You are on page 1of 4

PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI:

Bởi bản chất của ppsxgttd tuyệt đối là kéo dài giờ làm việc và giảm lương nên pp này
đã bị phản đối quyết liệt bởi công nhân và các nghiệp đoàn.
Do đó, để đảm bảo lợi ích của mình, các nhà tư bản đã chuyển hướng sang một phương
thức bóc lột mới tinh vi hơn đó chính là ppsxgttd tương đối
 Thay vì kéo dài ngày lao động thì pp này lại rút ngắn tg lao động cần thiết ( tất yếu ).
(*) C. Mác đã đưa ra định nghĩa về pp này như sau:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động
nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ
lao động không đổi.
 Và giá trị thặng dư tương đối ở đây là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao
động không thay đổi thậm chí rút ngắn.

VÍ DỤ: ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao
động thặng dư. Khi đó tỉ suất giá trị thặng dư sẽ là 100% (theo công thức).
Nếu thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn là 4 giờ.
Thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên đến 6 giờ và tỉ suất giá trị
thặng dư m' tăng từ 100% lên tới 150% (theo công thức).
NHẬN XÉT: hiểu đơn giản việc SXGTTD tương đối là thay đổi tỉ lệ giữa TGLD tất yếu và
TGLD thặng dư.
TỪ ĐÓ TA CÓ
+ điều kiện hình thành của pp này: ngày lao động không đổi và TGLD tất yếu bị rút ngắn
+ cs hình thành là: tăng NSLD
nói thì dễ, làm mới khó, vậy các nhà tư bản đã làm như nào để giảm tg lao động tất yếu
và tại sao phải tăng NSLD?
 Muốn biết được là họ làm như thế nào thì trước tiên ta phải hiểu như thế nào là thời
gian lao động tất yếu.
Thì ở đây: TGLDTY được hiểu đơn giản là khoảng tg tạ0 ra giá trị sức lao động của
người công nhân.
Mà: GTSLD của công nhân = Giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ khác


Để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động của công nhân
(đồ ăn, quần áo mặc, các dịch vụ khác ( y tế, giáo dục,…))

Do đó: để giảm TGLDTY thì phải giảm GTTLSH


mà ở tiết đầu tiên chúng ta có học rằng là, muốn giảm giá trị của hàng hóa thì chúng ta
phải tăng năng suất lao động lên. => đó chính là bản chất của PPSXGTTD tương đối.
Khi đó, muốn GTTLSH ( giá trị của đồ ăn, quần áo và các dịch vụ khác ) giảm thì phải
tăng năng suất lao động của các ngành tạo ra TLSH này.
Ngoài tăng năng suất lao động của các ngành sx TLSH cho công nhân, còn có một số
biện pháp khác như sau:
1. Tiến bộ công nghệ: Đầu tư vào máy móc, tự động hóa và công nghệ
2. Chuyên môn hóa: Chuyên môn hóa và phân công lao động hợp lý hóa quy trình sản
xuất
3. Đào tạo và phát triển kỹ năng: đầu tư vào đào tạo công nhân và phát triển kỹ năng để
nâng cao hiệu quả
4. Cải thiện tổ chức công việc: Tổ chức công việc hiệu quả, chẳng hạn như triển khai hệ
thống sản xuất đúng lúc hoặc sản xuất tinh gọn
5. Cắt giảm chi phí: Giảm chi phí đầu vào, chẳng hạn như nguyên liệu thô hoặc năng lượng

(*) Trong thực tế, một vài xí nghiệp đã áp dụng cải tiến kỹ thuật để tăng năng
suất lao động, thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác.
Phần giá trị thặng dư trội hơn đó còn được gọi là Giá trị thặng dư siêu ngạch là
giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng
hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó.
+ xét trong từng trường hợp đơn vị sx cá biệt thì GTTDSN chỉ là hiện tượng tạm thời
+ xét toàn bộ xh tư bản thì GTTDSN lại là hiện tượng xuất hiện thường xuyên
 Tuy nói GTTDSN là hình thái biến tướng của GTTD tương đối nhưng nó lại là động lực
mạnh nhất để các nhà TB nỗ lực cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
(*) CNTB đã trải qua 3 giai đoạn là :
1. Hợp tác đơn giản
2. Công trường thủ công
3. Đại công nghiệp cơ khí
 Quá trình này đã giúp nâng cao trình độ sản xuất giá trị thặng dư

(*) Ý NGHĨA : Việc phân tích giá trị thặng dư tương đối khẳng định lý thuyết vô sản
về quan hệ xã hội sản xuất là động lực của sự biến đổi không ngừng của xã hội. Nó thể
hiện bản chất xã hội của lực lượng sản xuất, trong đó có sức lao động của con người. Đó
là một sự bác bỏ "lý thuyết về lực lượng sản xuất" máy móc (cho rằng sự phát triển của
lực lượng sản xuất quyết định sự tiến bộ của lịch sử), và thay vào đó cho thấy chủ nghĩa tư
bản trong lịch sử đòi hỏi sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất như là
phương tiện để tạo ra giá trị thặng dư như thế nào.

Mối Quan Hệ Biện Chứng giữa các Phương Pháp Sản Xuất Giá Trị
Thặng Dư
• Chủ nghĩa tư bản và Phương pháp Sản Xuất Giá Trị Thặng Dư:
 Mối quan hệ biện chứng giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư giúp chúng ta
hiểu được cách chủ nghĩa tư bản hoạt động và phát triển theo thời gian.
• Lịch sử chứng kiến sự thay đổi trong ưu thế giữa hai phương pháp.
 Giai đoạn đầu: Khai thác giá trị thặng dư tuyệt đối - kéo dài thời gian lao động, giảm
lương.
 Giai đoạn sau: Khai thác giá trị thặng dư tương đối - tiến bộ công nghệ, tối ưu hóa sản
xuất để tăng năng suất lao động.
• Tuy nhiên:
 Hai phương pháp không loại trừ nhau mà thường cùng tồn tại.
 Các nhà tư bản sử dụng kết hợp 2 pp để khai thác giá trị thặng dư hiệu quả hơn.
Ví dụ: Đầu tư vào công nghệ (giá trị thặng dư tương đối) và kéo dài thời gian làm việc
(giá trị thặng dư tuyệt đối).
• Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp này làm nảy sinh các khuynh hướng
đối kháng. Khi các nhà tư bản tìm cách khai thác thêm giá trị thặng dư, họ có thể gặp
phải sự phản kháng của người lao động.
 Cạnh tranh tư bản đòi hỏi sự đầu tư vào cả hai phương pháp để duy trì tính cạnh
tranh.
• Mối Quan Hệ Toàn Cầu:
 Trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia tư bản kết hợp giữa việc bóc lột giá trị thặng dư
tuyệt đối và tương đối.
 Gia công sản xuất thâm dụng lao động với mức lương thấp, duy trì sản xuất tự động và
công nghệ cao ở quê nhà.
• Tác Động Kinh Tế và Xã Hội:
 Mối quan hệ này có thể góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng đến xã
hội.

Kết luận:
Tóm lại, việc bóc lột giá trị thặng dư trong hệ thống tư bản chủ nghĩa bao gồm cả việc
kéo dài ngày làm việc (giá trị thặng dư tuyệt đối) và nâng cao năng suất lao động (giá trị
thặng dư tương đối) đều là trọng tâm để hiểu được động lực của sự bóc lột tư bản chủ
nghĩa trong lý thuyết kinh tế Mac.
Nhưng dù là phương pháp tương đối hay tuyệt đối, tạo ra giá trị thặng dư luôn yêu cầu
sự sáng tạo, cải tiến và khả năng thích nghi với sự biến đổi không ngừng của thị
trường và công nghệ. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư không chỉ tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội và kinh tế. Hiểu rõ
cách áp dụng cả hai phương pháp này một cách hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp
phát triển và thịnh vượng trong thế kỷ 21, nơi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khả
năng thích nghi nhanh chóng trở thành quyền lực quyết định.

You might also like