You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


--------o0o---------

TIỂU LUẬN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020
Mục Lục

Lời cảm ơn
Lời mở đầu
Phần I: Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang........................................2
I. Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang....................................2
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang............................2
Phần II – Phân tích các biểu hiện về văn hóa doanh nghiệp theo các lý thuyết đã
học (chụp ảnh những biểu hiện văn hóa hữu hình, phân tích ý kiến cá nhân về các
biểu hiện văn hóa vô hình, kết luận về biểu hiện đặc trưng của doanh nghiệp)2
1. Môi trường làm việc có cấu trúc và được quản lý một cách chặt chẽ...............2
2. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền lực và địa vị..................................................2
3. Quá trình sản xuất, giao dịch đều được quản lý chặt chẽ..................................2
4. Một số biểu hiện hữu hình và vô hình biểu hiện như.........................................2
4.1. Biểu hiện hữu hình:......................................................................................2
4.2. Những biểu hiện vô hình..............................................................................2
Phần III – Đưa ra những đề xuất cá nhân của học viên về xây dựng hoặc thay đổi văn
hóa doanh nghiệp của công ty...................................................................................2

Lời Cảm Ơn

2
Trong học kỳ này em được học môn học Văn hóa doanh nghiệp do ThS. Nguyễn
Thùy Dung hướng dẫn trong 6 tuần học dù trong thời kỳ dịch bệnh Covid - 19 diễn biến
phức tạp, nhà trường yêu cầu học online xong cả cô và trò đều rất nghiêm túc chấp hành
việc dạy và học, vì vậy trong 6 tuần dù học online nhưng nhờ cô hướng dẫn và dạy học
tận tình nên em cũng nắm bắt được những kiến thức cần có của môn học. Qua môn học
này e nhận ra được một số lý thuyết quan trọng và thực tế cần phải áp dụng được và
thay đổi, em cảm ơn cô đã có những chia sẻ, đưa tâm huyết của bản thân truyền đạt tới
học viên một cách chân thành. Qua đó cá nhân em có thể mở rộng hơn được vốn hiểu
biết của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lời Mở Đầu

3
Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, sở hữu nhà nước hay tư nhân, trong nước hay có
vốn đầu tư nước ngoài, đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa cá nhân và các nhân,
giữa cá nhân và tập thể. Trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn,
là tập hợp những cá nhân khác về tình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận
thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa…Chính sự khác biệt này tạo ra một môi trường
đa dạng, phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Cùng với sự cạnh traanh
ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa buộc các doanh
nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi
phù hợp với thực tế. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có
thể có những mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục
đích riêng. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực
của con người, tác động tích cự hay tiêu cực đối với tất cả các yếu tố chủ quan. Những
giá trị, niềm tin mà mọi người làm việc trong doanh nghiệp cùng công nhận và tin tưởng
chính là văn hóa doanh nghiệp, có thể nói văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò then
chốt trong việc giải quyết tận gốc mọi vấn đề giữa cá nhân và cá nhân; giữa cá nhân và
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này
với doanh nghiệp khác, sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như:
Sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp, sự tin tưởng của nhân
viên vào người lãnh đạo và các chính sách của doanh nghiệp đó. Hơn nữa nền văn hóa
doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có thành
công hay không, bền vững hay không chính là nhờ vào nên văn hóa đặc trưng của mình.
Do đó có thể thấy văn hóa doanh nghiệp dù trong thời kỳ nào hay trong một tổ chức,
doanh nghiệp nào cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cần được xây dựng và phát
triển một cách tốt nhất để có thể mang lại lợi thế cho doanh nghiệp.

Phần I: Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang


I. Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

4
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất
nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và
chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang
1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng
năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế và Kế hoạch phân bổ dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính
sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:
a) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng,
việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị,
tổ chức sử dụng lao động;
b) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ
chức dịch vụ công chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

5
c) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế;
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã
hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội
huyện);
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối
chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy
định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ
đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định;
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở
khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, đánh giá việc
chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người
bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi người
tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế;
5. Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và tổng hợp nhu cầu
về danh mục, số lượng thuốc.
6. Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám,
chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định. Phối hợp với Sở Y tế theo dõi, giám sát
việc thực hiện mua sắm thuốc theo Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp tỉnh đối
với thuốc thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế.
7. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:

6
a) Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực
thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;
b) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh
tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn
tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra chuyên ngành đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa
bàn tỉnh hoặc khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo
quy định;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo
cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế theo quy định.
8. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng
dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác
pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất
lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO trong thực hiện nhiệm vụ.
9. Thực hiện số hóa hồ sơ giấy; quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính
và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
10. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cập nhật biến động tăng giảm dữ liệu hộ gia đình theo quy định.
11. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội
tỉnh.

7
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa
phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế,
để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
13. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa
bàn.
14. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế,
chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
15. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao
động, tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương
cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập
nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế
cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
17. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện Bảo hiểm xã hội huyện trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
18. Quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh. Khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin
theo phân cấp. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo quy
định.

8
Phần II – Phân tích các biểu hiện về văn hóa doanh nghiệp theo các lý thuyết đã
học (chụp ảnh những biểu hiện văn hóa hữu hình, phân tích ý kiến cá nhân về các biểu
hiện văn hóa vô hình, kết luận về biểu hiện đặc trưng của doanh nghiệp)
Theo các công cụ đo lường đã được học thì đơn vị em có mô hình văn hóa theo cấp
bậc dựa trên việc phân tích các biểu hiện qua những tiêu chí đo lường như sau:
1. Môi trường làm việc có cấu trúc và được quản lý một cách chặt chẽ
Tổ chức nhân sự được phân theo nhiệm vụ, chức năng, cấp bậc, nắm quyền và có
các tiêu chí quản lý từ trên xuống dưới. Mọi quyết định cuối cùng được đưa ra bởi cấp quản
lý cao nhất và ý kiến đóng góp của nhân viên chỉ để tham khảo, việc sắp xếp môi trường làm
việc từ thiết bị, đồ dùng, phong cách làm việc cũng do lãnh đạo quyết định, giờ giấc làm việc
bị gò bó và có nhiều quy tắc được đặt ra.
2. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền lực và địa vị
Người đứng đầu đơn vị tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh là Giám đốc, là người nắm
quyền lực và có địa vị trong tổ chức, có quyền chỉ đạo, điều hành mọi vấn đề trong đơn vị,
có quyền quyết định và điều chuyển nhân sự trong tỉnh. Quyền lực điều hành giảm dần theo
chức vụ, phía dưới Giám đốc là các Phó Giám đốc chỉ có quyền quyết định tại một mảng hay
phần việc người đó được phụ trách và chỉ được quyết định các vấn đề khác khi Giám đốc đi
vắng và ủy quyền lại cho người đó; dưới đo là các Trưởng phòng, Giám đốc huyện, Phó
Trưởng phòng, Phó Giám đốc huyện là những người phụ trách một bộ phận, phần hành công
việc và chỉ có quyền quyết định, điều hành trong bộ phận mình quản lý.
3. Quá trình sản xuất, giao dịch đều được quản lý chặt chẽ
Vì là đơn vị sự nghiệp nên việc giao tiếp với công dân và thực hiện các quy trình làm
việc một cách nghiêm ngặt theo các quy định, mỗi bộ phận đều có nhưng quy địng riêng
trong việc thực hiện công việc của mình; BHXH là cơ quan cấp, quản lý sổ Bảo hiểm xã hội
của người lao động và quyển sổ này có lưu giữ toàn bộ quá trình công tác trong cuộc đời của
một người và qua đó thể hiện rõ những chế độ cá nhân đó sẽ được hưởng, chính vì thế việc
"sản xuất", giao dịch phải được quản lý chặt chẽ và đúng quy định từ những khâu làm việc
nhỏ nhất.
4. Một số biểu hiện hữu hình và vô hình biểu hiện như

9
4.1. Biểu hiện hữu hình:
+ Nội quy, quy tắc đơn vị:

Bảng chuẩn mực, đạo đức cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Ngành BHXH
Bảng chuẩn mực cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Ngành được treo ngay
trước cửa ra vào cơ quan để ai cũng có thể nhìn thấy, nhớ rõ và thực hiện hàng ngày, đây là
nội quy mà ai cũng phải ghi nhớ và thực hiện.
+ Phong cách làm việc theo mô hình kín, theo từng phòng, theo từng chức năng, các
phòng các bộ phận có những chức năng riêng biệt;

Ban Giám đốc

Văn Phòng Tổ Phòng Kế hoạch Phòng Chế Phòng Công


Phòng chức cán bộ tài chính độ BHXH nghệ thông tin

10
Phòng Thanh Phòng Cấp Phòng Giám Phòng Truyền Phòng Quản lý
tra kiểm tra sổ, thẻ định BHYT thông và PTĐT thu

Sơ đồ phòng ban tại Bảo hiểm xã hôi tỉnh Hà Giang

+ Logo Ngành Bảo hiểm xã hội

Biểu trưng BHXH Việt Nam hình tròn, màu xanh lam thể hiện sự thanh bình, an sinh
xã hội mà BHXH Việt Nam lấy làm tôn chỉ mục đích phục vụ người lao động. Trên nền
xanh ấy là một hình tượng nghệ thuật đa nghĩa. Cây đại thụ với tán lá hình bông hoa như chở
che cho thân cây là hình tượng người lao động được cách điệu với chữ V - Việt Nam. Cây
đại thụ ấy sinh sôi, nảy nở trong sự trường tồn của sự nghiệp BHXH nhờ sự đóng góp dựng
xây của chính những người lao động. Bông hoa sen 05 cánh, vẻ đẹp bình dị, gần gũi của dân
tộc Việt Nam tượng trưng cho các chế độ mà BHXH Việt Nam thực hiện. Giữa bông hoa là
hình tượng người lao động vươn lên khỏe đẹp trong sự bảo đảm của các chính sách BHXH.
Dòng chữ “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” theo hình vòng cung phía dưới là vành đai pháp lý
của cơ quan quản lý và tổ chức các hoạt động của BHXH – cơ quan tin cậy nhất bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho người lao động trong cả nước.
+ Đồng phục Ngành: Màu của Ngành Bảo hiểm xã hội là màu xanh nước biển với áo
xanh quần đen, màu xanh lam thể hiện sự thanh bình, an sinh xã hội mà BHXH lấy làm tôn
chỉ mục đích phục vụ người lao động. Nó cũng thể hiện nền văn hóa tôn trọng người lao
động được xây dựng trong 25 năm, với mong ước an sinh cho xã hội, bảo vệ quyền lợi cho
người lao động.
4.2. Những biểu hiện vô hình.

11
Ngoài những biểu hiện hữu hình có thể nhìn rõ từ bên ngoài thì những biểu hiện vô
hình cũng được biểu hiện ở một số mặt sau:
+ Các giá trị riêng: Hiện nay, ngoài Bảo hiểm xã hội còn có rất nhiều loại hình bảo
hiểm thương mại khác mà người lao động có thể lựa chọn cho mình, tuy nhiên Bảo hiểm xã
hội mang bản sắc và giá trị riêng, mang tính an sinh xã hội, phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho
người lao động, không mang tính chất thương mại, kinh doanh như các loại hình bảo hiểm
khác, do vậy với người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội vẫn là sự lựa chọn hàng đầu
rồi mới đến các loại hình bảo hiểm khác.
+ Thái độ: Thái độ của nhân viên trong cơ quan thường là chấp nhận, không đòi hỏi,
không đưa ra quyết định, dưới cấp trưởng phòng là chuyên viên những người này thường chỉ
làm những gì được cấp trên chỉ đạo, thường những nhân viên lâu năm sẽ biết cách làm
những công việc theo ý cấp trên nhưng với những người mới vào ban đầu dù có những ý
kiến hay sáng kiến cũng không được coi trọng, thậm chí nếu không đúng theo ý cấp trên sẽ
bị đánh giá không tích cực, do đó sau một thời gian những người này sẽ trở nên trầm hơn và
chỉ làm theo những gì được lãnh đạo chỉ đạo. Ngoài mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo
thì mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên cũng có những quy định riêng, có một số nhóm
cá nhân có sở thích giống nhau sẽ tự tạo nhóm chơi với nhau và qua đó có thể trao đổi công
việc với nhau tốt hơn, một số nhóm có ngày sinh nhật cùng nhau lại lập ra một nhóm chơi
chung với nhau và có những quy định riêng khi tham gia nhóm chơi, hoặc trong một phòng
cũng có những nhóm được tạo ra nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc,… Chấp
nhận những gì yêu cầu phải làm, miễn cưỡng, hành động khi cần thiết là thái độ của nhân
viên với cấp trên nhưng những người lãnh đạo họ nhận thức được những việc cần làm và có
giá trị với tổ chức, tuy nhiên có những việc dù không thích làm, không muốn xử lý, hoặc
phải đưa ra nhưng quy tắc nghiêm ngặt để quản lý nhân viên, nhưng vì đó là công việc và là
trách nhiệm nên vẫn phải làm dù cho có không nhận được sự đồng thuần từ nhân viên của
mình.
+ Niềm tin: Niềm tin, ý thức, được định hình, tích cực, nhiệt tình, hăng hái, thường
xuyên và tự giác. Niềm tin bằng sự tin tưởng đó là một sự việc hay một hiện tượng, thái độ
cư xử của mỗi người, niềm tin trong kinh doanh cũng như vậy khi một ai đó tin bằng ý thức

12
được sẽ thành công thì sẽ dẫn đến cho người đó những hành động tích cực, nhiệt tình hăng
hái trong công việc hơn. Dưới một người lãnh đạo tích cực, dù khắt khe nhưng luôn hướng
đến những giá trị tốt nhất cho tổ chức thì những người cấp dưới cũng sẽ có niềm tin và thực
hiện công việc một cách hiệu quả hơn, dù không có quy định nào được đặt ra rằng nhân viên
phải tin vào lãnh đạo nhưng dưới sự chỉ đạo của một nhà lãnh đạo gương mẫu nhân viên sẽ
tự có niềm tin và soi vào bản thân mình mỗi ngày để làm được những điều xứng với người
lãnh đạo đó. Và trong cơ quan em có những phòng trưởng phòng rất được nhân viên coi
trọng và kính nể hiệu quả và chỉ tiêu công việc của phòng đó rất tốt nhưng ngược lại có
những trưởng phòng lại bị nhân viên nói không tốt sau lưng từ đó hiệu quả làm việc không
tốt, thành tích của phòng đó kém và ảnh hưởng đến kết quả chung của cả phòng lẫn thành
tích riêng của từng cá nhân. Có niềm tin ta mới có nghị lực để làm việc và hành động bởi
niềm tin là động lực của ý chí và dĩ nhiên niềm tin phải được đặt vào đúng chỗ, đúng đối
tượng thì mới phát huy được hiệu quả chứ không phải niềm tin vào những ảo vọng, sự hão
huyền thì sẽ làm cho con người trở nên ảo tưởng về sức mạnh và tri thức của bản thân từ đó
làm những việc không phù hợp, ảnh hưởng đến lợi ích chung của tổ chức.
+ Nguyên tắc, ý thức làm việc: Mỗi một cá nhân trong tổ chức đều có nguyên tắc
sống và làm việc của riêng mình cũng như mỗi cơ quan, đơn vị có nội quy, quy định riêng
của mình. Nguyên tắc hình thành từ thói quen, được cân bằng, kiểm soát từ đó trở thành nếp
sống của bản thân. Với những người có kỷ luật tốt họ luôn đi làm đúng giờ, chấp hành tốt
những nội quy đơn vị đưa ra và có những nguyên tắc khi làm việc. Luôn làm xong, hoàn
thành hết công việc trong ngày rồi mới ra về dù đã hết giờ làm việc, hoặc có thể đi làm tối để
hoàn thành công việc đó cho dù không được tăng thêm lương hay được trả tiền thêm giờ họ
vẫn vì công việc của mình và vì có ý thức về những việc mình làm hoặc muốn đóng góp
nhiều hơn cho đơn vị mà làm việc bất kể giờ giấc. Tuy nhiên ngược lại có những người đi
muộn, về sớm, công việc dù chưa hoàn thành nhưng vẫn để dở dang và kéo dài thời hạn
hoàn thành, nhất là những người phụ nữ có gia đình, luôn có cớ để đi muộn về sớm và
thường xuyên đẩy công việc của mình cho những người là đàn ông hoặc những người độc
thân chưa có gia đình hoàn thành công việc của họ và thường mặc nhiên họ nghĩ rằng những
người chưa có gia đình thường là những người rảnh rỗi, có nhiều thời gian nên công việc

13
phải làm nhiều hơn đó là những người ít ý thức trong tổ chức và thường bám tụ vào công
việc nhờ mối quan hệ.
+ Lịch sử phát triển và truyền thống: Lịch sử phát triển và truyền thống là những
biểu trưng về những giá trị, triết lý đã được chắt lọc trong quá trình hoạt động đã được các
thế hệ khác nhau của tổ chức xây dựng và giữu gìn sau 25 năm thành lập Ngành, được sử
dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì theo
đuổi. Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa đối với việc xây dựng các đặc
trưng văn hóa mới cho tổ chức thể hiện ở việc chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động
và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá
trình vận động và thay đổi văn hóa của tổ chức. Với truyền thống 25 năm xây dựng và phát
triển, một quá trình không quá lâu nhưng đủ dài để xây dựng nền văn hóa theo mô hình nhà
nước do vậy để thay đổi văn hóa trong đơn vị là không dễ dàng và càng khó hơn đối với một
đơn vị nhà nước ở tỉnh lẻ, không phát triển như đơn vị em công tác. Và thường thì những
người có ý thức và muốn trở nên sáng tạo hơn, đổi mới phương thức làm việc hơn thường sẽ
không có đủ tự tin, ý chí và thường phải từ bỏ vì bị cuốn theo nền văn hóa truyền thống.
Ngay cả bản thân em lúc mới được tuyển dụng nghĩ rằng bản thân phải làm việc hết mình,
phải luôn có sự sáng tạo và đạt được những thành tích trong công việc nhưng khi vào làm
cho đến bây giờ là được 5 năm thì tự bản thân cảm thấy mình trở nên ỉ lại, không sáng tạo
trong công việc và tự bản thận theo nếp văn hóa cửa cơ quan mà khó thay đổi.

Phần III – Đưa ra những đề xuất cá nhân của học viên về xây dựng hoặc thay
đổi văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Là một cơ quan nhà nước, nền văn hóa được xây dựng với lịch sử 25 năm hình thành
và phát triển, do đó việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong đơn vị là không dể dàng nhất
là khi cơ quan nhà nước lại đặt ở một tỉnh miền núi, nơi còn nhiều khó khăn và kém phát
triển cả về nhận thức con người và nhận thức xã hội thì lại càng là một vấn đề khó hơn. Tuy
nhiên hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, việc thay đổi để hội nhập theo xu hướng phát
triển của đất nước và xã hội hiện đại hóa công nghiệp hóa do đó cũng đòi hỏi sự thay đổi
trong các cơ quan nhà nước. Có thể nhận thấy rõ từ trước tới nay cơ quan nhà nước thường

14
được coi là rất hách dịch, cửa quyền, hạch sách, thủ tục hành chính rườm rà, tuy nhiên cho
đến nay đã có sự thay đổi, cán bộ nhà nước không còn hách dịch, việc cắt giảm các thủ túc
hành chính cũng được cắt giảm để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên để thay
đổi được cả một nền văn hóa lâu đời trong một cơ quan đơn vị nhà nước cần rất nhiều nỗ lực
của các cá nhân, nhất là người đứng đầu đơn vị và phải là một quá trình dài thì mới có thể
thay đổi được cả một nền văn hóa. Để thay đổi văn hóa doanh nghiệp mỗi cá nhân trong tổ
chức cần phải:
+ Thay đổi nhận thức, văn hóa của bản thân, thay đổi từ những cá nhân nhỏ để có thể
thay đổi cả một tập thể lớn, mỗi cá nhân cần tự nhận thức được việc nghiêm chỉnh chấp hành
nội quy đơn vị từ việc đi làm đúng giờ, về đúng giờ và tự bản thân hoàn thành các công việc
được giao, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
+ Tự bản thân phải luôn không ngừng học hỏi, sáng tạo đưa ra những sáng kiến hay
trong công việc để từ đó lan tỏa sự tích cực cho mọi người xung quanh. Khi có nhiều sáng
kiến được áp dụng vào thực tế và có hiệu quả thì cấp trên mới có thể thấy rõ và nhận ra được
sự hữu ích của sự sáng tạo trong tổ chức để từ đó có các phong trào thi đua, những cuộc thi
sáng kiến đổi mới tư duy rồi dần có một văn hóa sáng tạo trong mỗi đơn vị nhỏ rồi đến tổ
chức lớn.
+ Thay đổi chế độ, đề xuất khen thưởng đối với những cá nhân có đóng góp và hoàn
thành xuất sắc công việ được giao, từ đó tạo ra sự cạnh tranh trong công việc, môi trường
cạnh tranh sẽ giúp cho bản thân mỗi cá nhân sẽ tự mình cố gắng không để bị tụt lùi và so
sánh với người khác, làm việc và thể hiện năng lực của bản thân để chứng minh được năng
lực cho lãnh đạo thấy…
+ Quan trọng nhất trong việc thay đổi vă hóa doanh nghiệp là sự ủng hộ của mọi
thành viên và cách thức thay đổi, định hướng của người đứng đầu. Lãnh đạo phải là người đi
đầu trong việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Các nhân
viên thì cần phải hiểu rõ những gì được mong đợi từ họ và phải biết cách thể hiện những
hành vi mới trong thực tế. Xây dựng những tuyên bố về giá trị niềm tin, có thể tổ chức các
nhóm thảo luận nhỏ theo từng phòng ban để truyền tải sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của
tổ chức thành lời nói và giải thích những tác động của mỗi nhân viên đối với từng công việc.

15
Giao tiếp hiệu quả, mọi sự thay đổi mà lãnh đạo muốn phải được thông báo đến từng nhân
viên, nhằm tạo dựng niềm tin và bảo đảm sự cam kết gắn bó của họ đối với tổ chức và lãnh
đạo cần phải thể hiện được sự mong đợi của họ từ phía nhân viên của mình.
Kết luận: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong mỗi tổ chức cả nhà
nước và tư nhân, và việc xây dựng, thay đổi văn hóa là một quá trình khó khăn và cần sự nỗ
lực của mỗi cá nhân trong tổ chức đó. Để góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong tổ
chức thì cá nhân em cần phải thay đổi cả về mặt nhận thức lẫn tầm nhìn, bản thân mình trước
hết phải có ý thức tự thay đổi thì mới có thể góp phần thay đổi trong tổ chức lớn.

16

You might also like