You are on page 1of 67

Bài Giảng Kinh Tế Học Vĩ Mô 1

Biên soạn: Th.S Phạm Văn Quỳnh – Đại học Ngoại Thương Cơ Sở II TP. HCM

Thời lượng: 60 tiết (7 chương), 45 tiết (5 chương).

Giáo trình: Blanchard O. (2000) Kinh Tế Học Vĩ Mô, 2nd edn, bản dịch của Chương trình giảng dạy
kinh tế học Fulbright ®.
Tài liệu tham khảo: Mankiw N. G. (2015), Principles of Macroeconomics, 7th edition. Cengage Learning
Giáo Viên: Phạm Văn Quỳnh. email: pquynhf@gmail.com

Đánh giá: 02 bài kiểm tra, 01 bài thi hết môn (trắc nghiệm).

Nội dung giảng dạy: chương trình này bao gồm 7 chương, nội dung như sau:

Chương 1: Nhập môn kinh tế học vĩ mô. Chương 1 giới thiệu chung kinh tế học vĩ mô trong môn kinh tế học và
đề cập một số vấn đề cơ bản của kinh tế học vĩ mô.

Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia. Chương 2 giới thiệu việc đo lường sản lượng quốc gia, tính GDP
theo ba phương pháp, và mối quan hệ giữa GDP và một số các tài khoản quốc gia khác.

Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa. Chương này thiết lập mô hình xác định mức sản lượng (thu nhập)
cân bằng trên thị trường hàng hóa (the goods market), và các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập cân bằng. Sau đó,
chương 3 giới thiệu chính sách tài khóa (chi tiêu của chính phủ và thuế) và tác động của nó tới nền kinh tế.

Chương 4: Cung - Cầu tiền tệ và cân bằng trên thị trường tiền tệ. Chương 4 nói về Cung và Cầu tiền tệ, và sự
hình thành lãi suất cân bằng trong thị trường tiền tệ (the money market). Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và
thị trường tài chính cũng là một nội dung của chương này.

Chương 5: Mô hình IS-LM và tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chương 5 nói về cân
bằng trong thị trường hàng hóa (the goods market) và đường IS. Sau đó, đường LM được xây dựng nhằm thể
hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất sao cho thị trường tiền tệ (the money market) cân bằng. Mô hình IS-
LM nói về cân bằng của nền kinh tế khi cả hai thị trường trên đều đạt cân bằng. Sau đó, chương 5 phân tích các
tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ tới nền kinh tế.

Chương 6: Mô hình Tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD). Chương 6 giới thiệu thị trường lao động (the labor
market) và sau đó đề cập tới Tổng Cung và tổng Cầu. Cân bằng AS –AD đạt được khi cả ba thị trường: hàng
hóa, tiền tệ, và lao động đều đạt cân bằng. Phân tích cân bằng AS-AD giúp giải thích nguồn gốc của lạm phát
và mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường cong Phillips).

Chương 7: Mô hình Mundell-Flemming. Chương 7 đề cập tới thị trường ngoại hối (the foreign exchange
market – Forex) và tác động của nó tới nền kinh tế trong nước qua hai kênh: xuất nhập khẩu và sự luân chuyển
vốn giữa các quốc gia. Sự cân bằng của các thị trường hàng hóa, tiền tệ, ngoại hối và các tác động của chính
sách trong trường hợp luân chuyển vốn hoàn hảo là nội dung chính của chương 7.

(chú ý rằng tài liệu này cần phải được sử dụng cùng với giáo trình)

1
Version March 2007, nội dung bài giảng có thể thay đổi (biên soạn lại).
0
MỤC LỤC
Chương 1. Nhập môn kinh tế học vĩ mô ............................................................................................................. 4
I. Các vấn đề cơ bản của kinh tế học vĩ mô ........................................................................................................ 4
1. Tăng trưởng kinh tế (economic growth) .....................................................................................................................4
2. Thất nghiệp (unemployment) ......................................................................................................................................4
3. Lạm phát (inflation) ....................................................................................................................................................4
II. Một số mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế ................................................................................................ 6
1. Tăng trưởng và thất nghiệp ........................................................................................................................................6
2. Lạm phát và thất nghiệp .............................................................................................................................................6
Chương 2. Đo lường sản lượng quốc gia............................................................................................................. 8
I. GDP và GNP ................................................................................................................................................... 8
1. Khái niệm và ý nghĩa ..................................................................................................................................................8
2. Các thước đo liên quan đến GDP và GNP .................................................................................................................8
II. Phương pháp xác định GDP .......................................................................................................................... 8
III. Mối quan hệ của một số chỉ tiêu trong hệ thống SNA (System of National Accounts) ............................... 9
Chương 3. Thị trường hàng hóa ........................................................................................................................ 10
I. Các khoản chi tiêu ......................................................................................................................................... 10
1. Tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S) ...................................................................................................................................10
2. Đầu tư (I) ..................................................................................................................................................................10
3. Chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G): ..............................................................................................10
4. Xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M): .............................................................................................................................10
II. Xác định sản lượng (thu nhập) cân bằng theo mô hình Keynes .................................................................. 10
1. Nền kinh tế đóng không có chính phủ .......................................................................................................................11
2. Nền kinh tế đóng có chính phủ..................................................................................................................................13
3. Nền kinh tế mở ..........................................................................................................................................................14
III. Chính sách tài khóa (fiscal policy) ............................................................................................................. 15
1. Thặng dư ngân sách..................................................................................................................................................15
2. Chính sách tài khóa ..................................................................................................................................................15
Chương 4. Thị trường tiền tệ ............................................................................................................................. 16
I. Tiền và hệ thống ngân hàng .......................................................................................................................... 16
II. Cung Tiền .................................................................................................................................................... 16
1. Định nghĩa ................................................................................................................................................................16
2. Quá trình tạo Cung tiền ............................................................................................................................................17
3. Phương pháp thay đổi Cung tiền (M1) của ngân hàng trung ương (CB) .................................................................17
4. Cung tiền thực và Cung tiền danh nghĩa ...................................................................................................... 17
III. Cầu Tiền ..................................................................................................................................................... 17
1. Hàm Cầu tiền ............................................................................................................................................................17
2. Thị trường trái phiếu ................................................................................................................................................18
3. Quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu .........................................................................................18
IV. Cân bằng trên thị trường tiền tệ .................................................................................................................. 18
1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ ..............................................................................................................................18
2. Thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ ...............................................................................................19
Chương 5. Mô hình IS - LM .............................................................................................................................. 21
I. Đường IS ....................................................................................................................................................... 21
1. Thị trường hàng hóa và đường IS .............................................................................................................................21
2. Phương trình đường IS .............................................................................................................................................21
3. Đồ thị đường IS ........................................................................................................................................................21
4. Dịch chuyển đường IS...............................................................................................................................................22
II. Đường LM ................................................................................................................................................... 22
1. Thị trường tiền tệ và đường LM ................................................................................................................................22
2. Phương trình đường LM ...........................................................................................................................................22
3. Đồ thị đường LM ......................................................................................................................................................22
4. Dịch chuyển đường LM ............................................................................................................................................22
III. Cân bằng IS –LM ....................................................................................................................................... 22
1. Điểm cân bằng ..........................................................................................................................................................22
2. Chính sách tài khóa (FP) ..........................................................................................................................................23
3. Chính sách tiền tệ (MP) ............................................................................................................................................23
4. Kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (policy mix) ................................................................................23
5. Độ dốc của IS, LM và mức độ hiệu quả của chính sách can thiệp ...........................................................................24
Chương 6. Mô hình Tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD) ................................................................................. 25
I. Tổng Cầu (AD) ............................................................................................................................................. 25
1. Tổng Cầu ..................................................................................................................................................................25
1
2. Mối quan hệ giữa thu nhập cân bằng và mức giá.....................................................................................................25
3. Thay đổi của đường AD ............................................................................................................................................25
II. Tổng Cung AS và thị trường lao động......................................................................................................... 26
1. Tổng Cung cổ điển (classical aggregate supply) ......................................................................................................26
2. Đường tổng Cung Keynes .........................................................................................................................................28
3. Đường tổng cung Keynesian (Imperfect Information) ..............................................................................................28
III. Cân bằng tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD) ............................................................................................. 29
1. Sản lượng và mức giá cân bằng ...............................................................................................................................29
2. Chính sách tiền tệ mở rộng .......................................................................................................................................29
3. Chính sách tài khóa thắt chặt ...................................................................................................................................30
IV. Lạm phát..................................................................................................................................................... 31
1. Lạm phát do Cầu kéo (demand-pull inflation) ..........................................................................................................31
2. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) ..........................................................................................................32
3. Lạm phát do kỳ vọng .................................................................................................................................................32
V. Lạm phát và thất nghiệp: Đường Cong Phillips (PC) .................................................................................. 32
Chương 7: Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán ................................................................................. 34
I. Thị trường ngoại hối ..................................................................................................................................... 34
1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái (the rate of exchange) ................................................................................34
2. Tỷ giá hối đoái thực (real exchange rate).................................................................................................................34
3. Các cơ chế tỷ giá hối đoái ........................................................................................................................................34
4. Tỷ giá hối đoái và lãi suất ........................................................................................................................................35
II. Cán cân thanh toán (Balance of Payment - BoP)......................................................................................... 36
1. Cán cân thanh toán ...................................................................................................................................................36
2. Tài khoản vãng lai (CA) và Tài khoản vốn (KA) ......................................................................................................36
Chương 8: Mô hình Mundell – Flemming (IS – LM – BP) ............................................................................. 38
I. Đường IS, LM, và BP ................................................................................................................................... 38
1. Thu nhập (Y) và xuất khẩu ròng (NX).......................................................................................................................38
2. Đường IS...................................................................................................................................................................38
3. Đường LM ................................................................................................................................................................39
4. Đường BP .................................................................................................................................................................39
II. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn hoàn hảo ............................................................................... 40
1. Trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi ...........................................................................................................................40
2. Trường hợp tỷ giá hối đoái cố định ..........................................................................................................................41
III. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn linh hoạt (mobile BP) .......................................................... 42
1. Tỷ giá hối đoái cố định .............................................................................................................................................42
2. Tỷ giá hối đoái thả nổi ..............................................................................................................................................42
IV. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn kém linh hoạt (immobile BP) ............................................. 43
1. Tỷ giá hối đoái cố định .............................................................................................................................................43
2. Tỷ giá hối đoái thả nổi ..............................................................................................................................................44
V. Tác động từ nền kinh tế thế giới .................................................................................................................. 44
1. Tác động của sự thay đổi của thu nhập nước ngoài (Y*) .........................................................................................44
2. Tác động của sự thay đổi của lãi suất nước ngoài (i*).............................................................................................44
Chương 9: Tiền tệ, lạm phát, và sản lượng ...................................................................................................... 45
I. IS – LM với lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực ........................................................................................... 45
1. Lãi suất thực và danh nghĩa: Tác động Fisher .........................................................................................................45
2. Giá trị hiện tại (present value) .................................................................................................................................45
3. Phương trình IS, LM .................................................................................................................................................46
II. Điều chỉnh trong ngắn và trung hạn............................................................................................................. 46
1. Ngắn hạn (the short run) ..........................................................................................................................................46
2.Trung hạn (the medium run) ......................................................................................................................................47
3. Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn về trung hạn ........................................................................................................47
Chương 10: Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công nghệ (mô hình Swan – Solow)......................................... 48
I. Hàm sản xuất (production function) ............................................................................................................. 48
1. Các giả định về hàm sản xuất ...................................................................................................................................48
2. Tỷ phần của lao động và vốn trong sản lượng..........................................................................................................48
3. Sản lượng và vốn trên lao động (đầu người) ............................................................................................................49
II. Tiết kiệm, đầu tư, khấu hao, và trạng thái dừng của nền kinh tế ................................................................. 49
1. Thị trường hàng hóa .................................................................................................................................................49
2. Vốn và khấu hao .......................................................................................................................................................50
3. Trạng thái dừng (steady state) ..................................................................................................................................50
4. Qui tắc vàng (the golden rule) ..................................................................................................................................51
III. Khi lao động thay đổi ................................................................................................................................. 52
2
1. Trạng thái dừng của mô hình Swan – Solow ............................................................................................................52
2. Qui tắc vàng..............................................................................................................................................................52
III. Khi trình độ công nghệ thay đổi ................................................................................................................. 52
1. Trạng thái dừng của mô hình Swan – Solow ............................................................................................................52
2. Tốc độ tăng của sản lượng (Y), vốn (K) và lao động (L) Tại SS ...............................................................................53
3. Khi tỷ lệ tiết kiệm (s) thay đổi ...................................................................................................................................53
4. Khi tốc độ tăng của tiến bộ công nghệ (g) thay đổi ..................................................................................................54
5. Hàm ý chính sách của mô hình Swan - Solow ..........................................................................................................54
IV. Hạch toán tăng trưởng (growth accounting) .............................................................................................. 54
Chương 11: Lý thuyết về tiêu dùng và đầu tư.................................................................................................. 55
I. Lý thuyết tiêu dùng ....................................................................................................................................... 55
II. Lý thuyết đầu tư (sinh viên tham khảo) ....................................................................................................... 62

3
Chương 1. Nhập môn kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô, một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu tổng thể nền kinh tế. Nói cách khác, các hành vi
chung và quyết định chung của nền kinh tế là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô
nghiên cứu nhiều vấn đề, nhưng ba vấn đề cơ bản nhất là tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, và lạm phát.

I. Các vấn đề cơ bản của kinh tế học vĩ mô


1. Tăng trưởng kinh tế (economic growth)
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Tăng trưởng
kinh tế thể hiện sự tăng thêm của tổng sản lượng qua các thời kỳ.

GDPt − GDPt −1
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: g = * 100(%) (1.1)
GDPt −1
Lưu ý rằng GDP ở công thức trên là GDP thực. nếu g > 0: tăng trưởng, g < 0: suy thoái.

GDP danh nghĩa (nominal GDP) là GDP tính theo giá hiện hành trên thị trường.
GDP thực (real GDP): là GDP tính theo giá của một năm gốc nào đó (năm cố định), mục đích của việc tính
theo giá của năm gốc là loại trừ sự thay đổi của giá cả trong việc tính đúng sự tăng lên của sản lượng.
2. Thất nghiệp (unemployment)
Một cá nhân được gọi là thất nghiệp nếu anh ta đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa tìm được. Thất nghiệp thể
hiện ở việc thiếu các việc làm cần thiết trong nền kinh tế. Nền kinh tế không thể cung cấp đủ số lượng việc làm
với mức tiền lương và giá cả hiện hành.

U U
Tỷ lệ thất nghiệp: u = *100(%) = *100(%)
L U+N
U: số người thất nghiệp (đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm).
L: lực lượng lao động, L = U + N (N là số người đang có việc làm)
3. Lạm phát (inflation)
Lạm phát là sự tăng lên liên tục trong mức giá chung của nền kinh tế. Để phản ánh sự tăng lên của mức giá
chung người ta sử dụng rổ hàng hóa (market basket – còn gọi là một tập hợp hàng hóa) mang tính đại diện và
phản ánh sự thay đổi trong mức giá chung của rổ hàng hóa này.
3.1. Chỉ số giá (price index) Hai chỉ số giá phổ biến nhất trong kinh tế học vĩ mô là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
và chỉ số khử lạm phát (GDPdf)
CPI (consumer price index)
n n

 P1i Qi0 P Q i
2
i
0
CPI1 = i =1
n
*100 CPI2 = i =1
n
*100
P Q
i =1
i
0
i
0 P Q
i =1
i
0
i
0

P Q i
0
i
0
CPI0 = i =1
n
*100 = 100
P Q
i =1
i
0
i
0

Rổ hàng hóa CPI quan sát:


- Các hàng hóa tiêu dùng
- Bao gồm hàng tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
- Rổ hàng hóa của CPI cố định qua các năm

4
GDPdf (GDP deflator)

GDPn
GDPdf = *100
GDPr
n

P Q i
0
i
0
Ví dụ: GDP 0 df = i =1
n
*100 = 100 và
P Q
i =1
i
0
i
0

P Q 1
i i
1
GDP1 df = i =1
n
*100 (năm gốc: 0)
P Q
i =1
i
0
i
1

Rổ hàng hóa GDPdf quan sát:


- Các hàng hóa tiêu dùng và sản xuất
- Bao gồm các hàng trong nước
- Rổ hàng hóa của CPI GDPdf qua các năm

Chú ý: Rổ hàng hóa của GDPdf và CPI là khác nhau. Do các lý do sau:
- CPI sử dụng rổ hàng hóa năm gốc, trong khi GDPdf sử dụng rổ hàng hóa năm hiện hành.
- CPI đo lường sự thay đổi của giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong nền kinh tế, do đó sự thay đổi của
CPI có thể phản ánh sự ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng có thu nhập danh nghĩa cố
định (ví dụ công chức hưởng lương hàng tháng từ ngân sách chính phủ), CPI tăng thể hiện sự suy giảm
về sức mua của tiền tệ đối với các hàng hóa tiêu dùng.
- Trong khi đó, GDPdf đo lường cả các hàng hóa sản xuất và tiêu dùng nhưng không bao gồm các hàng
hóa nhập khẩu như CPI (khi học chương 2 về GDP chúng ta sẽ hiểu lý do). Sự thay đổi của GDPdf phản
ánh sự ảnh hưởng tới việc tính GDP thực từ GDP danh nghĩa.

Tham khảo 1.1: chỉ số giá Fisher


Chỉ số Laspayres (như cách tính CPI) thường đánh giá quá cao sự thay đổi của giá cả (overvalued) vì
người tiêu dùng có xu hướng thay thế các hàng hóa có giá cao trong năm gốc bằng các hàng hóa có giá
rẻ hơn trong năm hiện tại. Trong khi đó chỉ số Paasche (như cách tính GDPdf) lại đánh giá thấp
(undervalued), muốn chính xác hơn các nhà kinh tế thường tính theo chỉ số giá Fisher (F).
F = L*P (1.4)
Theo cách tính này thì GDPdf và CPI chỉ còn khác nhau ở rổ hàng hóa quan sát mà thôi (công thức tính
có thể như nhau, nhưng rổ hàng hóa của CPI là các hàng tiêu dùng, của GDPdf bao gồm cả hàng tiêu
dùng và hàng sản xuất).
Xem thêm trong: Hướng Dẫn Thực Hành Kinh Tế Vĩ Mô, và Mankiw G. (1992).

PI1 − PI 0
Tỷ lệ lạm phát: π = *100(%) (1.5)
PI 0
Trong đó PI là chỉ số giá, 1 và 0 là các thời kỳ (năm, tháng…). PI có thể là CPI hoặc là GDPdf, hay các chỉ số
giá khác.
CPI1 − CPI 0
Ở Việt Nam, chúng ta đang tính lạm phát theo CPI, có nghĩa là: π = *100(%). Nếu π = 10 qua
CPI 0
các năm 2004 và 2005 thì có nghĩa rằng tỷ lệ lạm phát là 10%.
Ví dụ: Nền kinh tế sản xuất 2 loại hàng hóa cuối cùng (final goods), giả định chất lượng không thay đổi theo
thời gian.

5
Năm 2001 2002
Hàng hóa P0 Q0 P1 Q1
Xe hơi $50.000 100 $60.000 120
Bánh mì $10 500.000 $20 400.000

P Q 1
i i
0
60000 *100 + 20 * 500000
CPI1 = i =1
*100 = *100  160
n
50000 *100 + 10 * 500000
P Q
i =1
i
0
i
0

P Q 1
i i
1
60.000 *120 + 20 * 400.000
GDPdf1 = i =1
*100 = *100 = 152
n
50.000 *120 + 10 * 400.000
P Q
i =1
i
0
i
1

160 − 100
Tỷ lệ lạm phát (nếu sử dụng CPI): = *100(%) = 60% (100 là chỉ số giá kỳ gốc: năm 2001).
100
II. Một số mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế
1. Tăng trưởng và thất nghiệp Okun Law
Nhà kinh tế học Okun khẳng định tăng trưởng kinh tế có xu hướng làm giảm thất nghiệp. Tăng trưởng có nghĩa
là sự tăng lên trong sản lượng (và thu nhập) của nền kinh tế, do đó nền kinh tế sử dụng nhiều hơn các loại đầu
vào, trong đó có lao động. Qui luật Okun được các nhà kinh tế học nghiên cứu thực nghiệm, các kết quả thực
nghiệm như sau (các kết luận về mặt lượng có thể khác nhau giữa các mẫu quan sát):
Theo R. Dornbusch và S. Fisher: Khi sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất
nghiệp thực tế giảm 1%..
ut = ut-1 - 0,4(gt - gp) (1.6)
Theo P. Samuelson: khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng 2%, thì tỉ lệ thất nghiệp tăng 1% .
Yp − Yt
ut = un + 0,5* x100 (1.7)
Yp
Tham Khảo 1.2: Sản lượng tiềm năng (potential output) và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Sản lượng tiềm năng (Yp) là sản lượng mà nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực (K-vốn, L- lao động),
thường là sản lượng được tính khi nền kinh tế không còn thất nghiệp không tình nguyện (có nghĩa là lúc
này thị trường lao động cân bằng). Khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng (Yt = Yp) thì người ta
đo tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (un – natural rate of unemployment),
hiện tại (2004) thì con số này đối với nền kinh tế Mỹ (US) là 5,5%.
Thị trường lao động cân bằng khi giá cả và tiền lương điều chỉnh kịp thời với nhau (cùng tăng, giảm theo
tỷ lệ). Khi thị trường lao động không cân bằng (như J.M. Keynes lập luận), lúc này Yt ≠ Yp hay nói cách
khác chênh lệch sản lượng (output gap) ∆Y = Yp – Yt ≠ 0, thì chính phủ có lý do để can thiệp theo cách
nào đó nhằm làm cho Yt = Yp. Đây là lý do mà Keynes được coi là người ủng hộ sự can thiệp vĩ mô của
chính phủ.

2. Lạm phát và thất nghiệp Phillips curve: mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp.
A. W. Philips cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và việc làm trong nền kinh tế. Năm 1958, Ông tiến hành
kiểm định giả thuyết này bằng cách sử dụng số liệu của Anh (UK) trong giai đoạn 1861-1957. Kết quả cho thấy
có mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp: khi lạm phát cao thì thất nghiệp giảm và ngược
lại.
Tuy nhiên, sau năm 1970, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy điều này không còn đúng cho trường hợp của Mỹ
và các nước công nghiệp phát triển khác. Kết quả thực nghiệm này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khác tìm ra
câu trả lời đúng hơn.

6
Tham Khảo 1.3: Ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn trong Kinh tế học vĩ mô
Ngắn hạn và dài hạn là khái niệm được nhà kinh tế A. Marshall (1842-1924) giới thiệu. Theo Kinh tế học
vi mô (microeconomics), trong quá trình sản xuất, ngắn hạn (short run) là khoảng thời gian mà chỉ có một
số yếu tố sản xuất thay đổi, nhưng các yếu tố sản xuất khác thì không. Còn dài hạn (long run) là khoảng
thời gian đủ dài để có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. Nói chung, ngắn và dài hạn trong kinh tế học
vĩ mô có ý nghĩa tương tự như trong kinh tế học vi mô, nhưng được sử dụng một cách linh hoạt.
Theo các nhà kinh tế khác, ngắn hạn và dài hạn có thể được tiếp cận và định nghĩa khác nhau tùy theo mục
tiêu nghiên cứu:
• Ngắn hạn là khoảng thời gian mà mức giá không đổi, dài hạn xảy ra khi mức giá thay đổi.
• Ngắn hạn là khoảng thời gian mà tiền lương thực (real wage) hoặc lãi suất thực (real interest rate)
không đổi, còn dài hạn thì những biến số này có thể thay đổi.
• Nguyên tắc chung để phân biệt ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn thì có một số biến (variables) được
giữ cố định nhưng một số biến khác thay đổi, dài hạn là khoảng thời gian mà tất cả các biến có thể
thay đổi.
Theo Oliver Blanchard (2000): Khi nói về các nguyên nhân tác động tới sản lượng của nền kinh tế:
• Ngắn hạn (the short run): những thay đổi của nền kinh tế qua các năm. Ví dụ: sản lượng sẽ do
nhu cầu quyết định trong ngắn hạn
• Trung hạn (the medium run): những thay đổi của nền kinh tế qua các thập kỷ, sản lượng sẽ do
trình độ công nghệ, lượng vốn, và lực lượng lao động quyết định trong trung hạn.
• Dài hạn (the long run): những thay đổi của nền kinh tế qua ½ thế kỷ hoặc hơn, sản lượng sẽ do
giáo dục, nghiên cứu, tiết kiệm, và chất lượng của chính phủ,… quyết định trong dài hạn.
Để nghĩ về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chúng ta sử dụng định nghĩa của Blanchard.
Trong chương trình của bài giảng này, chương 3, 4, 5 nói về ứng xử của nền kinh tế trong ngắn hạn,
chương 6: ngắn tới trung hạn và chương 7: ngắn hạn.

7
Chương 2. Đo lường sản lượng quốc gia
I. GDP và GNP
1. Khái niệm và ý nghĩa
GDP đo lường tổng giá trị thị trường của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Một số điểm chú ý khi xem xét GDP:
- Chỉ tính các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (final goods) được sản xuất và tiêu thụ, không tính các hàng
hóa trung gian (intermediate goods).
- Không chú ý tới ai là người sở hữu các nhân tố sản xuất: sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (ví dụ Honda Vietnam) nếu được sản xuất tại Việt Nam cũng được tính vào GDP.
- Các hàng hóa và dịch vụ không được giao dịch trên thị trường thì không được tính vào GDP, các hoạt
động tự sản xuất và tự tiêu dùng, ví dụ: nội trợ của người mẹ trong gia đình.
GNP đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất bằng các yếu tố sản
xuất của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
GNP = GDP + NFI (2.1)
NFI (net factor income from abroad): thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất (vốn, lao động).
NFI = Thu nhập từ các yếu tố sản xuất của Việt Nam ở nước ngoài - Thu nhập từ các yếu tố sản xuất
của nước ngoài ở Việt Nam.
Ý nghĩa:
- GDP đo lường khả năng sản xuất của một quốc gia mà không xét tới ai là người sở hữu các nguồn lực (yếu tố
sản xuất).
- GNP đo lường thu nhập của một quốc gia mà không xét tới thu nhập đó được sản xuất ở đâu.
NFI
- Trên thực tế GDP và GNP chênh lệch nhau một số lượng không đáng kể ( *100%  1% ) nên hầu hết
GDP
các phân tích sử dụng GDP thay cho GNP. Ví dụ: VN 2005: GNP = $51.7 billion, GDP = $52.4 billion.
- GNP/dân số (GDPPC - per capita income) phản ánh thu nhập trên đầu người là chỉ số thường được sử dụng để
so sánh giữa các quốc gia. Chỉ tiêu này phản ánh không chính xác mức sống của dân cư vì hai lý do: sự phân
phối thu nhập trong nền kinh tế là không đồng đều, và sức mua của tiền tệ là khác nhau giữa các quốc gia. Ví
dụ: ở Việt Nam, năm 2004, GDPPC = $550, dân số 82,2 triệu (2005: $620, dân số 83 triệu), nhưng sức mua của
nó ($550) tương đương $2500 ở Mỹ, hiện tượng này gọi là sự ngang bằng về sức mua – PPP (Purchasing
Power Parity).
2. Các thước đo liên quan đến GDP và GNP
a. GDP danh nghĩa và GDP thực (norminal and real GDP)
- GDP danh nghĩa (GDPn) là GDP được tính theo giá cả hiện hành (giá của năm quan sát)
- GDP thực (GDPr) là GDP được tính theo giá cố định giá của một năm gốc nào đó.
GDPn
GDPdf = * 100 (đây là định nghĩa của GDPdf) (2.2)
GDPr
b. GDP theo giá thị trường (GDPmp) và GDP theo chi phí sản xuất (GDPfc): GDPmp = GDPfc + Ti (2.3)
Ti – thuế gián thu (indirect tax hay sale tax), ví dụ: Thuế VAT, xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,...
Chú ý: Các cách tính tương tự được áp dụng cho GNPmp, GNPfc.
II. Phương pháp xác định GDP
Mô hình luân chuyển đơn giản của nền kinh tế đóng, không có chính phủ, không có tiết kiệm.
H: Chi tiêu cho hàng hóa và
dịch vụ (C)
C

Hộ gia Doanh
đình nghiệp
(H) (F)

Y F: trả tiền cho các yếu tố sản


xuất (w + r + i + л + De)
Hình 2.1: sơ đồ luân chuyển đơn giản của nền kinh tế

8
1. Phương pháp chi tiêu (expenditure approach): GDP = C + I + G + X – M (2.3)
2. Phương pháp thu nhập (income/factor cost approach): GDP = w + i + r + л + De (2.4)
3. Phương pháp sản xuất/giá trị gia tăng (production/V.A. approach): GDP = ∑G.O. – ∑I.I. (2.5)
G.O: gross output, I.I.: intermediate inputs.
Chú ý: Phương pháp 2 và 3 chưa tính thuế gián thu, còn gọi là GDP theo chi phí sản xuất (GDPfc). Các phương
pháp này không phản ánh hết các hoạt động kinh tế, ví dụ: lao động nội trợ, hoạt động kinh tế bất hợp pháp,…
III. Mối quan hệ của một số chỉ tiêu trong hệ thống SNA (System of National Accounts)
Sản phẩm quốc dân ròng (net national product): NNP = GNP – De
Thu nhập quốc dân (national income): Y = NNP – Ti
Thu nhập khả dụng (disposable income): Yd = Y – T, trong đó: T là thuế trực thu ròng (net tax),
T = TA – TR
Tiêu dùng và tiết kiệm (consumption & saving): Yd = C + S

NFI GNP De

Ti

GDP NNP T

NI C
(Y)
Yd S

Tham khảo 2.1: Một số chỉ tiêu trong việc tính GDP Yd
C: tổng giá trị tiêu dùng của hộ gia đình (consumption), giá trị nhà ở được xây mới của hộ gia
đình không được tính vào C mà tính vào I (gross investment).
I: tổng giá trị đầu tư gộp (investment): phản ánh việc mua mới các hàng hóa vốn (capital goods)
của nền kinh tế như: máy móc, nhà xưởng, hàng tồn kho … ngoài ra I còn bao gồm chi phí xây
mới nhà ở của hộ gia đình. Đầu tư ròng (net investment = I – De) phản ánh số lượng tăng thực của
giá trị vốn (capital stocks) của nền kinh tế, là chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích kinh tế.
G: chi tiêu của chính phủ cho các hàng hóa và dịch vụ (government spending on goods and
services), ví dụ: xây dựng đường, cầu, trả tiền lương cho công chức… Tổng chi tiêu của chính phủ
(government expenditure) bao gồm hai thành tố G và TR. Trong đó, TR (transfer payment) là trợ
cấp (là giá trị chi tiêu của chính phủ mà không nhận lại được các nguồn lực nào), ví dụ; trợ cấp
người tàn tật, trợ cấp học bổng sinh viên, trợ cấp lũ lụt... Ngược lại, khi chính phủ chi G thì nhận
lại được nguồn lực (các hàng hóa hay dịch vụ).
NX: xuất khẩu ròng (net exports). NX = X– M. Trong đó: X là giá trị hàng xuất khẩu (exports), M
là giá trị hàng nhập khẩu (imports). NX là chỉ tiêu rất quan trọng khi nền kinh tế tham gia vào quá
trình thương mại quốc tế, NX ảnh hưởng rất lớn tới GDP, thất nghiệp và lạm phát.
De: khấu hao (depreciation): phản ánh giá trị hao mòn của các hàng hóa vốn của nền kinh tế (nhà
xưởng, máy móc thiết bị, …). De phản ánh số tiền mà nền kinh tế phải chi ra để duy trì giá trị của
các hàng hóa vốn (capital goods) của nền kinh tế. De được phản ánh như một khoản thu nhập của
nền kinh tế, nhưng không phải là khoản thu nhập của các hộ gia đình. Hình dung rằng nền kinh tế
thu về De nhưng sẽ chi đầu tư gộp (I), De được coi là để “bảo trì” sự hao mòn của nhà xưởng,
máy móc.
Thuế: Căn cứ vào cách đánh thuế mà thuế được chia thành 2 loại: trực thu (TA) và gián thu (Ti).
Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của công dân, ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, thuế
thu nhập doanh nghiệp,…. Trợ cấp (TR) là một loại thuế (trực thu) âm. Thuế gián thu (indirect
tax/sale tax) là thuế đánh qua mua việc mua bán hàng hóa, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, thuế
nhập khẩu, …
V.A.: giá trị gia tăng (value added) là giá trị tăng thêm do kết quả của quá trình sản xuất. VA =
G.O. – I.I. Trong đó: GO: tổng sản lượng (gross output), I.I.: giá trị của đầu vào trung gian
(intermediate inputs).
Chú ý: trong các chương tới chúng ta sẽ bỏ qua sự khác biệt giữa GDP, GNP và Y !!!
Sinh viên tham khảo câu hỏi và bài tập trong giáo trình.
9
Chương 3. Thị trường hàng hóa
Chương 3 nghiên cứu thị trường hàng hóa, dịch vụ, gọi chung là thị trường hàng hóa (the goods market), và
điều kiện cân bằng của thị trường này. Chương 3 thiết lập mô hình (Keynes) xác định mức sản lượng (thu nhập)
cân bằng, và đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập cân bằng. Sau đó, chương này đề cập chính sách tài
khóa (chi tiêu của chính phủ và thuế).

Các giả định quan trọng:

- Giá cả và tiền lương là không đổi (chương 3 nghiên cứu nền kinh tế trong ngắn hạn).
- Nền kinh tế có năng lực sản xuất thừa, do đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất bất cứ mức sản lượng nào mà nền
kinh tế có nhu cầu tại mức giá hiện tại (đường tổng Cung nằm ngang, hoàn toàn co dãn).

Hãy nghĩ về một nền kinh tế như sau: Nhu cầu thị trường sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, sản xuất sẽ
tạo ra thu nhập, thu nhập sẽ tạo ra nhu cầu tiêu dùng, và cứ như thế tiếp tục …

Nhu Sản
cầu xuất

Thu
nhập

I. Các khoản chi tiêu

1. Tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S): Yd = C + S


C = C0 + mpc.Yd → mpc = ∆C/∆Yd = C’(Yd)
mpc – xu hướng tiêu dùng biên (marginal propensity to consume)
C0 – Tiêu dùng tự định (autonomous consumption)

S = Yd – C = - C0 + (1- mpc)Yd
mps = 1- mpc = xu hướng tiết kiệm biên (marginal propensity to save)
Chú ý: 0 < mpc, mps < 1
2. Đầu tư (I): I = I0 – d. i (d > 0)
I0 – đầu tư tự định (autonomous investment)
i – lãi suất (interest rate, cũng gọi là chi phí trên đơn vị vốn đầu tư)
I’ (i) = - d < 0: thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa đầu tư và lãi suất.
Chú ý: Chương này giả định đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất, do đó: I = I0 (đây là một giả định quan trọng)
3. Chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G): G = G0 (tự định, phụ thuộc vào ý chí của chính
phủ)
4. Xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M): X = X0 M = M0 + mpm.Y
mpm là xu hướng nhập khẩu biên (maginal propensity to import) (mpm > 0), M0 là nhập khẩu tự định.
Xuất khẩu ròng (NX): NX = X - M
II. Xác định sản lượng (thu nhập) cân bằng theo mô hình Keynes
Thị trường hàng hóa cân bằng khi: Y = AE (sản xuất = tiêu dùng)
(chú ý: đây là phương trình rất quan trọng!!!)
Trong đó: AE = C + I + G + X – M, giải hệ này sẽ tìm được Y là thu nhập (sản lượng) cân bằng.

10
AE (aggregate expenditure): tổng sản lượng hàng hóa mà nền kinh tế có nhu cầu tiêu dùng tại các mức thu
nhập khác nhau. Nói cách khác, AE là mối quan hệ giữa sản lượng hàng hóa mà nền kinh tế có nhu cầu tiêu
dùng (AE) và thu nhập (Y). Thực chất, AE là một hàm số của Y, hay : AE = f(Y).
Chúng ta sẽ đi từ đơn giản tới phức tạp, đầu tiên chúng ta đơn giản hóa phương trình trên (sử dụng các giả
định). Ví dụ: chúng ta giả định: G = 0 (không có khu vực chính phủ), X = M = 0 (nền kinh tế đóng), sau đó tháo
bỏ (không sử dụng) các giả định này.
Tổng cầu
AE
450

AE = f(Y)

Y1 Y0 Y2
Y Sản lượng (thu nhập)
Hình 3.1: Xác định thu nhập cân bằng. Tại Y1 thị trường sẽ khan hiếm hàng hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản
lượng. Tại Y2 thị trường sẽ dư thừa hàng hóa. Y0 là sản lượng (thu nhập) cân bằng. A: tổng cầu tự định (xem phần dưới).
1. Nền kinh tế đóng không có chính phủ (G = TR = TA = X = M = 0) → Y = Yd, tại sao?
AE = C + I trong đó: C = C0 + mpcY
I = I0 (đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất, d = 0, đây cũng là một giả định của chương này)
AE = C0 + I0 + mpcY độ dốc AE = AE’(Y) = mpc
1
Thị trường cân bằng: Y = AE → Y = C0 + I0 + mpcY → Y = (C0 + I0) (3.1)
(1 − mpc)
1
Số nhân của mô hình: Multiplier: α = = dY/dC0 = dY/dI0 chú ý rằng: mpc < 1 nên α > 1.
(1 − mpc)
A = (C0 + I0): được gọi là Tổng Cầu tự định (total autonomous spending), chúng ta dễ dàng suy ra:
1
dY/dA = α = = Số nhân của mô hình
(1 − mpc)

11
Tham khảo 3.1: Số nhân (multiplier)
Tác động của số nhân: một sự tăng lên của C0 là ΔC0 sẽ làm Y↑ → C↑ →Y↑ → …→C↑ →Y↑
ΔY (số lượng tăng lên của Y)
Vòng 1: ΔC0
Vòng 2: mpc ΔC0
Vòng 3: mpc2 ΔC0
……… …………
Vòng n : mpcn-1 ΔC0

Cộng: (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1)ΔC0


Biến đổi: (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1) = (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn)(1- mpc)/(1-mpc)
= (1- mpcn)/(1-mpc) ≈ 1/(1-mpc)
(do: 0 < mpc <1, nên nếu n đủ lớn thì mpcn ≈ 0)
1
Do đó: ΔY = (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1)ΔC0 = ΔC0
(1 − mpc)
Ý nghĩa của số nhân α: nếu tiêu dùng tự định hoặc (đầu tư tự định) tăng 1 đơn vị thì sản lượng cân
1
bằng (Y) sẽ tăng α = đơn vị (chú ý rằng: α > 1). Điều này cho thấy: nếu tăng tiêu dùng (hoặc
(1 − mpc)
đầu tư) tự định thì thu nhập cân bằng (Y) sẽ tăng nhiều hơn số lượng tăng thêm của tiêu dùng tự định.

12
Tổng chi tiêu
AE
450 AE1

E1 AE
∆C0

E0
B
A + ∆C0 ∆Y

Sản lượng (thu nhập)


Y0 Y1 Y
Hình 3.2: minh họa tác động của một sự tăng lên của tiêu dùng tự định
(Chú ý rằng: E0B = E1B = ∆Y và ∆Y > ∆C0 vì α > 1)
2. Nền kinh tế đóng có chính phủ
Chính phủ tham gia vào mô hình bằng việc thu thuế (TA), trợ cấp (TR), và chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
(G). Chính phủ có thể chọn một trong ba loại thuế:
1) Thuế gộp: T = T0 (lump-sum tax) là thuế độc lập với thu nhập.
2) Thuế tỷ lệ (proportional tax): T = tY (0 < t < 1), t là thuế suất biên (marginal tax rate).
3) Thuế kết hợp: T = T0 + tY (T0là thuế tự định, phần thuế độc lập với thu nhập)
(chú ý: T = TA –TR, có nghĩa là chúng ta sẽ giải quyết với thuế ròng). Trong chương này (và các chương tiếp
theo) chúng ta giả định là chính phủ chỉ thu thuế trực thu (không có thuế gián thu).
a) Thuế gộp: Yd = Y – T0
AE = C + I + G
C = C0 + mpcYd I = I0 G = G0
1
Giải hệ này: Y = (C 0 + I 0 + G0 − mpcT0 ) . (3.2)
(1 − mpc)
1
Lúc này tổng Cầu tự định: A = (C0 + I 0 + G0 − mpcT0 ) . Số nhân của mô hình: α =
(1 − mpc)
− mpc
Số nhân của T0: αT = , bạn hãy diễn dịch ý nghĩa của các hệ số này.
(1 − mpc)
Dễ dàng quan sát rằng: α + αT = 1

Tham khảo 3.2: số nhân ngân sách cân bằng (balanced-budget multiplier)
Số nhân ngân sách cân bằng là trường hợp xẩy ra khi chính phủ tài trợ cho chi tiêu G bằng thuế gộp T0
(có nghĩa là ΔT = ΔG), trong trường hợp này thu nhập cân bằng sẽ tăng lên đúng một lượng đúng bằng
ΔG. Từ phương trình về thu nhập cân bằng ở trên chúng ta sẽ thấy rằng: bằng việc chi tiêu chính phủ
làm cho Y tăng, nhưng việc đánh thuế lại làm Y giảm. Tác động của Y tăng sẽ lớn hơn tác động của Y
giảm (chúng ta có thể thấy rằng giá trị tuyệt đối của αG lớn hơn giá trị tuyệt đối của αT).
1 − mpc − mpc
Y tăng: ΔY = ΔG. Y giảm: ΔY = ΔT = ΔG (vì ΔG =ΔT)
(1 − mpc) (1 − mpc) (1 − mpc)
1 − mpc
Tác động ròng (kết hợp cả Y tăng và giảm): ΔY = ΔG – ΔG = ΔG
(1 − mpc) (1 − mpc)
Chúng ta dễ dàng thấy rằng: ΔY /ΔG = 1, hay số nhân ngân sách cân bằng có giá trị là 1 trong trường
hợp này (nền kinh tế đóng và chính phủ chỉ thu thuế gộp).
Phương pháp tổng quát: dùng tổng vi phân (total differentiation): ΔY = (y / G)G + (Y / T )T
sau đó đặt ΔG =ΔT.

13
b) Thuế tỷ lệ: Yd = Y – tY
AE = C + I + G trong đó: C = C0 + mpcYd I = I0 G = G0
1
Giải hệ này: Y = (C 0 + I 0 + G0 ) . Tổng Cầu tự định: A = (C0 + I 0 + G0 ) (3.3)
1 − mpc(1 − t )
1
Số nhân của mô hình: α = (C 0 + I 0 + G0 ) , so sánh với số nhân của mô hình thuế gộp chúng
1 − mpc(1 − t )
ta thấy số nhân của mô hình này nhỏ hơn. Bạn hãy đưa ra lập luận tại sao?
c) Kết hợp thuế gộp và thuế tỷ lệ: T = T0 + t.Y, các dữ kiện khác như phần (2.b) ở trên.
Chú ý: Sinh viên sẽ tự xác định thu nhập cân bằng, tổng cầu tự định (A) và hệ số nhân của mô hình.
3. Nền kinh tế mở
Đối với thị trường hàng hóa, sự tồn tại của xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M) là đặc trưng của nền kinh tế mở. X
phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới và như vậy phụ thuộc vào thu nhập của phần còn lại của thế giới
(được giả định là độc lập với thu nhập Y), do đó, trong mô hình này X không thay đổi. M phụ thuộc vào sức
mua của thị trường trong nước như vậy sẽ phụ thuộc vào thu nhập (Y).
a) thuế gộp: Yd = Y – T0
AE = C + I + G0 + X – M
C = C0 + mpcYd I = I0 X = X0 M = M0 + mpmY
→ AE = C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – mpcT0 + (mpc – mpm)Y.
Độ dốc: AE’(Y) = (mpc – mpm)
1
Thị trường hàng hóa cân bằng khi: Y = AE ↔ Y = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – mpcT0) (3.4)
1 − mpc + mpm
Tổng Cầu tự định: A = (C0 + I0 + G0 + X0 –M0 – mpcT0)
1 − mpc
Số nhân của tổng cầu tự định (của mô hình): α = , số nhân của T0: αT =
1 − mpc + mpm (1 − mpc + mpm)
b) thuế tỷ lệ
AE = C + I + G + X – M
`C = C0 + mpcYd Yd = Y – t.Y G = G0 I = I0 X = X0 M = M0 + mpmY

→ AE = C0 + I0 + G0 + X0 – M0 + [mpc(1- t) – mpm]Y.
Độ dốc của AE: AE’(Y) = [mpc(1– t) – mpm]
1
Thị trường hàng hóa cân bằng khi: Y = AE ↔ Y = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0) (3.5)
1 − mpc(1 − t ) + mpm
Tổng Cầu tự định: A = (C0 + I0 + G0 + X0 – M0)
1
Số nhân của mô hình: α =
1 − mpc(1 − t ) + mpm
So sánh với α của phần (2.b) chúng ta thấy rằng hệ số nhân của mô hình này nhỏ hơn. Tại sao?

Trả lời nhanh: theo bạn hai đường AE được vẽ dưới đây, đường nào mô tả AE của nền kinh tế đóng, đường
nào mô tả nền kinh tế mở?
Tổng cầu
AE AE1

AE0

Sản lượng (thu nhập)


Y
14
Tham khảo 3.3: Các khoản rò rỉ (leakages) và các khoản bơm vào (injections)
Các khoản rò rỉ là các khoản làm giảm tổng chi tiêu (AE), các khoản bơm vào là các các khoản làm tăng
tổng cầu (AE). Rò rỉ và bơm vào là việc hình tượng hóa qua sơ đồ luân chuyển của nền kinh tế (xem
hình 2.1 – chương 2).
Y = Yd + T = C + S + T và AE = C + I +G + X – M
Y = AE ↔ Y = C + I + G + X – M
→C+S+T=C+I+G+X–M↔ S + T + M = I + X + G

Rò rỉ Bơm vào

III. Chính sách tài khóa (fiscal policy)


Chính sách tài khóa là chính sách tác động tới sản lượng (thu nhập) cân bằng qua việc thay đổi các biến số G và
T. Thay đổi G và T sẽ làm cho tổng chi tiêu (AE) thay đổi, do đó sẽ tác động tới thu nhập cân bằng, vì lý do này
nên Keynes gọi chính sách này là chính sách quản lý cầu (demand management). Mục tiêu của chính sách này
là đưa sản lượng thực tế về sản lượng tiềm năng (có nghĩa là làm cho Yt = Yp, xem tham khảo 1.2., và như vậy
chênh lệch sản lượng bằng 0).
1. Thặng dư ngân sách (BS - budget surplus) và thâm hụt ngân sách (BD - budget deficits)
BS = T – G (= - BD)
T > G: thặng dư, T < G: thâm hụt
2. Chính sách tài khóa
1
a. Thuế gộp: từ kết quả của phần 3.a: Y= (C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – mpcT0)
1 − mpc + mpm
Chúng ta biết giá trị của Y từ phương trình trên, nếu chúng ta biết Yp thì chúng ta sẽ biết được chênh lệch về
sản lượng ΔY = Yp – Y. Vì đã biết số nhân của mô hình α, do đó chúng ta sẽ biết thay đổi T và G như thế nào
để làm cho Y = Yp.
Ví dụ: muốn thay đổi Y một lượng là ΔY = Yp – Y thì việc cần làm là thay đổi G (hoặc T0), như vậy G0 cần
phải thay đổi một lượng là: ΔG = ΔY/α, hoặc cần phải thay đổi T0 là: ΔT = ΔY/αT.
1
b) Thuế kết hợp: từ kết quả của phần 3.c: Y= (C0 + I0 + G0 + X0 – mpcT0 – M0)
1 − mpc(1 − t ) + mpm

có các cách sau đây :

• Thay đổi G0 hoặc T0, cách làm như phần 2.a ở trên với chi tiêu G0 (hoặc T0)
• Nếu chỉ muốn thay đổi thuế suất thì chính phủ sẽ thay đổi thuế suất t sao cho Yt = Yp, giữ nguyên các
yếu tố còn lại (G0, T0).
• Thay đổi cả G0 và T0 cùng một lúc (đồng thời), số lượng thay đổi cần thiết được xác định từ phương
trình : ΔY = (Y / G)G + (Y / T )T sau đó đặt ΔG =ΔT.
Chúng ta được: ΔG = ΔT = ΔY / (Y / G + Y / T )
1 −mpc
Trong đó: Y / G =  G = và Y / T = T =
1 − mpc(1 − t ) + mpm 1 − mpc(1 − t ) + mpm

Sinh viên tham khảo câu hỏi và bài tập trong giáo trình.

15
Chương 4. Thị trường tiền tệ
Chương 4 nghiên cứu thị trường tiền tệ. Trong chương 3, chúng ta có một giả định quan trọng đó là đầu tư
không phụ thuộc vào lãi suất. Tuy nhiên, chương 5 không cần sử dụng giả định này nữa. Chương 4 sẽ chuẩn bị
cho việc hủy bỏ giả định trên bằng việc đề cập tới Cung và Cầu tiền và qua đó hình thành lãi suất cân bằng.
Chương 4 tiếp tục sử dụng giả định là mức giá trong nền kinh tế không đổi.

I. Tiền và hệ thống ngân hàng


Tiền là tài sản được sử dụng rộng rãi làm trung gian trao đổi các hàng hóa và dịch vụ. Tiền có 3 chức năng:
phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán, dự trữ giá trị. Sự tồn tại của tiền tệ được phản ánh rõ nét qua chức
năng thứ nhất: như một phương tiện thanh toán, tiền làm cho quá trình trao đổi hàng hóa thuận lợi qua đó làm
giảm chi phí giao dịch.
Hệ thống ngân hàng bao gồm ngân hàng trung ương (central bank - CB) và các ngân hàng thương mại (money
banks - MBs). CB có nhiệm vụ chính là thực thi chính sách tiền tệ: kiểm soát cung tiền (khối lượng tiền trong
nền kinh tế) và quản lý các ngân hàng thương mại (là ngân hàng của các ngân hàng thương mại). Các ngân
hàng thương mại về bản chất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chức năng chính là huy
động tiền gửi và cho vay. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được CB giám sát chặt chẽ.
Bảng cân đối kế toán (đơn giản) của CB

Tài sản có Tài sản nợ


Assets Liabilities

- Trái phiếu chính phủ - Tiền trong lưu thông


- Các khoản cho NHTM - Dự trữ
vay

Bảng cân đối kế toán (đơn giản) của một ngân hàng thương mại

Tài sản có Tài sản nợ


Assets Liabilities

- Dự trữ bắt buộc - Tiền gửi


- Dự trữ phụ trội
- Các khoản cho vay

Ghi chú: tài sản có (assets) là tổng giá trị tài sản mà đơn vị sở hữu (nắm giữ), tài sản nợ (liabilities) bao gồm
tổng giá trị tài sản mà đơn vị nợ (có trách nhiệm trả).

II. Cung Tiền


1. Định nghĩa
Cung tiền thể hiện tổng số lượng tài sản được mọi người chấp nhận như một phương tiện trao đổi hàng hóa và
dịch vụ. Trên thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về Cung tiền: M0, M1, M2, .. khả năng thanh toán giảm dần
theo các loại cung tiền này. Mỗi quốc gia có thể có các định nghĩa về cung tiền: M0, M1, M2, …khác nhau.
• Cung tiền mạnh (money base/high power money) M0: là tổng số tiền giấy, tiền xu được CB phát hành.
M0 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + tiền mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại (R).
= (money in circulation) + (required reserves + excess reserves) (4.1)
• Cung tiền M1: M1 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + D (tiền gửi không kỳ hạn: checking deposits) (4.2)
• Cung tiền M2: M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn (time deposits)
Chú ý: D (demand deposits/checking deposits) chỉ dùng để thanh toán chứ không sinh lợi (không được trả lãi
suất). Tiền gửi có kỳ hạn (time deposits): được trả lãi suất nhưng khả năng thanh toán thấp
Hệ số nhân tiền (money multiplier): m = M1/M0 (4.3)

16
2. Quá trình tạo Cung tiền
a. Nếu tất các giao dịch đều qua ngân hàng (không giao dịch tiền mặt)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (required reserve ratio): d = R/D (giả định ngân hàng thương mại sẽ luôn cố gắng làm
cho dự trữ vượt bằng 0), (0 < d < 1).
Giả sử CB mua vào một số lượng trái phiếu trị giá $D0 từ công chúng. Công chúng sẽ gửi số tiền nhận được vào
ngân hàng thương mại thứ 1. Ngân hàng 1 trích dự trữ bắt buộc (dD0) và cho vay phần còn lại [(1-d)D0]. Khoản
cho vay này sẽ xuất hiện như một khoản tiền gửi ở ngân hàng 2, và tiếp tục….Quá trình xảy ra như sau:

Tiền gửi (D) tăng Dự trữ bắt buộc Dự trữ phụ trội dùng để cho vay
Tại ngân hàng thứ 1: D0 dD0 (1-d)D0
Tại ngân hàng thứ 2: (1-d)D0 d(1-d)D0 (1-d)2D0
............................... ...........…..
Tại ngân hàng thứ n: (1-d) n-1D0

Số lượng tăng thêm của tiền gửi (D): = D0[1 + (1-d) + (1-d) 2 + .................. + (1-d) n-1] = D0/d
(xem cách tính dãy số mpc ở chương 3, chúng ta dễ dàng tính được số lượng này)
Điều này cho thấy rằng khi tiền M0 tăng thêm một lượng là D0, thì M1 sẽ tăng thêm D0/d (tăng 1/d lần).
Do đó: m = M1/M0 = ∆M1/∆M0 = 1/d.
b. Nếu tồn tại giao dịch tiền mặt
M0 = C + R M1 = C + D
M1 C + D C / D + D / D c + 1
m= = = = 1
M0 C + R C / D + R/ D c + d
(c =C/D tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/tiền gửi – thể hiện sở thích của công chúng đối với hai loại tiền trên).
Hãy xem xét m sẽ tăng hay giảm khi: c tăng, d tăng? (4.4)
c. Nếu dự trữ vượt tồn tại
M1 C + D C / D + D / D c +1
m= = = = 1
M 0 C + R C / D + R / D c + d + de
Trong đó: de = tỷ lệ dự trữ vượt (excess reserves/deposits), được các ngân hàng thương mại quyết định.
3. Phương pháp thay đổi Cung tiền (M1) của ngân hàng trung ương (CB): M1 = m.M0
Dễ dàng nhận thấy là CB có thể thay đồi M1 bằng các phương pháp: thay đổi m hoặc M0 hoặc là cả hai.
• Nghiệp vụ thị trường mở: OMO (open market operation), mục tiêu: thay đổi M0 qua việc mua bán trái
phiếu.
• Thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu (discount rate), mục tiêu: thay đổi M0 qua việc thay đổi lãi suất mà
CB cho các ngân hàng thương mại vay.
• Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (required reserve ratio), mục tiêu: thay đổi số nhân tiền m.
4. Cung tiền thực và Cung tiền danh nghĩa
Cung tiền danh nghĩa: số lượng tiền danh nghĩa (M1), Cung tiền thực: sức mua của cung tiền danh nghĩa. Cung
tiền thực = M1/P = Ms/P, trong đó P là chỉ số giá.
III. Cầu Tiền
1. Hàm Cầu tiền
Cầu tiền thể hiện nhu cầu nắm giữ tài sản (tiền) để thực hiện giao dịch, các cá nhân nắm giữ tiền với mục đích
trao đổi (quan tâm đến sức mua của số tiền nắm giữ), do đó cầu tiền là cầu đối với số lượng tiền thực (real
balances). Nói cách khác, Cầu tiền thể hiện cầu tiền thực (chứ không phải là cầu tiền danh nghĩa).
J. M. Keynes: Theory of liquidity preference: giữ tiền mặt thì dễ thanh toán nhưng lại có chi phí cơ hội là tiền
lãi suất. Một cá nhân có cầu tiền thực do các nhu cầu sau đây:
• dùng để giao dịch (transaction demand): phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân
• dùng để dự phòng các biến cố bất thường (precautionary demand): phụ thuộc vào thu nhập
• dùng để đầu cơ kiếm lời (speculative or portfolio demand): phụ thuộc vào lãi suất
1 k
Hàm cầu tiền: L = k.Y – h.i ↔ i = − L+ Y (h, i > 0) (4.5)
i h h

17
L(Y, i)
Hình 4.1: đường cầu tiền
Chú ý:
• Độ dốc đường Cầu tiền = i'(L) = - 1/h, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất (h).
• Đường cầu tiền sẽ không đổi khi lãi suất (i) thay đổi, nhưng sẽ dịch chuyển khi thu nhập (Y) thay đổi.
Y↑: đường cầu tiền dịch chuyển song song sang phải. Y↓: đường cầu tiền dịch chuyển sang trái.
2. Thị trường trái phiếu
a) Trái phiếu: là tài sản tài chính trả lãi suất (interest-bearing securities) được phát hành bởi chính phủ (các
công ty, và các tổ chức khác) trong đó cam kết trả tiền vốn gốc và tiền lãi sau một thời hạn nào đó cho người
nắm giữ loại tài sản tài chính này. Trên thực tế, có nhiều công cụ nợ khác nhau, ví dụ: cổ phiếu, sổ tiết kiệm, …
nhưng chúng ta gọi chung là trái phiếu.
Tuy nhiên, dưới cách nhìn của kinh tế học thì nhà ở, các tài sản sử dụng lâu dài (durable goods),.. là các
trái phiếu thực, vì chúng tạo ra lợi ích (có thể đo bằng tiền) trong tương lai.
b) Quan hệ giữa giá cả trái phiếu và lãi suất thị trường
Giả sử giá trị vốn gốc là P, lãi suất hàng năm của 1 trái phiếu có kỳ hạn một năm là i, thì số tiền mà người giữ
trái phiếu sẽ nhận sau 1 năm là: V = P(1 + i), V được gọi là giá trị đáo hạn của P. (4.6)
Ví dụ 1: P = 100, i = 10% = 0,10, V = 100(1+ 0,10) = 110.
Ví dụ 2: giả sử ngược lại chúng ta biết trước giá trị đáo hạn V = 100 và lãi suất của trái phiếu là 10% thì số tiền
(giá cả) cần bỏ ra để có V sau 1 năm là: P = V/(1+i) = 100/(1 +0,10) ≈ 91. chúng ta nói rằng 91 là giá trị hiện
tại (present value) của 100 sau 1 năm. P chính là số tiền cần thiết để tạo ra V sau 1 năm. Nếu biết lãi suất (i), dễ
dàng tính được giá trị hiện tại của V sau 1 năm: P = V/(1 + i). Trong ví dụ 2 nói trên, giả sử lãi suất thị trường là
20%, thì số tiền cần thiết để tạo ra V = 100 sau 1 năm là: P = 100/(1 +0,20) = 83,3.
Như vậy, dễ dàng thấy giá của trái phiếu và lãi suất thị trường có quan hệ nghịch biến: i↑→ P↓ và P↑→ i↓.
Thị trường trái phiếu cũng có Cung, Cầu, và giá cả (như trong kinh tế học vi mô).
Tham khảo 4.1: Giá trị hiện tại (present value) của một dòng tiền:
• Giá trị hiện tại của một tài sản có n giai đoạn, lãi suất i, với số tiền thanh toán của mỗi giai đoạn
C1, C2, …, Cn là:
C1 C2 Cn
P= + + ... + (i là lãi suất thị trường tại thời điểm tính P).
1 + i (1 + i) 2
(1 + i) n

• Giá trị hiện tại của một annuity (một tài sản trả một số lượng tiền cố định hàng năm cho tới mãi
C
mãi) trả số lượng C hàng năm: P =
i
C C C
Cách tính: P = + + ... + + ... đặt: C/(1+i) = a và 1/(1+i) = x
1 + i (1 + i ) 2
(1 + i ) n
→ P = a(1 + x + x2 + ….+ xn + …) = C/i (theo cách tính mpc trong chương 3)

3. Quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu


Tài sản thực mà các cá nhân muốn nắm giữ: Wn/P được phân bổ cho 2 loại: Cầu về lượng tiền thực L, và cầu
lượng trái phiếu thực Bd:
Wn
L + Bd = (wealth constraints)
P
Wn Ms
Tổng tài sản thực của nền kinh tế: = Bs + (an accounting principle)
P P
s
M Ms
→ L + B d = Bs + ↔ L− = B s − Bd (4.7)
P P
→ Thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường trái phiếu cũng cân bằng
IV. Cân bằng trên thị trường tiền tệ
1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ
18
Vì Cung tiền do chính phủ kiểm soát nên chúng ta có thể thấy rằng đồ thị Cung tiền là một đường thẳng song
song với trục lãi suất (độc lập với lãi suất). Thị trường tiền tệ cân bằng khi: Cung tiền = Cầu tiền ↔
Ms Ms
L=  kY − hi = (4.8)
P P
Điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là giao điểm của các đường Cung và Cầu tiền.
i

Lãi suất
Ms/P

i0 E

i1
L (Y,i)

Ms/P L1 L (Lượng tiền thực)


Hình 4.2: cân bằng Cung - Cầu tiền
Tại lãi suất i1, lượng Cầu tiền lớn hơn lượng Cung tiền, có nghĩa là công chúng muốn giữ tiền mặt hơn nhằm
thực hiện giao dịch, do đó công chúng sẽ bán trái phiếu (nhu cầu vay tiền tăng). Lúc này Cung trái phiếu tăng
làm cho giá trái phiếu giảm, do đó lãi suất sẽ tăng. Lãi suất tăng sẽ làm lượng Cầu tiền giảm cho tới khi cân
bằng tại điểm E đạt được.
cách giải thích khác: Tại i1: L > Ms/P do đó: L - Ms/P = BS - BD > 0: thể hiện nhu cầu vay tiền lớn hơn nhu
cầu cho vay (trên thị trường trái phiếu) do đó i↑ cho tới i0.
Khi lượng cung tiền lớn hơn lượng cầu tiền (có nghĩa là lãi suất cao hơn i0) thì lãi suất sẽ giảm và làm cho
lượng cầu tiền tăng và đạt được cân bằng, bạn hãy giải thích tại sao lãi suất giảm?
2. Thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
2.1. Khi Cung tiền thay đổi: ví dụ: do CB mua trái phiếu từ MBs làm Ms/P tăng: đường Cung tiền dịch chuyển
sang phải do đó lãi suất cân bằng giảm.
i
Lãi suất

Ms↑

i0 E0

i1 E1

L (Y,i)

(Ms/P)0 (Ms/P)1 L Lượng tiền thực

Hình 4.3: tác động của việc tăng Cung tiền danh nghĩa (Ms)

19
2.2. Khi Cầu tiền thay đổi: ví dụ: do thu nhập giảm nên Cầu tiền giảm, đường Cầu tiền dịch chuyển qua trái.
Do đó, lãi suất cân bằng giảm.

Lãi suất i
Y↓

i0 E0

i1 E1

L1 (Y2, i) L (Y1, i)

Ms/P L (lượng tiền thực)

Hình 4.4: : tác động của thu nhập (Y) giảm


chú ý: sinh viên tham khảo câu hỏi và bài tập trong giáo trình.

20
Chương 5. Mô hình IS - LM
Mô hình IS - LM do John R. Hicks xây dựng (1937). Chương này nói về đường IS, đường thể hiện mối quan
hệ giữa thu nhập và lãi suất sao cho thị trường hàng hóa và dịch vụ (the goods market) cân bằng.
Tiếp theo, đường LM được xây dựng nhằm thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất sao cho thị trường
tiền tệ (the money market) cân bằng. Giao điểm của hai đường này là điểm cân bằng trong nền kinh tế, điểm mà
cả hai thị trường: thị trường hàng hóa và tiền tệ đều cân bằng. Sau đó, các chính sách tài khóa, tiền tệ và tác
động của chúng tới nền kinh tế được đề cập. Chú ý rằng chương này đề cập tới IS-LM trong nền kinh tế đóng.
I. Đường IS
1. Thị trường hàng hóa và đường IS
Đường IS mô tả các tập hợp thu nhập và lãi suất (Y, i) làm cho thị trường hàng hóa cân bằng.
Từ chương trước chúng ta biết: AE = C + I (nền kinh tế đóng, không có chính phủ)
và Y = C + S. Chú ý rằng thị trường hàng hóa cân bằng khi: Y = AE ↔ C + I = C + S ↔ I = S, đây là ý nghĩa
của đường IS. Đầu tư thể hiện Cầu về vốn, còn tiết kiệm thể hiện Cung về vốn.
2. Phương trình đường IS
Trong một nền kinh tế đóng, và chính phủ đánh thuế kết hợp (T = T0 + tY) , chúng ta có hàm AE = C + I + G
trong đó: I = I0 – d.i (new!!!), G = G0, C = C0 + mpcYd, và Yd = Y – T0 – tY.
→ AE = C0 + I0 + G0 – mpcT0 + mpc(1 – t)Y – di. Thị trường hàng hóa cân bằng khi Y = AE,
1 1
→Y= (C 0 + I 0 + G0 - mpcT0 − di) . Đặt α = và A = C0 + I0 + G0 – mpcT0
1 − mpc(1 − t ) 1 − mpc(1 − t )
A 1
→ Y = α (A – di) ↔ i = − Y (IS) (5.1)
d d
3. Đồ thị đường IS
Tổng cầu
AE
450 AE (i2)

E2 AE (i1)

E1

A – di2

A – di1

Y1 Y2 Y
0
Sản lượng (thu nhập)
i

i1 E1 E4

E3 E2
i2
IS

Y1 Y2 Y
Hình 5.1: thị trường hàng hóa và đường IS

21
1
Độ dốc cùa IS = i’(Y) = − < 0, phụ thuộc vào α và d (hệ số thể hiện mức độ nhậy cảm của I theo i).
d
4. Dịch chuyển đường IS
• Khi lãi suất (i) thay đổi, chúng ta có sự di chuyển dọc theo IS (IS không đổi).
• Khi A↑, đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải. Khi A↓, IS sẽ dịch chuyển sang trái.
Chú ý: khi nói về đường IS chúng ta nói về tác động của lãi suất tới thu nhập: IS: i → Y.
II. Đường LM
1. Thị trường tiền tệ và đường LM
Đường LM mô tả các tập hợp thu nhập và lãi suất (Y, i) làm cho thị trường tiền tệ cân bằng (Cầu tiền L bằng
Cung tiền Ms/P).
2. Phương trình đường LM
Hàm cầu tiền thực: L = kY – hi (h, i > 0)
Cung tiền thực: Ms/P: do CB quyết định (CB kiểm soát Cung tiền danh nghĩa, và như giả định là mức giá
không đổi thì Cung tiền thực sẽ không đổi).
Ms 1 Ms k
Thị trường tiền tệ cân bằng: kY - hi = ↔ i=− + Y (LM) (5.2)
P h P h
3. Đồ thị đường LM
i i
Ms
P
LM
Y↑
E4 E2 E2
i2 i2

E1 E3 E1 L(Y2,i)
i1 i1

L(Y1,i)

0 Y1 Y2 Y 0 L
Hình 5.2: thị trường tiền tệ và đường LM
k
Độ dốc LM: i’(Y) = > 0, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền đối với thu nhập (k) và đối với lãi suất (h).
h
4. Dịch chuyển đường LM:
• Khi thu nhập Y thay đổi, chúng ta có sự di chuyển dọc theo LM (LM không đổi)
• khi (Ms/P)↑: LM dịch chuyển song song sang phải (xuống dưới), Khi (Ms/P)↓: LM dịch chuyển sang
trái (lên trên).
Chú ý: khi nói về đường LM chúng ta nói về tác động của thu nhập tới lãi suất: LM: Y → i .
- sinh viên sẽ tự xem xét các điểm nằm ngoài đường IS, cũng như các điểm nằm ngoài đường LM
III. Cân bằng IS –LM
1. Điểm cân bằng: giao điểm E của IS và LM, tại các điểm A, B, C, D chúng ta có:
i LM
A (L < Ms/P) B (AE < Y)
Hệ phương trình cân bằng:
A 1
i0 IS: i = − Y
E d d
D (AE > Y) 1 Ms k
LM: i = − + Y
C (L > Ms/P) h P h
Giải hệ này cho nghiệm (Y0, i0)
IS

0 Y0 Y
Hình 5.3: cân bằng IS - LM

22
2. Chính sách tài khóa (FP)
- Mở rộng (expansionary fiscal policy - EFP): mục tiêu: tăng Y. Công cụ: tăng G hay giảm T (hoặc cả hai).
i
LM

E2
i2
E1
i1 E’1

IS2

IS1

0 Y1 Y2 Y’1 Y
α∆G

Hình 5.4: mô hình IS – LM: tác động của chính sách tài khóa mở rộng (EFP)

Vòng 1: G↑ → AE↑ → Y↑ (từ điểm E1 tới E’1)


Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ → I↓ → AE↓ → Y↓ (từ điểm E’1 tới E2)
Tổng hợp cả hai vòng: Y↑ (từ Y1 tới Y2, nhưng nhỏ hơn tác động của vòng 1) và i ↑.
Tác động làm giảm đầu tư (vòng 2) gây ra bởi tăng chi tiêu của chính phủ được gọi là tác động chèn lấn
(crowding out effect).
- Thắt chặt (contractionary fiscal policy- CFP): mục tiêu: giảm Y. Công cụ: giảm G hay tăng T (hoặc cả hai).
(Sinh viên tự vẽ đồ thị và kết luận về sự thay đổi của lãi suất (i) và thu nhập (Y) cân bằng).
3. Chính sách tiền tệ (MP)
- Mở rộng (expansionary monetary policy - EMP): mục tiêu: tăng Y. Công cụ: tăng Cung tiền (Ms/P).
i
LM1
LM2

E1
i1
E2
i2
i'1 E’1
IS

0 Y1 Y2 Y’1 Y
Hình 5.5: mô hình IS – LM: tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (EMP)

Vòng 1: (Ms/P)↑ → i↓ → I↑ → AE ↑→ Y↑ (từ điểm E1 tới E’1)


Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ → I↓ → AE↓ → Y↑ (từ điểm E’1 tới E2)
Cả hai vòng: Y↑ (ít hơn vòng 1), i↓ (ít hơn vòng 1).
Tác động giảm lãi suất ban đầu từ i1 xuống còn i'1 được gọi là interest rate overshooting (giảm i quá đà).
(các nhà kinh tế có thể có cách giải thích khác nhau về quá trình EMP nói trên)
- Thắt chặt (contractionary monetary policy - CMP): mục tiêu: giảm Y. Công cụ: giảm Cung tiền (Ms/P).
(Sinh viên tự vẽ đồ thị và kết luận về sự thay đổi của lãi suất (i) và thu nhập (Y) cân bằng.)
4. Kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (policy mix)
• EFP và EMP, ví dụ: G↑, Ms/P↑

23
• EFP và CFP
• CFP và EMP
• CFP và CFP
(Sinh viên tự vẽ đồ thị và kết luận về sự thay đổi của lãi suất (i) và thu nhập (Y) cân bằng).
5. Độ dốc của IS, LM và mức độ hiệu quả của chính sách can thiệp
5.1. Độ dốc IS
A 1
Phương trình IS: i= − Y
d d
Phương trình hàm đầu tư: I = I0 – d.i

a) IS thoải (d lớn, đầu tư rất nhạy cảm đối với lãi suất)
- FP: không hiệu quả, ví dụ: G↑
Vòng 1: G↑ → AE↑ → Y↑
Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ → I↓ (nhiều, do d lớn) → AE↓ (lớn) → Y↓ (lớn) (tác động crowding out mạnh)
Cả hai vòng: Y↑ (ít) → kém hiệu quả
- MP: rất hiệu quả, ví dụ: (M/P) ↑
(Ms/P)↑ → i↓→ I↑ (nhiều do d lớn) → Y↑ (nhiều) → rất hiệu quả

b) IS dốc (d nhỏ, đầu tư ít nhạy cảm đối với lãi suất)


- FP: rất hiệu quả, ví dụ: G↑
Vòng 1: G↑ → AE↑ → Y↑
Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ → I↓ (ít do d nhỏ) → AE↓ (ít) → Y↓ (ít) (tác động crowding out yếu)
Cả hai vòng: Y↑ (nhiều) → rất hiệu quả
(Sinh viên tự vẽ đồ thị và kết luận về mức độ thay đổi của thu nhập (Y) cân bằng).

5.2. Độ dốc LM
1M k
Phương trình LM: i=− + Y
h P h
Phương trình hàm Cầu tiền: L = k.Y – h.i
a) LM thoải (h lớn, Cầu tiền rất nhạy cảm đối với lãi suất)
- FP: rất hiệu quả, ví dụ: G↑
Vòng 1: G↑ → AE↑ → Y↑
Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ (ít vì h lớn – xem phương trình LM) → I↓ (ít vì i giảm ít) → Y↓ (ít)
(tác động crowding out yếu)
Cả hai vòng: Y↑ (nhiều) → rất hiệu quả
- MP: kém hiệu quả, ví dụ: (Ms/P)↑
(Ms/P)↑ → i↓ (ít vì h lớn – xem phương trình LM) → I↑ (ít) → Y↑ (ít) → kém hiệu quả

b) LM dốc (h nhỏ, Cầu tiền ít nhạy cảm đối với lãi suất)
- FP: kém hiệu quả, ví dụ: G↑
Vòng 1: G↑ → AE↑ → Y↑
Vòng 2: Y↑ → L↑ → i↑ (nhiều vì h nhỏ – xem phương trình LM) → I↓ (nhiều) → Y↓ (nhiều)
(tác động crowding out mạnh)
Cả hai vòng: Y↑ (ít) → kém hiệu quả
- MP: rất hiệu quả, ví dụ: (Ms/P)↑
(Ms/P)↑ → i↓ (nhiều vì h nhỏ – xem phương trình LM) → I↑ (nhiều) → Y ↑ (nhiều) → rất hiệu quả
(Sinh viên vẽ đồ thị và kết luận về mức độ thay đổi của thu nhập (Y) cân bằng).

Sinh viên tham khảo câu hỏi và bài tập trong giáo trình.

24
Chương 6. Mô hình Tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD)
Trong các chương trước chúng ta giả định là mức giá và tiền lương không đổi, chương 6 cho phép giá cả và tiền
lương thay đổi (nhưng có thể mức độ nhanh chậm của mỗi thay đổi khác nhau). Mô hình AS – AD nói về cân
bằng của nền kinh tế khi giá cả thay đổi. Chương này sẽ mô tả nền kinh tế khi cân bằng đạt được trên cả ba thị
trường: thị trường hàng hóa (the goods market), thị trường tiền tệ (the money market), và thị trường lao động
(the labor market). Nguyên nhân của lạm phát và đường cong Phillips cũng là một phần nội dung của chương 6.
I. Tổng Cầu (AD)
1. Tổng Cầu
Tổng cầu mô tả mức sản lượng (Y) mà nền kinh tế có nhu cầu tiêu dùng khi thị trường hàng hóa và thị trường
tiền tệ đạt cân bằng tại các múc giá khác nhau (P). AD: Y = f (P).
Chú ý rằng tổng cầu (AD) trong chương này khác với tổng chi tiêu (AE) trong chương 3. Trong chương 3, AE
là mối quan hệ giữa tổng chi tiêu (AE) và thu nhập (Y) trong thị trường hàng hóa. Nói cách khác, tổng cầu
(AD) trong chương này chính là mối quan hệ giữa mức giá (P) và thu nhập cân bằng (Y) đạt được tại giao điểm
của IS – LM trong chương 5.
2. Mối quan hệ giữa thu nhập cân bằng và mức giá
A 1
IS: i = − Y
d  .d
1 Ms k A 1 Ms
LM: i = − + Y hay AD: Y= + (6.1)
h P h k 1 k 1 P
d[ + ] h[ + ]
h d h d
Khi mức giá thay đổi trong khi cung tiền danh nghĩa (M) không đổi thì cung tiền thực sẽ thay đổi và điều này sẽ
dẫn tới sự thay đổi của lãi suất. Sau khi lãi suất thay đổi thì đầu tư thay đổi và làm sản lượng thay đổi.
Cụ thể: P↑ → (Ms/P)↓ → i↑ → I↓ → Y↓

Thị trường tiền tệ Thị trường hàng hóa


Điều này thể hiện Y nghịch biến với giá cả. Quá trình được mô tả như sau: Trên thị trường tiền tệ, đường LM sẽ
dịch chuyển sang trái và lãi suất sẽ tăng. Trên thị trường hàng hóa thị trường sẽ dịch chuyển dọc theo đường IS
(lãi suất tăng và thu nhập giảm). Do đó đồ thị hàm tổng cầu là đường dốc xuống từ trái qua phải.
Chú ý: Sinh viên sẽ mô tả điều gì xảy ra khi mức giá giảm.
Chú ý: AD: P → Y. LM 2
i

LM1
P↑
E2
i2

E1
i1
IS

Y2 Y1 Y
P

E2
P2

E1
P1
AD

Y2 Y1 Y
Hình 6.1: Tổng cầu và mức giá
3. Thay đổi của đường AD

25
• khi mức giá (P) thay đổi, chúng ta có sự di chuyển dọc theo AD (AD không đổi).
• khi các yếu tố khác thay đổi làm cho thu nhập cân bằng (Y) của mô hình IS – LM tăng, thì AD dịch
chuyển: sang phải nếu Y tăng, sang trái nếu Y giảm. Ví dụ: G↑, Ms↑ thì AD dịch chuyển sang phải.

Tham khảo: mối quan hệ giữa sản lượng (Y) và mức giá (P)
P↑→
• Làm tài sản giảm→ tiêu dùng ít → AE↓ → Y↓ (wealth or Pigou effect)
• Làm hàng trong nước trở nên đắt hơn so với hàng nước ngoài →X↓, M↑ →AE
↓ →Y↓ (exchange rate effect)
• MS/P↓ →i↑ →I↓ →Y↓ (Keynes effect)
• Làm thay đổi tương quan giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai, nếu
mức giá kỳ vọng của tương lai không đổi → tiêu dùng hiện tại giảm →Y↓
(intertemporal effect)
Note: các nghiên cứu thực nghiệm ở Mỹ cho thấy Keynes effect là mạnh nhất trong
các tác động trên.

II. Tổng Cung AS và thị trường lao động


Khái niệm: Tổng Cung mô tả sản lượng mà nền kinh tế sẽ sản xuất tại các mức giá khác nhau.
1. Tổng Cung cổ điển (classical aggregate supply)
1.1. Hàm sản xuất (production function): Hàm sản xuất có dạng chung: Q = f(A, K, L) trong đó: Q: sản
lượng, A: trình độ công nghệ, K: vốn, L: lao động. Ví dụ: hàm sản xuất Cobb-Douglas: Q = AKα Lβ (0 < α, β <
1). Nếu xem nền kinh tế chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất thì: Y = Q = f(A, K, L) hay Y = Q = AKαLβ (6.2)
Y Y
Y = f(A, K2, L)
Y = f(A,K, L)

Y1 K↑

Y = f(A, K1, L)

L1 0
L L
Hình 6.2: a) Đường tổng sản lượng b) khi K tăng
1.2. Thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi mà yếu tố sản xuất là lao động được trao đổi. Cầu lao động mô tả hành vi của các
doanh nghiệp sử dụng lao động, Cung lao động mô tả hành vi của người cung cấp lao động.
1.2.1. Cầu lao động
Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp: л = doanh thu - chi phí. Hay л = PQ – WL – RK (W, R: tiền lương, giá
thuê vốn danh nghĩa). Điều kiện cần (để л max) : ∂л/∂K = P ∂Q/∂K – R = 0 và ∂л/∂L = P ∂Q/∂L – W = 0 (*)
[Giả định các thị trường: lao động, vốn, và thị trường đối với sản phẩm của DN đều là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo]. Xem xét (*): P.MPL – W = 0 hay MPL = W/P = w (tiền lương thực). Do đó DN sẽ sử dụng số lượng
L sao cho MPL = W/P . Nói cách khác MPL chính là đường cầu lao động, dốc xuống từ trái qua phải do qui luật
sản lượng biên giảm dần. Hàm Cầu lao động: Ld = Ld(W/P).
W/P W/P
Hình 6.3: a) Hình 6.3: b)
K↑
đường cầu khi K (hoặc A)
lao động tăng

LD ≡ MPL LD1 ≡ MPL1 LD2 ≡ MPL2


L L 26
1.2.2. Cung lao động và cân bằng trên thị trường lao động: Người lao động cung cấp dịch vụ lao động của
họ theo luật Cung, giá càng cao (W/P) thì số lượng lao động Cung cấp càng nhiều. Do đó đường Cung lao động
(S) dốc lên từ trái qua phải (chú ý rằng đây cũng là một giả định). Ls = Ls (W/P).
W/P W/P
LS LS
(W/P)1
(W/P) E (W/P)0 E
0

LD ≡ MPL LD

Ln L L1 Ln L2 L
Hình 6.4: a) cân bằng Trên thị trường lao động b) tại (W/P)1, thị trường lao động mất cân bằng
(Ln – natural level of employment)
Thị trường lao động sẽ cân bằng khi tại giao điểm E của đường cầu và đường cung lao động (hình 6.3a). Tuy
nhiên, ở hình 6.3b, nếu mức lương thực là (w/P)1, thì sẽ dư thừa lao động (do đó tồn tại thất nghiệp không tình
nguyện). Dễ dàng thấy mức lao động mà nền kinh tế sử dụng là một hàm số của w/P, hay: L = L (W/P).
1.3. Sản lượng
Giả định nền kinh tế toàn dụng vốn, khi thị trường lao động cân bằng, sản lượng của nền kinh tế sẽ bằng Yp =
f(A, K, Ln) = Yn, đây chính là sản lượng tại mức lao động tự nhiên (Yn), còn gọi là sản lượng tự nhiên.

Y Y = f(A,K, L)

Yn

Ln L
W/P
LS

(W/P)0 E

LD

Ln L
Hình 6.5: sản lượng tại mức lao động tự nhiên (Yn)
Tổng Cung cổ điển: Yn = f(A, K, Ln). Theo phương pháp cổ điển thì thị trường lao động luôn đạt được cân
bằng (cung lao động = Cầu lao động) do giá cả và tiền lương thay đổi linh hoạt, và như vậy thị nền kinh tế luôn
sản xuất tại mức sản lượng không đổi Yn tại mọi mức giá (vì tiền lương sẽ thay đổi cùng tỷ lệ với giá cả, điều
đó làm w/P không đổi). Do đó tổng cung AS là đường thẳng đứng.
P AS (Y = Yn) P
AS1 AS2

K, A↑

0 0
Yn Y Y1n Y2n Y
27
Hình 6.6: a) đường tổng cung cổ điển b) dịch chuyển đường AS
AS ở hình trên dịch chuyển sang phải do các lý do: A↑, K↑, chi phí nguyên liệu giảm, …
Tiếp theo, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: thị trường lao động có luôn ở trang thái cân bằng hay không? Và tại sao?
Điều này là quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, chúng ta sẽ tiếp cận một số quan điểm chủ đạo.
2. Đường tổng Cung Keynes
J. M. Keynes giả định tiền lương danh nghĩa (W) trong nền kinh tế là cứng nhắc, không linh hoạt trong ngắn
hạn (wage rigidity), lý do: hợp đồng dài hạn, tác động của nghiệp đoàn lao động (labor union), qui định của
chính phủ về tiền lương tối thiểu,… Xem phương trình: MPL = W/P , chúng ta sẽ thấy: P↑→ (w/P)↓ (do w
+
không đổi) → Cầu lao động tăng → Y↑. Dễ dàng thấy mối quan hệ P và Y ở trên là đồng biến: Y = f ( P) [hình
6.6.a].
Dịch chuyển AS: A, K↑ → AS dịch chuyển sang phải (xuông dưới), W↑ → AS dịch sang trái (lên trên).

Trường hợp đặc biệt: khi MPL không đổi (constant), thì W/P = MPL không đổi, nếu tiền lương danh nghĩa (W)
không đổi thì P không đổi, AS là một đường nằm ngang (hình 6.6b). Tại sao? (độ dốc AS = 0).
P P
AS

AS

Y Y

Hình 6.7: a) đường tổng cung Keynes b) đường tổng cung Keynes (trường hợp đặc biệt)
3. Đường tổng cung Keynesian (Imperfect Information)
Giả định là: doanh nghiệp biết rõ mức giá sản phẩm do mình bán ra. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cả doanh
nghiệp và người lao động không biết rõ thông tin về mức giá trên thị trường, kỳ vọng về mức giá (Pe) của cả hai
chủ thể là như nhau (R. Lucas 1973).
Cầu lao động: LD = LD (W/Pe) Cung lao động: LS = LS (W/Pe)
W P
Cân bằng cung, cầu lao động: L = L (W/Pe) = L ( ) [vì: w/Pe = (W/P)( P/Pe)] (6.4)
P Pe
LS = LS (W/Pe) LS = LS (W//Pe)
W/P W/P E1 Pe↑
(W/P)
1
(W/P) E (W/P)0 E
0

LD = LD(W/Pe) LD = LD(W/Pe)

L0 L Ln L0 L
Hình 6.8: a) cân bằng ngắn hạn trên thị trường lao động, b) cân bằng dài hạn (khi Pe thay đổi = P)
(chú ý rằng L0 chỉ bằng Ln khi Pe = P)
W P
Do đó: Y = f (A, K, ), sự khác nhau giữa Y và Yn chỉ xảy ra khi P ≠ Pe. Chúng ta có thể viết gọn hơn:
P Pe
Y = Yn + a(P – Pe) (a > 0) : đây là phương trình đường AS theo trường phái Keynes (Keynesian AS). (6.5)
Đường AS cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa Y và P: Y↑ → L↑ → U↓, u↓ → W↑ → P↑.
Các lưu ý:
• khi P = Pe thì Y = Yn: cho thấy đường AS luôn đi qua điểm (Y = Yn, P = Pe), có nghĩa là điểm A ở hình
6.8.a. Còn khi P > Pe?
• Theo thời gian (trong trung hạn): khi các chủ thể biết rõ mức giá đã thay đổi thì Pe thay đổi kịp với
mức giá thực tế. Khi Pe < Pt (mức giá thực tế) thì Pe↑, Pe > Pt thì Pe↓.

28
• P P
B AS’
AS Pt + 1 = Pe1
AS

A
Pt = Pe Pt = Pe
A
Pe↑

Yn Y Yn Y

Hình 6.9.a: AS dốc lên và đi qua điểm (Yn , Pt) Hình 6.9.b: AS dịch chuyển do Pe tăng (sang trái, hoặc lên trên)
Dịch chuyển AS:
• AS dịch chuyển sang phải (xuống dưới) khi A, K↑.
• khi Pe↑ → W↑ (người lao động yêu cầu tăng tiền lương danh nghĩa) thì Y↓: AS sẽ dịch chuyển về phía
bên trái hay lên trên (P tăng tại mọi mức sản lượng). Điều này cũng đồng nghĩa với: Pe↑ → P↑, Pe↓ →
P↓ (Pe↓: AS dịch chuyển sang phải hoặc xuống dưới).
Chú ý: Khi nói về AS chúng ta nói về tác động của Y tới P. AS: Y → P.
AS trung hạn: trong trung hạn khi Pe luôn bằng Pt thì sản lượng luôn ở mức Yn, AS là đường thẳng đứng.

III. Cân bằng tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD)


1. Sản lượng và mức giá cân bằng
AS3
AS2
P AS P AS1

P3 = P3e E3
E2
P1 E1
P1 = P1e B
E1
P0 = Pe A

AD P0 = P0e A AD

Yn Y1 Y Yn Y1 Y
Hình 6.10: a) Cân bằng AS – AD ngắn hạn (E1) b) AS – AD: từ cân bằng ngắn hạn tới cân bằng trung hạn (E3)
2. Chính sách tiền tệ mở rộng
Giả sử điểm cân bằng ban đầu là E0 (trung hạn), IS-LM: (Ms/P)↑ → LM dịch chuyển thành LM’’→ i↓ (E1’),
AS-AD: (Ms/P)↑ → AD↑ → P↑→ IS-LM: LM’’ → LM’, nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn tại E1. Do cơ chế
Pe, AS dịch chuyển thành AS’, mức giá mới là P2, Y trở về Yn. Do P↑, LM’ dịch chuyển về đường LM ban đầu.

Kết quả: P↑, Y và i không đổi. Do (Ms/P)↑ không gây tác động tới (Y, i) trong trung hạn, các nhà kinh tế gọi
hiện tượng này là “The Neutrality of Money in the Medium Run” (R.. Lucas).

29
AS’
Pe↑ AS
P2
E2

P1 E1

P0 E0
Ms↑

AD’
AD

Yn Y1 Y
i LM

LM’
P↑ LM’’

i0 E0

i1 E1
E1’
M↑s
IS

Yn Y1 Y1’ Y
Hình 6.11: AS-AD tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (EMP) trong ngắn và dài hạn.

3. Chính sách tài khóa thắt chặt

30
P
AS

G↓ Pe↓ AS’
E0
P0

P1 E1

Pn En
AD
AD’

Y1 Yn Y
i LM LM’
G↓ LM’’
P↓
i0 E0

E1’
i1 E1

i2 En IS

IS’

Y1 Yn Y
Hình 6.12: AS-AD: tác động của chính sách tài khóa thắt chặt (CFP) trong ngắn và trung hạn.
Quá trình như sau: Điểm cân bằng ban đầu E0: AS – AD: E (Yn, P0 = Pe) và IS – LM: E (Yn, i0).
G↓ → IS sang trái → i↓(E1’)
G↓ → AD sang trái → P↓ → (Ms/P)↑ → LM sang phải (LM’) → i↓(i1) [điểm E1].
Trung hạn: do P < Pe → Pe↓ → AS dịch sang phải → P↓ → LM sang phải (LM’’) [điểm En].
Cuối cùng: i↓, P↓, Y không đổi.
Chú ý: sinh viên vẽ hình minh họa và lập luận giải thích trường hợp chính sách tài khóa mở rộng.
IV. Lạm phát
1. Lạm phát do Cầu kéo (demand-pull inflation)

P
AS’
G↑
En Pe ↑ AS Điểm cân bằng ban đầu là E (cân bằng dài hạn).
Pn Vì một lý do nào đó làm tổng Cầu AD tăng [ví
dụ: G↑, cung tiền dang nghĩa tăng Ms↑, …], AD
dịch sang phải và E1 là điểm cân bằng mới (dễ
P1 E1 thấy là giá tăng: nền kinh tế đang có lạm phát).
Tại E1, nền kinh tế đang sản xuất tại sản lượng
cao hơn mức Yn. Trong dài hạn kỳ vọng về mức
P0 E0 giá thay đổi thành Pe = P1 và đường AS dịch
AD’
chuyển dần thành AS’, quá trình kết thúc tại E2
AD (P2).

Yn Y
Hình 6.13: Lạm phát do cầu kéo

31
2. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation)
a) Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trọng tiền (monetarists tiêu biểu là Milton Friedman)

P Các nhà kinh tế Monetarists lập luận: chi phí tăng


(ví dụ: do giá nguyên liệu tăng mạnh…) làm AS
AS’ AS’’
dịch chuyển sang trái (AS’) và giá tăng (P2). Tuy
AS nhiên, mức giá kỳ vọng là Pe = P1 (vì đường AS
A
P1 luôn đi qua điểm P = Pe và Y = Yn), điều này cho
thấy Pe sẽ giảm, AS’ →AS’’ → AS. Nền kinh tế
E2 trở về điểm cân bằng ban đầu E (như vậy, cuối
P2 B cùng thì không có lạm phát).
Lạm phát chỉ xẩy ra nếu tại điểm cân bằng ngắn
hạn E2, nền kinh tế đang ở tỉnh trạng thất nghiệp
P0 và suy thoái, chính phủ (CB) tăng cung tiền danh
E AD’
nghĩa Ms để vực dậy nền kinh tế (kéo Y2 → Yn),
AD và như vậy chúng ta có lạm phát do cầu kéo
(phần 1 – hình 6.13).
Y2 Yn Y
Hình 6.14: theo monetarists, chi phí tăng không làm tăng lạm phát.
b) Quan điểm của các nhà kinh tế học Keynesian

P AS’’
AS’
AS
P2 E2 Các nhà kinh tế Keynesian cho rằng: do chi phí
tăng làm cầu đối với lao động giảm. Đường cầu
LD dịch chuyển sang trái →mức lương thực
P1 E1 W/P↓, Ln↓ →Yn↓. Hình 6.15: AS→AS’ (ngắn
hạn) →AS’’ (dài hạn). Điều này lý giải lạm phát
A trên thế giới tăng rất mạnh vào những năm 1970s,
P0
E khi giá dầu thô tăng mạnh do điều tiết của OPEC.
AD’
AD

Yn’ Yn

Hình 6.15: theo Keynesian chi phí tăng làm tăng lạm phát, giảm Yn.

3. Lạm phát do kỳ vọng: ngoài lạm phát do cầu kéo và do chi phí đẩy, lạm phát có thể nẩy sinh do kỳ vọng về
giá, ví dụ: kỳ vọng về giá tăng: AS dịch chuyển sang trái (lên trên).

V. Lạm phát và thất nghiệp: Đường Cong Phillips (PC)


1958: W. A. Phillips: nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự đánh đổi nhất định giữa lạm phát và thất nghiệp:
muốn thất nghiệp giảm thì phải chịu lạm phát cao.
Vào những năm 1970s, lạm phát và thất nghiệp đều cao: các nhà kinh tế bắt đầu phân chia PC thành ngắn hạn
và dài hạn, điều này cho thấy nhận xét ban đầu của W. A. Phillips chỉ đúng cho ngắn hạn mà thôi.
Phillips Curve: một cách nhìn khác về đường AS
Phương trình AS: Y = Yn + a(P – Pe) hay: P = Pe + (1/a)(Y – Yn) ↔ P – P-1 = Pe – P-1 + (1/a)(Y – Yn)
↔ л = л + (1/a)(Y-Yn)
e
(1)
[tính gần đúng, thực ra: (P – P-1)/P-1 = л, trong đó лe là lạm phát kỳ vọng].
Yp − Yt
Sử dụng qui luật Okun (Samuelson): ut = un + 0,5* *100 . Hay: u – un = b(Yn – Y) (b>0)
Yp
[thay Yp = Yn (xem tham khảo 1.2. chương 1), và tính gần đúng: (Yp – Yn)/Yp ≈ Yp – Yn : chúng ta chỉ quan tâm
tới mối quan hệ]. Điều này tương đương: (Y – Yn) = (–1/b)(u – un) (2)
Kết hợp (1) và (2): л = лe – c(u – un), (c > 0).
Nếu các chủ thể kinh tế hình thành lạm phát kỳ vọng dựa vào lạm phát của kỳ trước (adaptive expectation):
лe = л-1 thì л = л-1 – b(U –Un) hay: л – л-1 = – b(u –un) (Phương trình đường Phillips) (6.6)

32
phương trình này nói rằng khi u > un (thất nghiệp tăng, vì un được coi là không đổi) thì л < л-1: lạm phát giảm.
Nếu chúng ta vẽ đồ thị của л (trục tung) theo u (trục hoành), thì đây là đường Phillips.

Trong trung hạn: л = лe thì u = un [phương trình (1)], PC là một đường thẳng đứng.

л SPC
MPC

Пe

un u
Hình 6.16: đường cong Phillips trong ngắn hạn (SPC) và trung hạn (MPC).

Vì: u = un thì л = л-1: lạm phát không đổi [phương trình (2)], nên un (natural rate of unemployment - tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên) còn được gọi dưới một tên khác là Tỷ lệ thất nghiệp mà lạm phát không tăng (Non-
Accelerating Inflation Rate of Unemployment – NAIRU), nói cách khác: un ≡ NAIRU.

Tham khảo 6.1: Kỳ vọng (Expectation)


Kỳ vọng: là suy nghĩ, tin tưởng, quan điểm về giá trị tương lai của các biến số kinh tế. Vì sự không
chắc chắn (uncertainty) của các sự kiện trong tương lai nên các chủ thể kinh tế hình thành các kỳ vọng
của mình đối với các biến số tương lai [D. Pearce (1992) MacMillan Dictionary of Modern Economics,
4th edn, London: MacMillan Press Ltd.]. Các nhà kinh tế có các quan điểm khác nhau về cách thức mà
các chủ thể kinh tế hình thành kỳ vọng, có 3 quan điểm chính:
• Kỳ vọng thích ứng (Adaptive Expectation): biến số của tương lai được hình thành từ biến số hiện
tại, ví dụ: lạm phát năm trước là 5% thì các chủ thể kinh tế sẽ cho rằng năm nay lạm phát sẽ là
5%. Ví dụ 2: năm 2007 chính phủ Việt Nam chi $2 triệu trả tiền cho bọn khủng bố nhằm giải cứu
ông PVQ bị bắt cóc thì năm 2008 chính phủ cũng sẽ trả $2 triệu cho trường hợp tương tự. Như
vậy có làm cho số vụ bắt cóc nhiều hơn không?
• Kỳ vọng hợp lý (Rational Expectation): dựa trên các thông tin sẵn có và phù hợp (với mục tiêu
tìm hiểu) về môi trường kinh tế mà các cá nhân hình thành kỳ vọng của mình về các biến số
tương lai. Lượng thông tin được tìm kiếm và xử lý tuân theo nguyên tắc: Chi phí biên để tìm
kiếm và xử lý thông tin bằng với lợi ích biên có được từ việc sử dụng lượng thông tin này (một
cách nhìn đối với nguyên tắc này là MR = MC trong tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc
MU = P, tối đa hóa thỏa dụng của ngưởi tiêu dùng).
• Kỳ vọng cư xử (Behavioral Expectation): kỳ vọng được hình thành thông qua giao tiếp giữa các
cá nhân, hoặc bị ảnh hưởng bởi các phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ: tin ACB sắp bị phá
sản có thể làm cho các chủ thể gửi tiên lo sợ bị mất tiền gửi (hình thành kỳ vọng), tin NHNN Việt
Nam (SVB) bảo lãnh cho các khoản tiền gửi tại ACB làm cho các cá nhân gửi tiền an tâm là
không bị rủi ro (do đó thay đổi kỳ vọng).

Các bạn sẽ thấy rằng: dù có sự khác nhau nhất định, giữa 3 quan điểm cũng có một sự tương đồng nào
đó, vì đây là 3 cách nhìn khác nhau đối với một vấn đề.
Trong ngắn hạn, kỳ vọng về các biến số có thể khác với các biến số thực tế, vì thông tin là không hoàn
hảo. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi các chủ thể đã có đầy đủ thông tin, thì không còn sự khác biệt trên
nữa.

Sinh viên tự tham khảo câu hỏi và bài tập cuối chương!

33
Chương 7: Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán
Chương 1 đề cập tới thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market – Forex) và cán cân thanh toán (BoP),
chương này đặt ra các nền tảng cho việc nghiên cứu mô hình IS-LM-BP (Mundell- Flemming).
I. Thị trường ngoại hối
1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái (the rate of exchange)
• Thị trường ngoại hối: là nơi mà các ngoại tệ trao đổi.
• Tỷ giá hối đoái: là giá của một ngoại tệ (tiền nước ngoài) được tính bằng tiền nội tệ (tiền trong nước),
ví dụ: từ vị trí của một người Việt Nam: 1 USD = 16 000 VND, viết là E = VND/USD = 16000, tỷ
giá này còn gọi là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate).
• Lên giá (appreciation): nếu như VND lên giá thì E↓: có nghĩa là để mua 1 USD thì cần ít VND hơn.
• Xuống giá (giảm giá) (depreciation): nếu như VND xuống giá thì E↑: cần nhiều VND hơn để mua 1
USD.
• Nâng giá (revaluation): biện pháp của chính phủ (hay CB) làm E↓, thông qua việc can thiệp vào thị
trường ngoại hối (ví dụ: qui định tỷ giá hối đoái cố định).
• Phá giá (devaluation): biện pháp của chính phủ (hay CB) làm E↑, thông qua việc can thiệp vào thị
trường ngoại hối.
2. Tỷ giá hối đoái thực (real exchange rate)
Tỷ giá hối đoái thực (e): e = EP*/P: giá hàng hóa nước ngoài được tính bằng hàng hóa trong nước. Trong đó:
P* là chỉ số giá nước ngoài, P là chỉ số giá trong nước. e đo lường mức độ cạnh tranh của hàng hóa của một
quốc gia.
Ví dụ: từ vị trí của một người Việt Nam: ở Mỹ giá một một bánh mỳ Mỹ = $1,5 và giá của 1 bánh mỳ Việt
Nam là VND 2000, như vậy giá của 1 bánh mỳ Mỹ tính theo VND (với tỷ giá hối đoái danh nghĩa 16 000
VND/USD) là: 1,5* 16000 = 24000. Như vậy bánh Mỹ/bánh Việt Nam = 24000/2000 = 12, có nghĩa là bánh
Mỹ = 12 bánh Việt Nam = e. Dễ dàng thấy: e = EP*/P = 16000(1,5/2000) = 12.
• Lên giá thực: e↓ (real appreciation, ví dụ: e giảm từ 12 xuống còn 11), có nghĩa là hàng Mỹ trở nên rẻ
hơn tương đối so với hàng Việt Nam, e↓: mức độ cạnh tranh của hàng Việt Nam giảm, điều này sẽ làm
tăng nhập khẩu (M) và giảm xuất khẩu (X) của Việt Nam (xem thêm tham khảo 7.1): e↓ → NX↓.
• Giảm giá thực: e↑ (real depreciation) có nghĩa rằng hàng Mỹ trở nên đắt hơn tương đối so với hàng
Việt Nam, e↑: mức độ cạnh tranh của hàng Việt Nam tăng, điều này sẽ làm tăng xuất khẩu ròng (NX)
của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái song phương (bilateral real exchange rate): tỷ giá thực giữa hai quốc gia.
Tỷ giá hối đoái đa phương (multilateral real exchange rate or real effective exchange rate): giá của rổ hàng
hóa đại diện của các nước tính theo hàng trong nuớc. Tính tỷ giá thực lấy quyền số (weighs) theo giá trị giao
dịch (trading volume).
3. Các cơ chế tỷ giá hối đoái
3.1. Tỷ giá hối đoái thả nổi (floating exchange rate regime): chính phủ (CB) không can thiệp vào thị trường,
biến động của tỷ giá do Cung – Cầu quyết định.
E
DFX: Cầu ngoại tệ (ví dụ USD): các nhà nhập
Tỷ giá VND/USD

SFX
khẩu muốn có USD để mua hàng hóa từ nước
ngoài, các công dân Việt Nam (VN) muốn có
USD để mua các tài sản ở nước ngoài,..
SFX: Cung ngoại tệ (USD): các nhà xuất khẩu ở
A VN thu được USD từ xuất khẩu và muốn đổi
E0 thành VND, các công dân nước ngoài muốn mua
tài sản (trái phiếu, …) ở VN cũng phải bán USD
để chuyển thành VND,….
E1 Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E0, với cơ
chế floating. CB thi hành revaluation (E↓) bằng
cách qui định E1, để giữ E1, CB phải bán ra lượng
DFX
ngoại tệ = (Qd – Qs). (xem hình 7.1).

Qs Q0 Qd Q Lượng USD
Hình 1.1: Thị trường USD ở VN
3.2. Tỷ giá hối đoái cố định (fixed exchange rate regime): Trong chế độ tỷ giá này, CB qui định một tỷ giá hối
đoái cố định (EF).
• Nếu EF < E0 (như hình 7.1) thì sẽ thiếu hụt ngoại tệ và CB sẽ bán ra số ngoại tệ đúng bằng số lượng
thiếu hụt. Dễ dàng nhận ra rằng cung tiền Ms giảm, tại sao?
• Nếu EF > E0 thì CB sẽ mua vào số lượng ngoại tệ dư thừa và Ms↑.
34
Tại sao CB có ngoại tệ để can thiệp vào thị trường? CB có dự trữ (USD, vàng,.. có thể chuyển thành USD,..).
a) MR và Cung tiền (MS): giả sử khi CB thi hành cơ chế tỷ giá cố định (MR), có một lượng ngoại tệ (ví dụ:
USD) chảy vào thị trường ngoại hối (SFX tăng), do đó sẽ làm E↓, CB muốn giữ E như cũ thì phải mua ngoại tệ
từ thị trường do đó làm cung tiền (M0 tăng và do đó MS) tăng. Do đó, khi CB muốn thi hành MR thì CB không
thể kiểm soát cung tiền. Ngược lại, muốn kiểm soát cung tiền thì CB phải thả nổi tỷ giá hối đoái.
b) Sterilization: là hoạt động của CB xẩy ra dưới trường hợp chế độ tỷ giá hối đoái cố định, trong đó CB mua
và bán trái phiếu để khắc phục hậu quả của sự thay đổi cung tiền danh nghĩa (Ms) – có nghĩa là giữ MS không
đổi như trước khi can thiệp vào Forex. Ví dụ: nếu tỷ giá hối đoái cố định là E1 hình 1.1, thì đầu tiên CB sẽ bán
ngoại tệ, điều này làm cung tiền Ms↓, muốn đưa cung tiền về mức ban đầu CB sẽ mua trái phiếu – CB đang
thực hiện sterilization. Tuy nhiên, việc thực hiện sterilization hay không do CB quyết định, không phải lúc nào
CB cũng thực hiện sterilization.
3.3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (managed floating exchange rate regime): CB sẽ qui định một biên độ
nào đó mà E có thể dao động (ví dụ: 15000 ≤ E ≤ 17000 VND/USD). Quá biên độ đó thì CB sẽ can thiệp bằng
cách mua, bán ngoại tệ như ở chế độ Fixed ER (phần 3.2).
4. Tỷ giá hối đoái và lãi suất
Giả sử chúng ta đang ở VN: chúng ta muốn dùng một số vốn trị giá V để mua trái phiếu kỳ hạn 1 năm, 2 lựa
chọn có thể đó là mua trái phiếu Việt Nam và mua trái phiếu Mỹ. Muốn mua trái phiếu Mỹ chúng ta phải
chuyển V sang USD sau đó giữ trái phiếu 1 năm, đến đáo hạn thì lại chuyển vốn và lãi về VND.
Năm t: Năm t +1:
Mua trái phiếu Việt Nam (với lãi suất it):
V V(1 + it) (tính bằng VND)
*
Mua trái phiếu Mỹ (lãi suất i t )
- chuyển V thành USD: V/Et (1 + i t* ).(V/Et) (tính bằng USD)
* e
- chuyển vốn và lãi về VND: (1 + i E (tính bằng VND)
t ).(V/Et). t +1
Giả định rằng các nhà đầu tư trái phiếu (ở cả VN và Mỹ) luôn nỗ lực để có lợi nhuận cao nhất. Qua quá trình
cạnh tranh, điều kiện sau đây sẽ xẩy ra: V(1 + it) = (1 + i t* )(V/Et). E te+1 hay: (1 + it) = (1 + i t* ) E te+1 /Et
Ete+1 − Et Ete+1 − Et
Biến đổi: (1 + it) = (1 + i t* ) (1 + ) hay: it ≈ i t* + (tính gần đúng) (1)
Et Et
Phương trình (1) ở trên được gọi là: điều kiện ngang bằng về lãi suất (uncovered interest parity relation).
Ete+1 − Et
là thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối đoái (chính xác hơn: tỷ lệ giảm giá kỳ vọng của đồng nội tệ). Nếu
Et
Ete+1 − Et
> 0 (có nghĩa là investors kỳ vọng VND xuống giá) thì lãi suất it sẽ tăng (nếu i t* không đổi).
Et
Giả định rằng: E te+1 không đổi (ví dụ: sử dụng forward contract) và chúng ta viết: Ete+1 = E F và Et = E, it = i,
EF − E EF
thì (1) trở thành: i ≈ i * + hay: E = (2)
E 1 + i − i*
(một số yếu tố chưa tính đến trong mối quan hệ trên là: chi phí giao dịch và rủi ro)
Trong phương trình (2), E te+1 được xác định trước (EF cố định) bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như
(option, forward, và future contract) thì (2) được gọi là covered interest parity relation (IPR).
Phương trình trên cho thấy: E và i nghịch biến.
Hình 1.2: Quan hệ nghịch biến giữa lãi suất trong nước và tỷ giá
i hối đoái
Khi lãi suất trong nước tăng (i↑) thì đồng tiền nội tệ sẽ lên giá
(E↓), vì các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào trong nước
(mua trái phiếu trong nước), do đó sẽ chuyển ngoại tệ thành tiền
i* A trong nước (inflows of FX), SFX↑ → E↓.
Chú ý:
• IPR chỉ đúng cho trường hợp BP nằm ngang.
• i sẽ tác động đến E (i → E), đối với IPR: không có chiều
ngược lại.
• Ete+1 thay đổi sẽ tác động tới i, qua đó mới tác động tới Et.

EF E
35
II. Cán cân thanh toán (Balance of Payment - BoP)
1. Cán cân thanh toán
BoP: Một tập hợp các tài khoản ghi nhận tất cả các giao dịch (nhận và trả) của một quốc gia và phần còn lại
của thế giới. Một giao dịch nhận tiền được ghi credit, và giao dịch trả tiền: debit ở trong BoP. Hai tài khoản chủ
yếu của BoP là: tài khoản vãng lai (CA – current account) và tài khoản vốn (KA – capital account). Một
BoP của Mỹ (năm 1999) được tóm tắt như sau:
The U.S. Balance of Payment 1999, ($ billions)
(a) (b)
Current account (CA)
Exports 931
Imports 1100 +10
Trade balance (NX) - 169 (1)
Investment income received 242
Investment income paid 265
Net investment income - 23 (2)
Net transfers received - 41 (3)
Current account balance = (1) + (2) + (3) - 233 - 243 - 243

Capital account (KA)


Increase in foreign holdings of U.S. assets 542 +10 - 10
Increase in U.S holdings of foreign assets 305 - 10
Net increase in foreign holdings of U.S. assets 237 247 247
(net capital flows to the U.S.)
Statistical discrepancy 4 4 4

Nguồn: Survey of Current Business, 1999 [trích từ Blanchard O. (1999) Macroeconomics, 2th edn, Prentice Hall: New
Jersey]. Phần bút toán in đậm (bút toán a và b) là của tác giả (PVQ).
Chúng ta có thể viết: BoP = CA + KA = 0. BoP luôn bằng 0, vì nếu thâm hụt tài khoản vãng lai (CA↓) thì
một quốc gia phải đi vay nợ từ nước ngoài (KA↑). Ví dụ: bút toán (a): nước Mỹ tăng nhập khẩu lên một
khoản là 10 (CA giảm 10), nếu doanh nghiệp nước ngoài (người xuất khẩu sang U.S.) giữ tiền ở Mỹ thì ở KA sẽ
tăng thêm 10. Bút toán (b): nếu người xuất khẩu chuyển tiền về nước là 10 thì mục Increase in foreign
holdings of U.S. assets: - 10 (giảm 10) thì mục Increase in U.S holdings of foreign assets: -10 (giảm 10). Nếu
một quốc gia có NX < 0 trong dài hạn và CB thi hành chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì CB sẽ cạn nguồn dự trữ
ngoại tệ và bắt buộc phải thả nổi tỷ giá hối đoái. Why? Ngoại tệ chạy ra ngoài, DFX tăng → E↑, CB bán FX.
2. Tài khoản vãng lai (CA) và Tài khoản vốn (KA)
2.1. CA
Do NX (cán cân thương mại) chiếm phần chủ yếu trong CA, nên chúng ta giả định: CA = NX = X – M, có
(chúng ta giả định: Net investment income = 0, Net transfers received = 0, xem bảng BoP ở trên).
Xuất khẩu: X = X (Y*, e), có nghĩa X là một hàm số của thu nhập thế giới (Y*) và tỷ giá hối đoái thực (e).
(+, +)
Nhập khẩu: M = M (Y, e)
(+, -)
Chú ý: dấu (+) thể hiện mối quan hệ đồng biến, dấu (-) thể hiện mối quan hệ nghịch biến.
Như vậy: CA = NX = X – M = NX (Y, e, Y*)
(-, +, +)
2.2. KA: KA = luồng vốn vào – luồng vốn ra ≡ CF (CF – capital flow surplus). CF là một hàm số của chênh
lệch lãi suất trong nước và nước ngoài: KA = CF = CF (i – i*) hay: KA = CF (i, i*)
(+, -) (+, -)
Nếu như không có cản trở đối với dòng vốn (perfect capital mobility) thì
• i > i*: dòng tiền sẽ chảy vào trong nước (capital inflows – các nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu trong nước)
• i < i*: dòng tiền sẽ chảy ra nước ngoài (capital outflows – các nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu nước ngoài )
• cuối cùng: i = i*: một quốc gia nhỏ sẽ phải chấp nhận lãi suất thế giới.
Nếu như có cản trở nhất định đối với dòng vốn (imperfect capital mobility): KA = CF phụ thưộc vào chênh
lệch lãi suất (i – i*) và mức độ hoàn hảo về luân chuyển vốn (degree of capital mobility).
Chú ý: khi nói về cân bằng của BoP thì sự thay đổi của KA sẽ mạnh và nhanh hơn sự thay đổi của CA (KA
dominates CA), dù sao tiền tệ cũng lưu chuyển nhanh hơn hàng hóa (sản xuất).
Trong chế độ tỷ giá cố định: CF là một tác nhân quan trọng trong việc thay đổi Cung tiền (M1) của một quốc
gia. (tại sao???: xem xét cung và cầu đối với ngoại tệ).
36
Tham khảo 7.1: Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái: điều kiện Marshall – Lerner
Giả sử rằng VND xuống giá (E↑), nếu mức giá trong nước và nước ngoài không đổi thì e↑(VND real
depreciation): e↑, cán cân thương mại NX sẽ thay đổi như thế nào?
CA = X – M = NX = X – eQ
(Q là sản lượng nhập khẩu và eQ là giá trị sản lượng nhập khẩu qui đổi về hàng trong nước).
NX = CA = X (Y*, e) – eQ (Y, e) [viết Q = Q (Y,e) có nghĩa Q là một hàm số của Y và e]
Khi e↑: X↑(hàng VN cạnh tranh hơn): NX↑, Q↓: NX↑, nhưng eQ tăng hay giảm?
dNX/de = ∂X/∂e + (∂X/∂Y*) ∂Y*/∂e – e[∂Q/∂Y(∂Y/∂e) + ∂Q/∂e] – Q ∂e/∂e
vì Y* (thu nhập của thế giới) và Y không đổi (ngay lập tức thì Y chưa đổi) nên ∂Y* = ∂Y= 0, ∂e/∂e = 1
Nên: dNX/de = ∂X/∂e – e ∂Q/∂e - Q
Biến đổi: dNX/de = [(∂X/∂e)/(X/e)](X/e)– [(∂Q/∂e)(e/Q)]Q - Q
= (X/e){(∂X/∂e)/(X/e) – [Q/(X/e)] [(∂Q/∂e)(e/Q) + 1]}
= (X/e)[£X – (eQ/X) (£M + 1)]
Trong đó: (∂X/∂e)/(X/e) = £X (exchange rate elasticity of exports),
và (∂Q/∂e)(e/Q) = £M (exchange rate elasticity of imports), £X > 0 và £M < 0, tại sao?
dNX/de > 0 (có nghĩa là NX và e đồng biến: e↑ → NX↑) ↔ £X – (eQ/X) (£M + 1) > 0
Giả định nền kinh tế bắt đầu tại mức NX = 0 (X =M), có nghĩa là eQ = X thì:
dNX/de > 0 ↔ £X – (£M + 1) > 0 hay:
dNX/de > 0 ↔ £X – £M > 1 (Marshall – Lerner condition)
Nếu điều kiện Marshall – Lerner thỏa mãn thì : e ↑ → NX↑. Nói chung các nhà kinh tế nhận thấy điều
kiện này thường thỏa mãn trong thực tế, đây cũng là một lý do mà một số nước duy trì chính sách đồng nội
tệ yếu (giữ e cao) để cải thiện cán cân thương mại (ví dụ: Trung Quốc hiện nay).
Ghi chú: bạn đọc sẽ nhớ lại rằng ngày xưa chúng ta đã gặp độ co dãn của Cầu theo giá (price elasticity of
demand): EP = (∆Q/Q)/(∆P/P) = (∆Q/∆P)/(Q/P) = Q’(P)/(Q/P) = Q’(P). P/Q.

Hình 1.3: J curve: Tác động của e tăng

NX

e↑
0
1 Thời gian
NX

Tại thời điểm 1, khi e mới tăng thì eQ tăng, X và Q không đổi, do đó NX giảm, sau đó X tăng dần và Q giảm
dần, làm cho NX tăng dần.

37
Chương 8: Mô hình Mundell – Flemming (IS – LM – BP)
Khi nền kinh tế mở cửa với phần còn lại của thế giới thì sẽ có sự giao dịch (di chuyển) của các hàng hóa và dịch
vụ (tài khoản CA - xuất nhập khẩu) và giao dịch của các tài sản (tài khoản KA – mua bán tài sản, trái phiếu)
giữa các quốc gia. Chương này nói về tác động của việc mở cửa tới nền kinh tế trong nước qua hai kênh: xuất
nhập khẩu và sự luân chuyển vốn giữa các quốc gia. Chương này giả định mức giá không đổi.
I. Đường IS, LM, và BP
1. Thu nhập (Y) và xuất khẩu ròng (NX)
AD = C + I + G + X – M = C + I + G + NX. Đặt: AD = Y ↔Y = C + I + G + NX ↔ NX = Y – (C + I + G).
(C + I + G) được gọi là tổng tiêu dùng hàng trong nước, Y là thu nhập trong nước. Nếu NX = 0, thì Y = (C + I +
G) có nghĩa là sản xuất = tiêu dùng. Nếu NX < 0 thì Y < (C + I + G).
450
chi tiêu C+I+G

YTB
Y
NX

thâm hụt
thương mại
0
thặng dư YTB Y
NX

Hình 2.1: thặng dư thương mại (NX) và thu nhập trong nước (khi Y*, e, và mpm không đổi).
(YTB: trade - balanced output, mức sản lượng làm cho cán cân thương mại cân bằng)
2. Đường IS
Trên thị trường hàng hóa: Tổng Cầu: AD = C (Y, T) + I(Y, i) + G + NX (Y, Y*, e): đường tổng cầu này sẽ
thoải hơn hay dốc hơn so với nền kinh tế đóng (khi NX = 0)?
Đường IS: Y = C (Y, T) + I(Y, i) + G + NX (Y, Y*, e). Mối quan hệ nghịch biến giữa Y và i.
(+, -) (+, -) (-, +, +)
Điểm mới so với IS của nền kinh tế đóng: NX.
Độ dốc: sẽ dốc hơn đường IS của nền kinh tế đóng (tại sao? xem Macro1: chương 3 và 5: hệ số α).
Dịch chuyển: dịch chuyển của IS như chương 5, ngoài ra
• một sự tăng lên của NX tự định (autonomous net exports) sẽ làm IS dịch chuyển sang phải, mpm↑ sẽ
làm IS sang trái và trở nên dốc hơn.
• trong mô hình này chúng ta tập trung sự chú ý vào sự dịch chuyển của IS khi tỷ giá hối đoái thực (e)
thay đổi. e↑: IS sẽ dịch chuyển sang phải

Tóm lại: A↑ (G↑), Y*↑, e↑: IS sẽ dịch chuyển sang phải

38
3. Đường LM
Đường LM: Ms/P = L (Y, i). Mối quan hệ đồng biến giữa Y và I, giống LM ở chương 5

4. Đường BP
4.1. Đường BP mô tả các tập hợp thu nhập và lãi suất (Y, i) làm cho cán cân thanh toán bằng không (có nghĩa
là đạt được cân bằng bên ngoài). Nói cách khác: BoP = CA + KA = 0).
X (Y*, e) – M (Y,e) + CF (i – i*) = 0 hay: X (Y*, e) – M (Y,e) + CF (i, i*) = 0 (phương trình đường BP).
Trường hợp tỷ giá hối đoái cố định: X (Y*, e) – M (Y,e) + CF (i – i*) + ∆R = 0
∆R (forex reserves): thay đổi trong dự trữ ngoại tệ của CB, cần có để can thiệp vào thị trường ngoại hối. Ở cơ
chế thả nổi, CB không cần can thiệp (∆R = 0).
Nếu các yếu tố khác không đổi:
Y↑ → NX↓ (vì M↑) ≡ CA↓ → KA↑ (giữ BoP = 0) → i↑ (để thu hút dòng tiền vào)
Thấy rằng: mối quan hệ giữa Y và i là đồng biến, do đó BP là đường đốc lên từ trái sang phải.
Chú ý: BP: Y → i
i BP i Perfect immobile BP

B
i1
Perfect mobile BP
*
i0 A i= i

i2 C

Y0 Y Y
Hình 2.2 a: đường BP (imperfect capital
capital mobility)
mobility) Hình 2.2 b: đường BP nằm
nằm ngang (perfect capital
Điểm A (Y0, i0) nằm trên BP
BP nên tại A: BoP = 0. Điểm mobility). Với một nước nhỏ thì nước này có xu
B nằm phía trên BoP và có lãi suất cao (i1), nên sẽ hướng chấp nhận lãi suất thế giới. Khi không còn rào
khuyến khích dòng vốn chảy vào trong nước, do đó tại cản đối với các luồng vốn thì lãi suất trong nước = lãi
B thì BoP > 0. Ngược lại, tại C chúng ta có BoP < 0. suất thế giới, như vậy BP là đường nằm ngang.
4.2 Độ dốc BP: Độ dốc của BP phản ánh mức độ hoàn hảo trong việc di chuyển vốn giữa các quốc gia, mức độ
luân chuyển vốn càng hoàn hảo (tự do) thì BP càng thoải. Nói cách khác, các tài sản trong nước (trái phiếu,.) và
nước ngoài có tính thay thế càng lớn (asset subsitutability) thì BP càng thoải. Tính thay thế của các tài sản sinh
lợi chịu sự tác động của chính sách chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính, chi phí giao dịch, rủi ro, …
4.3. Dịch chuyển BP: Đường BP vẽ mối quan hệ giữa Y và i với giả định Y*, i*, và e không đổi, khi các yếu
tố này (Y*, i*, e) thay đổi thì chúng ta có sự dịch chuyển của BP. Tuy nhiên: mô hình IS-LM-BP giả định Y*,
i* không đổi. Do đó: chúng ta tập trung sự chú ý vào sự dịch chuyển của BP khi e thay đổi.
a) Khi e thay đổi:
Trường hợp luân chuyển vốn hoàn hảo (BP nằm ngang ) thì BP không dịch chuyển khi e thay đổi, vì các tài
sản (trái phiếu) có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, nên lãi suất trong nước và nước ngoài luôn bằng nhau.
Trường hợp luân chuyển vốn không hoàn hảo (BP dốc lên), BP dịch chuyển hay không tùy thuộc vào cơ chế
tỷ giá hối đoái. Ở chế độ tỷ giá cố định, BP không dịch chuyển, lý do: CB sẽ cố định E. Ở chế độ tỷ giá thả nổi:
e↑: BP dịch chuyển sang phải : e↑ → X↑ → NX↑ → AD↑ → Y↑ (cùng lúc với sự dịch chuyển của IS).
b) Khi Y*↑: Y*↑ → X↑ (CA↑) → (KA↓) →i↓, Y↑→ BP dịch chuyển sang phải.
Khi i*↑ → capital outflows → E↑ → NX↑ → IS dịch sang phải → i↑ →BP dịch lên trên (sang trái)
(vấn đề này sẽ đề cập sâu hơn ở phần V)
Các mức độ về độ dốc của BP
Hình 2.3: Các mức độ luân chuyển vốn khác
i Immobile BP nhau của BP.
LM
Đường BP có mức độ luân chuyển vốn cao hay
Mobile BP không được so sánh tương đối với độ dốc của
LM. Nếu độ dốc BP > độ dốc LM: immobile
BP (không linh hoạt), nếu độ dốc của BP < LM:
mobile BP (linh hoạt).
i = i* Sự khác nhau về độ dốc của BP và LM có hàm
ý quan trọng về mặt chính sách, chúng ta sẽ làm
Perfect mobile BP
rõ điều này trong các nội dung tiếp theo.

39

Y
II. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn hoàn hảo
1. Trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi
1.1 Điểm cân bằng
i LM
i

A BP = 0
i = i* i* A

IS

0 Y0 Y EF E
Hình 2.4. a: Cân bằng IS-LM-BP Hình 2.4. b: Lãi suất và tỷ giá hối đoái

Sản lượng thực tế, sản lượng tự nhiên, thất nghiệp và trạng thái BoP
i
Hình 2.5: Sản lượng và trạng thái BoP
Surplus Surplus Tại góc phần tư: Surplus and overemployment
unemployment overemployment (hình 2.5) nền kinh tế đang sản xuất tại sản lượng
cao hơn sản lượng tự nhiên (Yn), do đó sẽ sử
i = i* BP = 0 dụng lao động quá mức. Cũng tại góc phần tư
này, lãi suất cao hơn lãi suất thế giới, cho nên
ngoại tệ sẽ chảy vào trong nước, do đó BoP sẽ
Deficit Deficit thặng dư.
unemployment overemployment
Chú ý: sinh viên đưa ra lập luận cho 3 trường
hợp còn lại.
0 Yn Y
Hệ phương trình cân bằng: IS - LM - BP
(luân chuyển vốn hoàn hảo và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi)
IS: Y = C (Y, T) + I(Y, i) + G + NX (Y, Y*, e)
LM: Ms/P = L (Y, i)
BP: i = i*
Mất cân bằng IS – LM - BP:
• giả sử điểm cân bằng là A1 (hình 2.6 a), lúc này i1 > i*: dòng vốn chảy vào trong nước, SFX↑→ E↓ → e↓
→ NX↓ (Marshall –Lerner condition holds) → IS dịch chuyển về bên trái, cho tới khi đạt được tới A2.
• giả sử điểm cân bằng là A1 (hình 2.6 b), lúc này i1 < i*: dòng vốn chảy ra ngoài nước, SFX↓→ E↑ → e↑
→ NX↑(Marshall –Lerner) → IS dịch chuyển về bên phải tới A2.

i LM i
E↓
LM
i1 E↑
A2 A2
i = i* BP = 0 i= i *
BP = 0
A1
i1
IS1
IS2 IS1 IS2

Y2 Y1 Y Y1 Y2 Y
40
Hình 2.6 a): điều chỉnh về điểm cân bằng IS-LM-BP khi i > i* Hình 2.6 b): khi i < i*

1.2. Chính sách tài khóa (FP): G↑


LM
i G↑ Hình 2.7: IS-LM-BP với luân chuyển vốn hoàn hảo và
chế độ tỷ giá thả nổi: chính sách tài khóa (EFP)
i1 A1 Điểm cân bằng ban đầu A0 (hình 2.7).
A0 G↑: IS dịch sang phải, Y↑(Y→Y1) và i↑ → dòng ngoại
tệ chảy vào trong nước (SFX↑) → E↓(e↓) → NX↓→ IS
i = i* BP = 0 dịch chuyển sang trái về đường IS ban đầu (Y1→Y).
Do đó, chính sách tài khóa không gây tác động gì tới
Y.
E↓
IS1
IS

Y0 Y1 Y
1.3. Chính sách tiền tệ (MP): Ms↑
i LM Hình 2.8: IS-LM-BP với luân chuyển vốn hoàn hảo và
E↑ Ms↑ LM1 chế độ tỷ giá thả nổi: chính sách tiền tệ (EMP)

A0 A2
Điểm cân bằng ban đầu A0 (hình 2.8). CB tăng cung
* tiền Ms:
i= i BP = 0 Ms↑→ LM dịch sang phải (xuống dưới) → i↓ (i1) →
A1 dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài (SFX↓) → E↑(e↑) →
i1 NX↑→ IS dịch chuyển sang phải tới IS1. Trong trường
IS1 hợp này (tỷ giá thả nổi, luân chuyển vốn hoàn hảo),
chính sách tiền tệ rất hiệu quả (tạo tác động rất
IS mạnh).

Y0 Y1 Y2 Y
Chú ý: sinh viên vẽ hình và đưa ra lý giải cho các trường hợp chính sách chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt.
2. Trường hợp tỷ giá hối đoái cố định
Với tỷ giá hối đoái cố định thì CB phải hy sinh việc kiểm soát cung tiền (Ms/P), vì khi cung và cầu ngoại tệ thay
đổi thì tỷ giá thay đổi, do đó muốn giữ E nhưn cũ thì CB phải mua vào hoặc bán ra ngoại tệ → Ms thay đổi.
2.1. Chính sách tài khóa: G↑.
i G↑ LM
Hình 2.9: chính sách tài khóa mở rộng (EFP) trong IS-
Ms↑
A1 LM-BP với luân chuyển vốn hoàn hảo và chế độ tỷ giá cố
i1 định.
A2
Điểm cân bằng ban đầu A0 , G↑: IS dịch sang phải,
A0
Y↑(Y→Y1) và i↑ (i1) → dòng ngoại tệ chảy vào trong
i = i* BP = 0 nước (SFX↑), để ngăn không cho E giảm thì CB mua
ngoại tệ → Ms↑ → LM dịch sang phải, điểm cân bằng
mới là A2. Có thể thấy, chính sách này có hiệu lực rất
IS1 mạnh, tuy mục đích ban đầu là thực hiện EFP nhưng trên
thực tế thì thực hiện EFP và EMP.
IS Chú ý rằng, ban đầu Y↑, nhưng chúng ta không nói tới sự
thay đổi của NX, lý do là sự thay đổi của KA mạnh hơn,
Y0 Y1 Y lấn át sự thay đổi của CA.
2.2. Chính sách tiền tệ: (M /P)↑. s

i Hình 2.10: chính sách tiền tệ mở rộng (EMP) trong mô


LM hình IS-LM-BP với luân chuyển vốn hoàn hảo và chế độ
Ms↑ LM1
tỷ giá cố định.
Điểm cân bằng ban đầu A0: Ms↑→ LM dịch sang phải
Ms↓ (xuống dưới): LM → LM1 → i↓ (i1) → dòng ngoại tệ
A0
i = i* chảy ra nước ngoài (SFX↓) → CB bán ngoại tệ để ngăn
BP = 0
không cho E↓ → Ms/P↓: LM1 dịch chuyển về LM ban
A1 đầu. Do đó, chính sách tiền tệ không gây tác động gì tới
i1 Y.

IS

41
Y0 Y1 Y
Sinh viên vẽ hình minh họa và đưa ra lý giải cho trường hợp chính sách, tiền tệ, tài khóa thắt chặt.
III. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn linh hoạt (mobile BP)
Nhắc lại, luân chuyển vốn linh hoạt có nghĩa là độ dốc của BP nhỏ hơn độ dốc của LM.
Điểm cân bằng là giao điểm của IS, LM, BP:
IS: Y = C (Y, T) + I (Y, i) + G + NX (Y, Y*, e)
LM: Ms/P = L (Y, i)
BP: X (Y*, e) – M (Y,e) + CF (i, i*) = 0
1. Tỷ giá hối đoái cố định
1.1. Chính sách tài khóa (G↑)
Hình 2.11: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
i LM LM1
linh hoạt và chế độ tỷ giá cố định. G↑:
A1 Điểm cân bằng ban đầu A0: G↑ → IS dịch chuyển sang
A2 BP phải → điểm cân bằng IS-LM là A1. Tại A1: BoP thặng dư
A0 (vì dòng ngoại tệ chảy vào trong nước), SFX↑ → E↓ → CB
mua ngoại tệ để giữ E cố định → MS↑ → LM dịch chuyển
sang phải thành LM1, điểm cân bằng cuối cùng là A2. Như
vậy chính sách EFP rất có hiệu lực (Y tăng mạnh).
G↑

MS↑ IS1
IS

Y0 Y1 Y2 Y
1.2. Chính sách tiền tệ (MS↑)

i LM LM1
Hình 2.12: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
M S↓ linh hoạt và chế độ tỷ giá cố định. MS↑:
BP
Điểm cân bằng ban đầu A0: CB tăng cung tiền danh nghĩa:
A0 MS↑ → LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới) → điểm
cân bằng IS-LM là A1. Tại A1: BoP thâm hụt (vì dòng
ngoại tệ chảy ra nước ngoài), SFX↓ → E↑ → CB bán ngoại
A1 tệ để giữ E cố định → MS↓ → LM dịch chuyển sang trái
về LM ban đầu, điểm cân bằng cuối cùng là A0 . Như vậy
M S↑ chính sách EMP không có hiệu lực.
IS

Y0 Y1 Y

2. Tỷ giá hối đoái thả nổi

1.1. Chính sách tài khóa (G↑)


i A1 LM Hình 2.13: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
BP1 linh hoạt và chế độ tỷ giá cố định: EFP. G↑.
A2 E↓ Điểm cân bằng ban đầu A0: G↑, IS dịch chuyển sang phải
BP thành IS1, cân bằng IS-LM mới là A1. Tại A1: BoP thặng
dư , SFX↑: E↓: IS và BP cùng dịch chuyển sang trái, cho
A0
đến điểm A2. Kết quả: Y tăng nhưng không mạnh, chính
sách tài khóa kém hiệu quả.
E↓

G↑ IS2
IS1
IS
Y0 Y2 Y1 Y

42
1.2. Chính sách tiền tệ (MS↑)

CB tăng cung tiền danh nghĩa, MS↑: LM dịch chuyển về bên phải (xuống dưới).

LM
i LM1
M S↑
E↑
BP
E↑ BP1 Hình 2.14: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
A0 linh hoạt và tỷ giá thả nổi: MS↑
Điểm cân bằng ban đầu A0: MS↑ , LM dịch chuyển sang
A2 phải (xuông dưới) thành LM1, cân bằng IS-LM mới là A1.
Tại A1: BoP thâm hụt, SFX↓: E↑: IS và BP cùng dịch
A1 chuyển sang phải, cho đến điểm A2. Kết quả: Y tăng
mạnh, chính sách tiền tệ rất hiệu quả.
IS1
IS
Y0 Y1 Y2 Y

IV. Mô hình IS – LM – BP vớí luân chuyển vốn kém linh hoạt (immobile BP)
Luân chuyển vốn kém linh hoạt có nghĩa là độ dốc của BP lớn hơn độ dốc của LM.

1. Tỷ giá hối đoái cố định

1.1. Chính sách tài khóa (G↑)

i BP LM1
A2 Hình 2.15: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
M↓ S

LM kém linh hoạt và chế độ tỷ giá cố định. G↑:


A1
Điểm cân bằng ban đầu A0: G↑ → IS dịch chuyển sang
A0
phải → điểm cân bằng IS-LM là A1. Tại A1: BoP thâm hụt
(outflows), SFX↓ → E↑ → CB bán ngoại tệ để giữ E cố
định → MS↓→ LM dịch chuyển sang trái (lên trên) thành
LM1, điểm cân bằng cuối cùng là A2. Như vậy chính sách
G↑ EFP kém hiệu lực (Y tăng ít).
IS IS1

Y0 Y2 Y1 Y

1.2. Chính sách tiền tệ (MS↑)


BP
i

LM
M↑ S LM1 Hình 2.16: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn
A0 kém linh hoạt và tỷ giá cố định: MS↑
MS ↓
Điểm cân bằng ban đầu A0: MS↑ , LM dịch chuyển sang
phải (xuông dưới) thành LM1, cân bằng IS-LM mới là A1.
A1 Tại A1: BoP thâm hụt, SFX↓: E↑ → CB bán ngoại tệ để giữ
E cố định → MS↓→ LM dịch chuyển sang trái (lên trên)
về LM ban đầu. Kết quả: Y không đổi, chính sách tiền tệ
không có tác dụng.
IS
Y0 Y1 Y

43
2. Tỷ giá hối đoái thả nổi
1.1. Chính sách tài khóa (G↑)

i BP
BP1
Hình 2.17: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn kém
A2
LM linh hoạt và chế độ tỷ giá thả nổi . G↑:
A1
A0
Điểm cân bằng ban đầu A0: G↑ → IS dịch chuyển sang
phải thành IS1 → điểm cân bằng IS-LM là A1. Tại A1: BoP
thâm hụt (outflows), SFX↓ → E↑ → IS1 và BP dịch sang
phải, điểm cân bằng cuối cùng là A2. Như vậy chính sách
E↑
EFP rất hiệu lực (Y tăng mạnh).
E↑ G↑ IS2
IS IS1

Y0 Y1 Y2 Y

1.2. Chính sách tiền tệ (MS↑)


BP1 LM
i BP E↑ LM1
M S↑

A0 Hình 2.18: IS – LM – BP: trường hợp luân chuyển vốn


A2 kém linh hoạt và tỷ giá thả nổi: MS↑
Điểm cân bằng ban đầu A0: MS↑ → LM dịch chuyển sang
A1
phải (xuông dưới) thành LM1, cân bằng IS-LM mới là A1.
Tại A1: BoP thâm hụt, SFX↓: E↑ → IS và BP dịch chuyển
E↑ sang phải, điểm cân bằng mới A2.
Kết quả: Y tăng mạnh: chính sách tiền tệ tác động mạnh.
IS1
IS
Y0 Y1 Y2 Y

Chú ý: Sinh viên vẽ hình minh họa và đưa ra lý giải cho trường hợp chính sách tiền tệ thắt chặt.
V. Tác động từ nền kinh tế thế giới
Phần này nói về tác động của nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước, cụ thể là điều gì sẽ xảy ra với mô
hình IS-LM-BP khi thu nhập và lãi suất của thế giới (Y* và i*) thay đổi. Để đơn giản hóa, chúng ta dùng trường
hợp chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi và luân chuyển vốn linh hoạt (mobile BP) để minh họa.
IS: Y = C (Y, T) + I(Y, i) + G + NX (Y, Y*, e)
LM: Ms/P = L (Y, i)
BP: X (Y*, e) – M (Y,e) + CF (i, i*) = 0
(Hệ 3 phương trình ba ẩn: Y, i, e, giải hệ này cho các giá trị cân bằng của các biến trên).
1. Tác động của sự thay đổi của thu nhập nước ngoài (Y*)
Ví dụ: mobile BP và tỷ giá thả nổi: xuất phát tại điểm cân bằng ban đầu A0, là giao điểm của IS-LM-BP. Thu
nhập nước ngoài tăng: Y*↑ → NX↑ → Y↑: IS và BP dịch về bên phải. Tại điểm cân bằng mới của IS-LM
(A1): BoP > 0, hàm ý rằng dòng ngoại tệ đi vào trong nước (SFX ↑) → E↓, e↓ → NX↓: IS và BP dịch chuyển
sang trái, cho tới khi về lại điểm cân bằng ban đầu, (bạn đọc sẽ vẽ hình minh họa)
Tuy nhiên:
• kết quả sẽ khác nếu tại điểm cân bằng mới A1, CB quyết định tăng Cung tiền (MS↑).
• kết quả sẽ khác nếu chính sách tỷ giá cố định được áp dụng.
• kết quả sẽ khác nếu BP là kém linh hoạt.
2. Tác động của sự thay đổi của lãi suất nước ngoài (i*)
Ví dụ: xuất phát tại điểm cân bằng ban đầu A0, là giao điểm của IS-LM-BP. Lãi suất nước ngoài tăng: i*↑:
→ outflows: SFX ↓ → E↑, e↑ → IS dịch sang phải. Còn BP thì sao?
i*↑: → outflows: BoP thâm hụt (chú ý rằng: trong trường hợp này tác động trong KA sẽ lấn át tác động của CA)
để duy trì cán cân thanh toán thì lãi suất trong nước phải tăng: i↑ (thu hút dòng tiền vào, hoặc để cản trở dòng
tiền ra). i*↑: BP dịch lên trên (sang trái): i tăng tại mọi mức thu nhập (Y).
Hãy nghĩ về một phương trình BP đơn giản như sau: X0 + a.e – M0 – bY – c.e + d.i – f.i* = 0 (a, b, c, d, f > 0 là
các hệ số). Dễ thấy i*↑ → i↑ → BP dịch lên trên. Với cách tiếp cận trên hãy vẽ hình minh họa.
44
Chương 9: Tiền tệ, lạm phát, và sản lượng
I. IS – LM với lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
1. Lãi suất thực và danh nghĩa: Tác động Fisher
Giả sử một người có một số tiền V, anh ta gửi số tiền này vào ngân hàng (hay mua trái phiếu,…) với kỳ hạn 1
năm và lãi suất danh nghĩa it. Ở hiện tại mức giá là Pt và ở tương lai mức giá là chưa biết, cho nên người gửi
tiền này sẽ hình thành mức giá kỳ vọng: Pt e+1 .
Lãi suất danh nghĩa (it ): sự tăng lên trong số tiền danh nghĩa
Năm t Năm t + 1
V V(1 + it)
Lãi suất thực (rt): sự tăng lên trong sức mua của số tiền danh nghĩa. Người gửi tiền quan tân đến sức mua của
tiền chứ không phải là bản thân số tiền danh nghĩa
Năm t Năm t + 1
V/Pt đơn vị hàng hóa (V/Pt)(1 + rt) đơn vị hàng hóa
Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:
(V/Pt)(1 + rt) = V(1 + it)/ Pt e+1
Hay: (1 + rt) = (1 + it)Pt/ Pt e+1 (1)
Pt e+1 − Pt Pe Pe
Gọi lạm phát kỳ vọng là  te :  te = ↔  te = t +1 − 1, hay :1 +  te = t +1
Pt Pt Pt
1 P
Nghịch đảo phương trình trên: → = et thay vào (1): (1 + rt) = (1 + it)/ (1 +  te ) (2)
1 +  t Pt +1
t

Biến đổi (2):


1 + rt + + te + rt  te = 1 + it , vì rt và  te là khá nhỏ nên: rt  te ≈ 0
→ it ≈ rt +  te ↔ rt ≈ it –  te . Hay: r ≈ i –  e . (Fisher relation) (3)
• Nếu sau khi người gửi tiền cho vay với lãi suất it = 10% và lạm phát thực tế  t = 3% thì lãi suất thực là: rt =
10 – 3 = 7%. Quan hệ này gọi là quan hệ hậu suy (ex post), giao dịch đã xẩy ra.
• Nếu như người gửi tiền cân nhắc cho vay với lãi suất it = 10% và dự đoán  te = 2% thì anh ta đang kỳ vọng
mức lãi suất thực là: rt e = 10 – 2 = 8%. Quan hệ này gọi là quan hệ tiền suy (ex ante), giao dịch chưa xẩy
ra, hoặc chưa hoàn tất.
2. Giá trị hiện tại (present value)
2.1.Giả sử lãi suất hàng năm là i (ví dụ i = 10% = 0,1), bạn muốn có số tiền A (ví dụ A = 100 USD) sau một
năm thì bạn sẽ phải cho vay với số tiền (V) bao nhiêu ở hiện tại?
A
Dễ dàng thấy: V(1 +i) = A → V = (hay theo ví dụ: V = 100/(1+0,1) ≈ $91)
1+ i
V được gọi là giá trị hiện tại (present value) của A sau một năm, nói cách khác số tiền cần thiết để tạo ra A sau
1 năm là V. Có thể hình dung V là giá cả của tài sản (trái phiếu) trên ở hiện tại thì V nghịch biến với lãi suất.
Câu hỏi thứ 2 là nếu bạn muốn có A sau 2 năm, thì bạn sẽ cho vay bao nhiêu? Nếu lãi suất hàng năm i không
A
đổi? Chúng ta có: V(1 +i)(1+i) = → V = (theo ví dụ: V = 100/(1+0,1)2 ≈ $82,6)
(1 + i ) 2
Nếu chúng ta mua một tài sản (trái phiếu) trả số tiền A hàng năm trong 2 năm, thì giá trị hiện tại của tài sản này
(V) là bao nhiêu?
A A
V= + (4)
1 + i (1 + i ) 2
2.2. Giá trị hiện tại của một annuity (một tài sản trả một số lượng tiền cố định hàng năm cho tới mãi mãi) trả số
A
lượng A hàng năm (với giả định lãi suất bằng i và không đổi qua các năm): V= (5)
i
A A A
Cách tính: V = + + ... + + ... đặt: C/(1+i) = a và 1/(1+i) = x
1 + i (1 + i) 2
(1 + i) n
→ V = a(1 + x + x2 + ….+ xn + …) = C/i (theo cách tính mpc trong chương 3- Macro1)

45
2.3. Nếu chúng ta biết lãi suất năm 1 là it, nhưng không biết lãi suất năm 2 thì chúng ta (người mua trái phiếu)
A A
sẽ hình thành mức lãi suất kỳ vọng ite+1 , phương trình (4) trở thành: V = + (6)
1 + i (1 + it )(1 + ite+1 )
A A2
Nếu số tiền A thay đổi qua các năm thì (5) trở thành: V = 1 + (7)
1 + i (1 + it )(1 + ite+1 )

Nếu có n năm (thay vì 2 năm như ở phương trình (7)), và thêm vào thanh toán ở hiện tại (nếu có) A0 :
A1 A2 An
V = A0 + + + ... + (8)
1 + it (1 + it )(1 + it +1 )
e
(1 + it )(1 + ite+1 )...(1 + ite+ n )
Phương trình (8) là phương trình ở dạng tổng quát về cách tính giá trị hiện tại kỳ vọng (expected present
value), chú ý rằng: phương trình (8) nói về giá trị hiện tại danh nghĩa (theo USD).
3. Phương trình IS, LM
Phương trình IS: Chúng ta biết rằng doanh nghiệp, những người thực hiện đầu tư, sẽ quan tâm đến lãi suất
thực, chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Do đó phương trình IS được viết:
Y = C (Y, T) + I (Y, r) + G
Phương trình LM: khi thị trường tiền tệ cân bằng thì lãi suất cân bằng là lãi suất danh nghĩa (i). Lãi suất danh
nghĩa chứ không phải là lãi suất thực được sử dụng trong phương trình LM. Lý do: xuất phát từ Cầu tiền, với
Cầu tiền người nắm giữ tiền phải đối mặt với quyết định giữ tiền mặt hay gửi tiền (mua trái phiếu).
• Giữ tiền mặt: sức mua của tiền sẽ giảm: – л
• Gửi tiền: sức mua của tiền sẽ giảm (chính xác hơn: sẽ thay đổi): i – л = r
• Do đó, chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt là sự khác biệt (chênh lệch) giữa 2 quyết định trên: – л – (i –
л) = – i. Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt là lãi suất danh nghĩa i.
Phương trình LM: MS/P = L (Y, i)
Như vậy: IS – LM:

IS: Y = C (Y, T) + I (Y, r) + G hay IS: Y = C (Y, T) + I (Y, r) + G


LM: MS/P = L (Y, i) LM: MS/P = L (Y, r + лe)
Lãi suất thực: r = i – лe
II. Điều chỉnh trong ngắn và trung hạn
1. Ngắn hạn (the short run)
i LM1

LM2
MS ↑

i1 E1

лe i2 E2

r1 лe
r2
IS

0 Y1 Y2 Y
Hình 1: Ttác động của chính sách tiền tệ mở rộng lên lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Trong ngắn hạn, khi giá cả chưa (hoặc thay đổi ít), một sự thay đổi của Cung tiền danh nghĩa MS sẽ dẫn tới sự
thay đổi của Cung tiền thực MS/P.
Tại điểm cân bằng ban đầu E1 với lãi suất danh nghĩa i1 và lãi suất thực r1 = i1 - лe . Giả sử CB thi hành chính
sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền danh nghĩa (MS), trong ngắn hạn khi giá cả chưa kịp thay đổi
(hoặc có thay đổi ít) thì việc tăng cung tiền danh nghĩa sẽ làm Cung tiền thực tăng, đường LM dịch chuyển về
bên phải (xuống dưới), như vậy nếu kỳ vọng về lạm phát лe không đổi thì lãi suất danh nghĩa mới là i2 và lãi
suất thực mới là r2.

46
2.Trung hạn (the medium run)
Trong trung hạn:
• sản lượng trở về với mức sản lượng tự nhiên: Y = Yn. Ngoài ra thất nghiệp: u = un ≡ NAIRU.
• không còn sự khác biệt giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế: лe = лt.
• lãi suất thực trở về mức “tự nhiên”: r = rn, mức lãi suất thực cần thiết để duy trì tổng tiêu dùng (tổng
Cầu) nhằm sản xuất ra sản lượng Yn.
Nhắc lại, hàm tổng cầu (AD) và mức giá (P), mà chúng ta đã tiếp cận (trong chương 6 Macro1):
A 1 Ms MS
AD: Y= + viết gọn và đơn giản: Y = γ t
k 1 k 1 P Pt
d[ + ] h[ + ]
h d h d
Lấy log hai vế: lnY = lnγ + ln M tS – lnPt
Từ phương trình trên, lấy vi phân 2 vế:
Hay: ∆Y/Y = ∆γ/γ + ∆ M tS / M tS – ∆Pt/Pt → gyt = gmt – лt (∆γ/γ = 0) (9)
Trong đó: gyt là tốc độ tăng của Y, gmt là tốc độ tăng của cung tiền (M ), và лt là tốc độ tăng của Pt (лt chính là
s

lạm phát, ký hiệu t là thời gian).


Phương trình (9) nói rằng: tốc độ tăng sản lượng bằng tốc độ tăng của cung tiền danh nghĩa trừ tốc độ tăng của
lạm phát. Nếu tốc độ tăng của cung tiền danh nghĩa (gmt) không đổi, khi lạm phát (лt) tăng sẽ làm giảm cung
tiền thực, do đó làm sản lượng giảm. Điều gì xẩy ra khi lạm phát giảm?
Trong trung hạn, khi tiền lương và mức giá đã kịp điều chỉnh với nhau thì thất nghiệp trở về mức thất nghiệp tự
nhiên (ut = un), sản lượng trở về mức sản lượng tự nhiên (Yt = Yn), như vậy gyt trở về mức tăng trưởng thông
thường (tiềm năng, hay tự nhiên) của nền kinh tế (gyt = gyn).
Do đó, từ phương trình (9), lạm phát: лt = gmt – gyn
gmt – gyn: được gọi là tốc độ tăng cung tiền danh nghĩa đã điều chỉnh (adjusted nominal money growth).
Viết gọn hơn bằng việc loại bỏ ký hiệu thời gian: gy = gm – л
Ngoài ra: i = r + л, do đó: gy = gm + r – i.
Đơn giản hóa bằng việc giả định gy = 0 và thay r = rn, chúng ta có: i = gm + rn (10)
rn được coi như không đổi trong trung hạn, do đó khi Cung tiền tăng 1% sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%.
Như vậy: trong trung hạn:
• lạm phát được quyết định bởi tốc độ tăng Cung tiền, hay lạm phát tăng với tốc độ tăng của Cung tiền
danh nghĩa
• từ phương trình (10), vì rn không đổi trong trung hạn, nên lãi suất danh nghĩa (i) sẽ tăng với tốc độ
tăng của cung tiền danh nghĩa (gm)
3. Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn về trung hạn
Giả sử lúc đầu nền kinh tế đã đạt cân bằng trong trung hạn. CB tăng Cung tiền MS, từ phần ngắn hạn, chúng ta
biết là MS↑ → MS/P↓ → i↓, r↓, điều gì sẽ xẩy ra trong trung hạn? trong trung hạn: khi các chủ thể kịp điều
chỉnh hành vi: л↑ và tiếp tục tăng cho tới khi л > gm. chúng ta biết Cung tiền thực: = Ms/P do đó; tốc độ tăng
của cung tiền thực = gm – л. Khi л > gm: cung tiền thực đang tăng với tốc độ âm (có nghĩa là đang giảm), Ms/P
↓ → i↑ (chương 4 Macro1) → r↑ cho tới khi r = rn (không đổi).
Từ phương trình (10): i = gm + rn → gm ↑→ i↑
Process:
M tS
Hàm tổng Cầu AD: Y = γ hay: gy = gm – л
Pt
Qui luật Okun: ut – ut-1 = - 0,4 (gyt – gyn) (gyn: tốc độ tăng của sản lượng tự nhiên).
Phillips curve: лt – лe = - c(ut – un) (лe không đổi trong ngắn hạn)

Hàm tổng Cầu: MS↑ → MS/P↓ → i↓, r↓ → Y↑, dẫn tới:


Qui luật Okun: Y↑ → u↓ dẫn tới:
Phillips curve: u↓ → л↑: sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn (chú ý rằng л↑ ít).
Trong trung hạn: л↑ và làm cho gm – л < 0 →Y giảm về mức Yn, tại Yn thì gyn = 0.
Hay: 0 = gm – л , л = gm.

47
Chương 10: Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công nghệ (mô hình Swan – Solow)
Mô hình Swan – Solow (1956) là nội dung chính của chương 10. Mô hình này nói về nền kinh tế vĩ mô trong
(rất) dài hạn, khi mà mặt cung (AS) của nền kinh tế giữ vai trò quyết định. Trong dài hạn, lượng vốn, lao động,
và trình độ công nghệ đều thay đổi và như vậy sản lượng sẽ thay đổi. Hiểu biết về tăng trưởng kinh tế giúp các
nhà hoạch định chính sách đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tham khảo 3.1: Một số dữ liệu về tăng trưởng kinh tế
• Năm 2000, GDP đầu người ở Mỹ (GDPPC – per capita GDP) là $32500 năm (tính theo giá 1995), ở
Việt Nam là $1505 (qui ra sức mua tương đương PPP, con số thực tế là $390), Trung Quốc: $4000
(PPP), Ấn Độ: $2500, Nigeria: $1000 (PPP).
• Năm 1870, GDPPC của Mỹ (tính theo giá 1995) là 3300. Như vậy trong giai đoạn 1870 – 2000, nền
kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ ≈ 1,75% bình quân hàng năm. Nếu nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng
với tốc độ 0,75% (như Ấn Độ, Philippines) thì GDP đầu người của Mỹ chỉ là $8717 vào năm 2000.
Như vậy chỉ một sự khác biệt nhỏ của tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài sẽ làm GDP đầu
người khác nhau rất lớn.
• Khác biệt về GDPPC nói trên phản ánh cách biệt lớn trong mức sống của dân cư trên thế giới. Nếu so
Mỹ với VN thì GDPPC của Mỹ gấp VN 21,6 lần (= 32500/1505). Các nước nghèo, như Việt Nam, có
thể làm gì để đuổi kịp Mỹ và các nước công nghiệp khác, ví dụ G7? Câu trả lời duy nhất là tăng trưởng
với tốc độ cao và trong thời gian dài. Vấn đề đặt ra là làm sao một quốc gia có thể đẩy nhanh quá trình
tăng trưởng? Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi: các yếu tố nào sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng? và
làm thế nào để chính phủ có thể dùng chính sách tác động đến các yếu tố này? Đó là lý do mà chúng ta
tìm hiểu lý thuyết về tăng trưởng kinh tế!

I. Hàm sản xuất (production function)


1. Các giả định về hàm sản xuất
Hãy hình dung về một nền kinh tế đóng, không có khu vực chính phủ, và sản xuất ra một hàng hóa duy nhất.
Hàm sản xuất thường có dạng: Y = F(K,L) (1)
Một số giả định của hàm sản xuất trong mô hình Swan – Solow:
• Lợi suất không đổi theo qui mô (CRS - constant returns to scale): tăng K và L lên λ lần thì sản lượng sẽ
tăng λ lần: F(λK, λL) = λY (λ > 0) (2)
• Sản lượng biên dương (> 0) và giảm dần: MPL= ∂Y/∂L > 0 và MPK = ∂Y/∂K > 0, ∂ Y/∂L = ∂MPL/∂L
2 2

< 0, tương tự: ∂2Y/∂K2 = ∂MPK/∂K = < 0.


• K↑ → MPL↑ (có nghĩa là ∂MPL/∂K > 0) và L↑ → MPK↑ (∂MPK/∂L > 0).
Hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = AKα L1- α (0 < α < 1), thỏa mãn các giả định của Swan - Solow :
• Lợi suất không đổi theo qui mô: F (λK, λAL) = A(λK)α (λL)1- α = λ(AKα L1- α ) = λY.
• MPL = ∂Y/∂L = (1- α) AKα L-α > 0 và MPK = ∂Y/∂K = αAKα -1 L1- α > 0; ∂2Y/∂L2 = ∂MPL/∂L = - α
(1- α) AKα L- α -1 < 0, tương tự: ∂2Y/∂K2 = ∂MPK/∂K < 0.
• K↑ → MPL↑, L↑ → MPK↑: bạn đọc sẽ kiểm tra điều này với Cobb - Douglas.
Y Y
Y = F(K2, L)
Y = F(K, L)

Y1 K↑

Y = F(K1, L)

L1 0
L L
Hình 4.1: a) Đường tổng sản lượng vẽ theo L b) khi K (hoặc A) tăng
(nếu chúng ta vẽ Y theo K và cho L tăng thì kết quả cũng giống như ở trên)

2. Tỷ phần của lao động và vốn trong sản lượng


Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp: л = doanh thu - chi phí. Hay л = PY – WL – RK (W, R: tiền lương, giá
thuê vốn danh nghĩa). Điều kiện cần (để л max) : [Giả định các thị trường: lao động, vốn, và thị trường đối với
sản phẩm của DN đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo]
48
∂л/∂K = P.∂Y/∂K – R = 0 ↔ P.MPK = R → MPK = R/P (= giá thuê vốn thực).
∂л/∂L = P.∂Y/∂L – W = 0 ↔ P.MPL = W → MPL = W/P (= tiền lương thực).
Chia 2 vế của phương trình lợi nhuận cho P: Lợi nhuận kinh tế thực = Y – (MPL)L – (MPK)K
Định lý Euler: nếu hàm sản xuất có đặc tính lợi suất không đổi theo qui mô (CRS):
Y = (MPL)L + (MPK)K : có nghĩa là lợi nhuận kinh tế bằng 0 (thị trường cạnh tranh hoàn hảo). (3)
Dễ thấy là, với Cobb – Douglas: α = (MPK)K/Y = phần đóng góp của K trong sản lượng, và:
1 – α = (MPL)L/Y = phần đóng góp của L trong sản lượng.
3. Sản lượng và vốn trên lao động (đầu người)
Từ phương trình (2): đặt λ = 1/L, (λ > 0), chúng ta có: Y/L = F(K/L, 1) đặt Y/L = y (sản lượng trên lao động,
có thể gọi sản lượng trung bình - output per worker) và K/L = k (vốn trên lao động - capital per worker), chúng
ta định nghĩa: y = f(k), trong đó: f(k) = F(k, 1). (4)
Phương trình (4) nói rằng: sản lượng đầu người là một hàm số của lượng vốn trên đầu người. Hàm số này các
đặc điểm: độ dốc dương (y’(k) = dy/dk = MPK > 0) và giảm dần (y’’(k) = d2 y/dk2 <0).
y Hình 4.2: sản lượng trên lao động (y) và vốn trên lao
y= f(k)
động (k). y= f(k).
Độ dốc: dy/dk = MPK. Chứng minh: Chúng ta biết:
Y = F(K, L) ↔ Y = LF(K/L, 1)
∂Y/∂K = ∂F(K, L)/∂K = [L.f(K/L)]’ =
= L. f’(K/L). (1/L) = f’(K/L) = f’(k).
Cách “khác”: Y = Lf(K/L) = Lf(k)
∂Y/∂K = L[∆f(k)/∆k] ∂k/∂K = L[∆f(k)/∆k](1/L) = f’(k).

k
Sử dụng Cobb-Douglas: y = Y/L = (AKα L1–- α )/L = A(K/L)α = Akα .
• độ dốc dương và bằng MPK: ∆y/∆k = α Akα –- 1 = α A (K/L)α – 1 = α A (K)α – 1L 1 –- α = MPK > 0
• độ dốc giảm dần: y’’(k) = ∆2y/∆k2 = α(α – 1)Akα – 2 < 0

Tham khảo 3.1: Hàm sản xuất


Hàm sản xuất có dạng chung: Q = F(A, K, L) trong đó: Q: sản lượng, K: vốn, L: lao động. A: trình độ công
nghệ (trình độ chuyển hóa L & K thành đầu ra). Nếu xem nền kinh tế chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất thì:
Y = Q = F(A, K, L). Chúng ta cũng có thể viết: Y = F(K, L), và hiểu rằng trình độ công nghệ A “ẩn”
trong ký hiệu F.
• Nếu hàm sản xuất có dạng: Y = F(K, AL): hàm này nhấn mạnh vai trò của lao động (labor-
augmenting hay Harrod neutral), AL được gọi là lao động hiệu quả (effective labor). Swan –
Solow sẽ sử dụng hàm sản xuất này trong phần IV,
• Nếu: Y = Y = F(AK, L): nhấn mạnh vai trò của vốn (capital - augmenting hay Solow neutral).
• Nếu Y = AF(K, L): vai trò của vốn và lao động là như nhau: Hicks neutral.
Một số giả định về hàm sản xuất của Swan - Solow:
• CRS (constant returns to scale)
• MPK, MPL > 0 và FKK, FLL < 0 (qui tắc sản lượng biên giảm dần),
• ∂MPL/∂K > 0 và ∂MPK >∂L > 0.
Điều kiện Inada (Inada conditions): lim f '( k ) =  và lim f '( k ) = 0 : MPK là rất lớn khi K nhỏ và
k →0 k →
MPK rất nhỏ khi k lớn (thực chất đây là qui luật sản lượng biên giảm dần – the law of diminishing returns).

II. Tiết kiệm, đầu tư, khấu hao, và trạng thái dừng của nền kinh tế
Trong phần này chúng ta giả định: lao động L và trình độ công nghệ A không đổi, chúng ta sẽ tháo bỏ các giả
định này vào phần tiếp theo.

1. Thị trường hàng hóa


Giả định một nền kinh tế đóng và không có chính phủ, thị trường hàng hóa sẽ cân bằng khi: sản xuất = tiêu
dùng ↔ Y = C + I chia hai vế cho L có được: y =c+i (5)
(sản lượng trên mỗi lao động = tiêu dùng trên mỗi lao động + đầu tư trên mỗi lao động).
Nhớ lại: thị trường hàng hóa cân bằng khi: I = S hay: C = Y – S = Y – sY (trong đó: s là tỷ lệ tiết kiệm – saving
rate, 0 < s < 1 ), chia hai vế cho L: c = y – sy = (1 – s)y, dễ dàng thấy: i = sy = sf(k).

49
y Hình 4.3: sản lượng, tiêu dùng, và đầu tư trên lao động: y,
y= f(k)
c, và i. (y = Y/L, c = C/L, i = I/L)
f(k1)
c Y=C+S=C+I↔ y =c+i
i= sf(k)
sf(k1)

k1 k
2. Vốn và khấu hao
Sự thay đổi của lượng vốn K của nền kinh tế qua các năm có hai nguyên nhân: K tăng do đầu tư I, và K giảm do
khấu hao (De). Do đó: Kt+1 = Kt + I – De → ∆K = Kt+1 – Kt = I – De, giả định: De = δK (= δKt) (δ là tỷ lệ khấu
hao, 0 < δ < 1). Giả định này nói rằng khấu hao là một tỷ lệ % của lượng vốn.
→ ∆K = I – δK, chia hai vế cho L có được: ∆k = i – δk = sy – δk = sf(k) – δk. (6)
3. Trạng thái dừng (steady state)
Trạng thái dừng (SS) thể hiện cân bằng dài hạn của nền kinh tế, trạng thái mà các biến số trong mô hình đã tác
động qua lại và không có xu hướng thay đổi, một số biến có thể thay đổi nhưng ở tốc độ không đổi. Khi nền
kinh tế đạt trạng thái dừng (của tỷ lệ vốn/lao động - k), thì biến này không đổi, ngoại trừ có các cú sốc từ bên
ngoài.
Khi nền kinh tế ở trạng thái dừng (SS): kt+1 = kt hay ∆k = 0 với mọi t
↔ kt+1 = kt = k* ↔ ∆k = i – δk = sy – δk = sf(k) – δk = 0 ↔ sf(k) = δk (7)
(điều này tương đương với: S = I = De = δK, có kết quả này từ việc nhân với L từ phương trình trên)
Có nghĩa là: ở trạng thái dừng sự giảm K do khấu hao (De) sẽ được bù đắp đầy đủ bởi đầu tư (I).
Giải phương trình: sf(k) – δk = 0 sẽ cho chúng ta giá trị của k (nghiệm là k = k*), → sản lượng: y* = f(k*).
Chú ý: ký hiệu (*) nói rằng đây là giá trị của các biến số tương ứng tại SS.
Hình 4.4: trạng thái dừng SS của nền kinh tế

i, d d = δk • Khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng thì k không đổi:
đầu tư mới = khấu hao: sf(k) – δk = 0.
i =sy = sf(k) • Nếu k = k* không đổi thì chúng ta dễ dàng thấy
rằng: y = f(k*) cũng không đổi.
Ghi chú: khấu hao đầu người d: d = De/L = δK/L = δk
d = δk được gọi là lượng đầu tư cần thiết (required
investment per worker), số lượng đầu tư cần để giữ cho
k không đổi.
i = sf(k) được gọi là đầu tư thực tế (actual investment
per worker).
k* k
Điều chỉnh về trạng thái dừng khi có các cú sốc bên ngoài (external shocks):
d = δk Hình 4.5: Điều chỉnh về SS khi có một cú sốc.
Giả sử một thiên tai (cơn bão mạnh) hay chiến tranh
i = sf(k) thế giới thứ 3,.. xảy ra, làm k giảm từ k* về k 1.
Ở k1: i1 > d1 (đầu tư lớn hơn khấu hao) do đó k sẽ tăng
i1 cho tới k*.

Hãy lập luận điều gì sẽ xảy ra khi có một cú sốc (ví


d1 dụ: phát hiện thêm một mỏ dầu mới) làm k tăng trên
mức k*?
Shock

0
k1 k* k
Ví dụ: hàm sản xuất của một nền kinh tế là: Y = K0,5L0,5
Khi đó: Y/L = (K/L)0,5 ↔ y = k0,5
Tỷ lệ tiết kiệm: s = S/Y = 0,3; tỷ lệ khấu hao: δ = De/K = 0,1, giá trị vốn trên lao động ban đầu là: k0 = 4.
Tính k* và y*?
50
Thay các dữ liệu vào phương trình: sf(k) – δk = 0 ↔ sf(k) = δk ↔ 0,3. k0,5 = 0,1k → k0,5 = 3 → k* = 9
→ y* = 3, chú ý là k0 = 4 < k*, do đó chúng ta dự đoán là nền kinh tế sẽ tăng trưởng.
Quá trình như sau:
• Giá trị vốn/lao động năm 1: k1 = k0 + sk00,5 – δk0 = 4 + 0,3. 40,5 – 0,1. 4 = 4,2 và y1 = (k1)0,5 = 4,2)0,5 = 2,05
• Giá trị vốn/lao động năm 2: k2 = k1 + sk10,5 – δk1 = …. = 4,4 y2 = 2,1
• Giá trị vốn/lao động năm t: kt = kt-1 + skt-1 0,5 – δkt-1 = ….
• ……………....
• Cho tới khi: k = k* = 9
Tổng quát với Cobb – Douglas: Y = AKα L1- α ↔ y = Akα
Điều kiện SS: i = d ↔ sy = δk ↔ sAkα = δk ↔ k1-α = sA/δ → k* = (sA/δ)1/(1-α) → y* = A(sA/δ)1/(1-α) .
Như vậy:
• A↑ → k*↑, y*↑
• s↑→ k*↑, y*↑
• δ↑→ k*↓, y*↓
• α↑→ k*↑, y*↑
Khi các biến số của trạng thái dừng (SS) thay đổi:

d = δk d = δ1k
d = δ2k
i2 = s2f(k) δ↓ i = sf(k)
s↑
i1 = s1f(k)

0 0
k1 k2 k k1 k2 k

Hình 4.6 a: khi tỷ lệ tiết kiệm tăng (s↑). Hình 4.6 b: khi tỷ lệ khấu hao giảm (δ↓).
Khi s↑, tại SS: k↑ và do đó y↑ (s1 < s2) δ↓, tại SS: k↑ và do đó y↑. (δ1 > δ2)
4. Qui tắc vàng (the golden rule)
Trong phần này chúng ta sẽ tìm cách chọn ra các giá trị tối ưu ở trạng thái SS. Nhắc lại: mục tiêu của hộ gia
đình là tối đa hóa mức độ thỏa dụng (U). Hộ gia đình không quan tâm đến K, I, và thậm chí Y, nhưng họ quan
tâm đến C, vì C tác động tới U. Mục tiêu trong phần này là tìm giá trị của tỷ lệ tiết kiệm (s) làm cho tiêu dùng
tối đa (cmax).
Từ (3.5): chi tiêu trên đầu người (c): c = y – s ↔ c = f(k) – sf(k)
Tại trạng thái dừng SS: i* = sf(k*) = d* = δk*, → tiêu dùng ở SS: c* = f(k*) – δk* (8)
Như vậy: chúng ta sẽ tìm:
• giá trị của k* làm c* cực đại: k*G (k*G – golden rule level of capital per worker ) từ đây tính dược các
giá trị: y*G, i*G, c*G
• giá trị của s* (có nghĩa là s*G) cần thiết để duy trì k* tại mức k*G tính được từ bước trên.
Cụ thể: Chúng ta có: c* = y* – i = f(k*) – δk* → c*Max ↔ dc*/dk* = 0 → df(k*)/dk* - d(δk*)/dk* = 0
→ MPK = δ, từ phương trình này chúng ta tìm được giá trị của k*G, sau đó: s* = i*/y* = δk*G/f(k*G) (9)
y* Hình 4.7: tìm giá trị k*G làm c* cực đại

Hình học: mức k* làm c* max là mức k*G tại đó


y* = f(k*) đường y* và i* cách xa nhau nhất. Hay nói cách
khác độ dốc của y* bằng độ dốc của i* ↔ dy/dk =
MPK = di/dk = δ.
c*G i* = δk*
Lập luận: giả sử: hiện tại k* < k*G, sản lượng
đầu người y sẽ tăng nhanh hơn khấu hao d, do đó
c*G > c* hiện tại.
Tập hợp các giá trị tối ưu: (k*G, y*G, i*G, c*G)
được gọi là Golden Rule Steady State.

0
k*G k*
51
Ví dụ: Qui tắc vàng với Cobb – Douglas: Y = AKα L1- α ↔ y = Akα
c = y – i ↔ c* = f(k*) – sf(k*) = A(k*)α – sk*
Điều kiện tối đa hóa c* là: ∆c*/∆k* = ∆f(k*)/∆k* - ∆(δk*)/dk* = 0 → αA(k*)α-1 = δ → (k*)α-1 = δ/(αA)
→ k*G= [δ/(αA)]1/ (α -1) = (αA/δ)1/ (1- α) (lưu ý: x - n = 1/xn)
→ i* = sf(k*) = d = δk* ↔ sA(k*) = δk* → s = δk*/A(k*) = (δ/A)(k*)1- α thay giá trị của k* đã tính:
α α

→ sG = α, từ kết quả của phần I.3 chúng ta biết α là tỷ phần đóng góp của K trong Y, do đó nếu α = 0,3 (như
nhiều nghiên cứu thực nghiệm) thì điều này cho thấy tỷ lệ tiết kiệm tối ưu là 30%.

III. Khi lao động thay đổi


Phần trước chúng ta giả định L không đổi, tuy nhiên bây giờ chúng ta xem xét điều gì sẽ xẩy ra khi L thay đổi.
Mô hình Swan – Solow giả định: không có thất nghiệp, tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng của lao động là như
nhau, giả sử tốc độ tăng này là n, có nghĩa là: Lt+1 = Lt(1 + n) hay ∆L/L = n (10)
1. Trạng thái dừng của mô hình Swan – Solow
Có hai cách thay thế nhau để tìm ra phương trình cơ bản của Swan – Solow:
Cách 1: thời gian rời rạc (các biến số K, L, … là các biến số rời rạc – discrete variables):
lượng vốn trên lao động năm (t +1) sẽ bằng: kt+1 = Kt+1/Lt +1 = (Kt + It – δKt )/[Lt(1+n)] → kt+1(1+ n) = (1 – δ)kt
+ it ↔ kt+1 + nkt+1 = (1 – δ)kt + it Hay: kt +1 = (1 – δ – n)kt + it (tính gần đúng) (11)
Phép tính gần đúng này có một số cơ sở: thứ nhất tốc độ tăng dân số là khá nhỏ, thứ hai, điều này cũng phù hợp
ở trạng thái SS, thứ ba, khi chúng ta đo K với chuỗi thời gian liên tục (continuous) trái với chuỗi thời gian rời
rạc (discrete), như chúng ta đang sử dụng, thì không còn sự khác biệt.
Cách 2 thời gian liên tục (các biến số K, L, là các biến số liên tục – continuous variables):
Từ: k = K/L, lấy logarit 2 vế: lnk = ∆k/k = lnK – lnL. Tiếp tục lấy vi phân hai vế: ∆k/k = ∆K/K – ∆L/L ↔
∆k = k∆K/K – n.k = k(I – De)/K – n.k = (I/L – De/L) – n.k → ∆k = = sf(k) – δk – nk = sf(k) – (δ + n)k
(lưu ý: i = sf(k) và De/L = δK/L = δk)
Ở trạng thái SS: kt+1 = kt, → sf(k) = (δ + n)k (loại trừ các ký hiệu thời gian t) (12)
(δ + n) được gọi là tỷ lệ khấu hao đầu người hiệu quả (the rate of effective depreciation per worker).
Hay: sf(k*) = (δ + n)k*, giải phương trình này cho biết giá trị của k*
2. Qui tắc vàng
Viết lại phương trình tiêu dùng, thêm sự thay đổi của i khi L thay đổi, chúng ta có: c* = y – i = f(k*) – (δ + n)k*
→ c* max ↔ dc*/dk* = 0 → df(k*)/dk* – d(δk*)/dk* = 0 → MPK = δ + n (13)
Tỷ lệ tiết kiệm: s = i/y, xem cách tính ở phần II. 4.
y*

y* = f(k*) Hình 4.8: tìm giá trị k*G tại qui tắc vàng (làm
c* cực đại)
Số học: có: c* = f(k*) – (δ + n) k* → c* max
c*G i* = (δ + n) k* ↔ dc*/dk* = 0
→ df(k*)/dk* – d[(δ +n)k*]/dk* = 0
→ MPK = δ + n
Hình học: độ dốc của i* = độ dốc của y* ↔
dy/dk = MPK = di/dk = δ + n.
0
k*G k*
III. Khi trình độ công nghệ thay đổi
Tiến bộ công nghệ là sự tăng lên trong mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất, với tiến bộ công nghệ thì nền
kinh tế có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn cho cùng một số lượng đầu vào (một tập hợp K và L).
Mô hình Swan - Solow xem tiến bộ công nghệ dưới một cách nhìn khác: tiến bộ công nghệ là sự tăng lên trong
hiệu quả lao động. Swan - Solow giả định hàm sản xuất có dạng: Y = f (K, AL), như đã đề cập ở phần I.
AL được gọi là lao động hiệu quả hay lao động thực chất (effective labor).
1. Trạng thái dừng của mô hình Swan – Solow
Từ: Y = F(K, AL) → Y/AL = F(K/AL, 1) = F(k, 1) = f(k). hay: y = f(k), y là sản lượng trên lao động hiệu quả.
Tỷ lệ vốn/lao động hiệu quả bây giờ trở thành: k = K/(AL). Giả định L tăng với tốc độ n (như ở phần trước), và
A tăng với tốc độ g, có nghĩa là ∆A/A = g:
Từ phương trình: k = K/(AL) lấy log tự nhiên và sau đó lấy vi phân:
lnk = lnK – lnL – lnA ↔ ∆k/k = ∆K/K – ∆L/A – ∆A/A = k(I – De)/K – (n + g)k
∆k = (I – De)(K/AL)/K – ( n + g )k
→ ∆k = i – (δ + n + g)k = sf(k) – (δ + n + g)k (i = I/AL là số lượng đầu tư trên lao động hiệu quả) (14)
52
Đây là phương trình đầy đủ của mô hình Swan - Solow.
(δ + n + g)k được gọi là lượng đầu tư cần thiết (required investment), lượng đầu tư cần để giữ cho k không đổi.
Tại SS: ∆k = 0 ↔ (δ + n + g)k * = i = sf(k*) giải phương trình này cho biết giá trị của k*, thay giá trị này vào
hàm sản xuất đầu người để tính y*: y* = f(k*).

y = f(k)
y* Hình 4.9: Trạng thái dừng (SS) khi lao động,
vốn, và tiến bộ kỹ thuật đều thay đổi.
d = (δ + n + g)k
c* Chú ý rằng:
• k = K/AL: lượng vốn/lao động hiệu quả
i =sy = sf(k) (capital per effective worker).
• y = Y/AL được gọi là sản lượng trên lao
động hiệu quả ( output per effective
worker).
s*

0
k* k
2. Tốc độ tăng của sản lượng (Y), vốn (K) và lao động (L) Tại SS

Tốc độ tăng của lao động hiệu quả (AL): sẽ bằng tốc độ tăng của L cộng tốc độ tăng của A.
Đặt Le = AL, lấy log: lnLe = lnL + lnA = n + g (16)
Tốc độ tăng của vốn (K): từ kết quả của phần 1 ở trên, chúng ta có thể viết: K = kAL
Lấy log hai vế: lnK = lnk + lnA + lnL ↔ tốc độ thay đổi của K: dK/K (còn có thể viết ∆K/K):
∆K/K = ∆k/k + ∆A/A + dL/L = 0 + g + n = n + g (tại SS thì k không đổi: dk/k = 0). (17)
Tốc độ tăng của sản lượng (Y): chúng ta biết rằng: y = Y/AL (xem chú thích của hình 3.9) ↔ Y = yAL
Lấy log hai vế: lnY = lny + lnA + lnL = 0 + g + n = n + g (18)
(chú ý rằng: tại SS thì k không đổi, do đó y không đổi).
Điều này hàm ý rằng, trong dài hạn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế độc lập với tỷ lệ tiết kiệm.

Dễ dàng thấy: lao động hiệu quả (AL), vốn (K), và sản lượng (Y) tăng cùng tốc độ như nhau: (n +g), các nhà
kinh tế gọi hiện tượng tăng trưởng này là tăng trưởng cân đối (balanced growth).

3. Khi tỷ lệ tiết kiệm (s) thay đổi


B2
y*2 y = f(k)
Hình 4.10: tăng tỷ lệ tiết kiệm ở trạng thái
B1 d = (δ + n + g)k dừng (s2 > s1).
y*1 E2
i2 = s2f(k)
• s↑→ i*↑, y* ↑.
• s↑→ c*↓ (từ E1B1 xuống còn E2B2).
i1 = s1f(k)
E1 Lý do (s↑→ c*↓): khi k tăng từ k*1 tới k*2:
khấu hao (d) thay đổi với một tốc độ không
đổi, nhưng y thay đổi với tốc độ giảm dần (độ
dốc của y = MPK).

0
k*1 k*2 k
3.1. Độ lớn của s tác động tới độ lớn của y trong dài hạn (có nghĩa là y = y*)
Đồ hình 3.10 cho thấy: mức y* tại SS sẽ cao hơn kkhi tỷ lệ tiết kiệm tăng. Tuy nhiên, các hộ gia đình phải hy
sinh lợi ích hiện tại (từ tiêu dùng) để đánh đổi lấy lợi ích tương lai, rõ ràng đây là sự chuyển dịch lợi ích giữa
các thế hệ.
3.2. Tỷ lệ tiết kiệm không có tác động tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn:
Từ kết quả của phần 2 ở trên, chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của sản lượng trên lao động hiệu quả là:
lnY = (n + g) độc lập với s.Tỷ lệ tiết kiệm tăng thì nền kinh tế đạt tăng trưởng tạm thời, ở hình 3.10, y1* sẽ tăng
lên y*2 (và chỉ ở y*2 nếu như s = s2). Về lâu dài một quốc gia không thể tăng tỷ lệ tiết kiệm (s ) để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế:

53
• y1* sẽ tăng lên y2*, nhưng không thể tăng thêm nếu s vẫn là s2, có nghĩa là tăng trưởng tạm thời.
• Giá trị của s bi giới hạn trong khoảng (0, 1)
• Những công dân sẽ đặt ra câu hỏi: sản xuất để làm gì nếu không nhằm phục vụ tiêu dùng?
4. Khi tốc độ tăng của tiến bộ công nghệ (g) thay đổi

y*2
B1 y = f(k) Hình 4.11:sự tăng lên của tốc độ tăng của trình
d2 = (δ + n + g2)k độ công nghệ (g↑).
B2
y*1 • g↑→ d↑, k*↓, y*↓, c*↓, tuy nhiên đây là con
g↑ sồ trên lao động hiệu quả (ví dụ: y* - output
d1 = (δ + n + g1)k per effective worker).
E1 • g↑ → y* tăng với tốc độ nhanh hơn:
i = sf(k)
E2 (n + g2) > (n + g1).
Khi g ↑, có nghĩa là tiến bộ công nghệ tăng, thì
số lượng lao động hiệu quả tăng (AL↑) do đó
đầu tư phải tăng để giữ k* như cũ. Tuy nhiên tại
một tỷ lệ tiết kiệm không đổi thì tiết kiệm và
đầu tư không đổi, do đó k* giảm (k*1 về k*2).
0
k*2 k*1 k
Chú ý: Tiến bộ công nghệ thể hiện g > 0 (A↑), còn tiến bộ công nghệ tăng thể hiện g tăng.
Chúng ta quay lại với phương trình: y = Y/AL ↔ Y/L = yA, lấy log hai vế: ln(Y/L) = lny + lnA = 0 + g = g.
Như vậy sản lượng trên lao động (output per worker – bạn đọc sẽ chú ý rằng chỉ số này khác vơi sản lượng
trên lao động hiệu quả – output per effective worker )Y/L sẽ tăng với tốc độ g (tốc độ tăng của tiến bộ công
nghệ). Do đó, trong dài hạn chỉ có tiến bộ kỹ thuật mới có thể làm tăng sản lượng đầu người. Quốc gia nào có
tốc độ tăng A nhanh và trong thời gian dài sẽ là người vượt qua các quốc gia khác trong quá trình tăng trưởng.

5. Hàm ý chính sách của mô hình Swan - Solow


• Khuyến khích tiết kiệm của cả khu vực công và khu vực tư nhân, một trong các biện pháp là chính phủ
đánh thuế nhằm chi tiêu cho các hoạt động tiết kiệm: sức khỏe, giáo dục, quĩ hưu trí,…
• Hạn chế sự phát triển nhanh của dân số, ví dụ: Trung Quốc: “one child” policy.
• Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học (R & D).
Hạn chế của mô hình Swan - Solow: chưa tính đến thực tế là tăng trưởng có thể có nguồn gốc từ: mở cửa nền
kinh tế (thương mại, và đầu tư nước ngoài, vay và cho vay từ nước ngoài), nhập khẩu công nghệ (A↑), giáo dục,
cải cách kinh tế,… Các yếu tố này trong lý thuyết và thực tế có tầm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

IV. Hạch toán tăng trưởng (growth accounting)


Sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas: Y = AKα L1- α
Lấy log hai vế: lnY = lnA + αlnK + (1- α)lnL
Lấy vi phân hai vế: ∆Y/Y = ∆A/A + α∆K/K + (1 – α )∆L/L (19)
Con số chưa biết là ∆A/A: Total factor productivity, còn gọi là số dư Solow (Solow residual).
Từ việc quan sát thực tế tăng trưởng, cùng với việc giả định hệ số α từ phương trình (3.19). Chúng ta cần tính
∆A/A, và ∆A/A = ∆Y/Y – α∆K/K – (1 – α )∆L/L
Nguồn gốc của tăng trưởng
Tăng trưởng Vốn Lao động TFP
Năm ∆Y/Y = α∆K/K + (1- α)∆L/L + ∆A/A
1950 - 1959 4 0.4 0.5 3.1
1960 - 1969 4.1 0.9 1.2 2
1970 - 1979 2.9 1.1 1.5 0.3
1980 - 1989 2.5 0.9 1.3 0.3
1990 - 1992 0.6 0.6 -0.1 0.1

1950 - 1992 3.2 0.8 1 1.4

Ghi chú: đặt α = 0,3, Nguồn: Mankiw G. (1992) Macroeconomics, 2nd edn, New York: Worth Publishers Inc.

54
Chương 11: Lý thuyết về tiêu dùng và đầu tư
I. Lý thuyết tiêu dùng
1. Keynes
C = Co + mpcY (0 < mpc < 1) (G = T = 0)
các nghiên cứu thực nghiệm:
▪ ngắn hạn: mpc thay đổi
▪ dài hạn: mpc ổn định
1884 - 1913 1929 - 1941 1904 – 1933
0.867 0.867 0.879
Keynes: Thu nhập hiện tại quyết định tiêu dùng

Average propensity to consume (APC)

APC = C/Y = Co/Y + mpc.Y/Y


= Co/Y + mpc
→Y↑→ APC↓
(chú ý: giả định Yd = Y hay T = 0)
2. Lý thuyết tiêu dùng theo vòng đời (life-cycle hypothesis) Modigliani (1960)
2.1. nếu không có tài sản ban đầu
Giả định:
• Cá nhân biết chắc chắn về thu nhập của mình, dùng toàn bộ thu nhập để tiêu dùng trong vòng
đời
• Tạm thời bỏ qua xem xét về thu nhập từ tài sản, mà chỉ xem xét thu nhập từ lao động (i = 0).
• Smooth consumption: tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại mà vào thu nhập suốt
đời.
Xem xét:
- một người sống trong n năm, làm việc m năm (từ năm đầu tiên của cuộc đời). do đó, thời gian
nghỉ hưu là (n – m) năm.
- thu nhập hàng năm (từ lao động): Y
- Tiêu dùng hàng năm: C

Tiêu dùng suốt đời bằng thu nhập suốt đời, do đó: nC = mY ↔ C = (m/n)Y
• m/n: tỷ phần của thời gian làm việc trong cuộc đời, phản ánh phần trăm của thu nhập dành để
tiêu dùng.

55
2.2. nếu có tài sản từ ban đầu (W)

• xem xét một cá nhân tại thời điểm T trong cuộc đời, làm việc tới thời điểm m, tại đó nghỉ hưu
cho tới thời điểm n.
• Tiêu dùng từ T trở đi:
C(n – T) = W + (m – T)Y
→ C = [(m – T)/(n – T)] Y + [1/(n – T)]W
Hay: C = f(Y, W)
Ví dụ: một cá nhân sống tại thời điểm T = 40, ông ta kỳ vọng làm việc 20 năm (m = 60), và sống
thêm 10 năm sau khi nghỉ hưu (n = 70). Hàm tiêu dùng có dạng?
C = [(m – T)/(n – T)] Y + [1/(n – T)]W
= (20/30) Y + (1/30)W

3. Lý thuyết thu nhập thường xuyên (permanent income hypothesis) Milton Friedman (1957
• Y = YP + YT, Thu nhập hiện tại Y (current income) gồm 2 thành tố: thu nhập thường xuyên
(permanent income - YP) và thu nhập tạm thời (transitory income - YT)
• Thu nhập thường xuyên (Yp):
Yp = Y-1 + θ(Y – Y-1) (0 < θ < 1)
↔Yp = θY + (1 - θ)Y-1
• θ phản ánh mức độ tin tưởng vào sự ổn định của thu nhập hiện tại (Y)
• Hàm tiêu dùng: C = cYp (0 < c < 1)

4. Lý thuyết lựa chọn 2 giai đoạn của Irving Fisher (1930)

4.1. lựa chọn tiêu dùng tối ưu


Xem xét 1 người sống trong hai giai đoạn. thu nhập : Y, tiêu dùng: C, và tiết kiệm: S
tiết kiệm ở giai đoạn 1:
56
S = Y1 – C1
Tiêu dùng giai đoạn 2:
C2 = Y2 + S(1 + r)
C2 = Y2 + (Y1 – C1)(1 + r)
↔ (1 + r)C1 + C2 = (1 + r)Y1 + Y2
(1 + r)C1 + C2 = (1 + r)Y1 + Y2
C1 + C2/(1 + r) = Y1 + Y2/(1 + r) (1)
Tiêu dùng = thu nhập
(1): consumer budget constraint

57
58
59
60
61
II. Lý thuyết đầu tư (sinh viên tham khảo)

Khi cho thuê 1 tài sản (1 đơn vị vốn), doanh nghiệp cho thuê chịu các chi phí:
• Chi phí lãi suất: i.PK (PK là giá của tài sản cho thuê, i: lãi suất)
• Thiệt hại do tài sản giảm giá: ∆PK
• Hao mòn của tài sản: δ.PK (δ là tỷ lệ khấu hao)
→The cost of capital = i.PK + ∆PK + δ.PK

62
63
Macroeconomics: Biến Số, Đồ Thị và Số Học
Phần đọc thêm dành cho sinh viên.

Phần đọc thêm này hi vọng sẽ chuẩn bị những kiến thức cơ sở nhằm mục tiêu giúp bạn học tốt hơn.

1. Ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn trong Kinh tế học vĩ mô


Ngắn hạn và dài hạn là khái niệm được nhà kinh tế A. Marshall (1842-1924) giới thiệu. Theo Kinh tế học vi mô
(microeconomics), trong quá trình sản xuất, ngắn hạn (short run) là khoảng thời gian mà chỉ có một số yếu tố
sản xuất thay đổi, nhưng các yếu tố sản xuất khác thì không. Còn dài hạn (long run) là khoảng thời gian đủ dài
để có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. Nói chung, ý nghĩa của ngắn và dài hạn trong kinh tế học vĩ mô
tương tự như trong kinh tế học vi mô, nhưng được sử dụng một cách linh hoạt.
Theo các nhà kinh tế khác, thì ngắn hạn và dài hạn có thể được tiếp cận và định nghĩa khác nhau tùy theo mục
tiêu nghiên cứu:
• Ngắn hạn là khoảng thời gian mà mức giá không đổi, dài hạn xảy ra khi mức giá thay đổi.
• Ngắn hạn là khoảng thời gian mà tiền lương thực (real wage) hoặc lãi suất thực (real interest rate)
không đổi, còn dài hạn thì những biến số này có thể thay đổi.
• Nguyên tắc chung để phân biệt ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn thì có một số biến (variables) được giữ
cố định nhưng một số biến khác thay đổi, dài hạn là khoảng thời gian mà tất cả các biến có thể thay đổi.
Theo Oliver Blanchard (2000): Khi nói về các nguyên nhân tác động tới sản lượng của nền kinh tế:
• Ngắn hạn (the short run): những thay đổi của nền kinh tế qua các năm. Sản lượng sẽ do nhu cầu quyết
định trong ngắn hạn.
• Trung hạn (the medium run): những thay đổi của nền kinh tế qua các thập kỷ. Trong trung hạn, sản
lượng sẽ do trình độ công nghệ, lượng vốn, và lực lượng lao động quyết định .
• Dài hạn (the long run): những thay đổi của nền kinh tế qua 1/2 thế kỷ hoặc hơn, sản lượng sẽ do giáo
dục, nghiên cứu, tiết kiệm, và chất lượng của chính phủ,… quyết định trong dài hạn.
Để nghĩ về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chúng ta sử dụng cách phân loại của Blanchard.
2. Một số khái niệm liên quan tới các biến số
2.1. Biến thực (real variables) và danh nghĩa (nominal variables)
Biến danh nghĩa (ví dụ: GDP danh nghĩa) được do dưới hình thái tiền tệ và tính bằng mức giá của năm hiện
hành, biến thực (ví dụ: GDP thực) cũng được đo bằng giá trị tiền tệ nhưng đã loại trừ tác động do mức giá thay
đổi bằng việc tính theo giá của một năm gốc nào đó. Do vậy, sự tăng lên của biến danh nghĩa có thể do sản
lượng tăng hoặc giá tăng, hoặc cả hai. Ngược lại, sự tăng lên của biến thực thể hiện sự tăng lên duy nhất của sản
lượng. Biến thực và biến danh nghĩa được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học, ví dụ: GDP danh nghĩa và GDP
thực, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực, tỷ giá hối đoái danh nghĩa
và thực,….
Khi nói về biến danh nghĩa chúng ta nghĩ về thước đo bằng tiền tệ, còn khi nói tới biến thực chúng ta nghĩ về
sản lượng (hay hàng hóa).
2.2. Biến tổng và biến dòng
Biến tổng (stock variables), ví dụ tổng dân số, tổng giá trị vốn (K) của nền kinh tế,… là biến được đo tại một
điểm thời gian. Biến dòng (flow variables) là biến được đo trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ: GDP, In
(đầu tư ròng).
Mối quan hệ giữa biến tổng và biến dòng: Kt = Kt – 1 + In (Biến tổng: Kt và Kt – 1 lần lượt là giá trị của tổng vốn
tại thời điểm cuối năm t và t – 1, biến dòng: In). Dễ dàng thấy sự thay đổi của tổng vốn K của nền kinh tế qua
năm (t-1) và t là: In = Kt - Kt – 1 = I – De, De là khấu hao (Depreciation - giá trị hao mòn của các tài sản vốn của
nền kinh tế).
Ví dụ: đầu năm 2006 bạn có tài sản giá trị 100 triệu đồng (100 triệu là biến tổng), trong năm 2006 bạn có nguồn
thu nhập 50 triệu nhưng bạn lại tiêu xài hết 40 triệu (50 triệu, 40 triệu là các biến dòng), cuối năm 2006 bạn sẽ
có tài sản 110 triệu. Thu nhập ròng (cũng là một biến dòng) của bạn năm 2006 là 110 – 100 = 10 triệu.

2.3. Biến nội sinh và biến ngoại sinh


Biến số nội sinh (endogenous variables): là biến số được hình thành bởi mô hình (do mô hình quyết định) còn
biến ngoại sinh (exogenous variables) là biến số được hình thành bên ngoài mô hình (được chấp nhận từ bên
ngoài).
Ví dụ: trong mô hình xác định thu nhập cân bằng của thị trường hàng hóa (the goods market):
AE = C + I + G C = C0 + mpcYd Yd = Y – T0 I = I0 G = G0

64
1
Giải hệ này: Y = (C 0 + I 0 + G0 − mpcT0 ) .
(1 − mpc)
• Các biến: Y, Yd, C, AE là các biến nội sinh (có được sau khi giải hệ)
• Các biến: C0 , T0 , I0, G0 là các biến ngoại sinh (chấp nhận từ bên ngoài mô hình).
• mpc là hệ số (parameter) của mô hình

3. Phương trình
Có ba loại phương trình:
• Đồng nhất thức (identity): Đồng nhất thức là phương trình được viết theo định nghĩa. Ví dụ: Yd ≡ C +
S, thu nhấp khả dụng ≡ tiêu dùng + tiết kiệm.
• Phương trình ứng xử (behavioral equation): Nói lên sự liên quan của các biến số tới một biến số nào
đó, ví dụ: C = C0 +mpcYd. hay: C = C(Yd).
• Phương trình cân bằng (equilibrium equation): nói lên điều kiện cân bằng. Ví dụ: QS = QD (điều kiện
cân bằng Cung – Cầu), hay Y = AE (điều kiện cân bằng trong thị trường hàng hóa).

4. Hàm số và đồ thị
4.1. Một hàm số: y = a x + b mô tả mối quan hệ giữa y và x, còn viết gọn theo dạng chung là y = f (x), y
thường (nhưng không nhất thiết) được gọi là biến phụ thuộc hay biến cần giải thích (dependent variable) và x là
biến độc lập hay biến giải thích (independent).
Đạo hàm bậc nhất: y’(x) = f’(x) phản ánh tốc độ thay đổi (the rate of change) của biến y theo x, đạo hàm bậc 2
phản ánh tốc độ thay đổi của y’(x) = f’(x) theo x,…
Hàm số có thể phức tạp hơn với nhiều biến giải thích, ví dụ: I = aY + br (a > 0, b < 0, tại sao?). Hàm này nói
rằng: đầu tư là một hàm số của sản lượng (Y) và lãi suất thực r.
• Khi viết phương trình trên chúng ta đã giả định là các quan hệ trên là tuyến tính.
• Khi không cần giả định này thì chúng ta có thể viết: I = I (Y, r)
+ –
Các dấu (+), (-) là để chỉ quan hệ đó là đồng biến hay nghịch biến.
4.2. Đồ thị (a picture is worth a thousand words):
• Một đồ thị (chúng ta quan tâm tới đồ thị 2 chiều, ví dụ trên tọa độ x0y) thường biểu diễn mối quan hệ
giữa 2 biến. Chúng ta quan tâm đầu tiên tới đồ thị là biến biến nào sẽ tác động tới biến nào: x sẽ tác
động tới biến y, hay y tác động tới x.
• Độ dốc của một đường được tính bằng giá trị của đạo hàm bậc nhất của biến trục tung (y) theo biến trục
hoành (x), có nghĩa là y’(x) = lim y / x . Nếu y’(x) không đổi tại mọi điểm trên đồ thị thì đây là một
x → 0
đường thẳng. Nếu giá trị y’(x) khác nhau tại các điểm khác nhau thì đây là một đường cong.
• Di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển của một đường: khi biến số nội sinh được mô tả trên
đồ thị thay đổi thì chúng ta có sự di chuyển dọc theo một đường (bản thân đường này không đổi), còn
khi các biến ngoại sinh thay đổi thì chúng ta có sự dịch chuyển của đồ thị.
Ví dụ 1: xem hàm: AE = (C0 + I 0 + G0 − mpcT0 ) + mpcY
Khi Y thay đổi: đây là sự di chuyển trên đường AE. Còn khi: (C0 , I 0 , G0 , T0 ) thay đổi thì AE sẽ dịch
chuyển, ví dụ, lên trên khi G0 tăng.
Ví dụ 2: xem hàm I = I (Y, r), thường thì hàm số này vẽ I (trục hoành) theo r (trục tung), r thay đổi: đây
là sự di chuyển trên đường đầu tư, còn nếu Y thay đổi thì đường đầu tư sẽ dịch chuyển.

5. Logarite và số học

Ngoài đạo hàm và vi phân, tích phân, … Logarit cho phép chúng ta đơn giản hóa các phép tính phức tạp, một
trong các ứng dụng log trong kinh tế học là sự thay đổi theo phần trăm.
Ví dụ 1: GDP đầu người ≡ GDP/Dân số, hay: GDPPC = GDP/POP.
Như vậy: Khi GDP và Dân số (POP) thay đổi thì GDP đầu người (GDPPC) sẽ thay đổi. Số phần trăm thay đổi
của GDP đầu người sẽ được tính như sau:
Cách 1: GDPPC = GDP/POP, lấy log tự nhiên hai vế: lnGDPPC = lnGDP – lnPOP hay:
%∆ GDPPC = %∆GDP – %∆POP
Ví dụ bằng số: năm 2005: GDP của VN tăng 8,4% và dân số tăng 1,3%.
Như vậy GDP đầu người sẽ tăng: 8,4% - 1,3% = 7,1%, điều này cũng tương đương với: 0,071 = 0,084 – 0,013.

65
Cách 2: Để viết gọn hơn, đặt: GDP = x và POP = z. GDPPC = y. Dễ thấy: y = x/z
Giả sử x và z thay đổi một số lượng lần lượt là ∆GDP = ∆x và ∆POP = ∆z, và y thay đổi một lượng là ∆GDPPC
= ∆y.
1 + x
Như vậy, theo định nghĩa: y = x/z và: y + ∆y = , chia 2 vế cho y và sử dụng: y = x/z, z = x/y
1 + z
x /( x / z ) + x /( x / z ) 1 + x / x
1 + ∆y/y = =
z /( x / z ) + z /( x / z ) 1 + z / z
1+ gx
Hay: 1 + gy = ↔ 1 + gy + gz + gygz = 1 + gx → gy ≈ gx - gz (gygz ≈ 0) Đây là kết quả
1+ gz
của phương pháp lấy log ở phần trên. Tại sao sử dụng log lại ra con số chính xác, nhưng bằng số học
lại ra kết quả gần đúng?

Cách 3: y = x/z. sử dụng tổng vi phân (total differentiation): ∆y = (∂y/∂x)∆x + (∂y/∂z)∆z, sau đó chia
2 vế cho y sẽ ra kết quả như cách 1 và 2.
Ví dụ 2: theo thuyết lượng tiền (quantity theory of money): MV ≡ PY (một đồng nhất thức)
→ P = MV/Y hay: %∆ P + %∆Y = %∆M + %∆V
Bạn hãy trả lời: lạm phát (л = %∆ P) bị chi phối bởi các yếu tố nào?

6. Dãy số

Từ phương trình tính thu nhập cân bằng:


1
Y= (C 0 + I 0 + G0 − mpcT0 ) .
(1 − mpc)
1
Chúng ta biết nếu C0 (hoặc I0, hay G0) tăng 1 đơn vị thì Y tăng đơn vị.
(1 − mpc)
Quá trình như sau: C↑→ Y↑ → C↑→ Y↑→ …
Quá trình này có thể chia thành n vòng:
Y tăng
Vòng 1: C0
Vòng 2: mpcC0
……
Vòng n mpcn – 1 C0
Sau n vòng: Y sẽ tăng : (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1)ΔC0
Biến đổi: (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1) = (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn)(1- mpc)/(1-mpc)
= (1- mpcn)/(1-mpc) ≈ 1/(1-mpc)
(do: 0 < mpc <1, nên nếu n đủ lớn thì mpcn ≈ 0)
1
Do đó: ΔY = (1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn-1)ΔC0 = ΔC0
(1 − mpc)

Hay nói cách khác, chúng ta có:


1
(1 + mpc + mpc2 + …… + mpcn) =
(1 − mpc)

Dãy số này được áp dụng khá rộng rãi trong Macroeconomics.

66

You might also like