You are on page 1of 3

1.3.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra hàng hóa đó, cho nê, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội
cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có
những nhân tố chủ yếu sau:

❖ Năng suất lao động


- Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao đông, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra rong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.

Ví dụ: Giả định mọi thứ ổn định:

Doanh nghiệp A: năm 2022: 1 giờ tạo ra 1 hàng hóa

năm 2023: 1 giờ tạo ra 2 hàng hóa


=> Kết luận: Năng suất năm 2023 cao gấp đôi năng suất năm 2022.

- Khi năng suất lao động tăng, trong khoảng thời gian xem xét:
+ Tổng sản phẩm tăng
+ Giá trị của tổng sản phẩm không đổi
+ Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh, để giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các
biện pháp góp phần tăng năng suất lao động.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:


+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
+ Mức độ phát triể của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên

Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Ví dụ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị 60 USD, như
vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ
giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lẩn, là 30 sản phẩm,
nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong một ngày vẫn là 60 USD.

Ví dụ: Người nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu hoạch lúa gạo (thay đổi điều kiện tự sản
xuất).

- Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động sản xuất.
- Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động. Cường độ
lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên,
mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.
- Theo Mác, việc tăng cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động.
- Khi cường độ lao động tăng, trong khoảng gian xem xét:
+ Tổng sản phẩm tăng
+ Giá trị tổng sản phẩm tăng lên tương ứng
+ Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động:
+ Sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động
+ Công tác tổ chức, kỷ luật lao động
+ ...

Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, do đó tạo
ra nhiều hàng hóa hơn.

Ví dụ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD, như vậy
giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ
nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là 22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng
sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là đều làm cho tổng sản phẩm
tăng lên. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ:

- Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng
lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.

Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kĩ thuật, do đó, nó gần như là một
yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn;.

- Còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian,
nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

Hơn nữa, tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó
là yếu tố của "sức sản xuất" có giới hạn nhất định.

=> Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

❖ Tính chất phức tạp của lao động


Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu
về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Ví dụ: lao động của người rửa bát, quét nhà, lao công, xe ôm,...

- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ
năng,của những nhất định.

Ví dụ: lao động của người sửa chữa oto, bác sĩ, giáo viên,...

=> Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với
lao động giản đơn.

2.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Caty Food.

You might also like