You are on page 1of 3

Chủ đề 3: Đối với người sản xuất/ doanh nghiệp tăng năng suất

lao động hay tăng cường độ lao động có ý nghĩa hơn?


Em là Văn Đức Quý - 20210734, sinh viên lớp kinh tế chính
trị mã lớp 138549, sau đây em xin trình bày về chủ đề đối với
người sản xuất/ doanh nghiệp tăng năng suất lao động hay tăng
cường độ lao động có ý nghĩa hơn.
Trong giai đoạn kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện nay,
số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng lên, mà sản phẩm
được tạo ra từ quá trình lao động của con người. Và từ đây một
câu hỏi được đặt ra là tăng năng suất lao động hay cường độ lao
động có ý nghĩa hơn.
Trước khi trả lời câu hỏi này thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua
về 2 khái niệm trên:
- Về bản chất tăng năng suất lao động và cường độ là hoàn toàn
khác nhau. Trong cùng một thời gian năng suất lao động tăng sẽ
làm tăng sản phẩm nhưng giá trị của sản phẩm không tăng theo.
Còn cường độ lao động tăng sẽ làm tăng số lượng sản phẩm
nhưng cùng với nó thì giá trị của sản phẩm được tạo ra nhờ tăng
cường độ lao động là do lao động trội ra (hay lao động nhiều
lên).
- Về bản chất tăng năng suất lao động sẽ làm giảm hao phí lao
động trong một đơn vị sản phẩm. Điều này có nghĩa làm cho giá
thành sản phẩm giảm vì chi phí lao động cho một đơn vị sản
phẩm giảm. Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động là các
yếu tố về trình độ tay nghề, công nghệ, mức độ thuần thục, kĩ
năng kỹ xảo của người lao động cũng như phương pháp lao
động của họ. Vì thế tăng năng suất lao động làm tăng hiệu quả
lao động, giảm mệt mỏi, hao phí sức lực trong quá trình sản
xuất. Còn cường độ lao động tăng không làm giảm giảm hao phí
lao động trong một đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương cho một
đơn vị sản phẩm không giảm, không làm tăng tính cạnh tranh
của sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu của tăng cường độ lao
động là tăng mức khẩn trương của lao động, người lao động
phải làm việc nhanh hơn nhiều trong cùng một đơn vị thời gian.
Điểm khác biệt quan trọng nữa là cường độ lao động có thể tăng
rất nhiều do trình độ khoa học không ngừng tăng lên nhưng
cường độ lao động thì chỉ tăng lên đến một giới hạn nhất định vì
nó phụ thuộc vào khả năng sinh lý của con người, mà khả năng
này thì có hạn trong một chừng mực nào đó.
Vì thế nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm cách làm tăng năng
suất lao động đó mới là cách làm tăng năng suất lao động đó
mới là cách làm tăng hiệu quả sản xuất lâu dài bền vững.

năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nền
kinh tế có năng suất cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất
ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên
liệu/yếu tố đầu vào,

Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận
lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư.

Tại Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Nhựa kỹ thuật


Vinastar, sau 1 năm thực hiện cải tiến năng suất tổng thể với 2
dự án gồm cải tiến hiệu suất thiết bị và cải tiến giảm lãng phí
trong sản xuất đã giúp năng suất thiết bị tổng thể tăng 16%, tỷ lệ
chất lượng hàng trung bình tăng 1%, gia tăng thêm 12 khách
hàng mới, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% xuống còn
5%…

Việc sớm áp dụng các mô hình, công cụ cải tiến cũng như xây
dựng mô hình cải tiến năng suất, chất lượng tổng thể, chỉ tính
riêng trong năm 2019, năng suất tổng thể của May Nam Hà đã
tăng lên 23%, doanh thu sản xuất tăng 17%, thu nhập bình quân
người lao động tăng 23%, tỷ lệ sản phẩm lỗi khi kiểm xuất giảm
được 13% so với năm 2018...

Qua 2 ví dụ trên chúng ta thấy được sự quan trọng của việc


cải tiến năng suất lao động đối với cá nhân và doanh nghiệp.

Vừa rồi là những chia sẻ của em về chủ đề trên cảm ơn thầy đã


chú ý lắng nghe

You might also like