You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đề tài:

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN TH

10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Lê Kiên C

Môn học: Kinh tế học v

Tên sinh viên: Lê Thị Hương Q

Mã số sinh viên: 03013822

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................................4
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................4
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................4
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG...............................................................................................4
2.1. Những vấn đề cơ bản về BHNT:........................................................................4
2.2. Phân loại BHNT:.................................................................................................8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BHNT 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY TẠI
VIỆT NAM.....................................................................................................................9
3.1. Về quy mô thị trường.......................................................................................10
3.2. Về tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới.............................................11
3.3. Về tình hình trả tiền bảo hiểm.........................................................................11
3.4. Về trung gian bảo hiểm....................................................................................12
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP.............................................................................................13
4.1. Thay đổi nhận thức của người dân về BHNT................................................13
4.2. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp BHNT phát triển và đa dạng hóa
sản phẩm bảo hiểm..................................................................................................13
4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý bảo hiểm................................................13
4.4. Đa dạng hóa kênh phân phối bảo hiểm...........................................................13
4.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sau bán hàng tại các công ty
BHNT........................................................................................................................14
KẾT LUẬN...................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14

2
LỜI MỞ ĐẦU
lý do chọn đề tài:

Trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành bảo hiểm nhân thọ
(BHNT) nói riêng cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Mặc dù quy mô thị trường
BHNT tại Việt Nam vẫn còn nhỏ so với tiềm năng nhưng doanh thu từ loại hình này ngày
càng tăng cao và ổn định. Nhờ đó, BHNT đã góp phần ổn định kinh tế xã hội thông qua
công tác bồi thường và chi trả bảo hiểm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn
lao động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “ Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là
nhờ lao động của con người”. Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể sáng
tạo ra mọi giá trị vật chất – tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nhưng trong
lao động sản xuất và cuộc sống, con người không thể tránh khỏi những rủi ro bất ngờ như:
tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, già yếu,… Cho nên, chúng ta luôn phải nghĩ ra
những biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro nhằm đảm bảo cuộc sống con người và bảo
hiểm luôn được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất.

Vì vậy, em chọn đề tài “ Phân tích thị trường bảo hiểm nhân thọ 10 năm trở lại
đây tại Việt Nam ” để tìm hiểu rõ hơn thị trường của BHNT ở Việt Nam, đồng thời đưa ra
thực trạng và đề ra giải pháp, từ đó góp phần khắc phục, giúp thị trường BHNT tiếp tục
giữ vững vị thế của mình và tạo nên sự tín nhiệm đối với khách hàng trên cả nước.

3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu
thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Lê Kiên Cường đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: BHNT 10 năm trở lại đây.
 Phạm vi nghiên cứu: Thị trường BHNT Việt Nam.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:


 Mục tiêu: Làm rõ thị trường BHNT và thực trạng thị trường BHNT 10 năm trở
lại đây ở Việt Nam, đề xuất giải pháp.
 Nhiệm vụ: Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu
o Tổng quan về thị trường BHNT.
o Các loại BHNT.
o Khái quát thực trạng BHNT 10 năm trở lại đây.
o Giải pháp giải quyết thực trạng.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG


2.1. Những vấn đề cơ bản về BHNT:
 Khái niệm:

BHNT là hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhằm bảo vệ tài
chính cho người được bảo hiểm ( người thụ hưởng ) trước các rủi ro ngẫu nhiên liên quan
đến sức khỏe, thân thể và tính mạng. Trong đó, bên mua bảo hiểm phải nộp phí đầy đủ,
đúng hạn, còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng ( được
chỉ định trước ) hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi
bảo hiểm.

 Lịch sử ra đời của BHNT:


 Trên thế giới:
o Năm 1583 hình thức BHNT đầu tiên được ra đời và người mua là
thuyền trưởng William Gybbon, ông yêu cầu bên bán bảo hiểm hàng
hóa thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho chính mình.
o Năm 1706, Hiệp hội Hòa hữu văn phòng bảo hiểm vĩnh viễn được
thành lập tại London – Công ty đầu tiên cung cấp BHNT trong thời
hiện đại.

5
o Năm 1759, công ty BHNT đầu tiên đã ra đời tại Châu Mỹ, nhưng chỉ
bán hợp đồng bảo hiểm cho một số thành phần nhất định.
o Năm 1762, ở Anh thành lập công ty BHNT Equitable, đây là công ty
đầu tiên bán các hợp đồng bảo hiểm rộng rãi cho người dân.
o Năm 1860, xuất hiện hệ thống mạng lưới đại lý BHNT ở khắp nơi
giúp lan tỏa giá trị BHNT đến mọi người.
o Năm 1968, ra đời công ty BHNT đầu tiên tại Châu Á – Công ty Meiji
của Nhật.
o Những năm 1970 đến nay, thời kỳ “ nở rộ ” đầu tiên của BHNT.

Có thể thấy ban đầu trên thế giới chỉ có loại bảo hiểm cho con tàu và hàng hóa để đảm
bảo sự an toàn trước những rủi ro như thiên tai hay cướp biển. Sau đó, các công ty bảo
hiểm phi nhân thọ thấy rằng “ Con người cũng có thể và cần được bảo vệ như tàu bè,
hàng hóa”. Từ lâu con người đã nhận thức được tầm quan trọng của BHNT với cuộc
sống của họ, trải qua một quá trình hình thành và phát triển đầy tự hào, BHNT đã trở
thành công cụ không thể thiếu nhằm vun đắp tương lai vững bền tại các quốc gia phát
triển. Còn tại các quốc gia khác thì BHNT đang phát triển đầy tích cực và tiềm năng.

 Tại Việt Nam:


o Trước năm 1954, BHNT lần đầu tiên được biết đến tại miền Bắc Việt
Nam bởi một số người làm việc cho Pháp và được tham gia hợp đồng
bảo hiểm, các hợp đồng này đều được mua trực tiếp từ các công ty
bảo hiểm của Pháp.
o Năm 1970- 1971, Công ty Hưng Việt Bảo hiểm ở miền Nam triển
khai một số loại hình bảo hiểm như Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm tử
kỳ thời hạn,… Tuy nhiên, công ty bảo hiểm này chỉ hoạt động 2 năm
rồi kết thúc.
o 22/06/1996, Công ty Bảo Việt Nhân thọ được thành lập – công ty bảo
hiểm nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam.
o Tháng 8/1996, bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được phát
hành tại Việt Nam.

6
o Cho đến nay, ngoài Bảo Việt Nhân thọ có vốn 100% nhà nước, thị
trường BHNT đã mở cửa và đón chào các doanh nghiệp BHNT nước
ngoài gia nhập thị trường Việt Nam như: Manulife Việt Nam,
Prudential, Dai-ichi life, AIA,…
o 09/12/2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua
nhằm đảm bảo nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm và
các tổ chức, cá nhân tham gia.

Mặc dù Việt Nam gia nhập thị trường BHNT khá trễ, quy mô cũng đang còn nhiều
hạn chế nhưng thị trường BHNT Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên trên đà
phát triển đầy tiềm năng, ngày càng gây ấn tượng với khách hàng trong và ngoài
nước.

 Những đặc trưng cơ bản của BHNT:


 BHNT vừa bảo vệ trước những rủi ro vừa mang tính tiết kiệm:
Đây là những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo hiểm phi nhân
thọ.
o Bảo vệ người được bảo hiểm trước những rủi ro là đặc tính không thể
thiếu của sản phẩm BHNT, mất đi đặc tính này không còn được gọi là
bảo hiểm. Tuy không thể bù đắp về mặt tinh thần nhưng BHNT có thể
chi trả các khoản tài chính bù đắp chi phí điều trị ốm đau thương tật,
thuê người chăm sóc khi điều trị, giảm sút thu nhập trong thời gian
điều trị,…
o Tính tiết kiệm: Thông thường các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được
thiết kế phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng vào hàng kỳ
mang tính tiết kiệm: nếu xảy ra rủi ro, sự cố, sự kiện được bảo hiểm
thì được chi trả số tiền bảo hiểm như cam kết trong hợp đồng bảo
hiểm. Nếu hết hạn hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm không
gặp rủi ro, sự cố, sự kiện được bảo hiểm thì vẫn được chi trả quyền lợi
bảo hiểm đúng với cam kết trong hợp đồng thường bằng tổng số phí
đã đóng cộng thêm một phần bảo tức (nếu có).

7
 BHNT đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo
hiểm
Khác với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích
là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp rủi ro,
BHNT do vừa mang tính bảo vệ vừa mang tính tiết kiệm đã đáp ứng được
nhiều mục đích khác nhau của con người ( cụ thể trong từng loại hợp đồng ).
Ví dụ:
o Bảo hiểm An hưỏng hưu trí: đáp ứng yêu cầu của người được bảo
hiểm là có một khoản tiền góp phần ổn định cuộc sống khi họ về hưu.
o Bảo hiểm An gia thịnh vượng: đáp ứng yêu cầu của người tham gia là
có được một khoản tiền lớn sau một thời gian ấn định trước.
o Hợp đồng BHNT đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay
vốn khi người tham gia bảo hiểm gặp những khó khăn về mặt tài
chính, (số tiền cho vay được giới hạn theo quy định trong hợp đồng
bảo hiểm).
 Các hợp đồng trong BHNT rất đa dạng
Tính đa dạng của các hợp đồng BHNT xuất phát từ mục đích của người tham
gia và từ các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Mỗi sản phẩm của
công ty thiết kế ra là để phù hợp với từng đối tượng tham gia khác nhau, cho
nên bất cứ ai cũng có thể tham gia bảo hiểm và có được sản phẩm phù hợp
với mục đích của bản thân khi tham gia bảo hiểm.
 Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố
Đối với sản phẩm BHNT, để định giá phí BHNT thì phải dựa trên từng vùng
địa lý, từng quốc gia, từng chế độ xã hội, tình hình kinh tế chính trị của mỗi
nước khác nhau. Hơn nữa còn phải nắm vững đặc trưng cơ bản của từng loại
sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích chiều hướng phát triển chung của
mỗi loại sản phẩm trên thị trường…Bên cạnh đó phí BHNT chủ yếu phụ
thuộc vào:
o Độ tuổi người tham gia bảo hiểm
o Tuổi thọ bình quân của con người
o Số tiền bảo hiểm
8
o Thời hạn tham gia bảo hiểm
o Phương thức thanh toán
o Lãi suất đầu tư
o Tỉ lệ lạm phát, thiểu phát của đồng tiền
 BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định
Trên thế giới, BHNT đã ra đời hàng trăm năm nay nhưng cũng có những
quốc gia chưa triển khai được BHNT mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và
lợi ích của nó. Nguyên nhân của hiện tượng này được các nhà kinh tế giải
thích rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là phải có những điều
kiện kinh tế xã hội nhất định.
o Điều kiện về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP, mức thu nhập của dân
cư, tỷ lệ lạm phát của đồng tiền, tỷ giá hối đoái,…
o Điều kiện xã hội: Xã hội tương đối ổn định, không xảy ra nội chiến,
bạo động,…
o Ngoài ra, môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra
đời và phát triển của BHNT.

2.2. Phân loại BHNT:


Dưới nhiều góc độ, bảo hiểm nhân thọ được chia thành các loại khác nhau. Theo
phương thức tham gia có bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm. Theo đối tượng tham gia
có bảo hiểm cho con, bảo hiểm cho người trụ cột và bảo hiểm hưu trí. Theo hình thức hợp
đồng có bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ.

Cụ thể hơn là chia theo phạm vi bảo hiểm, có 7 loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản:
Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm trả
tiền định kỳ, Bảo hiểm liên kết đầu tư, Bảo hiểm hưu trí.

a) Bảo hiểm sinh kỳ


Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tại Việt Nam bảo hiểm sinh kỳ vẫn được quy định

9
theo Luật kinh doanh bảo hiểm nhưng trên thực tế hầu hết các công ty bảo hiểm
nhân thọ không triển khai sản phẩm này.
b) Bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết
trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
c) Bảo hiểm trọn đời
Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết
vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó. Hiện nay các công ty
bảo hiểm nhân thọ ít triển khai thêm mới sản phẩm bảo hiểm trọn đời.
d) Bảo hiểm hỗn hợp
Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử
kỳ. Đây là một trong những sản phẩm bảo hiểm chủ lực của các công ty bảo hiểm
tại Việt Nam.
e) Bảo hiểm trả tiền định kỳ
Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải
trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
f) Bảo hiểm liên kết đầu tư
Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không chia lãi, phí và
quyền lợi bảo hiểm tách riêng thành hai phần đó là phần bảo hiểm và phần đầu tư.
Hai sản phẩm tiêu biểu nhất của dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là bảo
hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
g) Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt
đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.

10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BHNT 10 NĂM
TRỞ LẠI ĐÂY TẠI VIỆT NAM
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường BHNT tại Việt Nam đến nay đã
có 18 doanh nghiệp, cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, với hơn 13,5 triệu
hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, giải quyết công ăn việc làm cho gần 900.000 đại lý, số tiền
bảo hiểm chi trả năm 2021 lên tới hơn 30.000 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2022 chi trả hơn
18.000 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. BHNT ngày càng trở nên quen
thuộc với một bộ phận không nhỏ người dân. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành
bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam vẫn còn rất lớn

3.1. Về quy mô thị trường


Thị trường BHNT ở Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao với mức trung bình
25,3%/năm trong giai đoạn 2012 - 2021, phí BHNT chiếm khoảng 73% tổng phí của toàn
thị trường bảo hiểm ( năm 2021 ). Mặc dù tăng trưởng cao, ổn định song quy mô thị
trường BHNT vẫn còn nhỏ so với tiềm năng. Năm 2021, tổng doanh thu phí BHNT đạt
159.458 tỷ đồng, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trên GDP chỉ đạt mức 3,07, thấp
hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%).

Bảng 1. Quy mô thị trường BHNT tại VIệt Nam giai đoạn 2012-2021

Năm Năm Năm Năm Năm


Các chỉ tiêu Đơn vị
2012 2013 2014 2015 2016
18.39 19.44
Doanh thu phí BHNT Tỷ đồng 23.267 36.650 50.497
7 9
Tốc độ tăng trưởng % 13,71 23,1 25,79 29,5 31,95
Tỷ trọng phí BHNT /
% 44,60 48,85 36,92 53,36 57,80
Tổng phí thị trường bảo hiểm

Năm Năm Năm Năm Năm


Các chỉ tiêu Đơn vị
2017 2018 2019 2020 2021
Tỷ 129.29
Doanh thu phí BHNT 66.226 86.176 106.640 159.458
đồng 1
Tốc độ tăng trưởng % 31,15 30,34 23,75 21,24 22

11
Tỷ trọng phí BHNT / 66,65
% 61,42 64,72 69,52 73,37
Tổng phí thị trường bảo hiểm
( Nguồn: Cục quản lý, giám sát bảo hiểm )

Tính đến năm 2021, các thị phần doanh thu phí BHNT như sau: Manulife (24,1%),
Bảo Việt nhân thọ (12,8%), Prudential (12,7%), Dai-ichi (12,2%), AIA (8,1%), các doanh
nghiệp còn lại chiếm thị phần 30.1%.

Các doanh Manulife


nghiệp khác 24%
30%

Bảo Việt
AIA nhân thọ
8% 13%
Dai-ichi Prudential
12% 13%

Biểu đồ 1. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2021

3.2. Về tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới
Trong giai đoạn 2012-2021, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo
hiểm chính luôn tăng qua các năm từ 1 triệu hợp đồng năm 2012 tăng lên hơn 3,57 triệu
hợp đồng vào năm 2021.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ chính năm 2021 đạt 49.549 tỷ đồng, tăng gấp 6.5 lần so với năm 2013 (7.603 tỷ
đồng). Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 56,67%
tổng doanh thu phí khai thác mới. Tiếp theo là bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng khoảng
29,8%.

3.3. Về tình hình trả tiền bảo hiểm


Số tiền công ty BHNT chi trả cho khách hàng luôn tăng trong 10 năm trở lại đây. Năm
2012, số tiền chi trả bảo hiểm chỉ 8.541 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 số tiền này đã tăng
gấp 3.8 lần ( 32.814 tỷ đồng ). Việc nhận được số tiền bảo hiểm đã giúp các tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, tiết kiệm, bảo vệ tài

12
chính trước các rủi ro trong cuộc sống, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội.

Số tiền chi trả bảo hiểm (bao gồm chi trả giá trị hoàn lại,
Năm
chi đáo hạn, sự kiện bảo hiểm) (Đơn vị: tỷ đồng)
201
8.541
2
201
8.095
3
201
8.976
4
201
7.983
5
201
12.363
6
201
15.947
7
201
19.455
8
201
22.854
9
202
25.115
0
202
32.814
1
Bảng 2. Tình hình trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2012 – 2021

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm)

3.4. Về trung gian bảo hiểm


Có 2 kênh chính làm trung gian bảo hiểm nhân thọ đó là môi giới bảo hiểm và đại lý
bảo hiểm. Trong đó, đại lý bảo hiểm chiếm tỷ trọng chủ yếu. Theo số liệu thống kê năm
2021, có gần 900.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động (bao gồm đại lý cá nhân và
đại lý cá nhân trực thuộc tổ chức) chiếm gần 85% tổng số đại lý bảo hiểm cả nước. Hiện

13
nay, có 18 công ty môi giới bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên phí bảo hiểm
nhân thọ thông qua môi giới rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,16% tổng phí bảo hiểm qua môi
giới.

Tiểu kết:

Có thể nói, thị trường BHNT Việt Nam 10 năm trở lại đây đã có nhiều bước tiến vượt
bậc. Tuy phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, khủng hoảng kéo dài và đại dịch
Covid nhưng doanh thu phí BHNT cũng như số lượng hợp đồng bảo hiểm vẫn duy trì
và có xu hướng tăng mỗi năm. Nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm hưu trí của người
dân ngày càng rõ nét hơn, đem lại cơ hội phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho các
công ty bảo hiểm. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thành công trong thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vốn hợp tác liên kết trong kinh doanh.
Bên cạnh đó thị trường BHNT vẫn còn gặp nhiều vấn đề tồn đọng. Quan trọng nhất là
dù số lượng hợp đồng bảo hiểm mỗi năm có xu hướng tăng nhưng số lượng người dân
tham gia BHNT vẫn còn thấp. Các sản phẩm BHNT vẫn còn hạn chế và chưa hấp dẫn
được khách hàng tiềm năng tham gia. Trong khi đó, kỳ hạn của một hợp đồng BHNT
thường rất dài (khoảng 15 năm trở lên) nên tâm lý người dân vẫn còn e ngại trong việc
tham gia BHNT. Một số chuyên viên tư vấn, đại lý bảo hiểm nhân thọ trình độ vẫn còn
hạn chế và thiếu trung thực khi tư vấn bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng cũng như là
công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam
chưa thật sự tốt.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP


4.1. Thay đổi nhận thức của người dân về BHNT.
Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần phối hợp với nhau trong việc
tuyên truyền, quảng bá để người dân cảm nhận được vai trò quan trọng của bảo
hiểm nhân thọ trong việc bảo vệ nguồn tài chính cá nhân khi rủi ro xảy ra. Từ đó,
người dân có cái nhìn thân thiện hơn đối với đội ngũ tư vấn bảo hiểm hay các công
ty bảo hiểm nhân thọ.

4.2. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp BHNT phát triển và đa dạng hóa sản
phẩm bảo hiểm.
Nhà nước thực hiện rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định về phê
chuẩn sản phẩm bảo hiểm theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, cho phép
các doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng kịp thời cơ hội triển khai, bảo đảm mặt bằng
chung tối thiểu giữa doanh nghiệp BHNT và phi nhân thọ khi triển khai cùng một
loại hình bảo hiểm sức khoẻ và tăng tính hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của các sản

14
phẩm bảo hiểm so với các sản phẩm tài chính thay thế khác (đặc biệt là các sản
phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư).
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần xây dựng và thiết kế các sản phẩm bảo
hiểm đa dạng và phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của người dân Việt Nam.

4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý bảo hiểm.
Nhà nước cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo, thi và cấp chứng chỉ đại
lý bảo hiểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đại lý của các doanh
nghiệp bảo hiểm.
Các công ty BHNT cần có quy định, chế tài xử lý đối với những đại lý bảo hiểm vi
phạm các quy định, nguyên tắc nghề nghiệp khi thực hiện tư vấn tài chính cho
khách hàng để nêu gương.

4.4. Đa dạng hóa kênh phân phối bảo hiểm.


Ngoài các kênh phân phối bảo hiểm hiện có, Nhà nước có thể nghiên cứu ban hành
hướng dẫn đối với các kênh phân phối mới như phân phối bảo hiểm qua thương mại
điện tử, phân phối bảo hiểm qua điện thoại di động..., nhằm tạo hành lang pháp lý
giúp doanh nghiệp bảo hiểm đa dạng hóa kênh phân phối.

4.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sau bán hàng tại các công ty
BHNT.
Các công ty bảo hiểm cần duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ thông qua việc
gọi điện hỏi thăm để tư vấn tài chính cho khách 108 Nguyễn Hữu Quỳnh Như / Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 4(47) (2021) 102-108 hàng, tổ chức
các buổi hội thảo, tri ân khách hàng, tặng quà nhân dịp sinh nhật, cuối năm,...

KẾT LUẬN:
Tóm lại, 10 năm trở lại đây thị trường BHNT Việt Nam ngày càng phát triển, còn
nhiều tiềm năng chưa được khai thác, hứa hẹn sẽ phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai
và khẳng định được vị trí quan trọng của mình trên thị trường bảo hiểm nói riêng, trong
nền kinh tế quốc gia nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


 Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam
 Cục quản lý, giám sát bảo hiểm

15
 Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
 Viện chiến lược và chính sách tài chính

16

You might also like