You are on page 1of 34

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM


HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP


TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

NHÓM 9
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã số sinh viên
1 Trịnh Thị Khánh Linh KTQT49-C3-0485
2 Vũ Minh Nguyệt KTQT49-B1-0518
3 Vũ Thị Hồng Minh KTQT49-C1-0501
4 Tô Thị Mai Linh KTQT49-B1-0484
5 Phạm Đức Thành KTQT49-B1-0551
6 Phạm Quang Huy KTQT49-B3-0454
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …...……...………………………………………………....….4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................5
CHƯƠNG I.......................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT: THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THẤT NGHIỆP...............................5
1. Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp...............................................................5
1.1. Thất nghiệp..........................................................................................................5
1.2. Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường....................................................6
1.3. Phân loại thất nghiệp..........................................................................................7
1.3.1. Phân loại theo hình thức thất nghiệp..............................................................7
1.3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp.....................................................................7
1.3.3. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp.............................................................7
1.3.4. Phân loại theo tính chất thất nghiệp................................................................8
1.3.5. Thất nghiệp tự nhiên.......................................................................................8
1.4. Tác động của thất nghiệp...................................................................................9
1.4.1. Tác động tích cực của thất nghiệp..................................................................9
1.4.2. Tác động tiêu cực của thất nghiệp..................................................................9
1.5. Định luật Okun: về mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp..................10
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................11
CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................................11
2. Thực trạng tại các quốc gia phát triển………………………….……………………11
2.1. Bảng xếp hạng top 10 quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế
giới năm 2022..............................................................................................................11
2.2. Thất nghiệp tại Mỹ............................................................................................13
2.2.1. Thực trạng thất nghiệp tại Mỹ......................................................................13
2.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp tại Mỹ ...................................16
2.2.3. Tác động của tình trạng thất nghiệp đến Mỹ ...............................................18
2.3. Thất nghiệp ở Úc...............................................................................................20
2.3.1. Thực trạng thất nghiệp tại Úc.......................................................................20
2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp3tại Úc.......................................................22
2.3.3. Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế và đời sống.................................24
2.4. Thất nghiệp ở Anh............................................................................................25
2.4.1. Thực trạng thất nghiệp tại Anh.....................................................................25
2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp tại Anh ....................................................27
CHƯƠNG 3.....................................................................................................................29
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................................................................29
3. Giải pháp đối với thực trạng thất nghiệp của các nước phát triển.........................29
3.1. Đối với Mỹ.........................................................................................................29
3.2. Đối với Úc...........................................................................................................32
3.3. Đối với Anh .......................................................................................................33
3.4. Các biện pháp chung đối với các nước phát triển..........................................33
3.4.1. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết........................................................33
3.4.2. Tập trung đầu tư, kích cầu............................................................................34
3.4.3. Hướng nghiệp...............................................................................................34
3.5. Những biện pháp khác......................................................................................35

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: 10 quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới năm 2022........15
Biểu đồ 2: Thất nghiệp tại Mỹ năm từ năm 2009 đến 2016............................................19
Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Mỹ từ năm 2008 đến 2020.....................20
Biểu đồ 4: Tỷ lệ thất nghiệp ở Úc tính đến tháng 10 năm 2022......................................31
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh tính đến tháng 11 năm 2021.............38
Biểu đồ 6: Mức lương tối thiểu liên bang theo thời gian tính theo giá trị đồng đô la năm
2019 và giá trị danh nghĩa (nominal dollar)
.........................................................................................................................................44

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I
4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT: THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ
THẤT NGHIỆP

1. Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp


1.1.Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả
năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và
sẵn sàng làm việc.1
Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao
động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức
lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực
tìm kiếm công việc. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc
công nghiệp hóa.
Trong thực tế, không phải mọi người đều muốn có việc làm. Vì vậy không thể nói
rằng những người không có việc làm đều là những người thất nghiệp. Để có cơ sở xác
định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp một cách đúng đắn, chúng ta cần phải phân biệt
một số khái niệm sau:
• Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc như mong muốn và đang
tìm kiếm việc làm.
• Người có việc làm (Employment) là những người đang làm trong các cơ sở
kinh, tế, văn hóa, xã hội, trong lực lượng vũ trang và trong cơ quan nhà nước. Họ
làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng
hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc
làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
• Lực lượng lao động (Labor force) là những người đang trong độ tuổi lao động
đã có hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.2
• Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi được Hiến pháp
quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.

1
Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế ILO,4 tháng 6 năm 1952,Điều 20.
2
Kimberly Amadeo (2022) Labor Force and Its Impact on the Economy xem ngafy 02/12/2022
https://www.thebalancemoney.com/labor-force-definition-how-it-affects-the-economy-4045035

5
• Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm: người về hưu, đi học, nội trợ
gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, tàn tật và một bộ
phận không muốn tìm việc làm vì những lý do khác nhau.
• Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác
định là có việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu
và sẵn sàng làm thêm giờ.
• Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao
động có việc làm.
1.2.Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x ( Số người không có việc làm / Tổng số lao động xã
hội )
Lực lượng lao động (L) = Số người có việc làm (E) + Số người thất nghiệp (U)
Người ta còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công làm việc thực tế) /
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc x 100%
Thời gian thất nghiệp trung bình: Đo lường khoảng thời gian trung bình không có
việc làm của một người thất nghiệp.
t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình
N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian)
T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Tần số thất nghiệp: Đo lường 1 người lao động trung bình bị thất nghiệp bao
nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định.
Ngoài ra để đánh giá quy mô của lực lượng lao động người ta sử dụng chỉ số.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành x
100%.
1.3.Phân loại thất nghiệp
1.3.1. Phân loại theo hình thức thất nghiệp

6
Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư có các dạng sau :
• Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề)
• Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị - nông thôn)
• Thất nghiệp chia theo nghành nghề (nghành sản xuất, dịch vụ)
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nam giới cao hơn nữ giới, tỷ
lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi với tay nghề và kinh
nghiệm lâu năm... Biết được con số này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách
phù hợp trong mỗi loại. Tận dụng tốt hơn lượng lao động thặng dư trong một số loại
thất nghiệp nhất định.

1.3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp


Mất việc (job loser): Người lao động không có việc làm do các cơ quan/ doanh
nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào.
Bỏ việc (job leaver): Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động tự ý
xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng, môi trường làm việc
không phù hợp,…).
Mới vào (new entrant): Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của
thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm).
Quay lại (reentrant): Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay, hiện
muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp.

1.3.3. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp


Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xảy ra khi có một số người
lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc khác tốt
hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemploymemt): Xảy ra do sự không ăn khớp
giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm,…

7
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao
hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Loại thất nghiệp này do các
yếu tố chính trị - xã hội tác động.
Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): Xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với
thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao
động.
• Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế rơi
vào suy thoái.
• Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế
đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển nóng).

1.3.4. Phân loại theo tính chất thất nghiệp
Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất
nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với
mức lương tương ứng.
VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng cấp sau đó mới
tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn)
Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là tình trạng thất
nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không
tìm được việc.

1.3.5. Thất nghiệp tự nhiên


Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường
mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi
thị trường lao động cân bằng. Tại đó mức tiền lương và giả cả là hợp lý, các thị trường
đều đạt cân bằng dài. Tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai
đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.
Thất nghiệp tự nhiên = Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp thực tế = Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp chu kỳ

8
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở
trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có
người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp).
Gộp lại, tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả
các thị trường đều cân bằng.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0. Vì trong một nước rộng lớn,
mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hoá
dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu. Tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên có liên quan chặt chễ với lạm phát và ngày càng có xu hướng tăng.

1.4.Tác động của thất nghiệp


1.4.1. Tác động tích cực của thất nghiệp
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện
vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
- Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp
phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
- Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
- Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
- Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.

1.4.2. Tác động tiêu cực của thất nghiệp


- Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc.
- Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài.
- Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập.
- Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn
lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.

9
- Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mô.
- Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

1.5. Định luật Okun: về mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp.
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao
động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa
chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai
biến số nêu trên.
Nếu GDP thực tế giảm 2% -2,5% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ
tăng 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
• Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng
(Yp) 2% thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên
(UN).
Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp)
• Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản
lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước
đó.
Ut = U0 – 0,4(g-p)
Trong đó:
- Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính
- U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước
- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y
- p: tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năm Yp

10
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2. Thực trạng tại các quốc gia phát triển
2.1. Bảng xếp hạng top 10 quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế
giới năm 2022
Tổng quát: Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tình
hình phục hồi việc làm của thanh niên đang diễn ra chậm chạp, trong đó xác nhận rằng
đại dịch COVID-19 đã gây hại cho thanh niên nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác.

Biểu đồ 1

ILO cho biết trong giai đoạn năm 2019 – 2020, những người từ 15 – 24 tuổi phải
trải qua tỷ lệ mất việc làm cao hơn nhiều so với phần còn lại của thị trường lao động. Tỷ
lệ thanh niên không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo (NEET) vào năm 2020 - năm
gần nhất theo ước tính toàn cầu - đã tăng lên 23,3%. Đây là mức tăng 1,5 điểm phần
trăm so với năm trước. ILO cho biết thêm, mức này đã không đạt được trong vòng ít
nhất 15 năm qua.
Bà Martha Newton, Phó Tổng Giám đốc ILO về Chính sách, cho biết: “Cuộc
khủng hoảng COVID-19 đã bộc lộ một số bất cập trong cách tính đến nhu cầu của giới
trẻ, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất như: những người mới tìm việc
11
làm, những người bỏ học, những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp với ít kinh nghiệm và
những người không hoạt động”.
Trong số những người tìm việc trẻ tuổi này, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hơn
nam giới. Báo cáo cho biết chỉ 27,4% phụ nữ trẻ dự kiến sẽ làm việc vào năm 2022, so
với 40,3% nam giới trẻ. Điều này có nghĩa là nam giới trẻ có khả năng được tuyển dụng
cao hơn gần 1,5 lần so với phụ nữ trẻ. Nhìn chung, theo ILO, khoảng cách về giới "ít
dấu hiệu thu hẹp trong hai thập kỷ qua".
Thêm vào đó, báo cáo của ILO cũng cho thấy sự khác biệt lớn giữa các khu vực
về triển vọng của những người trẻ tuổi trên thị trường lao động. Ở châu Âu và Trung Á,
tỷ lệ thất nghiệp dự kiến là 16,4%, nhưng ILO đánh giá những cú sốc thực tế và tiềm ẩn
từ cuộc chiến ở Ukraine có khả năng ảnh hưởng đến kết quả này. Ở châu Á - Thái Bình
Dương, tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tương đương với mức trung bình toàn cầu là 14,9%.
Ở Mỹ Latinh, dự kiến sẽ đạt tỷ lệ "đáng lo ngại" là 20,5%, trong khi ở Bắc Mỹ, con số
này dự kiến là 8,3%. Ở châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 12,7%. Hơn 1/5
thanh niên ở châu Phi không có việc làm, giáo dục hoặc đào tạo (NEET) vào năm 2020.
“Xu hướng này đã xấu đi” – ILO lập luận. Tuy nhiên, chính tại các quốc gia Ả Rập, tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên lại cao nhất và tăng nhanh nhất trên thế giới, ở mức
24,8%, và con số tăng lên 42,5% đối với phụ nữ trẻ trong khu vực.
Tổng cộng, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên toàn cầu dự báo sẽ ở mức 14,9% vào
năm 2022.
Để giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở thanh niên, ILO đang tập trung vào "các nền
kinh tế xanh và xanh dương (tài nguyên đại dương bền vững)". Theo báo cáo, 8,4 triệu
việc làm thêm cho thanh niên có thể được tạo ra vào năm 2030 thông qua việc thực hiện
các biện pháp chính sách xanh và xanh dương.
Báo cáo ước tính rằng việc đạt được phạm vi phủ sóng băng thông rộng toàn cầu
vào năm 2030 có thể dẫn đến sự gia tăng ròng 24 triệu việc làm mới trên toàn thế giới,
6,4 triệu việc làm trong số đó sẽ được lấp đầy bởi những người trẻ tuổi.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng đầu tư vào các lĩnh vực chăm sóc sẽ
tạo thêm 17,9 triệu việc làm cho thanh niên vào năm 2030.
Nhìn chung, việc thực hiện chung các biện pháp có lợi cho môi trường, công
nghệ kỹ thuật số và chăm sóc sức khỏe sẽ có thể làm tăng tổng sản phẩm quốc nội

12
(GDP) thế giới thêm 4,2%. Định hướng như vậy cũng có thể tạo thêm 139 triệu việc
làm cho người lao động ở mọi lứa tuổi trên toàn thế giới, trong đó có 32 triệu người trẻ.
Theo bà Martha Newton, Phó Tổng Giám đốc ILO về Chính sách, điều mà những
người trẻ tuổi cần nhất là các thị trường lao động đang hoạt động tốt, với các cơ hội việc
làm tốt cho những người đã có trong thị trường lao động, cũng như các cơ hội giáo dục
và đào tạo có chất lượng cho những người chưa vào được.

2.2.Thất nghiệp tại Mỹ


2.2.1. Thực trạng thất nghiệp tại Mỹ
• Vào năm 2008 thất nghiệp kỉ lục tại Mỹ 3:
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng tới mức 6,7%, tương đương 10,3 triệu người. Đây là
mức kỷ lục trong 15 năm qua, so với mức 6,5% của tháng 10-2008. Những số liệu mới
này cho thấy thị trường lao động Mỹ đang xấu đi rất nhiều.

Biểu đồ 2 4

3
Mai Trang (2008) xem ngày 01/12/2022 https://thesaigontimes.vn/ty-le-that-nghiep-o-my-cao-ky-luc-trong-15-nam/
13
Đây cũng là một dấu hiệu thêm nữa chứng tỏ suy thoái ở nước Mỹ đang ngày
càng trầm trọng. Thời gian này, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ cho biết nền kinh
tế nước này đã bước vào suy thoái kể từ tháng 12-2007.
Chỉ số hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong
tháng 11. Ngành dịch vụ Mỹ chiếm khoảng 80% hoạt động kinh tế Mỹ.
Kinh tế Mỹ đã suy giảm 0,5% kể từ tháng 7 đến tháng 9 do mức chi tiêu của
người tiêu dùng Mỹ giảm lớn nhất trong vòng 28 năm qua. Các nhà kinh tế dự đoán,
tổng sản phẩm quốc nội thậm chí sẽ giảm mạnh hơn nữa trong quí 4 của năm 2008.
• Thực trạng thất nghiệp của Mỹ đáng báo động vào năm 2022 5

Biểu đồ 3 6

Bộ Lao động Mỹ ngày 7/7/2022 công bố số liệu cho thấy các đơn xin trợ cấp thất
nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 2/7/2022 vừa qua đã tăng lên 235.000 người.
Đây là tuần thứ 5 liên tiếp số đơn đăng ký thất nghiệp tăng và ở mức cao nhất
trong gần 6 tháng. Cụ thể, con số trên tăng 4.000 so với tuần trước đó và cao nhất kể từ
giữa tháng 1. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ vẫn chưa
vượt quá 220.000 và thường dưới 200.000 đơn.
4
Ben Moore (2016) xem ngày 01/12/2022 https://commons.wikimedia.org/wiki/File:US_Employment_Statistics.svg#/
media/File:US_Employment_Statistics.svg
5
Bùi Đại Thắng (2022) ngày xem 01/12/2022 https://www.vietnamplus.vn/my-ghi-nhan-ty-le-that-nghiep-o-muc-cao-
nhat-trong-gan-6-thang/803626.vnp
6
Minh Đức (2022) ngày xem 01/12/2022 https://www.nguoiduatin.vn/so-lieu-ve-ti-le-that-nghiep-o-my-lam-nen-lich-su-
a539462.html

14
Tuy nhiên, số đơn đăng ký thất nghiệp trung bình trong 4 tuần gần đây đã tăng
lên 232.500 đơn. Tổng số người Mỹ nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào
ngày 25/6/2022 đã tăng 51.000 người so với tuần trước, lên 1.375.000 người. 
Trước đó, Bộ Lao động Mỹ cũng báo cáo rằng các nhà tuyển dụng đã quảng cáo
ít việc làm hơn trong tháng 5 trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy
yếu, mặc dù nhu cầu chung về người lao động vẫn mạnh mẽ.Cụ thể, các nhà tuyển dụng
tại Mỹ đã đăng thông tin tuyển dụng 11,3 triệu việc làm vào cuối tháng 5, giảm so với
gần 11,7 triệu việc làm trong tháng 4.
Nhu cầu việc làm của các nhà tuyển dụng đã đạt 11,9 triệu trong tháng 3, mức
cao nhất trong hơn 20 năm qua. Có gần 2 cơ hội việc làm cho mỗi người thất nghiệp tại
Mỹ hiện nay. Các con số trên phản ánh bản chất bất thường của nền kinh tế Mỹ sau đại
dịch.
Lạm phát đang tác động vào ngân sách các hộ gia đình, buộc người tiêu dùng
phải hạn chế chi tiêu, và tăng trưởng đang suy yếu làm dấy lên lo ngại nền kinh tế có thể
rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, các công ty vẫn đang cạnh tranh để thêm công nhân, trong đó nhu cầu
đặc biệt mạnh mẽ đối với các dịch vụ liên quan đến du lịch và giải trí.
Trong khi đó, một số công ty lớn tại Mỹ cũng đã thông báo sa thải nhân viên gần
đây. Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô điện Tesla, Elon Musk thừa nhận rằng
công ty đang cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động, tương đương 3,5% tổng số nhân
viên. Netflix đã sa thải 150 nhân viên vào tháng 5 và 300 nhân viên khác vào tháng 6.
Công ty môi giới bất động sản trực tuyến Redfin, chịu áp lực từ thị trường nhà đất
nguội lạnh do lãi suất cao hơn, đang sa thải 8% công nhân của mình. Một công ty bất
động sản khác, Compass, đang sa thải 450 nhân viên.
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đang cắt giảm khoảng 1.100 việc làm,
chiếm khoảng 18% lực lượng lao động toàn cầu, sau khi giá tiền điện tử sụt giảm.
Số liệu chính thức công bố ngày 5/8/2022 cho thấy thị trường việc làm tại Mỹ đã
có thêm tín hiệu sáng trong tháng 7/2022 khi nền kinh tế bất ngờ bổ sung thêm 528.000
vị trí việc làm, xua tan mọi đồn đoán về sự sụt giảm.
Thậm chí, Nhà Trắng còn đồng tình với hầu hết các nhà kinh tế khi dự đoán mức
tăng việc làm sẽ chậm lại, chỉ ở mức 250.000 trong tháng 7/2022

15
Một dự báo mà Tổng thống Joe Biden cho rằng đó là một phần của sự suy giảm
tự nhiên sau sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau đại dịch.
Trong khi đó, tiền lương tăng vọt, với thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 15 xu Mỹ
so với tháng 6/2022, điều này chắc chắn sẽ làm tăng thêm lo ngại về lạm phát, trong bối
cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế giữa lúc
lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm.
Bộ lao động Mỹ báo cáo mức tăng việc làm trên đã giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp trở
lại mức thấp trước đại dịch là 3,5%. Và mức tăng việc làm vượt mức trong tháng 6/2022
đã được điều chỉnh cao hơn.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 8 tháng qua. Dữ liệu
cho thấy tổng số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp cũng phục hồi về mức trước
đại dịch. Hoạt động tuyển dụng tăng mạnh trong lĩnh vực giải trí, khách sạn và chăm
sóc sức khỏe, mỗi ngành tăng thêm 96.000 việc làm trở lên, trong khi ngành sản xuất và
xây dựng tăng 32.000 việc làm trở lên.
Các công ty xây dựng đã phải vật lộn trong nhiều tháng để tìm kiếm công nhân
đáp ứng nhu cầu xây dựng cao. Tuy nhiên, việc làm trong lĩnh vực này hiện đã trở lại
mức trước đại dịch.

2.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp tại Mỹ 7
Có nhiều nguyên tố khác nhau từ trong nước, nước ngoài, thị trường và chính phủ
ảnh hưởng tới thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Những nhân tố này có đặc điểm mang tính chu
kỳ (liên quan đến chu kỳ kinh doanh) hoặc cấu trúc (liên quan đến các đặc điểm kinh tế)
và bao gồm trong số những nguyên nhân khác:
• Môi trường kinh tế: 
Nước Mỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng vay thế chấp nhà đất và suy thoái kinh tế giai
đoạn 2007-2008, từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lên đỉnh điểm 10% vào tháng 10 năm
2009. Tỷ lệ thất nghiệp sau đó giảm dần, trở về mức 5% đến tháng 12 năm 2015 khi
môi trường kinh tế cải thiện.
• Xu hướng nhân khẩu: 

7
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p_t%E1%BA%A1i_Hoa_K%E1%BB%B3 ngày xem
01/12/2022
16
Hoa Kỳ có dân số đang bị lão hóa, làm một số lượng người ra khỏi lực lượng lao động.
Điều này dẫn đến xu hướng dài hạn giảm dần tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động
bắt đầu từ năm 2000, khi mà thế hệ bùng nổ dân số bắt đầu nghỉ hưu.
• Mức độ giáo dục: 
Theo số liệu lịch sử, mức độ giáo dục tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi. Ví dụ tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trình độ cao đẳng là 2,4% trong tháng 5 năm 2016, so với 7,1% của
lao động trình độ phổ thông.8
• Xu hướng công nghệ, với việc máy móc thay thế công nhân trong nhiều lĩnh vực,
trong khi việc làm trong lĩnh vực khác được tạo ra.
• Toàn cầu hoá và xu hướng thuê lao động nước ngoài, khi các công ty tạo ra công
việc ở thị trường nước ngoài để giảm chi phí lao động và tránh các quy định.
• Chính sách thương mại quốc tế, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại ngày càng
lớn kể từ những năm 2000, dẫn đến làm giảm GDP và việc làm tương ứng.
• Chính sách nhập cư: tác động đến số lượng lao động có nguồn gốc nước ngoài
làm việc tại Mỹ.
• Chính sách tiền tệ: 
Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ, điều chỉnh lãi suất để đưa nền
kinh tế hướng tới mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp 5% và lạm phát 2%. Fed đã duy trì mức lãi
suất gần bằng 0 kể từ giai đoạn suy thoái 2007-2009, trong nỗ lực nhằm tăng việc làm.
Nó cũng đồng thời bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế thông qua chính sách nới
lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vào tháng 12 năm 2015, Fed đã tăng lãi
suất lần đầu tiên ở mức vừa phải, và sẽ tiếp tục thực hiện nếu điều kiện kinh tế thuận
lợi.
• Chính sách tài khoá: 
Chính phủ liên bang đã giảm thâm hụt cán cân ngân sách một cách đáng kể từ giai đoạn
suy thoái 2007-2009, kết quả từ tổng hợp các biện pháp cải thiện môi trường kinh tế và
giảm chi tiêu chinh phủ, tăng thuế đối với người giàu có. Giảm thâm hụt ngân sách có
nghĩa là chính phủ đang làm ít hơn để hỗ trợ việc làm.
• Công đoàn: 

8
“FRED Graph - FRED - St. Louis Fed”. (2017) ngày xem 01/12/2022 https://research.stlouisfed.org/

17
Tỷ lệ người lao động tham gia công đoàn đã giảm đáng kể từ những năm 1960, làm yếu
đi sức mạnh tương quan giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Điều này có nguyên
nhân từ tổng hợp các xu hướng kinh tế và lựa chọn chính sách.9
• Xu hướng nhiều lao động hơn ở loại hình thoả thuận công việc thay thế
(alternative work arrangements) (bán thời gian hoặc hợp đồng) hơn là công việc
toàn thời gian; tỷ lệ những lao động thuộc lĩnh vực này đã tăng từ 10,1% trong
năm 2005 lên 15,8% cuối năm 2015. Điều này chỉ ra tất cả những việc làm tăng
thêm (khoảng 9 triệu việc làm từ 2005 đến 2015) đều ở loại hình thoả thuận công
việc thay thế.10

2.2.3. Tác động của tình trạng thất nghiệp đến Mỹ 11
Về mặt tích cực:
Nếu thất nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn thì nó cũng đem lại một số lợi ích
đáng xem xét:
- Người lao động sẽ tìm được việc làm theo ý thích và có thể phù hợp hơn về nguyện
vọng, năng lực.
- Mặt tích cực đối với xã hội: khiến công tác phân bổ nguồn lực được hiệu quả hơn và
góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
- Đem lại khoảng thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe cho nguồn nhân công.
- Thất nghiệp để con người chậm lại, dành thời gian cho việc học hành và trau dồi thêm
kỹ năng cần thiết.
- Tạo nên sự cạnh tranh và tăng hiệu quả nhất định.
Về mặt tiêu cực:
• Về mặt vi mô: 

9
 Bittle, Scott; Johnson, Jean (2012) ngày xem 01/12/2022  Where did the jobs go and how do we get them back?. Harper
Collins.  ISBN  978-0-06-171566-2.
10
The Gig Economy: Implications of the Growth of Contingent Work” (2016) ngày xem 01/12/2022
https://www.federalreserve.gov/
11
file:///Users/minhnguyet/Download/TH%E1%BB%B0C-TR%E1%BA%A0NG-V%C3%80-GI%E1%BA%A2I-PH
%C3%81P-CHO-V%E1%BA%A4N-%C4%90%E1%BB%80-TH%E1%BA%A4T-NGHI%E1%BB%86P-%E1%BB%9E-
VI%E1%BB%86T-NAM-TRONG-TH%E1%BB%9CI-K%C3%8C-D%E1%BB%8ACH-B%E1%BB%86NH-COVID-
19_V3%20(1).pdf ngày xem 01/12/2022

18
Thất nghiệp dẫn đến hậu quả cho cá nhân bên cạnh những hệ lụy cho xã hội, gây
ra nhiều thiệt thòi cho các cá nhân. Nguồn thu, chi tiêu cho cá nhân, cho gia đình, và xã
hội giảm đáng kể. Khi nguồn thu nhập từ các gia đình bị giảm sút sẽ gây ra các hậu quả
nặng nề về kinh tế, xã hội. 
Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động, trật tự xã
hội: Việc thất nghiệp dễ dẫn đến việc vợ chồng mâu thuẫn, cãi cọ, hòa khí trong gia
đình bị tác động xấu. Khi thiếu thốn về kinh tế, con người thường thiếu sự tự tin, dễ nổi
nóng, cáu giận, nhất là ở những người đàn ông khiến nạn bạo hành tiếp diễn tiêu cực. 
Thất nghiệp mang đến gánh nặng về kinh tế gia đình và con người có xu hướng
làm những công việc vi phạm pháp luật, trái đạo đức như trộm cắp, mại dâm, buôn lậu...
để mưu sinh, trang trải cuộc sống. Các nguồn thu nhập để chi trả cho học hành của con
cái sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là mất đi. Nếu tình trạng này kéo dài theo chiều hướng
tiêu cực thì những đứa trẻ sẽ không được đến trường học hành tử tế, lêu lổng, sa ngã…
tiếp tục gây nên những hệ lụy khó lường cho xã hội.
• Đối với nền kinh tế:
Thất nghiệp tạo ra sự áp đặt chi phí cơ hội cho nền kinh tế. Có công nhân thất
nghiệp tức là nền kinh tế chưa sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực của nó. Nền kinh
tế sẽ khó tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ tối ưu.
Thất nghiệp cũng có nghĩa là doanh thu từ thuế của chính phủ sẽ giảm sút so với
mức có thể. Khi con người mất việc, thu nhập sẽ ít đi và họ có xu hướng chi tiêu ít lại
để tiết kiệm rồi kết quả là nguồn thu từ thuế cũng giảm theo. Thu nhập và lợi nhuận của
các doanh nghiệp giảm đi. Do đó, doanh thu từ thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp
không ổn định và khó tránh khỏi tình trạng thâm hụt. 
Ngoài việc giảm doanh thu từ thuế, thất nghiệp cũng gây áp lực lên chi tiêu công
của chính phủ. Nguồn chi cho trợ cấp thất nghiệp sẽ tự động tăng lên khi người lao
động thất nghiệp nhiều. Nếu người thất nghiệp có tình trạng sức khỏe xấu, chính phủ có
thể phải chi nhiều hơn cho việc chăm sóc y tế. 
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng có thể dẫn đến thực trạng tội phạm gia tăng, vì một
số người thất nghiệp có thể dùng đến các hoạt động phạm tội để có thu nhập cao hơn.
Nếu những hành vi phạm pháp gia tăng, chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn để giải quyết
vấn đề và đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội. 

19
Thất nghiệp tăng lên đồng nghĩa nền kinh tế đang đến với ngưỡng cửa của sự suy
thoái. Suy thoái do tổng thu nhập thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu
tư (ngân sách nhà nước bị thu hẹp do thất thu thuế lại phải trích ra hỗ trợ cho những
người lao động mất việc làm…) Nạn thất nghiệp tăng lên cũng là một trong các nguyên
nhân đẩy nền kinh tế đến với “bờ vực” của vấn đề lạm phát.  Thất nghiệp khiến các dây
chuyền sản xuất ít, chậm trễ hơn. Giảm năng suất, tính hiệu quả của các hoạt động sản
xuất hàng hóa theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, ảnh hưởng tới sức mua. Hàng hóa và
dịch vụ sản xuất ra lại không có người tiêu thụ, sử dụng, cơ hội kinh doanh vốn khó
khăn nay lại càng ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm, ảnh hưởng không nhỏ
và cơ hội đầu tư cũng ít đi. Lãi ròng của các doanh nghiệp bị giảm, các khoản thu không
ổn định.

2.3.Thất nghiệp ở Úc
2.3.1. Thực trạng thất nghiệp tại Úc
• Tỉ lệ thất nghiệp ở Úc năm tính đến tháng 7/202012
Do tác động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Australia sẽ rơi vào giai đoạn suy
thoái nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới năm 1930.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Úc (ABS), tháng 7 năm 2020, tỷ lệ
thất nghiệp điều chỉnh theo mùa của Úc tiếp tục tăng lên mức 7,5% trong tháng 07 năm
2020 (tỉ lệ thất nghiệp tháng 6 là 7,4%), với tổng số người thất nghiệp đạt hơn 1 triệu
người. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng hơn 40 năm qua, nguyên nhân chính
là do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19.

Trong tháng 7/2020, lượng việc làm điều chỉnh theo mùa đã tăng 114.700 việc và
số giờ làm việc tăng 1,3% so với tháng trước đó, tuy nhiên số người tìm việc cũng tăng
lên. Người đứng đầu Bộ phận Thống kê Lao động của ABS Bjorn Jarvis cho biết, trong
tháng 7/2020, khoảng 343.000 người dân Úc đã việc làm trở lại và số giờ làm việc cũng
tăng 5,5% kể từ tháng 5, thời điểm toàn bộ các bang của Úc chịu tác động của quy định
giãn cách xã hội trong tháng 4 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

12
ABS truy cập ngày 6/12/2022 Tỷ lệ thất nghiệp của Úc tăng cao | Thị trường Úc (vietnamtradeoffice.net)
20
Số việc làm trong tháng 7/2020 tăng một phần nhờ lượng việc làm bán thời gian
(71.200 việc) tăng nhiều hơn so với việc làm toàn thời gian (43.500 việc). Theo đó về
tổng cộng, tỷ lệ người có việc làm ở Úc đã tăng 0,5 điểm phần trăm lên 59,8% so với
mức thấp 58,2% của tháng 5/2020.

• Tình trạng thất nghiệp ở Úc tính đến tháng 10/202213


Tỷ lệ thất nghiệp của Australia, trong tháng 10/2022, đã giảm xuống còn 3,4%, gần
chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng 50 năm, với thị trường lao động ngày càng thắt chặt
và tình trạng thiếu hụt lao động kĩ năng vẫn ở mức độ cao

Biểu đồ 4

Số liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 17/10, cho thấy đã
có 32.200 người được tuyển dụng mới, với tỷ lệ lao động tham gia thị trường giữ ở mức
66,6%. Báo cáo của ABS nêu rõ nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn rất mạnh mẽ, trong
khi nguồn cung thiếu hụt.
ABS phân tích, sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại hoàn toàn nhờ các biện pháp
hạn chế về dịch bệnh được gỡ bỏ, tỷ lệ thất nghiệp của Australia đã liên tục ghi nhận
mức giảm và thị trường lao động đã vượt qua điểm thắt chặt, bắt đầu từ tháng 5/2022.
13
Diệu Linh (2022) xem ngày 06/12/2022 https://tinyurl.com/yckkmatb
21
Chuyên gia Sean Langcake của công ty BIS Oxford Economics nhận định các
điều kiện thị trường lao động rất chặt chẽ có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ gặp khó khan
trong việc thuê nhân công.
Vào tháng 9/2022, số lượng việc làm được thêm vào thị trường ít hơn dự kiến, chỉ
khoảng 900 việc làm mới. Các chỉ số thị trường lao động khác, chẳng hạn như số lượng
quảng cáo việc làm, cũng đang giảm dần so với mức cực cao.
Điều này cho thấy nguồn cung lao động đã tới hạn và cần phải được mở rộng hơn
nữa.
Đến tháng 10/2022, số lượng việc làm mới tăng lên 15.000 người và tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 3,5% về mức 3,4%, một lần nữa làm nổi bật sự thắt chặt của thị trường
lao động.
Số lượng công việc toàn thời gian tiếp tục tăng mạnh và tỷ lệ thiếu việc làm giảm
nhẹ, phản ánh các nhà tuyển dụng dựa vào những người lao động hiện tại để làm nhiều
việc hơn.
Theo ABS, mức tăng trưởng mạnh hơn về số giờ làm cũng phản ánh tình trạng số
người có việc làm nghỉ phép ít hơn bình thường trong tháng 10. Trưởng bộ phận Thống
kê Lao động của ABS, Bjorn Jarvis, nói cạnh tranh khốc liệt về lao động đã dẫn đến
mức tăng lương hàng năm của Australia đạt 3,1% trong 12 tháng, tính đến tháng
9/2022.
Dữ liệu việc làm mới nhất được đưa ra một ngày sau khi số liệu tiền lương quý
III/2022 cho thấy tổng lương của người lao động đã tăng rõ rệt. Trong số khoảng một
nửa số công nhân khu vực tư nhân được tăng lương, tỷ lệ trung bình là 4,3%. Tuy nhiên,
việc tăng lương vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của lạm phát, đẩy mức lương
thực tế giảm kỷ lục 4,2% trong năm nay.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp tại Úc


• Do ảnh hưởng của đại dịch covid 1914
45% người dân Australia cảm thấy cuộc sống trở nên tồi tệ hơn do đại dịch
COVID-19, đặc biệt là những người thất nghiệp, người khuyết tật, người có vấn đề về
sức khỏe tâm thần.
14
(2022) xem ngày 06/12/2022 https://vtv.vn/the-gioi/covid-19-anh-huong-xau-den-nguoi-dan-australia-
20221205233842126.htm
22
4,5% số người tham gia lực lượng lao động bị mất việc, gần 9,6% phải tạm nghỉ
mà không được trả lương.
 Do nền kinh tế bị suy thoái
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội và các hoạt động
kinh tế của một quốc gia trong dài hạn. Ta có thể nhận biết các dấu hiệu thời kỳ suy
thoái kinh tế qua thay đổi của lãi suất trái phiếu, tín dụng thắt chặt, nợ xấu gia tăng, thị
trường lao động biến động nhiều. 
Úc đã phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất vào năm 2020 kể từ cuộc
đại suy thoái năm 1930. Do tác động của đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố
ngày 14/4, Australia có thể là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất
tại khu vực châu Á do các tác động sâu rộng từ đại dịch Covid-19.15
IMF dự báo, kinh tế Australia sẽ tăng trưởng ở mức -6,7% trong năm 2020 và tỉ
lệ thất nghiệp sẽ là 7,6%, kéo theo GDP trong năm nay giảm 130 tỷ AUD. Đây sẽ là
mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Australia kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930 với
mức tăng trưởng -9,5%. Ngoài ra, trong số 20 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới,
Australia nằm trong nhóm các nước bị dịch Covid-19 gây thiệt hại nhiều nhất, trong đó
có Hoa Kỳ, Anh và Hàn Quốc.16
IMF cũng cho rằng tình trạng suy thoái của nền kinh tế Australia sẽ chỉ diễn ra
trong năm 2020, sau đó kinh tế Australia sẽ hồi phục mạnh mẽ vào năm 2021 với mức
tăng trưởng 6,1%. Tuy nhiên, GDP của Australia trong năm tới vẫn chưa thể hồi phục
so với thời điểm cuối năm 2019 và tỉ lệ thất nghiệp vẫn sẽ ở mức cao là 8,9%.
Cũng theo đánh giá của IMF, Australia là một trong số các nước đã đưa ra các gói
cứu trợ kinh tế lớn và nhanh chóng để khắc phục tác động từ đại dịch Covid-19. Nhưng
Tổ chức này cũng cảnh báo, Australia có thể sẽ cần chi nhiều tiền hơn cho nền kinh tế
nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.17

15
Hữu Tiến (2020) xem ngày 06/12/2022 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM175456
16
Như trên
17
Như trên
23
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg
cho biết Chính phủ đã hành động quyết liệt để bảo vệ người dân và nền kinh tế khi đã
chi 320 tỉ AUD, tương đương hơn 16% GDP để đối phó những tác động của Covid-19.18
 Do thiếu hụt nhân công có tay nghề, trình độ cao dẫn đến việc nhiều doanh
nghiệp phải giảm giờ làm, thậm chí là đóng cửa. Điều này sẽ làm mất đi việc làm
của nhiều công nhân khác của doanh nghiệp đó.
 Do các chính sách, tiền lương không hợp lí dẫn đến hiện tượng bỏ việc, nhảy việc

2.3.3. Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế và đời sống
 Tác động tiêu cực:
Tình trạng thất nghiệp sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất
nghiệp tăng có nghĩa nền kinh tế đó đang bị suy thoái so tổng thu nhập quốc gia thực tế
thấp hơn tiềm năng và do vốn đầu tư, vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thuế thu vào giảm,
đồng thời phải hỗ trợ người lao động mất việc làm,… Thất nghiệp gia tăng cũng là
nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát
Thất nghiệp ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động. Đời sống
của người lao động lẫn gia đình của họ sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó nó còn tác động
đến việc học của con cái, sức khoẻ của chính người lao động. Thất nghiệp dẫn đến thiếu
thốn về vật chất dẫn đến dễ mắc sai lầm
Thất nghiệp gia tăng sẽ khiến tình trạng trật tự xã hội sẽ không ổn định, các
hiện tượng tiêu cực cũng phát sinh như trộn cắp, cờ bạc, mại dâm,…
 Tích cực
Đối với người lao động:
- Giúp họ chuyển đổi và tìm một công việc phù hợp với khả năng, sở thích, năng lực của
chính mình.
- Là lúc để người lao động có thể nghỉ ngơi dành thời gian để trau dồi kĩ năng, kiến thức
Đối với nền kinh tế:
- Tạo nên sự cạnh tranh hiệu quả giúp thu hút được các lao động có năng lực

18
Như trên
24
- Giúp nền kinh tế phân bổ lại lực lượng lao động để phù hợp với lao động và nhu cầu
của người sử dụng lao động.

2.4.Thất nghiệp ở Anh


2.4.1. Thực trạng thất nghiệp tại Anh
• Tỷ lệ thất nghiệp của Anh đạt mức cao nhất trong 3năm qua19
Trong giai đoạn từ tháng 6 - 8/2020 tăng lên 4,5%, mức cao nhất trong hơn 3 năm
qua, do đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường việc làm.
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho hay ước tính ban đầu cho tháng
9/2020 cho thấy có rất ít sự thay đổi về số lượng lao động ở Anh, khi chỉ tăng thêm 20
nghìn người so với tháng 8/2020. Dữ liệu của ONS cho thấy kể từ khi đại dịch COVID-
19 bùng phát tại Anh vào tháng 3/2020, số lượng lao động ở nước này đã giảm 673
nghìn người.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Anh tại tổ chức nghiên cứu Capital
Economics, Paul Dales cho rằng số liệu mới nhất cho thấy thị trường lao động Anh có
phần yếu hơn so với nhận định trước đây và ảnh hưởng kinh tế do dịch COVID-19 gây
ra ngày càng rõ rệt.

19
Q.Chung (2022) xem ngày 06/12/2022 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM183689n
25
Biểu đồ 520

• Tỷ lệ tuyển dụng việc làm giảm trong báo cáo thứ 5 liên tiếp21
Tính đến tháng 11 năm 2022: Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh là 3,6% , tỷ lệ tuyển dụng
việc làm giảm trong báo cáo thứ 5 liên tiếp do các nhà tuyển dụng đưa ra.
Đây là thông tin từ dữ liệu chính thức được công bố trong ngày 15/11, trước kế
hoạch ngân sách khó khăn của Chính phủ Anh vào cuối tuần này.
Việc Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Jeremy Hunt chuẩn bị tăng thuế và cắt giảm
chi tiêu vào ngày 17/11 nhằm khắc phục tình hình tài chính công có khả năng làm sâu
sắc thêm một cuộc suy thoái dự kiến. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 3,6%.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp sẽ duy trì ở
mức 3,5%.
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết, số người có việc làm đã
giảm 52.000 người trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, mức giảm lớn hơn so
với dự báo trung bình trong cuộc thăm dò của Reuters là giảm 25.000 người’.
20
Xem ngày 06/12/2022 https://www.economicshelp.org/blog/5695/alevel/unemployment-stats-and-graphs/
21
Quỳnh Chi (2022) xem ngày 06/12/2022 https://vtv.vn/the-gioi/ty-le-that-nghiep-o-anh-tang-len-36-vi-tri-tuyen-dung-
giam-20221115172730785.htm
26
Số lượng vị trí tuyển dụng trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 đã
giảm xuống còn 1,23 triệu, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021.
Darren Morgan, nhà thống kê của ONS cho biết: "Số vị trí tuyển dụng tiếp tục
giảm so với mức đỉnh gần đây, với việc ngày càng nhiều nhà tuyển dụng nói với chúng
tôi rằng áp lực kinh tế là một yếu tố khiến họ quyết định ngừng tuyển dụng".Vị trí tuyển
dụng giảm nhiều nhất là ở ngành khách sạn, tiếp theo là lĩnh vực bán lẻ và bán buôn.
Tuy nhiên, mức độ vị trí tuyển dụng vẫn còn cao so với tiêu chuẩn lịch sử, nhấn
mạnh những vấn đề mà nhiều nhà tuyển dụng phải đối mặt khi phải vật lộn để lấp đầy
những vị trí bị trống của họ.
Ngân hàng Trung ương Anh lo ngại rằng thị trường lao động đang bị thu hẹp ở
Anh sẽ gây thêm áp lực lạm phát, buộc ngân hàng này phải tiếp tục tăng lãi suất ngay cả
khi nền kinh tế sắp bước vào một cuộc suy thoái tiềm năng.

2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp tại Anh 22


Suy thoái kinh tế - gây ra tình trạng thiếu hụt nhu cầu việc làm theo chu kỳ:
Khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn và do đó, nhu cầu về người
lao động sẽ ít hơn. Cũng trong thời kỳ suy thoái, một số công ty ngừng hoạt động khiến
mọi người mất việc làm.
Xu hướng thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế:
Ví dụ, việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở Anh đã giảm đang kể do nền kinh tế chuyển
hướng ngày càng dựa vào lĩnh vực dịch vụ. Hơn nữa, các quốc gia trên thế giới hiện nay
đang tập trung đầu tư nguồn vốn của mình vào phát triển về lĩnh vực công nghệ. Do đó
một số nhân công đang gặp khó khăn trong việc kiếm việc làm trong các ngành công
nghệ cao mới này vì họ thiếu các kỹ năng liên quan.
Do vị trí địa lý:
Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đang cao hơn ở một số vùng và khu vực cụ thể là phía bắc. Có
những khó khăn về địa lý khiến những người thất nghiệp không thể di chuyển vào phía
nam, nơi có nhiều việc làm hơn.
Do thiếu kĩ năng cần thiết:
Tại Anh, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang ở mức báo động – hầu hết là do họ thiếu kỹ
năng và kinh nghiệm. Do lực lượng lao động trẻ chiếm một phần lớn trong lực lượng
22
Xem ngày 06/12/2022 https://www.economicshelp.org/blog/5695/alevel/unemployment-stats-and-graphs/
27
lao động nói chung, việc họ thiếu kỹ năng, không đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu của
thị trường việc làm sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt nhân công. Điều này dẫn đến tỉ lệ
người thất nghiệp sẽ tăng cao.
2.4.3 Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế của Anh
Tác động tích cực
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện
vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng
sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
Tác động tiêu cực

Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn
lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.

Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

28
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3. Giải pháp đối với thực trạng thất nghiệp của các nước phát triển
3.1. Đối với Mỹ23
- Đầu tư cơ sở hạ tầng:
Nhiều chuyên gia ủng hộ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, như xây dựng đường sá,
cầu, nâng cấp lưới điện. Những khoản đầu tư này trong lịch sử đã tạo nên và duy trì
hàng triệu việc làm, đổi lại là thâm hụt ngân sách liên bang và bang tăng cao. Trong thời
kỳ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng 2008-2009, có hơn 2 triệu việc làm bị giảm trong
lĩnh vực xây dựng nhà cửa.24 Tổ chức kỹ sư dân dụng Mỹ đánh xếp cơ sở hạ tầng tại Mỹ
đạt mức D+ năm 2013, xác định số tiền cần cho các kế hoạch đầu tư là 3,6 nghìn tỷ đô
la đến năm 2020.25
Cơ quan ngân sách quốc hội ước tính đến tháng 11 năm 2011 những khoản tăng
đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra từ 1 đến 6 việc làm cho mỗi 1 đô la đầu tư; nói cách
khác, 100 tỷ đô la đầu tư sẽ tạo ra khoảng 100.000 đến 600.000 việc làm mới. Tổng
thống Obama đề xuất Đạo luật việc làm Mỹ năm 2011, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và
miễn giảm thuế, được bù đắp bởi việc tăng thuế thu nhập với nhóm người thu nhập
cao.26
Tuy nhiên, đạo luật không nhận được sự ủng hộ đủ ở Thượng viện để thông qua.
Trong cuối năm 2015, cả hai Đảng ở Hạ viện và Thượng viện đã đồng ý thông qua gói
đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất trong thập kỷ, với 305 tỷ đô la trong 5 năm, ít hơn mức
478 tỷ đô la theo đề xuất ban đầu của Obama.27
- Chính sách thuế:
Giảm chi phí thuê nhân công sẽ khuyến khích chủ lao động tăng thêm tuyển
dụng. Việc này có thể thực hiện thông qua việc giảm mức thuế chi trả bảo hiểm y tế và
an sinh xã hội hoặc những loại thuế nhất định khuyến khích tuyển dụng thêm lao động.
Tổng thống Obama đã giảm mức đóng thuế an sinh xã hội của người lao động
23
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p_t%E1%BA%A1i_Hoa_K%E1%BB%B3 xem ngày
06/12/2022
24
Như trên
25
 “ASCE's 2017 Infrastructure Report Card - GPA: D+”. xem ngày 06/12/2022
26
“CBO-Letter to Senator Harry Reid-October 2011” (PDF). Cbo.gov. T xem ngày 06/12/2022
27
 “A Major Infrastructure Bill Clears Congress”. xem ngày 06/12/2022

29
trong thời kỳ 2011-2012, làm tăng 100 tỷ đô la thâm hụt ngân sách trong khi để lại
khoản tiền này cho người dân chi tiêu. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ thuộc
hàng cao nhất thế giới, mặc dù các tập đoàn, công ty Mỹ chi trả một khoản thuế thấp
nhất so với GDP do việc né thuế. Giảm mức thuế này và hạn chế việc né tránh thuế có
thể làm nền kinh tế Mỹ cạnh tranh hơn, nhưng cũng làm gia tăng thâm hụt ngân sách.
- Chi phí chăm sóc sức khoẻ thấp hơn:
Các công ty tại Mỹ phải chi trả một phần lớn các chi phí chăm sóc sức khoẻ cho
người lao động. Các quốc gia khác thường không bắt các doanh nghiệp gánh chịu, mà
đánh thuế trên người lao động để chi trả cho những khoản chăm sóc y tế này. Việc này
làm giảm đáng kể chi phí thuê và duy trì lực lượng lao động.
- Chính sách việc làm và lương tối thiểu:

Biểu đồ 6

Việc tăng mức tiền lương tối thiểu làm các hộ gia đình có nhiều tiền chi
tiêu hơn, trong một thời đại mà các công ty đạt mức lợi nhuận kỷ lục và ngày càng ít
công ty hơn để đầu tư. Các chỉ trích cho rằng việc tăng chi phí lao động ảnh hưởng đến
việc tuyển dụng. Trong suốt 2009, mức lương tối thiểu là 7,25 đô la một giờ, hoặc
15.000 đô la một năm, bên dưới mức nghèo khổ đối với một số gia đình.
Các nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng một mức tăng lương tối thiểu khiêm tốn sẽ
làm tăng thu nhập và giảm đói nghèo mà không huỷ hoại thị trường lao động. Thực tế

30
các nhà kinh tế học hàng đầu ủng hộ cho việc tăng mức lương tối thiểu, một phần vì
tăng năng suất lao động và sức tiêu dùng cho người dân sẽ giúp nền kinh tế về mặt tổng
thể.
- Sửa đổi chính sách:
Những quy định pháp lý làm tăng chi phí của các công ty khởi nghiệp và hiện tại
lên đáng kể. Yêu cầu sửa đổi những điều khoản luật sắp hết hiệu lựa giúp bảo đảm chỉ
những quy định có giá trị được thay mới. Những công ty mới thành lập đóng góp vào
một phần năm số việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên, số lượng các công ty thành lập
mới mỗi năm giảm 17% sau thời kỳ suy thoái. Tạp chí Inc đã nêu ra những ý tưởng mới
để giúp khuyến khích các công ty khởi nghiệp, bao gồm giảm thói quan liêu (red tape),
tăng các khoản vay vi mô (micro-loans), nới lỏng chính sách nhập cư, và minh bạch hoá
chính sách thuế.
- Chính sách giáo dục:
Chính sách giáo dục cải cách có thể giúp giáo dục bậc cao dễ tiếp cận hơn với
người dân và phù hợp với công việc hơn. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn với người lao
động có trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, giáo dục cao đẳng ngày càng đắt đỏ. Cung cấp
các khoản vay tuỳ thuộc vào các ngành học đang thiếu lao động như chăm sóc y tế và
kế toán sẽ giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng về cấu trúc lao động. Chủ tịch cục dự trữ
liên bang Janet Yellen phát biểu năm 2014: "Các khoản tài trợ công về giáo dục là một
cách khác mà chính phủ có thể giúp bù lại sự mất cân bằng về mặt nguồn lực mà các gia
đình có thể chi trả cho con em đi học. Một trong những ví dụ điển hình là giáo dục bậc
tiểu học. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ xuất thân từ gia đình thu nhập thấp được
học những trường chất lượng tốt thì có khả năng tốt nghiệp phổ thông và học cao đẳng
cũng như có được công việc với thu nhập cao hơn, và chúng cũng ít có khả năng phạm
tội hoặc phải nhận trợ cấp từ chính phủ."
- Chính sách thương mại:
Tạo ra một sân chơi với các đối tác thương mại có thể giúp tạo ra nhiều việc làm
tại Mỹ. Sự khác biệt giữa mức lương và tiêu chuẩn sống giữa các quốc gia và sự kiểm
soát, thao túng tiền tệ có thể tạo ra "thương mại tự do" hơn là "thương mại công bằng".
Việc yêu cầu các quốc gia tôn trọng đồng tiền được thả nổi trên thị trường quốc tế sẽ
giúp giảm đáng kể thâm hụt ngân sách, tạo thêm việc làm tại các quốc gia như Mỹ và
Châu Âu.

31
- Thất nghiệp dài hạn:
Cơ quan ngân sách Quốc hội đưa ra một vài lựa chọn cho việc giải quyết tình
trạng thất nghiệp dài hạn vào tháng 2 năm 2012. Hai giải pháp ngắn hạn bao gồm: 1)
Giảm chi phí biên về tuyển dụng thêm lao động cho các công ty; và 2) Chính sách thuế
hướng đến người dân sử dụng những phần thu nhập tăng thêm để chi tiêu, chủ yếu là
những người thu nhập thấp. Trong dài hạn, các cải cách cấu trúc nhưng chương trình
đào tạo lai lao động hoặc trợ cấp giáo dục sẽ có tác dụng tích cực.

3.2.Đối với Úc
- Đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân công giúp họ có tay nghề, kĩ năng để phù hợp
với công việc, biết sử dụng kĩ thuật, công nghệ.
- Thu hút các nhân công có tay nghề cao ở nước ngoài.
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm
tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng
khủng hoảng nhân lực.
Kế hoạch cụ thể sẽ được Canberra công bố trong báo cáo ngân sách liên bang,
phát hành vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết dự kiến sẽ có thêm
40.000 lao động nước ngoài tay nghề cao được phép nhập cư vào Australia mỗi năm,
nâng hạn mức trần nhập cư lên gần 200.000 người/năm.28
-  Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
- Hỗ trợ và khuyến khích các kế hoạch khởi nghiệp lớn và nhỏ.
-  Nới lỏng giờ làm.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ Australia đã tìm kiếm giải pháp mở rộng
nguồn cung lao động bằng cách nới rộng thời gian cho phép làm việc với nhóm đối
tượng là du học sinh (cho phép làm không giới hạn thời gian thay vì quy định không
được đi làm quá 20 giờ/tuần như trước đây), người cao tuổi (trên 66 tuổi) được làm
nhiều giờ hơn và vẫn được nhận lương hưu (hiện tại, nhóm này bị giới hạn chỉ được làm

28
Thôn tấn xã Việt Nam (2022) xem ngày 06/12/2022 https://tuoitre.vn/australia-xem-xet-nang-tran-nhap-cu-de-tang-
nguon-cung-lao-dong-2022081710474015.htm
32
thêm với thu nhập từ mức 490 AUD (353 USD)/2 tuần trở xuống và với mỗi đô la kiếm
thêm đó sẽ bị trừ 50 xu AUD (36,5 xu USD) từ tiền lương hưu 2 tuần.29

3.3. Đối với Anh 30


- Thúc đẩy nguồn nhân lực, phát triển về giáo dục và đào tạo - đây là một chiến lược
dài hạn để tạo ra nhiều việc làm hơn cho lực lượng lao động và nâng cao năng suất lao
động.
- Giảm thuế việc làm để tăng nhu cầu lao động - ví dụ: giảm đóng góp bảo hiểm quốc
gia,...
- Kích cầu từ cả khu vực công và tư nhân - duy trì tổng cầu ở mức cao để thúc đẩy tạo
việc làm mới.
- Cải thiện các biện pháp khuyến khích làm việc - trả lương theo công việc để giảm sự
phụ thuộc vào lợi ích và mở rộng quy mô cung ứng lao động.

3.4. Các biện pháp chung đối với các nước phát triển
3.4.1 Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết

•   Đối với loại thất nghiệp tự nguyện: 


         Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức
lương thu hút được nhiều lao động hơn.  
         Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị
trường lao động.  
•   Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: 
         Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích
thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao
động. 
         Thất nghiệp chu kỳ thường là một thảm hoạ đối với nền kinh tế vì nó xảy ra trên
quy mô lớn. Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp
gắp nhiều khó khăn. Gánh nặng này thường dồn vào những người nghèo, bất công xã

29
Như trên
30
https://www.tutor2u.net/economics/reference/unemployment-policies-to-reduce-unemployment
33
trong hội cũng tăng lên. Các chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng nhằm tăng tổng cầu
và sản lượng sẽ dẫn đến phục hội nền kinh tế tăng số việc làm thì mới có thể giảm bớt
được tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ. 

3.4.2 Tập trung đầu tư, kích cầu


        Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này
trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu
bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải
pháp tối ưu hơn cả.  
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các ngành thép, vật liệu
xây dựng, giấy, hóa chất; …; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa; ưu tiên hỗ trợ các ngành
hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động.
Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn: nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, phân phối và chế
biến cho các mặt hàng nông sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn
vay cho các làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư, xây dựng các khu
công nghiệp phù hợp với từng vùng, tạo lực kéo cho các ngành khác phát triển cũng
là giảm tình trạng thất nghiệp.  
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu
công nghiệp các dự án kinh tế giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công
nhân. 
Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn. 

3.4.3 Hướng nghiệp 


Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục
tình trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông,
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết. 
Từ đó mở rộng các trường cao đẳng nghề trung cấp nghề nhưng cần tập trung
định hướng. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền các thông tin việc
làm nhu cầu lao động của doanh nghiệp, như các hội chợ việc làm, các diễn đàn về lao
động… vì hiện nay mặc dù đã có những chương trình này nhưng hiện còn quá ít và
mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu. 

34
Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc
làm, tự lập nghiệp. 
Cần xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các
chương trình khác. 

3.5. Những biện pháp khác 


Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an
sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm.
Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có
thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà
mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực
liên quan mà không cần phải sa thải nhân công. 
Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng
với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại
đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh
doanh đình đốn. 
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được
tình trạng thất nghiệp ở các nước phát triển mà còn thu được nguồn ngoại tệ không
nhỏ cho các quốc gia. 
Hạn chế tăng dân số. 
Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển
kinh tế xã hội, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và
để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch
bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng. 

35

You might also like