độ, kê
khai nộp thuế GTGT đúng chế độ, và tự nguyện đăng ký thực
hiện hình thức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì
được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ (kể từ khi cơ quan thuế có thông báo cho áp dụng).
Đối với cơ sở mới thành lập, sau khi được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chậm nhất 10 ngày phải đăng ký nộp
thuế với cơ quan thuế địa phương. Trường hợp đặc biệt có hoạt
động kinh doanh trước khi được cấp giấy phép kinh doanh thì
phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.
64
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký thuế nếu có sự
thay dổi ngành nghề kinh doanh, sáp nhập, hợp nhất, giải thể,
phá sản, chia tách, hay tổ chức thêm các cửa hàng, chi nhánh...
thì phải dăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày
trước khi có sự thay đổi độ.
Một sô' trường hợp cụ thể:
- Cơ sở xây dựng: Ngoài việc phải đăng ký nộp thuế với cơ
quan thuế địa phương nơi cơ sở đó đóng trụ sở chính, còn
phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phường nơi cơ sở
đó thi công.
❖ Ví dụ 29: Công ty xây dựng A đóng trụ sở tại quận Thanh
Xuân. Vậy công ty xây dựng A phải đăng ký nộp thuế tại Chi
cục thuê' quận Thanh Xuân Trong năm 1999, công ty xây dựng
A trúng thầu và bất đầu xây dựng nhà máy đổ hộp xuất khẩu tại
huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Vậy công ty A phải đăng ký
nộp thuế tại Chi cục thuế Chí Linh.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trụ sở trên địa phương nào
thì phải đăng ký nộp thuế tại chi cục (hoặc cục) thuế tại địa
phương đó. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh lại có trụ sở, văn
phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng tại địa phương khác, thì
cơ sở bán hàng cũng phải đăng ký nộp thuế vớì cơ quan thuế địa
phương nơi bán hàng.
*•* Ví dụ 30: Công ty bia Sài Gòn có nhà máỹ bia tại Thành
phô' Hồ Chí Minh. Vậy công ty bia Sài Gòn phải đăng ký nộp
thuê tại Cục thuê' Thành phố Hồ Chí Minh. Để xúc tiến mở rộng
thị trường và tiêu thụ sản phẩm, Công ty bia Sài Gòn lại có văn
phòng giao dịch giới thiệu và bán sản phẩm bia tại quận Đống Đa -

65
Hà Nội. Vậy Công ty bia Sài Gòn cũng phải đãng ký nộp thuế
tại chi cục thuế quận Đống Đa - Hà Nội.
- Các cơ sở kinh doanh thượng nghiệp, ngoài việc đăng ký
nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở, còn phải
đãng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở kinh
doanh thương nghiệp này mở chi nhánh cửa hàng.
❖ Ví dụ 31: Công ty thương nghiệp Hoàn Kiếm có trụ sở
đóng tại quận Hoàn Kiếm. Do đó công ty thương nghiệp Hoàn
Kiếm phải đăng ký nộp thuế với Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm.
Công ty này lại có các cửa hàng đóng trên quận Đống Đa, quận
Cầu Giấy, nên công ty này phải đăng ký nộp thuế với Chi cục
thuế quận Đống Đa và Chi cục thuế quận Cầu Giấy.
- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện cơ chế khoán cho
tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể hoặc cá nhân nhận
khoán phải trực tiếp đăng ký nộp thuế tại nơi kinh doanh.
❖ Ví dụ 32: Nông trường Mộc Châu giao khoán cho tổ 15
hái chè theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Vậy tổ 15 phải đăng ký nộp thuế với Chi cục thuế huyện
Mộc Châu.

2. Kê khai thuế
Hàng tháng các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lập tờ khai
tính thuế GTGT theo quy định của Nhà nước cho cơ quan thuế
chậm nhất là trong 10 ngày của tháng tiếp theo. Các cơ sở phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khại.
Các cơ sở xuất hàng bán thông qua các đại lý, ký gửi thì khi
xuất giao hàng phải lập tờ khai tính thuế đầu ra, đầu vào của
66
tháng (coi là tạm nộp). Khi thanh lý hợp đồng hay kết thúc năm
tài chính, sẽ kết toán số thuế phải nộp thực tế. Còn các cơ sở
bán hàng đại lý, ký gửi cũng phải kê khai thuế GTGT phải nộp
tính trên doanh thu hoạt đông.
❖ Ví dụ 33: Cơ sờ A tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Trong tháng 3/2000 chỉ xuất một lô hàng để gửi bán cho cửa
hàng đại lý B là 10 triệu đồng, giá chưa có thuế. Số thuế GTGT
đầu vào của tháng 3 là 0,2 triệu đồng, sô' thuế GTGT đầu ra của
tháng 3 là:
10 triệu X 10% = 1 triệu đồng
Vậy số thuế phải nộp cùa tháng 3 là (tạm nộp):
1 triệu - 0,2 triệu = 0,8 triệu đồng
Cửa hàng đại lý B có doanh thu trong tháng 3 là 8 triệu dồng.
Vậy cửa hàng B kê khai:
- Số thuế GTGT đầu vào 1 triệu đồng
- Số thuế GTGT đầu ra 0,8 triệu đồng.
- Số thuế GTGT phải nộp: 0 triệu.
Các đại lý bán vé xổ số kiến thiết hưởng hoa hồng, đại lý bán
hàng hưởng tiền hoa hồng (bán đúng giá do chủ hàng quy định
và thuế GTGT tính trên giá bán ra do chủ hàng kê khai, nộp)...
thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
Các cơ sở nhận thầu xây dựng nhân được tiền thanh toán
(theo tiến độ hay theo khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao) thì cũng phải kê khai xác định sô thuế tạm nộp trong
tháng tính theo số tiền tạm thanh toán.

67
Các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam, nhưng lại
không có văn phòng hay trụ sở điều hành tại Việt Nam thì tổ
chức cá nhân ký hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ với tổ chức,
cá nhân nước ngoài phải thực hiện kê khai thuế, nộp thuế thay
cho phía nước ngoài trước khi thanh toán trả cho bên nước ngoài.
❖ Ví dụ 34: Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng làm đại lý
bán hàng hoá cho công ty nước ngoài thì công ty A phải kê khai
thuế như đối với hàng hoá mà công ty nhập khẩu để bán.
❖ Ví dụ 35: Công ty B sử dụng dịch vụ của một công ty nước
ngoài.Vậy công ty B phải nộp thuế GTGT (nếu dịch vụ này là
một mặt hàng chịu thuế GTGT) trên giá thanh toán dịch vụ này.
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá
(thuộc diện chịu thuế GTGT) thì phải lập tò khai thuế GTGT
theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu
với cơ quan Hải quan. Nếu cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu
không gửi tờ khai thuế, hoặc kê khai không đúng quy định,
không đầy đủ....thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế
GTGT phải nộp (thông qua số liệu điều tra). Trong thời gian
chờ giải quyết khiếu nại (nêu có) thì cơ sở kinh doanh, người
nhập khẩu vẫn phải nộp mức thuế đã được cơ quan thuế ấn định.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có nhiều mức
thuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải kê khai rõ ràng, cụ thể
số thuế GTGT phải nộp của từng loại hàng hoá theo mức thuế
suất tương ứng. Nếu không kê khai riêng biệt theo từng mức
thuế suất thì phải nộp theơ mức thuế suất cao nhất cuả hàng
hoá, dịch vụ mà cơ sở đó kinh doanh.

68
❖ Ví Ju 36: Cdng ty thương nghiộp A kinh doanh sàng hac.
dá quý, dA chơi trè cm và sàn phẩm may mâc.Vây cdng ly A
phải hach loán riẾng doanh thu của lừng mậl hàng cổ thui suâì
khác nhau.
- Kinh doanh vàng bac, đá quý: 20%
- Sàn phàm may mác: 10%
- Đố chơi trè em: 5%
Nếu công ly thương nghiỊp A khổng hạch toán riông dược
doanh Ihu và sA thuế đáu ra cùa lừng mât hàng trén thì phải nộp
thuế GTGT có thuế suất 20% trồn tổng doanh thu.
Đổi với cơ sờ kinh doanh buôn chuyến thì phải ké khai và nộp
thuế theo từng chuyến hàng (lính theo phương pháp trực tiếp) với
cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vẠn chuyôn hàng di.

3. Nộp Thuế Giá trị gia tăng


Những dỏi tượng phải nộp thuế GTGT khi có thông báo nộp
thuế cùa cơ quan thuế thì phải nộp thuế GTGT dầy dù, đúng hạn
vào ngân sách Nhà nước.
- Về sô thuê 'phủi nộp: Căn cứ vào sổ thuế Irong thông báo
nổp thuế cùa cơ quan thuế, trong mội sổ trường hợp dăc biột,
níu kỳ này cơ sờ kinh doanh nộp Ihừa thì sô' thuế nộp thừa dó
dược trừ vào sổ thuế phải nộp cùa kỳ tiếp theo. Riêng dối tượng
lính thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ có số thuế đáu vào
lớn hơn sô' thuế dâu ra trong tháng, thì sô' thuế lớn hơn dược trừ
liếp vào tháng tiếp theo.
- Vé thời hạn nộp tlinê: Số thuế cùa tháng nào thì phải nộp
chẠm nh.1't không quá 25 ngày của tháng tiếp theo. ĐẠc biột dối

69
với cơ sở có số thuế nộp hằng tháng lớn, thì thực hiện tạm nộp
số thuế phát sinh trong tháng định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày
một lần. Khi kê khai sô' thuế cả tháng, trừ số thuế tạm nộp, cơ
sở sẽ nộp số thuế còn thiếu.
Riêng cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải
nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu.
- Về địa điểm nộp thuế: Cơ sở có thể nộp tiền thuế trực tiếp
vào ngân sách Nhà nước (tại kho bạc Nhà nước) hoặc trích tiền
gửi ngân hàng (nếu cơ sở đó có) để nộp vào ngân sách Nhà
nước. Đối với các cá nhân kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế
theo kê khai) ở xa kho bạc, luôn di động,... thì cơ quan thuế tổ
chức thu trực tiếp và nộp vào ngân sách Nhà nước (chậm nhất
không quá 3 ngày kể từ ngày thu được tiền thiếu, riêng đối với
vùng núi, hải đảo là 6 ngày).
- Về đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuê: Đồng Việt Nam là đơn
vị tiền tệ dùng để nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước. Nếu
đối tượng nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ,
để xác định số thuế GTGT phải nộp.
Kết thúc công việc nộp thuế, trong mọi trường hợp, cơ quan
thuế phải cấp biên lai, chứng từ (do Bộ Tài chính thống nhất phát
hành) cho đối tượng đã nộp thuế để xác nhận đã thu thuế GTGT.

4. Quyết toán thuê'

Sau khi kết thúc năm dương lịch, các đối tượng nộp thuế đều
phải kết toán thuế với cơ quan thuế, thời gian chậm nhất là 60
ngày kể tư ngày 30/12 của năm kết toán thuế.
70
Nơi nộp quyết toán thuế là cơ quan thuế địa phương nơi cơ
sờ đăng ký nộp thuế.
Dựa vào quyết toán thuế, cơ sở có trách nhiêm nộp số thuế
GTGT còn thiếu vào ngân sách Nhà nước (thời gian chậm nhất
là 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán). Nếu còn thừa thì
được trừ vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở được
hoàn thuế.
Nếu cơ sở kinh doanh có sáp nhập, giải thể, chia tách, phá
sản,... thì cơ sờ dó cũng phải quyết toán thuế với cơ quan thuế
chậm nhất không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định sát
nhập, giải thể, chia tách, phá sản.
Kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán
thuế là trách nhiệm trước pháp luật của các đối tượng nộp thuế.

5. Quyển ã'n định thuê'

Theo Luật thuế GTGT được Quốc hội thông qua ngày
10/5/1997, cơ quan thuế có quyền ấn định thuế GTGT đối với
các đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau :
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ;
b) Không kê khai hoặc quá thời hạn quy định nộp tờ khai đã
được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ
khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định số
thuế GTGT;
c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và
các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế GTGT.
d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.

71
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra tình hình hoạt động
của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ số thuế GTGT phải nộp của
cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô tương đương để
ấn định số thuế phải nộp.
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại nếu cán bộ thuế, cơ
quan thuế thi hành không đúng luật thuế GTGT và số thuế ấn
định phải nộp không đúng.

V - CHẾ Đ ộ MIÊN GIÁM THUÊ VÀ HOÀN THUÊ

1. Miễn giảm thuế


Nếu các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải có hoạt động về
sản xuất, xây dựng, vận tải bị thua lỗ, do nguyên nhân số thuế
GTGT phải nộp của các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo
thuế doanh thu trước đây, thì được xét giảm thuế GTGT (nhưng
chỉ thực hiện trong 3 năm 1999, 2000 và năm 2001).
Các cơ sở kinh doanh xin giảm thuế phải gửi hồ sơ xin giảm
thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở. Hồ sơ bao gồm:
Báo cáo quyết toán thuế, Báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh
của năm xin giảm và đơn xin giảm thuế (nêu rõ lý do, thòi gian
xin giảm và số liệu chứng minh số thuế GTGT phải nộp tính
theo thuế suất thuế GTGT lớn hơn số thuế tính thèo thuế suất
thuế doanh thu).
Dựa theo các quy định sau đây để xét mức giảm thuế GTGT:
- Số thuế GTGT xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh
của năm xin miễn giảm, mà nguyên nhân là số thuế GTGT phải
nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây.

72
- Số thuế GTGT xin giảm không quá 50% số thuế GTGT
phải nộp trong năm xin giảm.
- Số thuế GTGT phải nộp dối với các cơ sở áp dụng tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số
thuế dầu ra trừ số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được
hoàn lại của năm xin giảm thuế.
❖ Ví dụ 37: Có tài liệu sau đây vể công ty xây dựng A trong
năm 1999:
- Hoạt động xây dựng:
+ Doanh thu (chưa có thuế GTGT): 100 tỷ đồng
+ Tổng chi phí: 108 tỷ dồng (chưa có thuế GTGT)
+ Lỗ trong năm 1999: 8 tỷ đồng
+ Thuế GTGT: * đầu ra : 10 tỷ đồng
* đầu vào: 6 tỷ đồng
* số thuế phải nộp: 4 tỷ đồng
Nếu tính theo thuế suất thuế doanh thu trước đây (4%) thì số
thuế phải nộp là:
100 tỷ X 4% = 4 tỷ đồng
Vậy số thuế mà công ty xây dựng A được xét miễn trong
năm 1999 là:
50% X 4 tỷ = 2 tỷ đồng
(2 tỷ < số lỗ 8 tỷ và không quá 50% số thuế GTGT phải nộp
là 4 tỷ).
- Hoạt động khác lỗ: 3 tỷ đồng. Đây là hoạt động không
thuộc đối tượng miễn giảm thuế GTGT.'

73
Sau khi nhận được hồ sơ của cơ sở kinh doanh xin miễn giảm
thuế GTGT, cơ quan thuế phải kiểm tra và xác định rõ: cơ sờ có
thuộc đối tượng và trường hợp giảm thuế GTGT hay không, hổ
sơ có đúng và chính xác không,... Căn cứ vào thẩm quyền quyết
định, cơ quan thuế xem xét, ra quyết dịnh miển giảm thuế và
thông báo cho cơ sở bằng văn bản số thuế được miễn giảm,
hoặc gửi hồ sơ lên cơ quan thuế cấp trên, (nếu thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan thuế cấp trên),đồng thời thông
báo cho cơ sở biết hồ sơ đã chuyển lên cấp trên.
Căn cứ vào,quyết định miễn giảm thuế GTGT, cơ quan thuế
quyết định thuế GTGT mà cơ sở phải nộp.

2. Hoàn Thuê Giá trị gia tăng

Trong các trường hợp sau đây thì cơ sở sản xuất — kinh
doanh và người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT:
a) Cơ sờ có thuế GTGT đầu vào các tháng trong quý thường
xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý.
❖ Ví dụ 38: Cơ sở A có số thuế GTGT phải nộp các tháng
trong quý 1/2000 như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Thời gian Thuế Thuế Thuế phải Lũy'kế số thuế
đầu vào đầu ra nộp phải nộp
Tháng 1 500 400 -100 -100
Tháng 2 300 600 300 +200
Tháng 3 400 100 -300 -100

74
Theo ví đụ trên cơ sở A trong quý I không được hoàn thuế
GTGT vì không liên tục có số thuế đẩu vào lớn hơn số thuế đầu
ra trong quý.
❖ Ví dụ 39: Cơ sở B có số thuế GTGT phải nộp các tháng
trong quý 1/2000 như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Thời gian Thuế Thuế Thuế Lũy kế số thuế
đầu vào đầu ra phải nộp phải nộp
Tháng 1 4Q0 200 -200 -200
Tháng 2 500 100 -400 -600
Tháng 3 600 300 -300 -900

Theo ví dụ trên, cơ sờ A được hoàn thuế GTGT là 900 triệu


vào dầu quý 11/1999.
b) Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo thời vụ, hoặc theo
từng lần xuất khẩu với số lượng lớn nếu phát sinh số thuế đầu
vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng
kỳ hoặc từng tháng.
*** Ví dụ 40: Cơ sờ A kinh doanh cà phê xuất khẩu. Tới vụ
thu mua cà phê, cơ sở A phải thu mua với số lượng rất lớn làm
phát sinh số thuế GTGT đầu vào lớn. Trong trường hợp này cơ
sờ A có thể được hoàn thuế đầu vào đối với lượng cà phê đã
mua để xuất khẩu.
c) Cơ sở kinh doanh đầu tư mới (đã đăng ký nộp thuế GTGT
và tính thuế theo phương pháp khấu trừ), chưa phát sinh doanh
thu, chưa có thuế đầu ra, đã tính khấu trừ thuế đầu vào của tài
sản cố định đầu tư, nếu thòi gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì

75
được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Đặc biệt nếu
thuế GTGT đầu vào phát sinh quá lớn, cơ sở có thể đề nghị giải
quyết hoàn thuế từng quý.
❖ Ví dụ 41 : Cơ sở sản xuất A có dự án đầu tư 60 tỷ đồng
trong thời gian 3 năm. Năm đầu đã thanh toán cho bên nhận thầu
12 tỷ đồng và nhập máy móc thiết bị 8 tỷ đồng. Vậy số thuế
GTGT đầu vào là 2 tỷ đồng được hoàn vào đầu năm tiếp theo.
d) Nếu cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều
sâu, nếu số thuế đầu vàp của TSCĐ đã khấu trừ trong 3 tháng
mà chưa hết thì được hoàn lại số thuếchưa được khấu trừ này.
❖ Ví dụ 42: Cơ sờ A trong tháng 1/2000 có đầu tư chiều sâu
bằng một dây chuyền sản xuất 20 tỷ đồng, số thuế GTGT đầu
vào là 2 tỷ đồng. Tới cuối quý 1/2000 số thưế đầu ra của tài sản
được đầu tư chưa được khấu trừ vẫn còn 0,8 tỷ đồng (đã khấu
trừ 1,2 tỷ đồng). Vậy cơ sở A được hoàn 0,8 tỷ đồng thuế GTGT
của tài sản được đầu tư.
e) Khi quyết toán thuế của các cơ sở sáp nhập, hợp nhất, giải
thể, phá sản, chia tách có thuế GTGT nộp thừa, thì cơ sở đó đề
nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.
Thời hạn xét hoàn thuế là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy
đủ hồ sơ (nếu cần thời gian để xác minh thì cũng không được
quá 30 ngày). Khi nhận được qụyết định hoàn thuế của cơ quan
có thẩm quyền, kho bạc có trách nhiệm hoàn thuế cho cơ sở
trong thời gian 5 ngày.

76
VI - KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. xử lý vi phạm về thuế
a) Cơ sở kinh doanh cố định khi vận chuyển hàng hoá không
có đủ chứng từ hoá đơn đối với hàng lưu thông trên thị trường
thì phải nộp thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hoá đó. Đối
với hàng hoá nhập khẩu còn phải truy thu thuế nhập khẩu và
thuế GTGT khâu nhập khẩu.
b) Nếu thực hiện không đúng quy định về đăng ký kinh
doanh, đăng ký nộp thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế, chứng từ, hoá đơn liên quan tới việc tính thuế,... thì tuỳ
theo nặng nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền.
c) Nộp chậm (tiền thuế phải nộp, tiền phạt phải nộp,...) thì
ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn phải nộp phạt
0,1%/ngày trên số tiền nộp chậm.
d) Khai man, trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ số thuế GTGT
phải nộp, còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần tiền thuế gian lận, hoặc
.bị truy tố trước pháp luật (nếu trốn lậu thuế với số lượng lớn).
e) Nếu cơ sở không nộp thuế, nộp phạt thì cơ quan thuế hoặc
cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín
dụng trích tiền gửi của đối tượng (nếu có) để nộp thuế, nộp
phạt; hoặc gửi hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số tiền
thuế, tiền phạt, hoặc kê biên tài sản theo luật pháp hiện hành.

2. Khiếu nại
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về việc cán bô thuế,
cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế GTGT đối với cơ

77
sở. Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế phát hành
thông báo thuế, lệnh thu hay quyết định xử lý, thì cơ sở gửi đơn
khiếu nại (nếu có khiếu nại). Thủ tục, trình tự khiếu nại hay
khởi kiện,... phải thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành.
Trong thời gian chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải
nộp đúng, đủ số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.

VII - ĐIỂU KIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC


ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1) Hóa đơn, chứng từ


+ Việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ đểu phải có hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế phải sử dụng hóa đơn GTGT và phải ghi đầy đủ, đúng các
yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu
thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh toán.
Trong trường hợp hóa đơn không ghi khoản thuế GTGT thì
thuế GTGT được xác định bằng giá thanh toán theo hóa đơn
nhân với thuế suất thuế GTGT.
+ Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã
in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm
thuế GTGT.
2) Cán bộ quản lý thu thuế phải am hiểu về chế độ chửng từ,
hóa đơn, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế,
khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT.
78
3) Mở rộng diộn mua bán hàng hóa, dịch vụ qua các tài khoản
ngân hàng, tạo diều kiện thuận lợi cho việc xác định doanh thu
bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác.
4) Ý thức tự giác chấp hành luật thuế của các nhà doanh
nghiệp, gắn với viộc xử lý các vi phạm về thuế một cách
nghiêm minh.

VIII - THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Theo Điều 8 của Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX
Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997, và Nghị quyết của uỷ
ban thường vụ Quốc hội “về việc sửa đổi, bổ sung một số danh
mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không nộp thuế GTGT
và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ” ngày
3/9/1999 và ngày 27/10/2000.
1.Mức tlmế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả
hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu; phần mềm máy
tính xuất khẩu; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động;
2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ :
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh
và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
- Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế;
- Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;

79
- Đồ chơi cho trẻ em, sách khoa học-kỹ thuật, sách văn học
nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách vãn
bản pháp luật quy định tại điểm 13 ở trên (đối tượng không
thuộc diện chịu thuế GTGT).
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản chưa
qua chế biến gồm cả con giống, cây giống, hạt giống, trừ đối
tượng quy định tại điểm 1 ở trên (dối tượng không thuộc diện
chịu thuế GTGT).
- Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến, thực phẩm tươi
sống;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
- Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
- Dịch vụ khoa học - kỹ thuật;
- Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Than đá, sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng), hoá chất
cơ bản.
- Sản phẩm luyện, cáA, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim
loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại khoản 24 Điểu 4 của
Luật thuế GTGT;
- Khuôn đúc các loại;
- Dây cáp điện sử dụng cho điện áp từ 600 Vôn trở lên;
- Máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính;
- Vật liệu nổ;
- Que hàn;
80
- Đá mài;
- Giấy in báo;
- Bình bơm thuốc trừ sâu;
- Mủ cao su sơ chế;
- Ván ép nhân tạo;
- Đất, đá, cát, sỏi;
- Lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trờ lên;
- Sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất
thuốc chữa bênh, thuốc phòng bệnh;
- Ống thuỷ tinh trung tính;
- Chân giả, tay giả, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng
khác dùng cho người tàn tật;
- Loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh
thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
- Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
- Xây dựng, lắp đặt;
- Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo
tàng trừ hoạt động quy dịnh tại khoản 15 Điều 4 của Luật thuế
GTGT;
- Nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục
vớt, cứu hộ;
- Vận tải, bốc xếp;
- Sách thuộc đối tượng chịu thuế GTGT;
- Băng từ, đĩa dã ghi hoặc chưa ghi chương trình;
- Phát hành và chiếu phim video

81
3. Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ ;
- Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
- Điện thương phẩm;
- Sản phẩm điện tử, cơ khí tiêu dùng, đồ điện;
- Hóa chất, mỹ phẩm;
- Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;
- Giấy và sản phẩm bằng giấy;
- Đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực
phẩm chế biến khác;
- Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm
bằng gỗ, xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác;
- Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;
- Cho thuê nhà, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải;
- Dịch vụ tư vấn pháp luật;
- Chụp, in, phóng ảnh, in băng, sang băng, cho thuê băng,
quay video, chiếu video, sao chụp;
- Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;
- Khách sạn, du lịch, ăn uống;
- Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại các
điểm 1, 2, 3 nêu trên, trừ hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở
khâu sản xuất, khâu nhập khẩu;
4- Mức thuế suất 20% đối với hàng hóa, dịch vụ :
- Vàng, bạc, đá quí do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;

82
- xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác;
- Đại lý tàu biển;
- Dịch vụ môi giới;
Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội có
thể sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ theo các mức
thuế suất quy dịnh tại khoản 2 trên đây và phải báo cáo dể Quốc
hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.

83
Chương IV

THUẾ TIÊU THỤ DẶC BIỆT

I - KHÁI NIỆM THUẾ TIÊU THỰ ĐẶC BIỆT

Thuế tiêu thụ đặc biệt (“excise duty”, dưới đây viết tắt là thuế
TTĐB) là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá, dịch
vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân dân,
hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý.
Đặc điểm của thuế TTĐB là chỉ thu đối vói một số hàng hoá,
dịch vụ và chỉ thu một lần ở khâu sản. xuất hay khi nhập khẩu;
thuế suất thường cao hơn các loại thuế khác vì để điều tiết thu
nhập, hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ hàng nội địa.
Luật thuế TTĐB được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990,
được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào ngày 5/5/1993 và lần thứ
hai vào ngày 23/10/1995.
Từ năm 1995 trở về trước, thuế TTĐB mới thu vào 4 mặt hàng
sản xuất trong nước là : thuốc lá điếu, rượu, bia các loại, pháo.
Từ tháng 10/1995, để phù hợp với cách đánh thuế của các
nước trên thế giới và các nước trong khối ASEAN, Quốc hội đã
thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế
TTĐB nhằm mục đích tách thuế TTĐB ra khỏi thuế nhập khẩu
84
để giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia
vào các tổ chức thương mại quốc tế không bị thiệt thòi về kinh
tế trong quan hệ buôn bán vói các nước có ký điều khoản ưu đãi
vè thuế, dồng thời vẫn bảo vệ được sản xuất trong nước.
Sau một thời gian thực hiên, ngày 20/5/1998, Quốc hội khoá X
dã thông qua Luật thuế TTĐB mới (NQ số 5/1998/QH10) có
hiệu lực từ 1/1/1999.
Luật thuế TTĐB mới có sự thay đổi nhiều về đối tượng chịu
thuế, thuế suất, chế độ miễn, giảm thuế.

II - TÁC DỤNG CỦA THUẾ TIÊU THỰ ĐẶC BIỆT

1. Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội

Thuế suất thuế TTĐB rất cao so với các loại thuế khác (từ
15% đến 100%) và không đặt ra chế độ miễn giảm thuế (trừ
trưòng hợp đặc biệt được nêu ở phần sau) khiến các nhà sản
xuất, nhà nhập khẩu phải cân nhắc trước khi quyết định sản
xuất, nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Đối với ngưòi tiêu dùng cũng phải suy nghĩ khi quyết định
mua vì chính họ là người chịu thuế và thuế chiếm một tỉ lệ cao
trong giá cả hàng hóa.

2. Điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách
Nhà nước một cách hợp lý

Các mặt hàng chịu thuế TTĐB là những mặt hàng chưa cần
thiết cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng mà đôi khi còn

85
ảnh hưởng xấu cho toàn xã hôi nếu tiêu thụ quá mức. Vì vậy,
mặc dù Nhà nước không cấm, song ai tiêu thụ những mặt hàng
đặc biệt phải đóng góp một phần thu nhập của mình vào ngân
sách Nhà nước thông qua thuế suất thuế TTĐB đã được tính vào
giá cả hàng hóa.

3. Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh với một số mặt
hàng đặc biệt

Thực chất thuế TTĐB cũng là một dạng riêng của thuế GTGT
(nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB thì không phải chịu
thuế GTGT). Tuy nhiên nếu gộp chung các loại hàng hóa đặc
biệt này vào các loại hàng hóa nói chung để quản lý bằng thuế
GTGT thì có điều bất tiện, vì điều đó đã hàm chứa sự thừa nhận
chúng cũng giống mọi loại hàng hóa khác, dẫn đến việc quản lý
thiếu tập trung, thiếu chặt chẽ. Chính vì vậy, để tăng cường
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh chúng, phải lọc chúng
ra khỏi hàng hóa thông thường và đánh thuế riêng : thuế TTĐB.

III - NỘI DƯNG Cơ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Đối tượng chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Hàng hóa, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế TTĐB:
a) Hàng lióa

- Thuốc lá diếu, xì gà
- Rượu
- Bia
- 0 tô dưới 24 chỗ ngồi

86
- Xăng các loại, napta (Naphtha), chế phẩm tái hợp (refor-
made component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng
- Điếu hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống
- Bài lá
- Vàng mã, hàng mã.
b) Dịch vụ
- Kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke;
- Kinh doanh casino, trò chơi bằng máy jacpot;
- Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe
- Kinh doanh golf : bán thẻ hội viên, vé chơi golf.

2. Đôi tượng nộp Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng phải nộp thuê' TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội tham gia vào hoạt đông
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ các mặt hàng thuộc
diện chịu thuế TTĐB.
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam có nhập khẩu hay sản xuất các mặt
hàng chịu thuế TTĐB.
- Cơ sờ sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ
phải nộp thuế TTĐB đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất.
- Cơ sờ nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB phải
nộp thuế TTĐB đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu. Trường
hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp
thuế TTĐB.

87
- Cơ sở kinh doành dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB phải
nộp thuế '1TĐB đối vồi dịch vụ chịu thuế ĨTĐB mà mình cung
ứng cho các đối tượng tiêu dùng.

3. Các trường hợp hàng hoá không phải chịu Thuế Tiêu thụ
đặc biệt
a) Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất
khẩu ra nước ngoài, bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho khu
chế xuất, hàng hoá mang ra nước ngoài dự hội chợ triển lãm.
Cơ sở sản xuất hàng hoá thúộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm
xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập
khẩu, trong thời hạn chữa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu theo chế độ quy định, thì khi tái nhập khẩu không phải
nộp thuế TTĐB, nhưrig khi cơ sở sản xuất bán hàng này phải
nộp thuế TTĐB.
b) Hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc uỷ thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đổng kinh tế;
c) Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau :
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
- Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã (hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội —nghề nghiệp, đơri vị vũ trang nhân
dân. Quà tặng được xác định trong mức quy định của Chính phủ.
- Hàng nhập khẩu của tổ chức, cá nhấn nưốc ngoài được
hưởng tiêu chuẩn miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định
phù hợp vói các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia, có giấy phép nhập khẩu do Tổng cục hải quan cấp;

88
- Hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế mang theo
người của cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài khi xuất
nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
d) Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam.
đ) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và hàng hoá tạm xuất
khẩu tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
e) Hàng nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh miễn
thuế theo chế độ quy định.
g) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất,
doanh nghiệp chế xuất.
h) Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng không chịu thuế TTĐB khi
nhập khẩu theo quy định trên, nếu dùng vào mục đích khác, thì
phải kê khai nộp thuế TTĐB.

IV - CĂN Cứ TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế và thuế suất.
Số thuế TTĐB được tính bằng cổng thức :
Số lượng hàng Giá tính
Thuế TTĐB thuế đơn Thuế suất
phải nộp hóa tiêu thụ X
hay NK ' vị (%)

89
1. s ố lượng hàng hóa tiêu thụ hay nhập khẩu

- Số lượng hàng hóa tiêu thụ là số lượng hay trọng lượng


hàng hóa được sản xuất ra và xuất bán, trao đổi, biếu tặng, xuất
phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ, xuất trả hàng gia công hay
xuất cho các cửa hàng, chi nhánh thuộc đơn vị.
- Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng hay trọng lượng
hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo giấy
phép nhập khẩu và tờ khai hàng nhập khẩu có thanh khoản của
Hải quan.

2. Giá tính Thuê Tiêu thụ đặc biệt

a) Đối với hàng sản xuất trong nước


Giá tính thuế TTĐB của mặt hàng sản xuất trong nước thuộc
diện chịu thuế TTĐB là giá bán tại nơi sản xuất chưa có thuế
TTĐB.
Công thức xác định như sau :
Giá bán hàng
Giá tính thuế =
1+ thuế suất
❖ Ví dụ : Giá bán hàng thực tế 1 lít bia hơi nơi sản xuất là
3.000đ, thuế suất của mặt hàng bia hơi là 50%.

Giá tính thuế môt lít bia hơi = , ^'^ 0 - = 2.000 đ


1+ 50%
Thuế TTĐB phải nộp cho 1 lít bia là 1.000đ (= 2000đ X 50%)
- Đối với thuốc lá nhãn hiệu nước ngoài do các nhà máy,
công ty thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam sản xuất giao
cho các chi nhánh thuốc lá nước ngoài tại Việt Nam: giá bán
90
làm càn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá do các nhà máy,
công ty thuốc lá giao cho chi nhánh thuốc lá nước ngoài để tiêu
thụ tại Viột Nam, nhưng không dược thấp hơn 10% mức giá
bình quân do các chi nhánh thuốc lá nưóc ngoài bán ra. Trường
hợp các công ty, nhà máy không xác định giá tính thuế hợp lý,
thì cơ quan thuế căn cứ vào mức giá bình quân do các chi nhánh
thuốc lá nước ngoài bán ra trừ (-) 10% để ấn định giá tính thuế.
- Đối với rượu sán xuất trong nước đóng chai: giá bán làm
cơ sờ xác định giá tính thuế TTĐB không bao gồm vỏ
chai.Trường hợp giá bán ghi trên hoá đơn bao gồm cả vỏ chai
thì căn cứ doanh số bán ra ghi trên hóa đơn bán hàng, cơ sở lập
bản kê doanh số bán ra, tách riêng phần doanh sô' bán rượu để
tính thuế TTĐB và doanh số vỏ chai. Giá trị vỏ chai được trừ
trong giá bán là giá mua vào theo hoá đơn; đối với vỏ chai do cơ
sờ tự sản xuất là giá thành sản xuất, nhưng chỉ được tính tối đa
bằng giá mua vào của sản phẩm cùng loại.
- Đối với bia sản xuất trong nước đóng chai: nếu cơ sở sản
xuất bán bia chai theo phương thức thu đổi vỏ chai thì giá bán
■làm căn cứ tính thuê TTĐB là giá bán bia không bao gồm vỏ
chai. Khi lập hoá đơn bán hàng, cơ sở phải ghi giá bán thực tế.
Trường hợp cơ sở bán buôn cả vỏ chai thì thuế TTĐB tính theo giá
bán có cả vỏ chai.
*•* Ví dụ: Giá bán theo phương thức thu đổi vỏ chai của một
két bia Hà nội là 120.000đ/két (24 chai) thì giá tính thuế TTĐB
căn cứ vào giá bán 120.000đ/két.
Thuế TTĐB phải nộp 120.000d X 75% = 51.428đ
của một két bia 1+ 75%

91
Nếu cơ sờ bán buôn cả chai bia theo giá 168.000đ/két (24
chai), không thu hồi vỏ chai thì:
Thuế TTĐB phải nộp = 168 000d-X 75% = 72.000đ
của một két bia 1+ 75%
b) Đối với hàng gia công, hàng đem biếu tặng, tiêu dùng nội
bộ, trao đổi, giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế của mặt hàng
cùng loại hoặc của mặt hàng tương đương tại thời điểm diễn ra
nghiệp vụ này.
c) Đối với hàng nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB của mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu
thuế TTĐB được xác định bằng công thức :
Giá tính tliuếTTĐB = giá tính thuếNK + thuế nhập khẩu
❖ Ví dụ: Cơ sở A nhập khẩu một chiếc ôtô Honda Accord
>Ex, dung tích 2.7, sản xuất sau năm 1998; giá tính thuế nhập
khẩu do Bộ tài chính quy định tại Quyết định 68/1999/QĐ-BTC
ngày 1/7/1999 là 22.000USD. Thuế nhập khẩu xe ôtô là 60%.
Vậy giá tính thuế TTĐB sẽ là:
22.000 + (22.000 X 60%) = 35.200 USD
Cơ sở phải nộp thuế TTĐB cho chiếc ôtô trên là:
35.200USD X 100% = 35.200 USD
Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm
thuế nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB được tính đầy đủ theo
nguyên tắc trên.
d) Đối với dịch vụ: là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB.
Giá dịch vụ
Giá tính thuế TTĐB =
1+ thuế suất
92
❖ Ví dụ: Doanh thu kinh doanh vũ trường trong kỳ là
15.000.000d.

Giá tính thuế TTĐB = 15f ° 2 0 ^ “ 12.500.000 đ

Thuế TTĐB phải nộp:


12.500.000đ X 20% = 2.500.000đ
Giá dịch vụ làm cân cứ xác định giá tính thuếTTĐB đối với
một số dịch vụ được quy định như sau:
- Đối với kinh doanh vũ trường là giá vé vào vũ trường. Nếu
không có vé vào thì tính trên toàn bộ doanh thu trong các hoạt
dộng trong vũ trường. Đối với kinh doanh matxa, karaoke là
doanh thu các hoạt động này, không bao gồm doanh thu của các
hàng hoá, dịch vụ khác.
- Đối với kinh doanh golf là doanh thu về bán thẻ hội viên,
bán vé chơi golf, bao gồm cả tiền phí chơi golf do hội viên trả
và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại
người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp. Cơ sở
kinh doanh golf có kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ khác
không thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì các hàng hoá, dịch
vụ đó không phải chịu thuế TTĐB.
- Đối vói dịch vụ casino, trò chơi bằng máy jacpot là doanh
số bán đã trừ trả thưởng.
- Đối vói kinh doanh vé số đặt cược đua ngựa, đua xe là
doanh số bán vé đặt cược đua ngựa, đua xe -trừ số tiền trả
thưởng cho khách thắng cuộc. Doanh số bán vé xem đua ngựa,
đua xe không chịu thuế TTĐB mà chịu thuế GTGT.

93
đ) Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán
chưa có thuế TTĐB của hàng hoá đó bán ra theo phương thức
trả tiền một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp).
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ theo quy định
trên đây bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng
hoá, dịch vụ mà cơ sở được hường.

3. Thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt


Thuế suất thuế TTĐB được quy định chi tiết tại biểu thuế
TTĐB ban hành kèm theo Nghị định số 84/1998/NĐ-CP (xem
Biểu thuế TTĐB ở cuối chương).

V - ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP, HOÀN


VÀ GIẢM, MIỄN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Kê khai, đăng ký nộp Thuế Tiêu thụ đặc biệt


- Cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diên
chịu thuế TTĐB có trách nhiệm kê khai, đăng ký nộp thuế
TTĐB với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Cơ sở nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB phải
kê khai nộp thuế TTĐB cùng với việc kê khai đăng ký tờ khai
nhập khẩu với cơ quan Hải quan.

2. Thủ tục kê khai nộp Thuế Tiêu thụ đặc biệt


Thuế TTĐB do cơ sở sản xuất nộp. Đối với hàng nhập khẩu
là tổ chức, cá nhân nhập khẩu, trường hợp nhập khẩu ủy thác thì
tổ chức nhận ủy thác phải nộp thuế TTĐB cho chủ hàng.

94
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB
phải kê khai thuế TTĐB theo quy định sau:
a) Cơ sờ sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế
TTĐB phải kê khai thuế TTĐB hàng tháng khi tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong thời
hạn chậm nhất không quá 10 ngày cùa đầu tháng tiếp theo. Đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh có số thuế TTĐB phải nộp lớn,
thì kê khai nộp thuế TTĐB định kỳ 5 ngày hoặc 10 ngày một
lần theo quy định của cơ quan thuế.
b) Cơ sở nhập khẩu hàng hoá phải nộp tờ khai thuế TTĐB
theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu
với cơ quan thu thuế nhập khẩu.
c) Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên
liệu đã nộp thuế TTĐB, thì khi kê khai nộp thuế TTĐB ở khâu
sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên
liệu, nếu có chứng từ hợp pháp.
Viộc khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê
khai nộp thuế, xác định thuế phải nộp trong trường hợp này theo
công thức sau:
Thuế TTĐB đã nộp ở
Số thuế TTĐB Thuế TTĐB phải
nộp cho hàng xuất khâu nguyên liệu mua
phải nộp trong ' vào tương ứng vói số
kho tiêu thụ
ky hàng xuất kho tiêu thụ
trong kỳ
ữong kỳ
❖ Ví dụ: Trong kỳ kê khai nộp thuế, cơ sở A phát sinh các
nghiệp vụ sau: ,
- Nhập khẩu lO.OOOlit nước bia, đã nộp thúế TTĐB khi NK
là 25 triệu đồng.

95
- Xuất kho 8.0001it để sản xuất 24.000 hộp bia.
- Xuất bán 20.000 hộp bia, thuế TTĐB phải nộp của 20.000
hộp bia xuất bán là 47 triệu đồng.
- Thuế TTĐB đã nộp ở nước bia để sản xuất ra 20.000 hộp
bia là 16,6 triệu đồng (20 triệuđ/24.000 hộp X 20.000 hộp)
Thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
47 triệu đ - 16,6 triệu đ = 30,4 triệu đ
Trường hợp chưa xác định được ẹhính xác số thuế TTĐB đã
nộp cho số nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ
trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tạm tính
thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ quyết toán theo số thực tế vào
cuối tháng, cuối quý. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB
được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính
cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức cùa sản phẩm.
d) Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hoá và kinh doanh nhiều
loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có thuế suất khác nhau thì phải kê
khai nộp thuế theo từng mức thuế suất quy định đối với từng
loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh
doanh dịch vụ không xác định được theo từng thuế suất thì phải
tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch
vụ mà cơ sờ sản xuất, kinh doanh phải nộp.
. đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh mua hàng để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà bán trong nưóc thì ngoài việc nộp thuế
GTGT đối với việc bán hàng, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê
khai và nộp đủ thuế TTĐB thay cho cơ sở sản xuất. Giá tính thuế
TTĐB trong trường hợp nộp thay này là giá mua vào của cơ sở

96
kinh doanh xuất khẩu, nếu không xác định được giá mua vào thì
tính theo giá thực tế bán ra của cơ sờ chưa có thuế TTĐB.
❖ Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu A mua 2 triệu bao thuốc lá
có đáu lọc dược sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu
của Công ty thuốc lá Thăng Long, để xuất khẩu với giá là
4500đ/bao (giá chưa tính thuế TTĐB, vì công ty thuốc lá Thăng
Long không phải nộp thuế TTĐB trong trường hợp này).
Nhưng vì lý do khách quan, công ty A không xuất khẩu lô
hàng này mà bán lại trong nước với giá 8.000 đ/bao. Vậy công
ty này phải nộp:
- Thuế GTGT khi bán hàng này là: 1,6 tỷ đổng
(8000 đ X 2 triệu bao X 10%)
—Thuế TTĐB nộp ở khâu sản xuất là: 5,85 tỷ đồng
(4.500 đ X 2 triệu bao X 65%)
Giả sử công ty A không có căn cứ để chứng minh được giá
thực mua thì giá tính thuế TTĐB là:

8- P0Q = 4.848 đ/bao


1+ 65%
Số thuế TTĐB phải nộp là: 6,302 tỷ đồng
(= 4.848đ/bao X 2 triệu bao X 65%)

3. Hoàn Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá chịu thuê ITĐB đước
hoàn thuế TTĐB đã nộp trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

97
b) Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia. công
hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công với nước ngoài;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải
thể, phá sản có số thuế phải nộp thừa;
d) Quyết định xử lý hoàn thuế do cơ quan có thẩm quyền giải
quyết theo quy định của pháp luật.

4. Giảm, miễn Thuế Tiêu thụ đặc biệt

a) Cơ sở sần xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB khi.
gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ được xểt
miễn, giảm thuế TTĐB. Việc giảm thuế, miễn thuế được giải
quyết theo từng năm xảy ra thiệt hại. Mức giảm xét trên số thiệt
hại do thiên tai, địch hoạ, tai nạn b^t ngờ gây ra, nhưng không
quá 30% số thuế phải nộp theo luật. Trường hợp bị thiệt hại
nặng, không còn khả năng sản xuất, kinh doanh và nộp thuế thì
được miễn thuế TTĐB.
b) Đối với cơ sở lắp ráp và sản xuất ôtô được giảm 95 % mức
thuế suất quy định tại Biểu thuế TTĐB trong 5 năm đầu, kể từ
ngày 1/1/1999,đến hết ngàý 31/12/2003. Mức giảm thuế được
quy định như sau:
Thuế suất Được Còn phải
quy định giảm' nộp
- Ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 100% 95% 5%
- Ôtô từ 6 đến 15 chỗ 60% 95% . 3%
- Ôtô từ 16 đến dưới 24 chỗ 30% 95% 1,5%
❖ Ví dụ: Trong kỳ nộp thuế (1999) cơ sở sản xuất ôtô A cồ
tình hình như sau:
98
- Ôtô từ 5 chỗ ngồi trờ xuống có đoanh thu: 15 tỷ đồng
- Ôtô từ 6 đến 15 chỗ có doanh thu: 10 tỷ đồng
- Ôtô từ 16 đến dưới 24 chỗ có doanh thu: 5 tỷ dồng
Cơ sờ phải tính, kê khai nộp thuế TTĐB trong kỳ như sau:
Thuế TTĐB phải nộp:
= m ¿ t ó n g x5 % + m ¿ ^ x3% + 5 j£ t e t t 1]5%
1+ 0,05 1+ 0,03 1+ 0,015
= 1,079 tỷ đồng
Sau 5 năm áp dụng giảm thuế theo quy định trên mà cơ sở sản
xuất, lắp ráp ôtô bị lỗ thì được xét giảm thuế từ 1 đến 5 năm nữa.
c) Cơ sờ kinh doanh golf được giảm 30% mức thuế suất theo
biểu thuế TTĐB trong thời hạn 3 năm kể từ khi Luật thuế TTĐB
có hiệu lực (1/1/1999).
d) Cơ sở sản xuất bia có quy mô nhỏ (công suất từ 10 triệu
lít/1 năm trở xuống, đươc thành lâp và hoat đông trước ngày
1/1/1999, nếu nộp đủ thuế theo mức thuế suất quy định tại Luật
thuế mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế TTĐB tương ứng với số lỗ.
Thời gian giảm thuế được thực hiộn hàng năm tính theo năm
dương lịch, nhưng không quá 5 năm, kể từ ngày 1/1/1999.

99
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẬC BIỆT
( B a n h à n h k è m t h e o L u ậ t t h u ế T i ê u t h ụ d ặ c b i ệ t d ư ợ c

Q u ố c h ộ i t h ô n g q u a n g à y 2 0 1 5 1 1 9 9 8 )

TT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suấl (%)


I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà
a) Thuỗc lá diếu có đáu lọc sx chủ yếu bằng nguyên 65
lidu nhập khẩu, xì gà.
b) Thuốc lá diếu có đáu lọc sx chù yỂu bằng nguyCn 45
liệu Irong nước.
c) Thuốc lá điếu khổng có dáu lọc. 25
2 Rượu
a. Rượu trCn 40° 70
b. Rượu lừ 30° dến 40° 55
c. Rượu lừ 20° dến dưới 30° 25
d. Rượu dưới 20°, kế cả rượu chế biến lừ hoa quả 20
d. Rượu thuỏc 15
3 Bia
a. Bia chai, bia iươi 75
b. Bia hộp 65
c. Bia hơi 50
4 Ô tô
- Ồtô lừ 5 chỗ ngổi trở xuống 100
- Ôiô lừ 6 đốn 15 chỗ ngổi 60
- Ôiô lừ 16 đến 24 chỗ ngrti 30
5 Xăng các loại, napta (naphtha), chế phẩni tái hợp (rcĩormadc 15
component) và các chế phàm khác để pha chế xáng.
6 Điéu hòa nhiỊl dô công suất lừ 90.000 BTU trờ xuổng 20
7 Bài lá 30
8 Vàng mã, hàng mã 60
n Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường, mái xa, karaokc 20
2 Kinh doanh casino, trò chơi bâng máy Jackpot 25
3 Kinh doanh vé đăt cược đua ngựa, dua xe 20
4 Kinh doanh golf: bán thè hội viCn, vé chơi golf 20

100
Một số mặt hàng được xác định cụ thể như sau :
- Thuốc lá điếu có dầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên
liệu nhập khẩu là loại thuốc lá điếu có dầu lọc sử dụng số lượng
nguyên liệu sợi thuốc nhạp khẩu từ 51% trở lèn so với nguyên
liệu sợi thuốc cần dùng dể sản xuất ra sản phẩm đó.
- Thuốc lá điếu nhập khẩu bao gồm cả thuốc lá thành phẩm
trong mã số 240300 tại Biểu thuế nhập khẩu.
- Rượu thuốc được áp dụng thuế suất 15% nếu có đù các
diều kiộn sau đây :
+ Giấy phép do Bộ Y tế cấp hoặc xác ¿ìhận của Bộ Y tế đối
với hàng nhập khẩu. 1
+ Số đăng ký sản xuất được Bộ Y tế cấp đối với rượu thuốc
sản xuất trong nước.
Nếu không đủ những điều kiện này thì đơn vị phải nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt theo thuế suất của loại rượu có độ rượu tương ứng.
- Các loại cồn sản xuất trong nước không bao gồm : cồn y tế,
cồn công nghiệp và các loại cồn không dùng để pha chế rượu
khác. Đối với các loại rượu, cồn nhập khẩu thì trong giấy phép
nhập khẩu và tờ khai hàng nhập khẩu có xác nhận thực nhập của
cơ quan Hải quan phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, nồng độ. Đối
với các loại rượu hoặc cồn chứa trong các bao bì không ghi rõ
nhãn hiệu, ký hiệu, nồng độ hoặc không có đủ căn cứ để cơ quan
Hải quan xác định chính xác được nồng độ thì phải có xác nhận
về nồng đô của cơ quan có thẩm quyền kiềm nghiệm Việt Nam.
- Mặt hàng bia hộp (lon) đóng trong hộp nhôm loại 0,50
lít/hộp trở xuống.

101
- Ôtô nhập khẩu : Dạng SKD áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ
dặc biệt như dối với hàng nguyên chiếc theo từng loại chỗ ngồi.
Các trường hợp nhập khẩu ôtô dạng SKD nếu gặp khó khăn
trong việc xác định loại chỗ ngồi để áp dụng thuế suất phù hợp
thì hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo Tổng cục
Hải quan và Tổng cục Thuế dể phối hợp giải quyết cụ thể.

102
Chương V

THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

I - KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHAU, nh ậ p khau

1. Khái niệm ThuếXuất khẩu, Nhập khẩu

Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh
vào các mặt hàng mâu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu,
nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt-Nam đã được Quốc
hội khóa VIII thông qua ngày 26/11/1991 và đã được sửa đổi bổ
sung hai lần vào ngày 5/7/1993 và ngày 20/5/1998.

2. Tác dụng của Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu

a) Là một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước


Ở Việt Nam, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước chủ yếu là
các loại thuế (theo Quốc hội khóa VIII thông qua 8 loại thuế
chính), lệ phí. Trong đó thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu
lớn vì dễ thu và phí cho việc thu thuế thấp, mặt khác nước ta
cũng cần thực hiện chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp
non trẻ tránh sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu nên mức
thuế suất còn cao (nhất là thuế suất hàng nhập khẩu).

103
b ) T h u ế g ó p p h à n h ả o v ệ v à p h á t t r i ể n s à n x u ấ t t r o n g n ư ớ c

Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi dài hạn
cùa dất nước và diéu kỉộn cụ thể trong mỗi giai doạn lịch sừ mà
Nhà nước dổ ra chính sách dối với từng măt hàng xuất hay nhập
khẩu. Căn cứ vào đó xây dựng một thuế suất hợp lý cho từng
mạt hàng.
Thuế là khoản chi lớn dược tính vào giá thành, nén thuế suất
cao hay thấp có ảnh hường rất lớn đến giá cà. Vì vây dổi với
những mặt hàng cán hạn chế xuất khẩu dể bảo vệ nguón tài
nguyên dất nước hoăc hạn chế nhập khẩu dế bào vệ và phát
triổn sản xuất trong nước thì Nhà nước sẽ dưa ra mức thuế suát
cao (hoặc ngược lại).
Khuynh hướng chung cùa Viột Nam cũng như của các nưóc
là khuyến khích xuát khẩu, hạn chế nhạp khẩu nôn thuế suất
dánh vào hàng xuất khẩu thường thấp, thuế suất dánh vào hàng
nhẠp khẩu thường cao.
c) Thuế góp phán hướng dản tiéu dùng trong nước
Người tiôu dùng là lực lượng lớn nhất trong xã hôi. Với thu
nhập cô định, họ luôn tìm mua loại hàng hóa vái giá rẻ, chất
lượng cao. Thuế cao hay thấp có tác dụng kích thích hoảc hạn
chế tiêu dùng. Đôi với những mặt hàng thiết yếu cho dừi sổng
nhân dân, những mặt hàng nâng cao dời sống vAn hoa, tinh thán
của nhân dân thì mức thuế nhập khẩu thấp.
d) Thuê góp phẩn thực hiện chính sách dối ngoại cùa Nhá Iiưirc
Bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng chính sách đỏi ngoại
rĩỄng của mình. Trong chính sách dối ngoại, Nhà nước phan
biột các khu vực xuất khẩu, nhạp khẩu, những nước dã ký kốt

104
Hiêp định thương mại với Viôt Nam trong đó có diéu khoản ưu
dãi vẻ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mật hàng với sô
lượng cụ thể. Trên cơ sờ này biểu thuế gổm ba loại thuế suất
(thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu dãi dặc biệt và thuế suất thông
thường) áp dụng cho từng trường hợp.

II. PHẠM Vỉ ÁP DỤNG THUẾ XUẤT, NHẬP KHAU

1 Đối tượng nộp Thuế Xuất, Nhập khẩu

Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập
khẩu có hàng hóa xuát khẩu, nhập khẩu thuộc dối tượng chịu
thuế. Trường hợp xuất-nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy
thác chịu trách nhiêm nôp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Đối tượng chịu Thuê' Xuất, Nhập khẩu

Tất cả hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu biỗn giói Việt Nam trong các trường hợp sau đều là đối
tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhẠp khẩu của các tổ chức kinh tế
Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phcp mua bán,
trao dổi, vay nợ với nước ngoài.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế
nước ngoài, cùa các hình thức đầu tư nước ngoài tại Viêt Nam.
- Hàng hóa được phép xuất khẩu vào các khu chế xuất tại
Viẹt Nam và hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu chế xuất
dược phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

105
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm hàng mẫu, quảng cáo,
dự hội chợ, triển lãm.
- Hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
- Hàng hóa vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế
mang theo người của người Việt Nam và người nước ngoài khi
xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giói Việt Nam.
- Hàng là quài biếu, quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế
của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt
Nam và ngược lại.
- Hàng hóa xuất, nhập khẩu vuợt quá tiêu chuẩn miễn thuế
của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt
Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức
nói trên hoãc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Hàng là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế
của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài xuất khẩu qua cửa
khẩu biên giới Việt Nam, do hết thời hạn cư trủ và làm việc tại
Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt
Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau
đây không thuộc diện chịu Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu
sau khi làm đầy đủ thủ tục Hải quan:
- Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu
biên giới Việt Nam, trên cơ sờ hiệp định đã ký giữa hai chính
phủ hoặc ngành, địa phương được chính phủ cho phép.
- Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất,
doanh nghiệp chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra
106
nưóc ngoài, hoặc hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế
xuất này đưa sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khác
trong lãnh thổ Việt Nam.
- Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu bao gồm
các hình thức sau:
+ Hàng hóa được chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến
cảng nước nhập khẩu không đến cảng Việt Nam.
+ Hàng hóa được chở đến cảng Việt Nam, nhưng không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn tới cảng nưóc
nhập khẩu.
+ Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam đưa vào kho ngoại quan,
không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ
tục xuất khẩu.
- Hàng viện trợ nhân đạo bao gồm hàng viện trợ của các tổ
chức Liên hợp quốc, viện trợ nhà nước theo các chương trình,
dự án viện trợ đã được ký kết và các khoản viện trợ đột xuất của
các chính phủ, tổ chức nước ngoài để hỗ trợ khắc phục thiệt hạn
do thiên tai, dịch bệnh.

HI - BIỂU THUẾ XUẤT KHẠU, n h ậ p khau

1. Biểu thuế

Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu được ban hành
kèm theo Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 và Nghị định số
94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ.

107
Bộ Tài chính chủ trì bàn với Bộ Thương mại căn cứ vào
chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu từng mặt hàng,
sự biến dộng về giá cả thị trường trong từng thời gian dể trình
Thủ tướng Chính phủ diều chỉnh các mức thuế suất trong biểu
thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với khung thuế suất do ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định.

1.1. B iểu th u ế nhập khẩu

Danh mục mặt hàng chịu thuế của Biểu thuế nhập khẩu dược
•xây dựng trôn cơ sờ Danh mục của Hệ thống điểu hoà mó tả và
mã hoá hàng hoá của Hội đồng hợp tác hài quan thế giới, nay
gọi là Tổ chức Hải quan thế giới (viết tắt là danh mục HS) đến
cấp độ phân nhóm hàng (mã hoá 6 chữ số). Ở cấp độ mặt hàng
(mã hoá 8 chữ số), về cơ bản, danh mục biểu thuế dược xây
dựng dựa trên Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam
ban hành theo Quyết định số 324/rCTK-QĐ ngày 26/12/1995
của Tổng cục Thống kê.
Cấu tạo của biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Viêt Nam
bao gồm 97 chương (trừ Chương 77 để dự phòng). Mỗi chương
được chia thành 5 cột và được quy định như sau:
Cột thứ 1: là cột mã hiệu của nhóm hằng;
Cột thứ 2: là cột mã hiệu của phân nhóm hàng;
Cột thứ 3: là cột mã hiệu của mặt hàng;
Cột thứ 4: là cột mố tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng hoặc
mặt hàng;
Cột thứ 5: là cột quy định mức thuế suất nhập khẩu.

108
Ví dụ:
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ưu ĐÃI
(Quyết dịnli sô' 67/1999/QĐ-BTC ngày 241611999
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mã sổ Mô tả nhóm mặt hàng Thuế suất
Nhóm Phân nhóm (%)
1 2 3 4 5
8504 Biến thế điện máy nắn dòng
tĩnh, và bộ cảm điện
8504 10 - Chấn lưu dùng cho đèn phóng
hoặc ống phóng
8504 10 10 - Chấn lưu dùng cho đèn phóng 5
8504 10 20 - Chấn lưu dùng cho ống phóng 30

1.2. B iểu th u ế xu ấ t khẩu

Danh mục hàng hoằ của biểu thuế xuất khẩu về cơ bản được
xây dựng trên danh mục HS. Tuy nhiên phần lớn các mặt hàng
có thuế suất là 0%, nên biểu thuế xuất khẩu không ghi mã số và
tên tất cả các nhóm mặt hàng như danh mục HS, mà chỉ ghi tên,
mã số và mức thuế suất của một số nhóm mặt hàng.
Các nhóm mặt hàng được ghi rõ ràng trong Biểu thuế xuất
khẩu là những nhóm mặt hàng được ghi rõ mức thuế suất thuế
xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng. Các nhóm hàng không
được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế xuất khẩu là
những nhóm mặt hàng không được ghi rổ mức thuế suất thuế
xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng mà được ghi vào mục
xxxxxx ờ cuối Biểu thuế xuất khẩu, có thuế suất thuế xuất khẩu
là 0%.

109
Ví dụ:
BIỂU THUẾ THUẾ XUẤT KHAU
(Quyết định sô' 1802/1998/QĐ-BTC ngày 11/12/1998
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mã số Nhóm mặt hàng Thuế suất (%)

100600 Gạo các loại


100600 10 Gạo từ 25% tấm trở lên 0
100600 90 Loại khác 1
270900 Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng 0
chất bi-tum, dạng thô. Riêng:
270900 10 - Dầu thô 4

xxxxxx Các mật hàng khác không ghi ở trên 0

2. Thuế suất

Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất
thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.
a) Thuế suất ưu đãi
Thuế suất ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử Tối
Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
- Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ
nước hoặc khối nước đã có thoả thuận về đối xử Tối Huệ Quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước hoặc
khối nước này do Bộ Thương mại thông báo.

110
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/0) phải phù hợp với quy định
của Bộ Thương mại.
Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể trong Biểu thuế nhập
khẩu do Bộ trường Bộ' Tài chính ban hành. Căn cứ vàõ chính
sách xuất nhập khẩu, sự biến động về giá cả thị trường trong
từng thời gian, các mức thuế suất trong Biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu có thể được điều chỉnh phù hợp với khung thuế suất
do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
b) Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu
có xuất xứ từ nước không có thoả thuận về đối xử Tối Huệ Quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn
50% so với thuế suất ưu đãi. Đối với những trường hợp đặc biệt
cần quy định cao hơn hoặc thấp hơn 50% (nhưng không quá
70% so với thuế suất ưu đãi).

Thuế suất _ Thuế suất Thuế suất __ „


thông thường “ ưu đãi X 50%
ưu đãi,

c) Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Được áp dụng chọ hàng hoá
nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và
nước hoặc khối nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan
thuế hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mậi biên giới.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hoá
nhập khẩu có đủ các điều kiện sáu:
- Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thoâ
thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiên ghi trong thoả thuận.

111
- Phải là hàng có xuất xứ (C/O) tại nước có chung đường
biên giới hoặc tại nước thuộc khối nước mà Việt Nam tham gia
về thuế theo thoả thuận. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phải
phù hợp với quy định của Bộ Thương mại.
d) Thuế suất đổi với hàng hoá thuộc các loại ở dạng rời có
kỷ hiệu SKD, CKD, ỈKD đã ghi trong biểu thuế chỉ được áp
dụng đối với phưng mặt hàng mà cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam quy định tiêu chuẩn xác định dạng rời SKD, CKD,
hoặc IKD của mặt hàng ấy.
Trường hợp nhập hàng hoá dạng rời có tiêu chuẩn cao hơn
tiêu chuẩn đã quy địnhxthì thuế suất được áp dụng là thuế suất
trên một bậc.
❖ Ví dụ: Nhập dạng ròi cao hơn tiêu chuẩn SKD, thì áp dụng
thuế suất nguyên chiếc. Nhập dạng rời cao hơn CKD thì áp
dụng thuế suất của SKD.
Ngoài ra, dể khuyến khích quá trình sản xuất, lắp ráp trong
nước thay, thế nhập khẩu, Nhà nước đã ban hành mức thuế suất
thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản
phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử (xem mức
thuế quy định ở cuối chương).
Đối tượng được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hoá là các doanh nghiệp Việt Nam và cấc doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trorig cácjĩnh vực:
- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí —
điện - điện tử (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).
- Sản xuất, lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh nêu
trên (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).
112
Các điều kiện để được áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội
điạ hoá:
- Có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp (đảm bảo đủ
điều kiện kỹ thuật, phù hợp với giấy phép đầu tư, sản xuất -
kinh doanh) được Bộ Công nghiệp kiểm trà và xác nhận.
- Sản phẩm, phụ tùng sản xuất rạ phải có giấy chứng nhận
dăng ký chất lượng sản phẩm do cơ quan tiêu chuẩn đo lường
chất lượng cấp.
- Có đăng ký kế hoạch nội- địa hoá sản xuất sản phẩm.
Tỷ lệ nội địa ìioá được xác định theo công thức sau:

N = ^ ỉx lO Ô % = (l-f)xiOO%

Trong đó:
N(%) : Tỷ lệ nội địa hoá của một loại sản phẩm hoặc phụ
tùng.
z : Giá trị nhập khẩu (CIF) hoặc giá bán của sản phẩm, phụ
tùng nguyên chiếc mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp.
'I : Giá trị nhập khẩu (CIF) của bán thành phẩm, chi tiết, cụm
chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, uỷ
thác nhập khẩu hoặc mua lại hàng nhập khẩu của các doanh
nghiệp khác. ;
* Đối với sản phẩm, phụ tùng do các doanh nghiệp Việt Nam
tự thiết kế, sản xuất thì z là giạ bán bình quân gia quyện không
bao gồm thuế GTGT và chi phí khuyến mại, thưởng mua hàng,
hoa hồng đại lý.

113
* Đổi VỚI các sàn phẩm t ó N í ũ thì các hán thành phẩm, chi
tiết, cụm chi IIỂI, bb phan nhâp khâu dể sàn xuất, láp ráp sản
phẩm hoâc phu tung dó phải nbp thué theo đúng mức thuế suât
quy định tai Biếu thui nhap khâu
* ỉ hue iuứi lliuỏ nhạp khâu theo tý 1Ç nội dĩa hoá:
- Dối vóri thimh phẩm, chi Ilớt, cum chi lift, bổ phan nhâp
khẩu đ ể sin XIIát sàn phám hoẠc phu túng dược ắp dung thuế suat
thuế nhạp khâu theo tỷ lé nới dia hoá do Bộ Tài chính quy dinh.
- Dổi với nguyỏn vat lidu nhap khâu d í sân xuat sán phàm
hoậc phu tùng, các dơn vị dươc phép lưa chon dế áp dung môl
trong 2 thuế suât sau:
Thuế suát thuế nhạp khâu theo tỷ l£ nòi dia hoá của sân
phẩm, phu tùng.
Thuế suất thuế nhạp khàu cho từng loai nguyín vat li£u theo
dúng quy dinh tại Biếu thuế nhạp khâu.
* C h ì sổ khuyến khích trong trường hơp doanh nglutp sàn xuát.
láp ráp các sàn phàm, phụ tùng cán khuyỗn khích thi thui suai
thuế nhap kha’u theo tỷ lỗ nổi địa hoá dươc tính giám như sau:
Tk = Ts X ( 1 - k)

Trong dó:

Tk : Thuế suất thuế nhap khàu ưu tiẾn

Ts : Thuế suat tliuỏ nhap kháu theo tỳ lí nrti dia ho.1 thưc tí
dạt dươc.

k : Hộ sô diổu chinh (k < 0,5 có nghĩa là mức giảm thui


không dươc vượt quá 50*/f so với mức thuế phải nftp (h í sổ
khuyến khích dược áp dụng thòng nhát cho từng loai sân phàm.
phụ tùng nằm trong danh mục cần khuyến khích đầu tư. Hệ số k
giảm dần qua từng năm và thời gian áp dụng không quá 5 năm).
❖ Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử (có thuế
suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 40%), tỷ lệ nội địa hoá đạt được
trên 60%; thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địà hoá
là 3% (xem Biểu thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi ở cuối
chương); hộ số k là 0,3.
Vây thuế suất thuế nhập khẩu ưu tiên của sản phẩm này sẽ là:
Tk = 3% X (1 -0 ,3 ) = 2,1%

IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ


XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Sô' thuế xuất khẩu haỵ nhập khẩu phải nộp bằng số lượng
hàng hóa thực tế được xuất khẩu hay nhập khẩu nhân với giá
tính thuế và nhân với thuế suất của mặt hàng đó.

1. SỐ lượng hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu

Là số lượng hàng hóa thực tế ghi trong tờ khai hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu mà cờ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp
cho cơ quan hải quan.

2. Giá tính thuế

a) Trường hợp có hợp đồng mua bán ngoại thương và các


chứng từ hợp lệ theo quy định tại Điều 50 của Luật thương mại
ngày 10/5/1997 thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng

115
(trừ các măt hàng thuộc danh mục mật hàng Nhà nước quản lý
giá tính thuế). Cụ thể:
- Đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất không
bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu di tới
cửa khẩu đến (giá FOB).
- Đối với hàng nhập khẩu: là giá thực tế mua cùa khách hàng
tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi p\]í vân tải và phí bảo hiểm từ
cửa khẩu di tới cửa khẩu đến (giá CIF). Trường hợp trong giá
hàng nhập khẩu chưa có phí bảo hiểm (I), phí vân tải (F) thì tổ
chức, cá nhân nộp thuế phải xuất trình các chứng từ hợp lộ vể các
loại phí kể trên vói cơ quan Hải quan đổ xác định giá tính thuế.
- Trong trường hợp mua bán theo phương thức trả chậm và
giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng mua bán gồm cả lãi suất
phải trả thì giá tính thuế được xác định bằng giá mua, giá bán
trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng.
- Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải di thuê thì
giá tính thuế là giá thuê theo hợp dồng dã ký vối nước ngoài.
- Đối với máy móc thiết bị, phương tiên vân tải đưa ra nước
ngoài sửa chữa, thì giá tính thuế khi nhập khẩụ trờ lại Việt Nam
là chi phí sửa chữa theo hợp dồng dã ký với nước ngoài.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, có bao gồm cả hàng bảo hành
theo hợp đồng, nhưng trong hợp đồng không tính thanh toán
riêng đối với số hàng hoá bảo hành, thì giá tính thuế trên hợp
đồng là giá bao gồm cả phần bảo hành.
- Đối với hàng hoá nước ngoài gia công cho phía Việt Nam,
thì giá tính thuế khi nhập khẩu là giá trị thực tế của hàng hoá
116
nhập khẩu trừ đi giá trị của nguyên liệu, vật tư, hàng hoá xuất ra
nước ngoài để gia công theo hợp đồng đã ký.
- Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với KCX tại Việt
Nam là giá thực tế mua, bán theo hợp đồng tại cửa khẩu KCX.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu đã đưa vào sử dụng tại Việt
Nam phải truy thu, thì giá tính thuế truy thu được áp dụng trên
cơ sở giá trị sử dụng còn lại tại thời điểm truy thu thuế, theo kết
quả giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, và được tính cụ thể như sau:
Giá trị sử dụng còn lại Giá tính thuế (% của giá nhập
khẩu mới)
- từ 30% trở xuống 10%
—trên 30% đến 50% 20%
-trê n 50% đến 70% 30%
- trên 70% đến 85% 45%
- trên 85% ... 60%

b) Đối với một số mặt hăng Nhà nước quản lý giá, thì giá
tính thuế là giá theo bảng giá của Bộ Tài chính quy định. Trường
hợp giá trên hợp đồng cao hơn giá quy định tại Bảng giá của Bộ
Tài chính, thì tính theo giá hợp đồng.
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đủ điều
kiện xác định giá tính thuế theo hợp đồng, hoặc giá ghi trong
hợp đồng quá thấp so với giá mua, giá bán thực tế tối thiểu tại
cửa khẩu và đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương
thức khác không phải là mua bán, không thanh toán qua ngân

117
hàng thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu do
Bộ Tài chính chù trì, cùng với Bộ Thương mại và Tổng cục Hài
quan xác dịnh ra.
d) Giá tính thuế dược tính bằng dồng Việt Nam. Tỷ giá làm cơ
sờ đổ xác định giá tính thuế là tỷ giá mua, bán thực tế bình quân
trên thị trường ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nưóc Việt Nam công bố.
d) Tiển nộp thuế
Thuế nộp bằng đổng tiền Việt Nam, trường hợp dối tượng
nộp thuế muốn nộp bằng ngoại tộ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự
do chuyển dổi. Những trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tộ
do Bộ Tài chính quyết dịnh.

V - MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN LẠ I


THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHAU

1. Trường hợp dược miễn Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu

ơ) Hàng viện trợ kliông hoàn lại


Bao gồm hàng viên trợ song phương hoặc đa phương cùa các
tổ chức chính phủ, các tổ chức liên chính phù, các tổ chức phi
chính phủ, hàng viên trợ không hoàn lại do các tổ chức nhân
đạo, giáo dục, y tế, văn hóa nước ngoài hoặc của tổ chức tôn
giáo quốc tế viện trợ cho các cơ quan khoa học, giáo dục, y tế,
văn hóa và các tổ chức tôn giáo của Viột Nam, để phục vụ trực
tiếp cho khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa và tôn giáo.
Hàng viện trợ không hoàn lại phải có các hồ sơ sau:

118
- Dự án viện trợ hoàc Hiệp định giữa Chính phù Việt Nam và
các tổ chức nước ngoài hoăc văn bẩn thoả thuận viộn trợ, thững
báo viÇn trợ.
- Vện don hàng nhạp ho.Ịc giấy báo cùa bên gừi hàng viện
trợ.
- Giấy phép xuất nhâp khàu do Bộ Thương mại cấp ghi rõ
hàng viộn trợ không hoàn lại.
- Với các giấy tờ tròn, Ban quàn lý và tiếp nhận viện trợ cùa
Bộ Tài chính cấp giấy xác nhận hàng “viện trợ không hoàn lại”.
h) Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dể dự hội chợ,
triển lãm
Hít thời hạn hôi chợ, triển lãm phải nhập khẩu vé Viẹt Nam
(dối với hàng tạm xuất) và phải xuất ra nước ngoài (dối với
hàng tạm nhập).
Những hàng hoá này phải có các giấy tờ sau:
- Giấy báo hoăc giấy mời tham dự hội chợ, triển lãml.
- Giấy phép xuất khẩu hoăc nhạp khẩu hàng hoá do Bô Thương
mại cấp hoăc Tổng cục Hải quan cấp có ghi rô là hàng tạm nhập
tái xuất hoàc tạm xuất tái nhâp dể dự hôi chợ, triển lãm.
c) Hàng là tài sàn di chuyển của lổ chức, cá nhân nước
ngoài dược phép vào cư trú, làm viộc tại Việt Nam hoặc di
chuyên ra khòi Viẹt Nam trong mức quy dinh, gồm có:
- Hàng là tài sản di chuyển cùa tổ chức, cá nhan nước ngoài
được phép vào cư trú, làm việc tại Viột Nam hoăc di chuyên ra
khỏi Viột Nam khi mãn hạn cư trú hoặc làm viộc tại Việt Nam.

119
- Hàng là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam
được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết
hạn, chuyển lại vể Việt Nam.
- Hàng là tài sản di chuyển của cá nhân người Việt Nam
định cư ờ nước ngoài mang về nước khi được phép cư trú và
định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép
định cư ở nước ngoài.
Những loại hàng này khi di chuyển phải có các chứng từ sau:
- Đối với tài sản di chuyển cùa tổ chức, cá nhân ngưòi nước
ngoài chuyển ra khỏi Việt' Nam, khi hết thời gian cư trú và làm
- việc tại Việt Nam gồm:
+ Quyết định của Chính phủ nước ngoài cho phép về nước.
+ Giấy xác nhận hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam
do Bộ ngoại giao Việt Nam cấp.
- Đối với tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân nước ngoài
được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam thì có quy chế riêng.
d) Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ theo điều ước quốc
tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia (những
trường hợp này phải có giấy phép xuất nhập khẩu do Tổng cục
Hải quan cấp).
đ) Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
e) Đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia
công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã được ký
kết, bao gồm:
- Nhận vật tư, nguyên liệu về sản xuất rồi giao lại toàn bộ
thành phẩm.

120
- Hoặc trả tiến một phần hay toàn bộ vật tư, nguyên liệu để
bán lại toàn bộ thành phẩm cho nước ngoài theo hợp đồng gia
công đã ký.
Đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho
nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã được ký kết phải có:
- Hợp đồng gia cóng, trong đó có ghi rõ phương thức cung
cấp nguyên liệu, vật liệu, định mức tiêu hao nguyên liệu, thành
phẩm phải trả, quy định thanh toán tiền gia công.
- Hợp đổng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ
thác).
Đơn vị nhận gia công phải mở sổ theo dõi và phải đăng ký
với cơ quan Hải quan thành phố, tỉnh.
Đối với hàng gia công cho nước ngoài, chỉ được miễn thuế
nhập khẩu của phần nguyên liệu, vật liệu để gia công.
Thiết bị, phương tiện, công cụ sản xuất hoặc nguyên vật liệu
do nước ngoài thanh toán tiền công, khi nhập khẩu đều phải nộp
thuế nhập khẩu.
Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, nhưng
không xuất khẩu sản phẩm thì phải khai báo và nộp lại số thuế
nhập khẩu đã được miễn trước đó. Nếu cố tình không khai báo
thì ngoài việc truy thu số thuế nhập khẩu, còn phải xử phạt từ 2
đến 5 lần số thuế không khai báo.
Khi kết thúc hợp đồng gia công, đơn vị phải tổng hợp quyết
toán, báo lại với cơ quan hải quan về số nguyên liệu đã nhập
khẩu, hàng hoá đã được xuất khẩu, số chênh lệch thừa, thiếu
nguyên vật liệu.

121
g) Hàng hoặ mang theo hoặc gửi về nước của cỏng dân Việt
Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác học tập ở
nước ngoài trong tiêu chuẩn quy định của Chính phủ về tiêu
chuẩn hành lý xuất nhập cảnh.

2. Trường hợp được xét miễn, giảm Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu

a) Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an


ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, trên
cơ sở kế hoạch hàng năm đã được Bộ trưởng Bộ chủ quản duyệt.
Hàng nhập khẩu chuyên dùng này khi đã được miễn thuế
nhập khẩu, nếu sử dụng không đúng mục dích thì bị truy thu sỏ
thuế nhập khẩu đã được miễn.
Trường hợp cố ý không khai báo thì ngoài việc truy thu thuế
nhập khẩu đã được miễn, còn bị xử phạt từ 2 đến 5 lần số thuế
phải nộp.
b) Đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp có
vốn dầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong từng trường hợp
đặc biệt cần khuyến khích dầu tư sẽ được xét miễn giảm thuế.
c) Hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và ngược lại được
miễn thuế theo mức quy định của Bộ Tài chính, cụ thể chỉ được
xét miễn thuế nếu trị giá quà tặng cho mỗi cá nhân không vượt
quá 100 USD. Trường hợp một lô hàng được tặng cho nhiều người
thì mỗi người cũng chỉ được miễn thuế trong phạm vi 100 USD
và tổng trị giá lô hàng cũng không vượt quá 1.000 USD. Hàng
là quà tặng là những mặt hàng mà Nhà nước quản lý theo hạn

122
ngạch, thì không được xét miễn thuế, trừ một số trường hợp cụ
thổ do Bộ Tài chính quy dịnh.
Hàng là quà biếu, quà tặng phải có các chứng từ sau:
- Vãn bản xin miễn thuế xuất nhập khẩu
- Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan hải quan cấp.
- Thông báo hay qụyết định tặng hàng của chủ hàng.
d) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các đơn vị được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép kinh doanh bán
loại hàng được miễn thuế để phục vụ cho người xuất cảnh, các
cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam.
Hàng này phải có:
- Văn bản đề nghị xin miễn thuế
- Giấy phép được kinh doanh bán những mặt hàng miễn thuế
do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Hạn ngạch hay kế hoạch nhập hàng do Bộ Thương mại
duyệt.
- Tờ khai của hải quan đã có kiểm hoá, tính thuế.
Các đơn vị sản xuất, gia công trong nước có hàng hoá bán
cho các cửa hàng miễn thuế được coi là hoạt động xuất khẩu
nên các đơn vị phải nộp thuế xuất nhập khẩu và được hoàn lại
phần thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất
hàng hoá trên và được xét miễn thuế GTGT, thuế TTĐB.
Hàng hoá nhập khẩu từ nứơc ngoài vào Việt Nam để bán tại
cửa hàng miễn thuế thì được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên,
mỗi khi nhập khẩu hàng hoá phải làm thủ tục xét miễn thuế.

123
Đối với hàng hoá do các cửa hàng mua từ thị trường trong
nước dể bán tại cửa hàng này được coi là hàng xuất khẩu và
phải nộp thuế xuất khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế,
nếu bán sai đối tượng hoặc đem tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
thì trong mọi trường hợp đều coi là trốn thuế và cửa hàng bị
truy thu nộp thuế nhập khẩu đã được miễn và bị phạt hai lần số
thuế ẩn lậu.
Trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cửa
hàng miễn thuế dưới hình thức làm đại lý bán hàng cho bên
nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam nộp thuế GTGT theo
thuế suất trên hoa hồng được hưởng và thuế thu nhập doanh
nghiệp theo chế độ quy định.
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với
bên nước ngoài theo hình thức chia doanh thu thì doanh nghiệp
Việt Nam nộp thuế GTGT trên doanh thu được chia và nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với
bên nước ngoài dưới hình thức chia lợi nhuận thì cửa hàng nộp
thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định đối với
doanh nghiệp Việt Nam và khi bên nước ngoài chuyển thu nhập
được chia ra nước ngoài thì không phải nộp thuế chuyển thu
nhập ra nước ngoài.
Đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nưóc
ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư để tham gia kinh doanh tại cửa
hàng miễn thuế thì nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định.

124
e) Hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình vận chuyển, bốc
xếp bị hư hỏng, mất mát, cơ quan hải quan cấp tỉnh, thành phố,
căn cứ mức độ tổn thất, hư hỏng đã được VINACONTROL
giám định, để giảm thuế xuất nhập khẩu tương ứng với từng
trường hợp cụ thể.

3. Hoàn lại Thuế Xuất, Nhập khẩu

3.1. Trường họp được hoàn th u ế

a) Hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã kê khai hàng hóa đã


nhập khẩu và đã nộp thuế nhập khẩu, nhưng hàng vẫn còn để
trong khu vực do cơ quan Hải quan quản lý tại các cửa khẩu và
sau đó được phép xuất khẩu.
Khi đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, các tổ chức, cá nhân phải
xuất trình đầy đủ các chứng từ sau:
- Văn bản đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đã nộp, có nêu rõ lý
do.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có
thanh khoản của cơ quan hải quan.
Riêng tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu phải có
xác nhận của cơ quan là hàng có: lưu kho, lưu trữ ở cửa khẩu
biên giới hoặc hàng hoá vẫn còn trong khu vực quản lý, giám
sát của hải quan.
Biên lai nộp thuế nhập khẩu.
Hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập
khẩu uỷ thác).

125
b) Hàng hóa xuất khẩu dã kê khai và dã nộp thuế xuất khẩu
nhung thực tế không xuất khẩu nữa.
Hổ sơ xin hoàn thuế bao gổm:
- Văn bàn dé nghị xin hoàn lại thuế xuất nhập khâu dã nộp.
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có xác nhân của cơ
quan hải quan là hàng không xuất khẩu theo tờ khai.
- Biôn lai nộp thuế xuất khâu.
c) Hàng dã nộp thuế theo tờ khai, nhưng thực tế xuất khẩu
hoặc nhập khẩu ít hơn, phải có:
- Văn bản dề nghị xin hoàn lại thuê đã nộp.
- Tờ khai hải quan vé số hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu
đã thanh khoản hải quan.
- Biôn lai nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu.
- Vận đơn hoặc hoá đơn bán hàng.
d) Hàng hoá là vật tu, nguyôn liệu nhập khẩu dé’ sàn xuất
hàng xuất khẩu, được hoàn thuế tương ứng với tỉ lộ xuất khẩu
thành phẩm.
Loại hàng này phải có:
- Văn bản dề nghị hoàn lại thuế nhập khẩu dã nộp, giải trình
cụ thể về sỏ lượng hàng xuất khẩu, định mức tiêu hao nguyên
liệu, số thuế nhập khẩu xin hoàn trả.
- Văn bản phải có xác nhận của Cục thuế địa phương và cơ
quan chù quản cấp trên vể định mức tiêu hao vật tư đã sử dụng
vào sản xuất hàng xuất khẩu.
126
- Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã ký kết với nước ngoài,
trong đó có ghi rõ số lượng, quy cách, phẩm chất chủng loại,...
của hàng xuất khẩu
- Tờ khai hải quan về hàng hoá đã nhập khẩu, có thanh
khoản của cơ quan hải quan.
- Biên lai nộp thuế nhập khẩu .
- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập
khẩu uỷ thác).
e) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng so với
hợp đổng, với giấy phép nhập khẩu do phía chủ hàng nước
ngoài gửi sai, có giám định của VINACONTROL (Công ty giám
định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam) và phía chủ hàng
nưốc ngoài cũng xác nhận tình trạng ấy.
g) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất
khẩu để tái nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập
khẩu. Do đó được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng
hoá thực tái xuất khẩu hoặc được hoàn lại số thuế xuất khẩu
tương ứng với số hàng hoá thực tái nhập khẩu.
Hồ sơ đề nghị hoàn trả thuế gồm có:
- Văn bản xin hoàn trả lại số tiền thuế nhập khẩu hoặc xuất
khẩu đã nộp.
- Tờ khai hải quan về số hàng hoá nhập khẩu có thanh khoản
và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, trọng lượng,
chủng loại hàng hoá tái xuất hoặc tái nhập.
- Hợp đồng đã ký kết giữa người bán và người mua, trong đó
có ghi rõ số lượng, trọng lượng, chất lượng và chủng loại,...
hàng hoá mua bán.

127
- Biên lai nộp thuế nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, xuất khẩu (nếu là hàng uỷ
thác).
Riêng đối với hàng tạm nhập hoặc tạm xuất chưa nộp thuế
theo thông báo của hải quan và còn trong thời hạn nộp thuế mà
thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập thì phải xuất trình thông báo
nộp thuế của cơ quan hải quan (thay thế biên lai nộp thuế).
h) Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu, nếu thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế (90 ngày, kể
từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được thông báo chính thức của cơ
quan thu thuế), thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng
với số hàng hoá thực xuất khẩu.
Hồ sơ để xét hoàn thuế gồm có:
- Văn bản đề nghị hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp có xác
nhận của cục thuế địa phương về mức tiêu hao nguyên liệu, vật
tư sử dụng vào việc sản xuất hàng xuất khẩu.
- Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ký kết với nước ngoài (trong
đó có ghi rõ số lượng, quy cách, phẩm chất, chủng loại,...hàng
xuất khẩu).
- Biên lai nộp thuế nhập khẩu.
*
- Hợp đồng xuất nhập uỷ thác (nếu là uỷ thác xuất nhập
khẩu).
i) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu , nếu thực tái xuất khẩu
trong thời hạn nộp thuế quy định (30 ngày) thì khôna phải nộp
thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất khẩu.
128
k) Hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu , nếu thực tái nhập
khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định (15 ngày) thì không phải
nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
l) Đối với hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp Việt
Nam được phép nhập dể làm đại lý giao và bán hàng cho nước
ngoài có đăng ký trước với Bộ Tài chính thì hoàn thuế nhập
khẩu đối với số hàng thực bán để đưa ra khỏi Việt Nam.
Khi xin hoàn thuế nhập khẩu, phải có:
- Văn bản đề nghị xin hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã
nộp.
- Tờ khai hải quan về hàng hoá xuất khẩu có thành khoản và
xác nhân của cơ quan hải quan.
- Biên lai nộp thuế nhập khẩu.

3.2. Đối với h à n g h o á đ ã x u ấ t khẩu, s a u đ ó p h ả i n h ậ p kh ẩ u


trở lại Việt Nam đ ể s ủ a chữa, tái c h ế rói x u ấ t trả c h o k h á c h hàng
nư ớ c ngoài

a) Hàng hoá do các doanh nghiệp gia công cho khách hàng
nưóc ngoài đã xuất khẩu, sau đó phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
để sửa chữa, tái chế rồi tái xuất trả lại cho khách hàng nước
ngoài không phải nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu để sửa
chữa, tái chế. Hồ sơ xét không thu thuế nhập khẩu bao gồm:
Công văn đề nghị không thu thuế nhập khẩu của lô hàng
nhập khẩu để sửa chữa, tái chế trong đó giải trình rõ lý do
khách hàng nước ngoài trả lại, số lứợng nhập khẩu để sửa chữa,
tái chế, số thuế nhập khẩu xin không phải nộp.

129
- Tờ khai hàng xuất khẩu lần đầu.
- Tờ khai hàng nhập khẩu trở lại để sửa chữa, tái chế có ghi
rõ số hắng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo tờ khai
hàng xuất khẩu nào.
- Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thoả thuận với
khách hàng nước ngoài về việc trả lại hàng, số lượng trả lại để
sửa chữa, tái chế.
- Hợp đồng gia công hàng cho nước ngoài.
- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu hàng xuất nhập
khẩu uỷ thác).
Cơ quan hải quan quản lý quyết toán hợp đồng gia công ban
đầu tiếp tục thực hiện việc theo dõi, quản lý để quyết toán hàng
xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên vật liệu theo quy định.
b) Hàng do các doanh nghiệp sản xuất từ nguồn nguyên liệu
mua trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng buộc phải
nhập khẩu trở lại không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập và
được hoàn lại thuế (hoặc không thu thuế) xuất khẩu khi xuất
khẩu lần đầu (nếu có). Hồ sơ xét không thu thuế nhập khẩu và
hoàn lại thuế (không thu thuế) xuất khẩu gồm có:
Văn bản đề nghị không thu thuế nhập khẩu, hoàn lại thuế
(không thu thuế) xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu trở lại có nêu
rõ lý do khách hàng trả lại số lượng hàng bị trả lại, số thuế xin
không phải nộp và xin hoàn.
Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thoả thuận với
khách hàng nước ngoài về việc trả lặi hàng, có nêu rõ lý do, số
lượng hàng trả lại.

130
- Tờ khai hàng xuất khẩu lần đầu.
- Tờ khai hàng nhạp khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này,
trước đây đã được xuất khẩu theo tờ khai hàng xuất khẩu nào.
- Giám định của cơ quan giám định Việt Nam khi hàng tái
nhập.
- Biên lai nộp thuế xuất khẩu hoặc thông báo nộp thuế của
cơ quan hải quan (đối với trường hợp chưa nộp thuế).
- Hợp đồng xuất khẩu.
- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là Hàng xuất nhập
khẩu uỷ thác).
c) Hàng do các doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu nhập
khẩu hoặc có một phần nguyên liệu nhập khẩu, đã xuất khẩu ra
nước ngoài, buộc phải nhập khẩu trở lại không phải nộp thuế
nhập khẩu (khi nhập khẩu) và được hoàn lại thuế (không thu
thuế) xuất khẩu khi xuất khẩu lần đầu (nếu có), nhưng phải nộp
thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu đơn vị đã nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu lần đầu (số nguyên liệu này đã được
Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hoặc Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố xử lý hoàn thuế hoặc không thu thuế nhập khẩu khi
xuất khẩu hàng lần đầu.
HỒ sơ xét không thu thuế nhập khẩu và hoàn lại thuế (không
thu thuế) xuất khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị không thu thuế nhập khẩu, hoàn lại thuế
(không thu thuế) xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu trờ lại, trong
đó giải trình rõ lý do khách hàng nước ngoài trả lại, số lượng
hàng trả lại, số thuế xin không phải nộp và xin hoàn,
- Giám định của cơ quan giám định Việt Nam khi hàng tái
nhập. Trường hợp các kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan và
cơ quan giám định có sự sai khác, không thống nhất thì cơ quan
hải quan có quyền yêu cầu đơn vị trưng cầu giám định của cơ
quan giám định thứ hai. Trên cơ sở kết quả giám định của cơ
quan này, cơ quan hải quan sẽ xem xét, quyết định cụ thể.
- Thoả thuận với khách hàng nước ngoài hoặc thông báo của
khách hàng nước ngoài về việc trả lại hàng, có nêu rõ lý do, số
lượng hàng trả lại.
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu lần đầu.
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu khi nhập khẩu hàng bị trả
lại có ghi rõ số hàng hoá này trưóc đây đã được xuất khẩu theo
tờ khai hàng xuất khẩu nào.
- Quyết định hoàn thuế hoặc không thu thuế nhập khẩu của
Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hoặc cơ quan hải quan đối với
nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khi xuất
khẩu lần đầu.
- Biên lai nộp thuế xuất khẩu hoặc thông báo nộp thuế của
cơ quan hải quan (đối với trường hợp chưa nộp thuế).
- Hợp đồng xuất khẩu lần đầu.
- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập
khẩu uỷ thác).
Trường hợp các đơn vị nhập khẩu hàng trở lại để sửa chữa,
tái chế rồi xuất khẩu trả lại khách hàng nước ngoài, khi nhập
khẩu các đơn vị phải đăng ký với cơ quan hải quan để được mở

132
sổ theo dõi riêng. Các đơn vị phải xuất trình hồ sơ theo quy
định nêu trên dể được giải quyết khỏng thu thuế nhập khẩu (khi
nhập khẩu để sửa chữa, tái chế) và hoàn lại thuế (không thu
thuế) xuất khẩu khi xuất khẩu lần đầu (nếu có).
Ngay sau khi tái xuất hàng đã tái chế, đơn vị phải xuất trình
vói cơ quan hải quan (nơi đã giải quyết không thu thuế, hoàn
thuế cho dơn vị) hồ sơ gồm:
- Quyết định của cơ quan hải quan không thu thuế nhập
khẩu (khi tái nhập) và hoàn thuế (khổng thu thuế) xuất khẩu
(khi xuất khẩu lần đầu) cho lô hàng đơn vị tạm nhập khẩu để
sửa chữa, tái chế.
- Tờ khai hàng xuất khẩu (khi tái xuất hàng để sửa chữa, tái
chế) có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu và có ghi rõ
hàng được nhập khẩu theo tờ khai hàng nhập khẩu nào để sửa
chữa, tái chế.
Trên cơ sở đó, cơ quan hải quan làm thủ tục quyết toán cho
lô hàng và truy thu thuế nhập khẩu đối với phần nguyên vật liệu
đơn vị đã nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu lần đầu (số
nguyên vật liệu này đã được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuêyhoặc
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xử lý hoàn thuế hoặc không
thu thuế nhập khẩu khi xuất khẩu hàng lần đầu tương ứng với sô
lượng hàng không xuất khẩu trả lại khách hàng nước ngoài.
k) Hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất
ra nước ngoài được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

133
VI - Tổ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa được phép xuất


khẩu, nhập khẩu phải đến cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố
hoặc những cơ quan đã được Tổng cục Hải quan cho phép để
làm thủ tục đăng ký tờ khai hàng hoá.
Trong thời hạn 8 giò, theo giờ làm việc pháp định, kể từ khi
đăng ký tờ khai hàng hoá, cơ quan hải quan phải thông báo
chính thức cho tổ chức, cá nhân số thuế phải nộp theo lời khai
và thời hạn phải nộp xong số thuế trong 15 ngày, 30 ngày hoặc
90 ngày tuỳ trường hợp.
2. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm hoá xong
lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu hàng hoá có thay đổi
(thừa hay thiếu) so với lúc đăng ký tờ khai hàng hoá, cơ quan hải
quan sẽ điều chỉnh lại số thuế phải nộp, đồng thời thông báo lại
cho tổ chức, cá nhân nộp số thuế chính thức sau khi đã kiểm hoá.
3. Quá thời hạn 15 ngày đối với hàng xuất khẩu và 30 ngày
đối với hàng nhập khẩu, kể từ ngày cơ quan hải quan -xác nhận
đăng ký tờ khai hàng hoá, nhưng tổ chức và cá nhân vẫn chưa
có hàng hoá thực xuất khẩu hoặc thực nhập khẩu thì việc đăng
ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo số thuế
đối với lô hàng ấy không còn giá trị.
Khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì phải làm lại
thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mới.
4. Các đối tượng nộp thuế có hàng hoá được phép xuất khẩu,
nhập khẩu trong mọi trường hợp, khi xuất, nhập qua cửa khẩu,
qua biên giới Việt Nam đều phải kê khai vói cơ quan thuế tại

134
các cửa khẩu và nộp thuế đầy đủ trước khi đưa hàng ra khỏi khu
vực cửa khẩu, biên giới để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập
khẩu vào Việt Nam.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi


theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng
thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử
(Ban'hành kềm theo Quyết định sô' 19441Ỉ998ỈQĐ/BTC
ngày 25/12!1998 cùa Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Xe máy và phụ tùng ô tô xe máy

1.1. Xe máy (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của sản phẩm
nguyên chiếc: 60%)
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu
Tỷ lệ nội địa hoá đạt được (%)
đãi theo tỷ lệ nội địa hoá (%)
1. Trên 0 đến 20 60
2. Trên 20 đến 30 50
3. Trên 30 đến 40 30
4. Trên 40 đến 50 15
5. Trên 50 đến 60 10
6. Trên 60 5

135
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo
tỷ lệ nội địa hoá (%)
Tỷ lệ nội địa hoá
đạt đứợc (%) Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có
thuế NK ưu thuế NK ưu thuế NK ưu thuế NK ưu
đãi 30% đãi 40% đãi 50% đãi 60%
1. Trên 0 đến 15 20 20 30 40
2. Trên 15 đến 30 15 15 20 20
3. Trên 30 đến 40 10 10 10 10
4. Trên 40 đến 50 5 5 5 5
5. Trên 50 3 3 3 3

2. Sản phẩm, phụ tùng ngành điện tử

2.1. Sàn phẩm điện tử

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo


tỳ lệ nội địa hoá (%)
Tỷ lệ nội địa hoá
đạt đừợc (%) Sản phẩm Sản phẩm có Sản phẩm Sản phẩm
có thuế NK thuế NK ưu có thuế NK có thuếNK
ưu đãi 30% đãi 40% ưu đãi 50% ưu đãi 60%
1. Trên 0 đến 20 20 30 40 40
2. Trên 20 đến 35 15 20 30 , 30
3. Trên 35 đến 50 10 10 15 15
4. Trên 50 đến 60 5 5 10 10
5. Trên 60 3 3 3 3

136
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo
tỳ lệ nội địa hoá (%)
Tỳ lệ nội địa hoá
Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có
đạt được (%)
thuế NK ưu thuế NK ưu thuế NK ưu thuế NK ưu
đãi 30% đãi 40% đãi 50% đãi 60%
l . Trôn 0 đốn 15 20 20 30 40
2. Trôn 15 đốn 30 15 15 20 20
3. Trôn 30 đến 40 10 10 10 10
4. TrCn 40 đến 50 5 5 5 5
5. Trôn 50 3 3 3 3

3. Sản phẩm, phụ tùng ngành cơ khí - điện

3.1. Sản phẩm

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu dãi theo


tỳ lệ nội địa hoá (%)
Tỷ lọ nội địa hoá
đạt dược (%) Sàn phẩm có Sản phẩm Sàn phẩm Sản phàm
thuế NK ưu có thuế NK có thuế NK có thuế NK
đãi 30% ưu đãi 40% ưu dãi 50% ưu đãi 60%
1. Trôn 0 đến 20 20 30 40 50
2. Trôn 20 đốn 35 15 20 30 40
3. Trôn 35 đến 50 10 10 20 20
4. Trôn 50 dến 60 5 5 10 10
5. Trên 60 3 3 3 3

137
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo
tỷ lệ nội địa hoá (%)
Tỷ lệ nôi địa hoá
đạt đữợc (%) Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có Phụ tùng có
thuế NK ưu thuê NK ưu thuế NK ưu thuế NK ưu
đãi 30% đãi 40% đãi 50% đãi 60%
1. Trén 0 đến 15 20 20 30 40
2. Trên 15 đến 30 15 15 20 20
3. Trôn 30 đến 40 10 10 10 10
4. Trẽn 40 dến 50 5 .5 5 5
5. Trên 50 3 3 3 3

138

You might also like