You are on page 1of 2

1.

Về phạm vi và nội hàm của văn hóa, trước đổi mới, Đảng thường nhấn mạnh hai lĩnh vực: văn
học, nghệ thuật và đời sống văn hóa cụ thể. Phần lớn các văn kiện thường quan tâm đến hai
lĩnh vực đó. Do sự phát triển của thực tiễn xây dựng văn hóa và sự tổng kết về mặt lý luận
thực tiễn đó, từ đổi mới, Đảng cho rằng, cách hiểu trên chưa thật toàn diện, từ đó xác định
phạm vi và nội hàm của văn hóa theo nghĩa rộng và bao quát hơn nhiều. Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”, lần đầu tiên, văn hóa được hiểu bao gồm tám lĩnh vực rộng lớn,
không chỉ là văn học, nghệ thuật, mà cả xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng tư tưởng,
đạo đức, lối sống, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hệ thống thông tin
đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số, chính sách
văn hóa đối với tôn giáo, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, hoàn thiện thể chế văn hóa...
Việc xác định rõ hơn, toàn diện và bao quát hơn về văn hóa là cơ sở khoa học để Đảng khẳng
định mạnh mẽ một quan điểm: các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt
động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương... biến thành
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững như Nghị quyết 33-NQ/TW
(ngày 9-6-2014) khẳng định.
2. Về vị trí, vai trò của văn hóa. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, đấu tranh
giải phóng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1930 đến 1975, Đảng kiên trì khẳng định, văn hóa, văn
học, nghệ thuật là vũ khí đấu tranh cách mạng có sứ mệnh tham gia trực tiếp cuộc chiến đấu, góp
phần - theo ưu thế riêng của mình - vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Nguyên
tắc, quan điểm đó tiếp tục được khẳng định trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, để phù hợp hơn với
vai trò rộng lớn, bao quát của văn hóa, Đảng đã mở rộng cách nhìn, xác định vai trò trước hết trở
nên không thể thiếu được của văn hóa trong toàn bộ cuộc sống của con người, là vì “Văn hóa là
nhu cầu thiết yếu... thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực
sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa... làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người”. Từ
cách tiếp cận mới nêu trên, từ đổi mới, Đảng đã tiến thêm một bước rất cơ bản trong tư duy về
văn hóa, đó là sự khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước” (trước đó, văn kiện chỉ khẳng định “sự
phát triển kinh tế - xã hội). Đây là luận điểm mới và khái quát nhất về vị trí, vai trò của văn hóa.
Văn hóa được nhìn nhận ở chiều sâu nhất của nó, ở những giá trị do nó tạo nên, từ đó trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển.
3. Sau đổi mới 5 năm, tức năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng khẳng định quan điểm có sự đổi mới cơ bản và sâu sắc. Tất cả các
cụm từ “nội dung xã hội chủ nghĩa”, “văn hóa xã hội chủ nghĩa”, “hình thức dân tộc”, “tính chất
dân tộc” trong các văn kiện trước đây đã được chỉnh sửa thay thế bằng luận điểm mới, nền văn
hóa mà chúng ta đang xây dựng là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bảy năm sau,
trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), năm 1998, luận điểm nêu trên được làm rõ
nội hàm của nó. Trước hết, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là, sẽ không có chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh nếu không xây
dựng được trong đó một nền văn hóa như thế. Và, “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hoàn toàn
không phải là hai tính chất, hai yêu cầu tách rời nhau hay đứng cạnh nhau, mà xuyên thấm vào
nhau để tạo nên phẩm chất chung của nền văn hóa đó.
4.
5. Những giá trị bền vững đó đã được hình thành, phát triển và định hình, trở thành cốt cách của
dân tộc Việt Nam, đồng thời, nó là một hệ thống mở, không phải là một thực thể nhất thành bất
biến, mà có sự bồi đắp trong lịch sử, trong thế động và trong sự tự biến đổi, có khả năng tự làm
giàu bản sắc dân tộc. Có nghĩa là bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn với mở rộng giao lưu quốc tế,
tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiên tiến của văn hóa thế giới, giữ gìn phải đi liền với
nhiệm vụ chống những gì đã lỗi thời, lạc hậu để gắn với phát huy và phát triển.

You might also like