You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Đề tài: Tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam (TP. HCM, Đông Nam
bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) trong trạng thái bình thường mới.
Thực trạng và giải pháp.

Giảng viên: Trần Bá Thọ


Mã lớp học phần: 22D1ECO50100229

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Hoàng Hải My 31211025644


Vương Thúy Ngọc 31211026653
Nguyễn Yến Nhi 31211026114
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2022
MỤC LỤC

Lời mở đầu..................................................................................................1
Chương 1: Tác động của dịch bệnh Covid – 19 đến lao động và việc làm khu vực phía
nam
I. Số người tham gia lực lượng lao động giảm đáng
kể...........................................2
II. Tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao bất
thường..........................................3
III. Thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm
trọng...............4
IV. Nguồn lực bị lãng phí, nhiều lao động không sử dụng hết tiềm
năng...................5
V. Nhiều thanh niên phải đối mặt với thiếu việc làm và không có cơ hội học
tập, đào tạo kỹ thuật, chuyên môn cao (viết tắt là tỷ lệ
NEET)..........................6
VI. Lao động làm việc tự cung tự cấp khu vực nông – lâm, thủy sản tăng
cao.........7
Chương 2: Thực trạng lao động và việc làm trong trạng thái bình thường mới
I. Nền kinh tế Việt Nam khi quay về trạng thái bình thường
mới...........................8
II. Sự thiếu hụt lao động khi quay lại trạng thái bình thường mới
1. Nguyên nhân của thiếu hụt lao
động..................................................................9
2. Thiếu hụt lao động khi quay lại sản xuất kinh
doanh......................................10
III. Trạng thái bình thường mới những ngành trở thành xu
hướng...........................11
IV. Nguồn cung lao động, xu hướng tìm việc làm trong trạng thái bình thường
mới ........................................................................................................................
...12
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ người lao động trong trạng thái bình thường mới.
I. Đảm bảo sức khỏe cho lao
động........................................................................15
II. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh
doanh tạo việc làm cho người lao động.............................................................15
III. Hỗ trợ kết nối cung- cầu lao
động......................................................................16
IV. Các chính sách ưu
đãi.........................................................................................16
V. Hỗ trợ các chi phí trực tiếp cho người lao
động.................................................16
VI. Thu hút lao động quay trở
lại.............................................................................16
VII. Nâng cao vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội.
.................................17
VIII. Đào tạo nâng cao chất lượng cung lao
động.......................................................18
Lời kết.........................................................................................................19
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................20

PHẦN MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid - 19 khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia gây hệ lụy nặng nề cho nhân loại. Không nằm ngoài vòng
xoáy đó Việt Nam đã đón nhận những làn sóng dịch vô cùng lớn, đỉnh điểm là đợt bùng phát
lần thứ tư năm 2021. Ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, tính mệnh con người.
Thương tâm nhất là các tỉnh, thành phía nam tổ quốc - khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long,
Đông Nam Bộ, cụ thể là TP. Hồ Chí Minh,. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, những chủ trương chính xác kịp thời, sự nỗ lực phủ vacxin diện rộng dịch
bệnh dần được kiểm soát. Tuy nhiên khi chúng ta bước sang giai đoạn bình thường mới vẫn
còn nhiều thách thức phía trước do tác động của đại dịch gây ra.
“Trạng thái bình thường mới” được định nghĩa là trạng thái đất nước vừa tập trung
chống dịch, vừa áp dụng những giải pháp khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như ban
đầu. Bên cạnh việc quyết liệt kiểm soát dịch bệnh các vấn đề phục hồi của nền kinh tế nói
chung và thị trường lao động nói riêng đang được Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và
người lao động quan tâm nhiều hơn. Nhất là các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại
dịch.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tính từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021, có
khoảng 38 triệu lao động bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, số lao động bị gián đoạn hoặc
tạm dừng trong năm 2021 là khoảng 18 triệu lao động. Đặc biệt nhất trong làn sóng dịch lần
thứ tư, dòng người hồi hương từ TP. Hồ Chí Minh và các khu kinh tế trọng điểm phía nam
về quê tương đối lớn, ước tính chiếm khoảng 60% - 1,3 triệu lao động trong khối dịch
chuyển này. Trong bối cảnh thị trường lao động, việc làm chịu nhiều biến động do ảnh
hưởng của đại dịch, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao khắc phục tình trạng mất cân bằng
cung cầu lao động giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực. Gắn kết giữa cung và cầu
nguồn nhân lực. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quay lại đà sản xuất, phát triển. Mở ra
nhiều cơ hội việc làm để người dân ổn định cuộc sống, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng,
phát triển.
Trước những thực trạng nóng bỏng đó nhóm tác giả trân trọng cơ hội được nghiên cứu
đề tài và quyết định phân tích tìm hiểu về tình hình lao động và việc làm khu vực phía nam
(TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) trong trạng thái bình thường
mới. Nhằm nâng cao sự hiểu biết, tư duy nhìn nhận các vấn đề thực tế, hiểu rõ và xem xét
thực trạng, đề ra những giải pháp hiệu quả góp một phần nhỏ khắc phục các vấn đề chung
của đất nước cụ thể hơn là khu vực phía nam tổ quốc.

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG
VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC PHÍA NAM
Đợt đại dịch lần thứ tư đã gây ra nhiều khó khăn trở ngại về mọi mặt cho nền kinh
tế Việt Nam nói chung và cho kinh tế miền nam nói riêng. Theo thống kê quý III năm
2021, lao động từ 15 tuổi trở lên phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19
khiến họ bị thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hay giảm thu nhập,… Bên cạnh đó, thị
trường lao động phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhất từ trước đến nay với hàng
loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập, con số lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập
đã lên đến hàng triệu. Cơ hội tìm kiếm được việc làm của người lao động gặp nhiều khó
khăn, trở ngại.
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Số người lao động ở hai vùng này chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch chiếm tỷ lệ cao
nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%. Cao hơn rất nhiều so với khu vực Trung du và miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên, lần lượt là 17,4% và 19,7%. Lao động khu vực thành thị chịu
thiệt hại nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Có 46,2% lao động khu vực thành thị bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 trong khi đó con số này ở nông thôn là 32,4%.
I. Số người tham gia lực lượng lao động giảm đáng kể
Sự sụt giảm nghiêm trọng số người tham gia lao động cũng là vấn đề đáng chú ý.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt mức thấp nhất trong hơn thập niên gần đây. Việc
giãn cách xã hội kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp, dịch vụ không thiết yếu bị “đóng
băng” sản xuất, buộc phải đóng cửa làm số lượng lớn công nhân bị ảnh hưởng nặng nề
dẫn đến nhiều người buộc phải rời khỏi thị trường. Trong quý III, năm 2021, số người
tham gia lực lượng lao động sụt giảm một cách đáng báo động. So với quý trước, lực
lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm hơn 1,4 triệu người (chiếm 4,4% tổng số lao
động khu vực nông thôn); lực lượng lao động ở khu vực thành thị giảm 582 nghìn người
(chiếm 3,1% tổng số lao động khu vực thành thị).
Theo số liệu được tìm hiểu, tỉ lệ số người tham gia lực lượng lao động trong quý III
năm 2021 suy giảm nghiêm trọng, thấp nhất trong 10 năm vừa qua với 65,6%, giảm 2,9%
so với quý trước và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơn bão đại dịch, Đông Nam Bộ là vùng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất
về tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động, với 62,8% (giảm 7,9 điểm phần trăm so với
quý trước và cùng kỳ năm trước), tiếp theo đó là Đồng bằng sông Cửu Long với 65,4%
(giảm

2
lần lượt so với quý trước và cùng kỳ năm trước là 3,3 điểm phần trăm và 5,4 điểm phần
trăm)
II. Tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao bất thường
Hình 1. Số người, tỷ lệ thất nghiệp các quý trong năm 2019-2021. Nguồn: Tổng cục
thống kê.
Tỷ lệ thiếu việc trong 6 vùng kinh tế - xã hội được ghi nhận vào quý III năm 2021
cho thấy tỷ lệ này cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ với 7,7%, tiếp theo là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long với 6,1%. Trước khi đại dịch xuất hiện, tỷ lệ thiếu việc làm ở vùng Đông
Nam Bộ chỉ dừng ở con số 0,37%, thấp nhất trong cả nước. Đến quý III năm 2021, có sự
gia tăng mạnh mẽ ở Thành phố Hồ Chí Minh, với 8,5%, cao hơn 3,6 lần so với thành phố
Hà Nội (2,39%). Chủng Delta đã gây ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng sâu sắc đến nền
kinh tế. Nhiều lao động đang làm việc trong các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề, khiến tỷ lệ thiếu việc làm ở vùng này tăng
mạnh.
Đại dịch lần thứ 4 kéo dài với những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến thị
trường lao động và người lao động tại 19 tỉnh, thành phía Nam. Chỉ tính đến cuối tháng
8/2021, đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở
khu vực phía Nam phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số doanh nghiệp phải
tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục trong giai đoạn 2016 – 2020 với hơn 22.000 doanh
nghiệp, hơn 625.000 người lao động ở các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các khu
chế xuất,

3
khu công nghiệp ở thành phố bị mất việc, ngừng việc.
Cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng là địa phương thuộc
khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn tỉnh có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2
triệu lao động đến từ khắp nơi trong cả nước. Từ kết quả khảo sát của Trung tâm Dịch vụ
việc làm tỉnh Bình Dương, cho đến đầu quý II năm 2021, toàn tỉnh phải đối mặt với tình
trạng thiếu lao động. Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều biện pháp, hình thức tuyển lao
động để đáp ứng các nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, dưới những diễn biến phức tạp của đợt
dịch lần thứ 4 đã khiến các doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, đồng
thời gây tình trạng thất nghiệp cho những lao động bị mất việc hoặc rời thành phố để về
quê khi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên toàn tỉnh.
Đợt bùng phát dịch cũng tác động đến cung và cầu lao động trên toàn khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Theo ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ cho biết: “Sự bùng phát của dịch COVID-
19 lần thứ 4 trong 3 tháng 6, 7 và 8 đã khiến gần 10.000 doanh nghiệp tại Đồng bằng
sông Cửu Long rút khỏi thị trường. Cũng từ tháng 6 đến hết tháng 8/2021, nhiều doanh
nghiệp đã phải tạm ngưng hoạt động, khoảng 90% tổng doanh nghiệp toàn khu vực. Điều
này đồng nghĩa với số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng phải nghỉ việc, không
có việc làm.
Ngoài ra tâm lý lo ngại về dịch bệnh, về sức khỏe, tính mạng của mình và gia đình
do hầu hết chưa được tiêm vắc xin, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Đời
sống khó khăn do thực hiện các biện pháp giãn cách để phòng chống dịch của nhà nước
dẫn đến sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế.Nhiều lao động có xu hướng rời
các khu vực kinh tế, công nghiệp trọng điểm để về vùng nông thôn tìm việc, trong đó
dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề với thách thức sau khi mở cửa trở lại thiếu lao động,
nhiều lao động có thâm niên kinh nghiệm không muốn tiếp tục với nghề, đi học nghề
chuyển sang ngành khác dẫn đến ngành này thiếu lao động ngành kia không đủ việc làm
được tạo mới, lao động thất nghiệp, chỗ có không cần, chỗ cần không có
III. Thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng
Theo thống kê của quý III/202, mức thu nhập bình quân tháng của người lao động
là 5,2 triệu đồng, giảm 876 nghìn đồng so với quý trước và giảm 604 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận sự sụt giảm trong mức thu
nhập bình quân của người lao động so với cùng kì năm trước. Khu vực dịch vụ có người
lao động làm việc bị ảnh hưởng thu nhập nặng nề nhất với mức thu nhập bình quân tháng
là 6,2 triệu đồng, giảm 1 triệu đồng tương ứng với 14,3% so với cùng kì năm trước.

Theo phát biểu của ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao
động, Tổng cục Thống kê tại buổi họp báo về tình hình lao động việc làm quý III/2021 và
9 tháng đầu năm 2021 được tổ chức sáng 12/10, tại Hà Nội, cho biết, dịch Covid – 19
khiến lao động ở vùng Đông Nam Bộ chịu tổn thương nặng nề nhất với mức thu nhập
giảm sâu. So với cùng kỳ năm trước, cơn đại dịch toàn cầu đã khiến mức thu nhập bình
quân tháng của người lao động trong vùng mất đi khoảng 1/4 phần.
Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động vùng này là 5,8 triệu đồng, giảm 2,4 triệu
đồng, tương ứng với 29,8% so với quý trước và giảm 1,9 triệu đồng tương ứng với 24,9%
so với cùng kỳ. Riêng mức thu nhập bình quân tháng của người lao động Thành phố Hồ
Chí Minh đạt mức thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây với chỉ 5,8 triệu đồng.
Những người lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu thiệt hại nhiều thứ
hai chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Thu nhập bình quân của lao động ở vùng này là 4,5 triệu
đồng, giảm 872 nghìn đồng (giảm tương ứng 16,1%) so với quý trước và giảm 622 nghìn
đồng (giảm tương ứng 12,1% so với cùng kỳ năm trước).
Nhìn chung, thu nhập bình quân tháng của lao động là 5,2 triệu đồng, giảm 876
nghìn đồng so với quý trước và giảm 602 nghìn đồng so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân
tháng của lao động nam (6 triệu đồng) cao gấp 1,4 lần lao động nữ (4,3 triệu đồng); thu
nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị (6,2 triệu đồng) gấp 1,35 lần lao động ở
khu vực nông thôn (4,6 triệu đồng). Như vây, đại dịch Covid – 19 lần thứ 4 đã tác động
nghiêm trọng đến đời sống của người lao động.
IV. Nguồn lực bị lãng phí, nhiều lao động không sử dụng hết tiềm năng
Trước khi chịu ảnh hưởng bởi dịch, khoảng hơn một nửa thanh niên trẻ có việc làm
đã được đào tạo đầy đủ cho công việc họ đang làm có bằng cấp phù hợp yêu cầu công
việc. Tuy nhiên, không phải tất cả thanh niên được đào tạo đều có thể tìm thấy công việc
phù hợp trình độ của họ; 26% số lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công
việc mà họ đang làm. Mặt khác, trình độ thấp hơn yêu cầu trong lao động cho thấy các
doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng của lao động. Tỷ lệ lao động không sử dụng
hết tiềm năng trước khi chịu ảnh hưởng bởi dịch chỉ dao động ở 4% cho tất cả các quý ở
năm 2019.

5
Hình 2: Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng các quý, giai đoạn
2019-2021
Đơn vị tính: %
Tuy nhiên, đến năm 2021, cụ thể là quý III con số đã tăng lên đến 10,4%, cao gần
gấp đôi so với quý trước và cùng kỳ năm trước (quý III năm 2020: 5,5%). Đợt dịch lần
thứ 4 đã khiến cho hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc phá sản khiến
nhiều lao động mất việc. Để xoay sở, nhiều lao động phải tìm kiếm những công việc
partime, làm nhân viên, phục vụ, nội trợ,... những công việc không đòi hỏi quá nhiều
trình độ kĩ thuật, dẫn đến những khả năng, thực lực của lao động không được khai thác
một cách triệt để, gây lãng phí.
V. Nhiều thanh niên phải đối mặt với thiếu việc làm và không có cơ hội học tập,
đào tạo kỹ thuật, chuyên môn cao (viết tắt là tỷ lệ NEET)
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giải pháp của nhà nước đưa ra là
cách ly toàn xã hội, chính vì thế nhiều nơi phải chịu cảnh “đóng băng”, các hoạt động
buôn bán, sản xuất bị tạm ngưng, dừng nhiều hoạt động xã hội và giáo dục cũng không
tránh khỏi. Các trường đào tạo nghề nói chung và trung cấp nghề nói riêng đều phải đóng
cửa, học viên không thể đến trường học nghề. Hình thức học online chỉ giải quyết trong
thời gian ngắn hạn, bởi thực tế chúng ta có thể dạy online phần lý thuyết chứ không thể
thực hành online. Nâng cao kỹ năng thông qua thực hành luôn là yêu cầu của trường nghề
nên cần học trực tiếp, tiếp xúc và thực hành mới nâng cao chất lượng buổi học, học viên
6
có thể thể hiện được hết khả năng tư duy sáng tạo, tạo ra những giá trị mới mẻ, dẫn đến
chuyên môn và kỹ thuật cũng được nâng cao đáng kể. Ông Phạm Hoài Nam cũng đã nói
“Như vậy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tìm kiếm việc làm cũng như học tập của
thanh niên, làm tỷ lệ NEET tăng lên”.
Vì thế, chương trình học bị kéo dài, việc kết thúc khóa học bị trì hoãn, khi bước vào
giai đoạn tái sản xuất, bình thường hóa dễ xảy ra hiện tượng thiếu lao động, “cầu đi tìm
cung”.
VI. Lao động làm việc tự cung tự cấp khu vực nông – lâm, thủy sản tăng cao

Hình 3: Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong nông nghiệp

Theo biểu đồ ghi nhận, quý III năm 2021 có số lao động làm công việc tự sản tự
tiêu tăng gần 1 triệu người so với quý trước và gần 2 triệu người so với cùng kỳ năm
trước, chủ yếu tăng ở khu vực nông thôn. Gần 2/3 số người sản xuất sản phẩm tự sản tự
tiêu là nữ giới (chiếm 62,9%). Điều này cho thấy, dịch Covid-19 kéo dài đã làm tăng số
lao động gặp khó khăn trong công việc và khiến họ phải chuyển sang làm các công việc
tự sản tự tiêu.

Trong số hơn 5 triệu lao động là lao động sản xuất tự sản tự tiêu thì có đến hơn 3
triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 58,6%). Hầu hết tất cả lao động sản xuất
tự sản tự tiêu đều không có trình độ, bằng cấp hay chứng chỉ. Trong bối cảnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa, thị trường lao động ngày càng, đòi hỏi, yêu cầu cao, nâng cao
chỉ tiêu về tay

nghề, kỹ năng cũng như chuyên môn thì dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới tình hình
lao động việc làm, cơ hội để nhóm lao động này chuyển qua tìm việc trên thị trường lao
động là rất khó khăn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG TRẠNG


THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI.

I. Nền kinh tế Việt Nam khi quay về trạng thái bình thường mới.

Dịch bệnh Covid - 19 bùng nổ, kéo dài khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên vượt qua giai đoạn khó khăn ấy
nền kinh tế nước ta đã và đang có sự khởi sắc sau nhiều biến cố đặc biệt là làn sóng
dịch thứ tư năm 2021.

Trong thời gian dài cả nước gồng mình thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống
dịch làm kinh tế lao dốc, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam quý III năm 2021 ước
tính giảm 6.17% trong cùng kỳ năm trước. Dự báo năm 2022 tăng trưởng chỉ đạt
khoảng 2.5% đến 3%. Dù vậy nền kinh tế vẫn có những bước phát triển thần kì, nổi
bật nhất phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu, lần đầu tiên nước ta đạt mốc gần 670
tỷ USD, trong đó tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 18%, nhập khẩu khoảng 20%,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 20%. Đó là vệt sáng của kinh tế Việt Nam
thúc đẩy nhiều hoạt động diễn ra mạnh mẽ hơn nữa.

Về nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước, kinh tế tư nhân, đầu tư nhà nước đều
tăng. Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài tăng mạnh khoảng 25 tỷ USD. Tháng 11 năm
2021, có khoảng 160.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại chủ động
tìm kiếm thị trường. Một số ngành kinh tế trọng điểm, chủ lực đều tăng trưởng ở mức
cao.

Nguồn thu ngân sách tương đối tốt. Nguồn chi được tiết kiệm đặc biệt là chi cho
các hội nghị hội thảo từ đó tăng cường cho phòng, chống dịch, hỗ trợ sản xuất kinh
doanh. Năm 2021 bội chi ngân sách ước tính khoảng 4%, bội thu ngân sách khoảng
3.9%. Lạm phát cũng rất thấp dưới 2%. Đồng Việt Nam có thể tăng 2% so với USD.
So với đồng tiền trong khu vực thì ngược chiều. Nhưng xét về mặt kinh tế vĩ mô là
việc tốt. Dự trữ hối đoái tăng khoảng 110 tỷ USD làm cán cân kinh tế vĩ mô ổn định,
tiền đề để năm 2022 phát triển vượt bậc.

Dự báo năm 2022 GDP tăng trưởng 7.5%. Dù có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng
nền kinh tế vẫn còn nhiều mặt cần khắc phục. Như giải ngân vốn đầu tư công. Năm
2021 mức giải ngân đầu tư công chỉ đạt 80% thấp hơn năm 2020 là 98%. Bên cạnh
đó, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí logistic tăng, kéo theo nhiều chi phí khác
làm cho doanh nghiệp gặp khó trong việc mở cửa hay thành lập mới.

Năm 2022, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng, trong nước thị
trường kinh doanh sôi động trở lại. Với việc giải quyết các vấn đề khó khăn, cùng sự
trợ giúp của chính phủ nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi.

Tuy vậy, về trung hạn dự báo nền kinh tế chỉ quay về đà tăng trưởng như trước
Covid vào năm 2023 khi nhu cầu trong nước phục hồi và không có cú sốc quá lớn nào
khác.

II. Sự thiếu hụt lao động khi quay lại trạng thái bình thường mới.

1. Nguyên nhân của thiếu hụt lao động.

Dịch bệnh Covid làm kinh tế sa sút trong thời gian dài, nguồn nhân lực bị ảnh
hưởng trầm trọng, với các ca mắc tăng theo cấp số nhân. Cả nước có hơn 1.6 triệu ca mắc
chỉ tính riêng khu vực TP. Hồ Chí Minh đã có 449.305 ca nhiễm và 17.205 ca tử vong
chiếm 74% số ca tử vong trên cả nước. Gây chấn động thị trường cung - cầu lao động đặc
biệt là các tỉnh, thành phía Nam tổ quốc.

Khi dịch bệnh dần hạ nhiệt, chính phủ nới lỏng việc giãn cách, mọi người từ các
tỉnh Đông Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh về quê - chủ yếu ở các tỉnh Miền Tây làm tình hình
dịch bệnh khu vực này trầm trọng thêm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh. Một số
bộ phận về quê tránh dịch hoặc đang có định hướng tìm kiếm việc làm tại các thị trường
tiềm năng, các khu vực hoạt động kinh tế phát triển - lựa chọn ở lại quê tìm việc, chuyển
đối sang các công việc khác mà họ cho là phù hợp với điều kiện của bản thân hay thậm
chí rời bỏ thị trường lao động. Lực lượng lao động dàn trải không hợp lý. Gây mất cân
đối cục bộ về cung và cầu lao động ở một số địa phương, ngành nghề và lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cầu về lao động cần những người có trình độ, chuyên môn, kinh
nghiệm, đủ sức khỏe để có thể giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh vực dậy nhanh
chóng, bù đắp cho những ảnh hưởng từ đại dịch. Tuy nhiên, nguồn lực lao động đã chịu

những “tổn thương” quá nặng nề, đôi khi không thể đáp ứng được những yêu cầu bên
tuyển dụng đưa ra. Một số ngành nghề “khát” nhân lực.

2. Thiếu hụt lao động khi quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ ngày 01/10/2021, giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động kinh tế dần phục
hồi, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Các tỉnh phía Nam - nơi chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi Covid - 19 cũng đang quay trở lại việc kinh doanh, sản xuất cụ thể các doanh
nghiệp phục hồi từ 50 - 80% năng suất, lực lượng lao động quay trở lại khoảng 75% có
nơi khoảng 90%, nhưng vẫn còn hạn chế quy mô. Vì thế, dòng người hồi hương tránh
dịch chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung lao động trong giai đoạn này. Song,
đến những ngày cận Tết 2022, dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Cầu về lao động sản
xuất hàng hóa dịch vụ phục vụ cho dịp Tết nguyên đán làm thị trường lao động nóng trở
lại.

Nhờ các chỉ đạo kịp thời đúng đắn của chính phủ chúng ta chuyển sang mô hình
“thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức
khỏe, tính mạng của nhân dân” cùng với việc “tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể”. Qua đó, tình hình kinh tế
khởi sắc nhu cầu về lao động tăng cao khi quay về trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên thị trường lao động hiện nay đang có một nghịch lý “cung lao động tìm
cầu” nhưng “cầu lao động kiếm cung”. Lý giải cho tình trạng này là sự mất cân đối trong
thị trường lao động và chất lượng nguồn cung không đáp ứng được các yếu tố mà các nhà
tuyển dụng đặt ra. Một số khu vực Miền Tây tiềm lực kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu
việc làm cho người lao động. Còn một số khu vực trọng điểm phía Nam như TP. Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai,...đang khát lao động.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong quý IV năm 2021
cho thấy nếu tính trên cả nước có 17.8% doanh nghiệp thiếu hụt lao động trong đó tập
trung chủ yếu ở Bình Dương (36,9%), Bình Phước (34,4%), TP. Hồ Chí Minh
(31,8%),...Tuy nhiên ở một số tỉnh thành khác lại xảy ra tình trạng thừa lao động.
Năm 2022, hai tháng đầu đã có khoảng 46,2% số doanh nghiệp gia nhập và bắt đầu
quay trở lại thị trường so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ số doanh nghiệp rời khỏi thị
trường tăng 33.6% do nhiều yếu tố tác động. Theo dự kiến tại TP. Hồ Chí Minh cần từ

10

255.000 đến 310.000 chỗ làm việc; nhu cầu nhân lực ngay trong quý I năm nay cần
khoảng 71.500 đến 86.000 chỗ làm việc. Và chủ yếu cần trên 86% lao động đã qua đào
tạo. Ở Bình Dương trong quý I cần tới 40.000 đến 50.000 lao động - tập chung chủ yếu ở
các ngành nghề chủ lực của tỉnh. Hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai theo
thống kê nhanh cần khoảng 35.000 đến 40.000 lao động. Long An quy hoạch 35 khu
công nghiệp, hiện có 16 khu đang hoạt động và 19 giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư dự
kiến cần tới gần 2 triệu công nhân, người lao động.

Ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long nơi đang tập trung khoảng 10 triệu lao động,
đang có nguồn lao động tương đối dồi dào so với các khu vực lân cận khác. Những năm
qua, lượng lớn lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đi làm tại TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Đông Nam bộ. Do dịch bệnh hàng trăm ngàn lao động tự phát về quê, dẫn
đến khan hiếm lao động ở các khu vực trên khi các địa phương đó tái sản xuất. Tuy vậy
nhu cầu nhân lực ở đây vẫn rất cao. Tiêu biểu là tại Vĩnh Long trong năm 2022 các doanh
nghiệp cần tuyển dụng khoảng 12.500 lao động. Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần
Thơ, nơi đây cần tuyển 6.676 vị trí việc làm trống. Các ngành chủ lực ở địa phương đang
“bứt tốc” lấy lại đà tăng trưởng vẫn cần một lượng lớn lao động để đáp ứng nhu cầu trên.

III. Trạng thái bình thường mới những ngành trở thành xu hướng.

Đại dịch Covid dẫn đến việc thay đổi thói quen, hành vi của xã hội. Trong khi
nhiều ngành nghề truyền thống lớn mạnh rơi vào tình cảnh éo le, gặp nhiều khó khăn
trong việc giành lại vị thế của mình thì một số ngành đặc thù lại có nhiều cơ hội lớn
và nhiều khả năng trở thành xu hướng trong một vài năm tới.

Xu hướng tuyển dụng nhân sự năm 2022, dự báo sẽ thuộc về các nhóm ngành
như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, kinh doanh thương mại, tài chính - ngân
hàng, thông tin - truyền thông, bất động sản, dịch vụ cá nhân; dịch vụ tư vấn - nghiên
cứu khoa học và phát triển; dệt may - giày da; dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống;
công nghệ thực phẩm; dịch vụ vận tải - kho bãi - cảng; kỹ thuật điện - điện lạnh - điện
công nghiệp - điện tử,... Ở phía nam những nhóm ngành thâm dụng lao động, thế
mạnh khu vực như: điện tử (55,6%), da giày (51,7%), may (49,2%), sản xuất thiết bị
điện (44,5%), dệt (39,5%).

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở nên phổ biến. Các ứng dụng, công cụ làm
việc từ xa thịnh hành và được chú trọng đầu tư. Với sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của

11

các trang thương mại điện tử lớn nhỏ và các dịch vụ giao hàng đã tạo ra nhiều công ăn
việc làm và cần một lượng lớn lao động trong thời gian tới. Trong thời kỳ giãn cách
đây cũng là một trong những giải pháp tốt kích thích tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế - một
lĩnh vực đầy hứa hẹn, bùng nổ ngay cả khi “trạng thái bình thường hóa” được thiết
lập.

Một số doanh nghiệp số hóa mạnh mẽ sau đại dịch. Đòi hỏi nguồn nhân lực lớn
có trình độ kiến thức. Cụ thể, ngành tài chính - ngân hàng sẽ cần tuyển dụng nhiều
nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin và kỹ năng bán hàng. Các nhân sự giỏi
trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo - dữ liệu lớn,... sẽ được ưu tiên tuyển dụng.

Bên cạnh đó, mảng điện tử và pin điện, điện gió, điện mặt trời ngày càng trở nên
phổ biến, nhu cầu tuyển dụng cao. Lĩnh vực dầu khí cũng được chú trọng phát triển
tạo nhiều việc làm. Nhưng nhìn chung những ngành này cần lao động có nhiều kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn và khả năng tiếng Anh tốt.

Về lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp tập đoàn cần tuyển dụng những
chuyên viên phát triển dự án, quản lý kinh doanh và tiếp thị, các quản lý thiết kế, pháp
lý dự án, pháp lý đầu tư, kế hoạch và phát triển chiến lược. Với xu hướng toàn cầu
hóa như hiện nay giao thông vận tải phía Nam phát triển, có nhiều cảng lớn ngành
Logistic và quản lý chuỗi cung ứng trong ba năm tới có thể cần tới 18.000 lao động
với mức lương tương đối cao. Các ngành thiết kế đồ họa, marketing, thông tin và
truyền thông,...đang phát triển mạnh mẽ hứa hẹn trong tương lai sẽ là một trong
những ngành tiềm năng.

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp được đánh giá có tiềm năng do là thế mạnh của
khu vực và tiếp tục được chuyển đổi theo hướng hiện đại, hội nhập phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả các nhóm ngành này cũng đang đòi
hỏi một nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật.
IV.Nguồn cung lao động, xu hướng tìm việc làm trong trạng thái bình thường
mới.

Không có công thức chung nào về "công việc lý tưởng" cho tất cả người lao
động. Mỗi người lao động, tùy vào độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý và giai đoạn trên nấc
thang sự nghiệp sẽ có những mong muốn khác nhau khi đi làm.

12

Dưới tác động tiêu cực của đại dịch, 2021 là một năm đầy biến động của hầu hết
lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả thị trường lao động. Tình trạng người lao động mất việc
làm, giãn việc... dẫn đến mất thu nhập có xu hướng tăng. Một số người lao động thất
nghiệp cọ xát do thay đổi cầu lao động của các doanh nghiệp, giữa các ngành công
nghiệp, các vùng hay lao động cần thời gian để tìm công việc mới trong khu vực. Một
số lao động thất nghiệp cơ cấu vì số lượng công việc trong ngành nghề họ muốn tham
gia ít, hay do luật lương tối thiểu nhưng đa phần nó chỉ tác động đối với nguồn lao
động không tay nghề, ít kinh nghiệm.

Hình 4: Nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động TP. Hồ Chí Minh năm 2021 theo khảo sát
của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin TP.HCM.

Qua số liệu trên có thể cho thấy nguồn cung lao động khu vực phía nam rất dồi
dào. Xu hướng tìm kiếm công việc của mọi người rất đa dạng, cao nhất trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại, thấp ở ngành marketing nhìn chung các ngành đề cập trên đòi
hỏi lao động cần có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm. Riêng các nhóm ngành khác
nguồn cung lao động rất cao như lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất,...
người lao động tìm kiếm cho mình một công ty phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại.

13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRẠNG


THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

Covid – 19 tàn phá nền kinh tế nước ta trong suốt một thời gian dài vừa qua và khả
năng rất cao chúng sẽ còn ở lại với chúng ta. Dịch bệnh đã giáng đòn nặng nề vào nền
kinh tế đang trên đà phát triển của nước ta. Ảnh hưởng trên tất cả phương diện từ nông
nghiệp, công nghiệp đến du lịch, giao thông, giáo dục,... Qua những tác động tiêu cực từ
dịch bệnh thì không thể phủ nhận những vấn đề cấp thiết cần đặt ra để phục hồi kinh tế
nói chung và đời sống người dân nói riêng.

Kinh tế trì trệ tác động không nhỏ đến đời sống của những người lao động cơ bản
trong xã hội. Cắt giảm nhân lực, cách ly y tế, nhà máy, xí nghiệp giải thể,...còn nhiều
những lý do hơn nữa khiến họ phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp. Những người lao
động ở khu công nghiệp, xí nghiệp phần lớn là nguồn thu nhập chính trong gia đình, họ
gánh trên vai những nỗi lo cơm áo song song với những mầm bệnh đe dọa sức khỏe của
họ hằng ngày khi tiếp tục công việc khi dịch bệnh bùng phát. Dịch bệnh lan rộng những
trang bị cần thiết như khẩu trang, que test,..không ngừng tăng giá gây khó khăn hơn trong
việc tự bảo vệ của những người lao động hạn hẹp về kinh tế.

Sức khỏe là tiền đề cho tất cả, doanh nghiệp phát triển hay không cũng phụ thuộc
một phần vào nhân công nên những biện pháp hỗ trợ người lao động trong những thời
điểm then chốt trong lúc này. Họ cần được đảm bảo về sức khỏe và công việc thì mới có
thể nâng cao tinh thần, cải thiện sản xuất để doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch.
Việc muốn phục hồi phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận
“sống chung với dịch”. “Sống chung với dịch” được xem như là một xu thế tất yếu, giúp
người dân có điều kiện đi lại, làm việc, từng bước nối lại nhịp sống đời thường và khôi
phục sản xuất, kinh doanh và trở lại đời sống bình thường mới. Vì vậy để người lao động
thích ứng với trạng thái này, chính phủ đã có một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và
hỗ trợ người lao động để khuyến khích họ trở lại làm việc.

14

I. Đảm bảo sức khỏe cho lao động

Tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ người lao động tiêm đủ 3 mũi vaccine trong thời
gian nhanh nhất có thể để đảm bảo sức khỏe cho họ trở lại làm việc, đặc biệt là tại
những nơi thuộc vùng trọng điểm sản xuất, nơi có tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp; bảo vệ sức khỏe người lao động, tính mạng của người dân. Đây được xem là giải
pháp hàng đầu để đưa người lao động trở lại nơi làm việc.

Ngoài ra các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và đảm bảo cơ sở
vật chất và môi trường làm việc an toàn, sạch khuẩn, khuyến khích người lao động
thực hiện tốt việc khai báo y tế, quy tắc 5K tại nơi làm việc; tức là các doanh nghiệp
và người lao động phải hoạt động theo nguyên tắc “an toàn để sản xuất, sản xuất phải
an toàn”; thường xuyên thực hiện các xét nghiệm đối với tất cả các lao động, tiến
hành sàng lọc, xử lí và cách ly những lao động có dấu hiệu của bệnh,…

Sản xuất đang phục hồi từng ngày trong điều kiện “bình thường mới”, hầu hết
các doanh nghiệp đều quan tâm đến công tác phòng, chống dịch COVID - 19. Bởi lẽ,
trong một bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, đảm bảo an toàn
cho lực lượng lao động là yếu tố sống còn để duy trì và phục hồi sản xuất. Một số
doanh nghiệp dù có lực lượng lao động “khủng”, áp lực duy trì sản xuất lớn nhưng đã
vượt qua khó khăn nhờ những “bí kíp” chăm lo, quản trị lực lượng lao động tốt.

II. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất
kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Tập trung giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp các chính
sách hỗ trợ tài khóa, tín dụng,…để phục hồi và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động. Trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo
quy định của chính phủ để phòng, chống dịch bệnh nên hầu hết doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh đều tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh
doanh, cắt giảm 50% số lượng nhân công. Vì thế, giải pháp này có thể giúp người lao
15

động ổn định, củng cố lại đời sống sau hơn một thời gian dài mất việc vì giãn cách.

III. Hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động


Thực hiện các giải pháp kết nối, đảm bảo nguồn cung lao động cho các doanh
nghiệp. Hỗ trợ, điều tiết, kết nối giữa người cung và người cầu lao động. Xây dựng
các kế hoạch, khảo sát người lao động và doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin
thị trường lao động. Giữa các địa phương nên tổ chức các chương trình trong việc
cung ứng và tuyển dụng lao động như để bắt cầu, liên thông trong chuỗi lao động giữa
các địa phương lại với nhau.
IV. Các chính sách ưu đãi
Các doanh nghiệp cũng cần có các chính sách thu hút người lao động như: miễn
hoặc giảm các chi phí phát sinh trong quá trình tuyển dụng, ưu đãi tiền lương, thời gian
làm việc, hỗ trợ nhà ở hoặc thực hiện tốt 3 tại chỗ, điện nước sinh hoạt, giữ trẻ và phương
tiện đi lại,… để bảo đảm an toàn chống dịch. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả để
thu hút người lao động nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nói
chung, trong đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nói riêng với các nguy cơ giảm
lợi nhuận, tăng chi phí, thậm chí chịu lỗ nhằm duy trì sản xuất.
V. Hỗ trợ các chi phí trực tiếp cho người lao động
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ chi phí người lao động. Trong suốt thời gian từ khi
dịch bệnh bùng phát đến nay, hiểu được sự khó khăn của người lao động trong giai đoạn
phức tạp trên, chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ, cứu trợ cho lao động: chính
sách hỗ trợ lao động tự do, chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động,
chính sách hỗ trợ lao động ngừng việc do cách ly,…
VI. Thu hút lao động quay trở lại
Từ trước đến nay, việc "kéo" lao động từ nông thôn lên thành thị đã rất khó bởi nền
kinh tế của nước ta xuất phát từ bản chất nông nghiệp. Giờ đây, xuất hiện thêm tình trạng

16
người lao động đang cư trú các thành phố lớn nhưng vẫn một mực di chuyển về quê,
doanh nghiệp không thể giữ được lao động kể cả khi chính phủ đã mở cửa, vì thế e rằng
sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Giai đoạn giãn cách vừa qua, có lẽ chúng ta luôn quan tâm nhiều đến tác động về
kinh tế, tuy nhiên, hậu quả về mặt tâm lý của người dân cũng là vấn đề nan giải nên được
đề cập. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều công nhân, người lao động bị sang chấn tinh
thần, việc này sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để khắc phục. Đây là thời
điểm phải xem người lao động là động lực tăng trưởng, bởi “hỗ trợ người lao động cũng
chính là hỗ trợ động lực tăng trưởng của đất nước”. Từ những nguyên nhân cơ bản này,
một số giải pháp được đưa ra đối với doanh nghiệp và các địa phương:
Về phía các doanh nghiệp, đối với những người lao động phải ngưng việc do doanh
nghiệp đóng cửa hoặc lao động về quê, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để
“giữ chân” người lao động như: lưu thông tin người lao động, chủ động liên lạc kêu gọi
họ quay trở lại làm việc khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thông qua internet…, hỗ
trợ phúc lợi cho người lao động, áp dụng các biện pháp hoãn việc không lương thay vì
chấm dứt hợp đồng lao động,…
Song, với quyết tâm kiểm soát tình hình dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi và phát
triển trong trạng thái bình thường mới; các địa phương đã có những phương án hỗ trợ
người lao động quay lại làm việc như liên kết giữa cung và cầu lao động; kiến tạo các
động lực về cơ hội; hỗ trợ chi phí, tài chính; ổn định cuộc sống tại những thành phố phát
triển có nhu cầu lao động cao mà trong đó nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh và Bình
Dương; tạo thêm việc làm cho lao động muốn tăng thu nhập ổn định cuộc sống; tuyên
truyền và giáo dục về cách phòng chống dịch, giúp người lao động cảm thấy yên tâm hơn
khi sức khỏe họ được đảm bảo; từ đó, khuyến khích, thúc đẩy họ trở lại làm việc.
VII. Nâng cao vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội.
Qua bài học về đại dịch COVID – 19, ta có thể thấy rằng, trong điều kiện biến động
kinh tế - xã hội, việc đảm bảo an toàn cho người dân là một trong những yếu tố được đặt
lên hàng đầu. Vì thế, việc tiếp tục các giải pháp dài hạn về nguồn lực để bảo đảm một số
17
dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và tạo cơ hội công bằng cho toàn dân. Khuyến
khích các chính sách phát triển nhà ở và thúc đẩy xã hội hóa để đảm bảo nhà ở cho người
dân; đầu tư, xây dựng nơi lưu trú cho các công nhân tại các khu công nghiệp, đô thị và
người có thu nhập thấp, từ đó thu hút họ đến làm việc.
VIII. Đào tạo nâng cao chất lượng cung lao động
Chú trọng vấn đề đào tạo, nâng cao tay nghề lao động; chuyển đổi nghề nghiệp;
tháo gỡ rào cản về pháp lý để doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo người lao động; sử
dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp như một công cụ “giá đỡ” hỗ trợ phát triển thị
trường lao động.

Những giải pháp trên sẽ còn nhiều hạn chế nhưng trước mắt nó đáp ứng đủ các nhu
cầu cấp thiết cho tình trạng phục hồi kinh tế hiện nay. Đây là cơ sở để đảm bảo cho người
lao động an tâm lao động, sản xuất, là nền tảng để ổn định xã hội và lâu dài hơn góp phần
củng cố lòng tin của người lao động vào nhà nước và doanh nghiệp. Tùy theo tình huống
mà thay đổi giải pháp linh hoạt để đáp ứng điều kiện đưa ra của từng địa phương. Đại
dịch là thách thức đồng thời cũng là thời cơ để nước ta nâng cao kinh nghiệm thực tế, khả
năng thích ứng môi trường và nếu xử lý tốt nó sẽ trở thành cơ sở vững chắc để nước ta
tiếp tục quá trình phát triển sau này, qua đó nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
18
LỜI KẾT

Sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 đã mang lại những thách thức chưa từng có
trong mấy chục năm qua đối với ngành y tế và các hoạt động sản xuất kinh tế của mỗi cá
nhân hoạt động trong nền kinh tế. Vấn đề về lao động và việc làm luôn luôn là một vấn
đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta từ trước tới nay. Khi đại dịch trở nên bùng phát thì
vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết. Giai đoạn vừa qua, chúng ta có thể chứng kiến sự
vào cuộc không mệt mỏi của toàn hệ thống chính trị; sự linh hoạt, sáng tạo của người
dân, người lao động và doanh nghiệp trong nỗ lực giúp thị trường lao động - việc làm
chống chịu trước những khó khăn của đại dịch và sẵn sàng cho sự phục hồi mạnh mẽ ở
giai đoạn bình thường mới. Các nghiên cứu trên đã tổng quan lại những tác động của đại
dịch tới thị trường lao động và việc làm và đã nêu được một số thực trạng về lao động và
việc làm của khu vực phía Nam trong giai đoạn bình thường mới. Các kết quả cho thấy,
mức độ trầm trọng từ những ảnh hưởng của đại dịch và từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm giúp người lao động có thể ổn định lại cuộc sống và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế
cũng như sự phát triển bền vững của nước ta. Đó chính là những hướng đi thích hợp cho
lao động trong thời đại bình thường mới và cả tương lai sau này.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, nhóm em biết rằng sẽ có những thiếu
sót đồng thời do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên tài liệu, dẫn chứng của chúng em
sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Mong thầy thông cảm, góp ý thêm để nhóm em hoàn
thành tốt hơn vào những lần tiếp theo. Cảm ơn thầy đã dành thời gian để xem xét và
đánh giá.
19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Anh. (2021). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo nội dung liên quan
đến tác động của dịch COVID – 19 đối với lao động. Truy cập ngày 14/03/2022 tại:
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=60514
2. Mỹ Anh. (2021). Phục hồi và thích ứng xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Truy cập ngày 14/03/2022 tại: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/phuc-hoi-va-thich-ung-
xa-hoi-trong-trang-thai-binh-thuong-moi-596486.html
3. Thanh Trà – Minh Hưng. (2021). Thị trường lao động khu vực phía Nam trước ảnh
hưởng của dịch COVID-19. Truy cập ngày 11/09/2021 tại:
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thi-truong-lao-dong-khu-vuc-phia-nam-truoc-anh-
huong-cua-dich-covid-19/5ac342c3-e4e2-4114-830e-d80ab565d8b7
4. Quỳnh Lê. (2021). Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong quý III/2021 tăng lên
mức cao nhất chưa từng thấy. Truy cập ngày 12/10/2022 tại:
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ty-le-that-nghiep-va-thieu-viec-lam-trong-quy-
iii-2021-tang-len-muc-cao-nhat-chua-tung-thay-post282221.html

5. Tổng cục thống kê. (2022). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2022.
Truy cập ngày 17/03/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2022/02/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-02-nam-2022/

6. Hồng Kiều. (2022). Lời giải cho bài toán thiếu hụt lao động trong trạng thái bình
thường mới. Truy cập ngày 14/03/2022 tại:
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/nhan_quyen/2022/16316/Loi-giai-cho-bai-
toan-thieu-hut-lao-dong-trong-trang-thai.aspx

20

You might also like