You are on page 1of 5

Thị trường lao động

Thị trường lao động


Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khái niệm về TTLĐ

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người
sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường
vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi
trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa
một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác
định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng.

Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy
luật độc quyền…

Các yếu tố của TTLĐ và nhân tố tác động

Về cơ bản, TTLĐ được tạo thành từ ba bộ phận chính đó là cung, cầu của TTLĐ và giá
cả sức lao động hay mức tiền công, tiền lương mà tại đó người sở hữu sức lao động đồng
ý làm việc.

Cung lao động

Theo Samuelson, cung lao động biểu hiện số lượng lao động mà các hộ gia đình sẵn
sàng đem bán trên thị trường.

Cung lao động là tập hợp những người có khả năng và có nhu cầu làm việc. Họ có thể
đang có việc làm hay tạm thời không có việc làm song đamg đi tìm việc.

Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các thị trường đại học,
cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung này có thể từ những người
đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nó được bổ sung thường
xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động. Ở Việt Nam tổng cục thống kê quy
định nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ
15-55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc. Cung về lao động phụ thuộc vào

1/5
Thị trường lao động

qui mô. Cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (Trình độ văn hóa,
cơ cấu ngành nghề, sức khỏe… phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách
phát triển nguồn nhân lực của nước đó.

Cầu lao động

Cầu lao động là lượng lao động mà người sử dụng lao động có thể thuê ở mỗi mức giá,
có thể chấp nhận được.

Trong nền kinh tế thị trường cầu lao động là cầu dẫn xuất. Lao động là yếu tố đầu vào
cần thiết để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa vật phẩm nhất định, do vậy quy mô
của nó phụ thuộc vào mức nhu cầu của hàng hóa do lao động sản xuất ra cũng như giá
cả của hàng hóa đó trên thị trường.

Cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… hoặc từ nhu
cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài.

Cầu lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên của một nước, qui mô,
trình độ công nghệ, cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, mức tiền công, phong tục tập
quán, tôn giáo… và chính sách phát triển kinh tế.

Giá cả sức lao động

Sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao động hình thành giá cả sức lao động được
thể hiện trực tiếp ở khoản thù lao mà người lao động nhận được

Giá cả hay tiền công lao động(W0) và số lượng lao động(L0) sẽ được xác định tại điểm
giao nhau của hai đường cung và cầu về lao động. E0 gọi là điểm cân bằng cung cầu lao
động, tại điểm E0 không có thất nghiệp . Thất nghiệp không xảy ra nếu cung cầu co giãn
linh hoạt theo độ tăng của giá cả sức lao động

2/5
Thị trường lao động

Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động

• Một là lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp, người lao động. Đối
với các loại hàng hóa thông thường, mối quan hệ giữa người bán và người mua
sẽ kết thúc khi thỏa thuận xong việc mua bán, người mua sẽ kết thúc khi thỏa
thuận xong việc mua bán, và quyền của người bán đối với hàng hóa của mình
chấm dứt sau khi nhận được thanh toán sòng phẳng. Nhưng đối với hàng hóa
sức lao động của mình mà người làm thuê phải tham gia tích cực, và chủ động
trong quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm
hàng hóa- dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đây là nét đặc
trưng cơ bản, khác với thị trường khác của kinh tế thị trường
• Hai là người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức
lao động, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài. Để nâng
cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động thì việc giữ vững và phát triển
các mối quan hệ lao động là rất cần thiết. Do đó người sử dụng lao động phải
xây dựng một cơ chế khuyến khích, tạo động lực đối với người lao động một
cách phù hợp. Ngoài khuyến khích về tiền công, tiền thưởng, phúc lợi.. thì cần
kích thích người lao động cả về mặt tinh thần.
• Ba là chất lượng lao động của người lao động không đồng nhât. Nó phụ thuộc
vào giới tính, tuổi tác, thể lực, trí thông minh về trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, vv… Vì vậy việc đánh giá chất lao động của người lao động trong quá
trình tuyển dụng, trả công phù hợp với từng người gặp khó khăn, phức tạp.
• Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quy định số lượng
và chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Cho nên, các chính
sách, các quy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểmvv… vừa ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô như giá cả, việc làm.
• Năm là thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo cung về chuyên môn
theo ngành, nghề. Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa

3/5
Thị trường lao động

các thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức) khác nhau giữa các
vùng, các nghề…
• Sáu là TTLĐ cũng giống như các loại thị trường khác trong hệ thống thị trường
đều chịu sự tác động của pháp luật. Các thể chế, quy chế được luật hóa và các
quy định thành văn bản có tác động đến hành vi và điều kiện của 2 chủ thể
người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuận các điều
kiện và giá cả của dịch vụ lao động hay TTLĐ chịu sự điều tiết của Chính Phủ
thông qua quy chế, hình thức luật, mức tiền lương tối thiểu…

Các dạng thị trường lao động

Tùy vào mục đích nghiên cứu, sự tương tác giữa cung-cầu lao động sự tác động của
Chính Phủ, thị trường lao động được phân loại như sau:

Theo khả năng cạnh tranh của thị trường

Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo

Trong thì trường cung cầu lao động được điều chỉnh linh hoạt theo giá cả của lao động,
chỉ tồn tại một thị trường duy nhất, không bị chia cắt. Đường cầu của thị trường là tập
hợp các đường cầu của cá nhân vận động tương ứng với đường cung của lao động.
Đường cung là tổng hợp các đường cung của doanh nghiệp, tuy nhiên tiền lương có thể
hạ thấp tùy ý.

Thị trường lao động nhiều khu vực

Trong thị trường này, cung-cầu lao động bị chia cắt, bị phân mảng thành các thị trường
riêng (ngành, nghề, trình độ đào tạo, giới tính…) Mỗi thị trường có đường cầu và đường
cung riêng biệt với cơ chế vận động khác nhau. Trong thị trường này tồn tại đồng thời
thất nghiệp hữu hình và thấp nghiệp cơ cấu. Kết quả tiền lương có sự phân biệt lớn giữa
các vùng, nghành nghề, giới…

Theo mức độ tương hỗ giữa cung cầu lao động

Thị trường dư thừa lao động: Khi tốc độ của cung lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng
của cầu thì sẽ dẫn đến sự dư thừa lao động trên TTLĐ. Trong trường hợp này, cung lao
động gần như một đường nằm ngang. Cầu lao động rất yếu và tiền công là một điểm rât
thâp, không có phản ứng với mức cầu và giá lao động

Theo mức độ can thiệp của Nhà nước trong hệ thống thị trường

• Hệ thống thị trường tự do: các cá nhân tự chịu trách nhiệm về các quyết định về
tiền lương, việc làm. Hiệu quả kinh tế trong thị trường này được bảo đảm thông

4/5
Thị trường lao động

qua việc phân bố và sử dụng nguồn lực rất hợp lý nhưng vẫn chưa chú ý đúng
mức đến hiệu quả xã hội:
• Hệ thống thị trường kế hoạnh hóa tập trung: Nhà nước là người giữ vị trí quan
trọng, trực tiếp trong việc điều chỉnh các mối quan hệ lao động xã hội vơi mục
tiêu bảo đảm việc làm đầy đủ cho mội thành viên trong xã hội. Vai trò của
người lao động, người sử dụng lao động (doanh nghiệp, tổ chức) rất thấp, từ đó
việc sử dụng nguồn lực lao động kém hiệu quả.
• Hệ thống thị trường hỗn hợp: Đây là thị trường mà ở đó vừa có sự can thiệp của
Chính Phủ thông qua kế hoạch hóa tập trung, vừa sự điều tiết của hệ thống thị
trường. Tùy vào đặc trưng về kinh tế, chính trị mà hệ thống thị trường hỗn hợp
ở mỗi nước không giống nhau.

5/5

You might also like