You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

LÝ THUYẾT CHƯƠNG I
CẦU LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ

Giảng viên : Phan Thị Thu Giang

Học phần : Kinh tế lao động

Lớp học phần : 231FECO161101 - Nhóm 2

Hà Nội, 2023
Trường Đại học Thương mại

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên MSV Lớp Nhiệm vụ Đánh giá


7 Hoàng Như Diện 21D180161 K57H2 Powerpoint B+
8 Phạm Thị Diệu 21D180109 K57H1 Nội dung A-
10 Đoàn Thị Dung 21D180002 K57H2 Powerpoint B+
11 Nguyễn Ánh Dương 21D180110 K57H1 Thuyết trình A
12 Nguyễn Thùy Dương 21D180163 K57H2 Nhóm trưởng A
Nội dung

1
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

MỤC LỤC

III. CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2


1. Cầu sản phẩm .......................................................................................................2
2. Năng suất lao động................................................................................................2
3. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................................2
4. Tiền lương .............................................................................................................3
5. Sự thay đổi giá cả các nguồn lực ........................................................................3
6. Các chi phí điều chỉnh lực lượng lao động ........................................................4
7. Chế độ, chính sách, quy định của nhà nước ..................................................... 4
VI. ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH : LUẬT MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 5
1. Lịch sử và miêu tả ............................................................................................... 5
2. Mô hình luật mức lương tối thiểu áp dụng toàn diện ....................................... 5
3. Xem xét mô hình khi luật mức lương tối thiểu không áp dụng toàn diện....... 7
4. Các thiệt hại cho xã hội ....................................................................................... 8
5. Các bằng chứng thực tế ....................................................................................... 9

2
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

III. CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


1. CẦU SẢN PHẨM :
Khi các nhân tố khác không đổi, thì sự thay đổi cầu một loại sản phẩm đang được
sản xuất sẽ làm thay đổi cầu lao động theo cùng một xu hướng. Khi nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng về một hàng hóa nào đó gia tăng thi giá sản phẩm đó cũng
gia tăng, dẫn đến giá trị sản phẩm biên tăng làm cho cầu lao động tăng thêm.
Ngược lại, khi cầu sản phẩm giảm, giá sản phẩm giảm khiến giá trị sản phẩm biên
giảm làm cho cầu lao động giảm xuống.
2. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Năng suất lao động làm cho cầu lao động thay đổi theo hai hướng khác nhau.
Năng suất lao động tăng làm tăng sản phẩm cận biên và giá trị sản phẩm cận biên,
doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động, làm cho cầu lao động tăng. Ngược lại, năng
suất lao động giảm sẽ làm giảm cầu lao động. Tuy nhiên, nếu năng suất lao động
tăng mà doanh nghiệp không mở rộng quy mô ( tức là thuê thêm lao động ) thì sẽ
làm cầu lao động giảm và không tối đa hóa lợi nhuận. Nguyên nhân khiên năng
suất lao động tăng có thể do tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới được áp
dụng, cải thiện điều kiện làm việc,.... cho người lao động.
3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của cầu lao động. Khi kinh tế phát triển, các
yếu tố nguồn lực như cốn, tài nguyên, công nghệ,... được huy động và phối hợp
hợp lý sẽ tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, nhiều nhà đầu tư mới, nhiều doanh
nghiệp mới sẽ tham gia vào thị trường lao động là gia tăng cầu lao động Ngược lại,
khi kinh tế kém phát triển, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải giảm sản
lượng, thậm chí phá sản, khiến cầu lao động giảm.
4. TIỀN LƯƠNG
Tiền lương giảm sẽ làm tăng cầu lao động vì nói làm giảm chi phí biên để sản xuất
ra sản phẩm. Tiền lương cũng ảnh hưởng tới quy mô và tới xu hướng thay thế của
lao động trong một hãng, Tiền lương giảm sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động hơn so với vốn (nhằm tranh thủ lao động rẻ tại thời điểm đó). Tiền
lương giảm làm giảng chi phí sản xuất biên và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản
xuất. khi mở rộng sản xuất, doanh nghiệp thường muốn thuê thêm lao động, khiến
cầu lao động tăng.

3
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

Tiền lương giảm làm giảm cầu lao động do nó khiến chi phí biên gia tăng. Khi chi
phí biên tăng, doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận như mong muốn, vì vậy,
doanh nghiệp phải chọn lựa một sự kết hợp giữa vốn và lao động ở mức sản xuất
thấp hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận (đường đồng lượng thấp hơn). Điều này khiến
cầu lao động giảm xuống.
Ngoài ra, khi nhà nước quy định một mức lương tối thiểu cao hơn mức cân bằng
trên thị trường lao động sẽ làm cho người sử dụng lao động có xu hướng giảm cầu
lao động và làm cho một số người ngoài lực lượng lao động muốn tham gia vào thị
trường lao động nhiều hơn; cả hai xu hướng này sẽ làm cho thất nghiệp gia tăng.
Ngược lịa, nếu nhà nước quy định một mức lương tối thiểu thấp hơn mức cân bằng
của thị trường lao động thì thất nghiệp sẽ giảm.
5. SỰ THAY ĐỔI VỀ GIÁ CẢ CÁC NGUỒN LỰC
Giá cả các yếu tố đầu vào như đất đai, vốn… làm cầu lao động thay đổi theo 2
chiều hướng. Nếu gọi chung các nhân tố đầu vào khác này là vốn thì cần xem xét
vấn và lao động là các nhân tố bổ sung hoàn toàn hay thay thế hoàn toàn.
Nếu lao động và vốn là những yếu tố bổ sung hoàn toàn thì khi giá của vốn giảm,
cầu lao động sẽ tăng. Bởi khi giá của vốn giảm, chi phí sản xuất giảm theo làm
tăng số lượng hàng hóa bán ra, từ đó làm tăng cầu lao động phục vụ sản xuất. Ví
dụ việc giảm giá các thiết bị điện thoại là tăng nhu cầu tiêu dùng điện thoại, từ đó
làm tăng cầu lao động trong ngành sản xuất điện thoại vì các hãng muốn sản xuất
điện thoại nhiều hơn, để kiếm thêm doanh thu.
Nếu lao động và vốn là các nhân tố thay thế hoàn toàn thì khi giá của vốn giảm,
cầu lao động cũng giảm theo. Bởi các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang
dùng vốn nhiều hơn để thay thế cho lao động. Ví dụ, khi giá của các thiết bị
camera chống trộm giảm thì các hãng có xu hướng lắp đặt nhiều thiết bị này hơn
để thay thế cho lao động. Điều này làm giảm cầu về nhân viên lao động trên thị
trường.
Như vậy, đối với các ngành sản xuất trong nền kinh tế, nếu giữa các ngành sản xuất
ra các sản phẩm có tình thay thế cho nhau thì khi cầu về sản phẩm của ngành này
giảm, làm cho cầu về lao động trong ngành sản xuất sản phẩm kia tăng. Và ngược
lại, nếu sản phẩm của hai ngành này bổ sung cho nhau thì khi cầu sản phẩm của
ngành này giảm sẽ làm cho cầu lao động của ngành kia giảm theo.

4
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

6. CÁC CHI PHÍ ĐIỀU CHỈNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG


Một doanh nghiệp muốn điều chỉnh quy mô lực lượng lao động tăng hay giảm sẽ
phải thay đổi chi phí. Ví dụ nếu sa thải nhiều lao động, doanh nghiệp sẽ phải đối
mặt với các chi phí phát sinh do thay đổi dây chuyền sản xuất ( khi dây chuyền sản
xuất thiếu đi kinh nghiệm và tay nghề của các lao động này chẳng hạn ). Tương tự,
khi nhu cầu về lao động của doanh nghiệp gia tăng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt
với các chi phí thuê thêm lao động, như chi phí tuyển thêm lao động, chi phí đào
tạo lao động mới,... ). Các chỉ tiêu phát sinh khi doanh nghiệp điều chỉnh lực lượng
lao động như vậy được coi là chi phí điều chỉnh lao động.
Quyết định thay đổi quy mô lao động của doanh nghiệp phụ thuộc và lựa chọn
mang lại lợi nhuận cao hơn. Nếu lợi nhuận thu được bằng cách duy trì quy mô lực
lượng lao động như cũ lớn hơn lợi nhuận thu được khi điều chỉnh tăng hoặc giảm
lao động (đã trừ đi chi phí điều chỉnh), doanh nghiệp sẽ quyết định duy trì quy mô
lao động như trước. KHi chi phí điều chỉnh lao động quá cao, cầu lao động có thể
không đổi. Ngược lại, khi chi phí điều chỉnh lao động là không đáng kể thì thông
thường cầu lao động của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên.
7. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC
Để đảm bảo việc làm cho người lao động, nhiều quốc gia ban hành chính sách
buộc chủ lao động phải trả một lượng chi phí đáng kể khi sa thải lao động. Chính
sách này là ảnh hưởng tới quyết định sử dụng lao động của doanh nghiệp bởi
chúng làm tăng chi phí điều chỉnh khi sa thải lao động. Chính sách này của nhà
nước sẽ hạn chế sa thải và ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt nhân công. Tuy
nhiên, chính sách loại này cũng ngăn cản các doanh nghiệp thuê thêm lao động
mới trong những thời kỳ tăng trưởng kinh tế (bởi doanh nghiệp biết rằng khó sa
thải nhân công khi kinh tế đi xuống hoặc suy thoái). Bên cạnh đó, còn có các chính
sách liên quan như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế đội quy định
ngày giờ làm việc. Ví dụ, phí bảo hiểm ý tế hay bảo hiểm hưu trí tăng lên sẽ khiến
cho chỉ lao động phải nộp nhiều tiền hơn cho lực lượng lao động của mình, từ đó
không khuyến khích chủ lao động thuê thêm nhân công. Nếu nhà nước quy định số
giờ làm việc trong tuần cao hơn thì cầu lao động cũng giảm vì chủ lao động cần
một số lao động ít hơn để thực hiện công việc như cũ. Do đó việc lựa chọn và triển
khai những chính sách, chế độ một cách cân nhắc và có trách nhiệm là rất quan
trọng.

5
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

VI. ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH: LUẬT MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU


1. LỊCH SỬ VÀ MIÊU TẢ
Năm 1938, ở Hoa Kỳ ban hành bộ luật lao động công bằng - luật bảo vệ lao động đầu tiên
được chấp nhận ở cấp quốc gia. Với những điều khoản của mức lương tối thiểu, không
được giảm lương trả theo giờ thấp hơn dưới mức này, phải có mức trả lương thưởng xứng
đáng cho giờ làm thêm, hạn chế dùng lao động trẻ em. Những điều khoản này đảm bảo
mỗi công nhân được trả mức lượng hợp lý cho nỗ lực họ bỏ ra và do đó giảm được tỷ lệ
nghèo đói.
2. MÔ HÌNH LUẬT MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU ÁP DỤNG TOÀN DIỆN
● Lương tối thiểu
- Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất do Nhà nước quy định, có thể trả theo giờ,
ngày, tháng cho lao động giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, bù
đaows sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở
rộng.
Mục đích của việc xác định mức lương tối thiểu là để bảo vệ cho người lao động
khỏi sự bóc lột của người sử dụng lao động , đảm bảo cho người lao động có mức
sống tối thiểu, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia.
Lương tối thiểu được quy định bằng tiền lương danh nghĩa và không bao gồm các
phúc lợi hay tiền thưởng ngoài lương.
● Mô hình luật mức lương tối thiểu áp dụng toàn diện.
- Xét một thị trường lao động chưa lành nghề và giả sử ban đầu là tất cả các công
nhân đều được áp dụng luật mức lương tối thiểu.
Trước khi áp dụng luật mức lương tối thiểu , các công nhân lành nghề được sử
dụng là Eo và mức lương danh nghĩa là Wo thì mức lương thực tế là Wo/Po.
Giả sử quốc hội ban hành mức lương tối thiểu danh nghĩa là W1 > Wo.
=> W1/Po . Wo/Po, tức luật này sẽ làm tăng mức lương thực tế lên so với ban đầu.
=> Lúc này, số lượng công nhân mà hãng muốn thuê là E1. Mà số lượng công nhân
sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động là E2, E2 > E1. Do đó thị trường lao
động sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến thất nghiệp, giảm sử dụng lao
động. Số lượng lao động thất nghiệp là ( E2 - E1) lao động.

6
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

- Đối mặt với tình trạng thất nghiệp, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa và tiền
tệ nới lỏng ( tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu chính phủ, giảm thuế ). CHính sách tài
khóa và tiền tệ nới lỏng được áp dụng thì xảy ra lạm phát, lúc này thị trường sẽ có
mức giá cao hơn là P1, P1 > Po
=> W1/P1 < W1/Po => Số lượng lao động được sử dụng tăng lên.
+ Nếu cứ tăng giá thì tại một thời điểm nào đó sẽ khiến W1/P1 = Wo/Po. Như
vậy, việc cứ tăng giá lên sẽ khiến thị trường quay về điểm ban đầu với mức
giá Po.
+ Nếu chính phủ cứ tăng mức lương tối thiểu định kỳ với W2, tới mức mà tại
đây W2/P1 = W1/Po. Như vậy, số lượng lao động sử dụng sẽ giảm còn là E1
và tạo ra áp lực cho chính phủ phải hành động nhằm giảm thất nghiệp. Kết
quả là cu kỳ lương tối thiểu tăng làm mất việc trọng ngắn hạn, lạm phát làm
giảm giá trị thực của lương tối thiểu và khôi phục việc làm và sau đó việc
tăng lương danh nghĩa lại bắt đầu quá trình này lại từ đầu.

7
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

3. XEM XÉT MÔ HÌNH KHI LUẬT MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU KHÔNG ÁP
DỤNG TOÀN DIỆN.
GIẢ SỬ:
- Giá cả là cố định.
- Thị trường lao động chưa lành nghề có đặc điểm là đường cung theo trục
tung nên toàn bộ lao động chưa lành nghề được sử dụng là E1.
- Thị trường lao động này có một khu vực áp dụng mức lương tối thiểu và một
khu vực không áp dụng mức lương tối thiểu.
- Các công nhân chưa lành nghề di chuyển đi di chuyển lại giữa các khu vực
này nhằm tìm kiếm việc với mức lương cao nhất có thể.
A. Khu vực áp dụng mức lương tối thiểu.
- Ban đầu khu vực này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu là Wo, tăng lương
từ Wo lên W1, W1 > Wo. Từ đó cầu về lao động giảm và lượng lao động sử
dụng trong khu vực áp dụng mức lương tối thiểu sẽ giảm từ Eo xuống E1.
=> Lượng công nhân dư thừa = E0 - E1
=> Lượng công nhân dư thừa trong khu vực này bây giờ phải tìm việc ở khu
vực chưa áp dụng luật mức lương tối thiểu.

8
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại

B. Khu vực chưa áp dụng mức lương tối thiểu.


- Việc tiếp nhận số lượng lao động dư thừa từ khu vực áp dụng mức lương tối
thiểu đã làm tăng số lượng lao động trong khu vực chưa áp dụng mức lương
tối thiểu, từ Eo(u) lên E1(u), Eo(u) > E1(u0.
=> Mức tiền lương tối thiểu trong khu vực này sẽ giảm từ Wo xuống W2,
W2 < Wo.

KẾT LUẬN : Việc mức lương tối thiểu chưa được áp dụng hết với các khu vực đã tạo ra hậu
quả là có những người được hưởng lợi và có những người bị thiệt.
- Người bị thiệt :
+ Những người lao động ở khu vực đã áp dụng luật mức lương tối thiểu và bị mất
việc, lương thấp khiến họ phải di chuyển sang khu vực có mức lương cao hơn
đồng thời tính cạnh tranh cũng cao hơn.
+ Những người lao động ở khu vực không áp dụng luật mức lương tối thiểu, họ bị
canh tranh với mức lương thấp.
+ Những doanh nghiệp ở khu vực có áp dụng luật, họ phải trả lương cao hơn với ít
lao động.
- Người được hưởng lợi:
+ Những doanh nghiệp ở khu vực không áp dụng luật, họ chỉ phải trả lương thấp và
có nhiều lao động để lựa chọn.

9
Nhóm 2
Trường Đại học Thương mại
+ Những lao động ở khu vực không áp dụng luật, họ ít phải cạnh tranh hơn và vừa
giữ được việc làm vừa có lương cao hơn những lao động ở khu vực có áp dụng
luật.

4. CÁC THIỆT HẠI CHO XÃ HỘI


- Trong trường hợp chưa áp dụng hết mức lương tối thiểu cho tất cả các khu
vực lao động, về mặt tổng thể toàn bộ đầu ra sẽ không đổi khi có công nhân
chuyển giao từ khu vực đã áp dụng mức lương tối thiểu sang khu vực chưa
áp dụng mức lương tối thiểu và nước lại. Sự chuyển giao này sẽ dừng lại khi
mức lương ở mỗi khu vực như nhau, khi đó sẽ không có thêm lợi ích nào khi
có sự chuyển giao giữa 2 khu vực nữa.
- Trong trường hợp tất cả khu vực việc làm đều được áp dụng mức lương tối
thiểu, chính phủ tăng mức lương thực tế khiến thất nghiệp tăng, dân tới sự
thiệt hại cho các đầu ra tiềm năng do mức sử dụng lao động giảm. Lao động
không thể chuyển ra khỏi khu vực có mức lương thấp hơn để tới khu vực có
mức lương cao hơn. Một lợi ích chuyển giao lao động như vậy đã bị khóa lại
nên xảy ra thiệt hại cho xã hội.

5. CÁC BẰNG CHỨNG THỰC TẾ


Việc tăng lương tối thiểu làm giảm cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thanh niên. Một
vài nghiên cứu đã chứng minh cho điều đó :
- Nghiên cứu năm 1988 cho thấy, tăng 10% lương tối thiểu sẽ làm giảm hiện
tượng sử dụng lao động thiếu niên từ 1% đến 3% và giảm lao động trẻ tuổi
từ 20 đến 24 với tỷ lệ nhỏ hơn một chút.
- Một số nghiên cứu cho rằng tác động của luật mức lương tối thiểu của bang
và liên bsng khiến các sinh viên bị trả ít hơn so với mức lương tối thiểu và
điều này lại tác động tốt đến việc sử dụng lao động thanh thiếu niên.
- Ở các liên bang, nhiều người vẫn ủng hộ một mức lương phụ tối thiểu hoặc
lương đào tạo cho lao động trẻ. Họ cho rằng mức lương thấp hơn cho thiếu
niên sẽ gây ra hiện tượng sử dụng lao động thiếu niên nhiều hơn.

10
Nhóm 2

You might also like