You are on page 1of 39

Ø Tìm hiểu khái niệm thất nghiệp và các thước đo thất nghiệp/việc

làm trong nền kinh tế.


Ø Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra thất nghiệp và vai trò của các
chính sách công trong việc giảm thất nghiệp.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-2


1. Khái niệm và đo lường thất nghiệp
2. Phân loại thất nghiệp

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-3


Ø Vấn đề thất nghiệp luôn được chia làm hai loại.
Ø Vấn đề dài hạn và vấn đề ngắn hạn:
q thất nghiệp tự nhiên (dài hạn)
q thất nghiệp chu kỳ (ngắn hạn)

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-4


CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-5
Ø Thất nghiệp tự nhiên:
q luôn tồn tại, thậm chí trong dài hạn.
q là lượng thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường có.
Ø Thất nghiệp chu kỳ:
q phản ánh những biến động từ năm này qua năm khác của thất nghiệp
quanh mức tự nhiên của nó.
q gắn liền với những biến động trong ngắn hạn của chu kỳ kinh doanh.

Thất nghiệp thực tế = thất nghiệp tự nhiên + thất nghiệp chu kỳ

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-6


CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-7
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-8
Ø Thất nghiệp được đo lường bởi Tổng cục Thống kê (GSO) với sự
hỗ trợ kỹ thuật của ILO.
Ø Hàng quý họ thu thập thông tin về tình trạng việc làm của những
người từ 15 tuổi trở lên.
Ø Cuộc điều tra này được gọi là Điều tra Lao động Việc làm.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-9


Ø Dựa trên những thông tin thu thập được, GSO phân loại mỗi
người trưởng thành (15+) vào một trong ba dạng sau:
q Có việc
q Thất nghiệp
q Không nằm trong lực lượng lao động

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-10


CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-11
Ø Một cá nhân được coi là có việc nếu anh ta đang thực hiện một
công việc được trả lương.
Ø Một cá nhân được coi là thất nghiệp nếu anh ta hoặc cô ta bị tạm
thời cho nghỉ việc, đang tìm việc, hoặc đang đợi ngày bắt đầu một
công việc mới.
Ø Một cá nhân không thuộc cả hai loại trên, ví dụ như sinh viên dài
hạn, người nội trợ, hoặc người về hưu, không nằm trong lực lượng
lao động.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-12


Ø Lực lượng lao động là tổng số người trong độ tuổi lao động và có
nhu cầu làm việc, bao gồm cả có việc và thất nghiệp.
Ø Tỷ lệ thất nghiệp được tính là phần trăm của lực lượng lao động
không có việc làm.

Số người thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp = ×100%
Lực lượng lao động

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-13


CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-14
Ø Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm dân số trưởng
thành tham gia vào lực lượng lao động.

Lực lượng lao động


Tỷ lệ tham gia LLLĐ = ×100%
Dân số trưởng thành

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-15


Ø Rất khó phân biệt một người thất nghiệp và một người không
nằm trong lực lượng lao động.
Ø Những lao động nản chí, những người muốn làm việc nhưng từ
bỏ tìm việc sau khi tìm kiếm không thành công, không được phản
ánh trong số liệu về thất nghiệp.
Ø Một số người có thể khai rằng họ thất nghiệp để nhận hỗ trợ tài
chính, mặc dù họ không nỗ lực tìm việc.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-16


CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-17
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-18
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-19
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-20
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-21
CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-22
Ø Thất nghiệp tự nhiên bao gồm 2 dạng:
q Thất nghiệp tạm thời (frictional)
q Thất nghiệp cơ cấu (structural)

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-23


Ø Thất nghiệp tạm thời phản ánh thất nghiệp do người lao động cần
có thời gian để tìm được việc.
Ø Tìm việc là quá trình trong đó người lao động tìm những công việc
phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ.
q cá nhân dù có kỹ năng vẫn cần có thời gian để tìm được những công việc
phù hợp.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-24


Ø Do nền kinh tế luôn luôn thay đổi nên luôn có những người thất
nghiệp đang tìm việc.
Ø Những thay đổi về cơ cấu giữa các ngành hoặc khu vực (sự dịch
chuyển khu vực) cũng dẫn đến thất nghiệp tạm thời.
Ø Người lao động cần có thời gian tìm kiếm công việc ở những khu
vực mới.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-25


Ø Các chương trình của chính phủ có thể làm thay đổi thời gian tìm
được việc làm mới của người lao động.
Ø Những chương trình này bao gồm:
q Các tổ chức giới thiệu việc làm của chính phủ
q Các chương trình đào tạo công
q Bảo hiểm thất nghiệp

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-26


Ø Các tổ chức giới thiệu việc làm của chính phủ cung cấp thông tin
để người lao động tìm được việc nhanh chóng hơn.
Ø Các chương trình đào tạo công nhằm rút ngắn thời gian của quá
trình chuyển đổi từ những ngành suy thoái sang những ngành phát
triển và giúp cho những nhóm yếu thế thoát khỏi đói nghèo.
Ø Bảo hiểm thất nghiệp có thể giúp người tìm việc có được sự lựa
chọn tốt hơn (nhưng làm tăng thất nghiệp).

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-27


Ø Thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp do số lượng việc làm trên một
số thị trường lao động không đủ cho mọi cá nhân muốn có nó.
Ø Hay nói cách khác, nó xảy ra khi lượng cung lao động vượt quá
lượng cầu lao động.
Ø Thất nghiệp cơ cấu thông thường được dùng để giải thích cho
thất nghiệp có thời gian dài hơn.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-28


Ø Ba nguyên nhân gây ra thất nghiệp cơ cấu:
q Luật tiền lương tối thiểu
q Công đoàn và thương lượng tập thể
q Tiền lương hiệu quả

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-29


Ø Khi tiền lương tối thiểu được
ấn định cao hơn mức cân
bằng thị trường lao động thì
nó gây ra thất nghiệp

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-30


Ø Công đoàn ở các nước phương tây là một hiệp hội người lao động
đàm phán với giới chủ về tiền lương và các điều kiện làm việc.
Ø Công đoàn là một tổ chức độc quyền (cartel) điển hình cố gắng sử
dụng sức mạnh thị trường của nó.
Ø Tiến trình mà công đoàn và các doanh nghiệp thoả thuận về các
điều khoản việc làm được gọi là thương lượng tập thể.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-31


Ø Bãi công sẽ được tổ chức nếu công đoàn và doanh nghiệp không
thể thoả thuận được với nhau.
Ø Bãi công phản ánh tình trạng công đoàn tổ chức rút lao động khỏi
doanh nghiệp.
Ø Bãi công mang lại lợi ích cho một số lao động (thành viên) và gây
thiệt lại cho một số lao động khác (không phải thành viên).

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-32


Ø Những người phê phán lập luận rằng các tổ chức công đoàn gây
ra sự phân bổ lao động thiếu hiệu quả và thiếu công bằng.
q Tiền lương cao hơn mức cạnh tranh làm giảm lượng cầu lao động và gây
ra thất nghiệp.
q Một số lao động được lợi với thiệt hại của các lao động khác.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-33


Ø Những người ủng hộ công đoàn cho rằng công đoàn là thuốc giải
cần thiết đối với sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp thuê
lao động.
Ø Họ cho rằng công đoàn là quan trọng giúp cho các doanh nghiệp
phản ứng một cách hiệu quả hơn đối với các mối quan tâm của
người lao động.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-34


Ø Tiền lương hiệu quả: các doanh nghiệp trả cao hơn mức tiền lương
cân bằng nhằm tăng năng suất của người lao động.
Ø Lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng các doanh nghiệp hoạt
động một cách hiệu quả hơn nếu tiền lương cao hơn mức cân
bằng.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-35


Ø Một doanh nghiệp có thể thích trả tiền lương cao hơn mức cân
bằng vì những lý do sau:
q Những lao động được trả lương cao hơn có khẩu phần ăn tốt hơn và do
vậy có sức khỏe và năng suất cao hơn.
q Lao động được trả lương cao hơn sẽ giảm mong muốn tìm công việc
khác.
q Tiền lương cao hơn sẽ thúc đẩy người lao động cố gắng hơn.
q Tiền lương cao hơn thu hút những lao động có chất lượng cao hơn.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-36


Ø Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc nhưng
không có việc làm.
Ø Tổng cục Thống kê tính toán số liệu này hàng quý.
Ø Tỷ lệ thất nghiệp là một thước đo không hoàn hảo về tình trạng
không có việc làm.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-37


Ø Lý do thứ nhất gây thất nghiệp là do người lao động cần có thời
gian tìm được những công việc phù hợp nhất với sở thích và kỹ
năng của họ.
Ø Lý do thứ hai tại sao nền kinh tế của chúng ta luôn có một số
người thất nghiệp là do luật tiền lương tối thiểu.
q Luật tiền lương tối thiểu làm tăng lượng cung lao động và làm giảm lượng
cầu lao động.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-38


Ø Lý do thứ ba gây thất nghiệp đó là do sức mạnh thị trường của các
tổ chức công đoàn.
Ø Lý do thứ tư gây thất nghiệp được đưa ra bởi lý thuyết về tiền
lương hiệu quả.
q Tiền lương cao hơn có thể cải thiện sức khoẻ của người lao động, giảm sự
thay đổi công việc của người lao động, tăng nỗ lực của người lao động, và
làm tăng chất lượng người lao động.

CHƯƠNG 5. THẤT NGHIỆP NPH-39

You might also like