You are on page 1of 74

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO

CHỦ ĐỀ 6: NẠN THẤT NGHIỆP Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH


DƯƠNG

HÀ NỘI, 2020
1
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề về nạn thất nghiệp ................................................................................... 4
1. Khái niệm và phân loại loại hình của thất nghiệp ..................................................... 4
1.1. Khái niệm thất nghiệp......................................................................................... 4
1.2. Phân loại loại hình thất nghiệp: .......................................................................... 6
2. Khái quát về thất nghiệp trên thế giới: ...................................................................... 9
2.1. Tình hình thất nghiệp trước đại dịch Covid – 19: .............................................. 9
2.2. Tình hình thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19: ........................ 10
II. Hiện trạng nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ....................... 13
1. Khái quát tình hình chung của thị trường lao động của Châu Á – Thái Bình Dương.
13
1.1. Thị trường lao động Châu Á – Thái Bình Dương trước khi bùng phát đại dịch
COVID (năm 2019) .................................................................................................... 13
1.2 Tình trạng thất nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương trong đại dịch COVID ..... 16
2. Nạn thất nghiệp ở một số quốc gia ở Châu Á- Thái Bình Dương .......................... 19
2.1 Tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc ................................................................... 19
2.2 Tình trạng thất nghiệp ở Australia ........................................................................ 21
2.3 Tình trạng thất nghiệp ở Malaysia ........................................................................ 22
2.4 Tình trạng thất nghiệp ở Hàn Quốc ...................................................................... 23
2.5 Tình trạng thất nghiệp ở Nhật Bản ....................................................................... 27
2.6. Tình trạng thất nghiệp ở Đài Loan ................................................................... 28
III. Tác động của thất nghiệp đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ...................... 30
1. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương .......... 30
1.1. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung ................................. 30
2
1.2. Đối với một số nước Châu Á –Thái Bình Dương ............................................ 32
2. Tác động của thất nghiệp đến xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ........... 36
IV. Nguyên nhân thất nghiệp ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. .......................... 41
1. Nguyên nhân chủ quan của nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
41
1.1. Trình độ học vấn ............................................................................................... 41
1.2. Không tìm được nghề nghiệp phù hợp ............................................................. 41
1.3. Thế hệ NEET .................................................................................................... 42
2. Nguyên nhân khách quan của nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương ............................................................................................................................. 42
2.1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 .................................................................... 43
2.2. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật .................................................................. 45
2.3. Chính sách của chính phủ ................................................................................. 47
V. Giải pháp giải quyết nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ........ 48
1. Giải pháp chung cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương ....................................... 48
2. Giải pháp cho một số quốc gia Châu Á ................................................................... 49
2.1. . Giải pháp của Hàn Quốc ................................................................................. 49
2.2. Giải pháp của Trung Quốc................................................................................ 51
2.3. Giải pháp của Nhật Bản .................................................................................... 54
2.4. Giải pháp của các nước Đông Nam Á .............................................................. 55
VI. Nạn thất nghiệp ở Việt Nam .................................................................................... 61
1. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam trước khi xuất hiện Đại dịch Covid ................ 61
2. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam sau khi xuất hiện Đại dịch Covid ................... 65
3. Một số biện pháp của Việt Nam ứng phó với nạn thất nghiệp ................................ 69
VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 71

3
I. Đặt vấn đề về nạn thất nghiệp
1. Khái niệm và phân loại loại hình của thất nghiệp

1.1. Khái niệm thất nghiệp


Khái niệm thất nghiệp là gì có nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau. Luật Bảo hiểm
thất nghiệp cộng hoà liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm thời
không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.

Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc,
đang đi tìm việc làm.Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn
tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức lương thịnh hành”.1

Thất nghiệp (unemployment) là tình trạng người lao động muốn có việc làm, nhưng
không có việc làm. Cần chú ý rằng khi người lao động không có việc làm, máy móc, nhà
xưởng và thiết bị tư bản cũng không được sử dụng vào sản xuất và do vậy sản lượng của
nền kinh tế không đạt mức tiềm năng. Việc loại trừ thất nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực
nhàn rỗi để đặt được trạng thái đầy đủ việc làm là mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế
vĩ mô.2

Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám đưa ra định nghĩa: Thất nghiệp là
người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc
những loại sau đây:

● Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng,
đang không có việc làm và đang tìm việc làm.

1
“Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp được phân loại như thế nào”
https://raffles-international-college-hcm.edu.vn/that-nghiep-la-gi/, Truy cập ngày 14/4/2020
2
Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
4
● Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có
lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng trước đó
không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động chẳng hạn)
hoặc đã thôi việc.
● Người không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối cùng để
làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được xác định.
● Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương.

Những định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc)
nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:

1) Có khả năng lao động


2) Không có việc làm
3) Đang đi tìm việc làm

Ở Việt Nam, số liệu về thất nghiệp được thu thập từ Điều tra Lao động và Việc
làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện (trước năm 2007) và Tổng cục
Thống

kê thực hiện (từ năm 2007 đến nay). Đây là cuộc điều tra chọn mẫu được thực hiện

theo phương thức phỏng vấn trực tiếp. Dựa vào trả lời cho các câu hỏi điều tra, mỗi

người trưởng thành (từ đủ 15 tuổi trở lên) trong các hộ gia đình điều tra được xếp vào

một trong hai nhóm, đó là nhóm dân số thuộc lực lượng lao động (hay còn gọi là dân

số hoạt động kinh tế, gồm có người có việc làm và người thất nghiệp) và nhóm dân số

ngoài lực lượng lao động (hay còn gọi là nhóm dân số không hoạt động kinh tế).

Người có việc làm: Theo Tổng cục Thống kê, người có việc làm là những người

trong 7 ngày trước khi tiến hành điều tra đã làm việc ít nhất 1 giờ để tạo thu nhập

hoặc làm cho gia đình mà không đòi hỏi tiền công. Gồm có: người làm công ăn
5
lương, người làm kinh doanh hoặc lao động trong ruộng vườn, trang trại của họ.

Những người lao động tình nguyện, làm giúp (thanh niên tình nguyện, làm giúp

người khác…), làm từ thiện, nhân đạo… thì không được tính là người có việc làm.

Người thất nghiệp: Theo Tổng cục Thống kê, người thất nghiệp bao gồm những

người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần điều tra không làm việc nhưng sẵn sàng làm

việc và đang tìm việc làm. Tính trong tuần tham chiếu (7 ngày trước ngày phỏng

vấn/điều tra), nhóm người thất nghiệp bao gồm cả những người hiện không làm

việc nhưng đang chuẩn bị khai trương các hoạt động kinh doanh của mình hoặc

nhận một công việc mới sau thời kỳ tham chiếu; hoặc những người luôn sẵn sàng

làm việc nhưng đã không tìm kiếm việc làm do ốm đau tạm thời, bận việc riêng (lo

hiếu, hỷ…), do thời tiết xấu, đang chờ thời vụ…

Người không thuộc lực lượng lao động: Gồm những người không thuộc hai nhóm

trên. Chẳng hạn sinh viên đang theo học hệ tập trung dài hạn, người nội trợ, người

đã nghỉ hưu hoặc không có khả năng lao động…3

1.2. Phân loại loại hình thất nghiệp:


a. Thất nghiệp tạm thời:
Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Trong thị
trường lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để triệt tiêu tình trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy là ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp
vẫn tồn tại. Thất nghiệp tạm thời bắt nguồn từ sự dịch chuyển bình thường của thị

3
Bài giảng “Thất nghiệp” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
http://eldata3.neu.topica.vn/ECO102/Giao%20trinh/05.NEU_ECO102_Bai5_v1.0013101216.pdf, Truy cập ngày
14/4/2021
6
trường lao động. Một nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế có sự ăn khớp giữa lao
động và việc làm. Trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta không thể hy vọng
những sự ăn khớp như vậy xuất hiện tức thì vì trên thực tế người lao động có những
sở thích và năng lực khác nhau, trong khi việc làm cũng có những thuộc tính khác
nhau. Hơn nữa, các luồng thông tin về người muốn tìm việc và chỗ làm việc còn
trống không phải lúc nào cũng trùng pha, ăn khớp cũng như sự cơ động về mặt địa
lý của người lao động cũng không thể diễn ra ngay lập tức. Như vậy, chúng ta cần
phải dự tính và phải coi một mức thất nghiệp nhất định là cần thiết và đáng mong
muốn trong các xã hội hiện đại. Người lao động thường không nhận ngay công việc
đầu tiên được yêu cầu và doanh nghiệp không thuê người lao động đầu tiên nộp đơn
xin việc. Trái lại, họ cần bỏ ra thời gian và sức lực cần thiết để tạo ra sự ăn khớp tốt
nhất giữa người lao động và doanh nghiệp. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học, bạn
cần phải có khoảng thời gian cần thiết để đi tìm việc làm. Trong thời gian đó bạn
được tính là thất nghiệp. Loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp tạm thời.
b. Thất nghiệp cơ cấu:
Thất nghiệp cơ cấu phát sinh từ sự không ăn khớp giữa cung và cầu trên các thị
trường lao động cụ thể. Mặc dù số người đang tìm việc làm đúng bằng số việc làm
còn trống, nhưng người tìm việc và việc tìm người lại không khớp nhau về kỹ năng,
ngành nghề hoặc địa điểm. Ví dụ, một công nhân bậc 7 có thể làm việc hơn 25 năm
trong ngành dệt nhưng có thể trở thành người thất nghiệp ở tuổi 50 khi ngành dệt
đang bị thu hẹp do đối mặt với sự cạnh tranh từ phía nước ngoài. Người công nhân
này có thể phải đào tạo thêm một kỹ năng mới mà nền kinh tế lúc đó đang có nhu
cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể không muốn tuyển và đào tạo những công
nhân lớn tuổi nên người công nhân này sẽ trở thành nạn nhân của tình trạng thất
nghiệp cơ cấu.
c. Thất nghiệp theo lý thuyết Cổ điển:
Một nguyên nhân khác góp phần giải thích tại sao chúng ta quan sát thấy có một số
thất nghiệp ngay cả trong dài hạn là sự cứng nhắc của tiền lương thực tế. Mô hình
7
Cổ điển giả định rằng tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động,
đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp cận cân bằng
thị trường, đó là giá cả sẽ điều chỉnh để đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy là thất nghiệp luôn tồn tại. Các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng
các lực lượng khác nhau trên thị trường lao động, gồm có luật pháp, thể chế và
truyền thống, có thể ngăn cản tiền lương thực tế điều chỉnh đủ mức để duy trì trạng
thái đầy đủ việc làm. Nếu tiền lương thực tế không thể giảm xuống mức đầy đủ việc
làm thì thất nghiệp sẽ xuất hiện. Loại thất nghiệp này thường được gọi là thất nghiệp
theo lý thuyết Cổ điển. Ba nguyên nhân chủ yếu có thể làm cho tiền lương thực tế
cao hơn mức cân bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện đại, đó là: luật tiền
lương tối thiểu; hoạt động công đoàn; và tiền lương hiệu quả. Cả ba lý thuyết này
đều giải thích lý do tiền lương thực tế có thể duy trì ở mức “quá cao” khiến một số
người lao động có thể bị thất nghiệp. 4
d. Thất nghiệp chu kỳ:
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo
ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái. Thất nghiệp chu kỳ giống như trò chơi xếp
ghế với số chiếc ghế < số người chơi. Cuộc đại suy thoái là một ví dụ tiêu biểu. Việc
tăng đột ngột về tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu vào năm 1930 không phải do bất cứ sự gia
tăng nào trong một quá trình dài hoặc sự giảm sút đột ngột về kỹ năng của nhân
công. Thay vào đó, tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng trong một thập kỷ là do sự giảm
sút đột ngột về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ.
Điều này xảy ra trong một giai đoạn suy thoái hoặc tăng trưởng rất thấp. Nếu có nhu
cầu tổng hợp chưa đầy đủ thì các công ty sẽ cắt giảm sản lượng. Nếu họ cắt giảm
sản lượng thì cũng sẽ cắt giảm nhân công, tiến đến sa thải hay giảm việc tuyển dụng
lao động. Nền kinh tế càng suy thoái thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ càng tăng. Tình trạng

4
Bài giảng “Thất nghiệp” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
http://eldata3.neu.topica.vn/ECO102/Giao%20trinh/05.NEU_ECO102_Bai5_v1.0013101216.pdf, Truy cập ngày
14/4/2021
8
thất nghiệp đại chúng vào những năm 1930 của thế kỷ XX đã chứng minh cho quan
điểm này. 5

2. Khái quát về thất nghiệp trên thế giới:

2.1. Tình hình thất nghiệp trước đại dịch Covid – 19:
Theo báo cáo về “Xu hướng việc làm của thanh niên trên thế giới năm 2017” của
ILO, năm 2017, hơn 35% số người thất nghiệp trên thế giới là thanh niên. Nếu tỷ lệ
thanh niên thất nghiệp trên toàn cầu đã ổn định ở mức 13,0% trong năm 2016, thì
lại sẽ có thể tăng nhẹ lên 13,1% trong năm nay. Lên tới 70,9 triệu vào năm 2017, số
lượng thanh niên thất nghiệp được cải thiện rõ rệt so với con số kỷ lục 76,7 triệu
trong cuộc khủng hoảng năm 2009, nhưng con số này được dự báo sẽ tăng thêm
200.000 người thất nghiệp vào năm 2018 để lên tới tổng số 71,1 triệu.6

Ở quy mô toàn cầu, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn năm 2010
– 2016 ở Bắc Phi, các quốc gia Arab, Mỹ Latinh và vùng Caribê; trong khi đạt được
những tiến bộ tích cực trên thị trường lao động ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi
Sahara. Tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn chưa kết nối với tăng trưởng việc làm và
bất ổn kinh tế có nguy cơ cản trở tăng trưởng việc làm ở thanh niên. Tỷ lệ thanh
niên thất nghiệp ít thay đổi so với tỷ lệ người trưởng thành thất nghiệp trong thập
kỷ qua. Điều này cho thấy những người trẻ tuổi đang bị thiệt thòi sâu sắc và lâu dài
trên thị trường lao động.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu bật tính dễ bị tổn thương liên tục của các nữ thanh
niên trên thị trường lao động. Năm 2017, tỷ lệ tham gia của các nữ thanh niên thấp
hơn nam thanh niên là 16,6 điểm phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên

5
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của khủng hoảng kinh tế đến việc làm trên thế giới” – TS Nguyễn Văn Lịch. Học
viện Ngoại giao
6
“ ILO: Hơn 35% số người thất nghiệp trên thế giới là thanh niên”
https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/ilo-hon-35-so-nguoi-that-nghiep-tren-the-gioi-la-thanh-nien-
462884.html, Truy cập ngày 15/4/2021
9
cũng cao hơn đáng kể so với nam thanh niên, và khoảng cách về giới trong số các
thanh niên không làm việc, không học tập hay không được đào tạo thậm chí còn lớn
hơn. Trên toàn cầu, tỷ lệ nữ thanh niên không làm việc, không học tập hay không
được đào tạo là 34,4%, cao hơn rất nhiều so với 9,8% ở nam thanh niên.

Năm 2017, 39% lao động trẻ ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển – 160,8 triệu
thanh niên – sống trong cảnh nghèo đói hay nghèo đói cùng cực, với chưa đầy 3,10
USD một ngày. Trong số 5 lao động trẻ thì có 2 thanh niên hiện đang thất nghiệp
hoặc là những lao động nghèo. Đây là một thực tế nổi bật ảnh hưởng đến nhiều xã
hội trên thế giới.

Đối với nhiều người trong số họ, hiện tại và tương lai đều nằm trong nền kinh tế phi
chính thức. Trên toàn cầu, 3 trong số 4 nam và nữ thanh niên phải làm việc trong
khu vực kinh tế phi chính thức, so với tỷ lệ 3 trong số 5 người trưởng thành. Ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ này tăng lên 19 trong số 20 đối với thanh niên nam nữ.

2.2. Tình hình thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19:
Số liệu của Viện Thống kê quốc gia Tây Ban Nha (INE) vừa công bố cho thấy, dịch
Covid-19 đã tước đi việc làm của trên 1 triệu người dân nước này do tình trạng
phong tỏa, họ không thể ra ngoài tìm việc. Trong đó, ngành dịch vụ, bao gồm các
nhà hàng cũng như du lịch, chịu thiệt hại nghiêm trọng với gần 817.000 việc làm bị
mất. Đây là một trụ cột của nền kinh tế Tây Ban Nha, đóng góp 12% tổng sản phẩm
nội địa (GDP) nước này.

Còn các ngành Xây dựng và Công nghiệp mất hơn 100.000 việc làm, ngành Nông
nghiệp chịu ít tác động hơn với 21.400 việc làm. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã
phá vỡ sự phục hồi mong manh của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp vốn đã
lên tới 27% năm 2013 nhưng giảm xuống 13,8% vào cuối năm 2019, mức thấp nhất
trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tỷ lệ thất nghiệp
10
tại Tây Ban Nha có thể lên tới 20,8% trong năm 2020 so với con số dự báo 19% của
Chính phủ.
Tại châu Âu, một nghiên cứu được ngân hàng phát triển KfW (Đức) vừa công bố
cho biết, số lượng nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở Đức có
thể giảm 3,3% vào cuối năm nay, dẫn đến tình trạng mất hơn 1 triệu việc làm.
Nghiên cứu của KfW cho biết, sau một "thập niên rực rỡ" của các SME Đức, "cú
sốc” từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã xảy ra vào mùa Xuân 2020 khiến hơn 50%
SME của Đức, tương đương khoảng 2 triệu công ty, dự kiến doanh thu sẽ giảm trong
năm nay.
Tại Thụy Điển, con số của cơ quan thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này
trong tháng 6-2020 là gần 10%, mức cao nhất kể từ năm 1998, do ảnh hưởng của
dịch Covid-19. Cụ thể, số người thất nghiệp trong tháng 6 ở Thụy Điển là 557.000
người, tăng 150.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Giới trẻ bị tác động mạnh
nhất, với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 là 28%, mức cao nhất kể từ năm 1993.
Khoảng 173.000 người dưới 25 tuổi đã đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, tăng 50.000
người so với trước khi bùng phát dịch. Tại nước láng giềng Đan Mạch, nơi đã áp
đặt phong tỏa nghiêm ngặt hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5-2020 cũng tăng lên
mức cao nhất từ năm 2012, ở mức 5,6% so với 3,7% trong tháng 2-2020.

Ở Brazil, thăm dò các hộ gia đình qua điện thoại của cơ quan thống kê cho thấy, số
người có việc làm trong tháng 6-2020 giảm 1 triệu người, dù nền kinh tế đã hoạt
động trở lại.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), dịch Covid-19 đã gây tổn
thất cho thị trường lao động - việc làm nặng nề hơn nhiều so với dự báo. Có tới 93%
người lao động trên toàn cầu đang sống tại các nước bị ảnh hưởng từ các biện pháp
cách ly và đóng cửa nhiều hoạt động kinh tế, trong đó châu Mỹ chịu tác động nặng
nhất. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cảnh báo, thế giới chưa thể vượt qua được
11
giai đoạn khó khăn này. Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo thêm 25 triệu người
nữa vào "đội quân thất nghiệp" trên toàn cầu.

Trong khi đó cũng tại châu Á, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc vừa thông báo nước
này đã mất khoảng 392.000 việc làm trong tháng 9/2020, ghi nhận tháng thứ bảy
liên tiếp số người mất việc làm tăng cao giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh
hưởng nặng nề đến thị trường việc làm tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng Chín tăng 0,5 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,6%, trong khi số người có việc làm giảm xuống còn
27,01 triệu người. Đây là đợt sụt giảm lao động dài nhất tại Hàn Quốc kể từ năm
2009 - thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi lực lượng lao động mất
việc làm trong tám tháng liên tiếp.7

7
“Thị trường lao động thế giới "lạc nhịp” vì COVID-19”
https://bnews.vn/thi-truong-lao-dong-the-gioi-lac-nhip-vi-covid-19/176757.html, Truy cập ngày 15/4/2021
12
II. Hiện trạng nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1. Khái quát tình hình chung của thị trường lao động của Châu Á – Thái Bình
Dương.

1.1. Thị trường lao động Châu Á – Thái Bình Dương trước khi bùng phát đại dịch
COVID (năm 2019)
* Phần lớn những người từ 15 tuổi trở lên ở Châu Á- Thái Bình Dương đã có việc làm.

Trong năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đã chậm lại và mặc dù có nhiều
thập kỷ ấn tượng tăng trưởng, quá ít quốc gia đã xoay sở để vượt qua tính hai mặt của các
điều kiện thị trường lao động. Nó vẫn đặc trưng của các nền kinh tế đang phát triển và mới
nổi trong khu vực là có các khu vực tư nhân phát triển và ngày càng có nhiều công việc
được trả lương - cả trả lương cao và thấp - được thúc đẩy bởi đầu tư nước ngoài trong
công nghiệp và các dịch vụ kèm theo và cả sự mở rộng nhanh chóng của các trung tâm đô
thị. Đồng thời, hầu hết các quốc gia vẫn hoạt động với các khu vực phi chính thức lớn, nơi
có thặng dư lao động tay nghề thấp, lương thấp người lao động. Có 1,9 tỷ người có việc
làm, 1,3 tỷ người ngoài lực lượng lao động và 87 triệu những người thất nghiệp trên toàn
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2019. Theo thời gian, tỷ lệ dân số những
người bên ngoài lực lượng lao động (còn được gọi là “không hoạt động”) đã tăng lên,
trong khi tỷ trọng việc làm đã giảm, phần lớn là do thanh niên nhập học tăng lên (hình 1,
bảng A). Năm 2019, việc làm tỷ lệ dân số là 57,9%, thấp hơn gần 7 điểm phần trăm so với
năm 1999 và gần bằng tỷ lệ này ở cấp độ toàn cầu (57,6%). Theo tiểu vùng, sự khác biệt
trong tỷ lệ việc làm là rất lớn. Các tỷ lệ này cao nhất vào năm 2019 là 66,1% ở Đông Nam

13
Á, tiếp theo là 64,7% ở Đông Á, 59,9% ở Thái Bình Dương 4 và sau đó, ở mức thấp hơn
nhiều, 48,2% ở Nam Á (hình 1, bảng B). Tỷ lệ việc làm ở Nam Á phản ánh tỷ lệ việc làm
của phụ nữ rất nhỏ (và đang giảm dần) (ở mức 22% vào năm 2019), cũng được phản ánh
trong khoảng cách giới việc làm lớn của tiểu vùng (ở mức 51% điểm).

Bảng A. Người có việc làm, người thất Bảng B. Tỷ lệ việc làm trên dân số, theo
nghiệp và bên ngoài lực lượng lao động, từ tiểu vùng, 1999 và 2019 (tỷ lệ %)
1991 đến 2019 (triệu người)

14
Bảng C. Việc làm của nam và nữ - tỷ lệ Bảng D. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu và khu
trên dân số, theo tiểu vùng, 2019(%) vực, thanh niên và tổng số, từ 1991 đến
2019 (%)

* Tỷ lệ thất nghiệp thấp ở hầu hết các nước trong khu vực; thanh niên thất
nghiệp là ngoại lệ.
Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này vẫn tương đối thấp, ở mức 4,4% vào năm
2019, so với 5,4% ở cấp độ toàn cầu và ít thay đổi trong thập kỷ qua. Theo tiểu
vùng, tỷ lệ thất nghiệp ở năm 2019 là cao nhất ở Nam Á, ở mức 5,3%, tiếp theo là
4,6% ở các đảo Thái Bình Dương, 4,4% ở Đông Á và 2,5% ở Đông Nam Á. Phần
lớn các quốc gia ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Các trường hợp ngoại lệ, tuy
nhiên, bao gồm Cộng hòa Hồi giáo Iran (11,1%), Mông Cổ (10%) và Samoa
(14,5%). Khoảng cách giới trong tỷ lệ thất nghiệp là biên - chênh lệch 1 điểm phần
trăm hoặc ít hơn - ở khoảng một nửa số quốc gia. Tuy nhiên, ở một số quốc đảo
Thái Bình Dương, rõ ràng chênh lệch rõ ràng. Ví dụ, khoảng cách giữa nữ và nam
trong tỷ lệ thất nghiệp vượt quá hai con số ở Samoa (11 %) và Tuvalu (12%). Tỷ lệ
15
thất nghiệp của thanh niên, trái ngược với tỷ lệ chung, cho thấy một xu hướng tăng
đều đặn so với thập kỷ. Đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, ở mức
13,5%, đã hội tụ với tỷ lệ toàn cầu cho lần đầu tiên kể từ khi có các ước tính vào
năm 1991.

1.2 Tình trạng thất nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương trong đại dịch COVID
Theo một báo cáo mới của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), mức sụt giảm
thời giờ làm việc gây nên bởi cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19 đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2020
nêu rõ: vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm
trung tâm ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây nên là mức tổn
thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Ở hầu hết tất cả các nền kinh tế có
số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.

16
Theo bà Chihoko Asada Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám
đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Đại dịch COVID-19 đã
giáng một đòn mạnh vào các thị trường lao động của khu vực, và không nhiều chính
phủ trong khu vực có khả năng sẵn sàng giải quyết. Diện bao phủ an sinh xã hội
thấp và năng lực thể chế hạn chế của nhiều quốc gia khiến cho họ khó có khả năng
giúp doanh nghiệp và người lao động đứng vững trên đôi chân của mình, tình hình
này trở nên phức tạp hơn khi còn quá nhiều người lao động hiện vẫn làm việc trong
khu vực kinh tế phi chính thức. Những điểm yếu tồn tại từ thời kỳ tiền khủng hoảng

17
này đã khiến quá nhiều người phải gánh chịu nỗi đau do mất an ninh kinh tế khi đại
dịch bùng phát và gây nên tổn thất về thời giờ làm việc và việc làm.”

* Phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề

Báo cáo cho biết, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận mức sụt
giảm về thời giờ làm việc và việc làm của phụ nữ lớn hơn so với nam giới. Bên cạnh
đó, phụ nữ cũng dễ bị vào tình trạng không còn hoạt động kinh tế hơn nam giới.
Thanh niên cũng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời giờ làm việc sụt giảm và mất việc
làm. Tỷ trọng thanh niên trong toàn bộ số việc làm mất đi cao hơn trong tổng số
việc làm 3 đến 18 lần.
“Báo cáo đã cho thấy một bức tranh rõ ràng về việc thanh niên và phụ nữ bị
đẩy ra khỏi công việc như thế nào so với những lao động khác,” bà Sara Elder,
Chuyên gia Kinh tế Cao cấp thuộc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đồng thời là tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Với tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng, nhiều khả năng là thanh niên sẽ khó có thể cạnh tranh để kiếm được việc làm
mới. Kể cả khi họ có thể tìm được việc làm thì có thể công việc đó cũng không phù
hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng phải trả giá đắt và những
người đã rời khỏi lực lượng lao động có thể sẽ phải mất hàng năm trời để có thể
quay trở lại làm việc toàn thời gian.”
Do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm.
Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
trong ba quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3%
trong tổng sản phẩm quốc nội. Một hệ quả khác là sự gia tăng các mức độ người có
việc làm vẫn nghèo.
Tính về con số tuyệt đối, ước tính ban đầu mà báo cáo đưa ra là sẽ có thêm 22 đến
25 triệu người có thể rơi vào tình trạng có việc làm vẫn nghèo, khiến tổng số người
có việc làm vẫn nghèo (những người có thu nhập chưa đến 1,90 đô la Mỹ một ngày)
18
của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng lên mức 94 đến 98 triệu người vào năm
2020.
Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với
thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện
là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn
tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm
trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
Với những bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy các chính sách an sinh xã
hội và việc làm giúp duy trì việc làm và thu nhập, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng
sẽ dẫn tới các khoản đầu tư lớn hơn và lâu dài hơn trong các lĩnh vực cần thiết nhằm
tăng sức chống chịu và thúc đẩy một tương lai việc làm lấy con người làm trung
tâm".

2. Nạn thất nghiệp ở một số quốc gia ở Châu Á- Thái Bình Dương

2.1 Tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc


Một số chỉ số thống kê cho thấy tình trạng việc làm tại Trung Quốc đang ngày một
trở nên tồi tệ. Chỉ số theo dõi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được thống kê bởi
công ty tư vấn tài chính Fathom tại Anh cho thấy con số này hiện đang ở mức 12,3%, cao
hơn gấp 3 lần so với năm 2012.

19
Thống kê tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc (%)

Trong khi đó, các con số thống kê chính thức về tỷ lệ thiếu việc làm của Cục Thống
kê Trung Quốc (NBS) lại không phản ánh được thực tế trên. Tỷ lệ này luôn xoay quanh
mốc 4,1%, dường như không có những thay đổi đáng kể từ năm 2010 trở lại đây, ngay cả
trong giai đoạn nền kinh tế đang giảm tốc như hiện nay.

NBS cũng đồng thời công bố tỷ lệ không có việc làm dựa trên phương pháp thống
kê mới hơn, tuy nhiên con số này cũng giữ ở mức ổn định 5% trong suốt một thời gian dài,
cho thấy chỉ số này cũng chưa có những đổi mới định kỳ. Ngoài ra, hiện tại Trung Quốc
cũng chưa có công bố chính thức các tỷ lệ về tình trạng thiếu việc làm.

Điều này phản ánh các con số thống kê về tình trạng việc làm tại Trung Quốc đang
ngày càng trở nên thiếu độ tin cậy. Thống kê chính thức được lập sau khi thu thập thông
tin về số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp của các địa phương. Điều không ổn ở
đây chính là cách thống kê này đã không tính đến hơn 270 triệu người lao động nhập cư
trên khắp Trung Quốc vốn không đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp tại quê hương mình hay
tại nơi mình làm việc, do đó sai số của thống kê là rất lớn.

Theo các nhà phân tích của Fathom, tỷ lệ thất nghiệp cao là vấn đề nghiêm trọng
đang bị che giấu của Trung Quốc và nó cũng giúp giải thích vì sao nước này lại phải trông
chờ vào các động lực tăng trưởng cũ để phát triển kinh tế.

Trung Quốc về mặt lịch sử không xác định tỷ lệ thất nghiệp đối với những người tự
kinh doanh và các công nhân di cư. Trung Quốc có 149 triệu người tự làm chủ và 174 triệu
người đi làm thuê ở xa – những người thường từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.

Trước năm 2018, Bắc Kinh xuất bản các dữ liệu về số lượng người lao động ở thành
thị đăng ký với chính quyền khi bị mất việc. Dữ liệu của giới chức địa phương loại trừ
nhóm lao động nhập cư không sinh ra trong đô thị và do đó không được hưởng các phúc
lợi xã hội tại đó. Để được tính là thất nghiệp, các đối tượng phải trong độ tuổi từ 16 đến
59. Dữ liệu này được tách khỏi thực tế thị trường lao động tổng quát, đặc biệt là trong cuộc
20
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi hơn 20 triệu lao động nhập cư bị thất
nghiệp nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc vẫn gần như không thay đổi. Kể từ năm
2018, Trung Quốc đã sử dụng tỷ lệ thất nghiệp dựa trên điều tra hàng tháng làm chỉ dấu
chính của mình. Dữ liệu tính đến tất cả các cư dân thường xuyên ở đô thị và không tính
giới hạn tuổi phía trên.

Dựa trên điều tra xã hội thì tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 5,2% vào
tháng 12/2019 lên mức cao kỷ lục là 6,2% vào tháng 2/2020 khi đại dịch Covid-19 là nặng
nề nhất ở Trung Quốc, trước khi giảm xuống mức 5,9% vào tháng 3, theo Cục Thống kê
Quốc gia Trung Quốc. Cùng thời điểm trên, tổng lượng việc làm ở đô thị trong tháng 3 rớt
6% so với ngày 1/1/2020, tương đương với khoảng 26 triệu việc làm bị mất. Khoảng 18,3%
lực lượng lao động bị chấm dứt tuyển dụng, bị cắt giảm lương hoặc bị cho nghỉ không
lương trong quý 1 năm 2020, vẫn theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Nếu tình hình
kinh tế tại Trung Quốc còn yếu thì nhiều vị trí việc làm sẽ tiếp tục chịu áp lực trong thời
gian tới.

2.2 Tình trạng thất nghiệp ở Australia


Australia luôn được biết đến là một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao, ngày cả từ
trước khi bùng phát dịch COVID, cho đến khi COVID xuất hiện thì tỷ lệ này đạt mức cao
kỷ lục.

Số liệu từ Cơ quan thống kê Australia công bố ngày 22/6/2020 cho thấy, tỷ lệ thất
nghiệp tại Australia trong tháng Năm vừa qua lên đến 7,1%, tăng 0,7% so với tháng 6. Như
vậy từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020, Australia có thêm 835 nghìn người thất nghiệp. Số
liệu thống kê cũng cho thấy, đối tượng thất nghiệp nhiều nhất tại Australia là phụ nữ và
thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Bang Tây Australia, Queensland và Nam Australia là
những bang có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong tháng qua.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến
cho nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay. “Nền kinh tế đang bị

21
suy thoái là do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chúng ta từng có nền kinh tế vững mạnh, ổn
định và phát triển tốt. Dịch Covid-19 làm cho mọi người mất việc làm, và theo dự đoán,
Australia có thể mất tới 2 năm để quay trở lại thời điểm trước khi xảy ra đại dịch”.

Ngày 18/6/2020 Hội đồng ngành Công nghiệp Du lịch Australia cũng đã công bố
số liệu cho thấy, việc đóng cửa biên giới với các bang khiến cho Australia mất 5.000 việc
làm trong một tuần và khiến nền kinh tế nước này thiệt hại 84 triệu AUD/ngày. Các số liệu
này đang tạo sức ép lớn với hai bang chưa công bố thời điểm mở cửa biên giới tại Australia
là Tây Australia và Tasmania. Thủ tướng Scott Morrison khẳng định khi Australia đang
kiểm soát tốt dịch thì các bang cần phải mở cửa biên giới để nền kinh tế dần hồi phục và
người dân có việc làm.

2.3 Tình trạng thất nghiệp ở Malaysia


Tỷ lệ thất nghiệp của Malaysia là 3,40% vào năm 2019 theo số liệu mới nhất từ
Ngân hàng thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp Malaysia tăng 0,04% trong năm 2019 so với con số
3,36% của năm 2018.

Cục Thống kê Malaysia ngày 15/6 công bố số liệu cho biết, số lao động thất nghiệp
của nước này trong tháng 4/2020 đã tăng 48,8% so với cùng kỳ năm 2019 lên 778.800
người, tương đương 5% - mức cao nhất trong 30 năm qua. Trong khi đó, số lao động có
việc làm trong tháng 4/2020 giảm 156.400 người, tương đương 1%, khiến tổng số lao động
có việc làm ở nước này chỉ còn 14.930.000 người. Lao động thuộc ngành nghề như chế
22
tạo, dịch vụ, giải trí, làm đẹp… bị ảnh hưởng nặng nhất. Nếu so với tháng 3/2020, số lao
động có việc làm ở Malaysia trong tháng 4/2020 giảm 299.000 người, tương đương 2%.

Giáo sư kinh tế Diêu Kim Long, thuộc Đại học Sunway, cho rằng tỷ lệ thất nghiệp
trong tháng 4/2020 phù hợp với dự báo. Dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp của Malaysia trong tháng
5/2020 còn tiếp tục tăng và trước khi kinh tế Malaysia khôi phục ổn định trở lại, tỷ lệ thất
nghiệp của nước này trong vài tháng tới có thể sẽ lên tới 6%.

2.4 Tình trạng thất nghiệp ở Hàn Quốc


Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 13/1 cho thấy
số việc làm ở nước này trong tháng 12/2020 vừa qua giảm 628.000 công việc so với cùng
kỳ năm trước, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng
2/1999 - thời điểm nước này vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhà hàng và
khách sạn là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, những ngành sản xuất cũng có
tháng thứ hai liên tiếp mất hơn 100.000 công việc - một dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của
xuất khẩu hàng hóa công nghệ chưa phát huy tác dụng tạo công ăn việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 12 của Hàn Quốc tăng lên mức 4,6%, cao nhất kể từ tháng
1/2020. Trước đó, giới phân tích dự báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 12 là
4,1%, không thay đổi so với tháng 11.

Thất nghiệp tăng mạnh có thể gia tăng sức ép đòi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc
(BoK) chú trọng nhiều hơn vào vấn đề tạo công ăn việc làm khi hoạch định chính sách tiền
tệ. Theo dự báo, BoK sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục trong cuộc họp chính
sách tiền tệ diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này.

Thị trường việc làm xấu đi cũng tạo thêm áp lực buộc Chính phủ và Quốc hội nước
này phải có thêm biện pháp tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng.

23
Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã có kế hoạch phát 4,6 nghìn tỷ Won, tương
đương 4,2 tỷ USD, hỗ trợ tiền mặt cho người dân vào tháng tới, trước kỳ nghỉ đón năm
mới âm lịch.

Mất mát việc làm trong nền kinh tế Hàn Quốc phản ánh các biện pháp giãn cách xã
hội được tăng cường khi số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày ở nước này tăng vượt mốc
1.000 ca vào tháng trước. Các hàng quán phải giảm số mở cửa, quán karaoke và nhiều dịch
vụ khác phải đóng cửa để ngăn sự lây lan của virus, gây mất một lượng việc làm lớn trong
ngành dịch vụ, đặc biệt vào thời điểm mùa nghỉ lễ và mua sắm cuối năm.

So với cùng kỳ năm trước, ngành nhà hàng và khách sạn ở Hàn Quốc mất 313.000
công việc trong tháng 12, nhiều gấp đôi con số việc làm bị mất trong tháng 11. Ngành sản
xuất mất 110.000 công việc, giảm nhẹ so với mức suy giảm công việc của tháng 11, nhưng
vẫn gây nhiều lo ngại nếu xét đến sự phụ thuộc của nền kinh tế Hàn Quốc vào hoạt động
xuất khẩu và ngành sản xuất.

Ngành xây dựng là một điểm sáng hiếm hoi trên thị trường lao động Hàn Quốc, có
thêm 23.000 công việc trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là một kết
quả của việc Chính phủ nước này thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở.

Sự phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế Hàn Quốc chống chọi
với những ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, triển vọng thị trường việc làm nước này
phụ thuộc nhiều vào thành công trong việc kiểm soát làn sóng virus để các biện pháp chống

24
dịch có thể nới lỏng. Gần đây, số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc đã giảm xuống mức
khoảng 500 ca mỗi ngày.

Độ tuổi 15-29 tuổi không có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có nơi trên 10% vì người trẻ
tuổi không muốn làm việc tay chân, công việc nặng nhọc, thay vào đó họ muốn làm những
công việc làm chủ, hoặc được bố mẹ chu cấp đầy đủ nên không muốn đi làm.

Độ tuổi 30-59 tuổi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 1 phần là do có từng trải có sự chín
chắn hơn trong suy nghĩ, muốn ổn định ít thay đổi nên tỷ lệ thất nghiệp thấp.

25
(Biểu đồ thể hiện sự thất nghiệp tại Hàn Quốc qua các quý 2018-2019)

Theo số liệu được công bố của chính phủ Hàn Quốc vào ngày 15/05/2019 Hơn 1,24
triệu người thất nghiệp vào năm 2019, đây là con số cao nhất trong vòng 19 năm trở lại
đây. Một dấu hiệu rõ ràng của thị trường lao động đang bị thắt chặt, và một nền kinh tế
giảm sút lại quốc gia này.

Cụ thể, Bộ Thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea) nói rằng con số thất nghiệp hiện
nay đứng tại mức 1,245,000 người , tăng 84,000 so với năm trước và là con số cao nhất kể
từ tháng 06/1999 ( thời điểm mà các bên bắt đầu thu thập các số liệu có liên quan ) .

Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn cũng đã nhảy lên mức 4,4 % trong tháng 04/2019, tăng
0,3 % trong vòng 1 năm. Đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2010 với tỉ lệ này vào thời
điểm đó rơi vào khoảng 4,7%.
26
2.5 Tình trạng thất nghiệp ở Nhật Bản

( Ministry of internal affairs & communications)

TOKYO - Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức 2,9% trong tháng Giêng, so với
3.0% trong tháng Mười Hai, Cục Thống kê cho biết hôm thứ Ba, do chi tiêu mạnh mẽ của
chính phủ củng cố nền kinh tế trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp do coronavirus được áp
dụng kể từ đầu năm 2021.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm ổn định từ 3,1% vào tháng 10 diễn ra bất chấp tình trạng
khẩn cấp do coronavirus áp dụng vào ngày 7 tháng 1. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự
phục hồi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất
quốc gia cùng với bán lẻ - khi mọi người bắt đầu đến thăm các bệnh viện và cơ sở điều
dưỡng trong bối cảnh lo ngại về COVID-19 giảm bớt.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tăng lên mức trung bình 2,8% vào năm 2020 từ 2,4%
vào năm 2019. Tình trạng mất việc tập trung ở những người lao động không làm việc
thường xuyên và trong các doanh nghiệp giải trí và nghỉ ngơi, chẳng hạn như khách sạn và
nhà hàng. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tập trung ở nhóm tuổi từ 15 đến 24, tỷ lệ thất nghiệp là
5,8%. Takuya Hoshino, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết:

27
“Các doanh nghiệp đang tập trung vào việc bảo vệ các công việc hiện có và không có nguồn
lực để tuyển dụng mới, điều này đã gây thiệt hại cho những người tìm việc trẻ tuổi”.

Để bù đắp cú sốc do coronavirus, chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã thông
qua ba khoản ngân sách bổ sung, trị giá 72% ngân sách ban đầu cho năm tài chính kết thúc
vào tháng này. Ngoài ra, các ngân hàng chính sách đã cung cấp các khoản vay không lãi
suất cho các doanh nghiệp thiếu tiền mặt trong khi chính phủ cung cấp bảo lãnh cho các
khoản vay đó.

Trong dữ liệu được công bố riêng về tình trạng sẵn có việc làm, tỷ lệ việc làm cho
người nộp đơn là 1,10 trong tháng Giêng so với 1,06 vào tháng Mười Hai, đánh dấu mức
cao nhất trong bảy tháng. Chỉ số trên 1 cho thấy rằng có nhiều việc làm hơn những người
đang tìm việc làm. Trong cuộc khủng hoảng tín dụng 2007-2008 do sự sụp đổ của Lehman
Brothers, thước đo khả năng cung cấp việc làm đã giảm xuống mức 0,42. Tỷ lệ thất nghiệp
sau đó tăng vọt lên 5,5%.

2.6. Tình trạng thất nghiệp ở Đài Loan

(Nguồn: National Statistics, Republic of China)

28
Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa ở Đài Loan đã giảm xuống 3,73% vào
tháng 2 năm 2021 từ 3,75% trong tháng trước. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng
Hai, khi hoạt động kinh tế phục hồi trong bối cảnh lo ngại về đại dịch COVID-19 được
giảm bớt. Tuy nhiên, số người thất nghiệp tăng 8 nghìn người lên 446 nghìn người trong
khi số người có việc làm giảm 6 nghìn người xuống 11,521 triệu người. Trong khi đó, tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động vẫn ổn định ở mức 59,14%.

29
III. Tác động của thất nghiệp đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

1.1. Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát
triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy
thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư
(vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc
làm…).
Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát.
Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp và lạm phát luôn luôn
tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ
thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thất
nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ này cần được quan tâm
khi tác động vào các nhân tố kích thích phát triển- xã hội.
Đặc biệt trong năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 toàn cầu mà tỷ lệ thất
nghiệp tại khu vực này tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hơn một nửa số nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận mức
tăng trưởng GDP từ 4% trở lên trong năm 2019. Tuy nhiên, những thành tựu này đang bị
đe dọa bởi đại dịch COVID-19, với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm sút khi tình
trạng phong tỏa dẫn tới sự sụt giảm mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh và hoạt động của
người dân nói chung.
Đại dịch Covid-19 gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế, đặc biệt là tỷ
lệ thất nghiệp gia tăng. Đại dịch Covid-19 đã làm cả nền kinh tế Châu Á sụt giảm trầm
trọng với mức tăng trưởng âm, điều này cũng kéo theo toàn bộ kinh tế thế giới cũng tụt
dốc. Thậm chí nhiều nước còn mở các gói hỗ trợ "khổng lồ" chưa từng có trong lịch sử để
ngăn chặn suy thoái kinh tế.
30
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tổng thời gian làm việc đã bị cắt giảm vì 125
triệu nhân viên bị mất việc do các cửa hàng và nhà máy trên toàn Trung Quốc nói riêng và
Châu Á nói chung đã bị đóng cửa. Hay Ngân hàng đầu tư đa quốc gia và các dịch vụ tài
chính cũng đã dự đoán tỷ lệ thất nghiệp cuối năm nay tại Mỹ đến 12,6%. Tổ chức tài chính
quốc tế cũng có nhận định rằng tổng số trái phiếu mà các chính phủ đưa ra trong năm nay
vào khoảng 2,1 triệu tỷ đô la Mỹ.
Một trong những yếu tố làm cho nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương sụt giảm
nhanh là do thất nghiệp. Nạn thất nghiệp gia tăng, khủng hoảng từ các doanh nghiệp cũng
tăng lên, từ đó các mức chi tiêu vào các ngành nghề cũng sụt giảm. Đồng thời nhiều doanh
nghiệp, công ty khó khăn sẽ cắt giảm nguồn nhân lực đáng kể, các khoản đầu tư thị trường
cũng sẽ bị hoãn vô thời hạn; như vậy làm giảm tổng cầu thị trường cũng như suy giảm sự
tăng trưởng kinh tế. Chính những điều này cũng sẽ dẫn đến tổng năng suất GDP đầu người,
năng suất thu nhập đầu người, hay các doanh nghiệp/ công ty hay năng suất dựa trên quan
hệ giữa các yếu tố cũng theo đó mà sụt giảm trầm trọng.
Trên khía cạnh kinh tế vĩ mô, có thể chia ra làm hai loại chi phí liên quan đến thất
nghiệp:
+ Chi phí bằng tiền (chủ yếu là tiền từ ngân sách và các quỹ xã hội). Bảo hiểm thất nghiệp
là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ
người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.
+ Lãng phí sản phẩm xã hội do không sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của sản xuất xã
hội.
Những chi phí bằng tiền bao gồm tiền từ ngân sách Nhà nước và các quỹ của doanh
nghiệp cũng như của xã hội chi cho bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp
thôi việc cùng các chi phí xã hội khác cho chương trình chống thất nghiệp. Lãng phí này
được xác định theo định luật A.OKUN (mang tên nhà kinh tế ngời Anh), nó chỉ ra khoảng
cách giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, tức GDP có được trong điều kiện đạt mục tiêu
việc làm đầy đủ. Định luật này nói rằng: cứ 1% vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì GDP
bị giảm 2,5%.
31
1.2. Đối với một số nước Châu Á –Thái Bình Dương
1.2.1. Nhật Bản
Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi. Con số này vẫn
thấp hơn nhiều nếu đem so với các tiêu chuẩn phương Tây, nhưng nếu xét theo các tiêu
chuẩn của Nhật Bản, tình trạng thất nghiệp gia tăng đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt từ năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 thì tỷ lệ thất nghiệp ở nước này
còn gia tăng hơn và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nhật Bản. Tính tới 10/2020, tỷ lệ
thất nghiệp của Nhật bản đã tăng lên tới 3,1%, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Theo
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tổng số người thất nghiệp đã tăng lên 80.000 người.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ và
Trung Quốc đã giảm 3,4% trong quý I/2020. Theo số liệu thống kê, GDP của Nhật Bản
cũng đã giảm 7,3% trong quý IV/2019 do hoạt động tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng bởi
chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% từ 1/10/2019. Đây cũng được coi
là mức giảm lớn nhất kể từ quý II/2014 khi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế của
chính phủ Nhật Bản vào tháng 4/2014.
Như vậy, cùng với việc Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý IV/2019, nền kinh tế
Nhật Bản đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kể từ năm 2015.
4/2020: Chính phủ công bố gói kinh tế mới thứ 3 để kích thích nền kinh tế. Tổng
quy mô của gói thầu là 117 nghìn tỷ yên (1,1 nghìn tỷ USD) và tương đương 22% GDP
của đất nước. Khoảng 3/4 ngân sách được phân bổ cho việc làm và hỗ trợ kinh doanh, phần
còn lại được phân bổ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, chiến dịch xúc tiến tiêu dùng và
đầu tư công.
5/2020: Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế bổ sung. Tổng quy mô
của gói thầu là 117 nghìn tỷ yên (cùng quy mô với gói kinh tế mới nổi thứ 3). Các biện
pháp chính bao gồm thiết lập các lợi ích hỗ trợ phí thuê nhà cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và cung cấp khoản vay phụ cho các công ty lớn.

32
Tại Nhật Bản, trợ cấp thất nghiệp được giới hạn ở mức 50-80% tiền lương trước đó
đối với những người từng là nhân viên chính thức.

1.2.2. Hàn Quốc


Hàn Quốc là một trong số những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương và kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi vấn đề này. Trong bối cảnh thị trường
lao động chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự sụt giảm kinh tế, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc thất
nghiệp trong tháng 8 vừa qua tăng lên mức cao nhất trong 18 năm. Điều này đang đặt ra
cho tân chính phủ ở xứ Kim chi những thách thức không nhỏ.
Theo bản báo cáo vừa được nhà chức trách Hàn Quốc thì tỷ lệ thất nghiệp trong
thanh niên từ 15 đến 29 tuổi tăng lên 9,4%, mức cao nhất kể từ tháng 8-1999 khi cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á tác động tới nền kinh tế Hàn Quốc. Trong khi đó, tăng
trưởng việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm rưỡi qua, phản ánh điều kiện thị
trường lao động khó khăn. Các ngành dịch vụ, trong đó có lĩnh vực du lịch bị tác động
nặng nề nhất do lượng du khách Trung Quốc đến Hàn Quốc tiếp tục giảm. Khu vực tiêu
dùng tư nhân vẫn chưa phục hồi hoàn toàn khiến các công ty tuyển dụng ít hơn. Con số
việc làm trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản cũng giảm do chính phủ công bố một
loạt biện pháp giám sát đầu cơ.
Trước tình trạng thất nghiệp ngày càng có chiều hướng tiêu cực, ngay từ khi nhậm
chức hồi đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Moon Jae-in đã đặt ra những ưu tiên cho vấn đề
việc làm. Cuối tháng 7, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua ngân sách bổ sung 11.200 tỷ won
(10 tỷ USD) để cải thiện thị trường lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
những chính sách này chưa thật sự phát huy hiệu quả. Các nhà phân tích cho rằng, trong
thời gian tới, Hàn Quốc cần nhiều hơn nữa những liệu pháp đủ mạnh để tái cơ cấu nền kinh
tế, nhờ đó mới có thể tìm lại động lực cho tăng trưởng bền vững.
Trợ cấp thất nghiệp của Hàn Quốc đạt mức cao nhất vào tháng 6/2020 là 1,1 nghìn
tỷ won (tăng 62,9% so với 428,7 tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái). Trợ cấp thất nghiệp
của Hàn Quốc đã tăng lên hàng tháng kể từ tháng 2 sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
33
Vào tháng 6, 106.000 đơn đăng ký trợ cấp mới đã được gửi, tăng 39.5% so với cùng kỳ
năm ngoái. Số lượng người nhận cũng đạt mức cao kỷ lục 711.000 người.

1.2.3. Trung Quốc


Sau đại dịch Covid 19 tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng, gây
tổn thất nặng nề về nền kinh tế của Trung Quốc. Thành tựu tiến bộ xã hội ở Trung Quốc
sau nhiều năm thực hiện giờ có nguy cơ tan thành mây khói khi nước này phải vật lộn với
hậu quả của đại dịch Covid-19. Đại họa này đã giáng mạnh vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới và gây ra mức độ thất nghiệp cao kỷ lục.
Trên khắp đất nước Trung Quốc không khó để bắt gặp cảnh tượng đóng cửa các cửa
hàng, nhà hàng gần các trường đại học do sinh viên vẫn chưa quay trở lại trường lớp. Tại
một số trung tâm sản xuất, công nhân di cư vẫn đang đợi nhà máy mở cửa trở lại. Thời hạn
nối lại hoạt động sản xuất cứ kéo dài mãi do nhu cầu trên thế giới suy giảm.

34
Tháng 3/2020, Trung Quốc đã mở gói cứu trợ 550 tỷ Nhân dân tệ nhằm khắc phục
hậu quả của Covid 19.
Dù Trung Quốc đã tái khởi động các động lực kinh tế của mình sau nhiều tháng
phong tỏa phòng chống dịch bệnh, một số khu vực của nền kinh tế nước này vẫn gặp phải
khó khăn trong việc phục hồi.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, thị trường lao động Trung Quốc đối mặt với áp
lực trên nhiều mặt trận. Nền kinh tế nước này trong quý 1 năm 2020 đã bị suy giảm lần đầu
tiên trong hơn 40 năm qua.
Khi thị trường việc làm của Trung Quốc bị thu hẹp thì các mục tiêu phát triển xã
hội của nước này, bao gồm việc tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người trong một thập kỷ
qua cho tới nay (2020) và việc xóa đói giảm nghèo trở nên khó khăn hơn nhiều.
Tình hình thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ nặng nề thêm khi năm nay nước này sẽ có
8,7 triệu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và kinh tế sẽ còn khó khăn hơn
nữa nếu không giải quyết được tình trạng thất nghiệp này.
Tuy nhiên thì mức trợ cấp thất nghiệp của Trung Quốc chỉ ở mức tối thiểu. Chỉ có
2,3 triệu người Trung Quốc nhận được trợ cấp trong quý I, theo số liệu chính thức. Một
con số hết sức thấp, cho dù số lượng người thất nghiệp rất lớn. Và dù được trợ cấp, số tiền
này không thấm vào đâu so với thu nhập bị mất đi, vì được tính theo lương tối thiểu, vốn
không tăng bao nhiêu kể từ năm 1994.
Theo Nicholas R.Lardy và Tianlei Huang, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson
(PIIE): Trợ cấp trong quý I/2020 là 1.350 nhân dân tệ (190 euro) cho mỗi người thất nghiệp
trong một tháng, chỉ bằng 20 đến 30% lương trung bình của các công ty công và tư ở thành
thị.

1.2.4. Đài Loan


Đài Loan cũng là một nước chịu ảnh hưởng kinh tế bởi tình trạng thất nghiệp, đặc
biệt từ sau đại dịch Covid 19 toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Đài Loan suy giảm rõ rệt.

35
Theo điều tra thống kê tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu do COVID-19 đã khiến cho tỷ
lệ thất nghiệp tăng nhảy vọt và tăng trưởng kinh tế Đài Loan suy giảm .tỷ lệ thất nghiệp ở
Đài Loan là 13%, so với mức trung bình là 4,31% ở Đài Loan nói chung.Thất nghiệp ở độ
tuổi thanh thiếu niên tăng cao làm cho các ngành sản xuất suy giảm, lượng tiêu dùng giảm
đi rõ rệt qua các năm, các ngành dịch vụ du lịch... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt
trước tình hình giá dầu thô và các sản phẩm liên quan giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của Đài Loan cũng đang đứng trước áp lực giảm phát ở mức dự báo 0,32% trong
năm 2020. Tình trạng giảm phát này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình đầu tư
cũng như triển vọng tăng trưởng tương lai của Đài Loan.

2. Tác động của thất nghiệp đến xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Trước tình hình tỷ lệ thất nghiệp gia tăng như vậy thì không những ảnh hưởng đến
nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến xã hội của các nước. Người
lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân
người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại
để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến
trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể
nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã
hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc.
Việc thất nghiệp có liên quan đến các vấn đề như sức khoẻ tâm lý và thể chất, tăng
tỷ lệ tử vong, và góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tâm lý gia đình. So với những
người lao động có việc làm ổn định, những người bị mất việc làm có sức khỏe tâm thần
kém hơn đáng kể, sự hài lòng trong cuộc sống thấp hơn, ít hài lòng về hôn nhân hoặc gia
đình và sức khỏe thể chất chủ quan kém hơn.8 Một nghiên cứu củng cố thêm rằng thất
nghiệp có liên quan tới trầm cảm, lo lắng, triệu chứng tâm lý, hạnh phúc cá nhân thấp và

8
Sức khỏe tâm lý và thể chất trong thời gian thất nghiệp - McKee-Ryan, Song, Wanberg và Kinicki, 2005
36
lòng tự trọng kém. Người lao động thất nghiệp có khả năng cao gấp đôi gặp các vấn đề tâm
lý so với các những người có việc làm.9
Thất nghiệp có thể góp phần làm giảm tuổi thọ. Một nghiên cứu được theo dõi trong
những năm 1970 và 1980 đã chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong trong năm sau khi chuyển việc cao
hơn từ 50% đến 100% so với dự kiến và con số này giảm dần theo thời gian. 10
Ngay cả
sau khi sức khỏe ổn định, người lao động thất nghiệp cũng có báo cáo sức khỏe kém hơn
đáng kể và có nhiều các triệu chứng trầm cảm hơn so với những người vẫn làm việc ổn
định.11 Công việc được trả lương thấp thường cung cấp cơ hội tối thiểu để sử dụng các kỹ
năng của một người và đi kèm với một loạt các kết quả tiêu cực. Thất nghiệp có liên quan
đến giảm lòng tự trọng, tăng sử dụng rượu và tỷ lệ trầm cảm tăng cao, cũng như nhẹ cân ở
trẻ sơ sinh sinh ra từ phụ nữ thiếu việc làm.12
Thất nghiệp góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tâm lý gia đình. Một nghiên
cứu chỉ ra rằng những người đàn ông trải qua thất nghiệp thường đáng kể trở nên cáu kỉnh,
căng thẳng và dễ nổi cáu hơn. Trẻ em thường phải chịu đựng khi những người cha này sẽ
luôn căng thẳng và tùy tiện hơn trong việc nuôi dạy con cái của chúng.13 Triệu chứng trầm
cảm tăng cao cũng đã được tìm thấy ở những bà mẹ đơn thân thất nghiệp, và những bà mẹ
bị trầm cảm thường xuyên trừng phạt con cái của họ. Điều này dẫn tới trẻ em vị thành niên
thường xuyên bị trừng phạt và và tăng các triệu chứng trầm cảm của chính chúng.
Thất nghiệp thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quyết định về hôn nhân và ly hôn.
Đàn ông thất nghiệp hoặc nghèo ít có khả năng kết hôn và có nhiều khả năng ly hôn hơn
những người đàn ông có việc làm hoặc những người ổn định hơn về kinh tế.
Tác động của thất nghiệp vượt ra ngoài các cá nhân và gia đình đối với cộng đồng và khu
phố. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao đi đôi với nhau và đặc điểm của các khu dân cư

9
Thất nghiệp làm suy giảm sức khỏe tâm thần: Phân tích tổng hợp - Paul và Moser (2009)
10
Di chuyển công việc và tỷ lệ tử vong: Sullivan & von Wachter, 2009
11
Hướng tới một tương lai tốt hơn về ảnh hưởng của việc mất việc làm đối với sức khỏe - Burgard, Brand, & House,
2007
12
Chi phí xã hội của thiếu việc làm; Nhà xuất bản Đại học Cambridge. Dooley, D., & Prause, J. (2004)
13
Chênh lệch tuổi tác trong nỗ lực của người lao động để đối phó với khủng hoảng kinh tế. - Rook, K., Dooley, D.,
& Catalano, R. (1991)
37
nghèo phản ánh chính xác tác động của thất nghiệp. Nhà ở không đầy đủ và chất lượng
thấp, trường học thiếu thốn, ít hoạt động giải trí, hạn chế tiếp cận dịch vụ và giao thông
công cộng, cơ hội việc làm hạn chế (tất cả các đặc điểm của các khu dân cư nghèo) góp
phần khiến mọi người trở lại làm việc trở nên khó khăn hơn.
Mạng lưới nghề nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Các đồng nghiệp không bị mất việc có
thể lo lắng rằng họ cũng sẽ sớm bị sa thải và phải làm khối lượng công việc nặng nề hơn.
Vì bây giờ họ phải đảm nhận công việc cũ của đồng nghiệp cũ của họ. Những người đó có
thể trải nghiệm các trải nghiệm tâm lý và cảm xúc tương đương với những người lao động
mất việc.14
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công,
biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát
sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động
đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm
chí dẫn đến biến động về chính trị. Thất nghiệp làm gia tăng các tệ nạn xã hội, đảo lộn trật
tự xã hội ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân các nước cũng như tạo áp lực đối
với nhà nước. Khi thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm, nhà nước phải có các chính sách hỗ
trợ cuộc sống của người dân, tạo công ăn việc làm và chế độ phúc lợi cũng phải gia tăng.
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất liên quan tới vấn đề thất nghiệp có thể được
kể đến như sau:
+ Đầu tiên là thanh niên – những người vốn đã luôn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp
và thiếu việc làm cao hơn – giờ đây trở nên dễ bị tổn thương hơn với sự sụt giảm
cầu lao động, như trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây. Những người lao động
cao tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương. Sau dịch
MERS bùng phát, người ta thấy rằng những người lao động lớn tuổi dễ bị thất nghiệp và

14
Chi phí nhân sự của việc thu giảm quy mô tổ chức - Kivimäki, M., Vahtera, J., Elovainio, M., Pentti, J., &
Virtanen, M. (2003)
38
thiếu việc làm, cũng như bị giảm giờ làm nhiều hơn so những người trong độ tuổi lao động
vàng15
+ Tiếp theo là những người có bệnh lý nền và những người cao tuổi. Đây là nhóm
người khó có thể trạng tốt để hoạt động đa phần các ngành nghề lao động. Có thể kể tới
những trường hợp cá nhân có tuổi chưa cao vẫn được nhận vào những công việc như bảo
vệ hoặc trông xe. Tuy nhiên vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhu cầu di chuyển suy
giảm hoặc hạn chế thì nhu cầu tuyển dụng lao động thuộc nhóm ngành nghề trên cũng suy
giảm. Và điều tất yếu là những cá nhân đó sẽ rất khó ứng tuyển cho công việc khác. Và
đây khiến họ trở thành một trong những nhóm người dễ chịu tổn thương nhất.
+ Tiếp theo là lực lượng lao động nữ giới. Hiện nay, hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong
độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Nhưng con số này ở cấp độ toàn cầu là
47,2%, và tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%. Tuy nhiên
chúng ta không nên nhầm lẫn việc phụ nữ tham gia tích cực vào lực lượng lao động tương
đồng với việc phụ nữ được hưởng cơ hội lao động bình đẳng. Xét về nhiều khía cạnh có
thể kể đến như chăm sóc gia đình, sinh con, chăm sóc con cái mà chất lượng việc làm của
nữ giới trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng sẽ thấp hơn
nam giới.
Theo bà Valentina Barcucci, chuyên gia Kinh tế Lao động của ILO Việt Nam, tác
giả chính của nghiên cứu: “Trước đại dịch Covid-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận
việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của
nam giới”. Lao động nữ chiếm đa số trong những việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt là
công việc gia đình. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp. Phụ nữ
chiếm gần một nửa LLLĐ, nhưng chỉ đảm nhận chưa đến 1/4 vị trí lãnh đạo, quản lý chung.
Việc bùng nổ đại dịch Covid 19 đã khiến tổng số thời giờ làm việc sụt giảm đáng
kể và phụ nữ là đối tượng chịu tổn thất nặng nề nhất.

15
Ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường lao động: xác định nạn nhân của Hội chứng hô hấp tại thị trường lao
động Hàn Quốc - Int J Equity Health. 2016; 15: 196. Lee, A. and J. Cho 2016
39
Tuy nhiên riêng với nhóm ngành dịch vụ và chăm sóc y tế thì đây là một cơ hội để
lực lượng lao động nữ giới tiếp tục việc làm.
+ Nhóm người tiếp theo dễ bị tổn thương là lực lượng lao động không được bảo vệ,
bao gồm lao động tự làm, lao động làm việc không thường xuyên và làm những công việc
tạm thời. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì nhóm lực lượng lao động không thường xuyên
sẽ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên. Đây là nhóm công việc ít có sự đảm bảo về
quyền lợi. Tiếp theo họ cũng khó tiếp cận được với cơ chế nghỉ phép hoặc nghỉ ốm, và ít
được bảo vệ bởi các cơ chế an sinh bảo hiểm xã hội thông thường.
+ Lực lượng lao động di cư đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng Covid 19. Điều
này sẽ hạn chế cả khả năng tiếp cận nơi làm việc của họ ở các quốc gia tiếp nhận và khả
năng trở về với gia đình.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh
hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế- xã hội.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng
một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải
luôn luôn coi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

40
IV. Nguyên nhân thất nghiệp ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
1. Nguyên nhân chủ quan của nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương

1.1. Trình độ học vấn


Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tồn tại các quốc gia phát triển vươn lên vị trí
dẫn đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Nhưng bên cạnh đó vẫn có các
quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Lào, Campuchia, Đông Timor, Việt
Nam…vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó là vấn đề phổ cập giáo dục. Khi công cuộc
hiện đại hóa đang được tiến hành sôi nổi trên trường quốc tế, sự phát triển của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi thị trường lao động. Đồng nghĩa với
đó, trình độ học vấn cũng như các kỹ năng về khoa học, kĩ thuật của người lao động cũng
phải được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Có thể lấy ví dụ như
Việt Nam, hiện nay đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ thất
nghiệp giữa thành thị và nông thôn vẫn có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao chủ
yếu ở nông thôn do cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn của người lao động nông thôn không
thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

1.2. Không tìm được nghề nghiệp phù hợp


Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở tầng lớp thanh thiếu niên, đặc biệt là những người vừa mới
bước vào thị trường lao động, chưa thể định hướng được công việc sẽ làm. Vấn đề thất
nghiệp của sinh viên xuất hiện ở tất cả các nước phát triển hoặc đang phát triển. Mặc dù có
việc nhưng do không phù hợp với bản thân, hoặc do mức lương thấp hơn so với năng lực
và mong muốn của bản thân. Những người có năng lực, kinh nghiệm, nhưng phải làm
những công việc chân tay, lương ít. Hoặc ngược lại, những người có trình độ thấp nhưng
vẫn mong muốn tìm các công việc văn phòng, lương cao. Những người này họ không tìm

41
được công việc phù hợp, khiến họ chấp nhận không đi làm và ở nhà chờ đợi một công việc
phù hợp, hoặc làm những công việc tạm thời.

1.3. Thế hệ NEET


NEET là một từ viết tắt đó là viết tắt của “Not in Education, Employment or
Training”(Không tham gia Học tập, Việc làm hoặc Đào tạo). Thuật ngữ này có nguồn gốc
từ phương Tây, nhưng ngày nay phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc. Những người này họ
không thể tìm việc làm, hoặc không tin là sẽ tìm được việc làm, vậy là trở thành một NEET .
Họ là đôi khi những người không chấp nhận các chuẩn mực xã hội. Lý tưởng cơ bản ở
Nhật Bản là tìm được việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp, hoặc đi vào các ngành
nghề truyền thống có thể dẫn đến mục tiêu hình thành từ ý thức hệ của Nhật Bản.16

Những người thuộc thế hệ NEET này thường có độ tuổi từ 15-34, chưa lập gia đình,
chủ động hay bị động từ bỏ cơ hội việc làm, sống dựa vào gia đình hay người yêu. Có nhiều
NEET dù đã 30 tuổi đầu mà vẫn còn sợ đủ thứ, như không dám ra đường ban đêm, sợ gặp
người lạ, sợ yêu đương, không biết rút tiền từ máy ATM, không biết cả vấn đề nóng hổi
như vay tiền mua nhà, mua xe... Giới NEET là những người dễ rơi vào con đường nghiện
ngập, bạo lực, phạm tội... Ngoài ra thanh niên không làm việc, sống dựa vào cha mẹ rất dễ
dẫn đến xung đột với chế độ dưỡng lão vẫn còn hạn hẹp của Trung Quốc, Nhật Bản, là một
sự lãng phí nguồn nhân lực lớn.

2. Nguyên nhân khách quan của nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc làm chủ yếu là do nền kinh tế toàn
cầu. Những yếu tố tác động đến nền kinh tế, phương thức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới
người lao động. Trong giai đoạn gần đây, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đã tác động
lớn tới nền kinh tế của các quốc gia khu vực châu Á- Thái Bình Dương, dẫn tới tỷ lệ thất

16
“Giới thất nghiệp mới, hệ quả của thời con một ở Trung Quốc”- Career Builer, truy cập ngày 14/4/2021
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/gioi-that-nghiep-moi-he-qua-cua-thoi-con-mot-o-trung-
quoc.35A4EBB1.html?fbclid=IwAR1afeotgwSAKfC_-2nqeVQoJ-efPun32DgEWUdluYGKocbXQlWQBy9VLkc

42
nghiệp ngày càng cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của phương thức sản xuất như máy móc
hiện đại đã dần dần thay thế con người. Vấn đề thất nghiệp là một trong những vấn đề đang
được quan tâm hàng đầu của các quốc gia châu Á- Thái Bình Dương.

2.1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19


Đại dịch Covid 19 đã gây nên sự gián đoạn lớn đối với nền kinh tế và thị trường lao động,
dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại châu Á- Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, vấn đề việc làm của thanh niên ở khu vực châu Á- Thái
Bình Dương đang bị thách thức nghiêm trọng do đại dịch Covid 19 gây ra. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên đã tăng lên tại 6 trên 9 nền kinh tế bao gồm Australia, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia và Việt Nam cũng như Hồng Kông, Trung Quốc. “Những thách thức trong thời
kỳ khủng hoảng đã tăng lên bội phần do đại dịch Covid 19. Nếu không được quan tâm
thích đáng, chúng tôi sợ rằng khủng hoảng này có nguy cơ tạo nên một “thế hệ bị phong
tỏa”, họ sẽ phải gánh chịu hệ quả gây nên bởi cuộc khủng hoảng này nhiều năm sau nữa”-
17
Theo bà Sara Elder, Trưởng bộ phận Phân tích Kinh tế và Xã hội khu vực ILO. Vì kinh
tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp còn phải đóng cửa
hoàn toàn do cắt giảm sản xuất. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cũng bị cắt giảm khiến nhiều
người bị mất việc, ước tính mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. (Theo
Báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội châu Á- Thái Bình Dương năm 2020”). Khi việc
tạo ra việc làm bị sụp đổ, ILO giải thích rằng hàng triệu người bị đẩy ra khỏi hoạt động
kinh tế hoặc bị thất nghiệp, lý do chính khiến người lao động mất giờ làm việc. Theo báo
cáo, tỷ lệ thất nghiệp chung ở các nước châu Á- Thái Bình Dương năm nay dự kiến sẽ tăng
cao từ 5,2% lên 5,7% so với năm ngoái. 18

17
Báo cáo của ILO- ADB: Khủng hoảng việc làm đối với thanh niên do đại dịch Covid 19 tại châu Á- Thái Bình
Dương- Tổ chức Lao động quốc tế ILO. Truy cập ngày 13/4/2021
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_753048/lang--
vi/index.htm?fbclid=IwAR0S046llKjCHHdZZQ6b2D6AZ-ge1nqIu8I8T6VLlOiowcwPChNEQOUEqGQ

18
“Châu Á- Thái Bình Dương mất 81 triệu việc làm trong năm nay”- Tin tức lao động Hàn Quốc, truy cập ngày
14/4/2021
43
- Hàn Quốc

Hàn Quốc mất nhiều việc làm nhất trong 2 thập kỷ và tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng lên
cao nhất trong 10 năm vì làn sóng Covid 19 khiến các doanh nghiệp phải sa thải hàng loạt.
Tính đến nay, Hàn Quốc đã 4 lần ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng cao theo năm, gồm khủng
hoảng dầu mỏ 1984, khủng hoảng tiền tệ châu Á 1998, khủng hoảng thẻ tín dụng 2003 và
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. 19

Mất mát việc làm trong nền kinh tế Hàn Quốc phản ánh các biện pháp giãn cách xã hội tại
đây được tăng cường khi số ca nhiễm Covid tăng mạnh. Các hàng quán, quán karaoke và
nhiều dịch vụ khác phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của Covid đã gây mất một lượng
lớn việc làm trong ngành dịch vụ, đặc biệt là nghỉ lễ và cuối năm. “Không có những bữa
tiệc cuối năm, không có chi tiêu mua sắm mạnh mẽ và người lao động trong ngành dịch vụ
bị mất việc”- Theo chuyên gia kinh tế An Young- jin thuộc SK Securities. Nền kinh tế Hàn
Quốc phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và ngành sản xuất. Sự ảnh hưởng của Covid
19 đã khiến sản xuất bị suy giảm và nhân công bị cắt giảm. Theo giáo sư kinh tế Sung Tae-
yoon thuộc đại học Yonsei “Ngành sản xuất đã chịu áp lực do chi phí lao động gia tăng từ
trước khi có Covid- 19 và đại dịch khiến ngành này càng khó khăn hơn. Phục hồi xuất khẩu
chưa chắc đã giúp tăng số việc làm trong lĩnh vực công nghệ”

- Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid 19 và những ảnh hưởng
mà đại dịch để lại là vô cùng nặng nề. Tác động kinh tế của các biện pháp phong tỏa trên
thế giới là rất lớn và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Theo ước tính, có tới 70 triệu

https://www.labortoday.co.kr/news/articleView.html?idxno=200380&fbclid=IwAR0r_ZJqFl_ei3GCOIn4FFHnFWq
tgIwPZ97DsjEiC7JkN7RfhW72UFu5n54

19
“Số người có việc làm tại Hàn Quốc giảm kỉ lục trong hơn 20 năm qua”- Theo KBS World, truy cập ngày
14/4/2021
https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=business&id=&board_seq=397289

44
người tại Trung Quốc thất nghiệp. 20Đại dịch Covid 19 đã khiến nhiều cửa hàng phải đóng
cửa ngừng kinh doanh, các nhà hàng phải đóng cửa vì lệnh phong tỏa, các nhà máy đều cắt
giảm sản xuất vì nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm mạnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải
đóng cửa hoặc sa thải nhân viên. Thị trường lao động ngày càng ảm đạm.

“Do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ- Trung, áp lực đối với kinh tế Trung Quốc đã gia
tăng đáng kể, tình hình thất nghiệp mỗi lúc một xấu đi khi đại dịch Corona bùng nổ, việc
giữ ổn định thị trường lao động đã khó lại càng khó khăn hơn”- Theo hai nhà kinh tế Trung
Quốc Ouyang jun và Qin Fang.

- Nhật Bản

Cũng là một trong những nước có số ca nhiễm Covid 19 nhiều ở châu Á- Thái Bình
Dương, Nhật Bản cũng phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng. Nền kinh tế
bị suy giảm trầm trọng, lượng tiêu dùng của người dân giảm, xuất khẩu cũng trì trệ.
Chính vì vậy, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất, người lao động mất việc, tình trạng
thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Cùng với đó là lệnh phong tỏa, nhiều cửa hàng phải
đóng cửa để phòng dịch khiến lao động cũng rơi vào tình trạng mất việc làm. Theo Văn
phòng nội các Nhật Bản cho biết, tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 của nước này đã tăng lên
ở mức cao kỷ lục trong 11 năm do ảnh hưởng của Covid 19

2.2. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật


Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0, nhiều phương thức
sản xuất mới ra đời như trí tuệ nhân tạo, máy móc hiện đại,… tạo điều kiện thuận lợi phát
triển sản xuất. Vì vậy, vị trí của người lao động đang ngày càng bị đe dọa. Trong cuộc cách
mạng này, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đều bị tác động, đặc biệt là đối với

20
“Quả bom nổ chậm tại Trung Quốc: 70 triệu người thất nghiệp”- theo RFI (Đài phát thanh quốc tế Pháp), truy cập
ngày 14/4/2021
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200615-qu%E1%BA%A3-bom-n%E1%BB%95-
ch%E1%BA%ADm-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-70-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-
th%E1%BA%A5t-nghi%E1%BB%87p

45
lĩnh vực lao động và việc làm. Cách mạng 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới
trong các lĩnh vực như sản xuất trí tuệ nhân tạo, chế tạo rô-bốt, phát triển mạnh internet,
công nghệ sinh học,…Các robot được sử dụng nhiều trong sản xuất, thậm chí cả nông
nghiệp cho đến chăm sóc người bệnh. Có những kỹ năng trước đây chỉ có ở con người sở
hữu thì bây giờ máy móc có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ. Chính vì vậy, việc áp
dụng công nghệ hiện đại và cắt giảm lao động trong khu vực quốc doanh làm nhu cầu lao
động cũng giảm theo. Đây cũng là lý do mà từ trước Covid 19, mặc dù kinh tế tăng trưởng
nhưng khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp vẫn
trầm trọng.

Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia đi đầu tại châu Á trong việc triển khai
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy mô hình tăng trưởng mới dựa trên sự sáng
tạo. Nhưng đây cũng là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp ở lứa tuổi thanh niên lên tới 10%, và
con số kỷ lục 1 triệu người trẻ tuổi thất nghiệp trong năm 2017. Để đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế, Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng thêm hàng ngàn nhà máy thông minh, nơi các
công nghệ tự động được tối ưu hóa. Đây lại là một mối lo mới - robot sẽ lấy mất việc làm
của con người.21

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, sau Pháp và đứng trước Italia. Nằm
trong khu vực Nam Á phát triển nhanh nhất toàn cầu, quốc gia này đang nắm nhiều lợi thế
để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Đặc biệt là có sự phát triển khoa học
công nghệ vượt bậc. Dự kiến đến năm 2024, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc
gia đông dân nhất thế giới. Trên thực tế, Ấn Độ là đất nước có dân số hàng đầu, nhưng lại
không tận dụng được lợi thế này. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), hơn 30% dân số trẻ ở quốc gia Nam Á này thuộc nhóm đối tượng “ba không”:

21
The Fourth Industrial Revolution and the Future of Work (Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tương lai của
công việc)- Korea The Fourth Industrial Revolution, truy cập ngày 15/4/2021
https://asiafoundation.org/wp-content/uploads/2021/01/Korea_The-Fourth-Industrial-Revolution-and-the-Future-of-
Work_EN.pdf

46
không việc làm, không giáo dục và không được đào tạo. Cùng với đó, sự phát triển khoa
học đã dần thay thế vị trí của người lao động.

Có thể nói, cứ mỗi lần thế giới bước sang một cuộc cách mạng công nghiệp mới,
người lao động lại gặp phải rất nhiều thách thức. Ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ
robot, trí tuệ nhân tạo... người lao động tại bất cứ đâu cũng sẽ phải trang bị những kỹ năng
để làm chủ các công nghệ thông minh này.

2.3. Chính sách của chính phủ


Trước tình trạng thất nghiệp đang diễn ra do những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh,
chính phủ các nước có tỷ lệ thất nghiệp vào vẫn chưa có những biện pháp thích hợp để ổn
định thị trường lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Sự không can thiệp được
trước sự thay đổi chính sách tiền lương của các doanh nghiệp, thời gian lao động ảnh hưởng
đến người lao động cũng là lý do buộc người lao động phải nghỉ việc. Việc trợ cấp xã hội
ở mức cao cũng dẫn đến người lao động không làm việc nhưng vẫn nhận được mức trợ
cấp. Từ đó dẫn đến tâm lý ỷ lại, không tìm kiếm việc làm.

Thất nghiệp tại Trung Quốc gia tăng chủ yếu do nước này đang trong giai đoạn quan trọng
của tiến trình cải cách mô hình kinh tế, hướng vào tiêu dùng nội địa thay vì thị trường xuất
khẩu đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc cũng tập
trung cắt giảm công suất dư thừa trong các ngành sản xuất, nhất là ngành thép và ngành
than

Chính sách thương mại căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có tác động xấu đến việc
làm của người lao động. Việc làm giảm sút đang là một vấn đề đối với Hàn Quốc. Chiến
tranh thương mại Trung – Mỹ cũng gây ra những vấn đề việc làm về phía Trung Quốc.

47
V. Giải pháp giải quyết nạn thất nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương
1. Giải pháp chung cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng COVID-19, những người trẻ tuổi phải đối
mặt với con đường đầy thử thách phía trước khi họ cố gắng chuyển đổi vào thế giới của
công việc. Một cách tiếp cận toàn diện để hỗ trợ việc làm cho thanh niên có thể bao gồm
một một loạt các chương trình thị trường lao động tích cực nhắm vào thanh niên, bao
gồm cả hỗ trợ thanh niên doanh nhân, việc thực hiện đòi hỏi các thể chế thị trường lao
động hiệu quả

Trước tiên là việc khuyến nghị tăng cường đầu tư vào các tổ chức làm việc , nhằm
mục đích củng cố và hồi sinh chúng như những thành phần cốt lõi của tương lai tươi sáng
hơn của công việc. Cụ thể hơn, nó hướng tới sự cần thiết phải tôn trọng các quyền cơ bản
tại nơi làm việc và đảm bảo mức lương tối thiểu, theo luật định hoặc thương lượng, giới
hạn tối đa về thời gian làm việc và bảo vệ an toàn và sức khỏe trong công việc. Đáp ứng
nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ khủng hoảng phụ
thuộc phần lớn vào các thể chế thị trường lao động hiện có và dựa trên các chính sách
việc làm và hệ thống bảo trợ xã hội có thể được mở rộng và nhân rộng. Các chính phủ
nghiêm túc về việc đảo ngược các xu hướng như vậy và thúc đẩy sự phân bổ rộng rãi hơn
các lợi ích của tăng trưởng trong quá trình phục hồi sẽ giúp củng cố hỗ trợ của hệ thống
thương lượng tập thể của họ.

Dịch vụ việc làm công là trọng tâm trong việc thực hiện các chính sách thị trường
lao động tích cực để hỗ trợ người tìm việc, người lao động và người sử dụng lao động
trong thời kỳ khủng hoảng (ILO 2020a). Nhưng những dịch vụ như vậy là thường bị
thiếu vốn ở các nền kinh tế đang phát triển, cản trở hiệu quả của chúng để đối phó với
quy mô dịch vụ cần thiết trong những thời điểm đặc biệt này. Là công cụ quan trọng hàng
đầu, các chính phủ được kêu gọi tăng đáng kể đầu tư của họ vào các dịch vụ việc làm
công, bao gồm sự phát triển của các dịch vụ kỹ thuật số, để chúng không gặp khó khăn
trong việc đáp ứng nhu cầu trong thời gian kinh tế khó khăn.
48
Trụ cột phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, với
khuyến nghị tăng cường đầu tư vào các công việc ổn định và bền vững . Những khoản
đầu tư như vậy, bao gồm cả trong nền kinh tế nông thôn cũng như trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số, được coi là chìa khóa để thúc đẩy các mục tiêu phát triển
đồng thời tạo ra một số lượng lớn việc làm và cơ hội cho các cá nhân cũng như các doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Trụ cột cũng bao gồm mục đích thúc đẩy hơn nữa quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế phi chính thức sang nền kinh tế chính thức và xác định các
chính sách và biện pháp ứng phó với những thách thức và cơ hội trong thế giới việc làm
liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số của công việc, bao gồm cả công việc nền tảng. Liên
kết với trụ cột này là:

Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cần có các nền kinh tế tham gia vào các
hoạt động sản xuất để phân tích rủi ro và cơ hội mà các mô hình sản xuất và tiêu dùng
mới có thể đại diện. Mới Sáng kiến Hành động Khí hậu cho Việc làm được thành lập
nhằm mục đích giữ cho môi trường bền vững trong các mục tiêu chính của các con
đường kinh tế bao trùm trong tương lai.

2. Giải pháp cho một số quốc gia Châu Á

2.1. . Giải pháp của Hàn Quốc


Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn 1 năm đã làm trầm trọng hơn tình trạng khan hiếm việc
làm tại Hàn Quốc. Gần 1 triệu lao động mất việc chỉ trong tháng 1. Theo Nikkei Asia
review, đây là cuộc khủng hoảng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết chính quyền của ông sẽ thực hiện mọi
biện pháp có thể để giải quyết tình hình này. Tuy vậy, những nỗ lực tạo việc làm của
chính phủ mới chỉ mang lại những kết quả hạn chế.
Trong 4 năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã chi khoảng 100 tỷ Won (90,47 tỷ USD)
cho chính sách việc làm. Nhiều người cao tuổi kiếm được việc làm bán thời gian như vệ
sinh, nấu ăn hoặc điều tiết giao thông tại các tổ chức công. Số lượng này bắt đầu giảm
49
vào tháng 1 năm nay do các chương trình tạo việc làm như vậy hết hạn vào cuối năm
2020. Bên cạnh đó, thời tiết giá rét và tuyết rơi dày cũng khiến nhiều việc làm cho người
cao tuổi phải hoãn lại.
Để cải thiện tình hình, Tổng thống Moon Jae-in cho biết trước tiên chính phủ sẽ
tăng cường vai trò của khu vực kinh tế công nhằm tạo ra nhiều việc làm mới với mục tiêu
900.000 việc làm trong quý I. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, chính phủ sẽ khuyến
khích tạo và duy trì việc làm bằng cách mở rộng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế hoặc
miễn một số quy định đối với doanh nghiệp.

Chính phủ Hàn Quốc cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này
và đã đưa ra một số biện pháp đối phó. Cách đây không lâu, Tổng thống Lee Myung-bak
đã cố gắng giải quyết vấn đề thất nghiệp của thanh niên thông qua hệ thống thực tập hành
chính và hệ thống thực tập việc làm cho sinh viên đại học Hàn Quốc - Hoa Kỳ
(west). ông đã chuẩn bị các biện pháp như ban hành luật đặc biệt để giải quyết tình trạng
thất nghiệp của thanh niên, và có bài phát biểu trên đài phát thanh để khuyến khích việc
làm ở nước ngoài và khơi dậy tinh thần thách thức, lấy trường hợp của một người tự lập,
nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ.

Tài liệu nội bộ của Bộ Kế hoạch và Ngân sách được phân loại thành ngân sách thất
nghiệp của thanh niên (tiêu chuẩn thống kê ngày 10 tháng 10 năm 2004)

Ngân sách hỗ trợ tạo việc làm cho toàn dân được gọi là ngân sách đối sách thất nghiệp
của thanh niên. So sánh ngân sách đối sách với các nước phát triển thì Hàn Quốc vẫn ở
mức thấp.

Các biện pháp giải quyết thất nghiệp mang tính cơ cấu thông qua cải cách sáu bên, mở
rộng cơ sở hạ tầng liên quan đến việc làm của thanh niên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cải thiện môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ nhân lực cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để bổ sung việc làm nhàn rỗi, v.v.

50
Đặc biệt là tình hình và đối sách thất nghiệp của thanh niên được công bố chung tại các
bộ phận chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối sách thất nghiệp mang tính
cơ cấu thông qua cải cách giáo dục) v.v.. đã tiến thêm một bước.

Ngoài ra, ngân sách cho các dự án tìm việc ở nước ngoài cũng được phân bổ nhiều. cải
cách giáo dục. Ngân sách cho các biện pháp giải quyết thất nghiệp mang tính cơ cấu
thông qua là ngân sách cho thanh niên thất nghiệp thực tế.

Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã tổ chức cuộc thảo luận về 16 vấn đề trong lĩnh
vực kinh tế và xã hội để tìm cách giải quyết các trở ngại kinh tế và xã hội chính. Các
Doanh nghiệp khai thác điều hành, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề và tư vấn chuyên môn
theo từng ngành nghề mới để tạo việc làm, chia sẻ việc làm hiện tại, v.v. Trong đó có vấn
đề cơ cấu về thất nghiệp của thanh niên. Tiếp đó, các vấn đề lao động, phân chia tài
chính, cải cách quy định và ngành dịch vụ trì trệ, tái cấu trúc và kích hoạt nền kinh tế địa
phương, hỗ trợ các dự án dẫn đầu tăng trưởng đổi mới, đối sách thất nghiệp của thanh
niên, phương hướng cải cách thuế v.v. cũng được thảo luận

Dự án việc làm cho thanh niên hy vọng được chính phủ tài trợ đang được thúc đẩy bởi
các chính quyền địa phương để khắc phục khủng hoảng việc làm và suy thoái kinh tế do
Corona 19, đặc biệt là giải quyết vấn đề thất nghiệp của thanh niên và tìm việc làm.

Dự án công việc kỹ thuật số của thanh niên mà chính phủ đang hỗ trợ một cách đầy tham
vọng với việc đào tạo các nhân lực liên quan đến ngành công nghiệp CNTT theo mục
đích này và đào tạo các công việc đơn giản và việc làm ngắn hạn thông qua hỗ trợ chi phí
lao độ cho các doanh nghiệp.

2.2. Giải pháp của Trung Quốc


Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm đẩy mạnh hỗ trợ cho những lao động
thất nghiệp vì dịch COVID-19 và giảm bớt tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

51
Tân Hoa Xã dẫn tin từ Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho hay kể từ
cuối tháng 3, nước này đã phân bổ 9,3 tỷ nhân dân tệ (131,58 triệu USD) trợ cấp thất
nghiệp cho 2,3 triệu lao động mất việc.

Ngoài ra, theo đại diện Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc Gui Zhen,
khoảng 67.000 người ngoại tỉnh thất nghiệp còn nhận được khoản trợ cấp sinh hoạt tạm
thời trị giá 410 triệu nhân dân tệ (58 triệu USD) để trang trải cuộc sống trong giai đoạn
khó khăn này. Bộ cũng cho hay, ổn định việc làm là một trong những ưu tiên hàng đầu
trong chính sách của Trung Quốc vì nó liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của người dân
và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trước đó, giới chức đã ban hành một hướng dẫn trợ cấp cho những người thất nghiệp
không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoặc bảo hiểm thất nghiệp đã hết hạn.
Tuy nhiên, giới chức cũng lưu ý rằng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ được ưu tiên triển
khai tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19, sau đó mới đến các nơi
khác và không bỏ sót bất cứ đối tượng đủ điều kiện nào.

Tân Hoa Xã, China Daily có bài về điểm sáng của mô hình chợ đêm trong giải quyết việc
làm cho người nghèo.

Một quận nghèo như Ngọc Điền ở Tân Cương, với hơn 50 chợ đêm nông thôn được nhân
rộng là kế sinh nhai của hàng ngàn hộ nghèo. Mô hình mà chính quyền Tân Cương học
tập từ Thành phố Thiên Tân, không chỉ giúp hộ nghèo vượt qua khó khăn, mà con giúp
cho ngành du lịch địa phương phát triển.

Còn để tìm giải pháp cho những đối tượng dễ bị tổn thương như lao động ngoại tỉnh,
người nghèo đô thị thì nhiều tỉnh thành cho phép bán hàng rong tại những địa điểm nhất
định, tạo điều kiện để người dân buôn bán nhỏ tại các chợ truyền thống. Chiến lược mới
nhất của chính phủ trung ương nhằm giảm bớt sức ép thất nghiệp là tập trung khuyến
khích mọi người thành lập các cửa hàng nhỏ, tạo ra nhiều việc làm bán thời gian trong
52
các lĩnh vực như bán lẻ, xây dựng, dịch vụ cộng đồng và giải trí trực tuyến. Những công
việc bán thời gian có thể kể đến như gia sư, nhân viên giao hàng, tài xế công nghệ hoặc
bán hàng ăn vỉa hè.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) phân loại những người làm việc ít nhất một giờ một tuần
là người có việc làm. Trong khi đó, các trường đại học và cao đẳng trên khắp Trung Quốc
lại dùng định nghĩa công việc bán thời gian hoặc công việc tự do để giảm tỷ lệ thất
nghiệp đối với các sinh viên trường mình. Các công việc tự do bao gồm blogger, nhân
viên tiếp thị trực tuyến, game thủ esport…

Ngày 6/7, tờ báo nhà nước Nhân Dân nhật báo đã đăng tải một bài viết, khuyến khích
8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp trong tháng này rằng, “chuyển công tác đến các vùng nông
thôn, nơi đất nước đang vô cùng cần các bạn”.

Đây là khẩu hiệu quen thuộc mà chính quyền Trung Quốc từng sử dụng trong “Phong
trào xuống nông thôn” giữa những năm 1960 và đầu 1970.

Bài báo khuyến khích những cử nhân này “làm giáo viên, nông dân và bác sĩ tại các khu
vực nông thôn, đến các vùng nghèo nơi đang có nguồn việc làm rộng mở”.

Ngoài ra, hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, chính quyền các địa phương và nhiều tổ
chức công ở Trung Quốc đang mở rộng phạm vi tuyển dụng nhằm giải quyết phần nào
nhu cầu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp trong năm nay.

Khoảng 8,7 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp trong năm 2020, tăng gần nửa triệu so
với năm ngoái, nhưng lại đối mặt với tương lai vô định vì các công ty tư nhân giới hạn
tuyển dụng trong bối cảnh Covid-19 gây ảnh hưởng kinh doanh.

Với mục tiêu ổn định thị trường việc làm, đặc biệt đối với giới trẻ, chính phủ Trung Quốc
chỉ đạo các khối doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức công gia
tăng hoạt động tuyển dụng.

53
Chẳng hạn, tập đoàn dầu mỏ Sinopec đã tăng hơn gấp đôi con số tuyển dụng trong năm
2020, bổ sung 3.500 vị trí cho sinh viên mới tốt nghiệp.

Ở tỉnh Hà Nam, các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh được yêu cầu phân bổ ít nhất phân
nửa số vị trí tuyển dụng cho sinh viên vừa ra trường.

2.3. Giải pháp của Nhật Bản


Thị trường việc làm của Nhật Bản cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Ông
Hakubun Shimomura, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của đảng Dân chủ Tự
do (LDP) cầm quyền, vừa đề xuất thực hiện thêm các biện pháp kinh tế bổ sung nhằm hỗ
trợ cho thị trường việc làm đang xấu đi vì dịch Covid-19.

Phát biểu trên một chương trình truyền hình ngày 27/9, ông Shimomura nói: “Trong bối
cảnh ngày càng nhiều người mất việc làm, việc loại bỏ lo lắng thông qua thực hiện các
biện pháp kinh tế bổ sung là nhiệm vụ quan trọng nhất”.

Theo quan chức này, một biện pháp khả thi là mở rộng chương trình hỗ trợ đối với những
doanh nghiệp nhỏ và tiểu thương. Đây là biện pháp đặc biệt theo chương trình trợ cấp
thay đổi việc làm và chương trình hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho các cơ sở kinh doanh.
Bên cạnh đó, ông Shimomura cũng đề cập khả năng chính phủ sẽ soạn thảo ngân sách bổ
sung thứ 3 trong tài khóa 2020 nếu số tiền hiện có trong quỹ dự phòng không đủ.

Để cải thiện tình trạng thất nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ các doanh nghiệp điều
chỉnh việc làm, các doanh nghiệp sẽ nhận được trợ cấp chi trả lương và bảo hiểm của
nhân viên. Do đó, thay vì sa thải, các doanh nghiệp có thể biệt phái nhân viên đến các cơ
sở hoặc cho phép nhân viên nghỉ tạm thời khi số lượng việc làm giảm; nếu không có
nhân viên bị sa thải, tỷ lệ được trợ cấp có thể lên tới 75% đối với các doanh nghiệp lớn và
100% đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những lao động/thực tập sinh bị nghỉ việc tạm thời do doanh nghiệp tiếp nhận thu hẹp
sản xuất bởi ảnh hưởng của COVID-19 sẽ được chính phủ Nhật Bản trợ cấp nghỉ việc
tạm thời với mức trợ cấp từ 6.815 - 8.330 yên/người/ngày. Khoản tiền hỗ trợ nêu trên sẽ
54
được Chính phủ Nhật Bản cấp cho doanh nghiệp tiếp nhận để hỗ trợ trả lương cho lao
động/thực tập sinh.

Đối với lao động/thực tập sinh bị mất việc do doanh nghiệp tiếp nhận phá sản bởi ảnh
hưởng của COVID-19 sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ Nhật Bản với mức
trợ cấp từ 6.815 - 8.330 yên/ngày, thời gian nhận trợ cấp trong khoảng từ 90 -150 ngày
tùy theo độ tuổi. Điều kiện để nhận được khoản trợ cấp này, trước đó người lao
động/thực tập sinh cần tham gia bảo hiểm tuyển dụng. Để làm thủ tục nhận trợ cấp thất
nghiệp, người lao động/thực tập sinh lấy giấy chứng nhận thất nghiệp từ doanh nghiệp
tiếp nhận cũ và nộp hồ sơ làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ
việc làm Của chính phủ Nhật Bản (tổ chức Hello Work).

2.4. Giải pháp của các nước Đông Nam Á

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia FT Confidential Research (FTCR, Anh), tỷ lệ thất
nghiệp cao trong khi mức lương tăng chậm đang đe dọa triển vọng của giới trẻ ở 5 quốc
gia ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, thanh
niên Malaysia lo ngại nhất về việc làm và thu nhập trong bối cảnh nhiều tân cử nhân bị
thất nghiệp. Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ người trẻ thất nghiệp ở Malaysia là 10,7%,
cao gấp 3 lần so với tỷ lệ chung 3,1%.

Trong khi đó, Giám đốc Liên đoàn Nhà tuyển dụng Malaysia (MEF) Shamsuddin Bardan
báo động thực trạng nhiều thanh niên, nhất là sinh viên mới tốt nghiệp, thà chấp nhận
“nằm nhà” còn hơn là làm công nhân. Tờ The Sun Daily dẫn lời ông khẳng định
Malaysia không thiếu việc làm lao động phổ thông, tuy nhiên, giới trẻ xem việc đứng
máy trong dây chuyền sản xuất hay lao động ở công trình xây dựng, nông trại và đồn điền
là công việc “cấp thấp” nên đều tránh né.

Khảo sát mới của Công ty giới thiệu việc làm Jobstreet Malaysia đưa ra 5 lý do hàng đầu
khiến tỷ lệ sinh viên đại học ra trường thất nghiệp cao gồm kỳ vọng mức lương không

55
thực tế (72%), kén chọn việc làm hay công ty (64%), thiếu năng lực và kinh nghiệm
(64%), yếu ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh (59%) và thiếu kỹ năng giao tiếp (53%).

Tờ The Star dẫn lời chuyên gia xã hội học Yeong Pey Jung thuộc Viện Nghiên cứu
Penang nhận định giới trẻ chật vật tìm việc làm do phải cạnh tranh với những ứng viên có
kinh nghiệm. “Doanh nghiệp thời nay luôn ưu tiên tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm
hơn là mất thời gian đào tạo người mới ra nghề, dẫn đến ngày càng ít cơ hội việc làm cho
giới trẻ”, bà Yeong lý giải. Về phần mình, cũng có nhiều bạn trẻ khẳng định không phải
họ không thực tế mà là do vật giá leo thang khiến họ không thể hài lòng với mức lương
chật vật. “Cách đây 5 năm, sinh viên mới ra trường có mức lương khởi điểm 2.500
ringgit (gần 14 triệu đồng). Hiện giờ con số cũng không thay đổi trong khi vật giá mọi
thứ không ngừng tăng”, cô Sarah (24 tuổi), một nhân viên ngành truyền thông ở
Malaysia, chia sẻ.

Dù vậy, trong vòng 5 năm qua, khối kinh tế phi chính thức phần nào giúp giải quyết bài
toán việc làm cho người trẻ Đông Nam Á trong tình trạng nền kinh tế chậm phát triển,
theo FTCR. Chẳng hạn, trong giai đoạn tháng 2.2016 - 2.2017, khối kinh tế phi chính
thức tạo thêm 2,4 triệu việc làm ở Indonesia, so với 1,6 triệu trong khối chính thức. Tình
hình tương tự cũng được ghi nhận ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

ASEAN được đánh giá là khu vực có sự phát triển đầy ấn tượng, khi cân bằng được tăng
trưởng kinh tế với phát triển con người, giúp hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói
nghèo. Song, già hóa dân số, năng suất lao động chưa cao, sự lệ thuộc vào đầu tư ngoài
khối, khoảng cách phát triển cơ sở hạ tầng nội khối..., nhất là tác động từ các công nghệ
mới, đang gây ra không ít thách thức cho tăng trưởng bền vững của ASEAN.

Theo báo cáo “Công nghệ và tương lai việc làm ASEAN” được Tập đoàn Cisco công bố
trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF
ASEAN 2018) về tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của sáu nền kinh tế lớn nhất
ASEAN, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái-lan và Việt Nam, trong
vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng gặp sự thay đổi rất lớn về cơ hội việc làm.
56
Theo đó, vào năm 2028 để đạt được năng suất như hiện nay, các nền kinh tế không cần
đến khoảng 28 triệu lao động, tương đương hơn 10% tổng số lao động đang có. Người
lao động kỹ năng thấp sẽ chịu rủi ro lớn nhất, trong đó các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất
là ngành dịch vụ, nông nghiệp. Quốc gia có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Singapore
với 20,6% tổng số việc làm, tương đương khoảng 500 nghìn việc làm; con số này ở
Indonesia là hơn 8%, tương đương 9,5 triệu việc làm; Malaysia là 7,4%, tương đương 1,2
triệu việc làm; Philippines là 10,1% với 4,5 triệu việc làm; Thái-lan là 11,9% với 4,9 triệu
việc làm. Con số này ở Việt Nam là 13,8%, tương đương 7,5 triệu việc làm.

Sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cùng việc công nghệ này ngày càng được
ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống sẽ tác động lớn đến các nước thành viên ASEAN trong
thập kỷ tới, giúp các quốc gia tăng năng suất và thịnh vượng. Việc áp dụng rộng rãi công
nghệ hiện có, cùng với những tiến bộ trong việc sử dụng AI thông qua phần mềm, phần
cứng và rô-bốt sẽ giúp giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu và tạo ra hàng
triệu việc làm mới. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, một số lĩnh vực sẽ có nhu cầu rất
lớn về nguồn lao động mới, như ngành bán buôn và bán lẻ cần tới 1,8 triệu lao động mới,
sản xuất và xây dựng cần 0,9 triệu lao động mới cho mỗi ngành, giao thông cần 0,7 triệu
lao động mới.

Chủ tịch Cisco khu vực Ðông - Nam Á N.Mê-nơn cho biết, trong số 28 triệu lao động bị
ảnh hưởng, có tới 6,6 triệu lao động cần được đào tạo thêm các kỹ năng nếu muốn duy trì
hiệu quả làm việc trong thị trường lao động đang biến đổi này. Kỹ năng tương tác, đàm
phán, thuyết phục, tư duy phê phán, lãnh đạo, giải quyết xung đột, các kỹ năng dịch vụ
chăm sóc khách hàng... sẽ là những kỹ năng cơ bản bảo đảm cho sự phát triển của thị
trường lao động ASEAN. Ông N.Mê-nơn cho rằng, các bên liên quan, gồm chính phủ,
doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục - đào tạo cần bảo đảm để lực lượng lao động hiện tại và
tương lai của khu vực nắm bắt được các kỹ năng cần có ngoài những kiến thức kỹ thuật
thuần túy.
57
Ông Ð.Oai-giơ-rát-ni, một lãnh đạo Trung tâm thị trường tăng trưởng của Công ty
PricewaterhouseCoopers (PWC) tại Singapore, cũng nhận định, cách mạng công nghiệp
lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến khu vực ASEAN trong các vấn đề như: giải quyết tỷ
lệ thất nghiệp, tăng năng suất lao động... Theo ông Ð.Oai-giơ-rát-ni, trong tương lai,
ASEAN cần tìm ra những giải pháp mang tính tích cực và chủ động, xem xét sự chuyển
dịch trong bối cảnh nhiều quốc gia khu vực ASEAN đang có tốc độ già hóa dân số cao.
Các nước ASEAN cần tạo môi trường, hỗ trợ người lao động có cơ hội nâng cao kỹ năng
để có mức thu nhập tốt hơn trong tương lai.

Cũng theo báo cáo của Cisco, Việt Nam không nằm ngoài xu thế. Sau 10 năm, Việt Nam
có thể hưởng lợi từ một nền kinh tế năng động, với lực lượng lao động trẻ, có hiểu biết tốt
về kỹ thuật số. Do đó, để có được tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm, ngoài việc
đầu tư cho công nghệ, cần đào tạo kỹ năng tốt hơn cho lực lượng lao động, trong đó có cả
lao động nữ và đội ngũ lao động đã già hóa, có ít khả năng tiếp cận với công nghệ.

Do đó, một số việc mà các quốc gia Đông Nam Á cần làm như:

● Giáo dục và tái đào tạo kỹ năng:

Những kỹ năng cần thiết để nền kinh tế thành công thay đổi không ngừng, và chưa có dấu
hiệu dừng lại. Theo ước tính, trong tương lai, 65% học sinh tiểu học hiện nay sẽ làm
những công việc chưa hề tồn tại ở giai đoạn hiện tại.

Cơ hội giáo dục và tái đào tạo kỹ năng là điều cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu, đặc
biệt tại khu vực ĐNÁ. Các cơ hội giáo dục và tái đào tạo kỹ năng vừa hỗ trợ các lao động
có nguy cơ mất việc làm do công nghệ tự động hóa, vừa giúp các công ty phát triển năng
lực của lực lượng lao động trẻ, ít kinh nghiệm. Điều này đặc biệt cần thiết trong khu vực
có độ tuổi lao động trung bình là 30 tuổi.

58
Một báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy sự thay đổi trong chương
trình giáo dục là cần thiết để phát triển các kỹ năng làm việc thực tế. Ngoài ra, chương
trình giáo dục cần khuyến khích các nghiên cứu về kỹ thuật, y tế và khoa học tự nhiên
nhiều hơn. Trong bối cảnh ĐNÁ sẽ có khoảng 480 triệu người dùng internet vào năm
2020 thì giáo dục trực tuyến có thể đóng một vai trò quan trọng trong các sáng kiến xây
dựng kỹ năng lao động.

● Thay đổi chính sách nhập cư:

Chính sách nhập cư không phải là giải pháp hoàn hảo nhất, nhưng có thể đóng vai trò
quan trọng trong giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài trên toàn khu vực châu Á-Thái
Bình Dương.

Một số nhà lãnh đạo và chuyên gia khuyến khích 10 quốc gia thành viên của ASEAN
tăng cường lượng lao động nhập cư giữa các quốc gia trong khu vực cũng như với các
quốc gia châu Á khác. Một bài báo kinh tế gần đây đã chỉ ra lợi ích của việc cho phép lao
động nhập cư ĐNÁ vào các nước như Trung Quốc. Cụ thể, lao động nhập cư có thể giải
quyết tình trạng lao động thiếu kỹ năng ở các mảng chăm sóc cá nhân và các ngành công
nghiệp khó tự động hóa khác. Các chuyên gia như Benjamin Harkins của ILO ủng hộ
một cuộc kiểm tra sắc thái về tác động của di dân. Ông chỉ ra rằng nhóm lao động nhập
cư trong điều kiện kém thuận lợi dễ bị vi phạm quyền lao động hơn các nhóm lao động
khác.

Mặt khác, nhóm lao động nhập cư tay nghề cao có thể giúp các quốc gia như Singapore
có thêm nhân tài trong các mảng kỹ thuật, quản lý. Điều này đã thúc đẩy sự gia tăng các
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs). Thỏa thuận này cho phép lao động kỹ năng trong
ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn có thể làm việc tại các quốc gia cùng ký kết.

59
Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng việc giảm rào cản di cư cho người lao động ở ĐNÁ có
thể cải thiện phúc lợi của người lao động thêm 14% nếu áp dụng cho người lao động có
tay nghề cao và 29% nếu được nhắm vào tất cả người lao động.

● Nền tảng tuyển dụng tốt hơn:

Các công cụ tuyển dụng nếu hoạt động độc lập có thể chưa khắc phục được hoàn toàn
tình trạng thiếu lao động. Song, các đơn vị trung gian này có thể giúp doanh nghiệp tìm
kiếm tài năng và người lao động tay nghề cao đang tìm việc có thể gặp được nhau. Từ đó,
các bên đều có được lợi ích trong thị trường lao động khó khăn hiện nay.

Các công ty khởi nghiệp đang đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khá giống nhau. GetLinks,
được Fast Company mô tả là “Tinder dành cho dân công nghệ” (Tinder là ứng dụng hẹn
hò nổi tiếng thế giới), đang nổi lên tại thị trường công nghệ ĐNÁ. Startup Helpster hoạt
động với định hướng kết nối các công nhân và bán công nhân có tay nghề cao tìm được
nhà tuyển dụng ĐNÁ phù hợp thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.

Khi thị trường lao động toàn cầu thắt chặt, một loạt các nền tảng tuyển dụng mới phát
sinh để cung cấp công nghệ tuyển dụng mới trên quy mô toàn cầu. Startup BHIRED.io sử
dụng blockchain để thu thập dữ liệu tuyển dụng chất lượng cao và tạo ra một hệ sinh thái
có năng suất cao, nhằm kết nối ứng viên, nhà tuyển dụng và các chuyên gia săn đầu
người. Tương tự, HireVue áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để người tuyển dụng, sử
dụng lao động sàng lọc ứng viên thông qua kỹ năng mềm hiệu quả hơn.

60
VI. Nạn thất nghiệp ở Việt Nam
1. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam trước khi xuất hiện Đại dịch Covid
Nhìn chung, trước đại dịch Covid, Việt Nam được xếp vào hạng mục những quốc
gia có tỷ lệ thấp, có sự chênh lệch giữa độ tuổi, giới tính và khu vực sinh sống.

Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế và
nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, hệ thống bảo hiểm
thất nghiệp nói riêng và hệ thống an sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn chưa hoàn
thiện để phục vụ tốt người lao động, do đó đa số người dân phải làm mọi công việc để tạo
ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ
lệ thất nghiệp ở Việt Nam thường thấp hơn so với các nước đang phát triển.

Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, lao động thiếu việc làm và lao động phi
chính thức giảm so với cùng kỳ 2018 nhưng tỷ lệ thanh niên không đi học và không đi
làm vẫn ở mức cao. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 8,91%. Tỷ lệ
thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo trong quý IV ước
8,4%, giảm so với quý III, tỷ lệ này ở thành thị thấp hơn nông thôn và ở nữ thanh niên
cao hơn nam thanh niên.

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là
1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực
thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao
động giảm 0,9 nghìn người so với 2018. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
năm 2019 ước tính là 1,26% (quý I/2019 là 1,21%; quý II và quý III cùng là 1,38%; quý
IV ước tính là 1,07%), trong đó khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%.
Theo kết quả TĐTDS&NO 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt
Nam là 2,05% khoảng 390,6 nghìn người .Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 6,31%,

61
giảm so với quý trước và cùng kỳ .Trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam
giới từ 15 tuổi trở lên là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%.22

Bên cạnh đó, Kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ
lệ thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá
lớn.

Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất
nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ
thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn chỉ có 1,64% (trong đó ở
nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93%
(trong đó ở nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%). Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận
thông tin về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công việc linh
hoạt của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.

Tính theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
thất nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là
2,96%, ở nông thôn là 2,14%; còn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn nam giới trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là Đồng
bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. 2 Vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
cả nước lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%.

Theo Kết quả TĐTDS&NO 2019, những người thất nghiệp thường có độ tuổi khá
trẻ; Hầu hết nguồn thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 tuổi (chiếm tới 91,7% tổng số người
thất nghiệp của cả nước); trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15-54 tuổi cao hơn
nữ giới trong cùng độ tuổi, tương ứng là 92,6% tổng số nam giới thất nghiệp và 90,9%
tổng số nữ giới thất nghiệp. Người trong độ tuổi từ 25-54 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao

22
http://consosukien.vn/that-nghiep-o-viet-nam-vai-net-thuc-trang.htm
62
nhất, chiếm gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp của cả nước (47,3%); và thực trạng
này ở khu vực thành thị lên tới 52,7% và ở khu vực nông thôn là 42,9%.

Điều đáng nói là đối với tỷ lệ lao động thất nghiệp theo trình độ tốt nhất đạt được,
người thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao
động thất nghiệp (18,9%) trong khi người thất nghiệp chưa được đào tạo hoặc chỉ được
đào tạo ngắn hạn (bao gồm: Sơ cấp, trung cấp) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%).

Các chuyên gia lý giải có hiện trạng này là do nhóm lao động có trình độ chuyên
môn thấp thường sẵn sàng làm các công việc giản đơn và không đòi hỏi chuyên môn cao
với mức lương thấp trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìm kiếm
công việc với mức thu nhập phù hợp hơn. Ngoài ra, chính sách tuyển lao động của các
nhà tuyển dụng đối với nhóm lao động có trình độ cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ này, bởi
yêu cầu đối với lao động đã qua đào tạo ở các trình độ càng cao càng khắt khe hơn so với
lao động giản đơn và cũng do nhóm lao động đã qua đào tạo thường có yêu cầu về mức
thu nhập cao hơn nhóm lao động giản đơn.

Theo đó tổng cục Thống kê chỉ rõ lao động có việc làm năm 2019 ước tính là
54,7 triệu người, tăng 416 nghìn người so với 2018. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra
mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng
tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch lao động từ khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực kinh tế khác đạt mức cao nhất trong
vòng 5 năm trở lại đây. Cơ cấu nghề có sự chuyển dịch song song với chuyển dịch cơ cấu
ngành. Tỷ lệ lao động giản đơn và lao động có kỹ năng trong nông, lâm nghiệp và thủy
sản giảm so với 2018, nhóm lãnh đạo/nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung,
nhóm thợ thủ công và thợ kỹ thuật tăng mạnh so với 2018. 23

Nhìn chung số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 ước tính
gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn so với 2018. Nguyên nhân do lực lược lao động thanh

23
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhin-lai-tinh-hinh-lao-dong-va-viec-lam-2019-548623
63
niên khi tham gia vào thị trường lao động thường có xu hướng tìm kiếm việc làm phù
hợp với trình độ năng lực của mình hơn so với nhóm dân số ở độ tuổi khác, đây cũng là
tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động 2019 đạt 5,6 triệu
đồng, tăng 799 nghìn đồng so với 2018.Thu nhập của lao động làm công hưởng lương
đều tăng ở tất cả các trình độ và tăng cao hơn ở nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Lao động có trình độ cao thì mức thu nhập cao hơn. Năm 2019, thu nhập của lao động có
trình độ đại học là 9,3 triệu đồng, cao gấp 1,6 lần lao động không có chuyên môn kỹ thuật
(5,8 triệu đồng).

Mặc dù nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp,
nhưng lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp lại khá cao. Ước tính tỷ lệ
lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp của cả nước chiếm 56,4% tổng
số lao động có việc làm khu vực phi hộ nông nghiệp, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức phi hộ nông nghiệp khu vực thành thị là 47,1%; khu vực nông thôn là
64,5%. 24

Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch
vụ vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Điều này cho thấy
thị trường lao động Việt Nam thiếu ổn định, việc làm chưa đầy đủ và bền vững, với năng
suất lao động thấp.

Qua đó ta có thể thấy được trước khi đại dịch Covid xuất hiện, nhìn chung tỷ lệ
thất nghiệp ở Việt Nam tương đối thấp so với các nước khu vực. Nguyên nhân bởi số
lượng lao động làm phi chính thức khá lớn so với lao động chính thức. Tỷ lệ thất nghiệp
ở Việt Nam vào thời điểm này có sự khác biệt giữa trình độ tri thức, độ tuổi, giới tính,
khu vực sinh sống. Hơn nữa, trong thời đại dịch vụ và công nghiệp ngày càng phát triển,

24
http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=220966
64
cơ hội việc làm ngày càng rộng mở, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được dự đoán sẽ có
chiều hướng tích cực hơn nữa.

2. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam sau khi xuất hiện Đại dịch Covid
Từ cuối năm 2019 khi dịch covid bắt đầu bùng nổ và hoành hành ở hầu hết các châu lục,
các quốc gia và vùng lãnh thổ để lại hậu quả vô cùng to lớn về tất cả các mặt kinh tế văn
hóa xã hội, trong đó có thể nói vấn đề lao động việc làm là vấn đề nan giải nhức nhối
nhất. Dịch covid bùng nổ khiến các doanh nghiệp kể cả có số vốn đầu tư lớn, kinh doanh
ổn định nhất cũng gặp phải khó khăn và có các phương án cắt giảm nhân lực dẫn đến tình
trạng thất nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Việt Nam mặc dù là một trong những nước có công tác chống dịch tốt nhất trên
thế giới xong cũng không tránh khỏi những tác động to lớn về thị trường lao động mà đại
dịch này đem lại.

Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,6 triệu người,
giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm
lực lượng lao động tăng 0,8%. Nếu lực lượng lao động năm 2020 duy trì tốc độ tăng như
giai đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,6
triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường
lao động của 1,6 triệu người.

Tính chung cả năm 2020, số lao động có việc làm phi chính thức (PCT) là 20,3
triệu người, tăng 119,1 nghìn người. Số lao động có việc làm chính thức là 15,8 triệu
người, giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động có việc làm PCT năm
2020 là 56,2%, cao hơn 0,2% so với năm 2019. Tình trạng tỷ lệ lao động có việc làm
PCT tăng cao trong năm 2020 trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần
đây. Trong giai đoạn 2016-2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, bình quân LĐ chính
thức tăng 5,6%/năm, lao động PCT tăng 3,6%/năm. Tốc độ tăng lao động chính thức cao

65
gấp 1,6 lần tốc độ tăng lao động PCT, kéo theo tỷ lệ lao động có việc PCT giảm dần qua
các năm. 25

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến nền kinh tế gặp phải nhiều
khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp trong đó có cả các
biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên,…), tuyển dụng lao động thời
vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động. Điều này làm số lao động chính thức giảm và
số lao động PCT tăng, dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm PCT
trong năm 2020 sau nhiều năm liên tục giảm.

Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Ảnh hưởng do giảm thu nhập
chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu
người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm;
897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động. Trong đó,
69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên
và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh..
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị
ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh
hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là
26,4%. Thực trạng giảm việc làm diễn ra mạnh ở nhóm đối tượng làm công hưởng lương
khi tình trạng sa thải, ngưng việc ở các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Tình trạng này
tập trung ở một số ngành, nghề như may mặc, da giày, túi xách, thương mại điện tử, du
lịch; khách sạn nhà hàng; vận chuyển, giao nhận,... Trong năm 2020, thu nhập bình quân
của người lao động là 5,5 triệu đồng, giảm 2,3% so với năm 2019 (tương ứng giảm 128
nghìn đồng). Thu nhập của lao động ngành dịch vụ bị giảm sâu nhất, giảm 215 nghìn

25
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-
quy-iii-va-9-thang-nam-2020/
66
đồng; tiếp đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 156 nghìn đồng. Mức giảm
thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là thấp nhất, giảm 100 nghìn
đồng/người/tháng.26

Một số ngành có số lao động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là công nghiệp
chế biến, chế tạo (324,6 nghìn người); dịch vụ lưu trú và ăn uống (156,9 nghìn người);
giáo dục và đào tạo (122,7 nghìn người), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
(120 nghìn người)

Bên cạnh đó, có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh, trong đó 1,2
triệu lao động mất việc, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước vẫn tiếp tục gia tăng. Thu nhập
bình quân tháng của lao động trong quý II/2020 là 5,2 triệu đồng, giảm 5,1% so với quý
II/2019, là mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Lao động nữ là nhóm chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Trong quý II, lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% trong quý
trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Những tác động từ đại dịch khiến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cao nhất trong
10 năm, trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất ở nhóm lao động trình độ chuyên môn
thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý II là 2,73%, trong đó tại khu vực thành thị là 4,46%.Vụ
trưởng Thống kê Dân số và Lao động Vũ Thị Thu Thủy cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trên ở
mức khiêm tốn nếu so với nhiều quốc gia khác nhưng không thấp nếu so với chính Việt
Nam vì trước đây tỷ lệ này chỉ quanh ngưỡng 2%.Với tác động như vậy, số lao động mất
việc có khả năng còn tăng nếu các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh không được
thực hiện quyết liệt.27

Tuy nhiên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn đi đầu trong
công tác phòng dịch nên nền kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng. Mặc dù cod phần chững lại

26
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-
27
https://baoquocte.vn/dich-covid-19-khien-ty-le-that-nghiep-cua-viet-nam-cao-nhat-trong-10-nam-119103.html
67
xong con số thực tế cho thấy lao động Việt Nam vẫn đang từng bước tăng lên cả về số
lượng và chất lượng.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng nhờ có các biện
pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, những chính sách quyết đoán nhằm ngăn chặn
tình trạng suy giảm kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu và phục hồi đáng kể,
từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) quý IV ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của
quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020; GDP năm 2020 tăng 2,91%. Trong quý IV,
những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch Covid-19 đều có dấu hiệu tăng
trưởng trở lại. So với quý trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tăng 6,4%, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 5,4%.

Đến hết quý III năm 2020, do dịch bệnh đã trong tầm kiểm soát, lực lượng lao
động đã phục hồi nhanh ở khu vực nông thôn và lao động nữ. Lực lượng lao động tại khu
vực nông thôn tăng 3,0% (so với quý trước); lực lượng lao động nữ tăng 4,1%, cao hơn
2,6 điểm phần trăm so với mức tăng của lực lượng lao động nam.28

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2020 là 55,1 triệu người,
tăng 563,8 nghìn người so với quý trước.

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió với
hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền
kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường
lao động và số người có việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó
bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc
làm phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.

28
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Dai-dich-Covid-19-tac-dong-den-lao-dong-viec-
lam-o-Viet-Nam-126?fbclid=IwAR0n_NmaAhqtr7IZSXj62ce47JzViZvrtIQ62xcaHYiAevv8yEOTlRKigY8
68
Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng gắng sức của nhân dân, tình
hình lao động việc làm trong những tháng cuối năm 2020 đã được cải thiện đáng kể. Kết
quả này góp phần vừa thực hiện mục tiêu phòng chống dịch vừa đảm bảo tăng trưởng
kinh tế và phát triển đất nước.

3. Một số biện pháp của Việt Nam ứng phó với nạn thất nghiệp
Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cho thấy dịch Covid-19 đã
tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị trường lao động và tạo thu
nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể mới của
vi rút gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời
sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới. Để chủ động ứng phó, thích ứng với
diễn biến của tình hình dịch để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cần
thực hiện đồng bộ các chính sách, trong đó:

Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách
quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp
thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp
này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất
việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ
cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc
biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính
thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào
quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ba là, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại
dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ
trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội
thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới
69
của thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các
chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với
yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

70
VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp được phân loại như thế nào”

https://raffles-international-college-hcm.edu.vn/that-nghiep-la-gi/, Truy cập ngày


14/4/2020

[2] Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân

[3] Bài giảng “Thất nghiệp” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

http://eldata3.neu.topica.vn/ECO102/Giao%20trinh/05.NEU_ECO102_Bai5_v1.0013101
216.pdf, Truy cập ngày 14/4/2021

[4] Bài giảng “Thất nghiệp” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

http://eldata3.neu.topica.vn/ECO102/Giao%20trinh/05.NEU_ECO102_Bai5_v1.0013101
216.pdf, Truy cập ngày 14/4/2021

[5] Đề tài nghiên cứu: “Tác động của khủng hoảng kinh tế đến việc làm trên thế giới” –
TS Nguyễn Văn Lịch. Học viện Ngoại giao

[6] “ ILO: Hơn 35% số người thất nghiệp trên thế giới là thanh niên”

https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/ilo-hon-35-so-nguoi-that-nghiep-
tren-the-gioi-la-thanh-nien-462884.html, Truy cập ngày 15/4/2021

[7]“Thị trường lao động thế giới "lạc nhịp” vì COVID-19”

https://bnews.vn/thi-truong-lao-dong-the-gioi-lac-nhip-vi-covid-19/176757.html, Truy
cập ngày 15/4/2021

[8] Sức khỏe tâm lý và thể chất trong thời gian thất nghiệp - McKee-Ryan, Song,
Wanberg và Kinicki, 2005

71
[9] Thất nghiệp làm suy giảm sức khỏe tâm thần: Phân tích tổng hợp - Paul và Moser
(2009)

[10] Di chuyển công việc và tỷ lệ tử vong: Sullivan & von Wachter, 2009

[11] Hướng tới một tương lai tốt hơn về ảnh hưởng của việc mất việc làm đối với sức
khỏe - Burgard, Brand, & House, 2007

[12] Chi phí xã hội của thiếu việc làm; Nhà xuất bản Đại học Cambridge. Dooley, D., &
Prause, J. (2004)

[13] Chênh lệch tuổi tác trong nỗ lực của người lao động để đối phó với khủng hoảng
kinh tế. - Rook, K., Dooley, D., & Catalano, R. (1991)

[14] Chi phí nhân sự của việc thu giảm quy mô tổ chức - Kivimäki, M., Vahtera, J.,
Elovainio, M., Pentti, J., & Virtanen, M. (2003)

[15] Ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường lao động: xác định nạn nhân của Hội chứng
hô hấp tại thị trường lao động Hàn Quốc - Int J Equity Health. 2016; 15: 196. Lee, A. and
J. Cho 2016

[16] “Giới thất nghiệp mới, hệ quả của thời con một ở Trung Quốc”- Career Builer, truy
cập ngày 14/4/2021

https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/gioi-that-nghiep-moi-he-qua-cua-thoi-con-
mot-o-trung-quoc.35A4EBB1.html?fbclid=IwAR1afeotgwSAKfC_-2nqeVQoJ-
efPun32DgEWUdluYGKocbXQlWQBy9VLkc

[17] Báo cáo của ILO- ADB: Khủng hoảng việc làm đối với thanh niên do đại dịch Covid
19 tại châu Á- Thái Bình Dương- Tổ chức Lao động quốc tế ILO. Truy cập ngày
13/4/2021
72
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS
_753048/lang--vi/index.htm?fbclid=IwAR0S046llKjCHHdZZQ6b2D6AZ-
ge1nqIu8I8T6VLlOiowcwPChNEQOUEqGQ

[18] “Châu Á- Thái Bình Dương mất 81 triệu việc làm trong năm nay”- Tin tức lao động
Hàn Quốc, truy cập ngày 14/4/2021

https://www.labortoday.co.kr/news/articleView.html?idxno=200380&fbclid=IwAR0r_ZJ
qFl_ei3GCOIn4FFHnFWqtgIwPZ97DsjEiC7JkN7RfhW72UFu5n54

[19] “Số người có việc làm tại Hàn Quốc giảm kỷ lục trong hơn 20 năm qua”- Theo KBS
World, truy cập ngày 14/4/2021

https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=business&id=&b
oard_seq=397289

[20] “Quả bom nổ chậm tại Trung Quốc: 70 triệu người thất nghiệp”- theo RFI (Đài phát
thanh quốc tế Pháp), truy cập ngày 14/4/2021

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200615-qu%E1%BA%A3-bom-
n%E1%BB%95-ch%E1%BA%ADm-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-70-
tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%E1%BA%A5t-nghi%E1%BB%87p

73
[21] The Fourth Industrial Revolution and the Future of Work (Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 và tương lai của công việc)- Korea The Fourth Industrial Revolution,
truy cập ngày 15/4/2021

https://asiafoundation.org/wp-content/uploads/2021/01/Korea_The-Fourth-Industrial-
Revolution-and-the-Future-of-Work_EN.pdf

[22] http://consosukien.vn/that-nghiep-o-viet-nam-vai-net-thuc-trang.htm

[23] https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhin-lai-tinh-hinh-lao-dong-va-viec-lam-2019-
548623

[24] http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=220966

[25] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/thong-cao-bao-chi-
tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2020/

[26] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/bao-cao-tac-dong-cua-
dich-covid-

[27] https://baoquocte.vn/dich-covid-19-khien-ty-le-that-nghiep-cua-viet-nam-cao-nhat-
trong-10-nam-119103.html

[28] https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Dai-dich-Covid-19-
tac-dong-den-lao-dong-viec-lam-o-Viet-Nam-
126?fbclid=IwAR0n_NmaAhqtr7IZSXj62ce47JzViZvrtIQ62xcaHYiAevv8yEOTlRKigY
8

74

You might also like