You are on page 1of 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Đề tài nghiên cứu
2. Lý do nghiên cứu
3. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Tiền lương
1.1 Bản chất tiền lương
1.2 Nguyên tắc cơ bản tổ chức tiền lương
1.3 Tổ chức tiền lương cần chú ý
2. Nhà tư bản
3. Người lao động
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY
1. Chính phủ Trung Quốc
2. Nhà tư bản tại Trung Quốc
3. Người lao động tại Trung Quốc
4. Mối liên hệ giữa tiền lương và ba đối tượng
5. Sự khác biệt cơ bản của tiền lương tại một số thành phố tại Trung Quốc
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG/TIỀN CÔNG/TIỀN THƯỞNG
KHUYẾN KHÍCH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. Một số chính sách về tiền lương tại Trung Quốc
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU

1. Đề tài nghiên cứu


Trung Quốc là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời, quá trình phát triển của Trung
Quốc nói chung và nền kinh tế Trung Quốc nói riêng được cả thế giới quan tâm và có
nhiều rất vấn đề xoay quanh nó, một trong số đó không thể không nhắc đến đó là vấn
đề tiền lương của người lao động. Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội Trung
Quốc, tri thức hóa hiện đại hóa đều là những yếu tố dẫn đến sự phát triển và biến đổi
không ngừng cho những chính sách của chính phủ và tư tưởng của người lao động,
bởi thế Trung Quốc của thời này và năm nghìn năm trước đã có sự khác biệt lớn trong
nền kinh tế nói riêng. “Vấn đề tiền lương/tiền công và các chính sách về tiền lương/
tiền công/tiền thưởng khuyến khích cho người lao động” trở thành đề tài nghiên cứu
của bài tiểu luận này.

2. Lý do nghiên cứu
Trong quá trình phát triển của loài người, các vấn đề và lĩnh vực khác nhau như văn
hóa, xã hội hay kinh tế đều đã, đang và sẽ trong quá trình thay đổi và phát triển. Để
không bị sự phát triển đào thải, mỗi người đều phải học cách thích ứng với sự vận
động tự nhiên ấy, và hơn hết, là có thể trở thành một phần của sự vận động ấy. Nền
kinh tế là một trong những điều đó. Trong chiều dài hàng nghìn, hàng vạn năm của
lịch sử loài người nói chung, nền kinh tế luôn trong quá trình xoay chuyển, đổi mới và
phát triển hơn, để có được điều ấy, sự lao động của con người chính là yếu tố quyết
yếu trong bánh xe xoay chuyển chung. Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật
ấy.

Với dân số lên đến 1,4 tỷ người [1], Trung Quốc với tư cách là đất nước có dân số
đông nhất thế giới và có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới [2], Trung Quốc đã làm thế
nào để phát triển nền kinh tế, và đã có những chính sách tiền lương như thế nào cho
người lao động tại quốc gia này là một câu hỏi khiến rất nhiều quốc gia nói chung và
người quan tâm đến thị trường Trung Quốc nói riêng vô cùng hứng thú. Xuất phát từ
những nhu cầu thực tiễn, để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về những chính sách tại
Trung Quốc về tiền lương cho người lao động, “Vấn đề tiền lương/tiền công tại Trung
Quốc hiện nay và những chính sách về tiền công/tiền lương/tiền thưởng khuyến khích
người lao động” là nội dung nghiên cứu của tiểu luận.

3. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu


Trung Quốc là một quốc gia phát triển, có rất nhiều người lao động hướng sự quan
tâm về việc lao động tại Trung Quốc, bài tiểu luận trên có mục đích cung cấp thêm
những thông tin cơ bản và cần thiết cho người có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề tiền
lương cho người lao động tại Trung Quốc. Với tư cách là một sinh viên khoa tiếng
Trung Quốc trường Đại học Ngoại Thương, nhu cầu về tìm hiểu nền kinh tế Trung
Quốc cũng là tối cần thiết, bởi vậy, công trình nghiên cứu này có ý nghĩa với không
chỉ với bản thân một ai đó, mà còn góp phần phản ánh những thực trạng thực tế của
nền kinh tế nói riêng và vấn đề tiền lương nói chung của Trung Quốc.

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Tiền lương
1.1 Bản chất tiền lương
Tiền lương hay tiền công thực tế là giá cả của sức lao động được hình thành trên giá
trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khác nhau như quy luật cung
và cầu, quy luật giá trị,...

Mặt khác, tiền lương bao gồm tất cả các hao phí lao động xã hội sản xuất sức lao
động, cụ thể là trí lực và thể lực, nguồn sống cho bản thân thân người lao động và gia
đình người lao động, đảm bảo giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động.

Trong quá trình sản xuất, thực tế rằng nhà tư bản có lãi dựa trên giá trị thặng dư mà
sức lao động của người lao động tạo ra, bởi thế tiền lương hay nói cách khác, giá cả
của sức lao động được trả sẽ ít hơn giá trị do sức lao động tạo ra.
1.2 Nguyên tắc cơ bản tổ chức tiền lương
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để tạo ra

được một quy chế trả lương và các chính sách về tiền lương hợp lý.

- Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau, nguyên tắc này có nghĩa là, trả

lương cho những đối tượng khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn

nhưng phải làm công việc giống nhau một mức lương giống nhau. Nguyên tắc

này được nêu ra để đảm bảo không có sự bất công trong vấn đề trả lương trong

lao động, mỗi người lao động đều nhận được thù lao tương ứng đúng với sức

lao động mình bỏ ra như những người lao động khác dù khác nhau về tuổi tác

hay giới tính, vân vân.

- Bảo đảm năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Điều này có

nghĩa là ở trên cùng một mức lương, nhưng năng suất lao động tăng lên, tức là

giá trị thặng dư hay lợi nhuận sẽ tăng lên, điều này đảm bảo rằng chi phí nhà tư

bản bỏ ra để mua sức lao động càng ngày càng có giá trị, giúp cho tăng năng

suất cho chính doanh nghiệp đó và từ đó tăng năng suất ở trên toàn xã hội.

- Trả lương khác nhau cho lao động khác nhau. Tương tự như nguyên tắc 1,

người lao động ở trên những công việc khác nhau sẽ bỏ ra sức lao động khác

nhau, đồng thời người lao động khác nhau còn chịu tác động của những yếu tố

khách quan khác nhau như điều kiện sinh hoạt, khí hậu, môi trường làm việc,

bởi vậy, sự phân chia khác nhau giữa những công việc lao động khác nhau là

đương nhiên.

1.3 Tổ chức tiền lương cần chú ý

- Đảm bảo cung cấp đủ chi phí cho sinh hoạt và tái sản xuất lao động của người

lao động.
- Thúc đẩy cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.

- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

2. Nhà tư bản: Nhà tư bản được hiểu một cách đơn giản nhất là người hoặc tổ

chức doanh nghiệp có nguồn tư liệu sản xuất, thuê người lao động và nhận

được giá trị thặng dư do sức lao động của người lao động tạo ra.

3. Người lao động: Người lao động là người nhận tiền của tư bản cho sức lao

động của chính mình và tạo ra thặng dư hay nói cách khác là lợi nhuận cho nhà

tư bản.

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY

1. Chính phủ Trung Quốc


Trung Quốc là quốc gia xã hội chủ nghĩa, có bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và các luật
pháp đầy đủ. Trung Quốc còn đặc biệt hơn khi là một quốc gia có một hệ thống quản
lý khép kín cho dân cả nước, có những phương thức thanh toán qua Wechat, những
trang mạng xã hội riêng biệt, bởi vậy để tìm hiểu kỹ hơn đất nước này, người lao động
buộc phải nhập gia tùy tục. Chính phủ Trung Quốc có những chính sách quản lý và trợ
cấp cho người bản địa và ngoại quốc khác nhau. Người ngoại quốc muốn ở lại Trung
Quốc làm việc thì phải có thư mời hợp pháp từ các công ty doanh nghiệp Trung Quốc.
Sự thắt chặt ấy không hề khiến nhu cầu làm việc tại Trung Quốc suy giảm, việc ở lại
Trung Quốc làm việc hoặc học tập hoàn toàn được hưởng lương bổng, những trợ cấp
xứng đáng và hơn thế. Chính phủ Trung Quốc là cơ quan trực tiếp ra những quyết
định, chính sách về những vấn đề xã hội, kinh tế tại đất nước này. Ví dụ như mức
lương tối thiểu cho người lao động ở từng vùng, yêu cầu về thuế lao động,... Chính
bởi vậy, chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quyết định trong vấn đề kinh tế nói riêng
và tiền lương nói riêng tại Trung Quốc.

2. Nhà tư bản tại Trung Quốc


Với vai trò là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, Trung Quốc có một hệ thống
các tập đoàn, công ty lớn như công ty viễn thông đạt lợi nhuận cao nhất thế giới China
Mobile, Ngân hàng công thương Trung Quốc - ICBC là tập đoàn kinh tế lớn nhất
Trung Quốc nói riêng và là tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới nói chung [3], và hàng
loạt các công ty về sản xuất dầu khí, thiết bị điện tử,... nằm rải rác khắp lãnh thổ, đặc
biệt tại các thành phố phát triển, điển hình là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,
vân vân.

Nhà tư bản là những người trực tiếp thực thi những chính sách mà chính phủ đưa ra,
đồng thời tìm kiếm cho mình những bước đột phá. Nhà tư bản tại Trung Quốc vừa là
người tạo nên nền kinh tế hùng mạnh ấy, vừa là người được hưởng lợi, cũng đồng thời
chịu nhiều thách thức từ nó. Với cạnh tranh gay gắt toàn diện trong nền kinh tế, mỗi
nhà tư bản đều phải cố để chạy nhanh hơn đối thủ, bởi thế càng thúc đẩy hơn năng
suất của chính mình nói riêng và của toàn xã hội Trung Quốc nói chung, hơn thế nữa
với sự thay đổi và phát triển không ngừng ấy, còn thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế
giới cùng phát triển để bản thân không bị đào thải.

3. Người lao động tại Trung Quốc


Người lao động Trung Quốc được hưởng những chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi
của chính phủ Trung Quốc, đồng thời có mối quan hệ ràng buộc đôi bên có lợi với nhà
tư bản, hay những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tại Trung Quốc. Với số dân lớn
nhưng có xu hướng già hóa bởi những yếu tố xã hội hay những chính sách cũ về danh
số tại Trung Quốc, vai trò của người lao động đang dần trở lên quan trọng. Bên cạnh
đó, với trình độ học vấn cao, tay nghề giỏi, những yếu tố quyết định mức lương của
người lao động ở Trung Quốc tăng lên không ngừng, sự cạnh tranh và nâng cao trình
độ được thúc đẩy tối đa dưới áp lực của năng suất lao động cá nhân. Người lao động
Trung Quốc thường lựa chọn nâng cao cường độ lao động để bù đắp lại những thiếu
hụt mà hiệu quả lao động không đạt được. Bởi vậy, Trung Quốc dường như là đất
nước phát triển một cách tích cực từ khách quan và có chút tiêu cực từ cá nhân mỗi
người lao động. Nhưng cũng chính bởi vậy, Trung Quốc vẫn luôn đứng vững vị trí thứ
hai trong nền phát triển của thế giới và vẫn luôn với mục tiêu đến vị trí hàng đầu.
4. Mối liên hệ giữa tiền lương và ba đối tượng
Tiền lương được quyết định không chỉ bởi một hay hai đối tượng, phải có sự xuất hiện
của cả ba đối tượng trên, gồm chính phủ, nhà tư bản và người lao động, chỉ khi ấy sự
trao đổi mua bán hàng hóa đặc biệt - sức lao động mới được diễn ra một cách hoàn
chỉnh và chính xác quyền lợi của tất cả những bên tham gia, những bên chịu chịu ảnh
hưởng, và chịu trách nhiệm. Mối quan hệ mật thiết ấy thể hiện ra bên ngoài và cả bên
trong quá trình trao đổi.

Chính phủ ra những chính sách về tiền lương, về thuế sản xuất, thuế thu nhập, về thời
gian lao động, về trợ cấp, vân vân; doanh nghiệp dựa trên cơ sở chính sách của chính
phủ đặt ra những điều kiện cần và điều kiện đủ cho chính doanh nghiệp của mình,
người lao động dựa vào những điều kiện do doanh nghiệp yêu cầu , người lao động
chấp nhận nhận lấy một số tiền lương từ doanh nghiệp trên cơ sở đúng với chính sách
pháp luật của chính phủ và nguyên liệu của doanh nghiệp biến sức lao động của mình
thành những sản phẩm hữu hình, đem lại giá trị thặng dư hay nói cách khác là lợi
nhuận cho doanh nghiệp; doanh nghiệp đạt được lợi nhuận phải nộp lại thuế cho chính
phủ, đây là một mối quan hệ vòng tròn và có tính chất cân bằng.

Cụ thể rằng, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách: từ 2021 đến nay các tỉnh, địa
phương điều chỉnh mức lương tối thiểu cho công nhân, ví dụ tại Bắc Kinh là 2,320 tệ
(~8,120,000 VND), Thượng Hải là 2,590 tệ (~9,065,000 VND), Giang Tô là 1,840 tệ
(~6,440,000 VND) [4]; các nhà tư bản, công ty, doanh nghiệp dựa trên chính sách cụ
thể này, thêm vào những yêu cầu mình muốn, số lương sẽ trả, đương nhiên tiền lương
sẽ bằng hoặc trên mức đã được quy định; người lao động cũng phải dựa vào năng lực,
khả năng của mình để thực hiện thỏa thuận đôi bên có lợi.

5. Sự khác biệt cơ bản của tiền lương tại một số thành phố tại Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, bởi thế sự phát triển về kinh tế của những vùng
miền, thành phố khác nhau đều có sự chênh lệch nhất định. Cụ thể tại phần 4 có nhắc
tới, mức lương tối thiểu ở những thành phố phát triển sẽ nhỉnh hơn so với những thành
phố phát triển hơn. Và ngược lại.

Nhưng, mức lương tối thiểu trung bình không phải là mức lương của toàn bộ khu vực
đó, người lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi, khó hoặc không thể thay thế không
quan trọng là ở thành phố nào, chỉ cần làm tốt việc cần làm, nhà tư bản hay doanh
nghiệp sẽ phải dùng mức lương có sức hấp dẫn để giữ chân người lao động ấy.

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG/TIỀN CÔNG/TIỀN THƯỞNG


KHUYẾN KHÍCH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

1. Một số chính sách về tiền lương tại Trung Quốc

- Chính sách mức lương tối thiểu tại các tỉnh, địa phương. [4]
- Thời gian thực tập, bắt buộc phải trả tiền lương. Tiền lương thực tập không
được thấp hơn mức lương tối thiểu tại công ty, và không được thấp hơn 80%
lương trong hợp đồng lao động. [5]
- Đơn vị sử dụng lao động trong vòng một tháng phải ký hợp đồng lao động bản
cứng, nếu quá một tháng không ký hợp đồng, từ tháng thứ hai trở đi phải trả
lương gấp đôi lương ban đầu, và liên tục trả trong vòng 11 tháng. [6]
- Đơn vị không có quyền phạt tiền người lao động. [7]
- Bắt buộc tăng ca là phạm pháp, tăng ca bắt buộc phải trả lương tăng ca, ngày
làm việc tăng ca phải trả thêm 50%, thứ bảy chủ nhật tăng ca phải trả thêm
100%, ngày nghỉ lễ pháp luật quy định mà tăng ca phải trả gấp 3 lần tiền lương.
[8]
- Tiền lương bắt buộc phải trả theo tháng, không được kéo dài hạn hoặc cắt giảm
tiền lương không lý do. [9]
- Cố tình điều chuyển công tác, giảm tiền lương là phạm pháp, sa thải không hợp
lệ cần bồi thường cho người lao động. [10]
KẾT LUẬN

Tiền lương và những đối tượng, vấn đề xung quanh khái niệm này là một phạm trù
rộng lớn và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tại Trung Quốc - đất nước có nền kinh
tế phát triển lớn mạnh và sự đổi mới từng ngày, chính phủ, doanh nghiệp và người lao
động cần nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội và hoàn thiện bản thân để không trở thành
bước lùi của kinh tế. Sự khát khao tri thức, năng suất, chất lượng để tiến tới mức
lương lý tưởng là động lực cơ bản để nền kinh tế có thể tiếp tục vòng quay tiến tới
càng phát triển hơn của nó. Trung Quốc đang làm tốt điều ấy với những chính sách ưu
tiên và bảo vệ người lao động trong quá trình lao động và phát triển, việc đầu tư vào
con người, cụ thể là người lao động là một bước đi khôn ngoan của chính phủ và cả
những doanh nghiệp, bởi điều đem lại lợi nhuận là sức lao động của chính người lao
động, tiền lương chính là thứ trực tiếp thúc đẩy cho sức lao động trở nên có hiệu quả
và có chất lượng càng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] [2] Wikipedia
[3] Danh sách tập đoàn lớn nhất Trung Quốc: https://danhsach.top/top-10-tap-doan-
lon-nhat-trung-quoc/
[4] đến [10] Theo Douyin Luật sư Tuấn: https://v.douyin.com/hD1cpNB/
Chương 1, phần 1 (1.1, 1.2, 1.3) Báo mạng “Nhà Lãnh Đạo”
http://nhalanhdao.vn/ban-chat-tien-luong-va-nguyen-tac-cua-to-chuc-tien-luong/

You might also like