You are on page 1of 29

DANH MỤC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HCSN Hành chính sự nghiệp
HTX Hợp tác xã
SXKD Sản xuất kinh doanh
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC...................................3
1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm xã hội....................................................3
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội..................................................................3
1.1.2. Vai trò của BHXH...............................................................................3
1.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...............................4
1.2.1. Đối tượng và phạm vi quản lý.............................................................4
a. Đối tượng quản lý...................................................................................4
b. Phạm vi quản lý......................................................................................5
1.2.2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.........6
1.2.3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc....................6
1.2.4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.........................7
a. Cơ sở pháp lý..........................................................................................7
b. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH...........................................................7
c. Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện.......................................................8
d. Công nghệ thông tin...............................................................................9
e. Các cơ quan, tổ chức hữu quan..............................................................9
1.2.5. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.......................9
a. Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc........................................................9
b. Đối chiếu hồ sơ tham gia......................................................................10
c. Cấp sổ BHXH.......................................................................................10
d. Quản lý sổ BHXH................................................................................10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM
GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015.........................12
2.1.Giới thiệu về bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc..........................................12
2.1.1. Khái quát chung về huyện Can Lộc...................................................12
2.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của BHXH huyện Can Lộc.......12
a. Sự hình thành và phát triển...................................................................12
b. Chức năng nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc.................12
2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại
BHXH huyện Can Lộc....................................................................................13
2.2.1. Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc.....................13
a. Đối với người sử dụng lao động:.........................................................14
b. Đối với người lao động.......................................................................15
2.2.2. Quản lý sổ BHXH bắt buộc...............................................................16
2.2.3. Một số hoạt động quản lý khác..........................................................17
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc tại BHXH huyện Can Lộc.......................................................................17
2.3.1. Thành tựu đạt được............................................................................17
2.3.2. Một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại................................................18
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI
ĐOẠN 2011-2015...............................................................................................20
3.1. Thực hiện quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc............20
3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH bắt buộc............20
3.3.  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...................21
3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý...........21
3.5. Một số giải pháp khác...............................................................................22
KẾT LUẬN.........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, tiếp tục đổi mới các đường lối, chính sách, mở cửa phát triển nền
kinh tế thị trường nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh. Để thực hiện được điều này thì người lao động đóng
vai trò thiết yếu, góp một phần công sức không hề nhỏ trong sự nghiệp phát
triển đất nước. Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cũng như các quyền lợi
cơ bản cho người lao động, giúp họ yên tâm làm việc, ra sức cống hiến cho
đất nước luôn là mục tiêu hàng đầu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vấn đề
này cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các chủ
trương, chính sách, văn kiện của Đảng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu đảm
bảo an toàn cuộc sống được người lao động quan tâm hơn, theo đó, đối tượng,
phạm vi thụ hưởng BHXH cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu
của người dân. Chính vì thế, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH gặp
phải nhiều khó khăn hơn, nghiệp vụ quản lý đối tượng tham gia đóng vai trò
hết sức quan trọng trong công tác quản lý, duy trì hoạt động BHXH.

Hệ thống BHXH Việt Nam được thiết lập theo hệ thống ngành dọc từ
Trung ương đến địa phương theo 3 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm
xã hội cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội cấp huyện. Thực hiện tốt các hoạt động tại
BHXH cấp huyện sẽ là cơ sở để phát triển cả hệ thống BHXH. Do đó, qua quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu về BHXH Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh, em xin
chọn đề tài “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011-
2015”.

Ngoài mục lục, lời mở đầu, từ viết tắt, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý đối tượng tham


gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn
2011-2015.

1
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc tỉnh Hà
Tĩnh trong giai đoạn 2011-2015.

Do kiến thức và các tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài tiểu luận còn
nhiều thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới cô giáo Mai Thị Hường -
giảng viên khoa Bảo hiểm, Đại học Lao động Xã hội đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong quá trình học tập và hoàn thiện bài tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN
LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội


- Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độ
nghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có
thể xác định khái niệm BHXH như sau:

+ Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối
phó với khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu
nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.

+ Theo luật BHXH Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

3
- Khái niệm BHXH bắt buộc: Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

1.1.2. Vai trò của BHXH


 Đối với người lao động
Mục tiêu chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và gia đình
họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì
vậy, BHXH đóng vai trò rất lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được
cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Đồng thời, BHXH cũng là
cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của
các thành viên khác. Từ đó, các rủi ro trong lao động sản xuất và trong đời sống
NLĐ được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết.
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá
nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần
thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động…góp phần ổn định cuộc sống cho
bản thân và gia đình. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn
động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn
định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già… Người lao động
tham gia BHXH được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên
thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ có BHXH cuộc sống
của những thành viên trong gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, người tàn tật..cũng
được đảm bảo an toàn.
 Đối với tổ chức sử dụng lao động
BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp ổn
định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý.
Nếu không có BHXH, khi NLĐ ốm đau, tai nạn….không có nguồn thu nhập,
không có chi phí thuốc men… đời sống của họ bị ảnh hưởng thì quan hệ lao
động,chất lượng, hiệu quả lao động trong doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo.
BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất,
kinh doanh được hoạt động lien tục, hiểu quả, các bên của quan hệ lao động
cũng gắn bó với nhau hơn.
BHXH tạo điều kiện cho NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ
khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi già yếu.
BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
 Đối với xã hội
BHXH có tác dụng đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro,
nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các
thành viên trong xã hội. Chính điều đó đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của

4
BHXH. Mặc dù không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận, nhưng BHXH là
công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm
hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.
Hiện nay, khi trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống ASXH,
BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác. Các Nhà nước thường
căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH để xác định những đối tượng
nào còn gặp khó khăn, cần cộng đồng chia sẻ, đối tượng nào chưa được tham gia
BHXH để được thiết kế những mạng lưới khác của ASXH như trợ cấp, cứu trợ
xã hội… Trên cơ sở đó, BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của
từng quốc gia và mức độ ASXH đạt được của mỗi nước.
BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc
gia. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì
hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi kinh tế càng phát
triển, đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng
lớn. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro của Nhà nước
cũng ngày càng được nâng cao, thể hiện bằng việc mở rộng đối tượng tham gia,
đa dạng về hình thức bảo hiểm, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở
phát triển các chế độ BHXH… Ở một phương diện nhất định, BHXH còn phản
ánh và góp phần nâng cao trình độ văn hóa của cộng đồng, bởi vì chỉ khi trình
độ văn hóa của cư dân được nâng cao thì những hiểu biết về BHXH mới đầy đủ,
là cơ sở quan trọng cho sự phát triển BHXH.
Hoạt động BHXH góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị
trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Đặc biệt, với bảo hiểm
hưu trí, nguồn vốn tích lũy trong thời gian dài, kết dư tương đối lớn, có thể đầu
tư vào các doanh nghiệp, các dự án cần huy động vốn, mang lại lợi ích cho tất cả
các bên: người tham gia BHXH, cơ quan BHXH và nền kinh tế nói chung.
Ở Việt Nam, thông qua chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với khu vực
chính thức, BHXH góp phần thúc đẩy quá trình từ sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiến
lên sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại, nhanh chóng hơn. Với chức năng của
mình, BHXH là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu: “ dân
giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, góp phần ổn định xã
hội,phát triển kinh tế đất nước.

1.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.1. Đối tượng và phạm vi quản lý

a. Đối tượng quản lý


* Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

5
Theo điều 2 luật BHXH ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006, thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/01/2007 và luật BHXH sửa đổi bổ sung, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
được quy định như sau:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:

+ Cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ
công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân
dân;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở
lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật
về lao động;

+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền
công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã;

+ Người lao động theo quy định trên được cử đi học, thực tập, công tác
trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công trong nước;

+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một
lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
chức hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động.

6
b. Phạm vi quản lý BHXH bắt buộc

- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc
trên địa bàn quản lý theo sự phân chia cấp quản lý.
- Quản lý người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng
đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người
lao động tham gia BHXH bắt buộc.

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của các đơn
vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc.

1.2.2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Quản lý dang sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị
sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt
buộc.

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH
bắt buộc. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ
đóng BHXH bắt buộc do đơn vị sử dụng lao động, người tham gia BHXH bắt
buộc lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam.

- Quản lý tổng quỹ lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH
bắt buộc của từng đơn vị tham gia BHXH. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương,
tiền công.

- Quản lý mức đóng BHXH bắt buộc của từng đơn vị và từng người tham
gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và bảng kê khai mức
tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị sử
dụng lao động lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam.

- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hằng năm ghi bổ
sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quuy định của pháp
luật về BHXH.

- Tổ chức thu BHXH.

1.2.3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc một cách khoa học,
chặt chẽ, thống nhất nhằm thể hiện được vai trò sau:

7
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số
lượng, đúng thời gian quy định theo quy định của pháp luật về BHXH.

- Là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia BHXH của người lao
động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật
về BHXH.

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hiện
mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho
mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước.

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.

- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về BHXH của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực
hiện pháp luật về BHXH.

1.2.4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

a. Cơ sở pháp lý
Pháp luật là hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức và cá nhân
nhằm đảm bảo cho sự ổn định, phát triển của xã hội nói chung và của sự nghiệp
BHXH nói riêng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật BHXH của các tổ chức, cá
nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các hành vi vi phạm
pháp luật sẽ không được chấp nhận.

Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện việc
quản lý đối tượng tham gia BHXH. Do đối tượng tham gia BHXH được quy
định cụ thể trong các văn bản pháp luật của chính phủ. Pháp luật BHXH được
ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia
BHXH, mặt khác nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các bên tham gia
BHXH.

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối
tượng tham gia BHXH bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH,
pháp luật về bảo hiểm y tế, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật hợp tác xã, luật sĩ quan quân đội nhân
dân, luật sĩ quan công an nhân dân…

b. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH


Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc tập
trung, thống nhất, hoạt động theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
8
Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH được thiết kế khoa học, có sự phân công,
phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính
để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ, hiệu
quả.

c. Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện


- Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản, giấy tờ cần
thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện.
Trong đó, quy định rõ hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia
và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị sử dụng lao động. Đây là một trong những
công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào, kể cả BHXH ở
các nước phát triển.

Trong quá trình quản trị, các công việc của nhà quản trị liên quan đến hồ sơ
của đối tượng tham gia luôn chiếm một khối lượng lớn, theo dõi và quản lý lâu
dài.

- Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

+ Tờ khai cá nhân của người lao động. (mẫu A01-TS).(Quyết định số


1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam).

Nội dung trong tờ khai bao gồm: thông tin của người lao động(họ và tên,
giới tính, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, dân tộc,…); tham gia
BHXH bắt buộc( quyết định tuyển dụng, loại hợp đồng, tên cơ quan, đơn vị, địa
chỉ, nơi làm việc, chức vụ, chức danh, công việc, lương…), xác nhận của người
sử dụng lao động, xác nhận của cơ quan BHXH.

Mẫu A01-TS do người lao động kê khai.

+ Danh sách người lao động tham gia BHXH bắt buộc do người sử dụng
lao động lập. ( mẫu D02-TS). ( Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011
của BHXH Việt Nam).

Nội dung dang sách lao động tham gia BHXH phản ánh thông tin cơ bản
của người lao động trong đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bao gồm: tên
đơn vị, mã đơn vị, địa chỉ, điện thoại liên hệ, danh sách người lao động của đơn
vị tham gia BHXH( họ và tên, mã số, ngày sinh, giới tính, cấp bậc chức vụ, chức
danh nghề, mức đóng, thời gian đóng…).

Mẫu D02-TS do người sử sụng lao động lập khi tham gia BHXH lần đầu.

9
+ Danh sách điều chỉnh mức đóng BHXH( mẫu D04-TS). ( Quyết định số
1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam).

Nội dung bao gồm: tên đơi vị, mã đơn vị, điện thoại liên hệ, địa chỉ, danh
sách điều chỉnh mức đóng ( họ tên, mã số người lao động, giới tính, mức đóng
cũ, mới, số tháng đóng, số tiền đóng,…).

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép hoạt động đối với người sử dụng lao động.

+ Hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động là cá nhân có thuê
mướn, sử dụng lao động.

d. Công nghệ thông tin


Khi xã hội phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
trị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc
làm tất yếu. Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đối
tượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của
tổ chức BHXH sẽ tốt hơn.

e. Các cơ quan, tổ chức hữu quan.


Hoạt động BHXH liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức. Do đó, việc quản
trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng,
chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc
kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

1.2.5. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

a. Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc


- Thời gian: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ
sơ tham gia BHXH của người lao động cho tổ chức BHXH.

- Thủ tục tham gia BHXH bắt buộc lần đầu

+ Người lao động kê khai vào tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt
buộc(mẫu A01-TS), bản sao giấy tờ liên quan nộp cho người sử dụng lao động.

+ Người sử dụng lao động kiểm tra, đối chiếu và ký xác nhận và phải chịu
trách nhiệm với những nội dung trên tờ khai của người lao động. kèm theo bản
sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép hoạt động của doanh nghiệp. 01 bản danh sách lao động tham gia BHXH,
BHYT( mẫu D02-TS).
10
+Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các
loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động, ghi mã hồ sơ. Trường hợp
hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện. Ký,
đóng dấu vào các giấy tờ bắt buộc.

- Trường hợp có thay đổi số lượng lao động

+ Tăng lao động: Người sử dụng lao động kê khai vào bản danh sách lao
động tham gia BHXH, BHYT( mẫu D02-TS), tờ khai tham gia BHXH, BHYT
của người lao động( mẫu A01-TS),

+ Giảm lao động: Người sử dụng lao động kê khai và nộp cho BHXH hồ sơ
theo mẫu D01b-TS, danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT mẫu D02-TS,
bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thuyên chuyển, nghỉ việc
hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết thời hạn, sổ
BHXH.

Cơ quan BHXH tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, kí và đóng dấu vào
danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, thông báo cho đơn vị đóng BHXH,
cấp sổ BHXH kịp thời cho người lao động.

b. Đối chiếu hồ sơ tham gia


Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động nộp lên, bộ
phận tiếp nhận- quản lý hồ sơ phân loại, chuyển hồ sơ cho các bộ phận có liên
quan.

c. Cấp sổ BHXH
Sổ BHXH được cấp cho người tham gia BHXH để theo dõi việc đóng,
hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy
định của Luật BHXH. Mẫu sổ BHXH do tổ chức BHXH quy định.

Sau khi thẩm định xong, bộ phận cấp sổ thẻ tiến hành in. Tổ chức BHXH
có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho từng người lao động trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH bắt buộc.

d. Quản lý sổ BHXH
- Đối với người lao động: Người lao động chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH
khi chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn, bảo
quản sổ BHXH theo quy định( Không để mất mát, hư hỏng, không sửa chữa các
nội dung thông tin đã được ghi trong sổ BHXH…).

11
Khi ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mới thì người lao động
phải nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi, ghi
chép và thực hiện việc thu nộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH.

- Đối với người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiệm
lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong
suốt quá trình người lao động làm việc tại đơn vị. Khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì người sử dụng lao động phải giao lại
sổ BHXH cho người lao động( có ký giao, nhận).

Thực hiện ghi sổ BHXH theo quy định của tổ chức BHXH.

Quản lý danh sách người được cấp sổ và tham gia BHXH thuộc đơn vị và
báo cáo số tăng giảm theo từng thời kỳ cũng như danh sách và số tiền nộp
BHXH của từng người và của cả đơn vị.

Khi làm thủ tục cho người lao động hưởng hưu trí hoặc BHXH một lần,
người sử dụng lao động phải nộp lại sổ BHXH của người lao động cho tổ chức
BHXH mới giải quyết chế độ chính sách BHXH để lưu giữ cùng với hồ sơ
hưởng BHXH.

- Đối với cơ quan BHXH: cơ quan BHXH các cấp, cơ quan BHXH bộ
Quốc phòng, bộ Công an và ban Cơ yếu Chính Phủ phải mở sổ theo dõi trong
quá trình tiếp nhận, cấp sổ BHXH cho người lao động.

Sổ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bảo quản đều được lưu riêng và
phải có biên bản ghi rõ số lượng, hiện trạng, nguyên nhân.

Sổ bị hư hỏng do người sử dụng lao động, người lao động trong quá trình
quản lý, ghi chép làm hỏng đã nộp lại, phải lập bảng thống kê theo dõi, báo cáo
BHXH Việt Nam để xử lý.

Cơ quan BHXH các cấp, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và


ban Cơ yếu Chính phủ, theo phạm vi phân cấp, tổ chức quản lý danh sách người
lao động tham gia BHXH theo từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ và
tham gia BHXH trên địa bàn và phạm vi phụ trách. Hằng quý, báo cáo danh
sách người tăng hoặc giảm về cấp sổ để gửi cơ quan BHXH cấp trên.

Cơ quan BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan
BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính Phủ, hàng tháng báo
cáo BHXH Việt Nam tổng số người đã được cấp sổ BHXH, tổng danh sách
người tham gia BHXH, tổng quỹ lương và mức đóng BHXH và báo cáo số đã
thu BHXH.
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.1.Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc

2.1.1. Khái quát chung về huyện Can Lộc


Can Lộc là một huyện đồng bằng nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh. Về phía
bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp huyện Đức
Thọ, phía tây nam giáp huyện Hương Khê, phía nam giáp huyện Thạch Hà, phía
đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà. Huyện có diện tích 378km2, gồm 22 xã
và một thị trấn, dân số là 126.199 người.

2.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của BHXH huyện Can Lộc

a. Sự hình thành và phát triển


- BHXH huyện Can Lộc được thành lập theo quyết định 14bQĐ/TC ngày
15 tháng 6 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cơ sở biên chế từ
công đoàn Lao động và Phòng thương binh xã hội chuyển sang và chính thức
đảm nhận nhiệm vụ từ ngày 01 tháng 8 năm 1995.

- BHXH huyện Can Lộc là đơn vị hạch toán cấp 3 của hệ thống BHXH
Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, đồng
thời chịu sự lãnh đạo về mặt quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Can
Lộc. Là cơ quan hạch toán cấp 3, tiếp xúc trực tiếp với người lao động ở các
ngành nghề khác nhau, BHXH huyện Can Lộc là nơi trực tiếp thực hiện các chế
độ BHXH, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận kênh thông tin phản hồi từ phía

13
người lao động. Đó cũng là một trong những cơ sở để lãnh đạo ngành xem xét
nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ BHXH cho phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như phù hợp với nguyện vọng của đông
đảo những lao động trong các ngành kinh tế. BHXH huyện Can Lộc có trụ sở
đóng tại Khối 1B- thị trấn Nghèn- Can Lộc.

b. Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc
- BHXH huyện Can Lộc có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức
thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn
huyện. BHXH huyện Can Lộc có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách người lao động tham
gia BHXH.

- Đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện.

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng
các chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay
đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.

- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ - chính sách BHXH để giải
quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét, giải quyết.

c. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH huyện Can Lộc

Là cơ quan BHXH cấp huyện, bộ máy tổ chức của BHXH huyện Can Lộc
được thể hiện như sau:

Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ
phận phận phận phận phận phận
chế độ thu kế toán giám CNTT “Một
chính định -Sổ cửa”
sách BHYT thẻ

14
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của BHXH huyện được trang bị đầy đủ
kiến thức, thao tác chuyên môn nghề, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn
nghiệp vụ BHXH. Được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng
khoa học công nghệ nhằm phục vụ có hiệu quả công tác thu, chi, quản lý đối
tượng tham gia BHXH cũng như các nghiệp vụ khác của BHXH huyện.

2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
tại BHXH huyện Can Lộc

2.2.1. Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc
Quản lý danh sách lao động là một trong những hoạt động chính của công
tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Hoạt động này là cơ sở cho việc tổ chức
hoạt động thu BHXH. Trong giai đoạn 2011- 2015, nền kinh tế của huyện Can
Lộc có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần phát triển đời sống vật chất, ổn
định tinh thần cho người dân. Số người lao động tham gia vào BHXH ngày càng
tăng, mở rộng theo chính sách BHXH bắt buộc.

Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Can Lộc thể hiện qua các
bảng số liệu thống kê như sau:

a. Đối với người sử dụng lao động:

Bảng 1: Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2011-2015

15
(Nguồn: BHXH huyện Can Lộc)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỉ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại
huyện Can Lộc có nhiều biến động.

- Tỉ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cao nhất là năm 2014, đạt 97,5%,
trong đó có 238 đơn vị tham gia trên tổng số 244 đơn vị. Giai đoạn 2012-2013
có tỉ lệ tham gia BHXH thấp hơn do nhiều đơn vị mới thành lập và không tham
gia BHXH bắt buộc, cụ thể năm 2012 tỉ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là
92,9% (có 14 đơn vị không tham gia vào BHXH). Năm 2013, tỉ lệ tham gia
BHXH bắt buộc là 91,2%, trong đó có 197 đơn vị tham gia trên tổng số 216 đơn
vị.

- Khu vực các khối doanh nghiệp nhà nước, khối đơn vị hành chính sự
nghiệp tham gia BHXH đầy đủ, đạt 100% trong suốt giai đoạn 2011-2014.

- Tỉ lệ tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
hợp tác xã có xu hướng tăng dần.

- Khối các hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác có tỉ lệ tham gia BHXH bắt buộc
thấp nhất. Năm 2011 chỉ có 2 đơn vị tham gia trên tổng số 10 đơn vị( đạt 20%).
16
Năm 2012, có 3 đơn vị tham gia trên tổng số 14 đơn vị( chiếm 21,4%). Năm
2013 có 3 đơn vị tham gia trên tổng số 18 đơn vị( chiếm 16,7%). Năm 2014 có
20 đơn vị tham gia trên tổng số 24 đơn vị( chiếm 83,3%).

Qua đó thể thấy, mặc dù có sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc, các cán bộ,
nhân viên tại BHXH huyện Can Lộc cùng các cơ quan chức năng có liên quan
tham gia vào công tác thực hiện nhưng tình hình tham gia BHXH trên địa bàn
huyện vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Số đơn vị tham gia thực tế
luôn nhỏ hơn số đơn vị thực tế hoạt động phải tham gia BHXH theo quy định
của Luật BHXH.

b. Đối với người lao động


Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Can Lộc
giai đoạn 2011-2015

(Đơn vị: người)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
(tính đến hết
quý III)
DN nhà nước 170 189 100 157 167

DN ngoài quốc 475 456 538 625 698


doanh

Khối HCSN, 3124 3077 3061 3117 3218


Đảng, Đoàn

Khối hợp tác 31 28 63 81 88



Khối phường, 397 611 598 590 620
xã, thị trấn
Hộ SXKD cá 11 14 44 52 59
thể, tổ hợp tác
Khối ngoài 55 49 33 27 27
công lập
Tổng 4263 4424 4437 4649 4877

(Nguồn: BHXH huyện Can Lộc)

- Theo bảng số liệu trên, số người tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn
2011-2015 chủ yếu tăng chậm theo thời gian. Trong đó:
17
Năm 2012 tăng 3,8% so với năm 2011 tương ứng tăng 161 người.

Năm 2013 tăng 0,3% so với năm 2012 tương ứng tăng 13 người.

Năm 2014 tăng 4,8% so với năm 2013 tương ứng tăng 212 người.

Quý III Năm 2015 tăng 4,9% so với năm 2014 tương ứng tăng 228 người.

Giai đoạn 2015 tăng mạnh hơn là do: số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng,
kéo theo việc số người lao động được tham gia vào BHXH bắt buộc tăng; người
lao động được tiếp cận, nâng cao kiến thức về việc tham gia BHXH do các cán
bộ BHXH huyện Can Lộc trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn.

Số người tham gia BHXH bắt buộc của khối HCSN, Đảng, Đoàn chiếm số
lượng lớn nhất điển hình như năm 2014, số người tham gia BHXH bắt buộc của
khối này chiếm 67% trên tổng số 4649 người tham gia.

2.2.2. Quản lý sổ BHXH bắt buộc


- Sổ BHXH là chứng cứ chứng minh quá trình tham gia BHXH của người
lao động, điều này tạo sự thuận tiện cho họ trong suốt quá trình lao động dù ở
bất kì cơ quan, đơn vị nào họ vẫn được đảm bảo những quyền lợi về chế độ
BHXH theo luật định. Sổ BHXH là công cụ để cơ quan BHXH thực hiện quản
ký, theo dõi và giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động.

- Sau khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ tham gia BHXH, thẩm định những hồ sơ
hợp lệ, những lao động mới tham gia BHXH sẽ được cấp sổ BHXH. Việc cấp sổ
BHXH sẽ tạo niềm tin cho người lao động, một phần sẽ khuyến khích họ tự giác
tham gia đóng góp để bảo vệ quyền lợi cho chính họ. Sổ BHXH có tác dụng hữu
hiệu trong việc kiểm tra, kiểm soát mức đóng nộp, thời gian đóng, cách thức
đóng của người lao động có phù hợp không đồng thời thúc đẩy, đôn đốc họ tham
gia đóng nộp đầy đủ, kịp thời.

- Công tác quản lý, cấp sổ BHXH bắt buộc cho người lao động luôn được
BHXH huyện Can Lộc chú trọng:

+ Năm 2012 số người được cấp sổ BHXH là 4380 người trên tổng số 4424
người, chiếm tỉ lệ 90%, tăng 170 người so với năm 2011(năm 2011: số lao động
được cấp sổ BHXH là 4210 người).

+ Năm 2014 số người được cấp sổ BHXH là 4627 người trên tổng số 4649
người, chiếm tỉ lệ 99,5%, tăng 227 người so với năm 2013 (năm 2013 số lao
động được cấp sổ BHXH là 4400 người).

18
+ Năm 2015 số người được cấp sổ BHXH là 4839 người trên tổng số 4877
người, chiếm tỉ lệ 99,2%, tăng 212 người so với năm 2014 (năm 2014 số lao
động được cấp sổ BHXH là 4627 người).

Số lao động chưa được cấp sổ BHXH chủ yếu là do người lao động mới
tham gia vào quá trình lao động, thủ tục, trình tự làm hồ sơ còn thiếu hiểu biết,
thiếu giấy tờ liên quan dẫn đến việc cấp phát hồ sơ còn bị hạn chế. Khi thiếu
những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ, cán bộ nhân viên của BHXH không thể tiến
hành đối chiếu thông tin, thẩm định hồ sơ để tiến hành cấp sổ BHXH.

2.2.3. Một số hoạt động quản lý khác


Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn có các hoạt động như:
công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động.

Trong thời gian qua, BHXH huyện Can Lộc đã thực hiện có hiệu quả, chất
lượng công tác tiếp nhận hồ sơ, cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng
xây dựng các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy trình nội bộ trong giải
quyết công việc chuyên môn. Nổi bật là bộ phận một cửa thực hiện tốt công tác
tiếp nhận hồ sơ, tổ chức tiếp công dân đến quan hệ, giao dịch về chế độ chính
sách; các bộ phận nghiệp vụ thực hiện tác nghiệp theo nhiệm vụ chuyên môn,
kiểm tra tính toán, xác nhận, thẩm định, xét duyệt, tham mưu trình lãnh đạo ký
duyệt ban hành và giao trả kết quả giải quyết công việc cho Bộ phận một cửa để
trả lại cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn. Trong năm 2015, BHXH Can Lộc
tiếp nhận 14268 lượt hồ sơ, các hồ sơ đều được giải quyết đúng quy trình, thủ
tục theo quy định.

Công tác xét duyệt hồ sơ được thực hiện theo đúng quy định, đối với
những hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đúng thời gian đươc hưởng thì được cán bộ
trả lại và có văn bản giải thích rõ ràng lý do chưa được xét duyệt.

2.3. Những thành tựu và hạn chế trong quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Can Lộc

2.3.1. Thành tựu đạt được


Trong giai đoạn 2011- 2015, BHXH huyện Can Lộc đã đạt được một số
thành tựu đáng ghi nhận trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc như:

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, sự quan tâm của cấp ủy chính
quyền địa phương, sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên, BHXH huyện Can Lộc
19
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trở thành một trong ba đơn vị có nghiệp
vụ BHXH tốt nhất tỉnh. Sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, các phòng, ban trong việc chuyển kinh phí đóng BHXH; trong công tác
tuyên truyền vận động, kiểm tra liên ngành và xử lý các đơn vị vi phạm Pháp
luật BHXH.

- Đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH huyện Can Lộc thường xuyên được trau
dồi phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức, trách nhiệm, tinh thần
trong việc triển khai các nghiệp vụ quản lý.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm
xã hội huyện đã tạo bước tiến mạnh mẽ, tinh giảm đáng kể các thủ tục hành
chính, các khâu trung gian không cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối
tượng đến giao dịch.

- Số người lao động tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng ngày càng tăng,
họ được tiếp cận với các chế độ một cách kịp thời và nhanh chóng.

- Tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin ngay từ những khâu đầu tiên
trong nghiệp vụ quản lý.

2.3.2. Một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại


Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện hoạt động quản lý đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Can Lộc còn nhiều hạn chế,
nổi trội như một số vấn đề sau:

- Chưa nắm chắc số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tại các
doanh nghiệp hay trên toàn địa bàn huyện.

Một số doanh nghiệp hay chủ sử dụng lao động sau khi ký kết hợp đồng lao
động với người lao động không tham gia đóng BHXH cho người lao động hay
đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đủ số lượng người lao động
trong doanh nghiệp.

Cơ quan BHXH còn hạn chế trong việc cập nhật thông tin từ doanh nghiệp
về số lượng lao động của doanh nghiệp, loại hợp đồng làm việc hay mức lương
cụ thể của từng đối tượng người lao động.

Người lao động không chủ động tìm hiểu, liên hệ để tham gia vào BHXH
bắt buộc, chưa có sự liên kết, kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao
động với cơ quan BHXH.

20
=> Việc quản lý danh sách người lao động tham gia còn gặp nhiều khó
khăn.

- Thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Giấy tờ
đăng ký tham gia BHXH bắt buộc thường xuyên thay đổi.

- Đối tượng tham gia chủ yếu là người lao động trong khu vực hành chính
sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do họ được tiếp cận, được tuyên truyền
hướng dẫn BHXH nên họ sẽ hiểu rõ được bản chất của BHXH bắt buộc. Còn
người lao động trong các khối ngành khác ít có cơ hội tiếp cận, được phổ biết về
vai trò của BHXH trong đời sống. Nên nhu cầu tham gia của họ ít hơn.

- Chính sách quản lý còn nhiều “lỗ hổng” dẫn đến việc thực hiện xét đối
tượng còn gặp khó khăn,

-Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thật sự chặt chẽ. Trình độ của một
số cán bộ nhân viên vẫn còn nhiều bất cập.

- Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc việc vi phạm nợ đóng hay trốn đóng
BHXH bắt buộc cho người lao động => việc chấp hành việc tham gia BHXH
cho người lao động không được người sử dụng lao động coi trọng.

21
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Dựa trên những hạn chế trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc tại BHXH huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, em xin đưa ra một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện công tác này như sau:

3.1. Thực hiện quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Tăng cường mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành để thực hiện điều tra, kiểm soát số
lượng người lao động, số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Khuyến
khích người lao động tham gia BHXH.

- Thực hiện tốt công tác quản lý chính sách, chế độ, thủ tục, đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc. Cải tiến, linh hoạt thủ tục, thực hiện các nghiệp vụ một
cách nhanh chóng, tạo lòng tin cho khối danh nghiệp cũng như người lao động.
Tổ chức hướng dẫn trực tiếp điền đơn đăng ký BHXH cho người lao động, tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho người lao động và doanh nghiệp.

- Đề ra các biện pháp xử phạt phù hợp với các doanh nghiệp trốn đóng, nợ
đóng BHXH, nhằm thúc đẩy họ tham gia BHXH cho người lao động.

- Đẩy mạnh công tác quản lý danh sách tham gia BHXH bắt buộc. Hằng
năm, yêu cầu người sử dụng lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp
BHXH theo quy định.

-Phối hợp với thanh tra lao động, thanh tra nhà nước để tổ chức thực hiện
luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở phát hiện những sai sót
mang tính chất cố ý, tiến hành xử phạt đối với những trường hợp này(ví dụ: cố
tình khai báo không đầy đủ về số lao động và quỹ lương của đơn vị hay không
tham gia BHXH). Tiến hành xử phạt công khai, minh bạch.

3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH bắt buộc

- Tăng cường công tác tuyên truyền vai trò, những chế độ chính sách
BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động. Công khai hóa mức
tham gia BHXH cho người lao động biết bằng cách cho phép người lao động
kiểm tra sổ BHXH một lần.
22
- Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, góp phần làm thay đổi thái độ của
người lao động và người sử dụng lao động về BHXH, từ tâm lý tham gia bắt
buộc hình thành nên thái độ tự giác, tự nguyện tham gia.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền
đến từng cơ quan, doanh nghiệp, phổ biến kiến thức đến từng đối tượng người
lao động bằng cách tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ
BHXH. Tiếp xúc và giải đáp thắc mắc cho người lao động và người sử dụng lao
động các vấn đề liên quan đến BHXH bắt buộc.

- Hướng dẫn thực hiện luật, các quyết định, nghị định, thông tư liên quan
đến BHXH.

- Xây dựng các biểu mẫu, khẩu hiệu, phát tờ rơi nhằm tuyên truyền về lợi
ích của BHXH. Thông qua các kênh phát thanh trên địa bàn huyện để tuyên
dương một số doanh nghiệp tích cực tham gia BHXH và tiến hành phê bình
những doanh nghiệp không tham gia.

3.3.  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 

-Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan
bằng các biện pháp như: tạo điều kiện cho cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm
đi học các lớp tại chức chuyên ngành bảo hiểm; tổ chức các buổi tập huấn cán
bộ; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị và ý thức trách nhiệm của cán
bộ.

- Tuyển dụng nhân sự chuyên ngành được đào tạo bài bản, có trình độ
chuyên môn cao góp phần thúc đẩy việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý một
cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

- Luân chuyển cán bộ, nhân viên trong tổ chức nhằm nâng cao trách nhiệm
cũng như cải thiện kỹ năng toàn diện cho cán bộ, nhân viên.

- Tuyên dương, khen thưởng cán bộ có hoạt động tốt, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức tốt. Đề xuất các biện pháp xử phạt, kỉ luật đối với
những cán bộ thiếu có đạo đức nghề nghiệp, không phấn đấu trong công việc
cũng như không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
- Đầu tư trang thiết bị cần thiết để tạo cơ sở cho việc xât dựng cơ sở hạ tầng
công nghệ tin học vào toàn đơn vị. Trang bị máy vi tính cho từng bộ phận, từng
cán bộ chuyên trách để tiến tới thực hiện quản lý và lưu trữ danh sách đối tượng

23
tham gia trên hệ thống vi tính, kết nối nội bộ, đảm bảo tính liên kết trong toàn
ngành.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, thực hiện được các nghiệp
vụ BHXH trên máy tính như quản lý danh mục báo biểu, chuẩn hóa mã quản lý,
cập nhật kịp thời các chỉ tiêu thông tin về đối tượng tham gia BHXH cũng như
các nghiệp vụ khác.

- Đầu tư các phần mềm linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi thường
xuyên của các chính sách nhằm hỗ trợ cán bộ, nhân viên tiến hành các hoạt động
một cách kịp thời và đạt được hiệu quả tối ưu.

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, nâng cấp, xây dựng mới các phần
mềm nghiệp vụ, phần mềm quản lý phục vụ hoạt động công tác của Ngành.

3.5. Một số giải pháp khác

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành góp phần thực hiện quản lý
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đơn giản, công khai hóa mọi thủ
tục, hồ sơ, giấy tờ và các bước thực hiện BHXH.

- Tích cực nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế “một cửa”, tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng các chế độ.

- Thường xuyên tiến hành thanh tra, rà soát các khâu trong hoạt động quản
lý, thu chi BHXH.

24
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế
thế giới, cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt thì BHXH chính
là nền tảng cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. BHXH là sự chia sẻ giữa
những người lao động khi gặp khó khăn hay bù đắp một phần thu nhập, ổn định
cuộc sống trong tương lai, góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội. Đây chính
là mục đích hoạt động chính của các tổ chức BHXH.

Với gần 20 năm hoạt động, BHXH huyện Can Lộc đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trong việc thực hiện hoạt động quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc, góp phần phát triển hệ thống BHXH của tỉnh Hà Tĩnh cũng
như BHXH Việt Nam. Qua quá trình hoạt động, BHXH huyện đã đúc kết được
nhiều kinh nghiệm cũng như đặt ra nhiều thách thức trong việc thực hiện tốt các
nghiệp vụ BHXH. Từ những hạn chế trong công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động
của BHXH huyện trong thời gian tới.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Bảo hiểm xã hội 2006

- Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung.

- Quyết định 1111/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã

hội Việt Nam.

- Nghị định 152/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2006.

- Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/1/2007.

- Báo cáo tổng kết hoạt động của BHXH huyện Can Lộc các năm 2011,

2012, 2013, 2014.

- Giáo trình quản trị Bảo hiểm xã hội, trường Đại học Lao động xã hội,
NXB Lao động xã hội, năm 2013.

- http://www.baohiemxahoi.gov.vn/.

- http://bhxhhatinh.gov.vn/.

26

You might also like