You are on page 1of 12

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC


TẾ

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH


NHÓM HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP


TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

NHÓM 9

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã số sinh viên


1 Trịnh Thị Khánh Linh KTQT49-C3-0485
2 Vũ Minh Nguyệt KTQT49-B1-0518
3 Vũ Thị Hồng Minh KTQT49-C1-0501
4 Tô Thị Mai Linh KTQT49-B1-0484
5 Phạm Đức Thành KTQT49-B1-0551
6 Phạm Quang Huy KTQT49-B3-0454
MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT: THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THẤT NGHIỆP

1.1 Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp


1.1.1 Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập
do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường
hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc, theo Điều
20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế ILO).
Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động
có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập
dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu
nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm
công việc. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của
công cuộc công nghiệp hóa.
Trong thực tế, không phải mọi người đều muốn có việc làm.
Vì vậy không thể nói rằng những người không có việc làm đều là
những người thất nghiệp. Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ
thất nghiệp một cách đúng đắn, chúng ta cần phải phân biệt một số
khái niệm sau:
• Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc như
mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.
• Người có việc làm (Employment) là những người đang làm
trong các cơ sở kinh, tế, văn hóa, xã hội, trong lực lượng vũ
1
trang và trong cơ quan nhà nước. Họ làm một việc gì đó có
được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện
vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính
chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không
được nhận tiền công hoặc hiện vật.
• Lực lượng lao động (Labor force) là những người đang
trong độ tuổi lao động đã có hoặc chưa có việc làm nhưng
đang tìm kiếm việc làm.
• Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ
tuổi được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao
động.
• Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm: người về
hưu, đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng
lao động do đau ốm, tàn tật và một bộ phận không muốn tìm
việc làm vì những lý do khác nhau.
• Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuần
nghiên cứu được xác định là có việc làm nhưng có thời gian
làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm
giờ.
• Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc
làm trong tổng số lao động có việc làm.
1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao
động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao
động của nền kinh tế.
Số người không có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp = 100 % × Tổng số lao động xã hội

2
Lực lượng lao động (L) = Số người có việc làm (E) + Số
người thất nghiệp (U)
Người ta còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử
dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công
làm việc thực tế) / Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc x 100%
Thời gian thất nghiệp trung bình: Đo lường khoảng thời gian
trung bình không có việc làm của một người thất nghiệp.
t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình
N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian)
T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Tần số thất nghiệp: Đo lường 1 người lao động trung bình bị
thất nghiệp bao nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định.
Ngoài ra để đánh giá quy mô của lực lượng lao động người ta
sử dụng chỉ số.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân
số trưởng thành x 100%.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao
động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu
quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở
những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp). Gộp lại,
tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả
trên tất cả các thị trường đều cân bằng.

3
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0. Vì trong
một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa
dạng, mức cung cầu về số loại hàng hoá dịch vụ thường xuyên thay
đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu. Tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên có liên quan chặt chễ với lạm phát và ngày càng có xu hướng
tăng. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị
trường lao động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về
chính sách của chính phủ; tạo việc làm công cộng.
1.2 Phân loại thất nghiệp
Phân loại theo lý do thất nghiệp:
Mất việc (job loser): Người lao động không có việc làm do
các cơ quan/ doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào.
Bỏ việc (job leaver): Đây là hình thức thôi việc do bản thân
người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương
không thỏa đáng, môi trường làm việc không phù hợp,…).
Nhập mới (new entrant): Là những người mới tham gia vào
lực lượng lao động của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm
(VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm).
Tái nhập (reentrant): Là những người đã rời khỏi lực lượng
lao động nay, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc
làm thích hợp.

1.2.1 Phân loại theo hình thức thất nghiệp:


Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư
có các dạng sau :

4
• Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi-nghề)
• Thất nghiệp chia theo vụng lãnh thổ (thành thị -nông thôn)
• Thất nghiệp chia theo nghành nghề (nghành sản xuất,dịch vụ)
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ giới
cao hơn nam giới, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn
so với người có tuổi với tay nghề và kinh nghiệm lâu năm... Biết
được con số này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách
phù hợp trong mỗi loại. Tận dụng tốt hơn lượng lao động thặng dư
trong một số loại thất nghiệp nhất định.

1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp


Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động
đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc
khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu
của cung và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm,…
Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường
lao động.
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi
mức cầu chung về lao động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy
giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của
chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao
động.

5
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền
lương được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị
trường lao động. Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã
hội tác động.

1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp


Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là
tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận
những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.
VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có
bằng cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao
hơn)
Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment):
là tình trạng thất nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm
với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc.
1.2.5 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp:
Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất
nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp
không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường lao động cân
bằng. Tại đó mức tiền lương và giả cả là hợp lý, các thị trường đều
đạt cân bằng dài
- Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
• Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện
khi không có sự ăn khớp về nhu cầu trong thị trường lao động;
chính sách công và thất nghiệp tạm thời.

6
• Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện do
sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc
sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
• Thất nghiệp mùa vụ (seasonal unemployment): Xuất hiện do
tính chất mùa vụ của một số công việc như làm nông nghiệp,
dạy học, công việc part time dịp hè, giải trí theo mùa (trượt
tuyết, công viên nước)…
Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): Là mức thất
nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng
thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong
dài hạn.
Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với
các chu kỳ kinh tế.
• Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên)
khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
• Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên)
khi nền kinh tế đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển
nóng).

III.Nguyên nhân của thất nghiệp


 Người lao động cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp
nhất đối với họ.
         - Do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp.
         - Do sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động

7
         - Luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực
lượng lao động                                 
 Sự vượt quá của cung so với cầu lao động.
         - Do Luật tiền lương tối thiểu, tác động của các tổ chức công
đoàn.
         - Do cơ cấu kinh tế thay đổi.
         - Do tính chu kỳ của nền kinh tế.
IV.Tác động của thất nghiệp
∙ Góc độ kinh tế : 
- Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. 
- Cá nhân và gia đình người thất ngiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc
mất nguồn thu nhập, kỹ năng xói mòn, tâm lý không tốt. 
- Mối quan hệ giữa thay đổi về sản lượng thất nghiệp đã được
Arthur Okun phát hiện, được gọi là quy luật Okun. Quy luật Okun
phản ánh rằng : Khi GDP giảm 2% so với GDP tiềm năng thì mức
thất nghiệp tăng 1%. Như vậy là nếu GDP ban đầu là 100% tiềm
năng và giảm xuống còn 98% tiềm năng đó, thì mức thất nghiệp sẽ
tăng từ 6% lên 7%. 
Quy luật Okun thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng
(Y*), sản lượng thực tế (Y) với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỉ
lệ thất nghiệp thực tế (Ut). 
Ut = Un + x 
∙ Góc độ xã hội : 
- Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. 
8
- Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp. 
∙ Góc độ chính trị : 
- Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ.
V.Biện pháp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp
 Đối với thất nghiệp tự nhiên : 
- Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm. 
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nguồn lực. 
- Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp. 
- Tạo thuận lợi cho di cư lao động. 
∙ Đối với thất nghiệp tự nguyện : 
- Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền
lương thu hút đề thu hút lao động hơn. 
- Tổ chức các chương trình dạy nghề và tổ chức tốt các thị trường
lao động. 
∙ Đối với thất nghiệp chu kỳ : 
- Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu
nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu
hút được nhiều lao động hơn.

9
hạn.

10
   Thị trường lao động cân bằng tại E với
mức lương wo .Nếu nhà nước qui định mức
lương tối thiểu là w1 cao hơn mức lương cân
bằng, chỉ có N1 người lao động  có việc
làm,số lao động sẵn sang chấp nhận việc làm
(SL) sẽ lớn hơn cầu dao động DL,biểu thị bằng
đoạn AB. Đây chinh là bộ phận thất nghiệp
không tự nguyện. Tổng số người thất nghiệp
biểu thị bằng đoạn AC. BC biểu thị cho số
người thất nghiệp tự nguyện.Khi thị trường
lao động cân bằng, thất nghiệp tự nhiên chinh
là thất nghiệp tự nguyện.

11

You might also like