You are on page 1of 26

Danh sách thành viên nhóm 2 - lớp 222KT4937

Họ và tên MSSV
Huỳnh Kim Thảo (NT) K224020194
Lê Mạnh Hùng K224020160
Châu Thiên Ngân K224020173
Hà Bảo Ngọc K224020176
Nguyễn Linh Trang K224020204
Nguyễn Ngọc Uyên Vy K224020213
Nguyễn Lâm Như Ý K224020216

CÂU HỎI
Câu 2: Trong các nhân tố tác động đến sản lượng cân bằng quốc gia, theo bạn nhân tố
nào đóng vai quan trọng nhất trong bối cảnh ngày nay. Vì sao?
Câu 3: Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào
trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng
các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo
và năng động. Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo”. Bạn đồng ý với quan
điểm của ông không? Vì sao?

1
BÀI LÀM
Câu 2:
 GIỚI THIỆU
Trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, yếu tố công nghệ gần như
đóng vai trò then chốt trong việc phát triển nền kinh tế, gia tăng sản lượng cân bằng
quốc gia. “Tiến bộ công nghệ” (technical progress) là những cách thức mới và tốt hơn
để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm
một cách năng suất hơn. Tiến bộ công nghệ gồm các hoạt động phát minh ra công
nghệ (như các hoạt động: nghiên cứu và phát triển tạo ra công nghệ mới, cải tiến liên
tục của công nghệ) và thương mại hoá công nghệ (ứng dụng của các công nghệ trên
từng ngành hoặc toàn xã hội). Đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá như Việt Nam, việc phát triển và áp dụng các tiến bộ công nghệ được coi
là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Theo Chiến lược, phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 của Việt Nam, khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn,
góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở
thành nước có công nghiệp hiện đại; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế
thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Việc áp dụng tiến bộ công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho tăng trưởng kinh tế
cũng như đời sống nhân dân, điều này có thể được thấy rõ qua việc: sử dụng máy bay
phun thuốc trừ sâu thay cho việc nông dân tự phun thuốc. Phun thuốc thủ công khó
mà tránh khỏi việc lội ruộng để phun trực tiếp vào cây trồng. Thậm chí, khi phun
thuốc trừ sâu trên cây ăn quả, tán cao và rộng thì người nông dân còn phải “tắm mình”
trong thuốc Bảo vệ thực vật vô cùng độc hại và nguy hiểm. Ngoài ra máy bay còn
giúp tối đa hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, đồng thời giúp tiết kiệm hơn 90% nước. Ngày
nay, chi phí thuê người phun thuốc trừ không hề rẻ, đã vậy còn rất khó khăn trong việc
thuê người phun. Việc sử dụng máy bay phun thuốc là giải pháp tối ưu cho bà con
nông dân. Qua đây có thể thấy, với sự tiến bộ của công nghệ hiện đại đã đóng góp
nhiều vào việc phát triển kinh tế cũng như đời sống nhân dân.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hướng tới đổi mới và hấp thụ
công nghệ như một phương tiện nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh: các doanh

2
nghiệp của Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đổi mới công nghệ so với các nước ở
giai đoạn phát triển tương tự. Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, các doanh
nghiệp Việt Nam tiếp thu và hấp thụ công nghệ chủ yếu thông qua nhập khẩu tư liệu
sản xuất. Một kênh chuyển giao công nghệ khác ở Việt Nam là dịch chuyển lao động.
Điều thú vị là, các doanh nghiệp Việt Nam không coi trọng việc hấp thụ công nghệ
thông qua các kênh kết nối thuận/ngược trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuyển giao
công nghệ từ doanh nghiệp FDI cho doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, có những tín
hiệu đáng mừng cho thấy, Việt Nam đang tăng cường ứng dụng công nghệ số. Theo
số liệu của một cuộc khảo sát về mức độ sẵn sàng của Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam,
năm 2018, khoảng 15,1% doanh nghiệp ứng dụng điện toán đám mây, 12,4% kết nối
máy móc với thiết bị số hoá và 9,8% đã lắp đặt cảm biến số trong nhà máy. Các tỷ lệ
này tuy nhỏ nhưng cũng không quá chênh lệch so với tỷ lệ ở các nước phát triển. Đại
dịch Covid-19 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ khi các doanh nghiệp
nhanh chóng áp dụng hoặc phát triển các công nghệ số để giải quyết ảnh hưởng của
các đợt bùng phát dịch tại Việt Nam đến sức khoẻ và kinh tế.
Vậy các tiến bộ công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế, gia
tăng sản lượng cân bằng quốc gia ?
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG CUNG
Trong dài hạn, sản lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng của nền kinh tế phụ thuộc
vào nguồn lực sản xuất của nền kinh tế: nguồn vốn, nguồn lao động, nguồn tài nguyên
và công nghệ sẵn có mà không phụ thuộc vào mức giá chung nên đường LAS thẳng
đứng tại mức sản lượng tiềm năng Yp. Bất kì sự thay đổi nào của nền kinh tế làm thay
đổi mức sản lượng tự nhiên đều sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Vì sản
lượng trong mô hình cổ điển phụ thuộc vào lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và
trình độ công nghệ, ta có thể phân loại những chuyển dịch của đường tổng cung dài
hạn xuất phát từ bốn nguồn này. Với việc khám phá ra công nghệ sản xuất mới tiên
tiến hơn, cho năng suất cao hơn và áp dụng thành công thì sẽ gia tăng sản lượng sản
xuất được, do đó đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải, làm tăng sản
lượng cân bằng quốc gia. Khi có tiến bộ công nghệ, mô hình Solow có thể lý giải
được sự gia tăng bền vững của mức sống. Cụ thể, tiến bộ công nghệ là nguyên nhân
dẫn đến sự tăng trưởng bền vững của mỗi công nhân. Mặt khác, tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ

3
dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao khi chưa đạt trạng thái dừng. Khi nền kinh tế đã đạt
được trạng thái dừng, thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng mỗi công nhân chỉ còn phụ
thuộc vào tiến bộ công nghệ. Như vậy, ta có thể thấy chỉ có tiến bộ công nghệ mới lý
giải được sự gia tăng không ngừng của mức sống. Máy móc thiết bị là một trong
những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá
máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần
phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công
nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản
phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng
hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị
trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến
bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một
doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng. Hay trong ngành nông nghiệp, Việc áp
dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu vào,
tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 20 – 30% so với không áp
dụng cơ giới hóa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
hiện đại trong xây dựng ao chuồng cho các loại vật nuôi được thực hiện ngày càng
phổ biến; đặc biệt, đã làm chủ công tác nghiên cứu, sản xuất và làm chủ quy trình sử
dụng các loại chế phẩm sinh học trong xử lý ao chuồng, nguồn nước và chất thải trong
chăn nuôi vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Có thể
khẳng định rằng tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, doanh
nghiệp, góp phần nâng cao sản lượng cân bằng quốc gia.
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Thứ nhất, việc cải tiến công nghệ sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, làm cho việc
đầu vào của nguồn nguyên liệu với giá không đổi nhưng chất lượng lại càng được cải
thiện. Từ đó thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, nguồn cung sẽ nhiều hơn. Ngoài ra,
chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ thúc đẩy cơ hội xuất khẩu ra thế giới.
Thứ hai, công nghệ sẽ tăng nguồn cung cấp sản lượng đầu ra nhiều hơn, nhanh
hơn cho doanh thu nhiều hơn. Hơn thế nữa, còn có thể phát triển nhiều loại hình sản

4
phẩm đa dạng cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa phù hợp với từng cá nhân. Làm
cho sản lượng cân bằng tăng nhanh hơn.
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH PHỦ (ĐẦU TƯ)
KH&CN phát triển không chỉ phù hợp với yêu cầu tất yếu của đất nước qua từng
giai đoạn lịch sử cụ thể, mà còn là những định hướng chiến lược quan trọng của Nhà
nước. Theo báo cáo của Bộ KH&CN, năm 2021 kinh phí sự nghiệp KH&CN do
Trung ương cân đối là 3.106 tỷ đồng, UBND tỉnh/thành phố phê duyệt là 4.095 tỷ
đồng. Ngân sách chính phủ đầu tư cho khoa học công nghệ được tích cực áp dụng lên
nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp,... Đại diện Bộ KH&CN nêu dẫn chứng:
Công ty Cổ phần Mỹ Lan tỉnh Trà Vinh đã đầu tư cho việc nghiên cứu làm chủ và ứng
dụng công nghệ cao trong nuôi tôm chất lượng cao với kinh phí gần 70 tỷ đồng, Công
ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Trung An TP Cần Thơ đầu tư khoảng 90 tỷ
đồng cho đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến lúa gạo chất lượng cao phục vụ xuất
khẩu,... Những nguồn đầu tư cho công nghệ khoa học vô cùng thiết thực này của
chính phủ đã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó làm cả tổng cung và tổng cầu tăng lên, kết quả là
tăng sản lượng cân bằng quốc gia. Lợi nhuận thu được từ buôn bán các sản phẩm cũng
như xuất khẩu cao hơn mức số vốn đầu tư ban đầu. Việc phát triển khoa học-công
nghệ đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tạo uy
tín trên thương trường quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào thị trường Việt
Nam. Nhu cầu đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong giai
đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay ngày càng cao, chính phủ vô cùng chú
trọng vào các chính sách khuyến khích nguồn sáng tạo của các cá nhân, tập thể cho
đổi mới công nghệ bằng cách trợ cấp cho nhiều công trình nghiên cứu, cấp bằng sáng
chế, miễn thuế cho các công trình nghiên cứu,... Chính phủ đã và cần đóng vai trò tích
cực hơn nữa trong quá trình đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Các cơ chế, chính sách
được triển khai linh hoạt, sáng tạo của chính phủ đã góp phần tập trung hỗ trợ đổi mới
công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
xây dựng thương hiệu phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển
của địa phương, từ đó làm tăng sản lượng quốc gia, nâng cao vị thế cạnh tranh của
Việt Nam với các quốc gia khác.

5
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT - NHẬP KHẨU
Trong môi trường toàn cầu hoá, với điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay việc
phát huy những yếu tố nội tại và cập nhật những kinh nghiệm, mô hình phát triển công
nghệ của các nước trên thế giới trong giao thương có ý nghĩa quan trọng trong sự phát
triển của các doanh nghiệp.
Ảnh hưởng tích cực của tiến bộ công nghệ vào việc xuất khẩu có thể thấy rõ qua
thị trường nông sản. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong
những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thị trường nông sản thế giới ngày càng
tăng trưởng nhanh chóng, cho phép thỏa mãn nhu cầu đa dạng của giới tiêu dùng về
nông sản. Đó cũng là điều kiện quyết định để tăng năng suất lao động, tăng năng suất
cây trồng và chất lượng nông sản, từ đó hạ giá thành sản phẩm nông sản. Đồng thời nó
lại tác động cho phép tăng cầu về nông sản ở mỗi quốc gia. Như vậy, khoa học và
công nghệ đã tạo ra hiệu quả có tính hai mặt: tăng khả năng thanh toán của giới tiêu
dùng nông sản đồng thời hạ giá bán sản phẩm nông sản. Vì vậy thị trường nông sản
thế giới sẽ biến động theo chiều hướng có lợi cho cả người sản xuất và xuất khẩu nông
sản lẫn người nhập khẩu và tiêu dùng nông sản.
Nhân tố này được xem xét trên hai phạm vi: trong sản xuất nông nghiệp và ngoài
sản xuất nông nghiệp nhưng có liên quan trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Trong khâu sản xuất nông nghiệp, nhân tố khoa học và công nghệ bao gồm cơ
giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, áp dụng những thành tựu mới của công nghệ sinh
học vào sản xuất nông sản sẽ ngày càng có vị trí quyết định trong hoạt động sản xuất
và xuất khẩu nông sản. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, khối EU đang có nhiều ưu
thế trong lĩnh vực này.
Ngoài khâu sản xuất nông nghiệp, khi xem xét nhân tố khoa học và công nghệ
trong công nghiệp chế biến nông sản sẽ phải kể đến trình độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá khâu chế biến, bảo quản nông sản. Do phần lớn sản phẩm nông sản là mặt hàng
thực phẩm thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó yêu
cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước nhập khẩu đặc biệt
là những quốc gia nhập khẩu lớn ngày càng đòi hỏi khắt khe, chặt chẽ hơn.
Trái với nhân tố điều kiện tự nhiên, nhân tố khoa học và công nghệ ngày càng giữ
vai trò quyết định đối với khả năng sản xuất và xuất khẩu nông sản. Với công nghệ

6
bảo quản đơn giản, hàm lượng khoa học thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
công tác nuôi trồng, chế biến, bảo quản, vận chuyển lạc hậu, đặc biệt là công nghệ bảo
quản sau thu hoạch kém dẫn đến tỷ lệ hư hỏng sản phẩm cao là nhân tố quan trọng
đẩy giá thành sản phẩm lên cao, vì vậy giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh
tranh được so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có nền khoa học công
nghệ tiến bộ trong lĩnh vực này.
Nhận thức được vấn đề này, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/03/2002 về đẩy nhanh Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 nhằm “xây dựng
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ
tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.
Đối với vấn đề nhập khẩu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ đầu tư
vào các vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm dịch hàng hoá, sẽ giúp chất lượng hàng hoá
được đảm bảo tốt hơn, hạn chế các sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến
người tiêu dùng đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động nhập khẩu công nghệ tại Việt Nam với nhiều
hình thức đổi mới công nghệ như chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI,
hợp đồng nhập khẩu dây chuyền thiết bị công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước
và nhà cung cấp nước ngoài,…. Theo kết quả khảo sát gần đây, hình thức nhập khẩu
công nghệ kèm máy móc, thiết bị là kênh quan trọng nhất. Việc đầu tư nhập khẩu dây
chuyền thiết bị của các doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả cao, không những đưa
nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất, mà còn giúp tăng cường năng lực công nghệ của
doanh nghiệp. Song song với việc đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, các doanh
nghiệp cũng chú trọng đầu tư, tăng cường đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, điều kiện
làm việc nhằm nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ thông qua hoạt động hợp tác,
chuyển giao với các nước tiên tiến. Qua đây có thể thấy tầm quan trọng của việc nhập
khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài áp dụng vào Việt Nam. Chính vì vậy, nếu
như phát triển công nghệ trong tiến bộ hơn, có thể giúp tiết kiệm chi phí trong việc
nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, thậm chí có thể xuất khẩu công nghệ của nước ta,
tạo thêm một nguồn thu mới cho đất nước.

7
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Cải tiến công nghệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực tiễn cho thấy, công nghệ góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm công nghệ đóng góp
trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của công nghệ có tác động mang tính quyết định đối
với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng. Cụ thể, công nghệ tạo điều kiện
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu với sự cải tiến về công
nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông… đã góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực đầu vào. Ngoài ra sự cải tiến này còn làm tăng các yếu tố sản
xuất kinh doanh, theo đó làm tăng thu nhập và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu
dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế. Công nghệ phát triển còn làm tăng khả
năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ qua các phương tiện
thông tin và dịch vụ vận chuyển. Công nghệ cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tiến bộ như làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động
ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ, làm xuất hiện nhiều ngành
nghề mới, lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi. Khi thay đổi sản
xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu
dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần,
nông nghiệp giảm dần. Đồng thời, cải tiến công nghệ góp phần tăng năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp
phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các nước phát triển,
tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao (trên 50%), với các
nước đang phát triển khoảng 20-30%.
 YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Tuy nhiên, công nghệ cũng ảnh hưởng đến môi trường bằng cách lạm dụng và
làm thiệt hại đến tài nguyên thiên nhiên trên trái đất. Nó làm ảnh hưởng xấu đến trái
đất của chúng ta theo hai hướng chính: ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn cung tự
nhiên.
Ô nhiễm môi trường gồm có ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không
khí xảy ra khi các chất độc hại hoặc là quá nhiều các khí ga như là carbon dioxide,
carbon monoxide, sulfur dioxide, nitric oxide hay methane được thải vào không khí

8
trên trái đất. Các nguồn chính khiến cho chúng xuất hiện có thể kể đến như là chất thải
khí đốt, các nhà máy, xưởng, trạm năng lượng, những phương tiện công cộng,.... Kết
quả của ô nhiễm không khí chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật,
gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, theo đó, sự gia tăng của khí nhà kính trong
không khí đã giữ nhiệt lượng trong không khí trái đất và từ đó làm cho nhiệt độ toàn
cầu tăng lên. Bên cạnh đó, ô nhiễm nước là sự ô nhiễm một bộ phận của nước chẳng
hạn như là sông, hồ, biển, nước ngầm, thường là do sinh hoạt của con người gây ra.
Một trong những chất gây ô nhiễm thông thường là rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của
công nghiệp và các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng. Một lý do đặc biệt nữa
chính là những chất thải không được xử lý một cách triệt để bị thải vào trong nước,
điều này dẫn tới sự suy thoái của hệ sinh thái thủy sinh. Những ảnh hưởng tiêu cực
khác gồm có các loại bệnh truyền nhiễm như là thương hàn và dịch tả, hiện tượng phú
nhưỡng và sự phá hủy hệ sinh thái ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi thức ăn.
Cạn kiệt tài nguyên cũng là một tác động tiêu cực nữa mà công nghệ gây ra cho
môi trường. Điều này xảy ra là do việc tiêu thụ diễn ra nhanh hơn quá trình phục hồi
tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những thứ tồn tại mà con người không
tạo ra chúng, bao gồm những thứ có thể tái sinh và cũng bao gồm cả những thứ không
thể tái sinh. Có vô số kiểu cạn kiệt tài nguyên, nhưng khắc nghiệt nhất phải kể đến
chính là cạn kiệt nguồn nước, rừng bị tàn phá, khai thác nhiên liệu hóa thạch và
khoáng sản, ô nhiễm tài nguyên, xói mòn đất và tiêu thụ quá mức tài nguyên. Đó là
những ảnh hưởng chính gây ra bởi nông nghiệp, khai thác, sử dụng nước bất hợp lí và
sự tiêu thụ nhiên liệu,.. tất cả những thứ đã và đang được nâng cấp nhờ có công nghệ.
Giải quyết cho những điều đó, người ta đã tạo ra một loại công nghệ được gọi là
“công nghệ xanh” hay còn được biết đến với tên gọi là công nghệ môi trường hay là
công nghệ sạch. Đó là những sản phẩm công nghệ được phát triển với mục đích bảo
tồn, kiểm soát và giảm tải những tác động tiêu cực của công nghiệp đối với môi
trường và sự tiêu thụ tài nguyên. Bên cạnh những tác động tiêu cực của công nghiệp
lên môi trường, sự gia tăng ý thức của cộng đồng đối với biến đổi khí hậu đã dẫn đến
việc phát triển một loại công nghệ xanh mới với mục tiêu giúp giải quyết một vài
những lo lắng về môi trường mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một xã hội thông
qua sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, bền vững hơn.

9
 ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Để thực sự nắm bắt được cơ hội phát triển công nghệ, từ đó giúp đất nước có
được sự tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao đời sống của người dân, cần phải tháo
gỡ những rào cản, trong đó ưu tiên hàng đầu là chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho
sự phát triển của công nghệ. Muốn vậy, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 5/2/2021, ban hành
Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Để thực hiện được
điều này và cũng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, cần xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, xác định đúng đắn chiến lược phát triển
nguồn nhân lực. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động, xây dựng và cập nhật dữ
liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu lao động để nâng cao hiệu quả
đào tạo và sử dụng lao động.
Các cơ sở giáo dục cần thường xuyên rà soát lại chương trình đào tạo ở các
trường; tăng cường thời gian học thực hành, giảm thời gian học lý thuyết; gắn quá
trình đào tạo với hoạt động thực tập, tham quan, bắt tay vào công việc ở từng chuyên
ngành đào tạo; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các trường,
các chuyên ngành đào tạo với nhau, nhất là với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đầu tư,
công ty; các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các ngành nghề chất lượng cao:
như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ
sinh học,... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ
như hiện nay.
Các cơ sở đào tạo nghề nên chủ động thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống
từ “dạy chay, học chay” đến đẩy mạnh hoạt động thực hành, ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số vào hoạt động giảng dạy, tạo sự hứng thú cho người học và cơ
hội để người học tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Các nhà trường cũng cần tích cực chuyển đổi mô hình đào tạo theo hướng chủ
động nắm bắt, đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động; liên kết đào tạo với
các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước; đồng thời nâng cao
năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thông qua hoạt động đào
tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

10
Về phía doanh nghiệp, Sự tham gia của doanh nghiệp với vai trò của người sử
dụng lao động trong đào tạo không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước về
đầu tư cơ sở vật chất, mà còn giúp định hướng, đào tạo những lao động có kỹ năng
phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là đáp ứng những yêu cầu về thay đổi trong sản
xuất của công nghiệp 4.0.
 KẾT LUẬN
Tóm lại, trong thời kì phát triển công nghiệp như hiện tại, chúng ta cần có những
phương hướng hợp lý để có thể nắm bắt kịp thời công nghệ, để không bị tụt hậu so với
các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp cần phát triển, nắm chắc cũng như đầu
tư vào công nghệ để có thể theo kịp xu hướng phát triển của thời đại từ đó giúp cho
sản lượng cân bằng kinh tế quốc gia tăng lên, giúp nền kinh tế vĩ mô ngày càng phát
triển. Tuy nhiên cũng không vì đó mà bỏ qua các yếu tố môi trường, không được để
nền công nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống mà cần phải tìm cách để cả
công nghiệp lẫn môi trường đều có thể phát triển theo hướng đi lên.

 NGUỒN THAM KHẢO:


https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/nhung-van-de-ve-xuat-khau-nong-
san-cua-viet-nam--ccac-nhan-to-quoc-gia--phan-7--4878.4050.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=UCMTMP126614
https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc-cong-nghe-thuc-day-doi-
moi-sang-tao-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-ben-vung.html

11
Họ và tên: Lê Mạnh Hùng
MSSV: K224020160
Bài làm

Tôi đồng ý với quan điểm của nhà kinh tế Joshep Schumpeter về “sự phá hủy
sáng tạo”. Bởi vì các nhà doanh nghiệp hiện tại đang phải cạnh tranh với nhau trên thị
trường, họ luôn phải đặt mình trong trạng thái sáng tạo, tư duy đổi mới. Bởi nếu các
nhà doanh nghiệp vẫn theo tình trạng cân bằng “sự luân chuyển tuần hoàn các hoạt
động kinh tế” thì họ sẽ sớm bị tụt lại và dần dần bị loại bỏ khỏi cuộc chiến bởi sự lạc
hậu, không theo kịp thời đại. Vì vậy, mà họ phải luôn làm việc, sáng tạo đổi mới
phương pháp như nắm bắt nguồn cung mới, mở ra thị trường mới, phương pháp sản
xuất và kĩ thuật mới,… Vì vậy, nhiều nhà doanh nghiệp mặc dù thoải mái với sự thành
công và phát triển như hiện tại nhưng họ vẫn luôn suy nghĩ, sáng tạo, để nắm bắt thị
trường, cập nhật xu thế thị trường làm sao cho thị trường doanh nghiệp vẫn đứng vững
và phát triển.

Bây giờ, thời kì cách mạng đổi mới, mọi thứ đang được số hóa, khiến cho người
dân lao động chân tay có tỉ lệ thất nghiệp cao. Chính vì vậy đòi hỏi người dân phải tư
duy, sáng tạo, đổi mới ngày càng cao, càng làm cho quan điểm về “sự phá hủy sáng
tạo” ngày càng được chắc chắn. Áp lực về công việc ngày càng nâng cao khiến mỗi
người bị áp lực bởi công việc nhiều hơn, dù cho họ vẫn đang cảm thấy thoải mái với
công việc đang có.

12
Họ và tên: Châu Thiên Ngân
MSSV: K224020173
Bài làm

Nhà kinh tế Joshep Schumpeter có lập luận rằng “Người ta rất thường rơi vào
trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm." Ông kết luận rằng
các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo
và năng động. Ông đặt tên sự việc này là "sự phá hủy sáng tạo". Theo quan điểm cá
nhân, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên của ông.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu "thoải mái không hiệu quả" là như thế nào?
Thoải mái nhưng lại không hiệu quả nghe có vẻ đối lập, nhưng thực chất chúng đang
bổ sung ý nghĩa cho nhau. Quan điểm của ông đang chỉ ra một thực tế về con người
trong xã hội đang phát triển hiện nay. Khi con người ta làm việc và sinh hoạt trong
một môi trường ổn định, luôn luôn có việc làm, công việc lặp đi lặp lại như một vòng
tuần hoàn, không có gì thay đổi, một môi trường vô cùng thoải mái và không khiến họ
bị áp lực, thế nhưng con người lại làm việc thiếu hiệu quả và sáng tạo. Bởi vì khi đó
họ sẽ không cần phải bận tâm hay suy nghĩ họ cần phải làm những gì, không cần phải
lo lắng về việc thất nghiệp, “liên tục có việc làm" sẽ dẫn đến tình trạng con người sẽ
quen với những cái cũ, những thứ vốn có, không thích nghi được với những thứ mới
lạ, từ đó con người sẽ có xu hướng tự mãn, hài lòng với những gì mình đang có. Hơn
thế, họ sẽ ít năng động và linh hoạt trong việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những
phương pháp, mô hình kinh doanh mới lạ, những hướng đi riêng và khác biệt trong
công việc. “Liên tục có việc làm" sẽ tạo cho con người một sự ổn định nhất thời, một
sự thoải mái tạm thời, nhưng chính điều ấy sẽ mang đến vô vàn điều tiêu cực, họ chỉ
biết làm việc một cách máy móc, hoạt động trong một khuôn khổ có sẵn, không có sự
bứt phá nào cả. Vậy liệu rằng điều này có phù hợp với những mục tiêu mà xã hội đang
đề ra? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi một đất nước muốn phát triển được, yếu tố
con người là vô cùng cần thiết và quan trọng, điều đó đòi hỏi con người cần phải có sự
sáng tạo, năng động trong công việc. Luôn thu hẹp bản thân mình trong một môi
trường quá đỗi quen thuộc, sẽ không thể nào làm cho khả năng tư duy, sáng tạo được
bộc lộ ra được, con người sẽ không tài nào có thể thỏa sức thể hiện được hết những

13
khả năng vốn có của minh, thử sức với những cái mới, khám phá nhiều hơn những
khía cạnh mới lạ của bản thân.
Nhìn theo góc độ kinh tế học, sự thoải mái cũng tạo ra sự suy thoái. Nếu người
tiêu dùng đã thoải mái với những gì mình có, nhu cầu của họ dường như sẽ không
tăng lên nữa. Nếu doanh nghiệp đã thoải mái với những gì mình có thể cung cấp, thoải
mái với mức lợi nhuận hiện tại, sản xuất sẽ đình trệ. Cả cung và cầu đều giảm sút sẽ
khiến cho nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, rơi vào trạng thái suy thoái. Không
phải ngẫu nhiên mà Chính phủ luôn có các chính sách để kích thích cung cầu, làm cho
sự thoải mái của người tiêu dùng và doanh nghiệp không bao giờ được đáp ứng. Cũng
không phải là ngẫu nhiên khi mà các doanh nghiệp thành công luôn có các chiến lược
thu hút lượng cầu qua đó tăng cường sản xuất, sự thoải mái không được phép có mặt
trong một nền kinh tế phát triển, nhưng nếu tất cả đều đã thoải mái, kinh tế sẽ suy
thoái.
Suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ để lại những hậu quả tiêu cực khi mà nó có thể
khiến cho ba chỉ số rất quan trọng của kinh tế vĩ mô: GDP, tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thất
nghiệp đi sai hướng. Khi rơi vào tình trạng suy thoái hay khủng hoảng một Chính phủ
sẽ luôn phải hoạch định ra các chính sách mới điều chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng,
người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu hợp lý, nhà sản xuất phải linh hoạt hơn trong khâu sản
xuất. Sự thoải mái tạo ra suy thoái và suy thoái buộc chúng ta phải thoát khỏi sự thoải
mái, suy thoái sẽ buộc con người phải sáng tạo và năng động hơn vì những cá nhân
hoặc tổ chức không làm được như vậy sẽ giết chết mình trong sự thoải mái.
Sáng tạo là vô cùng cần thiết. Bởi thế, Joshep Schumpeter kết luận rằng "các cuộc
suy thoái (khủng hoảng) thì tốt" và là điều kiện vô cùng cần thiết trong cuộc sống
ngày nay. Chỉ khi có khủng hoảng thì sự sáng tạo, tư duy của con người mới bộc phát
và sáng tạo được nhiều điều mới mẻ. Và theo Joshep "sự phá hủy sáng tạo" là điều cần
có và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tương lai, đất nước, đặc biệt là sự phát
triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh ngày nay, khi nước ta đang thích ứng dần với
trạng thái bình thưởng mới hậu Covid 19, “sự phá hủy sáng tạo” lại thể hiện được vai
trò của mình. Những cá nhân, doanh nghiệp có thể sáng tạo, năng động thích nghi sẽ
ngày càng đi lên và ngược lại sẽ tụt hậu và không theo kịp đà phát triển. Lịch sử đã
chứng minh, loài người khó có thể cảm thấy thoải mái với những gì mà mình đang có

14
và mỗi khi sự thoải mái xảy ra, suy thoái sẽ xuất hiện buộc con người phải sáng tạo,
phải năng động, quá trình đó sẽ tạo ra “sự phá hủy sáng tạo" – nguồn cơn của sự phát
triển con người.
Tóm lại, "sự phá hủy sáng tạo" có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế. Bản thân mỗi con người luôn phải biết linh động ứng biến trước những
thay đổi của xã hội, không ngừng trau dồi khả năng tư duy, sáng tạo. Chúng ta phải
bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, không giậm chân tại chỗ. Có như thế thì
chúng ta sẽ góp phần xây dựng một tương lai xã hội ngày càng văn minh, hiện đại
hơn.

15
Họ và tên: Hà Bảo Ngọc
MSSV: K224020176
Bài làm
Nhà kinh tế học Joseph Schumpeter có lập luận rằng: “Người ta rất thường rơi vào
trạng thái thoải mái không hiệu quả khi học liên tục có việc làm.” Ông lập luận rằng
các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo
và năng động. Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng tạo”. Em hoàn toàn đồng ý
với quan điểm của ông.
Hầu hết mọi người thường theo đuổi cuộc sống thoải mái và coi đó là ưu tiên
hàng đầu của mình. Một cuộc sống thoải mái, công việc ổn định, không có nhiều vấn
đề phải giải quyết vẫn được coi là đáng để mơ ước. Thực tế có đúng như thế không?
Sống thoải mái có thể làm bạn cảm thấy ấm cúng, mờ ảo và an toàn, nhưng nó không
cho phép bạn phát triển. Để phát triển như một cá nhân bạn phải mở rộng vùng thoải
mái của mình. Khoảng thời gian duy nhất bạn thực sự phát triển là khi bạn ra ngoài
vùng thoải mái của mình.
Theo khảo sát của giáo sư Andrew Brodsky (Đại học Texas) và Teresa Amabile
(Đại học Harvard, Mỹ) vào năm 2018, 78,1% người được hỏi cho biết mình từng trải
qua quãng thời gian nhàn rỗi vô nghĩa trong công việc và đến 21,7% gặp tình trạng
này vào mỗi ngày. Mỗi người đều có một mức độ kích thích hoạt động lý tưởng.
Chúng ta không muốn bị thúc đẩy làm việc quá mức vì điều đó gây ra căng thẳng, mệt
mỏi. Nhưng cũng không ai muốn ngồi ì một chỗ quá lâu và không tạo ra giá trị gì. Khi
con người ta làm việc và sinh hoạt trong một môi trường ổn định, luôn luôn có việc
làm, đều đặn mỗi ngày, công việc lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn, không có gì
thay đổi, một môi trường vô cùng thoải mái và không khiến họ bị áp lực, thế nhưng
con người lại làm việc thiếu hiệu quả và sáng tạo.
Sự sáng tạo ở nơi làm việc đã trở thành điều “phải có”. Môi trường làm việc có
tính cạnh tranh cao càng làm cho sự sáng tạo trở nên quan trọng.Vì vậy, nhà kinh tế
học Joseph Schumpeter khẳng định rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi
vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động. Sự hủy diệt mang tính sáng
tạo là việc dỡ bỏ các hoạt động thường lệ đã tồn tại từ lâu để mở đường cho sự đổi
mới. Thuật ngữ sự hủy diệt mang tính sáng tạo được đặt ra bởi nhà kinh tế học người

16
Áo Joseph Schumpeter vào năm 1942. Nó thường được sử dụng để mô tả những đổi
mới trong quy trình sản xuất làm tăng năng suất, nhưng cũng được sử dụng trong
nhiều bối cảnh khác. Các nhà kinh tế thường sử dụng nó để thể hiện bản chất thiết yếu
của chủ nghĩa tư bản như một động lực không ngừng hướng tới sự tiến bộ. Lí thuyết
về sự hủy diệt mang tính sáng tạo cho rằng các giả định và các dàn xếp lâu đời phải bị
phá hủy để giải phóng tài nguyên và năng lượng nhằm phục vụ cho đổi mới. Lí
thuyết sự hủy diệt mang tính sáng tạo coi kinh tế là một quá trình hữu cơ và năng
động, trong đó trạng thái cân bằng không phải là mục tiêu cuối cùng của các quá trình
thị trường. Các động lực trong thị trường liên tục được định hình hoặc thay thế bởi sự
đổi mới và cạnh tranh. Quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo chắc chắn sẽ tạo ra
người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Các doanh nhân và công nhân trong các ngành
công nghệ mới sẽ tạo ra sự mất cân bằng và các cơ hội lợi nhuận mới. Các nhà sản
xuất và công nhân gắn với công nghệ cũ hơn sẽ bị bỏ lại.
Như vậy khủng hoảng không hẳn là một điều tồi tệ. Thời kì khủng hoảng là lúc
doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để nhìn lại, “ khám lại sức khỏe cho chính mình.”
Chu kỳ của nền kinh tế như thủy triều lúc lên, lúc xuống. Doanh nghiệp trong thời kỳ
này phải sáng suốt lựa chọn bước đi phù hợp, để khi nền kinh tế hồi phục thì đã sắp
xếp lại mọi thứ một cách hoàn hảo nhất để nắm bắt cơ hội và đối diện với cuộc cạnh
tranh mới... Điều này tối cần thiết cho từng cá nhân, cho từng DN, cộng đồng và cả
một đất nước. Trước hết là tái tạo lại nguồn nhân lực, con người tạo ra mọi thứ và đây
là thời điểm để doanh nghiệp "làm sạch" bộ máy, tạo thêm nguồn sinh lực mới. Sau
đó là lựa chọn đối tác tốt nhất để hợp tác. Khi đào thải các tế bào xấu ra khỏi cơ thể
thì chỉ còn lại những tế bào tốt, sống khỏe... Tế bào sống khỏe thì cơ thể mới khỏe, và
ngược lại.

17
Họ và tên: Huỳnh Kim Thảo
MSSV: K224020194
Bài làm

Nhà kinh tế Joseph Schumpeter đã có lập luận rằng:“Người ta rất thường rơi vào
trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm.” Ông kết luận rằng
các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo
và năng động. Ông đặt tên sự việc này là “sự phá huỷ sáng tạo”. Cá nhân em hoàn
toàn đồng ý với quan điểm của ông.
Vì sao ông lại có nhận định “Người ta rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả
khi liên tục có việc làm?” Khi chúng ta mới ra trường và liên tục có việc làm, không
cần phải chạy đi khắp nơi bon chen tìm kiếm công việc, điều này khiến chúng ta rất
hài lòng và thoả mái với điều kiện hiện tại. Nhưng điều này lại không hiệu quả, bởi vì
nếu như có công việc liên tục và bạn phải làm liên tục như thế theo sự lập trình sẵn có
nào đó thì chính công việc sẽ tạo cho bạn sự áp lực, khiến bạn thụ động và đương
nhiên không có tính sáng tạo trong công việc. Nhưng nếu giả sử, trong một khoảng
thời gian bạn bị khủng hoảng về tài chính, về việc làm,… Điều này sẽ tạo động lực
mạnh mẽ cho bạn chủ động đi tìm kiếm việc làm, từ đó thêm yêu công việc hiện tại và
làm việc với phong thái năng động đầy tính sáng tạo.
Theo quan điểm cá nhân của em, đây là lý do vì sao ông Joshep đưa ra nhận định
rằng “Người ta rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi liên tục có việc làm”.
Để giải quyết tình trạng này, ông đã kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng)
thì tốt hơn bởi vì bó buộc con người phải sáng tạo và năng động. Vì sao lại thế? Thực
tế, người ta thường nghĩ rằng các cuộc suy thoái là dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế
đang đi xuống, gây thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng năng lượng… Nhưng nếu đào
sâu lại vấn đề, khi liên tục có việc làm gây nên tính không hiệu quả và để giải quyết
tính không hiệu quả đó, con người cần đưa ra những giải pháp thiết thực, gây nên
những bước đột phá mới trong công việc. Và động lực để con người có thể tìm được
những hướng đi đúng đắn hơn đó chính là những cuộc khủng hoảng. Trong cuộc suy
thoái, con người sẽ đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và ảnh
hưởng đến đời sống con người. Để giải quyết các vấn đề mà cuộc suy thoái gây ra,

18
con người buộc phải vận dụng những sự sáng tạo, năng động của mình để tìm ra
những hướng đi mới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Tóm lại, ta có thể thấy rằng: Chúng ta, dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, đều sẽ
phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng, vì thế chúng ta sẽ không ngừng sáng tạo, phá
huỷ cái cũ và xây dựng cái mới tốt hơn, tiên tiến hơn. Đó chính là ý nghĩa của câu
“phá huỷ sáng tạo” của ông.

19
Họ và tên: Nguyễn Linh Trang
MSSV: K224020204
Bài làm

Tôi từng nghe một câu nói khá ấn tượng như thế này: “Những vì sao càng tỏa
sáng rạng ngời trong màn đêm tăm tối nhất” (Mikrokosmos). Có lẽ, chúng ta cũng
chính là những vì sao ấy, chỉ khi vấp phải những khó khăn, những tăm tối trên đường
đời mới có cơ hội bộc lộ được năng lực của bản thân, bộc lộ được những sức sáng tạo
nằm sâu trong bản ngã của chính mình. Vậy nên, theo tôi, lập luận của Josept
Schumpeter “Người ta thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên
tục có việc làm” là đúng.
Vậy như thế nào được gọi là thoải mái? Thoải mái là khi một người thỏa mãn
với những gì mình đang có, là khi mà chúng ta hoàn toàn dễ chịu, không bị gò bó hay
áp lực bởi bất cứ một sự việc, sự kiện nào. Mỗi người khác nhau sẽ có những tiêu
chuẩn để thoải mái khác nhau. Một số người chỉ cần đạt được những mục tiêu cơ bản
thôi là đã có thể thoải mái, nhưng lại có những người muốn nhiều hơn nữa.
Dù là tiêu chuẩn nào đi chăng nữa, một khi con người ta rơi vào trạng thái
thoải mái, ta sẽ chẳng thể nào tiếp tục phát triển được. Khi mọi việc mà chúng ta đặt
ra đều diễn ra theo ý mình, chúng ta sẽ dần trở nên chai lì, không còn phấn đấu nỗ lực
phát triển bản thân, không còn sáng tạo hay tư duy. Những công việc hằng ngày sẽ lặp
đi lặp lại như một cái máy được lập trình sẵn, chúng sẽ cứ diễn ra rồi lại diễn ra giống
y như nhau mỗi ngày trôi qua. Điều này khiến cho quá trình phát triển của bản thân
chúng ta như bị khựng lại hoặc thậm chí xấu hơn nữa là trở nên ngày càng tồi tệ đi.
Điều đó hoàn toàn trùng khớp với kết luận của Joseph, đây là “sự phá hủy sáng tạo”.
Chúng ta chẳng thể nào sáng tạo khi mà bản thân chúng ta cứ chai lì và không chịu tư
duy. Và cũng như René Descartes nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Vậy nên, đồng
nghĩa với câu nói, bạn không tư duy nên bạn không tồn tại. Tóm lại, sự thoải mái là
không hiệu quả.
Xét theo góc độ kinh tế học, thoải mái sẽ dẫn tới suy thoái. Khi một người
tiêu dùng thoải mái với những gì mình đang có, nhu cầu của họ sẽ không tăng lên nữa.
Cũng như vậy, khi các doanh nghiệp thoải mái với những sản phẩm mình cung cấp,
thoải mái với những lợi nhuận hiện tại, công việc sản xuất cũng theo đó đình trệ. Từ

20
đó, cung và cầu giảm khiến cho nền kinh tế vĩ mô rơi vào trạng thái khủng hoảng dẫn
đến suy thoái kinh tế. Nhìn theo hướng ngược lại, sự suy thoái kinh tế sẽ buộc các
doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái thoải mái, theo đó, họ sẽ có những sự sáng tạo, đổi
mới trong các sản phẩm của mình, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng vẫn có những người liên tục có
việc làm mà vẫn không ngừng sáng tạo. Những người như thế đều vô cùng thành công
trong sự nghiệp lẫn cuộc sống của mình. Họ không bao giờ ngừng việc phát triển bản
thân, luôn đổi mới tư duy, tiếp nhận những kiến thức mới để ngày càng hoàn thiện
hơn. Chúng ta cũng có thể là những con người như thế ấy, dù cho rơi vào hoàn cảnh
không mấy tốt đẹp hay là may mắn luôn đến với ta, chúng ta cũng nên không ngừng
cố gắng, phấn đấu hết mình.
Từ những lập luận trên, ta có thể đưa ra kết luận, sự sáng tạo là vô cùng cần
thiết, dù là trong kinh tế hay là trong cuộc sống đi chăng nữa. “Men must live and
create. Live to the point of tears” (Albert Camus)

21
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Uyên Vy
MSSV: K224020213
Bài làm

Sinh thời, nhà kinh tế học người Áo Joshep Schumpeter có lập luận rằng: “Người
ta rất thường rơi vào trạng thái thoải mái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm”.
Ông kết luận rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi bởi vì chúng bó buộc
con người phải sáng tạo và năng động. Ông đặt tên sự việc này là “sự phá hủy sáng
tạo”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông không.

Thoải mái là trạng thái của con người, khi con người hoàn toàn dễ chịu, không gì
gò bó, hạn chế. Con người thoải mái khi mọi việc xung quanh họ là sự ổn định mang
tính chắc chắn, ví dụ như có nhà để ở, có công việc lương tốt để trang trải cuộc sống
mà không cần lo nghĩ. Tinh thần thoải mái khiến ta thỏa mãn với công việc, với cuộc
sống hiện tại của mình. Lập luận của Joseph cho rằng, trạng thái thoải mái khi con
người liên tục có việc làm sẽ dẫn đến việc không hiệu quả tưởng chừng vô lý nhưng
lại rất đúng đắn. Khi con người có công ăn việc làm ổn định, mà nếu có không ổn định
thì sẽ dễ dàng để chuyển một công việc khác-một công việc tương tự trong khoản thời
gian liên tục, không có quãng thời gian thất nghiệp thì sẽ dẫn đến hậu quả, năng suất
làm việc của họ mãi dậm chân tại chỗ, trái với quy luật vạn vật phải vận động và phát
triển của tự nhiên. Việc chỉ làm những công việc có sẵn, lặp đi lặp lại, không có mục
tiêu để chinh phục, để cố gắng, lâu dần sẽ làm tư duy của con người bị hao mòn,
không nghĩ tới sự sáng tạo hay đổi mới, không dám bước ra một môi trường mới,
công việc mới, rộng hơn sẽ dẫn đến một thế hệ “ăn sẵn” mà không suy nghĩ, dẫn đến
một nền kinh tế trì trệ. Ví dụ ở góc độ kinh tế, nếu doanh nghiệp đã thoải mái với
những gì mình có thể cung cấp, thoải mái với mức lợi nhuận hiện tại, sản xuất sẽ đình
trệ,.. Sự thoải mái tưởng chừng là trạng thái tốt nhưng thực tế lại là thứ không nên có
trong bất cừ lĩnh vực nào, vì nó sẽ làm tốc độ phát triển chậm lại, thậm chí đứng yên
hoặc thụt lùi.

Theo đó, kết luận của ông cho rằng các cuộc suy thoái (khủng hoảng) thì tốt bởi
bởi vì chúng bó buộc con người phải sáng tạo và năng động là hoàn toàn hợp lý. Các
cuộc suy thoái chứng tỏ đã có những khó khăn xuất hiện, cuộc sống không còn dễ

22
dàng và thoải mái như trước. Môi trường, hoàn cảnh suy thoái này khiến con người
không thể ngồi yên thoải mái được nữa, một điều bắt buộc là họ cần có những cải tiến,
những biện pháp sáng tạo để vượt qua cuộc khủng hoảng, và điều đó làm xã hội phát
triển. Ví dụ là Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì nền kinh tế khủng hoảng tột
độ, nhưng đó là động lực to lớn thúc đẩy chính quyền Nhật nghĩ ra biện pháp, đường
lối chính sách mới để khắc phục tình trạng khủng hoảng ấy. Kết quả là kinh tế Nhật
phát triển vượt bật, nền kinh tế vươn lên đứng thứ hai thế giới xếp sau cường quốc
Hoa Kì.

Tất cả những vấn đề trên được ông đúc kết thành khái niệm “Sự phá hủy sáng
tạo”- thuật ngữ diễn tả sự hủy bỏ các thực tiễn lâu dài để nhường chỗ cho sự đổi mới,
là động lực của của một nền kinh tế phát triển, năng suất. Sự phá hủy sáng tạo thực
chất là sự cách mạng hóa cấu trúc kinh tế từ bên trong, không ngừng loại bỏ cái cũ,
tạo ra cái mới, giải phóng nguồn lực mới tạo ra thị trường mới và tạo lợi nhuận. Ví dụ
như trường hợp của Netflix, sự ra đời của nền tảng xem phim trực tuyến sáng tạo này
đã phá vỡ sự độc quyền của các các kênh truyền hình cáp hay các cụm rạp chiếu phim.
Hay sự ra đời của thương mại điện tử với sự xuất hiện của các kênh như Amazon,
Shoppee, Lazada,… đã đa dạng hóa trải nghiệm mua hàng của khách hàng, tạo ra sự
cạnh tranh khốc liệt với các nhà bán lẻ hay các trung tâm thương mại. Sự phá vỡ các
thực tiễn lâu dài như xem phim rạp hay tới các rạp chiếu phim để xem phim bằng các
phương thức trực tuyến mới sẽ đem lại cho con người đa dạng sự lựa chọn, tiết kiệm
thời han hơn, thỏa mãn nhu cầu con người hơn. Chìa khóa của sự phát triển chính là
sự đổi mới, và sự đổi mới này cũng dẫn đến có kẻ chiến thắng, kẻ thua cuộc. Ai biết
suy nghĩ sáng tạo, khả thi, “khác biệt để dẫn đầu” thì sẽ tạo ra lợi nhuận, còn ngược lại,
chỉ gắn liền với các cũ thì sẽ thua cuộc.

Sự phá hủy sáng tạo là một xu hướng tất yếu và vô cùng cần thiết cho sự phát
triển của một nền kinh tế bởi nó mang đến sự đổi mới, sự tiến bộ. Con người cần luôn
trau dồi kiến thức, linh hoạt trước mọi tình huống và luôn cố gắng tư duy sáng tạo để
bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại , tránh tư trưởng thoải mái, ngủ quên trên
chiến thắng, không dám bước ra vùng an toàn để không bị đào thải bởi xã hội luôn
vận động tiến lên .

23
Họ và tên: Nguyễn Lâm Như Ý
MSSV: K224020216
Bài làm
Em đồng ý với quan điểm trên. Nếu chúng ta xét một việc hay một hành động nào
đó trên nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn sẽ nhìn thấy được mặt tích cực và tiêu cực của
nó. Ở đây chúng ta bắt đầu xét đến sự thoải mái, là trạng thái mà khi ở trong trạng thái
đó chúng ta cảm thấy thỏa mãn với những gì mình có, những việc mình đang làm, là
lúc mà chúng ta cảm thấy không có sự rủi ro hay nguy hiểm về cuộc sống, nói cách
khác là trạng thái sợ hãi phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Những người khác
nhau sẽ cảm nhận sự thoải mái khác nhau. Xét trên khía cạnh tinh thần, sự thoải mái là
rất cần thiết tạo cho ta cảm giác thư giãn, thỏa mãn khi không phải lo nghĩ về điều gì,
mọi việc lúc này không có gì để bận tâm. Nhưng xét trên khía cạnh khác, thoải mái sẽ
trở nên rất nguy hại, mang ý nghĩa tiêu cực. Một ví dụ điển hình, trong sinh viên,
chúng ta thường mãi “ăn mừng trong sự chiến thắng” mà quên đi mục tiêu, dự định
phía trước, ta thường có xu hướng đặt bản thân trong trạng thái thoải mái, tự cao tự
đại sau khi đạt được một thành tích nào đó. Khi sự thỏa mãn đó kéo dài, những dự
định lớn lao phía trước đã bị tạm gác, họ mất đi sự hào hứng, nhiệt huyết ban đầu.
Hãy thử tưởng tượng, tầng lớp thế hệ trẻ sẽ như thế nào khi liên tục rơi vào tình trạng
đó. Một cuộc sống thoải mái được ví như “một cỗ máy được lập trình sẵn”, thật đơn
giản và cũng thật vô vị, bạn luôn tuân theo một thời gian biểu ngày qua ngày, điều đó
đã khiến cho sự tư duy, sáng tạo không thể “hoạt động”. Vậy có thể nói, sự thoải mái
không hiệu quả.
Nhà kinh tế Joshep Schumper có lập luận rằng: “ Người ta thường rơi vào trạng
thái không hiệu quả khi họ liên tục có việc làm”. Việc liên tục có việc làm, tức khi bạn
mất đi một công việc sẽ có một công việc mới thế chỗ, là một trong những yếu tố
khiến cho sự thoải mái xuất hiện. Khi đó, bạn không bị rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp,
khó khăn, bạn có thể sẽ cảm thấy việc mưu sinh không hề khó khăn, nhưng nó lại gián
tiếp khiến cho tư duy, ý chí của bạn bị trì trệ, cuộc sống sẽ dần nhàm chán và bạn mãi
đứng trong vòng tròn an toàn của cuộc đời.
Vậy nếu xét sự thoái mái ấy trên nền kinh tế sẽ như thế nào? Nền kinh tế phát
triển là biểu hiện tốt của một đất nước, cho thấy sự phát triển vượt bậc, nhưng nếu mọi

24
thứ đều thoải mái sẽ dẫn đến suy thoái. Nếu người tiêu dùng đã thoải mái với những gì
mình có, nhu cầu của họ sẽ dường như sẽ không tăng lên nữa. Nếu doanh nghiệp đã
thoải mái với những gì mình có thể cung cấp, thoải mái với mức lợi nhuận hiện tại,
sản xuất sẽ đình trệ. Cả cung và cầu đều giảm sút sẽ khiến cho nền kinh tế khủng
hoảng trầm trọng, rơi vào trạng thái suy thoái. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ
luôn có các chính sách để kích thích cung cầu, làm cho sự thoải mái của người tiêu
dùng và doanh nghiệp không bao giờ được đáp ứng. Cũng không phải là ngẫu nhiên
khi mà các doanh nghiệp thành công luôn có các chiến lược thu hút lượng cầu qua đó
tăng cường sản xuất. Khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, lúc này đòi hỏi các nhà quản
trị bắt đầu lập chiến lược, kế hoạch mới để vực dậy doanh nghiệp, chính phủ tìm giải
pháp cho sự khủng hoảng đó để củng cố, khắc phục nền kinh tế. Khi sự khủng hoảng
xảy ra, con người bị bó buộc phải tư duy, sáng tạo để thoát khỏi sự nhàm chán, sự
thay thế các giai đoạn kinh tế giúp cho con người ngày càng tư duy, sáng tạo, biết
cách ứng phó với từng cuộc suy thoái. Nói cách khác mọi sự mở rộng đều nuôi dưỡng
sự suy thoái và thu hẹp, ngược lại mọi sự thu hẹp đều nuôi dưỡng sự hồi sinh và mở
rộng. Một ví dụ khác cho thấy vai trò của “sự phá hủy sáng tạo”, dù còn một số yếu
kém nhưng sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam tốt hơn nhiều so với năm 2008.
Từ dự trữ ngoại hối cho tới việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mấy năm gần đây đã
tăng tỉ lệ trích lập dự phòng nợ quá hạn, tức là dự phòng rủi ro. Đặc biệt nguồn thu
ngân sách hiện nay tăng vượt trội hay khi vừa hết COVID-19, dù kinh tế đang đà phục
hồi nhưng du lịch nội địa vùng trở lại nhanh chóng. Cải tiến công nghệ trong mô hình
chu kì kinh doanh thực tế là một điển hình trong khái niệm “sự phá hủy sáng tạo” của
Joshep Schumper. Thứ nhất công nghệ tốt hơn làm tăng cung về hàng hóa và dịch vụ.
Nói cách khác, hàm sản xuất bây giờ được cải thiện, nên sản lượng cao hơn được sản
xuất ra. Thứ hai, sự xuất hiện công nghệ mới làm tăng nhu cầu về hàng hóa. Ta thấy
được sự suy thoái thật ra không quá tồi tệ, ngược lại còn là cơ hội để các nhà quản trị,
chính phủ nhìn lại nền kinh tế và có bước cải tiến. Có thể khẳng định sự suy thoái
(khủng hoảng) là động lực giúp cho nền kinh tế đổi mới, con người sáng tạo ra cái
mới phù hợp với từng giai đoạn kinh tế và sự thoải mái là không nên tồn tại trong nền
kinh tế.
-END-

25
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá
Giới thiệu
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Huỳnh Kim Thảo (NT) K224020194
hưởng đến xuất - nhập khẩu vụ được giao đúng hạn
Tổng hợp word
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Lê Mạnh Hùng K224020160
hưởng người tiêu dùng vụ được giao đúng hạn
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Châu Thiên Ngân K224020173
hưởng tăng trưởng kinh tế vụ được giao đúng hạn
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Hà Bảo Ngọc K224020176
hưởng đến môi trường vụ được giao đúng hạn
Phát triển nguồn nhân lực Hoàn thành tốt nhiệm
Nguyễn Linh Trang K224020204
Kết luận vụ được giao đúng hạn
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Nguyễn Ngọc Uyên Vy K224020213
hưởng chính phủ (đầu tư) vụ được giao đúng hạn
Yếu tố công nghệ ảnh Hoàn thành tốt nhiệm
Nguyễn Lâm Như Ý K224020216
hưởng đến tổng cung vụ được giao đúng hạn

26

You might also like