You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN


QUẢN TRỊ KINH DOANH BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM


GIAI ĐOẠN 2016-2020”

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thành Vinh


Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Thu
Mã sinh viên : 11203814
Lớp tín chỉ : Quản trị kinh doanh
bảo hiểm(121)_01

HÀ NỘI-2021
Mục lục
Lời nói đầu .......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT
NAM .................................................................................................................................3
1.1.Khái niệm về thị trường bảo hiểm ...........................................................................3
1.2.Các giai đoạn phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. ..................................4
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 ........................................................................................6
2.1.Đánh giá khái quát kết quả đạt được của thị trường bảo hiểm Việt Nam 2016 ......6
2.2.Đánh giá khái quát kết quả của thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017 .............7
2.3. Đánh giá khái quát thị trường bảo hiểm năm 2018. ...............................................9
2.4. Đánh giá thị trường bảo hiểm Việt Nam 2019 .....................................................10
2.5.Đánh giá thị trường bảo hiểm năm 2020. ..............................................................17
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
VIỆT NAM.....................................................................................................................22
2.1.Phân tích mô hình SWOT ......................................................................................22
2.2. Các nhóm giải pháp. .............................................................................................24
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................26
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI ...........................................................................................26
4.1.Phương hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2025. .....................26
4.2.Một số chí tiêu cụ thể phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2025. ..27
KẾT LUẬN ....................................................................................................................28
Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi đất nước mở cửa, đặc biệt sau nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của chính
phủ về kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc.
Thị trường bảo hiểm từ thế độc quyền chuyển sang cạnh tranh , rất nhiều yếu tố mới phát
sinh. Từ một doanh nghiệp độc quyền kinh doanh trên thị trường, đến nay đã đa dạng hóa
thành phần sở hữu doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt
động kinh doanh đa dạng, phong phú. Thị trường bảo hiểm năng động và có tốc độ tăng
trưởng cao. Mặc dù có nhiều chuyển biến sâu sắc song thị trường bảo hiểm Việt Nam
đang phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức vô cùng lớn. Đứng trước yêu cầu hội nhập,
việc nghiên cứu đánh giá môi trường bảo hiểm và tìm ra giải pháp, định hướng cho sự
phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam là hết sức quan trọng và có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn hiện nay. Và đó là lý do em chọn đề tài nghiên cứu : “ Thị trường bảo hiểm
Việt Nam”.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam,
phân tích cơ hội và thách thức thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập
qua đó tìm những giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội
nhập.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: Thị trường bảo hiểm Việt Nam
*Phạm vi nghiên cứu : Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước và sau nghị định 100/CP
của chính phủ, đặc biệt đi sâu nghiêm cứu diễn biến thị trường bảo hiểm Việt Nam những
năm gần đây.
4.Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đề tài sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu như : phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,… để thực hiện
mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
1.1.Khái niệm về thị trường bảo hiểm
Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm
về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra,
với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra hoạt động mua và bán các sản phẩm bảo hiểm.
Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm bảo hiểm không tồn tại hữu
hình, không có kiểu dáng, kích thước, trọng lượng… Sản phẩm bảo hiểm và loại sản
phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại tài sản vô hình và là loại sản phẩm không được bảo hộ bản
quyền, là loại sản phẩm mà người mua không muốn nó xảy đến với mình để được thực
hiện quyền đòi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Người mua sản phẩm bảo hiểm chỉ với
mục đích đề phòng khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt
tài chính, ổn định được quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt xã hội.
Tham gia vào thị trường bảo hiểm bao gồm người mua ( khách hàng), người bán ( các
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) và các tổ chức trung gian ( người môi giới bảo hiểm).
1.2.Các giai đoạn phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm
thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành
bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và
quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của mình đối với nền kinh tế.
Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình phát triển của ngành bảo hiểm
Việt Nam từ những ngày đầu đến nay.
1.2.1.Trước năm 1986
Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từ thời
thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động
kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền.
* Ở miền Nam trước năm 1975, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước đã triển khai
các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo
hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động… Các công ty hoạt
động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường
miền Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước thường được thành lập dưới dạng Hội vô
danh và Hội tương hỗ. Các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công
ty chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung gian
bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm
trên phạm vi toàn miền Nam. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh
tranh lành mạnh, các công ty bảo hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp
tác. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ Tài
chính. Các văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài ra,
Hội đồng tư vấn bảo hiểm quốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng.
* Ở miền Bắc trước năm 1975, hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra
đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, ngày
17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm Việt
Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động.
Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam.
Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh,
hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở
ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao.
* Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cũng như tất cả các ngành kinh tế khác,
các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hoá. Công ty Bảo hiểm
và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của các công ty
cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo
hiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm
1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành
chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo
Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch
toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức
năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến
hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc
quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực
hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Có thể nói,
thời gian này, hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển.
1.2.2. Từ năm 1986 đến nay
Năm 1986 đánh dấu một bước ngoạt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta.
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra
chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo
các quy định của pháp luật. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên
doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài… sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với
quá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta.Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành
bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của
các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc
dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo
Minh, VINARE, PVI, PJICO… và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,…
Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn
70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi
động.Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạo
điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càng
quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và
giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia
bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí
cạnh tranh nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng,
chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có vậy, để nâng cao tính
cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm
Việt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển.
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2020
* Trong giai đoạn 2016-2020, do năm 2019 và 2020 thị trường bảo hiểm Việt Nam
đầy biến động bởi tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên em xin phân
tích kĩ thị trường bảo hiểm 2 năm này để thấy được sự thay đổi rõ nét của thị trường
này và chỉ khái quát qua về kết quả đạt được năm 2016-2018.

2.1.Đánh giá khái quát kết quả đạt được của thị trường bảo hiểm Việt Nam 2016
Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ đã thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh.... Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm đã duy trì được đà tăng trưởng; các
cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2016, có 63
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao
gồm 25 công ty TNHH 1 thành viên, 10 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 27 công ty
cổ phần và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.
Năm 2016, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng
GDP, doanh thu toàn ngành đạt 103.206 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2015, trong đó
doanh thu phí bảo hiểm đạt 87.361 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 15.845 tỷ
đồng.
Bảo hiểm phi nhân thọ: Năm 2016, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 36.864
tỷ đồng, tăng 15,59% so với năm 2015. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập
trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu gồm: Bảo Việt (17,81%), PVI (17,71%), Bảo Minh
(8,41%), PTI (8,40%), Pjico (6,74%). 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm 40,93% thị phần doanh thu phí.

Năm 2016, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,71%), tiếp đến
là bảo hiểm sức khỏe (26,24%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (16,43%), bảo hiểm cháy
nổ (6,62%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (6,41%); bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
(6,02%); bảo hiểm trách nhiệm chung (2,23%), bảo hiểm hàng không (2,09%). Một số
nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,61%),
bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (0,46%), bảo hiểm nông nghiệp (0,12%), bảo hiểm
bảo lãnh (0,07%).
Bảo hiểm nhân thọ:

Cụ thể năm 2016 Doanh thu bảo hiểm của Prudential đạt 13.532 tỷ đồng, tăng trưởng
22% so với 2015, trong khi đó Bảo Việt life đạt 13.456 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với
2015 và chỉ còn kém Prudential 76 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy, nếu không nỗ lực
phát triển kinh doanh trong năm 2017, Prudential sớm muộn cũng mất ngôi vương trong
thị trường bảo hiểm nhân thọ vào tay Bảo Việt Life.
2.2.Đánh giá khái quát kết quả của thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017
Tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm đạt 131.990 tỷ đồng, tương đương 2,64%
GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng (tăng 21,20% so với năm
2016). Tổng tài sản: ước đạt 302.935 tỷ đồng (tăng 23,44% so với năm 2016), trong đó
các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ ước đạt 73.585 tỷ đồng, các DNBH
nhân thọ ước đạt 229.350 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: ước đạt 190.930 tỷ đồng (tăng 24,61% so với năm
2016), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 23.020 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ
ước đạt 167.910 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: ước đạt 63.584 tỷ đồng (tăng 18,67% so với năm 2016),
trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 25.314 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt
38.270 tỷ đồng.
Chi trả quyền lợi bảo hiểm: ước đạt 29.423 tỷ đồng (tăng 14,92% so với năm 2016),
trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 14.951 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt
14.472 tỷ đồng.
Đầu tư trở lại nền kinh tế: ước đạt 247.801 tỷ đồng (tăng 26,74% so với năm 2016),
trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 38.841 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ ước đạt
208.960 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ duy trì mức tăng trưởng ổn định; công tác quản trị
doanh nghiệp được cải thiện, giảm tình trạng nợ đọng phí bảo hiểm.
Doanh thu ước đạt 40.561 tỷ đồng, tăng trưởng 10,61%. Dẫn đầu doanh thu khai thác
(ước đạt) là Bảo Việt 8.050 tỷ đồng, PVI 6.777 tỷ đồng, Bảo Minh 3.261 tỷ đồng, PTI
3.206 tỷ đồng, PJICO 2.611 tỷ đồng (5 doanh nghiệp top đầu chiếm khoảng 58% thị phần,
các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại chiếm 42%).
Bảo hiểm xe cơ giới ước doanh thu đạt 13.234 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 32% trong tổng
doanh thu toàn thị trường, tăng trưởng 9%. Bảo hiểm sức khỏe doanh thu ước đạt 12.018
tỉ đồng chiếm tỉ trọng 29%, tăng trưởng 25%. Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu ước
đạt 5.728 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 14%, tăng trưởng 3.4%. Bảo hiểm cháy nổ doanh thu
ước đạt 3.558 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 8%, tăng trưởng 23%. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
doanh thu ước đạt 2.495 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 6%, tăng trưởng 13%. Bảo hiểm thân tàu
và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 1.982 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 5%, tăng trưởng
giảm 15%.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. tổng doanh thu ước
đạt 65.050 tỷ đồng, tăng trưởng 28,9%.

Dẫn đầu là Bảo Việt nhân thọ 17.455 tỷ đồng( chiếm 21,8%) , Prudential 16.212 tỷ
đồng( chiếm 19,7%), Manulife 8.126 tỷ đồng ( chiếm 13,9%), Dai-ichi 8.052 tỷ đồng(
chiếm 13,4%) , AIA 6.295 tỷ đồng chiếm 10,6% (5 doanh nghiệp top đầu chiếm khoảng
83% thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại chiếm 17%). Tổng số hợp đồng bảo
hiểm sản phẩm chính có hiệu lực đến cuối kỳ là 7.234.536 hợp đồng, tăng 13%, dẫn đầu
là Bảo Việt nhân thọ 2.064.737 hợp đồng, Prudential 1.842.425 hợp đồng, Manulife
805.268 hợp đồng, Dai-ichi 691.552 hợp đồng, AIA 633.717 hợp đồng.
Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ có mặt cuối kỳ là 576.8338 đại lý, tăng 20%, dẫn
đầu là Prudential 193.421 đại lý, Bảo Việt 170.273 đại lý, Dai-ichi 75.374 đại lý, AIA
36.723 đại lý, Manulife 26.867 đại lý.

2.3. Đánh giá khái quát thị trường bảo hiểm năm 2018.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2018 ước đạt 133.654 tỷ đồng, tăng 23,97% so với
năm 2017, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.694 tỷ đồng, các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 87.960 tỷ đồng.
*Những kết quả ấn tượng
Khép lại năm 2018, thị trường bảo hiểm có sự tăng trưởng cả về quy mô và và chất
lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân;
thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có
30 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 2 DN tái bảo hiểm
và 14 DN môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản của các DNBH năm 2018 ước đạt 384.176 tỷ đồng, tăng 21,05% so với
năm 2017. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 319.610 tỷ đồng, tăng 29,53%
so với năm 2017. Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 241.225 tỷ đồng, tăng 27,75% so với
năm 2017. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 76.531 tỷ đồng, tăng 17,24% so với năm
2017. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 133.654 tỷ đồng, tăng 23,97% so với năm
2017. Đây là năm thứ 5 thị trường bảo hiểm đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 20%,
hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Đáng chú ý, năm 2018, toàn ngành Bảo hiểm đã thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm
khoảng 36.415 tỷ đồng; trong đó, các DNBH phi nhân thọ chi trả khoảng 17.765 tỷ đồng,
các DNBH nhân thọ chi trả khoảng 18.650 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi
giới năm 2018 ước đạt 9.654 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2017.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: 4 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí BH gốc ước
đạt 14.519 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Theo đó, dẫn đầu thị trường về doanh thu
phí BH gốc là Bảo hiểm Bảo Việt, với doanh thu ước đạt 3.093 tỷ đồng, tăng 27,4%,
chiếm thị phần 21,3%. Vị trí thứ 2 thuộc về Bảo hiểm PVI với doanh thu 2.360 tỷ đồng,
tăng 7,5%, chiếm thị phần 16,26%; tiếp theo là PTI (1.249 tỷ đồng, tăng 26%, chiếm thị
phần 8,6%), Bảo Minh (1.168 tỷ đồng, tăng 10%, chiếm thị phần 8,04%), PJICO (832 tỷ
đồng, tăng 7,1%, chiếm thị phần 5,73%).

Thị trường bảo hiểm nhân thọ :


Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 22.622 tỷ đồng, tăng 32,5%.Ở lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ, ngoài Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường với
22,12% thị phần, 4 vị trí phía sau có sự hoán đổi như: Dai-ichi vượt qua Prudential vươn
lên đứng thứ 2 với 15,59% thị phần (cuối năm 2017, Prudential đứng thứ 2); Prudential
lùi về thứ 3 với 15,25% thị phần, tiếp theo là Manulife tụt xuống thứ 4 với 14,34% thị
phần; đứng thứ 5 là AIA với 10,51% thị phần.
Con số tăng trưởng này phản ánh những nỗ lực không ngừng của các DN, trong đó có
cả sự cạnh tranh khốc liệt. Cơ hội không chỉ dành cho các DN lớn, mà những DN đến
sau đang có sự bứt phá và rượt đuổi liên tục.

2.4. Đánh giá thị trường bảo hiểm Việt Nam 2019

Năm 2019, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng
trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 185.214 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm
đạt 160.009 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 25.205 tỷ đồng.

2.4.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 53.369 tỷ đồng, tăng 13,62% so
với năm 2018. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp
hàng đầu gồm: Bảo Việt (19,29%), PVI (13,67%), PTI (10,67%), Bảo Minh (7,26%),
Pjico (5,75%). 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước
ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm 43,36% thị phần doanh thu phí.
2.4.1.1. Cơ cấu doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp
vụ .
- Về tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ bảo hiểm:
Năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm gốc của phần lớn các nghiệp vụ đều tăng so với
năm 2018, trong đó có một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao là: Bảo hiểm cháy, nổ
tăng 29,20%; Bảo hiểm hàng không tăng 27,89%; Bảo hiểm sức khỏe tăng 20,01%; Bảo
hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 19,13%; Bảo hiểm xe cơ giới tăng 12,51%; Bảo
hiểm nông nghiệp tăng 6,09%; Bảo hiểm trách nhiệm tăng 4,98%; Bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm thiệt hại tăng 1,96%; Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu tăng 0,33%. Tuy
nhiên, nghiệp vụ Bảo hiểm bảo lãnh giảm 35,79%; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh giảm
13,35%; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giảm 2,45%.
Năm 2019, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,53%), tiếp đến
là bảo hiểm xe cơ giới (30,56%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (11,74%), bảo hiểm cháy
nổ (10,95%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (4,74%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ
tàu (3,98%); bảo hiểm trách nhiệm (2,04%), bảo hiểm hàng không (1,66%), bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính (1,25%). Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như
bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,40%), bảo hiểm nông nghiệp (0,09%), bảo hiểm bảo
lãnh (0,05%).
2.4.1.2. Bồi thường bảo hiểm
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc năm 2019 là 20.793 tỷ đồng, trong đó số tiền
bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại là 13.916 tỷ đồng, góp phần đề phòng,
khắc phục và hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, giảm nhẹ gánh nặng
cho ngân sách nhà nước.

2.4.1.3. Dự phòng nghiệp vụ


Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ năm 2019 tăng 12,66% so với năm
2018, từ 21.455 tỷ đồng lên 24.172 tỷ đồng.

2..4.2.Thị trường bảo hiểm nhân thọ.


2.4.2.1. Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới
Trong năm 2019, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính
đạt 2.716.671 hợp đồng, tăng 20,84% so với năm 2018. Trong đó, số lượng hợp đồng bảo
hiểm cá nhân đạt 2.716.334 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 337 hợp
đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 108.322 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm
chính đạt 30.722 tỷ đồng, tăng 15,13% so với năm 2018. Tổng số tiền bảo hiểm tương
ứng đạt 1.054.655 tỷ đồng. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân
chính khai thác mới trong năm 2019 đạt 382,2 triệu đồng/hợp đồng. Số tiền bảo hiểm của
hợp đồng nhóm chính bình quân đạt 48,5 tỷ đồng/hợp đồng, tương ứng với 151 triệu
đồng/thành viên.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 34.453 tỷ đồng, tăng
16,36% so với năm 2018. Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới của hợp đồng bảo hiểm
chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 89,17% và 10,83% tổng phí khai thác
mới toàn thị trường. Về hợp đồng bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư
chiếm tỷ trọng lớn nhất: 73,52% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp theo là
nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 11,77%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ
chiếm 2,58%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,31% tổng phí khai
thác mới toàn thị trường

Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu
tư dẫn đầu chiếm 89,78% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo
hiểm tử kỳ chiếm 5,49%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 3,73%, số
tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,0 % số tiền bảo hiểm toàn thị trường.
Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư
dẫn đầu chiếm 89,78% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
tử kỳ chiếm 5,49%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 3,73%, số tiền
bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,0 % số tiền bảo hiểm toàn thị trường.
Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ trợ),
Manulife chiếm 17,73%; Bảo Việt nhân thọ chiếm 16,49%; Prudential chiếm 15,78%;
Daiichi chiếm 13,58%; AIA chiếm 11,34%; MB Ageas chiếm 4,7%; Chubb chiếm
3,41%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần 16,97%.

2.4.2.2. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực
Trong năm 2019, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt
10.274.339 hợp đồng, tăng 18,4% so với năm 2018. Trong đó, số lượng hợp đồng bảo
hiểm cá nhân đạt 10.273.897 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 442 hợp
đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 242.315 người).
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là 106.640 tỷ
đồng, tăng 23,75% so với năm 2018. Trong đó, tổng doanh thu phí của sản phẩm bảo
hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 89,81% và 10,19% tổng doanh
thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm
tỷ trọng lớn nhất: 56,85% tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 30,57%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,18%; tổng
doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,21% tổng doanh thu phí
bảo hiểm toàn thị trường

Năm 2019, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực như sau: Bảo Việt nhân thọ (23,87%), Prudential (20,82%), Manulife (14,14%), Dai-
ichi (12,24%), AIA (10,73%), Chubb (3,31%), Hanwha (2,67%), Generali (2,51%).Các
doanh nghiệp còn lại chiếm 9,71% thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp
đồng bảo hiểm có hiệu lực
2.4.2.3. Tình hình trả tiền bảo hiểm
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2019 cho các sản phẩm
bảo hiểm là 22.854 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 8.097 tỷ đồng, trả
giá trị hoàn lại là 6.474 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 8.283 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm
tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.

2.4.2.4. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ


Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng được tăng lên nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2019, tổng dự phòng nghiệp
vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 267.564 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm
2018.
2.4.3.Hoạt động tái bảo hiểm
Năm 2019, tổng phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm đạt 140.657 tỷ đồng
(tăng 20,87% so với năm 2018). Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 36.293 tỷ
đồng (chiếm 68% phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 104.364
tỷ đồng (chiếm 97,87% phí bảo hiểm gốc nhân thọ). Hoạt động tái bảo hiểm được thực
hiện chủ yếu đối với hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ với tỷ trọng là 88,24% tổng số phí
tái.
2.4.4. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội. Năm 2019, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm tích luỹ đầu tư
trở lại nền kinh tế là 378.408 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2018. Hoạt động đầu tư
của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn, hiệu quả và thanh khoản. Danh mục đầu tư đa
dạng gồm góp vốn thành lập doanh nghiệp khác, cho vay, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu,
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Năm 2019, tỷ trọng danh mục đầu tư như sau: tiền gửi
tại các tổ chức tín dụng chiếm 39,84%; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được chính phủ
bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương chiếm 44,43%, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
và trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh chiếm 7,69%.
2.4.5.Trung gian bảo hiểm
Năm 2019, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm (bao gồm cả môi giới
bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm) đạt 8.309 tỷ đồng (giảm 16% so với năm 2018).
Trong đó môi giới bảo hiểm gốc đạt 6.047 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72,8% (tăng 20,06%
so với năm 2018), môi giới tái bảo hiểm đạt 2.263 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27,2% (giảm
53,4% so với năm 2018). Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới (cả môi giới bảo hiểm
gốc và môi giới tái bảo hiểm) chiếm 17,7% trong tổng phí bảo hiểm gốc lĩnh vực phi
nhân thọ. Tính riêng tỷ lệ phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới so với tổng phí bảo hiểm
gốc lĩnh vực phi nhân thọ đạt 12,8%
Tổng đại lý bảo hiểm năm 2019 đạt 1.026.224 đại lý, tăng 14,25% so với năm 2018.
Trong đó, đại lý bảo hiểm nhân thọ là 866.769 người, tăng 13,81% so với năm 2018. Đại
lý bảo hiểm phi nhân thọ là 159.455 người, tăng 16,70% so với năm 2018.

2.5.Đánh giá thị trường bảo hiểm năm 2020.

Thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến
chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (CAGR ~3,3%) bị đứt gãy.
Ước tính, quy mô thị trường bảo hiểm toàn cầu hết năm 2020 đạt 6.1 ngàn tỷ USD giảm
2,8% so với năm 2019. Tuy nhiên đà giảm này chủ yếu đến từ bảo hiểm Nhân thọ với
mức giảm khoảng 6,0% so với năm 2019.
Thế nhưng tại Việt Nam điều đáng ngạc nhiên là ngành Bảo hiểm lại có mức tăng
trưởng “trong mơ” trong khi nhiều ngành khác đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực
từ dịch Covid-19… Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm
năm 2020 ước đạt 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu phí bảo
hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%).
2.5.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Năm 2020, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 56.669 tỷ đồng, tăng 6,19% so
với năm 2019. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp
hàng đầu gồm: Bảo Việt (17,10%), PVI (13,06%), PTI (10,52%), Bảo Minh (7,58%),
Pjico (6,19%). 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước
ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm 45,55% thị phần doanh thu phí.

2.5.1.1.Cơ cấu doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp
vụ
- Về tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ bảo hiểm: Năm 2020, doanh thu phí bảo
hiểm gốc của phần lớn các nghiệp vụ đều tăng so với năm 2019, trong đó có một số
nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao là: Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 26,49%;
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tăng 16,68%; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh tăng
14,61%; Bảo hiểm cháy, nổ tăng 9,97%; Bảo hiểm bảo lãnh tăng 9,01%; Bảo hiểm xe cơ
giới tăng 6,26%; Bảo hiểm sức khỏe tăng 5,08%; Bảo hiểm trách nhiệm tăng 1,77%. Tuy
nhiên, nghiệp vụ Bảo hiểm hàng không giảm 13,17%; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
giảm 10,52%; Bảo hiểm nông nghiệp giảm 8,3%; Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu
giảm 3,35%.

Năm 2020, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,24%), tiếp đến
là bảo hiểm xe cơ giới (30,53%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (12,89%), bảo hiểm cháy
nổ (11,34%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (3,99%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ
tàu (3,62%); bảo hiểm trách nhiệm (1,94%), bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (1,51%),
bảo hiểm hàng không (1,36%). Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như
bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,43%), bảo hiểm nông nghiệp (0,08%), bảo hiểm bảo
lãnh (0,06%).
2.5.1.2. Bồi thường bảo hiểm
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc năm 2020 là 20.709 tỷ đồng, trong đó số tiền
bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại là 13.292 tỷ đồng, góp phần đề phòng,
khắc phục và hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, giảm nhẹ gánh nặng
cho ngân sách nhà nước.

2.5.1.3. Dự phòng nghiệp vụ


Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 tăng 12,81% so với năm
2019, từ 24.149 tỷ đồng lên 27.243 tỷ đồng

2.5.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ


2.5.2.1. Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới
Trong năm 2020, Manulife chiếm 19,71%; Bảo Việt nhân thọ chiếm 15,09%;
Prudential chiếm 14,06%; Daiichi chiếm 12,53%; AIA chiếm 10,58%; MB Ageas chiếm
4,9%; Generali chiếm 4,83%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần
18,29%.
2.5.2.2. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là 129.291 tỷ
đồng, tăng 21,04% so với năm 2019. Trong đó, tổng doanh thu phí của sản phẩm bảo
hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 90,76% và 9,24% tổng doanh
thu phí bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm
tỷ trọng lớn nhất: 63,02% tổng doanh thu phí bảo hiểm; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm
hỗn hợp chiếm 25,71%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,01%; tổng
doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,03% tổng doanh thu phí
bảo hiểm toàn thị trường
2.5.2.3. Tình hình trả tiền bảo hiểm
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2020 cho các sản phẩm
bảo hiểm là 28.059 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 10.515 tỷ đồng, trả
giá trị hoàn lại là 9.740 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 7.803 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm
tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.
2.5.2.4. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng được tăng lên nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2020, tổng dự phòng nghiệp
vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 337.550 tỷ đồng, tăng 26,16% so với
năm 2019.
2.5.3. Hoạt động tái bảo hiểm
Năm 2020, tổng phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm đạt 164.341 tỷ đồng
(tăng 16,69% so với năm 2019). Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 38.073 tỷ
đồng (chiếm 67,18% phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt
126.269 tỷ đồng (chiếm 97,66% phí bảo hiểm gốc nhân thọ). Hoạt động tái bảo hiểm
được thực hiện chủ yếu đối với hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ với tỷ trọng là 86,02%
tổng số phí tái.
2.5.4. Trung gian bảo hiểm
Năm 2020, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm đạt 897 tỷ đồng, tăng 10,37% so với năm 2019. Trong đó hoa hồng môi giới bảo
hiểm gốc đạt 670 tỷ đồng (tăng 7,03% so với năm 2019), hoa hồng môi giới tái bảo hiểm
đạt 149 tỷ đồng (tăng 23,49% so với năm 2019), tổng doanh thu phí dịch vụ đạt 77 tỷ
đồng (tăng 18,05% so với năm 2019). Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm trên phí bảo
hiểm thu xếp bình quân là 8,1%, trong đó tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc bình quân
là 9,72%, tỷ lệ hoa hồng môi giới tái bảo hiểm bình quân là 3,58%.
Tổng đại lý bảo hiểm năm 2020 đạt 1.066.835 đại lý, tăng 3,10% so với năm 2019.
Trong đó, đại lý bảo hiểm nhân thọ là 895.438 người, tăng 2,87% so với năm 2019. Đại
lý bảo hiểm phi nhân thọ là 171.397 người, tăng 4,28% so với năm 2019.
*Khái quát chung về kết quả đạt được gia đoạn 2016-2020
Ưu điểm:
- Doanh thu bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng trung bình
5 năm từ 2016 đến 2020 ở mức khoảng 22%, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng
trung bình 13%, bảo hiểm nhân thọ tăng trung bình 28%. Năm 2016, doanh thu phí bảo
hiểm đạt 70.252 tỷ đồng (bảo hiểm phi nhân thọ đạt 32.142 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ
đạt 38.110 tỷ đồng) thì đến năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng hơn gấp đôi
(tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2019 đạt 159.761 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo
hiểm phi nhân thọ đạt 52.842 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đạt 106.919 tỷ đồng).
- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng vững mạnh. Năm 2016,
tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm là 202.558 tỷ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ
119.540 tỷ đồng; đến năm 2019 tổng tài sản đạt 454.379 tỷ đồng, tổng dự phòng nghiệp
vụ là 285.965 tỷ đồng.
-Ngành bảo hiểm thực sự đã trở thành tấm lá chắn kinh tế cho nền kinh tế - xã hội, có
vai trò rất quan trọng giúp ổn định kinh tế - xã hội. Điều này được minh chứng qua con
số hàng chục nghìn tỷ đồng hàng năm mà ngành bảo hiểm chi trả tiền bồi thường và
quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân
sách nhà nước.
-Ngành bảo hiểm đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài, các dự án được tài trợ của nước ngoài góp phần thu hút vốn FDI và ODA.
Ngoài ra, ngành bảo hiểm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại nền kinh tế.
Năm 2016, ngành bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 160.466 tỷ đồng và con số này tăng
lên 376.555 tỷ đồng vào năm 2019, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1 triệu người lao
động (bao gồm cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm).

=> Bằng những phản ứng linh hoạt và kịp thời, ngành bảo hiểm được coi như tấm
lá chắn tài chính an toàn trước những rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế, sinh kế của người dân. Con
số minh chứng là trong năm 2020, ngành bảo hiểm đã giải quyết tốt quyền lợi bảo
hiểm cho khách hàng, tổng chi phí đạt 48.223 tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2019).
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm
-Những hình thức cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trên thị trường được liệt
kê ra như: hạ phí, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm không tính đến hiệu quả kinh
doanh. Có cả chuyện doanh nghiệp cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính để các
doanh nghiệp khác không được tiếp cận khai thác dịch vụ, từ đó phí khai thác dịch vụ
bảo hiểm chủ yếu tập trung vào một doanh nghiệp trong một ngành một lĩnh vực.
-Năm 2018, việc lãi suất trái phiếu chính phủ giảm xuống mức thấp hơn dự kiến trong
thời gian qua, kéo theo sự sụt giảm mạnh của lãi suất chiết khấu áp dụng để tính dự phòng
kỹ thuật. Cùng với đó, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhiều DNBH nhân thọ đã phải
trích lập dự phòng lớn trong năm qua. Cụ thể, tổng dự phòng nghiệp vụ năm 2017 được
toàn khối trích lập là 20.258 tỷ đồng, tăng 30,07% so với năm 2017. Có 10 DNBH ghi
nhận lỗ, bao gồm cả những DNBH đã có lãi ở những năm trước, có thể ra một số tên tuổi
như Manulife, Generali, Hanwha Life Việt Nam, Sun Life, BIDV MetLife, Aviva, MB
Ageas, Phú Hưng Life, FWD…

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
VIỆT NAM

2.1.Phân tích mô hình SWOT


Điểm mạnh ( S) Điểm yếu (W)
(1) Duy trì tăng trưởng trên 20% 5 năm (1) Lỗ nghiệp vụ. Hầu hết các doanh
liên tiếp. Theo thống kê, thị trường bảo nghiệp bảo hiểm đều lỗ nghiệp vụ, nguyên
hiểm Việt Nam có mức độ tăng bình quân nhân chủ yếu do các doanh nghiệp tăng
là 22% trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo hoa hồng để thu hút đại lý, chấp nhận phí
dự báo, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ thấp kể cả các nghiệp vụ có rủi ro bồi
tiếp tục duy trì “phong độ” này trong năm thường cao, đặc biệt ở khối phi nhân thọ
2021. như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản
và thiệt hại cháy nổ.
2) Danh mục đầu tư khá an toàn. Danh (2) Thị phần bảo hiểm chủ yếu tập
mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo trung vào một số doanh nghiệp lớn, phát
hiểm được đánh giá là khá an toàn do triển lâu → hiện tượng độc quyền thâu
phần lớn là trái phiếu Chính Phủ, tiền gửi tóm thị trường.
ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, với
mặt bằng lãi suất trên thị trường tương đối
ổn định
(3) Sản phẩm bảo hiểm đa dạng. Các (3) Các sản phẩm bảo hiểm được thiết
sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, kế sẵn, khó đáp ứng linh hoạt nhu cầu của
được thiết kế linh hoạt phù hợp với nhu khách hàng. Chuỗi sản phẩm còn hẹp,
cầu của khách hàng. Tổng sản phẩm bảo dịch vụ kèm theo còn ít.
hiểm trên thị trường ước tính lên tới 850
sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 450
sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
(4) Mạng lưới tư vấn và kinh doanh (4) Thị trường bảo hiểm còn non trẻ,
rộng khắp. Mạng lưới tư vấn và kinh thiếu kinh nghiệm và ít cọ xát.
doanh bảo hiểm không ngừng được mở
rộng, tính sơ bộ các doanh nghiệp bảo
hiểm đã có gần 1.000 chi nhánh, văn
phòng đại diện đang hoạt động trên phạm
vi cả nước.
(5) Dòng tiền chảy vào thị trường bảo
hiểm còn hạn chế. Sự hấp dẫn của các
kênh đầu tư khác cũng nhận thức về việc
bảo vệ các rủi ro trong tương lai còn thấp
làm hạn chế dòng tiền chảy vào thị trường
bảo hiểm. Bên cạnh đó, bảo hiểm bị gắn
mác “mua dễ khó đòi” cũng là nguyên
nhân khiến khách hàng chưa mấy mặn mà
với dịch vụ này.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
(1)Môi trường pháp lý đang trên tiến trình (1)Luật thay đổi thường xuyên tạo ra
hoàn thiện , tạo chuẩn cho hoạt động hiệu thách thức trong chiến lược kinh doanh
quả, phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi dài hạn của doanh nghiệp. Thêm vào đó,
của người mua bảo hiểm. khi thị trường bảo hiểm bắt đầu tăng
trưởng sôi động có nguy cơ hệ thống
pháp luật chưa theo kịp sự biến động của
thị trường → chất lượng kiểm soát và
quản lý thấp.
(2) Các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị (2)Nền kinh tế liên tục biến động dẫn
trường. Trong bối cảnh xã hội ngày càng đến việc định phí bảo hiểm khó khăn.
phát triển, người dân trở nên quan tâm hơn
đến vấn đề sức khỏe và bảo vệ quyền lợi
bản thân thì việc nghiên cứu các sản phẩm
mới, phục vụ đúng nhu cầu, đúng đối
tượng khách hàng là vô cùng bức thiết.
(3)Phát triển kinh tế gắn liền với các bất (3)Các sản phẩm CNTT liên tục được
ổn liên quan đến lạm phát, lãi suất, tỷ tung ra thị trường. Việc các doanh nghiệp
giá… tạo cơ hội cho các nhà cung ứng bảo hiểm thay đổi các phần mềm quản lý
đưa ra các sản phẩm bảo hiểm mới nhằm có thể gây khó khăn trong việc sử dụng,
thỏa mãn nhu cầu khách hàng. gây tốn chi phí và đòi hỏi phải có đội
ngũ nhân viên am hiểu về lĩnh vực này.
(4)Quy mô dân số lớn , nhưng chỉ 10% số (4)Tốc độ gia tăng dân số được dự báo là
đó có sử dụng dịch vụ bảo hiểm → tiềm sẽ giảm dần → thu hẹp cầu của thị trường
năng phát triển thị trường bảo hiểm
(5) Làn sóng M&A. Kế hoạch thoái vốn (5) Các biến cố về tự nhiên thường xảy ra
của Chính phủ đối với ngành bảo hiểm sẽ một cách có hệ thống → rủi ro cho ngành
tăng tốc vào năm 2019. Đây sẽ là một chất trong việc đền bù thiệt hại
xúc tác cho làn sóng M&A đang gia tăng
giữa các công ty bảo hiểm trong nước và
các đối tác nước ngoài, qua đó nâng cao
chuyên môn bảo hiểm và trình độ quản lý.
(6) Khách hàng: nhận thức và hiểu biết về
dịch vụ bảo hiểm chưa cao và chưa đồng
đều giữa các khu vực dân cư.
(7)Nhà cung ứng: Hình thức đào tạo nhân
viên kinh doanh bảo hiểm chưa phát triển
(số lượng và chất lượng), các dịch vụ đi
kèm như dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng …
chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.
2.2. Các nhóm giải pháp.
2.2.1. Nhóm giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh vượt qua thách thức (S-T):
-Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nên việc định phí các sản phẩm
bảo hiểm có thể bớt phức tạp hơn.
+ Giải pháp cụ thể: Các doanh nghiệp nên đầu tư và cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng
bất kì một phần mềm hỗ trợ nào để phân tích độ nhạy của phí bảo hiểm với các biến số
kinh tế như là lãi suất, lạm phát, giá chứng khoán,… nhằm đưa ra phí bảo hiểm phù hợp.
- Marketing ngày càng được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng, càng hướng về
người sử dụng dịch vụ bảo hiểm, nhằm để nâng cao nhận thức vai trò của bảo hiểm đối
với người dân.
+ Giải pháp cụ thể:
• Thay đổi cách tiếp cận khách hàng như truyền thống, thay vì quảng cáo rầm
rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hay cho các nhân viên đến từng gia
đình tư vấn sử dụng dịch vụ; bên cạnh đó các doanh nghiệp bảo hiểm nên nhờ các
khách hành của chính mình, đã từng hưởng lợi từ các dịch vụ bảo hiểm chia sẻ,
tạo cách đến gần hơn với khách hàng tiềm năng trong tương lai – đây được xem
cách tiếp cận mang tính khách quan hơn.
• Liên tục thực hiện nghiên cứu và phát triển thị trường để tìm kiếm thêm
nhà cung cấp và các khách hàng tiềm năng cho ngành.
2.2.2 Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu (W-O)
Nhóm giải pháp giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tận dụng cơ hội để khắc phục các
điểm yếu:
- Chính sách mở cửa thị trường đang trên tiến trình triển khai và được đẩy mạnh. Nhà
nước ta đang tập trung vào việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi kèm theo đó là
những chính sách ưu đãi để đảm bảo cho ngành bảo hiểm phát triển ổn định và đúng
hướng. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có thể tận dụng cơ hội này để
giải quyết các điểm yếu liên quan đến vấn đề môi trường cạnh tranh không lành mạnh
và hiện tượng xuất hiện “hàng nhái” trên thị trường. Lý giải cho giải pháp này: một khi
những mặt tồn tại này đã được phản ánh cụ thể trong các văn bản có liên quan và đưa ra
cách thức xử lý vi phạm nghiêm khắc thì đương nhiên những điểm yếu này sẽ dần bị loại
bỏ.
- Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước phải mở
cửa thị trường theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm đang đứng trước
cơ hội thu hút thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường
bảo hiểm trong nước. Cơ hội này tạo điều kiện tốt cho các công ty bảo hiểm đa dạng hoá
sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ (thông qua cơ chế cạnh tranh và học hỏi kinh
nghiệm của nhau). Nhờ đó mà đáp ứng tốt hơn và linh hoạt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ
bảo hiểm của thị trường trong nước.
- Qui mô dân số lớn tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động cho ngành bảo hiểm trong
tương lai. Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải pháp tìm kiếm
sinh viên tài năng, để trực tiếp đào tạo, giúp cho việc thiếu hụt nguồn nhân lực có trình
độ của ngành nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng.
2.2.3.Nhóm giải pháp nhằm tận dụng cơ hội phát huy thế mạnh (S-O) :
- Tận dụng cơ hội liên quan đến sự bất ổn của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng
để phát huy tốt thế mạnh về việc đa dạng hóa sản phẩm giảm thiểu các loại rủi ro khác
nhau. Mà giải pháp trọng tâm là hướng đến thị trường tài chính.
- Tiềm năng phát triển thị trường bảo hiểm vẫn còn lớn đây là một cơ hội cần nắm
bắt. Để khai thác tốt cần đề ra các giải pháp liên quan đến xúc tiến thương mại thông qua
nhiều kênh khác nhau. Đây là một trong số những nhiệm vụ quan trong của các công ty
bảo hiểm.
2.2.4 Nhóm giải pháp khác
- Các công ty bảo hiểm cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực về vốn, công nghệ,
trình độ quản lý, kinh doanh để có thể đứng vững và thành công khi đương đầu với các
thách thức. Do đó, ngay từ bây giờ, các công ty bảo hiểm trong nước cần tự tạo cho mình
một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo niềm tin ở khách hàng. Giải pháp
được đề xuất ở đây là các công ty bảo hiểm không chỉ phải đa dạng hoá sản phẩm, nâng
cao chất lượng dịch vụ, mà còn phải chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, giải quyết
nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được
bảo hiểm. Thêm vào đó tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm.
- Tận dụng điểm mạnh là sự phát triển của thị trường tài chính, hoạt động đầu tư cũng
cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tư
tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán. Khi tham gia đầu tư vào các
công trình, các dự án có vốn lớn, các công ty cần chú trọng công tác thẩm định để đảm
bảo mức độ an toàn, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời cho đồng vốn. Thông
qua đó làm tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp bảo hiể giúp gia tăng năng lực tài chính
để đảm bảo khả năng đền bù thiệt hại cho khách hàng ngay cả trong tình huống xảy ra
thiệt hại mang tính hệ thống phải đền bù trên diện rộng. - Kết hợp với các ngành nghề
khác (ngân hàng, du lịch, công nông nghiệp…) nhằm mở rộng thị trường bảo hiểm và
hạn chế những rủi ro cho ngành.
- Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm rất cần hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông
qua Hiệp hội bảo hiểm, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng,
định hướng cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo hiểm …
tạo điều kiện phát triển có lợi cho toàn ngành.
- Kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng
cao làm cho nhu cầu về bảo hiểm tăng nhanh. Các công ty bảo hiểm cần nắm bắt các nhu
cầu này, tạo ra các sản phẩm phù hợp để nhằm đáp ứng tốt cho khách hàng.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

4.1.Phương hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2025.

* Phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam theo hướng toàn diện, an toàn và lành mạnh.
Phải phát triển thị trường về mọi phương diện từ cơ cấu thị trường đến quy mô, tốc độ
tăng trưởng của thị trường; từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, phi nhàn thọ,
hoạt động tái bảo hiểm, đến hoạt động trung gian môi giới trong bảo hiểm. Làm thế nào
để ngành bảo hiểm thực hiện đúng chức năng là tấm lá chợn vững chợc, an toàn và lành
mạnh của nền kinh tế - xã hội
. * Phát triển thị trường bảo hiểm phải đảm bảo cho các tổ chức cá nhân trong xã hội
được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đúng với nhu cầu đồng thời đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
* Phát triển thị trường bảo hiểm đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm
bảo hiểm phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng phong phú đặt ra của nền kinh tế - xã hội
trong quá trình phát triển.
* Phát triển thị trường bảo hiểm trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như
đời sống sinh hoạt của xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
hao hiểm nhân thọ dài hạn từ thành thị đến nông thôn cũng như các khu vực miền núi...
theo hướng phát huy nội lực và chủ động thu hút ngoại lực trong hoạt động kinh doanh
bảo hiểm trên thị trường.
* Phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước
tăng cường các hoạt động đầu tư bằng nhiều hình thức vào thị trường vốn nhằm phát triển
nền kinh tế xã hội. Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi đủ điều kiện về
vốn, qui mô dự phòng, khả năng đầu tư dài hạn thành lập quỹ đầu tư nhằm tăng cường
cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo an toàn và nhân vốn.
* Phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng nâng cao năng lực tài chính kinh doanh
của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên thị truờng nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh
tranh và hội nhập. Căn cứ theo thông lệ quốc tế và thực trạng hoạt động của thị trường
bảo hiểm Việt nam, cần áp dụng những biện pháp phù hợp trong khuôn khổ cho phép để
tăng vốn hoạt động của các loại hình bảo hiểm hoạt động trên thị trường. Nhằm đảm bảo
cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn và hiệu quả.
* Phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam theo hướng hiện đại hoa, sử dụng triệt để
công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ tin học trong các hoạt động kinh doanh, quan
lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá... nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của thị trường đảm
bảo sự an toàn và lành mạnh cho các hoạt động của thị trường. 79
* Phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam đi đôi với việc tăng cường quản lý, giám sát
các hoạt động bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm dựa trên hệ thống các chỉ tiêu khách
quan phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt nam và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế.

4.2.Một số chí tiêu cụ thể phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2025.

Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền
đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình
quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025. Đến năm 2021, có
11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm
nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2021 tối đa 3%, đến năm
2025 là 3,5%.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ
Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống. Theo đó, xây dựng đầy đủ hệ thống kiểm soát
rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động
nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó đo lường rủi ro,
đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt
động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này.
Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình
hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản trị tài chính, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Theo
đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật
để răn đe, tăng tính tuân thủ của các doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ để cạnh tranh
lành mạnh; hợp tác trong chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, tránh
hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính, đồng thời giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo
hiểm.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
Khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến
khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi
mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí.
Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế
kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối
tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thận trọng cho
doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.

KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và
với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay
dã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Thực tế hoạt
động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấ sự lớn mạnh không ngừng của ngành
bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để hoàn thành mục
tiêu phát triển ngành bảo hiểm như đã đề trong “ Định hướng phát triển thị trường bảo
hiểm đến năm 2025” , ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó
cả Nhà nước và doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan đều phải nỗ lực và có sự
phối hợp tích cực với nhau.

You might also like