You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Nguyễn Khoa Huy


SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Võ Phương Khoa
MSSV : 23139031

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024


Đề soạn Luật lao động

Tư liệu lao động là gì?

Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm
vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao
động và phương tiện lao động trong đó công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Trình độ của công cụ sản xuất là một tiêu chí biểu hiện trình độ
phát triển của nền sản xuất xã hội. Karl Marx cho rằng "Những thời đại kinh tế khác nhau không
phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu
lao động nào"

Điểm khác biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là gì?

Trước cuộc cách mạng công nghiệp, 90% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sản xuất thực phẩm rất thâm dụng lao động. Sự phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế đã
làm tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động và tạo điều kiện cho người lao động chuyển
sang lĩnh vực sản xuất và (gần đây là) dịch vụ.

(1) Về đối tượng lao động:

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm quan hệ lao động theo hợp đồng lao động giữa
người lao động với:

- Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các hợp
tác xã;

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Các gia đình, cá nhân sử dụng lao động ở Việt Nam.

- Trong đó, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả quan hệ lao động của người
nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng lao động nước ngoài tại Việt
Nam) còn có thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Nếu có các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là một bên kí kết hoặc tham gia có quy định khác thì quan hệ lao động này sẽ do các điều
ước quốc tế đó điều chỉnh. Nếu không thuộc trường hợp đó thì quan hệ lao động sẽ do luật lao
động điều chỉnh.

- Đối với các quan hệ lao động nêu trên, các chủ thể của quan hệ phải tuân theo các quy định của
luật lao động trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quan hệ đó như: thiết lập quan hệ (giao kết
hợp đồng lao động), thực hiện quan hệ (thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động, phân
công, điều hành quá trình làm việc), chấm dứt quan hệ (đơn phương hoặc đương nhiên) và cả việc
giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động ấy. Điều đó có nghĩa là pháp luật lao động
tác động tương đối toàn diện đến quan hệ lao động làm công ăn lương thuộc đối tượng điều chỉnh
của nó theo những hướng vận hành nhất định, có tính bắt buộc chung.

Như vậy, luật lao động hiện hành không điều chỉnh các quan hệ khác, mặc dù có yếu tố lao động,
rất gần gũi với quan hệ lao động như quan hệ của các xã viên với hợp tác xã, quan hệ dịch vụ, gia
công… Thực tế, những quan hệ này không phải là quan hệ lao động, không có yếu tố sử dụng lao
động. Điều đó cũng phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay:
những quan hệ này đã được Luật hợp tác xã, luật dân sự điều chỉnh.
- Quan hệ lao động của công chức, viên chức với Nhà nước cũng không nằm trong đối tượng điều
chỉnh của luật lao động do những đặc thù đã phân tích ở trên. Quan hệ này đã được quy định trong
luật hành chính . Các điều luật này đã có sự phân biệt mang tính chủ đạo về đối tượng lao động là
viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Sự phân định này trong hệ thống pháp
luật Việt Nam thể hiện yêu cầu khách quan của sự phù hợp giữa loại quy phạm pháp luật điều
chỉnh và tính chất của quan hệ xã hội được điều chỉnh.

Tuy nhiên, trên thực tế có những quan hệ thuê mướn thực hiện công việc nhưng không dễ để kết
luận ngay rằng ở đó có sự sử dụng sức lao động như quan hệ lao động hay đó chỉ là quan hệ dịch
vụ theo hình thức thuê khoán dân sự. Đặc biệt, khi các bên thiết lập quan hệ ngắn hạn theo vụ
việc, chỉ thoả thuận về công việc và tiền công. Người lao động được trả công theo hình thức công
nhật hoặc công khoán theo sản phẩm thực tế. Họ cũng phải tuân theo những yêu cầu nào đó nhưng
công việc thuộc loại đơn giản, yếu tố tổ chức, quản lý lao động không rõ ràng…

Những quan hệ như vậy rất khó phân biệt nên nếu có tranh chấp, các bên phải tự chứng minh quan
hệ của họ có dấu hiệu của quan hệ lao động hay không. Nếu không chứng minh được có sự quản lí
của một bên và có sự phục tùng của bên kia trong quá trình làm việc thì quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên sẽ được giải quyết theo các quy định của luật dân sự. Nói cách khác, nếu các dấu hiệu của
quan hệ lao động không rõ ràng, luật dân sự sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Tương tự
như vậy, trong một vài trường hợp, sự khác nhau của quan hệ lao động hợp đồng và quan hệ lao
động của công chức nhà nước cũng rất mỏng manh và mang tính hình thức.

Đó là trường hợp người lao động vào làm việc tại cơ quan nhà nước theo hình thức hợp đồng lao
động với công việc và mức lương thoả thuận. Lúc này, quan hệ lao động của họ do luật lao động
điều chỉnh. Sau khi có chỉ tiêu biên chế nhà nước, họ được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ
công chức nhà nước bằng quyết định hành chính, công việc và mức lương có thể chưa thay đổi;
song, quan hệ lao động của họ đã thay đổi cơ bản, đã trở thành quan hệ lao động giữa công chức
với Nhà nước, do luật hành chính điều chỉnh.

Như vậy, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động Việt Nam là quan hệ
lao động làm công ăn lương – quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động, giữa
người lao động làm công và người sử dụng lao động. Điều đó phù hợp với xu hướng chung trên
bình diện quốc tế và đảm bảo tính hài hoà trong hệ thống pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các văn
bản là nguồn chủ yếu của luật lao động cũng có thể được áp dụng với một số quan hệ phù hợp
khác đồng thời là nguồn của các ngành luật đó.

(2) Về tư liệu lao động:

Tư liệu lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, cùng với sức lao động của
con người , và đối tượng lao động (tư liệu làm việc).

- Tư liệu lao động và chủ thể lao động làm tổn hại đến tư liệu sản xuất của xã hội.

- Trong một số công thức, phương tiện lao động và sức lao động của con người (bao gồm bản thân
hoạt động, cũng như các kỹ năng và kiến thức mang lại cho quá trình sản xuất) bao gồm các lực
lượng sản xuất của xã hội , các công thức khác xác định lực lượng sản xuất nhiều hơn trong phạm
vi hẹp là sự kết hợp giữa các công cụ sản xuất và những người lao động sử dụng chúng.

- Những tiến bộ trong công nghệ và năng suất lao động đã đưa một số ngành thoát khỏi tình trạng
thâm dụng lao động, nhưng nhiều ngành vẫn còn. Các ngành sử dụng nhiều lao động bao gồm nhà
hàng, khách sạn, nông nghiệp, khai thác mỏ, cũng như chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung, các nền kinh tế kém phát triển có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng
này khá phổ biến vì thu nhập thấp có nghĩa là nền kinh tế hoặc doanh nghiệp không có khả năng
đầu tư vào vốn đắt đỏ. Nhưng với thu nhập thấp và lương thấp, một doanh nghiệp có thể duy trì
khả năng cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động. Bằng cách này, các doanh nghiệp trở nên
ít thâm dụng lao động hơn và thâm dụng vốn nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/cam-nang-di-lam/diem-khac-


biet-giua-doi-tuong-lao-dong-va-tu-lieu-lao-dong-la-gi-101.html

END.

You might also like