You are on page 1of 12

BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

1, Tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

 Lịch sử hình thành và phát triển:

Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ rất lâu trên thế
giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng ra đời
tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm gắn liền với những sự kiện
lịch sử của đất nước.

- Giai đoạn trước năm 1975

Ở miền Nam, vào những năm 1970, đã có một công ty bảo hiểm nhân thọ ra đời có tên
là công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt. Công ty bảo hiểm này triển khai được một số
sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5 năm, 10
năm, 20 năm. Nhưng công ty mới ở giai đoạn đầu triển khai nên chưa có kết quả rõ nét.

-Từ năm 1963 Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty bảo
hiểm Việt Nam với sự cộng tác của công ty bảo hiểm nhân dân Trung Hoa.

-Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty bảo hiểm Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt được
thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số Vốn điều lệ là 10
triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực
tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng bảo hiểm
phi nhân thọ, mà chưa triển khai bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, BảoViệt cũng đã chú
trọng đến việc mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là nghiệp vụ bảo
hiểm con người, làm tiền đề cho việc triển khai bảo hiểm nhân thọ về sau.

-Giai đoạn 1975-2000: Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố đình chỉ các hoạt động của các công ty bảo hiểm
miền Nam Việt Nam, trong đó có công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt và tuyên bố
thanh lý, giải thể các tổ chức bảo hiểm tư nhân.

-Năm1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo
hiểm Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Năm1977, Bảo Việt chính thức có mạng lưới
hoạt động tại các tỉnh miền Nam. Năm 1996, thực hiện chủ trương mở rộng, cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ tới các tầng lớp dân cư, Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường
dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo
Việt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngày 20/3/1996, Bộ Tài Chính đã chính thức

1
quyết định cho phép Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm: Bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ và Bảo
hiểm an sinh giáo dục.

Tháng 8/1996, Bảo Việt đã bán những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra thị trường,
đánh dấu sự khởi đầu cho chặng đường phát triển đầy hứa hẹn của BHNT ở Việt Nam.

Chính sách mở cửa vào năm 1987 đã tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam được
học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật bảo hiểm mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các
nước, BảoViệt lúc đó vẫn là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam, đã thấy được tiềm
năng to lớn của bảo hiểm nhân thọ ở nước ta.

Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao từ 6
- 9 %/ năm, môi trường kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn. Đời
sống người dân ngày càng được nâng cao và ở một bộ phần quần chúng dân cư đã bắt
đầu có tích luỹ. Đây là những nhân tố rất thuận lợi cho bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát
triển ở Việt Nam.

Sau Nghị định 100 /CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, từ năm
1994 đến nay, nhiều công ty bảo hiểm mới được cấp phép hoạt động. Có thể nói, Nghị
định 100 /CP ra đời là một bước ngoặt có tính cách mạng đối với thị trường bảo hiểm
Việt Nam. Nghị định này đã thể hiện chủ trương phát triển một ngành đa thành phần của
nhà nước ta. Tuy nhiên, xét về thực chất kể từ khi có sự ra đời của các công ty bảo hiểm
100% vốn nước ngoài như Công ty bảo hiểm nhân thọ Chinfon Manulife (nay là
Manulife), Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh-
CMG (nay là Dai-ichi Life), Công ty bảo hiểm nhân thọ quốc tế Mỹ AIA, thị trường bảo
hiểm Việt Nam trong đó có bảo hiểm nhân thọ mới chấm dứt giai đoạn độc quyền nhà
nước về bảo hiểm và bắt đầu đi vào phát triển và có sự cạnh tranh.

Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc Hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm, tạo
hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhờ có Luật kinh
doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh bình đẳng hơn và đang thực sự là
động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là thị trường bảo hiểm nhân
thọ phát triển.

 Sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm qua

1. Số lượng công ty bảo hiểm tăng theo cấp số nhân

2
Thị trường bảo hiểm nhân thọ có sức cạnh tranh cao, lợi ích thuộc về người dân

Năm 1999 đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ
tại Việt Nam. Nhận thức rõ được tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm nhân thọ, đã
có nhiều công ty nước ngoài đăng ký xin phép được hoạt động. Trong đó có ba công ty
bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài đã được Nhà nước ta cấp giấy phép, đó là:

- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Chinfon – Manulife ( hiện nay Chinfon đã bán
hết cổ phần cho Manulife và đổi tên thành Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
Manulife Việt Nam)
- Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG (là liên doanh giữa Bảo
Minh và tập đoàn CMG; sau nay đã bán lại toàn bộ cho Daiichi Life của Nhật và
trở thành Daiichi Life Viêt Nam),
- Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.
- Đến năm 2000, một công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài nữa
được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty TNHH bảo hiểm
nhân thọ Quốc tế Mỹ (khi đó tập đoàn AIA còn là thành viên của tập đoàn Bảo
hiểm AIG của Mỹ; đến năm 2009, AIA tách ra khỏi AIG của Mỹ và trở thành công
ty có quốc tịch Hong Kong, do vậy, nay là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA
(Việt Nam)).

Như vậy, có thể nói đến lúc này, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam mới thực sự
được hình thành. Sự cạnh tranh giờ đây không chỉ diễn ra giữa các công ty trong nước
như trong bảo hiểm phi nhân thọ, mà còn có sự tham gia của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài.

3
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay là giai đoạn mà đất nước tiếp tục thời kỳ đổi mới, cải
cách kinh tế đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đời sống dân cư
được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ trên 500 USD năm 2003, đến
nay đã gấp hơn 40 lần, đạt 2.200 USD. Những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi đã thúc
đẩy thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, số công ty
bảo hiểm nhân thọ đã lên tới gần 20 với sự góp mặt của các tập đoàn bảo hiểm nhân thọ
hàng đầu thế giới như Generali (Ý), Sun Life (Canada), Prevoir (Pháp), Chubb Life (Mỹ),
Hanwha (Hàn Quốc), Met Life (Mỹ), Aviva Life (Anh),… . Quả là đầy tiềm năng không
ngờ!
2. Số lượng hợp đồng không ngừng tăng lên
Thời gian qua, một số lượng lớn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã được ký kết với những
hợp đồng có số tiền bảo hiểm lên tới hàng tỷ đồng. Rõ ràng đây là công cụ hữu hiệu được
lựa chọn để đối phó những rủi ro gây nên khó khăn về tài chính, hoặc tiết kiệm để tạo vốn
làm ăn, lo cho con học hành, sinh sống tuổi già ở nước ta…
Năm 1996, khi Bảo Việt mới triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ tại một số tỉnh thành,
kết quả đạt được dừng lại ở những con số rất khiêm tốn: 1.200 hợp đồng bảo hiểm với
tổng doanh thu phí xấp xỉ một tỉ VNĐ.

Cho đến cuối năm 2016, sau 20 năm, số lượng hợp đồng bảo hiểm toàn ngành là
5.910.744 hợp đồng – gấp gần 5.000 lần.

Điều đó đủ để cho thấy rằng, bảo hiểm nhân thọ là đáng tin cậy và là người bạn thân thiết
của người dân Việt Nam hiện nay.

Ngày càng thu hút nhiều khách hàng tham gia vì lợi ích to lớn/ Stock Photo

4
3. Số lượng sản phẩm bảo hiểm cũng đa dạng hơn
Cho tới giờ, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có hàng chục sản phẩm, đáp ứng
nhu cầu đa dạng và phong phú của người dân. Trên thị trường có sự hiện diện của tất cả
các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống như: hỗn hợp, sinh kỳ, tử kỳ, trọn đời,
hưu trí; các sản phẩm cách tân, đồng thời nhiều sản phẩm bổ trợ cũng đã có mặt. Tất cả
đều nhằm mục tiêu cao cả vì chất lượng cuộc sống của người dân.

Các gói sản phẩm đa dạng hơn nhằm tới gần hơn với nhu cầu của khách hàng

Có thể thấy rằng bảo hiểm nhân thọ đã góp phần tạo lập cuộc sống ổn định, thịnh vượng
cho người dân Việt Nam. Qua việc giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi khách hàng, các
doanh nghiệp bảo hiểm đều đã thực hiện tốt vai trò trợ giúp khách hàng nhanh chóng
khắc phục rủi ro, ổn định cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực
hiện tiết kiệm dài hạn và đều đặn nhằm đạt mục tiêu tài chính đề ra.

 Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017


Năm 2017, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan với
tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2016.
Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.561 tỷ đồng, tăng 10,61%
so với năm trước, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 38.270 tỷ đồng, tăng 27%
so với năm trước. Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm
năm 2017 đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2016.

5
Danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2017
TÊN CÔNG TY TÊN TIẾNG ANH
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN PRUDENTIAL VIETNAM ASSURANCE
THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM PRIVATE LIMITED
TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN
THỌ BAOVIET LIFE
CÔNG TY TNHH MANULIFE (VIỆT
NAM) MANULIFE VIETNAM
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN DAI -ICHI LIFE INSURANCE OF VIET NAM
THỌ DAI-ICHI VIỆT NAM LTD
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN AIA (VIETNAM) LIFE INSURANCE
THỌ AIA (VIỆT NAM) COMPANY LIMITED
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN CHUBB LIFE INSURANCE VIETNAM
THỌ CHUBB VIỆT NAM COMPANY LIMITED
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM HANWHA LIFE INSURANCE COMPANY
HANWHA LIFE VIỆT NAM LIMITED (VIETNAM)
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN CATHAY LIFE INSURANCE COMPANY
THỌ CATHAY VIỆT NAM LIMITED (VIETNAM)
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN PRÉVOIR LIFE INSURANCE COMPANY
THỌ PRÉVOIR VIỆT NAM LIMITED (VIETNAM)
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN FUBON LIFE INSURANCE COMPANY
THỌ FUBON VIỆT NAM LIMITED (VIETNAM)
Cơ quan này còn cho biết, năm 2018, toàn ngành Bảo hiểm đặt mục tiêu doanh thu
129.246 tỷ đồng, tăng 22,38%; đầu tư trở lại nền kinh tế ước 305.497 tỷ đồng; tổng tài
sản ước đạt 370.818 tỷ đồng..
 Thị trường bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam: Xu hướng tích cực tiếp diễn
“Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2017 là kết quả của
một số yếu tố như tăng trưởng GDP cao, lãi suất và lạm phát ổn định, tỷ lệ người dân
Việt Nam có khả năng mua các sản phẩm tài chính ngày càng gia tăng, kết hợp với sự
nhận thức về tầm quan trọng của các giải pháp tài chính trong việc đáp ứng các mục tiêu
tài chính cá nhân được nâng cao. Chúng tôi tin rằng, xu hướng tích cực này vẫn sẽ tiếp
diễn trong năm 2018”, ông Larry Madge, Tổng giám đốc Sun Life Việt Nam nhận định.

6
Bảo hiểm 2018: 'Lấp lánh' những tín hiệu vui.
Cùng chung góc nhìn với ông Larry Madge, lãnh đạo một số doanh nghiệp bảo hiểm
cũng bày tỏ sự lạc quan với triển vọng phát triển của thị trường này trong những năm tới.
“Nếu không có sự kiện bất thường nào thì doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của toàn
thị trường vẫn có khả năng tăng trưởng trên 30%. Cùng với sự thay đổi lớn về các
phương thức tiếp cận khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng tư vấn kênh
đại lý thì bancassurance cũng được đánh giá là kênh sẽ góp phần mang lại doanh thu phí
mới rất tốt cho khối này”, lãnh đạo một công ty bảo hiểm cho biết.
Theo dự tính của một số công ty bảo hiểm nhân thọ, kết thúc năm 2017, tổng doanh thu
khai thác mới của kênh bancassurance của khối nhân thọ có thể đạt trên 10% tổng doanh
thu và dự kiến doanh thu từ kênh bán hàng này sẽ tăng trưởng gấp đôi so với doanh thu
hiện tại.
“Những diễn biến mới của thị trường luôn giúp cho những công ty như BIDV MetLife
phát triển kinh doanh hơn nữa. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào kênh
bancassurance, đồng thời có đầu tư dài hạn vào các mô hình phân phối mới”, ông Gaurav
Sharma, Tổng giám đốc BIDV MetLife chia sẻ.
Trong khi đó, đối với kênh đại lý - mô hình bán bảo hiểm vẫn đang mang đến khoảng 90%
doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng được nhìn nhận sẽ ngày càng
chuyên nghiệp hơn, đặc biệt khi đội ngũ đại lý/tư vấn bảo hiểm toàn thời gian được huấn
luyện theo những tiêu chuẩn mới sẽ được một số doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra thị
trường.

7
“Chất lượng các hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là tỷ lệ duy trì hợp đồng chắc chắc sẽ tốt
hơn”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhìn nhận.
Theo ông Lâm Hải Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Chubb Life
Việt Nam, ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam sau hơn 20 năm hình thành và phát
triển đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn phát triển chuyên nghiệp
và bền vững.
Để có được kết quả chung này, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đều đã và đang
đóng góp cho thị trường những danh mục giải pháp và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa
dạng, đa dạng hóa các kênh phân phối và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khách hàng, đầu
tư mạnh mẽ về đội ngũ nhân viên và đại lý…
“Đây là một tín hiệu tốt không chỉ mang lại ngày càng nhiều lợi ích hơn cho khách hàng,
mà còn giúp toàn ngành giữ vững tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới”, ông Tuấn nhìn
nhận.

Theo các chuyên gia trong ngành BH việc DNBH đẩy mạnh phát triển kênh phân phối,
đặc biệt là kênh phân phối BH qua ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp và khách hàng tiếp
cận gần nhau hơn, khách hàng có cơ hội được tư vấn, tiếp cận các sản phẩm BH dễ dàng
hơn. Đây cũng chính là những yếu tố giúp DNBH đạt được sự tăng trưởng bền vững
trong thời gian tới./.

Với hơn 25 kinh nghiệm trên các thương trường quốc tế và trong nước, Giám đốc Khối
định phí và PTSP kiêm Giám đốc Quản lý rủi ro của MB Ageas Life – chuyên gia Russel
Lok cho rằng thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Việt Nam trong năm 2017 cho thấy
"vẫn còn "đại dương xanh" để vùng vẫy".
 Kênh đại lý bảo hiểm nhân thọ

- Số lượng

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở
hoạt động đại lý bảo hiểm, thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Nội dung hoạt động của
đại lý bảo hiểm là: giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
bảo hiểm. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đều chú ý xây dựng hệ thống đại lý bảo
hiểm bởi tầm quan trọng của nó. Đại lý bảo hiểm giúp doanh nghiệp bảo hiểm triển khai
hoạt động trên một phạm vi rộng lớn, đưa sản phẩm bảo hiểm đến từng địa phương, cơ sở,
đến tận đối tượng có nhu cầu bảo hiểm, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, thị phần cho
doanh nghiệp bảo hiểm. Đến nay, ở Việt Nam đã có 70.568 đại lý bảo hiểm nhân thọ và
10.548 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số tháng
9/2003).
8
Báo cáo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) cho thấy, quý I/2017, thị
trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng về doanh thu, số lượng hợp đồng
khai thác mới, số lượng đại lý tuyển dụng mới…, điều này cho thấy nhu cầu tham gia bảo
hiểm của người dân ngày càng cao. Số lượng đại lý mới tuyển dụng quý I/2017 là 64.511
người, tăng 41,5%, theo đó tính đến hết quý I, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường
là 499.667 người, tăng 18,6% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó còn có các tổng đại lý. Đây là một hình thức quản lý đại lý bảo hiểm cá nhân
theo nhóm có quy mô và tổ chức chuyên nghiệp. Thống kê sơ bộ từ các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ, hiện có khoảng 650 tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động trên
toàn quốc.

- Quyền lợi đại lý bảo hiểm được hưởng.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định
73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (BH).

Đối với các hợp đồng BH nhân thọ cá nhân, tỷ lệ hoa hồng BH tối đa được áp dụng là 40%
trong năm đầu tiên đối với BH tử kỳ và BH hỗn hợp thời gian từ 10 năm trở xuống.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ
Đối với các hợp đồng BH nhân thọ nhóm, tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương
ứng áp dụng cho các hợp đồng BH nhân thọ cá nhân cùng loại.
Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ BH riêng biệt thì doanh nghiệp BH nhân thọ chủ động
tính toán hoa hồng BH trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ BH riêng biệt hoặc
theo nghiệp vụ BH của hợp đồng BH chính.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng BH thuộc
nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ là 20%.

9
- Tình trạng thực tế hiện nay:

Lực lượng lao động trong ngành bảo hiểm Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của công việc. Hiện nay, những vấn đề còn tồn tại liên quan đến nguồn nhân lực
trong ngành bảo hiểm Việt Nam gồm: Đa số các nhân viên trong ngành bảo hiểm là các
sinh viên mới tốt nghiệp,thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Theo Trung tâm
nghiên cứu và đào tạo Bảo hiểm (IRTC), tuổi trung bình của các nhân viên bảo hiểm rơi
vào khoảng 30, đây là độ tuổi mà hiện tượng nhảy việc vẫn còn tồn tại. Vì vậy, các
DNBH tại Việt Nam không muốn đầu tư quá nhiều vào nhân viên mới. Số lượng các
DNBH tăng trong những năm gần đây không song hành cùngvới chất lượng của nhân
viên ngành bảo hiểm đã gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng những nhân viên có trình độ.
Thực tế này cũng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH trong việc thu hút
người lao động có kinh nghiệm. Các DNBH trong nước hay gặp phải vấn đề "chảy máu
chất xám" do mức lương không hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cho nhân viên còn hạn chế
so với các doanh nghiệp khác. Đại lý bảo hiểm là một kênh quan trọng để bán sản phẩm
bảo hiểm cho khách hàng nhưng chất lượng của nguồn nhân lực trong kênh này vẫn còn
thấp cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Ngoài ra, nhiều người cho rằng làm
đại lý bảo hiểm là một công việc tạm thời để tăng thêm thu nhập trong khi tìm kiếm một
công việc ổn định hơn. Bất cứ khi nào có cơ hội tốt hơn, các đại lý bảo hiểm sẽ rời khỏi
công ty, gây tổn thất cho công ty khi phải đào tạo lại nhân viên mới. Tỷ lệ luân chuyển
của đại lý bảo hiểm khá cao, với số nhân viên ở lại chỉ khoảng 20% một năm.

Hiện tượng đại lý nhảy việc giữa các công ty diễn ra phổ biến. “Có công ty chú trọng việc
huấn luyện chuyên môn bằng những khóa đào tạo, những chuyến đi thực tế liên tục trong
quá trình làm việc, nhưng có công ty chỉ chú trọng vắt kiệt đại lý khai thác hợp đồng lúc
ban đầu. Đến thời điểm chững, chính sách hỗ trợ không còn, thậm chí còn bị cô lập, ép
doanh số, buộc đại lý phải tự rút lui khỏi đội ngũ” - một đại lý có thâm niên 19 năm, từng
kinh qua nhiều công ty bảo hiểm chia sẻ.

Đại lý trên cho rằng, bản thân các đại lý cũng không thích thú việc liên tục nhảy công ty.
Nhưng việc lựa chọn đầu quân và cống hiến tại một công ty bảo hiểm có sự quan tâm và
hỗ trợ cho khối đại lý lại không dễ dàng. Các chuyên gia trong ngành cũng thừa nhận,
việc đào tạo, huấn luyện đại lý là một công việc rất quan trọng và là một thách thức
không nhỏ đối với bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nào và với bất kỳ thị trường nào.

10
- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AIV)

Trong bối cảnh ngành bảo hiểm Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, các công ty đều phải
rất nỗ lực để cạnh tranh để có thể tồn tại và lớn mạnh. Trong quá trình đó, các công ty
bảo hiểm cũng gặp phải nhiều khó khăn chung buộc họ phải hợp tác với nhau để cùng
giải quyết. Để đảm bảo thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh, Chính phủ
và Bộ Tài chính đã cho phép thành lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam – một tổ chức phi
chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường. Hiệp hội
được thành lập để các thành viên có thể cùng hợp tác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần xây dựng thị trường bảo hiểm Việt
Nam ổn định và phát triển.

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã được thành lập ngày 24/09/1999 với 10 sáng lập viên là
các công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Việt Nam như: Bảo Việt, Bảo Minh,
VINARE, các công ty bảo hiểm cổ phần và liên doanh bảo hiểm… và đến nay, Hiệp hội
đã được mở rộng lên thành 16 thành viên. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam có nhiệm vụ đại
diện cho các hội viên, tham gia đóng góp ý kiến vào việc soạn thảo các chủ trương, chính
sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan. Đồng thời, Hiệp
hội cũng đứng ra tổ chức tuyên truyền bảo hiểm trong và ngoài nước, thiết lập mối quan
hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các đoàn thể có liên quan đến hoạt động
của Hiệp hội, hợp tác với các hiệp hội bảo hiểm các nước. Khi cần thiết, Hiệp hội thực
hiện việc hoà giải tranh chấp giữa các hội viên, kiến nghị với các cơ quan chức năng của
Nhà nước về việc xử lý các trường hợp vi phạm luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Trong quá
trình hoạt động của mình, Hiệp hội đã chứng tỏ vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói
và quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời, cũng là tổ chức đứng
ra phối hợp hoạt động của các thành viên.

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ra đời hoàn toàn đúng lúc và đáp ứng sự cấp thiết của thị
trường, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển bảo hiểm Việt Nam.
Đây cũng là bước mở đầu cho sự tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp bảo
hiểm, lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển đúng đường
lối, chính sách mà Nhà nước đã đề ra.

Hệ thống phần mềm quản lý đại lý bảo hiểm nhân thọ chính thức đi vào hoạt động kể từ
ngày 1/7/2006, hiện đang đặt tại trụ sở của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 141 Lê Duẩn,
Hà Nội. Đây là sản phẩm do sáu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động tại thị
trường Việt Nam là ACE Life, AIA, Bảo Minh CMG, Bảo Việt Nhân thọ, Manulife,
Prudential xây dựng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ,
chống cạnh tranh không lành mạnh. Hệ thống này cho phép kết nối thông tin đại lý giữa 6

11
doanh nghiệp và sẽ sàng lọc ra những đại lý vi phạm, những đại lý cùng lúc làm cho
nhiều công ty. Những đại lý vi phạm này sẽ bị chấm dứt hợp đồng hoặc sa thải, và sẽ
không được bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào tuyển dụng trong vòng 3 năm. Các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư cho hệ thống này không những được một hệ thống phần
mềm quản lý đại lý tập trung mà quan trọng hơn là được một hệ thống liên thông giữa các
doanh nghiệp giúp kiểm soát hoạt động của đại lý bảo hiểm tốt hơn và hiệu quả hơn.
Theo ông Lộc, thì với việc nắm được danh sách đen này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
dễ dàng kiểm soát chất lượng nhân viên khi tuyển dụng đại lý mới. Thông qua việc tra
cứu trên chính danh sách đen đó, doanh nghiệp sẽ phát hiện ra ngay những đại lý vi phạm
và như vậy sẽ đỡ rất nhiều chi phí đào tạo sau này. “ Từ nhiều năm nay, tiêu cực trong
hoạt động đại lý bảo hiểm là một vấn nạn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù
số lượng đại lý đang hoạt động trên thị trường mới dừng ở con số hơn một trăm nghìn
người nhưng đã khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ rất khó khăn trong việc
kiểm soát thông tin. Điều này dẫn tới tình trạng đang diễn ra phổ biến là một đại lý làm
chung cho nhiều doanh nghiệp khác nhau” , ông Lộc nhấn mạnh. Để ký được hợp đồng,
nhiều đại lý đã quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, các điều kiện cũng như điều khoản bảo hiểm, gây thiệt hại cho bên mua. Có
đại lý còn hứa hẹn khuyến mại nhiều hơn so với quy định, chẳng hạn hứa giảm phí, hoàn
phí hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho khách hàng.
Thậm chí có đại lý còn ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến
hợp đồng mua bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai chi tiết liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm. Trên thực tế, đã có trường hợp đại lý xúi giục bên mua huỷ bỏ
hợp đồng hiện có để mua hợp đồng mới. Tất cả những đại lý làm ăn bất chính, xâm phạm
quyền lợi của khách hàng và phương hại tới uy tín doanh nghiệp kể trên ngay lập tức
được liệt vào sổ đen của Hiệp hội. Ngoài ra, những hành động như: tranh giành khách
hàng dưới mọi hình thức như ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách
hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm khác và vi phạm pháp luật đến mức độ
bị khởi tố cũng sẽ bị coi là vi phạm.

12

You might also like