You are on page 1of 206

MỤC LỤC

1.
VĂN BẢN HỢP NHẤT 06/VBHN-VPQH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2000 ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2010, 2019.............................................................................................................3
2. VĂN BẢN HỢP NHẤT 12/VBHN-BTC NGHỊ ĐỊNH 73/2016/NĐ-CP ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BƠI NGHỊ ĐỊNH 151/2018/NĐ-CP, 80/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM........................................................................................................35
3. NGHỊ ĐỊNH 03/2021/NĐ-CP VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI................................................................................................................................... 97
4. VĂN BẢN HỢP NHẤT 27/VBHN-BTC THÔNG TƯ 50/2017/TT-BTC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BỞI THÔNG TƯ 01/2019/TT-BTC, THÔNG TƯ 89/2020/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI
HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM..............................................153
5. TRÍCH BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2015...........................................................................200

1
2
VĂN BẢN HỢP NHẤT 06/VBHN-VPQH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2000 ĐƯỢC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2010, 2019
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
2. Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã
hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về kinh doanh bảo hiểm[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại
bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
Điều 2. Áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập
quán quốc tế
1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không
trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết
bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết
hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh
nghiệp bảo hiểm.

3
4. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản
phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên
quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm
và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng.
7. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
8. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm con người.
9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài
sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
10. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi
sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm.
11. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
hoặc chết.
13. Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một
thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu
người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
14. Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một
thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu
người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
15. Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
16. Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất
kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
17. Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho
người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
18. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ
bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
19.[2] Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ
tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
20.[3] Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương
tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

4
21.[4] Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn
thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
22.[5] Tư vấn bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm
bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất.
23.[6] Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính chất và mức độ
rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo
hiểm.
24.[7] Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự
phòng nghiệp vụ, vốn, biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá
trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
25.[8] Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn
thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
26.[9] Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường
bảo hiểm.
Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm
1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ
chức kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm
phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.
3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các
nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Điều 5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; tạo điều kiện để doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
1.[10] Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo
hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động
tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của
mình đối với bên mua bảo hiểm.
Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm[11]

5
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
g) Bảo hiểm hưu trí.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
b) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường
hàng không;
c) Bảo hiểm hàng không;
d) Bảo hiểm xe cơ giới;
đ) Bảo hiểm cháy, nổ;
e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
g) Bảo hiểm trách nhiệm;
h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
k) Bảo hiểm nông nghiệp.
3. Bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
a) Bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.
5. Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.
Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công
cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
Điều 9. Tái bảo hiểm[12]

6
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh
giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.
Điều 10. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm[13]
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm,
đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát
triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông
tin để quản trị rủi ro.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất
lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo
hiểm.
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước
phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực
bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu
thầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo
hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm;
d) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
e) Khuyến mại bất hợp pháp;
g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.
Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm[14]
Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy
định của pháp luật.
Chương II
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm

7
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật Hàng hải; đối với những
vấn đề mà Bộ luật Hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp
dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội
dung khác do các bên thỏa thuận.
Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo,
telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm[15]
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ
phí bảo hiểm.
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không
phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.

8
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm
về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2
Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo
hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho
người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của
bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1
Điều 20 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

9
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy
định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp
bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông
tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm
cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí
bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong
những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm
hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp
đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp
thông tin sai sự thật.
Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được
bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời
gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm
phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng
phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng

10
bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay
bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải
thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo
hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm
còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian
còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí
hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật
này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật
này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm
cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng
đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực
hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm

11
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm,
điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm
có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo
tập quán quốc tế.
Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo
hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc
bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác
không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời
điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua
bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc
trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều
này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Điều 30. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Mục 2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI
Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con
người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

12
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Điều 32. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người
1. Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức
khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời
điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi
đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm
sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ
hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng
bảo hiểm.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số
phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thỏa
thuận trong hợp đồng;
b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm
đã đóng.
4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng
số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã
đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm
đã đóng.
Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc
một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn
60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng
phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

13
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp
bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp
bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
4. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua
bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm
thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc
gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không
có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ
hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của
pháp luật.
Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người
khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau
đây:
a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn
bản;
b) Người đang mắc bệnh tâm thần.
Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm
đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc
lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh
viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ
hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho
bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi
đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thừa kế.
Mục 3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

14
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được
bằng tiền và các quyền tài sản.
Điều 41. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.
Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua
bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương
ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp
lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm
chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo
hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai
doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo
hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận
trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi
thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn
thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong
hợp đồng bảo hiểm.
Điều 46. Căn cứ bồi thường
1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định
trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại
thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường
và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số
tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những
chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo
hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

15
Điều 47. Hình thức bồi thường
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi
thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình
thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo
giá thị trường của tài sản.
Điều 48. Giám định tổn thất
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm
ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám
định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng
cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường
hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được
yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên
độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền
yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm,
không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của
người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm,
trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Điều 50. Các quy định về an toàn
1. Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động,
vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối
tượng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo
hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho
đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm
thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được
thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm.

16
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối
tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Mục 4. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo
hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được
bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 54. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm
những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho
người thứ ba.
2. Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn
phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi
phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh
nghiệp bảo hiểm.
3. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho
tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại Tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
Điều 56. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba
về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 57. Phương thức bồi thường
Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho
người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.
Chương III
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Mục 1. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 58. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

17
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 59. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm[16]
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Công ty cổ phần bảo hiểm;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
3. Hợp tác xã bảo hiểm;
4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
c) Giám định tổn thất;
d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm
phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe
và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm
Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
1. Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
khác;
2. Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận
bảo hiểm.
Điều 62. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật;
4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
5.[17] Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp
khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động

18
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ,
chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn
điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến
hành.
Điều 65. Thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ
Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính
phải có văn bản giải thích lý do.
Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 66. Lệ phí cấp giấy phép
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép
theo quy định của pháp luật.
Điều 67. Công bố nội dung hoạt động
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội
dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong
những trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt
động;
c) Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
đ) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và
hoạt động;
e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b,
c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉ ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm và phải thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu hồi giấy phép thành
lập và hoạt động.
Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

19
3. Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài
chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 69. Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một
trong những nội dung sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ;
c) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
g)[18] Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;
h)[19] Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước
ngoài.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại
khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo
quy định của pháp luật.
Mục 2. TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ
Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo
hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa
là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Điều 71. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
1. Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt
động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ
chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.
2. Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể
trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 72. Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.
Điều 73. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quy định.
Mục 3. CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

20
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà
không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ
Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển
giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi
hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng
nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp
đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng
văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo
hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo
cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.
Mục 4. KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 77. Khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng
nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên
khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của
doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định Chính phủ.
2. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo
ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và
các biện pháp khắc phục.
Điều 79. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả
năng thanh toán
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các
biện pháp sau đây:

21
1. Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp,
báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
2. Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.
Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo
phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh
toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo
phương án đã được chấp thuận;
b) Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán để phối hợp thực hiện;
c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh
toán;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số
nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần
thiết;
g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với
những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán
đã được chấp thuận;
h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh
toán;
i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán.
3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định
của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp
bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát
khả năng thanh toán.
Điều 81. Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
1. Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trường hợp sau
đây:
a) Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
b) Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp
khôi phục khả năng thanh toán,;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.

22
2. Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thực hiện theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết
định gia hạn;
c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 1
Điều 68 của Luật này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Điều 83. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc
phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Chương IV
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ
BẢO HIỂM[1]
Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 84. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
3. Thu phí bảo hiểm;
4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c)[20] Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý
bảo hiểm.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

23
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa
án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại
lý bảo hiểm.
Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
2. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm;
6. Thời hạn hợp đồng;
7. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp
đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh
nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
Mục 2. DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 89. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm;
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của bên mua bảo hiểm.
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới
bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Thực hiện việc môi giới trung thực;
b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua
bảo hiểm;
c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

24
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi
giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
Điều 93. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện
theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 và các điều 65, 66, 67, 68 và 69 của
Luật này.
Mục 3. DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM[21]
Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan;
b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;
c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.
2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung
cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:
a) Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân
được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm).
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
a) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được
cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy
định của pháp luật;
b) Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất
bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là
bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm
cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ
đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác
và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước
hoặc ở nước ngoài cấp.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

25
b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ
bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về
phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành
lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu
chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ
pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành
viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nội dung chương trình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ
trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước và quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về
phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
Chương V
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn
duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều 95. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương
mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.
Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích
thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo
hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng
với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối
với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 97. Quỹ dự trữ và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm[22]
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ
sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ
5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo
quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm
trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

26
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo
hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Điều 98. Đầu tư vốn
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được
yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong
các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này
và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo
hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Điều 99. Thu, chi tài chính
1. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 100. Năm tài chính
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và
hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 101. Chế độ kế toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toán áp dụng
đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.
Điều 102. Kiểm toán
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
Điều 103. Báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo tài
chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định
của Bộ Tài chính.
2. Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tài chính trong
những trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

27
b) Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những cam kết với bên
mua bảo hiểm.
Điều 104. Công khai báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Chương VI
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI; CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI[23]
Điều 105. Hình thức hoạt động[24]
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại
Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;
b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
2.[25] Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân nước
ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại
diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp
và trong tình trạng tài chính bình thường;
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm
trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.
Điều 107. Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động năm năm
trở lên;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợp tác với
các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép[26]
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài tại Việt Nam.
Điều 109. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động

28
1. Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 của Luật này, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và
hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh còn bao gồm:
a) Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;
b) Hợp đồng liên doanh;
c) Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về
tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong ba năm gần nhất.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 của Luật này, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và
hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước
ngoài còn bao gồm:
a) Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
b) Giấy ủy quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;
c) Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng
trụ sở chính trong ba năm gần nhất.
Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
1. Đơn xin đặt văn phòng đại diện;
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
3. Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong ba
năm gần nhất;
4. Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;
5. Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và hoạt
động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 111. Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động
Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động đối với doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các
điều 65, 66 và 67 của Luật này.
Điều 112. Thu hồi giấy phép
1. Ngoài các quy định tại Điều 68 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành
lập và hoạt động.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị
thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận

29
Những thay đổi phải được chấp thuận đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật này.
Điều 114. Nội dung hoạt động
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư
nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ dự trữ khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Luật
này.
3. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư
nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 116. Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh
nghiệp bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải duy trì khả năng thanh toán theo quy
định tại Điều 77 của Luật này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ
theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 của Luật này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vốn theo quy định tại Điều 98
của Luật này.
Điều 117. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải thực
hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính theo quy định tại các điều 101, 102, 103 và 104 của
Luật này.
2. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cho Bộ Tài chính.
Điều 118. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài được
chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận còn lại thuộc sở hữu của mình sau khi đã trích lập các quỹ và thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bên nước ngoài trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh
được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm liên doanh đã trích lập các quỹ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài trong doanh nghiệp
bảo hiểm liên doanh; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài

30
trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh được chuyển ra nước ngoài số tài sản còn lại của
mình sau khi đã thanh lý, kết thúc hoạt động tại Việt Nam.
4. Việc chuyển tiền và các tài sản khác ra nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 119. Các quy định khác
Chính phủ quy định cụ thể nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1.[27] Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm,
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam;
2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4.[28] Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài
chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm
các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm qua biên giới;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước
ngoài;
8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo
hiểm.

31
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà
nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 122. Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm[29]
1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật
này và pháp luật về thanh tra.
Chương VIII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 123. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong kinh doanh bảo hiểm, phát hiện những hành vi vi phạm pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 124. Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động hoặc không đúng với nội
dung giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Vi phạm quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Cạnh tranh bất hợp pháp;
4. Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
5. Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc;
6. Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo
hiểm cung cấp;
7. Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật;
8. Kinh doanh trong điều kiện không bảo đảm yêu cầu về tài chính, vi phạm quy định về vốn pháp
định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ;
9. Vi phạm quy định về đầu tư vốn;
9a.[30] Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của
cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung
cấp loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 125. Xử lý vi phạm
1. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về cấp giấy phép thành lập và
hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài tại Việt Nam, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của

32
Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 126. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn
phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo
quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của
Tòa án.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[31]
Điều 127. Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn
phòng đại diện được thành lập, hoạt động; hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày Luật
này có hiệu lực
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thành lập và hoạt động theo quyết
định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt
động kinh doanh bảo hiểm; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài đã hoạt động theo giấy phép đặt văn phòng đại diện cấp trước ngày Luật này có hiệu
lực thi hành không phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép.
2. Các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện
theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.
3.[32] Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá
trị sử dụng, không phải làm thủ tục chuyển đổi thành Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Điều 128. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.
2. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 129. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
 
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP
NHẤT
CHỦ NHIỆM

Nguyễn Hạnh Phúc


 

33
34
VĂN BẢN HỢP NHẤT 12/VBHN-BTC NGHỊ ĐỊNH 73/2016/NĐ-CP ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BƠI NGHỊ ĐỊNH 151/2018/NĐ-CP, 80/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
KINH DOANH BẢO HIỂM
Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài
chính, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
2. Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.[2]
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng[3]
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp
bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh
nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên
giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và
quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;
b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm;

35
c) Điều kiện đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung
cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;
giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Chi nhánh nước ngoài;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
d) Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
đ) Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Điều 2. Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
1. Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm
của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm
đạt tiêu chuẩn quốc tế; tạo lập môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng nhằm phát huy tối đa các
nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm, đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm và khuyến khích tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
tăng cường vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo hiểm; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh vì quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động
môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây
gọi tắt là Giấy phép) hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy
định tại khoản 1 Điều 90 và Điều 91 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và
chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại
Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại khoản 2, khoản 3
Điều 90 Nghị định này. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa
chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.
Điều 4. Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm
1. Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm
và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bảo
hiểm, khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và nghiệp vụ
bảo hiểm bảo lãnh.
Bảo hiểm bảo lãnh là hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài chấp nhận rủi ro của người được bảo lãnh, trên cơ sở người được bảo lãnh đóng phí bảo
hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh

36
nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên
được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thỏa
thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Các bên có thể thỏa thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình.
3. Bảo hiểm sức khỏe gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm
quy định trong Giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Bảo hiểm bắt buộc
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được
từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp đối tượng bảo hiểm đã đáp ứng đủ điều kiện mua bảo
hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm
bắt buộc theo quy định pháp luật.
Chương II
CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,
CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
đáp ứng các điều kiện sau:
a)[4] (được bãi bỏ)
b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay,
vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
c)[5]Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong
03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định
phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm
duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép
tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
2.[6] (được bãi bỏ)
3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
Điều 7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

37
a) Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện
chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
-[7] Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép;
-[8] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của
nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép.
b) Đối với tổ chức Việt Nam:
-[9] (được bãi bỏ)
- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến
thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)[10] Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị
định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo
hiểm dự kiến được thành lập;
b)[11](được bãi bỏ)
Điều 8. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài
1. Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài,
không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách
nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về
thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài tại Việt Nam;
c) [12](được bãi bỏ)
d) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về
quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
đ)[13] Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt
Nam;
e) Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền
vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;

38
g) Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế
đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 9. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều
kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b)[14] Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
c)[15] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của
nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép.
Điều 10. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này)
và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo
hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm
vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức
khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo
hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm
hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này)
và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo
hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm
vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo
hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

39
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm
sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức
khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn bảo hiểm
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ,
chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ nhiệm
là Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc
chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Danh sách thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau
đây:
a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác;
b) Điều lệ công ty;
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành
lập doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập
doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thì cung cấp cả báo cáo tài chính của công ty con đó;
e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện
chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và
nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra
nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam).
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

40
8. Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức
trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở
lên).
9. Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, kèm theo danh sách các
thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
10. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức nước ngoài góp vốn đóng trụ sở
chính xác nhận:
a) Tổ chức nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp
quy định của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận
thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
c) Tổ chức nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d)[16]Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi
tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép.
11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các
điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp
luật chuyên ngành.
12. Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy
phép theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
13. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt thành viên góp vốn để thực hiện
các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ,
chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ
nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc chuyên gia tính toán
dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cá nhân:
- Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;

41
- Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại
ngân hàng.
b) Đối với tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác; đối với tổ chức nước ngoài thì bản sao phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập
doanh nghiệp bảo hiểm;
- Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép.
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành triển
khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
8. Biên bản họp của các cổ đông về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
9. Biên bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông chịu trách nhiệm
thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
10. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các
điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp
luật chuyên ngành.
11. Trường hợp tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có
thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản
chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động
tại Việt Nam;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d)[17] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước
nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép.
12. Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo
quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

42
2. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài đã được doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài phê chuẩn.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu
quả kinh doanh, khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ
nhiệm là Giám đốc, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của chi
nhánh nước ngoài.
5. Tài liệu về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:
a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác có chứng thực của cơ quan nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã đăng ký không
quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Điều lệ công ty;
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyết
định việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;
d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép.
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành triển
khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn được cấp gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
8. Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận:
a)[18] (được bãi bỏ);
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến
hành hoạt động tại Việt Nam;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d)[19] Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy
định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03
năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
9.[20] Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đáp ứng quy định tại
khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.

43
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công ty hoặc Chủ
tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng của doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm.
5. Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy
tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cá nhân:
- Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do
chuyển đổi gửi tại ngân hàng.
b) Đối với tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác; đối với tổ chức góp vốn nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có
chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
- Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các
điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy
định pháp luật chuyên ngành.
6. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
7. Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức
trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở
lên).
8. Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo
hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
9. Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập,
thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

44
10. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ
sở chính xác nhận:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu
phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;
c)[21] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm của
nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép.
11. Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp
Giấy phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 15. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản
sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng
tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ
tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp
luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác
của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
2. Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ
chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn
bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu
tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét
cấp Giấy phép.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối
cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy
phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định
tại Nghị định này.
Điều 16. Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về
những nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài;
b) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;

45
d) Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
đ) Số và ngày cấp Giấy phép;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng
thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định được quy định tại Điều
10 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt
động:
a) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);
b) Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định
pháp luật;
c) Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
d) Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp
vụ, phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài),
phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;
đ) Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và
đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).
4. Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này
để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.
5. Trong quá trình hoạt động, khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm có những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận theo khoản 1 Điều 69 Luật
kinh doanh bảo hiểm và khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm thì phải tiến
hành công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2. THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI
BẢO HIỂM
Điều 17. Đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm
1. Hồ sơ đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài) về việc đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh.
2. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

46
Điều 18. Thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) bao gồm các
tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức
tăng vốn và thời gian thực hiện.
c) Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông
(hoặc thành viên) này đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này (tương ứng
với từng loại hình doanh nghiệp). Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông (hoặc thành viên)
đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ
phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) bao
gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy
định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm
vốn và thời gian thực hiện.
c) Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp phải chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài chính theo quy
định tại Nghị định này.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào
bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận về
nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện phát hành theo quy định
của Luật chứng khoán.
5. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay
đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm hoàn thành việc thay đổi vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) so với
phương án thay đổi vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận;

47
b) Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng
thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài đã cấp đủ vốn tăng thêm cho chi nhánh nước ngoài (đối với trường hợp tăng vốn)
vào tài khoản phong tỏa;
c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất
việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài đã chuyển trả
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đủ số vốn giảm (đối với trường hợp giảm vốn);
d) Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo
phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại
chúng.
6. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
7. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay
đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo
cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
8. Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 19. Mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở chi nhánh, văn phòng đại
diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn pháp định
được quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ
400 triệu đồng trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn
phòng đại diện;
d) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; có bằng chứng về quyền
sử dụng địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
đ) Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều
29 Nghị định này;
e) Có hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành
chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi
nhánh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp
luật;
c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng yêu
cầu về vốn chủ sở hữu và biên khả năng thanh toán theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

48
d) Lý lịch tư pháp, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác, lý lịch, bản sao văn bằng chứng chỉ chứng minh trình độ, kinh
nghiệm của người dự kiến được bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;
đ) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
e) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn chấm dứt hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại
khoản 4 Điều này;
b) Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện không gây thiệt hại đến các nghĩa
vụ hiện tại đối với nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan.
4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chấm dứt hoạt động
chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 03 năm gần nhất. Trường
hợp chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động chưa được 03 năm thì báo cáo tình hình hoạt động từ khi
bắt đầu hoạt động;
d) Báo cáo trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi chấm dứt hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện.
5. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được chủ động
thành lập hoặc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày
quyết định lập hoặc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gửi thông báo đến Bộ Tài chính. Nội dung thông báo lập địa
điểm kinh doanh gồm:
a) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Nội dung hoạt động của địa điểm kinh doanh;
c) Họ, tên, nơi cư trú, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài,
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Điều 20. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh
1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm các tài
liệu sau:

49
a) Văn bản đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do
Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài) về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có văn bản thông báo cho Bộ Tài
chính về thay đổi đó.
Điều 21. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở rộng
nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
b) Người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận đáp ứng tiêu
chuẩn tại Điều 30 Nghị định này.
c) Trường hợp triển khai bảo hiểm hưu trí:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng;
- Sử dụng tối thiểu 200 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu để thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện;
- Có hệ thống công nghệ thông tin theo dõi và quản lý chi tiết từng giao dịch của từng tài khoản
bảo hiểm hưu trí;
- Có tối thiểu 05 cán bộ trực tiếp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. Mỗi cán bộ có tối thiểu 05 năm
kinh nghiệm quản lý quỹ hưu trí hoặc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.
d) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ đồng;
- Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát các quỹ liên kết đơn vị một
cách thận trọng và hiệu quả;
- Có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị một cách khách quan, chính
xác theo định kỳ tối thiểu mỗi tuần 01 lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá mua và
giá bán đơn vị quỹ.
đ) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết chung:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 100 tỷ đồng;
- Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát quỹ liên kết chung một cách
thận trọng và hiệu quả.
e) Đối với các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thu hẹp
nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải bảo đảm việc thu hẹp nội
dung, phạm vi, thời hạn hoạt động không gây thiệt hại đến các nghĩa vụ hiện tại đối với nhà nước,
quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan.

50
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính
quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài) về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm mới dự kiến triển khai (nếu có) đối với
trường hợp đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động;
d) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mở rộng nội
dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về
trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi thu hợp nội dung, phạm vi hoạt động.
3a.[22] Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung hoạt động phụ trợ bảo hiểm bao gồm tài liệu quy định tại
điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều này.
4. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 22. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp
1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và
Nhà nước;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan;
c) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với trường hợp chuyển
nhượng dưới 10% vốn điều lệ);
d) Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng
cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này
(tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp);
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau
khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp phải
đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này (tương ứng với từng loại hình
doanh nghiệp được thành lập sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp).
2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên bao gồm:
a) Văn bản đề nghị được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ
phần, phần vốn góp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

51
b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi
nhánh nước ngoài) về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ
phần, phần vốn góp;
c) Báo cáo về phương án phân chia, xử lý hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ
với Nhà nước, cam kết với người lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán, chuyển đổi
hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
đ) Bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc về hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng (trừ trường
hợp doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại chúng);
e) Ý kiến của cơ quan thẩm định giá, trong đó nêu rõ việc xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phần hoặc
định giá phần vốn góp (đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập); xác định giá trị tài sản phân chia cho
các bên (đối với trường hợp chia, tách);
g) Bản sao công chứng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm đề nghị
hợp nhất, sáp nhập của tổ chức sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
h) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn, người quản trị điều hành và doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập sau khi chia
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;
i) Doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại chúng không phải nộp các tài liệu
quy định tại điểm d, điểm đ và điểm h Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo phương án đã được chấp thuận,
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài
chính kết quả thực hiện. Doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại chúng nộp các tài
liệu quy định tại điểm d, điểm đ và điểm h khoản 1 Điều này. Trường hợp không thực hiện được
phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo và các tài liệu kèm theo của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về kết quả thực hiện
phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, Bộ Tài chính cấp Giấy phép hoặc Giấy
phép điều chỉnh.
Điều 23. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chấm dứt hoạt
động chi nhánh nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm giải thể, chi nhánh nước ngoài chấm
dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

52
a) Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép mà không đề nghị gia hạn hoặc có đề nghị
gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn;
b) Tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
c) Bị thu hồi Giấy phép;
d) Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước
ngoài);
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động hoặc
bị giải thể, phá sản (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).
2. Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chấm dứt hoạt
động của chi nhánh nước ngoài, bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài);
c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại các điểm a
(đối với trường hợp đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn), điểm c, điểm d và điểm đ
khoản 1 Điều này;
d) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm (trong trường hợp tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều này) đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết
tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau:
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật;
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm cả việc thanh toán
các nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối
với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài);
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;
- Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
- Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).
đ) Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định
giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chấm dứt hoạt động chi nhánh nước
ngoài.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC
NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 24. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
a) Trụ sở chính;

53
b) Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc (được gọi là Chi
nhánh) trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền;
c) Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó;
d) Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi mà doanh
nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
2. Chi nhánh nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc tại Việt Nam.
Điều 25. Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Người quản trị, điều hành theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty); thành viên Hội
đồng quản trị (thành viên Hội đồng thành viên);
b) Trưởng Ban kiểm soát; Trưởng Ban kiểm toán nội bộ; kiểm soát viên (đối với trường hợp
doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát);
c) Tổng Giám đốc (Giám đốc); Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
d) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; kế toán trưởng; Giám đốc chi nhánh;
Trưởng văn phòng đại diện; người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ; chuyên gia tính toán (đối với
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe); chuyên gia tính toán dự phòng và
khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài).
2. Nguyên tắc phân công đảm nhiệm chức vụ
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực (bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm
nhân thọ, tái bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được đồng thời làm việc cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng
lĩnh vực tại Việt Nam; Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh
vực tại Việt Nam;
c) Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh,
Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được
kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của tối đa 01 chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc bộ phận
nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Giám đốc, Phó Giám đốc của
chi nhánh nước ngoài chỉ được kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của tối đa 01 bộ phận nghiệp vụ
của chi nhánh đó;
d) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe,
chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh
nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn tài

54
chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự
phòng và khả năng thanh toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và không được đồng thời
kiêm nhiệm các chức danh Tổng Giám đốc (Giám đốc), kế toán trưởng.
Điều 26. Tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành
1. Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18
Luật doanh nghiệp.
2. Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm:
a) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị
buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình chỉ
chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bổ
nhiệm;
b) Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám
định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm trong
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo hiểm, kiểm soát
nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
c) Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp
luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
Điều 27. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên,
Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên; 03 năm đối với các thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh
nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát), Trưởng Ban kiểm toán nội bộ hoặc có kinh nghiệm quản
lý điều hành tối thiểu 03 năm tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
4. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần) phải bảo đảm số thành viên
thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
5. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập
Ban kiểm soát) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm.
Điều 28. Tiêu chuẩn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành
lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong
đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản trị, điều hành theo quy định tại Điều 25 Nghị định này
tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc trực tiếp làm
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

55
Điều 29. Tiêu chuẩn của Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi
nhánh, Trưởng văn phòng đại diện
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành
lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc
lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
5. Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3
Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật
về kế toán và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm về kế toán hoặc kiểm toán trong lĩnh vực bảo hiểm.
6. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 30. Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở
đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu bộ
phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc đầu tư do
các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn
dự kiến đảm nhiệm.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 31. Tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và là thành viên (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo
hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các
nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm
Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo
hiểm quốc tế hoặc có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm sức khỏe kể từ khi là thành viên (Fellow) của một trong các Hội trên.
3. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
4. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 32. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
1. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.

56
b) Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức
của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc
c) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng
chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính
toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo
hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn
thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương
đương với 02 môn thi của Hội;
d) Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được
sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo các hình thức sau:
a) Sử dụng người lao động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài;
b)[23] Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2
Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 3 Điều 89a của Nghị định này để thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia
tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong trường hợp thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thông báo cho Bộ Tài chính về tổ chức
cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ
chức và thời hạn của hợp đồng cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm;
c) Thuê hoặc sử dụng chuyên gia tính toán của chủ đầu tư hoặc công ty mẹ hoặc công ty trong
cùng tập đoàn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.
Điều 33. Tiêu chuẩn của nhân viên môi giới bảo hiểm
Nhân viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trực tiếp thực hiện các nội dung hoạt động môi
giới bảo hiểm quy định tại Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm
hoặc môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong
và ngoài nước cấp.
Điều 34. Thủ tục bổ nhiệm, thay đổi một số chức danh quản trị, điều hành của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ
Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi bổ nhiệm, thay đổi các chức danh sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc);
c) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe;
d) Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Hồ sơ bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các tài liệu
sau:
a) Văn bản đề nghị bổ nhiệm, thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

57
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước
ngoài);
c) Lý lịch tư pháp; bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ và năng
lực chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi;
d) Văn bản cam kết của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi sẽ làm việc cho doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi được Bộ Tài chính chấp
thuận.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách
nhiệm đối với việc bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quản trị, điều hành khác ngoài các chức danh quy
định tại khoản 1 Điều này.
Điều 35. Hệ thống công nghệ thông tin
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chủ động thiết
lập, duy trì và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công ng hệ thông tin đáp ứng
quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp.
Điều 36. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng,
triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp;
quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), quy trình môi giới bảo hiểm (đối với doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm) và các quy trình nghiệp vụ khác theo quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập hệ
thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ bảo đảm doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động an toàn và đúng
pháp luật.
3. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải độc lập với các hoạt động điều hành, hoạt động kinh doanh;
bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với bộ phận kiểm soát nội bộ và bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp
thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền
của doanh nghiệp, chi nhánh để có biện pháp xử lý thích hợp.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thường
xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại
diện và địa điểm kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài
chính của doanh nghiệp.
5. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh.
6. Kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

58
Mục 2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 37. Nội dung hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy
định tại khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ và ngược lại.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
4. Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp
đóng trụ sở chính.
Điều 38. Bán sản phẩm bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm
dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Thông qua giao dịch điện tử;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với
nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua
bảo hiểm dưới mọi hình thức.
4. Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật về
đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm tại Điều 39 Nghị định này.
Điều 39. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực
hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
3. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính
phê chuẩn trước khi triển khai.
4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước
khi triển khai. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố mức phí bảo hiểm thuần tương ứng với điều kiện
và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản làm căn cứ để xác định phí bảo hiểm;
b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
5. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải
bảo đảm:

59
a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán
của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản,
dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và
các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo
hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo
hiểm;
6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều
khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính. Trường hợp thay đổi phải được Bộ
Tài chính phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép
triển khai bao gồm: Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu
có liên quan trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử của Bộ
Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 40. Thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm
1. Đối với loại sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy
định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp 01 bộ
hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị phê chuẩn sản phẩm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí, dự phòng nghiệp vụ của
sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
d) Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, các mẫu
đơn mà bên mua bảo hiểm phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Đối với các sản phẩm bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi triển khai theo quy
định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp 01 bộ
hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Giải trình phương pháp và cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí bảo hiểm.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo
hiểm. Bộ Tài chính trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về sản phẩm bảo hiểm phải thực hiện
đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người

60
tiêu dùng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có văn bản phê chuẩn sản phẩm, Bộ Tài chính có
trách nhiệm gửi văn bản phê chuẩn sản phẩm và sản phẩm bảo hiểm đến Bộ Công Thương để thực hiện
đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
Điều 41. Hoa hồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm cho doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
Mục 3. HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM
Điều 42. Tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được
nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.
2. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10%
vốn chủ sở hữu.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định
của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh
nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái
bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm và mức giữ lại đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 43. Điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài
1. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng
mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard &
Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương
của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm
giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
3. Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn
mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan
quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái
bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
Mục 4. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 44. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.

61
2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm.
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của bên mua bảo hiểm.
Điều 45. Những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm
1. Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi
giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
4. Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn.
5. Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục 5. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Điều 46. Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để
bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối
tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
3. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 47. Giám định tổn thất
1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm. Cơ
quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định.
Điều 48. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài muốn chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm
của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp Bộ Tài
chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

62
b) Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi
tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp
đồng được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi
chuyển giao.
c) Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đối tượng của việc chuyển giao;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
d) Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính
có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo
hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao như sau:
a) Đăng bố cáo về việc chuyển giao trên 02 tờ báo ra hàng ngày trong 05 số liên tiếp bao gồm các
nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao;
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển
giao.
b) Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo
gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên
mua bảo hiểm được phép hủy hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày
kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.
Trường hợp bên mua bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại
cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; số nào
lớn hơn giữa phí bảo hiểm đã nhận và giá trị hoàn lại đối với bảo hiểm nhân thọ.
4. Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không
được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao.
5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh
nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:
a) Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài
chính phê chuẩn;

63
b) Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo
hiểm được chuyển giao;
c) Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được
chuyển giao và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ
bảo hiểm được chuyển giao.
6. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong
việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp
vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch
chuyển giao.
7. Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh
nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ,
dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Chương IV
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI,
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1. VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP, VỐN CHỦ SỞ HỮU, KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN
Điều 49. Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng số tiền do các
thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá
cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 50. Quản lý vốn chủ sở hữu
1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn
biên khả năng thanh toán tối thiểu.
2. Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu
chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định pháp luật trong thời hạn
06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
Điều 51. Sử dụng tiền ký quỹ

64
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các
cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp
thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt
động.
Điều 52. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định pháp
luật liên quan.
Mục 2. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
Điều 53. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ
theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh
trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách
nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao
động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi
đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết
không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài.
Điều 54. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian
còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu
nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên
mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh
nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do
có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

65
Điều 55. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm
sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức
khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian
còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu
nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do
có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
Điều 56. Dự phòng nghiệp vụ đối với tái bảo hiểm
1. Đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 53 Nghị
định này.
2. Đối với tái bảo hiểm nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 54
Nghị định này.
3. Đối với tái bảo hiểm sức khỏe: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 55 Nghị định
này.
Điều 57. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể mức trích lập, phương pháp trích lập, cơ sở trích lập dự phòng
nghiệp vụ quy định tại Điều 53, Điều 54 và Điều 55 Nghị định này phù hợp cho từng nghiệp vụ bảo
hiểm.
Điều 58. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được thay đổi phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đề nghị và được Bộ Tài
chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự
kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và biên khả năng thanh toán
(đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), của
chuyên gia tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe).
Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng
minh được phương pháp trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp trích lập cũ
về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

66
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Mục 3. ĐẦU TƯ VỐN
Điều 59. Nguyên tắc đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu;
b) Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn,
hiệu quả và thanh khoản;
b) Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và
góp vốn vào doanh nghiệp khác;
c) Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người
có liên quan với cổ đông (thành viên) góp vốn theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các
cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
d) Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay
một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (quy định này không áp dụng đối với việc gửi tiền vào
các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc
thành lập chi nhánh tại nước ngoài);
đ) Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Điều 60. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu
1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối
thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện theo quy định sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm: Thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo
quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật
4. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật
về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận và thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó.

67
5. Thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này:
a) Trước khi tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) việc đầu tư ra nước ngoài, doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bao gồm
các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm) về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tiến hành
thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: Mục
tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến
hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài
liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương án điều
chỉnh.
Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do
chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt hoạt
động đầu tư.
b) Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Đối với các trường hợp đầu tư khác theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, có văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn riêng thì thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt)
hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó.
Điều 61. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm
thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và
được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và
được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Điều 62. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy
thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:

68
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc,
trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối
đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc,
trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm
sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ
đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Mục 4. KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 63. Khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã
trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả
năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 64 Nghị định này.
Điều 64. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng
thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

69
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền
bảo hiểm chịu rủi ro;
- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo
hiểm chịu rủi ro.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:
a) Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 65. Biên khả năng thanh toán
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch
giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại thời
điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một
phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 66. Nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi
biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng
thanh toán tối thiểu.
Điều 67. Khôi phục khả năng thanh toán
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải
chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài
chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án
khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không tự khôi phục được khả
năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực
hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả
năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập
và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Mục 5. DOANH THU VÀ CHI PHÍ

70
Điều 68. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải thu phát sinh trong
kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ
các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:
a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc;
- Thu phí nhận tái bảo hiểm;
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người
thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ
trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng
bảo hiểm.
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm;
- Giảm phí bảo hiểm;
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
1a.[24] Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh
trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau
khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

71
a)[25] Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm
nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các
khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng
bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào
tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo
hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo
hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
1a.[26] Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Điều 70. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn
phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là quỹ
chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).

72
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc
phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp
đồng trước khi áp dụng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính
toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1.[27] Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với các nội dung hoạt động quy
định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
1a.[28] Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao
gồm:
1.[29] Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;
b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo
hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo
hiểm;
d) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
1a.[30] Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:

73
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Mục 6. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Điều 73. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm
Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là
khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
Điều 74. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 75. Phân phối lợi nhuận
Sau khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo
luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định pháp luật
Điều 76. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có chia lãi phải tách,
theo dõi riêng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí có liên quan đến các hợp đồng này (sau đây gọi là
quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi).
2. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một
phần hoặc toàn bộ thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi để phân chia cho các chủ hợp
đồng và chủ sở hữu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm
tất cả các chủ hợp đồng nhận được không thấp hơn 70% số thặng dư của tổng số lãi thu được hoặc
chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định về tỉ lệ tử vong, lãi suất đầu tư và chi phí, tùy theo số
nào lớn hơn.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp phân chia
thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng.
4. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư bao gồm các tài liệu
sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các phương pháp phân chia thặng dư dự kiến áp dụng có xác nhận của
chuyên gia tính toán.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 77. Quỹ dự trữ bắt buộc

74
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trích 5% lợi
nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10%
mức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài.
Mục 7. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 78. Chế độ kế toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện
ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính
xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
Điều 79. Năm tài chính
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài
chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt
đầu từ ngày cấp Giấy phép và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 80. Báo cáo tài chính
1.[31] Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách
nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo sử dụng dịch vụ
phụ trợ bảo hiểm định kỳ, đột xuất; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm lập và
gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và báo cáo danh sách cá nhân trực tiếp thực
hiện từng loại hình hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật
hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và
xác nhận trước khi nộp Bộ Tài chính.
Điều 81. Quản trị tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và
thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công
tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng,
triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán
nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.
Điều 82. Công khai báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố
công khai báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.
2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và
xác nhận.
Chương V
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

75
Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định
tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87
Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài mà mình đang làm đại lý.
3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên
tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là
việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc
không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
4. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi
giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt
động đại lý bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có các quyền sau:
a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định pháp
luật;
c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thỏa thuận trong
hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ:
a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định pháp luật;
b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt
động đại lý bảo hiểm;
c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
d) Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;

76
e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện;
h) Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành
nghề.
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài theo đúng quy định pháp luật;
b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;
c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực
hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế
chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài;
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa
thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo
hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
đ) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
tài chính theo quy định pháp luật.
Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)[32] (được bãi bỏ)
b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm liên kết đơn vị;
c)[33] (được bãi bỏ)
2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)[34] (được bãi bỏ);
b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm liên kết chung;
c)[35] (được bãi bỏ)
3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:

77
a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;
b)[36] (được bãi bỏ)
c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm hưu trí.
4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)[37] (được bãi bỏ)
b)[38] (được bãi bỏ)
c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-
CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
Mục 2. CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 88 Nghị định này;
b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật
và kỹ năng sư phạm;
c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào
tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm bảo đảm cho việc đào tạo.
Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.
Điều 88. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm
1. Phần kiến thức chung:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm;
b) Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
c) Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
d) Kỹ năng bán bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm trong
hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Phần sản phẩm:
a) Nội dung cơ bản của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được
phép kinh doanh;
b) Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
Điều 89. Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp
cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại
Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm của cơ sở đào tạo.
2. Hàng năm, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng k hóa đào tạo
đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.
Chương Va[39]

78
DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
Điều 89a. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt
động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về
văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.
2. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều
kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm như sau:
a) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại
điểm b và điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định này.
4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện
về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau:
a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với lĩnh vực giám định;
b) Có chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm;
c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định.
5. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các
điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên;
b) Có chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Điều 89b. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Mức trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp được xác định
theo thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho từng loại hình dịch vụ phụ trợ
bảo hiểm cung cấp.
Điều 89c. Tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện
tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng dịch
vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn lựa chọn, sử dụng
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng tổ chức
nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì tổ chức nước ngoài phải
đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

79
a) Được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật của
quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đóng trụ sở chính;
b) Đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
qua biên giới tại Việt Nam;
c) Không vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nơi tổ chức đóng
trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới
tại Việt Nam;
d) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
Chương VI
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM, PHỤ TRỢ
BẢO HIỂM QUA BIÊN GIỚI[40]
Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới
1.[41] Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung
cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về
thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới là cá nhân nước ngoài cung cấp dịch
vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới
(doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân) theo
quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong đó có
thỏa thuận về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới.
2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là doanh nghiệp đã thành lập ở
Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
3.[42] Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi
giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.
4. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe không áp dụng các quy định về cung cấp và sử dụng
dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Nghị định này.
Điều 91. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm
qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các điều kiện chung:
a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng
trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và
chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ
sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm
các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật

80
khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
tại Việt Nam.
2. Các điều kiện về năng lực tài chính:
a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s
hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của
các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng
được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán
trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá
mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm
khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa
thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi
chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ
tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong
mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi
xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn
giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi
giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
Điều 91a. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới[43]
1. Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp
ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam[44]
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
tại Việt Nam.

81
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt
Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ
chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại
Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam.
Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ
trợ bảo hiểm qua biên giới[45]
1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch
vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này.
Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại
Việt Nam sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức trong nước tham gia vào quá trình
cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài
đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có
trách nhiệm thực hiện quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Điều 93a được bổ sung tại
khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới gửi cho Bộ Tài chính
báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét
của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình
thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới; cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới có
trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về
thuế.
Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua
biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới[46]
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy
phép tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua
biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có các trách nhiệm sau:
1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt
Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định
này; lưu giữ các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

82
qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này và cung cấp
cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
2. Hằng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, việc sử
dụng và tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
3. Sử dụng hoặc tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới với cá nhân, tổ chức
nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này.
Chương VII
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI
GIỚI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI
Điều 95. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại
Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài.
Điều 96. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 97. Cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tại
Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện theo quy
định tại Điều 110 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép đặt văn
phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, văn phòng đại diện phải chính thức
hoạt động.
Điều 98. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài;
b) Thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện;

83
c) Thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Giấy phép gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc bằng chứng chứng minh những thay đổi quy
định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 11 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 99. Công bố nội dung hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp hoặc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại
diện, văn phòng đại diện phải đăng báo hàng ngày nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chính trong 05 số
báo liên tiếp về những nội dung sau:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài.
2. Tên, địa chỉ trụ sở chính của văn phòng đại diện.
3. Nội dung, thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện.
Điều 100. Thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động
của văn phòng đại diện phải đáp ứng các quy định sau:
a) Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam không bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200 triệu đồng trở lên về những vi phạm trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn
hoạt động;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp
tại thời điểm đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện.
3. Hồ sơ gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện:
a) Văn bản đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Bản sao công chứng Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài;
c) Bản sao công chứng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;
d) Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện (đối
với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện).
4. Trong thời hạn 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 101. Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;

84
b) Khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài chấm dứt hoạt động;
c) Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ
Tài chính gia hạn;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi Giấy phép;
đ) Văn phòng đại diện hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy
phép đặt văn phòng đại diện.
2. Để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với
các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;
c) Bản gốc Giấy phép đặt văn phòng đại diện;
d) Các giấy phép, quyết định có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
4. Khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Điều 102. Báo cáo hoạt động
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam nộp Bộ Tài chính báo cáo định kỳ hoạt động của văn phòng theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ thay đổi Trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở và người
làm việc tại văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
thông báo cho Bộ Tài chính. Nội dung thông báo bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ
chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định pháp luật đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn
phòng đại diện và người làm việc tại văn phòng đại diện;
c) Bằng chứng chứng minh quyền sử dụng địa điểm đặt văn phòng đại diện đối với trường hợp
thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện.
Chương VIII
QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Điều 103. Trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Bộ Tài chính công bố mức trích nộp Quỹ bảo vệ người được
bảo hiểm áp dụng cho năm tài chính. Mức trích nộp tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo
hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài.

85
3. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp 50%
số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.
4. Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đạt 5%
tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi
nhánh nước ngoài và 3% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 104. Quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính và được hạch toán,
quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm
sức khỏe. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
2. Bộ Tài chính theo dõi việc trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm của các doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm bảo đảm an toàn
vốn và đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Điều 105. Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp
dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của
Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng
kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền
bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và
thực hiện một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường
bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm.
Điều 106. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:
a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo
quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh
toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh
toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
b) Chi quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bao gồm chi lương, phụ cấp, chi phí mua sắm,
sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản chi khác.
2. Việc chi trả tiền từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện, theo các nguyên tắc sau:
a) Quỹ chỉ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và chi trả một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả
tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;

86
b) Trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều 107 Nghị định này được
chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao;
c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị mất khả năng thanh toán, Quỹ chỉ
chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trả theo hợp
đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài;
d) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận
theo quy định pháp luật về phá sản;
đ) Trường hợp người được bảo hiểm có nghĩa vụ trả nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch
giữa số tiền người được bảo hiểm được nhận theo hạn mức quy định tại Điều 107 Nghị định này và số
tiền người được bảo hiểm còn nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 107. Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:
a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm,
mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm;
b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của
hợp đồng bảo hiểm;
d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả
tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với
từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
a) Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng;
b) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả
tối đa của Quỹ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm,

87
trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có
thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa
mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy
định pháp luật hiện hành;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định pháp luật, Quỹ
chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, nhưng không
quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Điều 108. Thủ tục chi trả từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ
bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị sử dụng Quỹ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về phương án phân chia giá trị tài sản của doanh
nghiệp bảo hiểm đã được thực hiện xong (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
c) Bảng thống kê danh sách người được bảo hiểm và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giá trị
hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mà
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không có khả năng thanh toán; các khoản phải thu bồi
thường nhượng tái bảo hiểm; thu đòi người thứ ba tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc
chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm đã thực hiện xong phương án
phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản).
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều
này, Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn
phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để xác định chính xác số tiền chi trả;
b) Xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường;
c) Thông báo công khai việc chi trả cho người được bảo hiểm trên các báo hàng ngày (ít nhất trên
một tờ báo trung ương hoặc một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh và địa điểm giao
dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài) bằng tiếng Việt trong 03 số liên tiếp, đồng thời
niêm yết danh sách các đối tượng được chi trả tại trụ sở chính, các chi nhánh, địa điểm giao dịch của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Nội dung thông báo phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phương
thức chi trả tiền của Quỹ;
d) Thực hiện chi trả Quỹ.
3. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm;
hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Bộ Tài chính quyết định chi trả;
b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm:
Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp
pháp khác; hợp đồng bảo hiểm; giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).

88
Điều 109. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.
2. Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi
của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Chương IX
QUẢN LÝ GIÁM SÁT
Điều 110. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1.[47] Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ
trợ bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2. Cấp và thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm; cấp và thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm.
4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính,
quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực
hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
5. Tổ chức thông tin, thống kê và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước
ngoài.
8. Quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
11. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
12. Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
13. Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
14.[48] Quản lý, giám sát hoạt động phụ trợ bảo hiểm như sau:
a) Quản lý, giám sát hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
b) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm,
điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

89
c) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới của cá nhân, tổ chức nước
ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Việt Nam thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Điều 111. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Điều 112. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm:
1. Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn quản lý, sau khi đã được Bộ Tài chính cấp Giấy
phép.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong
phạm vi địa bàn quản lý.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Chương X
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 113. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo Điều 122 của Luật kinh doanh
bảo hiểm và tuân thủ các quy định pháp luật về thanh tra đối với doanh nghiệp.
2. Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:
a) Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm
quyền và tuân thủ quy định pháp luật, không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một
nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc kiểm tra phải
có biên bản kết luận kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận
kiểm tra.
3. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
a) Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực
hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại
Việt Nam như sau:
- Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính;

90
- Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính.
Điều 114. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì tùy theo tính chất và
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định pháp luật.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[49]
Điều 115. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27
tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
Nghị định số 68/2014/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007
của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 116. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP
NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải


 

[1] Văn bản này được hợp nhất từ 03 Nghị định sau:
- Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định chi tiết thi hành Luật kinh
doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2018;

91
- Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định
quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có hiệu lực
kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018 (Sau đây gọi là Nghị định số 151/2018/NĐ-CP).
- Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 (Sau đây gọi là Nghị định số 80/2019/NĐ-CP).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 03 Nghị định nêu trên.
[2] - Nghị định số 151/2018/NĐ-CP có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư,
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.”
- Nghị định số 80/2019/NĐ-CP có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ
ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28

92
tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP
ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.”
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-
CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[4] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/ NĐ-
CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[6] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[7] Gạch đầu dòng này được sửa đổi theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[8] Gạch đầu dòng này được sửa đổi theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[9] Gạch đầu dòng này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[10] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/ NĐ-
CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[11] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 11 Nghị định 151/2018/ NĐ-
CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[12] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[13] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[14] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[15] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[16] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[17] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[18] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[19] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[20] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm k, khoản 1 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[21] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm l, khoản 1 Điều 11 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.

93
[22] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[23] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 80/2019/
NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[24] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[25] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[26] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số 80/2019/
NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[27] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[28] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định số 80/2019/
NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[29] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[30] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-
CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[31] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[32] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[33] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[34] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[35] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[36] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[37] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[38] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 151/2018/
NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
[39] Chương này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[40] Tên chương này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[41] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

94
[42] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[43] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[44] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[45] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 80/2019/
NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[46] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 80/2019/
NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[47] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[48] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 16 Điều 1 Nghị định số
80/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[49] - Điều 15 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xổ số, trò chơi
điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino, đặt cược, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, dịch vụ
quản lý quỹ hưu trí tự nguyện; Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh chứng khoán; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh
chứng khoán của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài; chấp thuận công ty chứng khoán được
thực hiện giao dịch ký quỹ, giao dịch trong ngày; chấp thuận cho doanh nghiệp kiểm toán được kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cơ
quan quản lý nhà nước cấp giấy hoặc chấp thuận thì được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh quy
định tại Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị
định này./.”
- Điều 3 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

95
NGHỊ ĐỊNH 03/2021/NĐ-CP VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới.
3. Quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
4. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các Tổ chức có liên quan trong việc thực hiện
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong
đó:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc
được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện)
và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
b) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc
chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
3. Bên thứ ba là người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những
người sau:
a) Người lái xe, người trên chính chiếc xe đó.
b) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho Tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử
dụng chiếc xe đó.
4. Người được bảo hiểm là chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm.
5. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới có sự điều khiển của người lái xe đang vận hành gồm di
chuyển, dừng xe, đỗ xe.

96
6. Tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới, người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao
thông đường bộ.
Chương II
BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM
Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định
này.
2. Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo
điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và
doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức
trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này,
doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Điều 5. Phạm vi bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây
ra.
2. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.
Điều 6. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây
gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao
kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo
hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh
nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo
hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ
giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các
nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
b) Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
c) Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
đ) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.

97
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công
nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản
của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
4. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các
quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm
điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại
khoản 3 Điều này.
Điều 7. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi
mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Bộ Tài chính quy định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán
của doanh nghiệp bảo hiểm, tương ứng với điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, mức độ rủi
ro theo loại xe cơ giới và mục đích sử dụng.
3. Căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh
nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15%
tính trên phí Bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
4. Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn khác 1 năm, phí bảo hiểm được
tính dựa trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm. Cách
tính cụ thể như sau:
Phí bảo hiểm năm theo
Thời hạn được bảo hiểm
Phí bảo hiểm phải nộp =loại xe cơ giới x
(ngày)
365 (ngày)
Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng
phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.
5. Việc thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 8. Mức trách nhiệm Bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi
vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
2. Căn cứ chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt
hại đối với tài sản. Bộ Tài chính quy định mức trách nhiệm Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới.
Điều 9. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:
a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu
tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là
3 năm.
b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương
ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.

98
c) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái
xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1
năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối
tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
d) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong
năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo
hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm
giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm,
Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a,
điểm b khoản 1 Điều này.
2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở
hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn
hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe,
biển số xe theo quy định của Bộ Công an.
2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chủ xe cơ giới không thanh toán đủ phí bảo
hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này.
3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu
tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro được bảo hiểm.
Điều 11. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo
hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn chấm dứt và Giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký xe, biển số xe hoặc quyết định, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định như sau:
- Trường hợp bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức trực tiếp,
qua dịch vụ bưu chính, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm ghi vào sổ tiếp nhận
của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức fax hoặc hệ
thống thư điện tử, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm
nhận fax, nhận thư điện tử.
b) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải
hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của
hợp đồng bảo hiểm mà bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ
các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng Bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí
bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm
trước khi hợp đồng Bảo hiểm bị chấm dứt.

99
c) Trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo về việc chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc
trường hợp được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, doanh
nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm và các
bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không
thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo
hiểm mặc nhiên được chấm dứt. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp xảy ra sự kiện Bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày doanh
nghiệp bảo hiểm gửi thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo
hiểm.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này:
a) Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực, doanh nghiệp
Bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm và hoàn lại cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã
thanh toán thừa (nếu có) hoặc yêu cầu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm thanh toán đủ phí bảo
hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo
hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trước khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt.
c) Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác
định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu
chính, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm ký nhận thông báo.
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức fax hoặc hệ thống thư điện tử,
thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm nhận
fax, nhận thư điện tử.
d) Hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực kể từ thời điểm chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo
hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản.
3. Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều
10 Nghị định này:
a) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố
làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm
không chấp nhận giảm phí bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh
nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm

100
doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố
làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, nhưng bên mua bảo hiểm không
chấp nhận tăng phí bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày bên
mua Bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm bên mua
bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tương ứng với thời gian còn
lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi
đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo
hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Điều 12. Giám định thiệt hại
1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền
phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của
các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết
quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do
doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới, người lái xe không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại
do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng
cầu giám định viên độc lập, một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú
của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá
trị bắt buộc đối với các bên.
3. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định viên độc lập. Trường hợp kết luận của
giám định viên độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới, người
lái xe phải trả chi phí giám định viên độc lập.
4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể thực hiện được việc giám
định, doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có
thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Điều 13. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ
giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về
giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp

101
lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản
Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép
lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử
dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp
người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì
được coi là không có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc
sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử
dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền,
đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
8. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Điều 14. Bồi thường bảo hiểm
1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án,
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị
thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường
hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).
2. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người
được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức
khỏe, tính mạng, cụ thể:
a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
- 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
- 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ
phận được điều trị cấp cứu.
b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ
phận được điều trị cấp cứu.
3. Mức bồi thường bảo hiểm:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt
hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị
thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại
diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết
định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của

102
Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi
thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không
vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên
thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba
bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa
thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp
người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất
năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50%
mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực
tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo
hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự
nguyện.
5. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một
xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh
nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng
bảo hiểm còn lại.
Điều 15. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan
để thu thập 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy
đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của
doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được Bảo
hiểm cung cấp:
a) Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ
chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ
bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường
hợp không có giấy đăng ký xe).
b) Giấy phép lái xe.
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy
thân khác của người lái xe.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao
có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm cung cấp:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Hồ sơ bệnh án.

103
c) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả
giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao
thông, chết do tai nạn.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung
cấp:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông
gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo
hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để
giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong
các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác
minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao
thông.
5. Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập
được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
Điều 16. Thời hạn yêu cầu, thanh toán bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do
nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên
mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức
điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy
đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ
yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên
mua bảo hiểm, người được bảo hiểm biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ.
Điều 17. Quyền của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
Ngoài các quyền quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm có quyền tính phí bảo hiểm vào chi phí hoạt động kinh doanh trong trường hợp bên mua bảo hiểm
là đơn vị sản xuất kinh doanh; được bố trí phí bảo hiểm trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ
quan, đơn vị trong trường hợp bên mua bảo hiểm là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước.
Điều 18. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
Ngoài các nghĩa vụ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm có nghĩa vụ:
1. Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo
hiểm.

104
2. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian
còn lại của hợp đồng Bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo
hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được Bảo hiểm.
3. Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham
gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức
năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
5. Khi tai nạn giao thông xảy ra, phải có trách nhiệm:
a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; thông báo ngay cho cơ quan
Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp giải quyết vụ tai nạn giao thông theo
quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao
thông.
b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh
nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe,
tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc
trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều
15 Nghị định này.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do
mình cung cấp.
6. Thông báo và trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của
người bị thiệt hại biết số tiền họ được doanh nghiệp bảo hiểm trả đối với từng trường hợp thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
7. Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm
a khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
Điều 19. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
Ngoài các quyền theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
1. Yêu cầu bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp đầy đủ và trung thực những nội
dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 Nghị định này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện
trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện
nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các
rủi ro được bảo hiểm.
3. Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định
này, có quyền yêu cầu Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường
trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng

105
bồi thường vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi
thường thiệt hại.
4. Đề nghị cơ quan Công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn theo quy định
tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
5. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này.
Điều 20. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Ngoài các nghĩa vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa
vụ:
1. Bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng điều kiện, mức phí bảo
hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này và cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
2. Thiết lập, duy trì hoạt động 24 giờ/7 ngày đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai
nạn, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các
vấn đề liên quan tới Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Tích hợp tính năng tra cứu Giấy chứng nhận bảo hiểm trên trang thông tin điện tử, cổng thông
tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, cho phép cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và
bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm tra cứu, xác minh thời hạn và hiệu lực bảo hiểm của Giấy
chứng nhận bảo hiểm.
4. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn
bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, chủ xe cơ giới các biện pháp đảm bảo an loàn, đề phòng hạn
chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt
chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, bên thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ
chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết
bồi thường bảo hiểm.
5. Thông báo cho bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị tai nạn biết số tiền bồi
thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường theo quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
6. Giải thích rõ quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới, đảm bảo bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phân biệt rõ giữa loại hình bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
7. Chủ động thu thập các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 15 Nghị định này.
8. Tạm ứng bồi thường, chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định
này.
9. Thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a
khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
10. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung
cấp theo quy định pháp luật và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra.
11. Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm về việc hết thời hạn của hợp đồng Bảo hiểm.

106
12. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
13. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí
liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chi phí liên quan đến bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không bao gồm chi hỗ trợ đại lý ngoài hoa hồng bảo
hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính, chi khuyến mại và chiết khấu thanh toán dưới
mọi hình thức.
14. Xây dựng, triển khai, bố trí nhân sự kiểm soát thực hiện các quy chế, quy trình về hoạt động
nghiệp vụ, kiểm soát rủi ro, kiểm soát nội bộ và phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm liên
quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
16. Tổ chức thực hiện chế độ Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 21. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định sau:
1. Báo cáo nghiệp vụ:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ quý, năm bằng một
trong các phương thức gồm gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện
tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II về Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới và Phụ lục III về Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Báo cáo quý: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên kỳ báo cáo đến ngày 30
hoặc 31 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc quý.
b) Báo cáo năm: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ
báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
2. Ngoài các báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức gồm gửi
trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện tử.
Điều 22. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trước hết giải quyết trên cơ sở thương lượng,
trường hợp không thương lượng được, các bên có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua hòa
giải thương mại hoặc Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Mục 2. PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 23. Trách nhiệm trong việc phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
1. Phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong
quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm
chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp Bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng quy trình, quy chế và tổ chức thực
hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo

107
hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, phối hợp chặt
chẽ với cơ quan chức năng để xác định, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gian lận để trục lợi bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động tham gia vào công tác
phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận trong
kinh doanh bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
4. Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm Tổ chức công tác phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn,
bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Điều 24. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe Cơ giới
1. Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là Quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động chi hỗ trợ nhân
đạo; công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an
toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt
động liên quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo an toàn xã hội.
2. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đóng góp, được quản lý tập trung tại Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý và sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích theo
quy định tại Nghị định này.
Điều 25. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
4. Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 26. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm Tài chính
trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe
cơ giới trên cơ sở đề nghị của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
thực hiện đóng góp vào tài khoản của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền theo quy định.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại theo quy định.

108
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam báo cáo doanh
thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bao gồm cả bản cứng và bản mềm)
theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày,
kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 27. Nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo với các mức cụ thể như sau:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (trừ hành động cố ý
gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại): 30% mức trách nhiệm bảo
hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy
định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 14 Nghị định này, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà
doanh nghiệp Bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng bồi thường vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy
định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
b) Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ.
c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
d) Chi hỗ trợ cho lực lượng Công an trong công tác phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam,
Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong công tác
đề phòng, hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và thực hiện quy định về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông, bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
e) Chi hoàn thiện, duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới.
g) Chi cho hoạt động của Chương trình Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN và hoạt động của
Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới
ASEAN.
h) Chi quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm: Chi lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và chi khen thưởng, phúc
lợi cho nhân viên Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; chi phụ cấp trách nhiệm cho bộ máy quản lý và
điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và nhân viên kiêm nhiệm của Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới;
chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị, chi dịch vụ ngân hàng và bưu điện; thuê kiểm toán; chi
công tác phí và Tổ chức các cuộc họp của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tỷ lệ của từng nội dung chi quy định tại khoản 1 Điều này, ưu
tiên thực hiện các nội dung chi hỗ trợ nhân đạo, chi công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao

109
thông đường bộ và chi tuyên truyền, giáo dục đảm bảo phù hợp với mục tiêu thành lập Quỹ bảo hiểm
xe cơ giới.
Điều 28. Quản trị, điều hành hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới
1. Cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm Hội đồng quản lý Quỹ
bảo hiểm xe cơ giới; Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là cơ quan giúp việc cho bộ máy quản trị, điều hành Quỹ Bảo
hiểm xe cơ giới, được đặt tại cơ quan thường trực Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ
Bảo hiểm xe cơ giới được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề xuất của
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
2. Báo cáo quyết toán năm của Quỹ (đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận) phải được gửi
Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm), các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trước ngày 31
tháng 3 của năm kế tiếp và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam toàn bộ nội dung báo cáo quyết toán năm của Quỹ kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành và công tác lập dự toán, kế
toán và quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 29. Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thay đổi thành viên Hội đồng
quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Trình tự thực hiện đề nghị thành lập Hội đồng quản lý, thay đổi thành viên Hội đồng quản lý
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (trường hợp thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới), Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (trường hợp thay đổi thành viên Hội đồng quản lý
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới) phải gửi 1 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tài
chính đề nghị chấp thuận.
b) Trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ, thay đổi thành viên Hội đồng thành viên Hội đồng
quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ
lý do.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau:
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo mẫu quy
định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Ban chấp hành khối Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông qua đề nghị
thành lập Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các tài
liệu sau
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thông qua đề nghị của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 30. Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi trả hỗ trợ nhân đạo
1. Việc chi trả hỗ trợ nhân đạo phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng quy định.

110
2. Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 27 Nghị định này.
Chương IV
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Điều 31. Nguyên tắc quản lý, vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu
1. Cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là cơ sở dữ liệu
thống kê, cập nhật và hệ thống hoá toàn bộ thông tin liên quan đến xe cơ giới và chủ xe cơ giới tham
gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này (Cơ sở dữ
liệu) phục vụ cho công tác quản lý, giám sát của Nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Cơ sở dữ liệu phải bảo đảm không vi phạm quyền của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, không
bao gồm phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.
2. Cơ sở dữ liệu phải bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường, đăng ký xe cơ giới, vi phạm an toàn giao thông đường bộ, cơ sở dữ liệu về tai nạn
giao thông và cơ sở dữ liệu có liên quan khác, bảo đảm khả năng nâng cấp, tích hợp với hệ thống cơ sở
dữ liệu chung của toàn thị trường bảo hiểm.
3. Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quản lý, quản trị, vận hành, khai thác, phát triển và
duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu. Các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu;
đồng thời là đơn vị thụ hưởng, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu.
4. Bộ Tài chính giám sát việc quản lý, quản trị, vận hành, khai thác và phát triển Cơ sở dữ liệu
quy định tại Nghị định này.
5. Thông tin, dữ liệu phải được lưu giữ an toàn, bảo mật, phòng tránh được nhưng sự cố, thảm họa
có thể xảy ra và ngăn chặn sự xâm nhập, truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài.
Điều 32. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách quản lý, phân quyền, quản trị, cập nhật dữ liệu,
khai thác, sử dụng và bảo mật thông tin Cơ sở dữ liệu.
2. Phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp kiến nghị nâng cấp, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu
để báo cáo Bộ Tài chính; thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện cấu hình hệ thống và triển khai các dự án kết
nối, nâng cấp Cơ sở dữ liệu; báo cáo Bộ Tài chính tiến độ, kết quả thực hiện.
3. Kiểm tra, theo dõi thường xuyên việc cập nhật thông tin, dữ liệu định kỳ của doanh nghiệp bảo
hiểm; tiếp nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp bảo hiểm và giải
quyết theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Hội đồng Quản lý Quỹ báo cáo Bộ Tài
chính để xem xét, giải quyết.
4. Trước ngày 20 của tháng kế tiếp kể từ ngày kết thúc quý, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính về
tình hình cập nhật dữ liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập
nhật tình hình triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào
cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Doanh nghiệp bảo hiểm
phải cung cấp lên hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu các thông tin sau:

111
a) Thông tin về chủ xe cơ giới: Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có), số Giấy chứng minh nhân
dân/Thẻ căn cước công dân của chủ xe cơ giới hoặc số hộ chiếu (đối với chủ xe cơ giới là cá nhân);
b) Thông tin về xe cơ giới: số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy, loại xe, trọng tải (đối với xe
ô tô), số chỗ ngồi (đối với xe ô tô), mục đích sử dụng xe (đối với xe ô tô), nhãn hiệu, dung tích, màu
sơn, năm sản xuất;
c) Thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm: Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng;
d) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách:
đ) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn;
e) Thời hạn bảo hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo
hiểm, ngày cấp đơn, nơi cấp đơn; người cấp đơn (nếu có);
g) Thông tin bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; thông tin tai
nạn, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký, đăng kiểm liên quan tới xe cơ giới thu thập được thông qua
kết nối với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải.
2. Định kỳ trước ngày 15 hàng tháng thực hiện kết nối, nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu, bảo đảm
thời gian, tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không thực hiện, sẽ bị xem xét, hạn chế quyền khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu.
3. Được quyền khai thác dữ liệu của doanh nghiệp mình và dữ liệu chung, tổng hợp của toàn thị
trường về tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thông báo các vướng mắc trong quá trình khai thác, sử dụng và đề xuất kiến nghị giải quyết
gửi Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
5. Phối hợp với Quỹ bảo hiểm xe cơ giới trong việc điều chỉnh, hoàn thiện cấu hình hệ thống và
triển khai các dự án kết nối, nâng cấp Cơ sở dữ liệu.
6. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Tổ chức tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
2. Ban hành Thông tư quy định về mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, tỷ lệ cụ thể của
từng nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành
và công tác lập dự toán, kế toán và quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quy trình, thủ tục và hồ sơ
chi hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã
tạm ứng bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
3. Thông báo mức đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm trên cơ sở đề nghị của Hiệp hội
Bảo hiểm Việt Nam.
4. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới;
giám sát việc quản lý, quản trị, vận hành, khai thác và phát triển Cơ sở dữ liệu.
5. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
6. Chủ trì hướng dẫn Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai xây
dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

112
7. Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập, bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan Quốc gia
Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Tổ chức tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác liên quan giám sát, kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm hành chính chủ xe cơ giới, người lái xe tham gia giao thông vi phạm quy
định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra cung cấp bản sao các tài liệu liên quan
đến các vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày có kết quả điều tra.
4. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác liên quan có trách nhiệm
đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới;
phối hợp với các đơn vị của Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm
trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
5. Thực hiện việc chia sẻ và cung cấp thông tin do ngành Công an quản lý vào cơ sở dữ liệu về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phục vụ công tác quản lý bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định pháp luật về quản lý kết nối và chia sẻ dữ liệu số
của cơ quan nhà nước.
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền
thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc
thực hiện Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Thực hiện việc chia sẻ và cung cấp thông tin do ngành Giao thông vận tải quản lý vào cơ sở dữ
liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất trong
giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trung ương và địa phương cung cấp bản sao hồ sơ bệnh án,
Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử hoặc các văn bản xác nhận liên quan đến việc cấp cứu, chữa
trị các nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhanh
chóng hoàn thiện hồ sơ bồi thường, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ
biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 39. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền về thực hiện bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.

113
3. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng phát sóng nhất định để
thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền Tổ chức thực hiện bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về Bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Phối hợp với Bộ Công an trong việc chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh
sát khác có liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý các chủ xe cơ giới không tham gia bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện Nghị định thư
số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm
soát việc chấp hành thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quá cảnh.
Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền
thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phối hợp với Quỹ bảo hiểm xe cơ giới trong tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động tuyên
truyền, giáo dục; đề phòng, hạn chế tổn thất; chi hỗ trợ nhân đạo theo quy định lại Nghị định này.
Điều 43. Trách nhiệm của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về
Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc
xe cơ giới ASEAN là cơ quan thường trực giúp các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện
Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định về bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình
bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
Điều 44. Trách nhiệm của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền
thực hiện Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 45. Trách nhiệm của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
1. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, đề nghị Bộ Tài chính về tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe
cơ giới theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
2. Tổ chức tuyên truyền thực hiện Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chương VI

114
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 46. Điều khoản chuyển tiếp
Các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã giao kết trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp sửa đổi, bổ sung sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực, thực hiện theo quy định tại Nghị
định này.
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính
phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
PHỤ LỤC 1
BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
A. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG 100% MỨC TRÁCH NHIỆM
BẢO HIỂM
1. Chết
2. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật
B. CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG BỘ PHẬN
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm
I. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh %
1. Tổn thương xương sọ
1.1. Chạm sọ 6 - 10
1.2. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương 11 - 15
ứng
1.3. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương 16 - 20
tương ứng
1.4. Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng 16 - 20
1.5. Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3 cm2 trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 - 25
1.6. Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3 cm2, điện não có ổ tổn thương tương ứng 21 - 25
1.7. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5 cm , điện não có ổ tổn thương tương ứng
2
26 - 30
1.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10 cm2 điện não có ổ tổn thương tương ứng 31 - 35
1.9. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm , điện não có ổ tổn thương tương ứng
2
36 - 40
Ghi chú (Mục 1.1 đến 1.9) Nếu điện não không có ổ tổn thương lấy tỷ lệ tổn thương có kích
thước nhỏ hơn liền kề

115
1.10. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích dưới 2 cm2 26 - 30
1.11. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích từ 2 đến 5 cm 2
31 - 35
1.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 5 đến 10 cm 2
36 - 40
1.13. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm2 41 - 45
1.14. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý không có di chứng thần 21 - 25
kinh
1.15. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý còn ổ dịch không có di 26 - 30
chứng thần kinh
2. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ Thần kinh
2.1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước dưới 2 cm2 31 - 35
2.2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước từ 2 đến 5 cm 2
36 - 40
2.3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 5 đến 10 cm 2
41 - 45
2.4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 10 cm2 51 - 55
2.5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất 56 - 60
2.6. Chấn thương - vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng 21 - 25
(Nếu gây di chứng chức năng tính theo tỷ lệ di chứng)
3. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa...) không có di chứng chức năng
hệ Thần kinh
3.1. Một dị vật 21 - 25
3.2. Từ hai dị vật trở lên 26 - 30
4. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh
4.1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật 100
4.2. Liệt
4.2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ 61 - 65
4.2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa 81 - 85
4.2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng 91 - 95
4.2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi 99
4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ 36 - 40
4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa 61 - 65
4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng 71 - 75
4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người 85
4.2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ 36 - 40
4.2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa 61 - 65
4.2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng 76 - 80
4.2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân 86 - 90
4.2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ 21 - 25
4.2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa 36 - 40
4.2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng 51 - 55
4.2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân 61 - 65

116
Ghi chú (Mục 4.2.9 đến 4.2.16) Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu
4.3. Rối loạn ngôn ngữ
4.3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ 16 - 20
4.3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa 31 - 35
4.3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng 41 - 45
4.3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng 51 - 55
4.3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn 61
4.3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ 16 - 20
4.3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa 31 - 35
4.3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng 41 - 45
4.3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng 51 - 55
4.3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn 65
4.3.11. Mất đọc 41 - 45
4.3.12. Mất viết 41 - 45
4.4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người 31 - 35
4.5. Tổn thương ngoại tháp
(Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run)
4.5.1. Mức độ nhẹ 26 - 30
4.5.2. Mức độ vừa 61 - 65
4.5.3. Mức độ nặng 81 - 85
4.5.4. Mức độ rất nặng 91 - 95
4.6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực... tính theo tỷ
lệ tổn thương của cơ quan tương ứng)
5. Tổn thương tủy
5.1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn
5.1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn 36 - 40
5.1.2. Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không 55
liệt hai chi dưới)
5.1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn 96
5.1.4. Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn 97
5.1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn 99
5.1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng Brown-Sequard, tủy cổ C4 trở lên) 89
5.2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo Mục 4.2
5.3. Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền
5.3.1. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống 26 - 30
5.3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở 31 - 35
xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5)
5.3.3. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 31 - 35
5.3.4. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người 45

117
6. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh
6.1. Tổn thương rễ thần kinh
6.1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một 3 - 5
bên
6.1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên 9
6.1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên 11 - 15
6.1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên 21
6.1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên 16 - 20
6.1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên 26 - 30
6.1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn) 61 - 65
6.1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa 90
6.2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên
6.2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 11 - 15
6.2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ 21 - 25
6.2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa 26 - 30
6.2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới 46 - 50
6.2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất trên 51 - 55
6.2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước 46 - 50
trong
6.2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước 46 - 50
ngoài
6.2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau 51 - 55
6.2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay 65
6.2.10. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi) 26 - 30
6.2.11. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng 41 - 45
6.2.12. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng 36 - 40
6.2.13. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng 61
6.3. Tổn thương dây thần kinh một bên
6.3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ 11 - 15
6.3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ 21 - 25
6.3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai 3-5
6.3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai 11
6.3.5. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh dưới vai 3-5
6.3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai 11
6.3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 5-9
6.3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài 11 - 15
Ghi chú (Mục 6.3.7 và 6.3.8) Nữ: tính tỷ lệ tối đa, Nam: tính tỷ lệ tối thiểu
6.3.9. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn 6 - 10
6.3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ 16 - 20

118
6.3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ 31 - 35
6.3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì 11 - 15
6.3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì 26 - 30
6.3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay 11 - 15
6.3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay 26 - 30
6.3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay 41 - 45
6.3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ 11 - 15
6.3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ 21 - 25
6.3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ 31 - 35
6.3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa 11 - 15
6.3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa 21 - 25
6.3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa 31 - 35
6.3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong 11 - 15
6.3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong 11 - 15
6.3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới 11 - 15
6.3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mông trên và móng dưới 21 - 25
6.3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau 1-3
6.3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau 6 - 10
6.3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi 11 - 15
6.3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi 21 - 25
6.3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi 36 - 40
6.3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì 1-3
6.3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì 6 - 10
6.3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt 6 - 10
6.3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt 16 - 20
6.3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi 5-9
6.3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi 11 - 15
6.3.38. Tổn thương nhánh thần kinh hông to 16 - 20
6.3.39. Tổn thương bán phần thần kinh hông to 26 - 30
6.3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to 41 - 45
6.3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài 6 - 10
6.3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài 16 - 20
6.3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài 26 - 30
6.3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong 6 - 10
6.3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong 11 - 15
6.3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong 21 - 25
6.4. Tổn thương thần kinh sọ một bên
6.4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 11 - 15
6.4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I 21 - 25

119
6.4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ
lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác
6.4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III 11 - 15
6.4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III 21 - 25
6.4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III 31 - 35
6.4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV 3-5
6.4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV 11 - 15
6.4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V 6 - 10
6.4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V 16 - 20
6.4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V 26 - 30
6.4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI 6 - 10
6.4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI 16 - 20
6.4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII 6 - 10
6.4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII 16 - 20
6.4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII 26 - 30
6.4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Áp dụng tỷ lệ di chứng Hội chứng Tiền
đình và/hoặc mất thính lực
6.4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 11 - 15
6.4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên 21 - 25
6.4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 11 - 15
6.4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên 21 - 25
6.4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 11 - 15
6.4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên 21 - 25
6.4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 21 - 25
6.4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên 36 - 40
II. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tim Mạch %
1. Tổn thương Tim
1.1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim
1.1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng 31 - 35
1.1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)
1.1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả 36 - 40
1.1.2.2. Suy tim độ II 41 - 45
1.1.2.3. Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp 61 - 65
1.1.2.4. Suy tim độ IV 71 - 75
1.2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương
1.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt 21 - 25
1.2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp
1.2.2.1. Kết quả tốt 21 - 25

120
1.2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt 41 - 45
1.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 31 - 35
1.3. Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương
1.3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%) 31 - 35
1.3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 - 45
1.4. Dị vật màng ngoài tim
1.4.1. Chưa gây tai biến 21 - 25
1.4.2. Có tai biến phải phẫu thuật
1.4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%) 36 - 40
1.4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) 41 - 45
1.5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim
1.5.1. Chưa gây biến chứng 41 - 45
1.5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim ...)
1.5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt 61 - 65
1.5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng 81
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 có suy tim thì áp dụng tỷ lệ mức độ
suy tim
2. Tổn thương Mạch
2.1. Phình động, tĩnh mạch chủ chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ
2.1.1. Chưa phẫu thuật 31 - 35
2.1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật
2.1.2.1. Kết quả tốt 51 - 55
2.1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan 61 - 65
2.1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại 81
2.1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại 81
2.1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 2.1.2.2; 2.1.2.3; 2.1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải
xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng
2.2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu,
động mạch đùi)
2.2.1. Ở các chi, đã xử lý
2.2.1.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch 6 - 10
2.2.1.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến 11 - 15
hai chi
2.2.1.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi 21 - 25
trở lên
2.2.1.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi 21 - 25
2.2.1.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên 31 - 35
2.2.1.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng

121
2.2.2. Vết thương động mạch cảnh
2.2.2.1. Chưa có rối loạn về huyết động 21 - 25
2.2.2.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ 41 - 45
2.2.2.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi
phối: Áp dụng tỷ lệ tính theo các di chứng
2.3. Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn,
kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay)
Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương
khớp
2.4. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)
2.4.1. Giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng 11 - 15
2.4.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét 21 - 25
2.4.3. Biến chứng viêm tắc gây loét 31 - 35
III. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Hô hấp %
1. Tổn thương xương ức
1.1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít 11 - 15
1.2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều 16 - 20
2. Tổn thương xương sườn và thần kinh liên sườn
2.1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt 3-5
2.2. Gãy một hoặc hai xương sườn can xấu hoặc gãy ba đến năm xương sườn, can tốt 6-9
2.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt 11 - 15
2.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu 16 - 20
2.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn 11 - 15
2.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn 16 - 20
2.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên 21 - 25
Ghi chú: - Tỷ lệ từ Mục 2.1 đến 2.7 đã tính tổn thương thần kinh liên sườn
- Tỷ lệ từ Mục 2.2 đến 2.7 đã tính cả lồng ngực biến dạng
3. Tổn thương màng phổi
3.1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không 3 - 5
để lại di chứng
3.2. Dị vật màng phổi đơn thuần 16 - 20
3.3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc: Áp dụng tỷ lệ tổn thương màng
phổi Mục 3.4 hoặc 3.5 hoặc 3.6 tùy thuộc mức độ biến chứng
3.4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai 21 - 25
phế trường
3.5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai 26 - 30
diện tích hai phế trường
3.6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phần hai diện tích hai 31 - 35
phế trường

122
4. Tổn thương phổi
4.1. Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không 6 - 10
để lại di chứng
4.2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi 16 - 20
4.3. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn 26 - 30
thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường
4.4. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một 31 - 35
phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường
4.5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên 41 - 45
một phần hai diện tích hai phế trường
4.6. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi 26 - 30
4.7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên 31 - 35
4.8. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi) 21 - 25
4.9. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên 31 - 35
4.10. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi 56 - 60
5. Tổn thương khí quản, phế quản
5.1. Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần 16 - 20
5.2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói 21 - 25
và/hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp
5.3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng 26 - 30
nói
5.4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy 31 - 35
phổi
6. Tổn thương cơ hoành
6.1. Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng 3-5
6.2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt 21 - 25
6.3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây 26 - 30
dày dính màng phổi
7. Rối loạn thông khí phổi
7.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ 11 - 15
nhẹ
7.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ 16 - 20
trung bình
7.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ 31 - 35
nặng
8. Tâm phế mạn tính
8.1. Mức độ 1: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình 16 - 20
thường
8.2. Mức độ 2: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1, độ 2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc31 - 35

123
chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện
tim, siêu âm tim bình thường
8.3. Mức độ 3: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức 51 - 55
năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường
8.4. Mức độ 4: có biểu hiện trên làm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng 81
tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim
IV. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa %
1. Tổn thương thực quản 1
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống 31
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống; chỉ ăn được thức ăn 41 - 45
mềm
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ 61 - 65
ăn được chất lỏng
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: bỏng, chấn thương.) gây chít 71  - 75
hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) 61
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) 81
2. Tổn thương dạ dày
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày 26 - 30
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi 31 - 35
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa 36 - 40
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa 41 - 45
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định 46 - 50
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa 51 - 55
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày 51 - 55
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên 61 - 65
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại 71 - 75
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng 81
3. Tổn thương ruột non
3.1. Tổn thương gây thủng
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí 31 - 35
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí 36 - 40
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét
3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng 41 - 45
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng 51 - 55
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa

124
3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng 51 - 55
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng 61
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng 91
nặng nề đến dinh dưỡng
4. Tổn thương đại tràng
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 36 - 40
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 - 50
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn 51 - 55
đại tràng
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng 51 - 55
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải 61 - 65
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái 71
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng 81
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng 66 - 70
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải 75
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái 81
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng 85
5. Tổn thương trực tràng
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí 36 - 40
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí 46 - 50
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài 51 - 55
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng 51 - 55
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng 61 - 65
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 61 - 65
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn 71 - 75
6. Tổn thương hậu môn
6.1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại 21 - 25
tiện
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn
đại tiện
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện 31 - 35
6.2.2. Đại tiện không tự chủ 41 - 45
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại

125
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả 31 - 35
6.3.2. Không có kết quả 51 - 55
7. Tổn thương gan, mật
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt 6 - 10
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan 36 - 40
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan 41 - 45
7.3. Cắt bỏ gan
7.3.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV 46 - 50
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải 61
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan 71
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan
7.4.1. Chưa gây tai biến 11 - 15
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác 41
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật 31
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ
7.6.1. Kết quả tốt 31 - 35
7.6.2. Kết quả không tốt 41 - 45
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật 61
7.7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non 61
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật 71 - 75
8. Tổn thương tụy
8.1. Tổn thương tụy phải khâu
8.1.1. Khâu đuôi tụy 31 - 35
8.1.2. Khâu thân tụy 36 - 40
8.1.3. Khâu đầu tụy 41 - 45
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy - ruột non 51 - 55
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy
8.3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt 41 - 45
8.3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không 61
suy mòn
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy 81
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, 85
thể trạng rất gầy, suy mòn
9. Tổn thương lách
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách 21 - 25
9.2. Cắt lách 31 - 35
Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu
10. Các tổn thương khác của hệ Tiêu hóa

126
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các 21 - 25
cơ quan, phủ tạng
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ 26 - 30
tạng
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột... phải
phẫu thuật lại
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất 21 - 25
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai 31 - 35
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên 41 - 45
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần 26 - 30
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối 31
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo
lại thành bụng
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt 21 - 25
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng 26 - 30
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng 31 - 35
V. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục %
1. Thận
1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)
1.1.1. Một thận 6 - 10
1.1.2. Hai thận 11 - 15
1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận
1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận 35
1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ
bệnh, tật của thận
1.3. Chấn thương thận - Mổ cắt thận
1.3.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường 21 - 25
1.3.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường 45
1.3.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh
tật của thận còn lại
1.4. Dị vật trong thận chưa lấy ra
1.4.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng 11 - 15
1.4.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng 21 - 25
1.4.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.4.1 hoặc 1.4.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2. Niệu quản (một bên)
2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5 cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả 21 - 25
2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5 cm trở lên

127
2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng 26 - 30
2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3. Bàng quang
3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt 26 - 30
3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung 41 - 45
tích dưới 100 ml)
3.3. Tạo hình bàng quang mới 45
3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn 61
4. Niệu đạo
4.1. Điều trị kết quả tốt 11 - 15
4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả 31 - 35
4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả 41 - 45
5. Tầng sinh môn
5.1. Điều trị kết quả tốt 1-5
5.2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng
5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt 11 - 15
5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế 31 - 35
5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả 51 - 55
6. Tinh hoàn, Buồng trứng
6.1. Mất một bên 11 - 15
6.2. Mất cả hai bên 36 - 40
7. Dương vật
7.1. Mất một phần dương vật 21 - 25
7.2. Mất hoàn toàn dương vật 41
7.3. Sẹo dương vật
7.3.1. Gây co kéo dương vật 11 - 15
7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt 11 - 15
7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt 21
8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn
8.1. Đã có con 41
8.2. Chưa có con 51 - 55
9. Vú
9.1. Mất một vú 26 - 30
9.2. Mất hai vú 41 - 45
10. Ống dẫn tinh, Vòi trứng
10.1. Đứt một bên 5-9
10.2. Đứt cả hai bên
10.2.1. Đã có con 15
10.2.2. Chưa có con 36 - 40

128
11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo
11.1. Trên 50 tuổi 21
11.2. Dưới 50 tuổi 31 - 35
VI. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Cơ - Xương - Khớp %
1. Cánh tay và khớp vai
1.1. Cụt hai chi trên
1.1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay) 82
1.1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia 83
1.1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay 83
1.1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay 84
1.1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay 85
1.1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 85
1.1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia 86
1.1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 87
1.1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại 88
1.1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới 89
1.1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên 91
1.1.12. Tháo hai khớp vai 95
1.2. Cụt hai chi: một chi trên và một dưới, cùng bên hoặc khác bên
1.2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kỳ đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc 83
tháo khớp cổ chân trở lên)
1.2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay) 84
1.2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay) 86
1.2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại 88
1.2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi 91
1.2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên 95
1.3. Cụt một chi trên và mù một mắt
1.3.1. Tháo khớp cổ tay và mù một mắt 82
1.3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt 83
1.3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 84
1.3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 86
1.3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt 87
1.3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 93
1.3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả 95
1.4. Tháo một khớp vai 72
1.5. Cụt một cánh tay
1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa 61 - 65
1.5.2. Đường cắt 1/3 trên 66 - 70

129
1.6. Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)
1.6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim 41 - 45
Xquang xác định)
1.6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa 21 - 25
1.6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều 31 - 35
1.7. Gẫy thân xương cánh tay một bên
1.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường 11 - 15
1.7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi 21 - 25
1.7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động
1.7.3.1. Ngắn dưới 3 cm 26 - 30
1.7.3.2. Ngắn từ 3 cm trở lên 31 - 35
1.7.4. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau 41
1.8. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên
1.8.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu 21 - 25
1.8.2. Gẫy như Mục 1.8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp
khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu
1.8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp 3-5
1.9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả
1.9.1. Khớp giả chặt 31 - 35
1.9.2. Khớp giả lỏng 41 - 44
1.10. Tổn thương khớp vai một bên
1.10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác) 11 - 15
1.10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác) 21-25
1.10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn 31-35
1.11. Cứng khớp vai hoàn toàn
1.11.1. Tư thế thuận: tư thế nghỉ - O° 46 - 50
1.11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao 51 - 55
1.12. Sai khớp vai cũ dễ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả) 21 - 25
1.13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên
1.13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng 51 - 55
1.13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khuỷu - cổ tay 61
2. Cẳng tay và khớp khuỷu tay
2.1. Tháo một khớp khuỷu 61
2.2. Cụt một cẳng tay
2.2.1. Đường cắt 1/3 giữa 51 - 55
2.2.2. Đường cắt 1/3 trên 56 - 60
2.3. Cứng một khớp khuỷu
2.3.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145° 11 - 15

130
2.3.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90° 26 - 30
2.3.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 0° đến 45° 31 - 35
2.3.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150° 51 - 55
2.4. Gẫy hai xương cẳng tay
2.4.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương
2.4.1.1. Khớp giả chặt 26 - 30
2.4.1.2. Khớp giả lỏng 31 - 35
2.4.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường 6 - 10
2.4.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3 cm 26 - 30
2.4.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa 31 - 35
cẳng tay và vận động của khớp cổ tay
2.4.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ 31 -35
2.5. Gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay
2.5.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay) 11 - 15
2.5.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay ) 21 - 25
2.5.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°) 21 - 25
2.5.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 - 35
2.5.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại 26 - 30
2.6. Gẫy thân xương quay
2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường 6 - 10
2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp 21 - 25
- ngửa
2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay
2.6.3.1. Khớp giả chặt 11 - 15
2.6.3.2. Khớp giả lỏng 21 - 25
2.7. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế 21 - 25
sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ
2.8. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)
2.8.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể 8
2.8.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay 11 - 15
2.9. Gẫy thân xương trụ
2.9.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng 6 - 10
2.9.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, 21 - 25
ngửa cẳng tay
2.9.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả
2.9.3.1. Khớp giả chặt 11 - 15
2.9.3.2. Khớp giả lỏng 16 - 20
2.10. Gẫy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng

131
theo tổn thương khớp khuỷu
2.11. Gẫy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại
di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp
khuỷu
2.12. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay 6 - 10
3. Bàn tay và khớp cổ tay
3.1. Thảo khớp cổ tay một bên  52
3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)
3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°) 21 - 25
3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 - 35
3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa) 26 - 30
3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên
3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay 5-9
3.3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2
3.4. Gẫy xương bàn tay
3.4.1. Gẫy từ một đến hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế 6 - 10
chức năng bàn tay - ngón tay
3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, 16 - 20
ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay
3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức 21 - 25
năng nhiều
4. Ngón tay
4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay
4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay 47
4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay 50
4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay 45
4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III 45
+ IV
4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác
4.2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) 43
4.2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 43
4.2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II) 43
4.2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 41
4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết..,) từ một đến ba xương bàn 45 - 47
tay
4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn lay
4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác
4.3.1.1. Mất các ngón I + II + III 41
4.3.1.2. Mất các ngón I + II + IV 39

132
4.3.1.3. Mất các ngón I + II + V 39
4.3.1.4. Mất các ngón I + III + IV 37
4.3.1.5. Mất các ngón I + III + V 35
4.3.1.6. Mất các ngón I + IV + V 35
4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)
4.3.2.1. Mất các ngón II + III + IV 31
4.3.2.2. Mất các ngón II + III + V 31
4.3.2.3. Mất các ngón II + IV + V 29
4.3.3. Mất các ngón III + IV + V 25
4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng
thêm 4 - 6 % (cộng lùi)
4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay
4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác
4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II 35
4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III 33
4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV 32
4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V 31
4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)
4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III 25
4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV 23
4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V 21
4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV 19
4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V 18
4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V 18
Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 - 4 % vào
tỷ lệ mất ngón
4.5. Cụt (mất) một ngón tay
4.5.1. Ngón I (ngón cái)
4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt 6-8
4.5.1.2. Hàn khớp đốt - bàn 11 - 15
4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái 11 - 15
4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai) 11 - 15
4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn) 21 - 25
4.5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I 26 - 30
4.5.2. Ngón II (ngón trỏ)
4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt 3-5
4.5.2.2. Cứng khớp đốt - bàn 7-9
4.5.2.3. Cứng các khớp liên, đốt 11 - 12
4.5.2.4. Mất đốt ba 3-5

133
4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 6-8
4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn) 11 - 15
4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn 16 - 20
4.5.3. Ngón III (ngón giữa)
4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt 1-3
4.5.3.2. Cứng khớp đốt - bàn 5-6
4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt 7-9
4.5.3.4. Mất đốt ba 1-3
4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 4-6
4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn) 8 - 10
4.5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 - 15
4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)
4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt 1-3
4.5.4.2. Cứng khớp ngón - bàn 4-5
4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt 6-8
4.5.4.4. Mất đốt ba 1-3
4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3) 4-6
4.5.4.6. Mất trọn ngón IV 8 - 10
4.5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 - 15
4.5.5. Ngón V (ngón tay út)
4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt 1-2
4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón - bàn 3-4
4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt 5-6
4.5.5.4. Mất đốt ba 1-3
4.5.5.5. Mất đốt hai và ba 4-5
4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn) 6-8
4.5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 - 15
4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay
4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái) 36 - 40
4.6.2. Cụt hai ngón II 21 - 25
4.6.3. Cụt hai ngón III 16 - 20
4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV 16 - 20
4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V 16 - 20
4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay 61
trái (tay không thuận)
4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay 1
5. Xương đòn và xương bả vai
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong)
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng 6 - 10

134
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác 16 - 20
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn 16 - 20
5.3. Sai khớp đòn - mỏm - bả 11 - 15
5.4. Sai khớp ức - đòn 11 - 15
5.5. Gẫy xương bả vai một bên do chấn thương
5.5.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương 6 - 10
5.5.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang 11 - 15
5.5.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai
5.5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại 16 - 20
hậu quả dễ trật khớp vai
5.5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn
thương khớp vai
6. Đùi và khớp háng
6.1. Cụt hai chi dưới
6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân 81
6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân 83
6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân 84
6.1.4. Tháo khớp gối hai bên 85
6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia 85
6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại 86
6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại 87
6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa 87
6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên 91
6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi 92
6.1.11. Tháo hai khớp háng 95
6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt
6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu 85
6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt 87
6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt 88
6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu 91
6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 91
6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
6.3. Tháo một khớp háng 72
6.4. Cụt một đùi
6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa 65
6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên 67
6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn 68 - 69

135
6.5. Gẫy đầu trên xương đùi
6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ 26 - 30
6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chỉ ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị 31 - 35
hạn chế
6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm 41 - 45
6.5.4. Gẫy cổ xương đùi gây tiêu chỏm 51
6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi
6.5.5.1. Khớp giả chặt 41 - 45
6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo 51
6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo 35
6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định
6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường 21
6.7.2. Can liền xấu, trục lệch 26 - 30
6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm 31 - 35
6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm 41
6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp
gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị
6.9.1. Tốt 6 - 10
6.9.2. Gây lỏng khớp háng 21 - 25
6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương
6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục
6.10.1.1. Từ 0-90° 21 - 25
6.10.1.2. Từ 0 đến 60° 31 - 35
6.10.1.3. Từ 0 đến 30° 41 - 45
6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo
6.10.2.1. Từ 0 đến 90° 31 - 35
6.10.2.2. Từ 0 đến 60° 41 - 45
6.10.2.3. Từ 0 đến 30° 46 - 50
6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương 51 - 55
6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới
6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối 61 - 65
6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân 41 - 45
6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối) 66 - 70
6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân 61 - 65
6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân) 61 - 65
7. Cẳng chân và khớp gối
7.1. Tháo trật khớp gối 61

136
7.2. Cụt một cẳng chân
7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường
7.2.1.1. Lắp được chân giả 51
7.2.1.2. Không lắp được chân giả 55
7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới
7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt 41 - 45
7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó 46 - 50
7.3. Gãy hai xương cẳng chân
7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi 16 - 20
7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm 21 - 25
7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm 26 - 30
7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên 31 - 35
7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả
7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm 31 - 35
7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm 41 - 45
7.5. Gẫy thân xương chày một chân
7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi 11 - 15
7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm 16 - 20
7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2 cm đến 21 - 25
dưới 5 cm
7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên 26 - 30
7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn 21 - 25
7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả
7.6.1. Khớp giả chặt 21 - 25
7.6.2. Khớp giả lỏng 31 - 35
7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày
7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng 15
7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối
7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày 6 - 10
7.9. Gẫy thân xương mác một chân
7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt 3-5
7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu 5-7
7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu
7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân 6 - 10
7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ 11 - 15
7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác 11 - 15
7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp
7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125° 11 - 15
7.11.2. Tầm vận động từ 0° đến 90° 16 - 20

137
7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45° 26 - 30
7.11.4. Cứng khớp tư thế 0° 36 - 40
7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt 6 - 10
7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ
Mục 7.11 trong bảng này
7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối Áp dụng
tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này
7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối
7.15.1. Rách, dứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính 16 - 20
7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối
Mục 7.11 trong bảng này
7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp
dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
7.16. Dị vật khớp gối
7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối 11 - 15
7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại 21 - 25
7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối
7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt 11 - 15
7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không 21 - 25
được điều trị
7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt 6 - 10
7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị 11 - 15
Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi
tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng
8. Bàn chân và khớp cổ chân
8.1. Tháo khớp cổ chân một bên 45
8.2. Tháo khớp hai cổ chân 81
8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) 35
8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) 41
8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp
8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) 21
8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân 31
8.6. Đứt gân gót (gân Achille)
8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân 11 - 15
8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước 21 - 25
8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn 26 - 30
8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót 31 - 35
8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót

138
8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót 6 - 10
8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động 11 - 15
8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó 21 - 25
và đau
8.9. Cắt bỏ xương sên 26 - 30
8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó 16 - 20
8.11. Gẫy xương thuyền 6 - 10
8.12. Gẫy/vỡ xương hộp 11 - 15
8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân 16 - 20
8.14. Tổn thương mắt cá chân
8.14.1. Không ảnh hưởng khớp 6 - 10
8.14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân
8.1 5. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân
8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng 3-5
8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động 11 - 15
8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân
8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn 16 - 20
8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại 21 - 25
nhiều đến việc đi đứng, lao động
8.17. Mảnh kim khi nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên) 16 - 20
8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân
ảnh hưởng đến đi lại, lao động
8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ 11 - 15
8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên 16 - 20
8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi 16 - 20
8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân 16 - 20
9. Ngón chân
9.1. Cụt năm ngón chân 26 - 30
9.2. Cụt bốn ngón chân
9.2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 16 - 20
9.2.2. Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón út) 21 - 25
9.2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) 21 - 25
9.2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 21 - 25
9.3. Cụt ba ngón chân
9.3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I 11 - 15
9.3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I 16 - 20
9.4. Cụt hai ngón chân
9.4.1. Cụt hai ngón III + IV hoặc hai ngón III + V hoặc hai ngón IV + V 6 - 10
9.4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) 11 - 15

139
9.4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác 16 - 20
9.5. Cụt ngón chân I 11 - 15
9.6. Cụt một ngón chân khác 3-5
9.7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) 6 - 10
9.8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) 1-3
9.9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác 2-4
9.10. Cứng khớp liền đốt ngón chân I
9.10.1. Tư thế thuận 3-5
9.10.2. Tư thế bất lợi 7-9
9.11. Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I 7-9
9.12. Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác
9.12.1. Cứng ở tư thế thuận 1-3
9.12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng 4-5
9.13. Gẫy xương một đốt ngón chân 1
10. Chậu hông
10.1. Gẫy gai chậu trước trên 6 - 10
10.2. Gẫy mào chậu 11 - 15
10.3. Gẫy một bên cánh chậu 16 - 20
10.4. Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu
10.4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ 31 - 35
10.4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 41 - 45
10.4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già 41 - 45
10.5. Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới) 16 - 20
10.6. Gẫy ngành ngang xương mu
10.6.1. Gẫy ở một bên 11 - 15
10.6.2. Gẫy cả hai bên 16 - 20
10.7. Gẫy ổ chảo (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp 21 - 25
(dễ trật khớp háng)
10.8. Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh 3-5
10.9. Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh 5-7
11. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh
11.1. Tổn thương cột sống cổ
11.1.1. Tổn thương bản lề cổ - lưng 26 - 30
11.1.2. Tổn thương đốt sống C1 và C2 31 - 35
11.1.3. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương
11.1.3.1. Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - 31 - 35
đầu (Gấp - duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0 đến 20°)
11.1.3.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu 41 - 45
(Trên 20° ở tất cả các động tác)

140
11.2. Tổn thương cột sống lưng - thắt lưng
11.2.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống 21 - 25
11.2.2. Gẫy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên
11.2.2.1. Xẹp thân hai đốt sống 26 - 30
11.2.2.2. Xẹp ba đốt sống 36 - 40
11.2.2.3. Xẹp trên ba đốt sống 41 - 45
11.3. Gẫy, vỡ mỏm gai
11.3.1. Của một đốt sống 6 - 10
11.3.2. Của hai hoặc ba đốt sống 16 - 20
11.3.3. Của trên ba đốt sống 26 - 30
11.4. Gẫy, vỡ mỏm bên
11.4.1. Của một đốt sống 3-5
11.4.2. Của hai hoặc ba đốt sống 11 - 15
11.4.3. Của trên ba đốt sống 21 - 25
11.5. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống
11.5.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I 21 - 25
11.5.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II 41 - 45
11.5.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II – III 61 - 65
11.5.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV 81
11.6. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm
11.6.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh 21 - 25
11.6.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh 31 - 35
Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo thì được cộng 5 - 10%
(cộng lùi) (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài,
không tính loãng xương do tuổi)
VII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Phần mềm và Bỏng %
1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ
1.1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ 5% diện tích 3
cơ thể
1.2. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể 11 - 15
1.3. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên 16 - 20
1.4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh 2
hưởng thẩm mỹ
2. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan
và thẩm mỹ
2.1. Sẹo vùng Đầu - Mặt - Cổ
2.1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc
2.1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2 3 - 5
cm

141
2.1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5 cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở 7 - 9
lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5 cm
2.1.1.3. Lột hoặc bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo 26 - 30
hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương kèm theo di chứng đau đầu
2.1.1.4. Lột da đầu toàn bộ hoặc vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không 31 - 35
mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu
2.1.2. Sẹo vùng mặt
2.1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ 11 - 15
2.1.2.2. Sẹo đường kính 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến 21 - 25
thẩm mỹ
2.1.2.3. Sẹo đường kính trên 10 cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm 31 - 35
mỹ
2.1.3. Sẹo vùng cổ
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc 5 - 9
quay cổ
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ 11 - 15
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa, quay cổ 21 - 25
Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh
niên chưa lập gia đình ... tỷ lệ được cộng thêm 5 - 10% (cộng lùi)
2.2. Sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại
2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể 11 - 15
2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể 16 - 20
2.2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể 21 - 25
2.2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể 26 - 30
2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 28% đến 35% diện tích cơ thể 31 - 35
2.2.6. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên 46 - 50
Ghi chú:
- Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng
10% (cộng lùi)
- Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú
2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận
động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần
kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp
2.4. Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận
động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần
kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và 2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được
cộng 2% đối với vùng da kín và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi).
2.5. Sẹo vùng tầng sinh môn - sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn

142
thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
3. Rối loạn trên vùng sẹo
3.1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo
3.1.1. Đường kính vết loét dưới 1,5 cm 1-2
3.1.2. Đường kính vết loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm 3-5
3.1.3. Đường kính vết loét từ 3 cm đến dưới 5 cm 6 - 10
3.1.4. Đường kính vết loét từ 5 đến 10 cm 16 - 20
3.1.5. Đường kính vết loét trên 10 cm 21 - 25
3.2. Bỏng buốt, sẹo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: 6 - 10
Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn
thương Xương sọ và hệ Thần kinh.
4. Mảnh kim khí ở phần mềm
4.1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng 1-3
4.2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khi gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ
phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó
5. Tổn thương móng tay, móng chân
5.1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh
móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)
5.1.1. Từ một đến ba móng 1-4
5.1.2. Từ bốn đến năm móng 6 - 10
5.2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi
5.2.1. Từ một đến ba móng 6 - 10
5.2.2. Từ bốn đến năm móng 11 - 15
VIII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác %
1. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương
cơ quan thị giác
1.2. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3 m trở xuống) 81 - 85
1.3. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng 87
1.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính) 87
1.5. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng 88 - 89
1.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả 91
1.7. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
2. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương
cơ quan thị giác
2.2. Mù một mắt (mắt còn lại bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu 41
2.3. Khoét bỏ nhãn cầu, lắp được mắt giả 51
2.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ55

143
thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ
3. Đục nhân mắt do chấn thương
3.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì
tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10%
3.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn
thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá
41% một mắt.
4. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt)
4.1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo
4.1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật) 6 - 10
4.1.2. Rò lệ đạo
4.1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt 6 - 10
4.1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật 11 - 15
4.2. Khuyết xương thành hốc mắt 11 - 15
4.3. Rò viêm xương thành hốc mắt 11 - 15
4.4. Sẹo co kéo hở mi 11 - 15
5. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác
5.1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác
nằm ở thùy chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn
thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
5.2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương)
5.2.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định
5.2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt 6 - 10
5.2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt 21 - 25
5.2.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định
5.2.2.1. Ở một bên mắt 21 - 25
5.2.2.2. Ở cả hai mắt 61 - 65
5.3. Ám điểm trung tâm
5.3.1. Ám điểm ở một bên mắt 21 - 25
5.3.2. Ám điểm ở cả hai mắt 41 - 45
5.4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)
5.4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm)
5.4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái) 26 - 30
5.4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi 21 - 25
5.4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương 61 - 65
5.4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên 11 - 15
5.4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới 21 - 25
5.4.1.6. Bán manh ngang trên 11 - 15
5.4.1.7. Bán manh ngang dưới 36 - 40

144
5.4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ
lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%
5.5. Song thị
5.5.1. Song thị ở một mắt 11 - 15
5.5.2. Song thị cả hai mắt 21 - 25
5.6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối 11 - 15
5.7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III)
5.7.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2 mm: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn
thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ
tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ vào thị lực, áp dụng
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng
thẩm mỹ
5.8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn
thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
và khô mắt không phục hồi
5.9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử
5.9.1. Một bên mắt 11 - 15
5.9.2. Cả hai mắt 21 - 25
5.10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần
5.10.1. Rung giật ở một mắt 6 - 10
5.10.2. Rung giật cả hai mắt 11 - 15
5.11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động
nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và
hệ Thần kinh
5.12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn
thương Xương sọ và hệ Thần kinh
5.13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn
thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45%
cộng cả tỷ lệ ở Mục 5.12
5.14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ
lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
6. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm
thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
7. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ
quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% - 10%
8. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch - thủy tinh dịch)
8.1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm

145
đồng hoặc sắt
8.2. Tổ chức hóa dịch kính
Mục 8: Căn cứ thị lực, áp dụng thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương
cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu
dài
 
TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ
GIÁC
Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của 2 mắt do giảm thị lực
(sau khi đã được chỉnh kính), Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục
hoành) phân ra các độ 8/10- 10/10 (bình thường), 7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10,… đến sáng -
tối âm tính. Thị lực đếm ngón tay 3 m trở xuống được coi là mù;
10/10 7/10 dưới
Thị lực 5/10 4/10 3/10 2/10 1/10 1/20 ST (-)
8/10 6/10 1/20
10/10 - 8/10 0 5 8 11 14 17 21 25 31 41
7/10 - 6/10 5 8 11 14 17 21 25 31 35 45
5/10 8 11 14 17 21 25 31 35 41 51
4/10 11 14 17 21 25 31 35 41 45 55
3/10 14 17 21 25 31 35 41 45 51 61
2/10 17 21 25 31 35 41 45 51 55 65
1/10 21 25 31 35 41 45 51 55 61 71
1/20 25 31 35 41 45 51 55 61 71 81
dưới 1/20 31 35 41 45 51 55 61 71 81 85
ST (-) 41 45 51 55 61 65 71 81 85 87
 
IX. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt %
1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm
1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, 6 - 10
không ảnh hưởng chức năng
1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn 21 - 25
1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt 16 - 20
1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn 31 - 35
1.5. Gẫy xương gò má cung tiếp can xấu 16 - 20
1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống 31 - 35
(đã tính cả tỷ lệ mất răng)
1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống
(đã tính cả tỷ lệ mất răng)
1.7.1. Cùng bên 41 -45
1.7.2. Khác bên 51 - 55

146
1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới 61
1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng
1.9.1. Từ 1,5 đến 3 cm 21 - 25
1.9.2. Dưới 1,5 cm 36 - 40
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)
2.1. Mất một răng
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3) 1,5
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4, 5) 1,25
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7 1,5
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6 2,0
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1
Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi.
Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm 15 - 18
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm 21 - 25
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm 31

3. Phần mềm: Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa 51 - 55
được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói
4. Lưỡi
4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói 6 - 10
4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi 31 - 35
4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi) 51 - 55
5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt
5.1. Gây hậu quả khô miệng 21 - 25
5.2. Gây rò kéo dài 26 - 30
X. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Tai - Mũi - Họng %
1. Tai
1.1. Nghe kém hai tai
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai 6 - 10
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai - trung bình một tai 16 - 20
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai - nặng một tai 21 - 25
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai - quá nặng một tai 26 - 30
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%) 21 - 25
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%) 26 - 30
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém nặng một tai 31 - 35
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém rất nặng một tai 36 - 40

147
1.1.8. Nghe kém năng hai tai
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%) 41 - 45
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%) 46 - 50
1.1.9. Nghe kém nặng một tai - Nghe kém quá nặng một tai 51 - 55
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%) 61 - 65
1.1.10.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%) 71
1.2. Nghe kém một tai
1.2.1. Nghe kém nhẹ một tai 3
1.2.2. Nghe kém trung bình một tai 9
1.2.3. Nghe kém nặng một tai 11 - 15
1.2.4. Nghe kém quá nặng một tai 16 - 20
1.3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe. Xác
định tỷ lệ theo mức độ nghe kém
1.4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa
Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10 % (cộng lùi) tùy theo viêm tai giữa một bên
hay hai bên, có kèm theo cholestecatome cộng thêm từ 11 đến 15 % (cộng lùi)
1.5. Vết thương vành tai
1.5.1. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai 5-9
1.5.2. Mất hoàn toàn một vành tai 16 - 20
1.5.3. Mất hoàn toàn hai vành tai 26 - 30
1.6. Sẹo chít hẹp ống tai
1.6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh) 3-6
1.6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên 11 - 15
1.6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt
kín
1.6.4. Nếu ống tai bị bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7% ở từng bên tai
(cộng lùi)
1.7. Vỡ xương đá không để lại di chứng 16 - 20
1.8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ Mục 1.7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi)
2. Mũi xoang
2.1. Khuyết mũi
2.1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ 5-9
2.1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da 11 - 15
2.1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn 21 - 25
2.1.4. Khuyết nửa mũi 31 - 35
2.1.5. Khuyết hoàn toàn mũi 41 - 45
2.2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở
2.2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi 6 - 10

148
2.2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi 16 - 20
2.2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở, ngửi 26 - 30
2.2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mùi phải thở bằng mồm 36 - 40
2.3. Tổn thương tháp mũi (Gẫy, sập xương sống mũi, vẹo vách ngăn)
2.3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi 6 - 10
2.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến thở và ngửi 26 - 30
2.4. Rối loạn khứu giác một bên
2.4.1. Rối loạn khứu giác một bên 6 - 10
2.4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên 11 - 15
Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất
nước hoa, hương liệu, nấu ăn....)
2.5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi)
2.5.1. Viêm mũi teo một bên mũi 16 - 20
2.5.2. Viêm mũi teo hai bên 31 - 35
2.6. Chấn thương xoang
2.6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch 11 - 15
2.6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán 16 - 20
2.6.3. Chấn thương phức hợp mũi - sàng (vỡ kín mũi - sàng - bướm) cộng lùi với các tổn 36 - 40
thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác
2.7. Chấn thương sọ - mặt (tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên
quan
2.8. Viêm xoang sau chấn thương
2.8.1. Viêm đơn xoang
2.8.1 1. Một bên 6 - 10
2.8.1.2. Hai bên 11 - 15
2.8.2. Viêm đa xoang
2.8.2.1. Một bên 16 - 20
2.8.2.2. Hai bên 26 - 30
2.8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra
được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ Mục 2.8.1 hoặc 2.8.2 cộng lùi 5%
3. Họng
3.1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc) 11 - 15
3.2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng) 26 - 30
3.3. Ăn qua ống thông dạ dầy (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua 71 - 75
đường họng
3.4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ
Thần kinh
4. Thanh quản
4.1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ

149
4.1.1. Nói khó
4.1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn) 16 - 20
4.1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng) 26 - 30
4.1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng) 41 - 45
4.1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác 61
4.2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản - dây thanh)
4.2.1. Nói khản giọng 11 - 15
4.2.2. Nói không rõ tiếng 21 - 25
4.2.3. Mất tiếng 41 - 45
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày
chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...)
4.3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản)
4.3.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt) 21 - 25
4.3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ) 41 - 45
4.3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi) 61 - 65
4.3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn 81
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ
ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón
đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được coi như mất bộ
phận đó hoặc mất chi.
3. Trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn chỉ còn một mắt và nay mất nốt mắt lành
còn lại thì được coi như mất hoàn toàn hai mắt.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng
số tiền bồi thường cho từng toại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá mức trách
nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp thương tật không được liệt kê trong Bảng quy định trả tiền bảo hiểm thiệt
hại về người sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những
trường hợp khác có trong Bảng hoặc được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Nạn nhân bị chết nhưng không xác định được tung tích hoặc không có người thừa kế hợp pháp
thì số tiền bồi thường căn cứ chi phí thực tế cần thiết để mai táng và phục vụ cho việc lưu trữ tìm tung
tích nạn nhân. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
 

150
VĂN BẢN HỢP NHẤT 27/VBHN-BTC THÔNG TƯ 50/2017/TT-BTC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG BỞI THÔNG TƯ 01/2019/TT-BTC, THÔNG TƯ 89/2020/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI
HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh
bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2017; được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 01/2019/TT-BTC ngày 02/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày
16/02/2019.
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm1.
Chương I

1
Thông tư số 01/2019/TT-BTC ngày 02/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo
hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi viết tắt là Thông tư số 01/2019/TT-BTC) có căn cứ ban hành
như sau:

"Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm
2010;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh
doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15
tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm".

151
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh2
Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 73/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 80/2019/NĐ-
CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh
bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số
98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị
định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, bao gồm hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm; chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm và đào tạo đại lý bảo hiểm; chế độ báo
cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, văn
phòng đại diện và các mẫu biểu; thành tập và hoạt động của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng3
Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo
hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi
nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và
các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH
NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 3. Nguyên tắc chung trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm
1. Trung thực, công khai và minh bạch, tránh để khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp.
2. Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tìm hiểu
các thông tin cần thiết về khách hàng, cân nhắc khả năng tài chính và năng lực chuyên môn của mình,
đảm bảo duy trì các nguồn lực tài chính, khả năng thanh toán và các hệ thống quản lý rủi ro; đảm bảo
không phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có
cùng mức độ rủi ro.
3. Tài liệu giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải rõ ràng, phản
ánh thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài được phép cung cấp, nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
2
Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.
3
Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.

152
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chịu trách nhiệm cập nhật các tài liệu giới thiệu sản
phẩm, tài liệu minh họa bán hàng và các tài liệu bán hàng khác của mình trong suốt thời gian sử dụng.
4. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho
bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm
cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trực tiếp bán bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm sức khỏe cho bên mua bảo hiểm và không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể giảm phí bảo
hiểm cho bên mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo
hiểm theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
có trách nhiệm xây dựng quy trình giảm phí, mức giảm phí, đảm bảo công bằng đối với các đối tượng
khách hàng. Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách
nhiệm phê chuẩn quy trình này và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
6. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh
nước ngoài đồng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải quy định rõ tên doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đứng đầu, tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm phải
cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
Điều 4. Nguyên tắc trong khai thác bảo hiểm nhân thọ
Ngoài các nguyên tắc chung quy định tại Điều 3 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tài liệu minh họa bán hàng cung cấp cho bên mua bảo hiểm:
a) Có sự chấp thuận của chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán trước khi sử dụng để
cung cấp cho bên mua bảo hiểm;
b) Đối với những sản phẩm có giá trị hoàn lại, tài liệu minh họa bán hàng trình bày những điều kiện để
được nhận giá trị hoàn lại và những quyền lợi, kèm theo số tiền cụ thể mà bên mua bảo hiểm được
hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, nêu rõ những quyền lợi này là có đảm bảo hay không có đảm bảo.
2. Giải thích rõ và đưa ra các yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể cho bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm; tiếp nhận và lưu giữ thông tin do bên mua bảo hiểm hoặc người được bên mua bảo hiểm ủy
quyền kê khai trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
3. Phân tích nhu cầu và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm để tư vấn cho bên mua bảo hiểm
những sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
4. Khi cấp đơn bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng
văn bản những thông tin sau:
a) Thời hạn, kỳ đóng phí bảo hiểm, phương thức đóng phí (nếu có);
b) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm
việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc, tranh chấp liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm của khách hàng;

153
c) Trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác; những thay đổi cần thông báo ngay
cho doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Quyền lợi bảo hiểm của sản phẩm; các điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp khác
phải lưu ý;
đ) Việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo các hợp đồng bảo hiểm chính không phải là
điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính;
e) Đối với các sản phẩm bảo hiểm có giá trị hoàn lại, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải nêu rõ thời
điểm có giá trị hoàn lại;
g) Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền khấu trừ các khoản nợ chưa được hoàn trả trước khi thanh toán
giá trị hoàn lại, trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Điều 5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo
hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật
Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, điều kiện
và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và
công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng
bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo
quy định sau (trừ các trường hợp quy định tại điểm 3.4 khoản này):
3.1. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
Tỷ lệ hoa hồng
STT Nghiệp vụ bảo hiểm
tối đa (%)
I BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN
1 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại 5
2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội 10
địa, đường sắt và đường hàng không
3 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển 5
4 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển) 15
5 Bảo hiểm trách nhiệm 5
6 Bảo hiểm hàng không 0,5
7 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 10
8 Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện 10
9 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 10
10 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 10
11 Bảo hiểm nông nghiệp 20
12 Bảo hiểm bảo lãnh 10
II BẢO HIỂM BẮT BUỘC

154
1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô 5
2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy 20
3 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật 5
4 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 5
5 Bảo hiểm cháy, nổ 5
6 Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng 5
7 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng 5
8 Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường 5
- Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng
của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.
3.2. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân:
Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo bảng sau:
Tỷ lệ hoa hồng tối đa (%)
Phương thức nộp phí định kỳ
Phương
Nghiệp vụ bảo hiểm Năm hợp Năm hợp Các năm
thức nộp
đồng thứ đồng thứ hợp đồng
phí 1 lần
nhất hai tiếp theo
1. Bảo hiểm tử kỳ 40 20 15 15
2. Bảo hiểm sinh kỳ
- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 15 10 5 5
- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 20 10 5 5
3. Bảo hiểm hỗn hợp:
- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 25 7 5 5
- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 40 10 10 7
4. Bảo hiểm trọn đời 30 20 15 10
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 25 10 7 7
b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng
áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.
c) Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động
tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc
theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.
3.3. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là 20%.
3.4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm
3.3 khoản này, có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó.
Điều 6. Phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản
phẩm bảo hiểm xe cơ giới

155
Việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo
hiểm xe cơ giới được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các nguyên
tắc sau:
1. Bộ Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm
và sự phù hợp của quy tắc, điều khoản bảo hiểm với các quy định pháp luật hiện hành. Đối với các sản
phẩm bảo hiểm được xây dựng dựa trên quy tắc, điều khoản bảo hiểm mẫu, Bộ Tài chính chỉ kiểm tra
tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính kiểm tra giải trình cơ sở kỹ thuật của sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở ý kiến xác nhận của
chuyên gia tính toán bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức
khỏe), chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài).
3. Đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, ngoài quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với mức phí bảo hiểm thuần do Bộ
Tài chính công bố, cụ thể như sau:
a) Mức phí bảo hiểm thuần là mức phí bảo hiểm đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên
mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, chi nhánh nước ngoài; được xác định trên số liệu thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, chi nhánh nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới;
b) Mức phí bảo hiểm thuần chưa bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng, khoản đóng góp từ các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát thị
trường bảo hiểm, các khoản trích lập bắt buộc theo quy định pháp luật, chi hoa hồng bảo hiểm, chi phí
khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận dự kiến.
4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm rà soát, đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm
bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 40
Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không phải thực hiện phê chuẩn đối với
các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã triển khai trước ngày 01 tháng 10 năm 2012. Trường hợp thay đổi
(sửa đổi, bổ sung) các sản phẩm bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài phải thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 40 Nghị định
số 73/2016/NĐ-CP trước khi thực hiện.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 7. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp
dịch vụ môi giới bảo hiểm, thỏa thuận phải nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm, thời hạn thỏa
thuận, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
2. Trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy
quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, việc ủy quyền phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
a) Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi hoạt động được ủy
quyền, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

156
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm:
- Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí
bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh
toán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thời hạn đã thỏa
thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhưng tối
đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
c) Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiền bồi thường:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm trước người được bảo hiểm,
hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa
vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tiền
bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không quá thời hạn trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.
d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại điểm b,
điểm c khoản này nếu các hoạt động được ủy quyền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm thu xếp. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được nhận thù lao từ doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại điểm b, điểm c
khoản này.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác được
phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc. Việc hợp tác này phải
được thỏa thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng
môi giới bảo hiểm của mỗi bên.
4. Việc hợp tác trong môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông
lệ quốc tế.
Điều 8. Hoa hồng môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm.
2. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác
định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách
nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận
nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
3. Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng
hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4. Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên đảm bảo tuân thủ thông
lệ quốc tế.

157
Mục 3. HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM
Điều 9. Quản lý chương trình tái bảo hiểm
1. Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm:
a) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, Hội đồng quản trị (Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, Giám đốc
chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê duyệt chương trình tái bảo hiểm phù hợp với năng lực tài
chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định pháp luật hiện hành; xem xét,
đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm theo định kỳ hàng năm hoặc khi tình hình thị trường có
sự thay đổi.
b) Chương trình tái bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên
một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được
chấp nhận;
- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh
giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng
hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);
- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;
- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
2. Tổ chức thực hiện chương trình tái bảo hiểm:
Trên cơ sở chương trình tái bảo hiểm đã được phê duyệt, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo
hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt
động kinh doanh tái bảo hiểm, bao gồm:
a) Xác định giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với
mỗi loại hình bảo hiểm;
b) Xây dựng tiêu chuẩn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;
c) Đối chiếu các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm gốc với điều khoản của hợp đồng tái bảo
hiểm để đảm bảo mỗi rủi ro đều được tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cập nhật thường xuyên danh sách các
doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, kèm theo các thông tin về mức độ rủi ro, khả năng, mức độ sẵn sàng
chi trả bồi thường tương ứng với trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm; yêu cầu đặt cọc tương ứng với mức
độ rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có).
Điều 10. Mức giữ lại
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tính toán mức giữ lại cho từng loại hình bảo
hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ. Mức giữ lại
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 42
Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.

158
2. Khi tính toán mức giữ lại, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xem xét đến các yếu tố
sau:
a) Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán;
b) Năng lực khai thác;
c) Khả năng tài chính;
d) Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
đ) Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;
e) Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh;
g) Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;
h) Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế.
Điều 11. Nhượng tái bảo hiểm
1. Việc nhượng tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện theo
quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản
4 Điều này.
2. Nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị
định số 73/2016/NĐ-CP là một trong các trường hợp sau:
a) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh
nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm cho một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được chỉ định
đó;
b) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã
được chỉ định đó.
Trường hợp nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo
hiểm nước ngoài theo chỉ định của người được bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại Điều 43 Nghị định
số 73/2016/NĐ-CP.
3. Đối với các loại hình tái bảo hiểm hạn chế (finite reinsurance), sau khi ký kết hợp đồng tái bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có văn bản do người đại diện theo pháp luật ký thông
báo cho Bộ Tài chính các nội dung chính của hợp đồng tái bảo hiểm, mục đích ký kết hợp đồng, cam
kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chế độ kế toán áp dụng đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
4. Việc nhượng tái bảo hiểm không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
Mục 4. KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 12. Kiểm soát nội bộ
1. Tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được chủ động quyết định thành lập phòng/ bộ phận kiểm soát
nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, chi nhánh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, ban
hành quy trình nghiệp vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Quy trình
nghiệp vụ phải đảm bảo các yêu cầu sau để phục vụ công tác kiểm soát nội bộ:

159
a) Quy trình nghiệp vụ phải phân cấp, ủy quyền rõ ràng, minh bạch về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá
nhân, bộ phận và cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong việc triển khai từng hoạt động;
b) Quy trình nghiệp vụ phải xác định trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực
hiện từng giao dịch.
3. Quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm phải được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động (đối với
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với
chi nhánh nước ngoài) ban hành bằng văn bản. Việc xây dựng và triển khai quy trình kiểm soát nội bộ
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cho phép kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ;
b) Được thông báo đến tất cả người lao động của doanh nghiệp để người lao động nhận thức được tầm
quan trọng và tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động kiểm soát nội bộ;
c) Trưởng các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh
giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; mọi khiếm khuyết của hệ thống này
phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc
nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Ban Kiểm soát;
d) Trưởng các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm báo cáo, đánh giá về kết quả kiểm soát nội bộ tại bộ phận do mình phụ trách
hoặc trong phạm vi nhiệm vụ được giao; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với
những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu
cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.
Điều 13. Kiểm toán nội bộ
1. Căn cứ vào quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chủ động tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, chi nhánh theo
quy định tại Điều 36 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật về kiểm toán nội bộ.
2. Nội dung, quy trình và các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định pháp luật
về kiểm toán nội bộ.
Chương III
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI,
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Điều 14. Quản trị tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện việc quản trị
tài chính theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Xây dựng các quy chế tự quản lý, giám sát bao gồm quy chế tài chính, quy chế đầu tư và các quy
trình thủ tục tương ứng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, bảo đảm:

160
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Kiểm soát, hạn chế và phòng ngừa rủi ro về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo đảm kỳ hạn giá trị tài sản đầu tư tương xứng với
trách nhiệm bảo hiểm, các khoản nợ phải trả và đặc thù rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài;
c) Xác định rõ trách nhiệm của người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các nhân viên, đại lý có liên quan.
2. Tổ chức thực hiện các quy chế tự quản lý, giám sát và định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện các quy chế này trong nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Các quy chế tự quản lý, giám sát; các báo cáo định kỳ và đột xuất giám sát việc thực hiện các quy
chế này và các báo cáo xử lý các trường hợp vi phạm phải được lưu trữ đầy đủ bằng văn bản để phục
vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra và quản lý giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp
bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo
yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Điều 15. Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
1. Để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe phải sử dụng chuyên gia tính toán đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 31 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tính toán phí bảo hiểm và tham gia xây dựng quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm; xác
nhận phí bảo hiểm được xây dựng trên số liệu thống kê, đảm bảo tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật của
sản phẩm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm; hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các
giả định tính phí so với thực tế triển khai của từng sản phẩm;
b) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia thực hiện việc tách quỹ và tính toán phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng
bảo hiểm trên cơ sở công bằng, hợp lý và tuân thủ pháp luật. Cuối năm tài chính, chuyên gia tính toán
lập báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó có báo cáo riêng về tách
quỹ chia lãi, đề xuất số lãi chia cho từng chủ hợp đồng để cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết
định (quy định này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ);
d) Định kỳ hàng tháng, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh
nghiệp bảo hiểm sức khỏe và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán gửi Bộ Tài chính theo quy
định của pháp luật;
đ) Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên,
Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, dự báo tình hình tài
chính tương lai của doanh nghiệp; tình hình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong đó nêu các rủi ro

161
phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa
thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm;
e) Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty) về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính
của doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chuyên gia tính toán phải báo cáo trực tiếp Bộ Tài
chính;
g) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm trước khi trình Tổng Giám đốc
(Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) phê duyệt;
h) Các nhiệm vụ khác để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
2. Định kỳ hàng năm, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chuyên
gia tính toán báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo Mẫu báo cáo số
13-NT (đối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ), Mẫu báo cáo số 10-SK (đối với doanh nghiệp bảo hiểm
sức khỏe) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
1. Để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng
thanh toán đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP để thực hiện các
nhiệm vụ sau:
a) Tính toán phí bảo hiểm và tham gia xây dựng quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm, tái
bảo hiểm, xác nhận phí bảo hiểm được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo tính khả thi về kinh
tế, kỹ thuật của sản phẩm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh
nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí so
với thực tế triển khai của từng sản phẩm;
b) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phù hợp với quy định pháp
luật;
d) Đánh giá tình hình chi bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài;
đ) Định kỳ hàng quý tính toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh
nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán gửi Bộ Tài
chính theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng Giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty) về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính
của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Trong
trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chuyên gia tính
toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán phải báo cáo trực tiếp Bộ Tài chính;
g) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm trước khi trình Tổng Giám đốc
(Giám đốc), Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) phê duyệt.
h) Các nhiệm vụ khác để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

162
2. Định kỳ hàng năm, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chuyên
gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến nhiệm
vụ của mình theo Mẫu báo cáo số 13-PNT ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
Điều 17. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ
lại theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán dự phòng
nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được xác định như sau:
Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm
nhượng tái bảo hiểm.
Trong đó:
- Đối với trách nhiệm bảo hiểm gốc: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy
định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí bảo hiểm gốc (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí)
và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường bảo hiểm gốc.
- Đối với trách nhiệm nhận tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập
quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhận tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí,
giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhận tái bảo hiểm.
- Đối với trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích
lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhượng tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn
phí, giảm phí) và điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều này và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP trước khi áp dụng.
Đối với dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm áp dụng phương pháp trích lập khác so với các
phương pháp quy định tại khoản 3 Điều này thì phải chứng minh phương pháp mới cho kết quả dự
phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi áp dụng.
3. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
3.1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
Các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 1 năm trở xuống được tính như sau:
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa,
đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo
hiểm này.
- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ
bảo hiểm này.
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

163
- Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm
phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
tái bảo hiểm phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái
bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được
hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được
= Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
hưởng
Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 như sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2016:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực
Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
Năm Quý
2017 I 1/8
II 3/8
III 5/8
IV 7/8
Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8.
Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và
còn hiệu lực vào ngày 31/12/2016 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực
Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
Năm Quý
2017 I 1/16
II 3/16
III 5/16
IV 7/16
2018 I 9/16
II 11/16
III 13/16
IV 15/16
- Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo
hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo
hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được
hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2016:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực
Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
Năm Tháng

164
2017 1 1/24
2 3/24
3 5/24
4 7/24
5 9/24
6 11/24
7 13/24
8 15/24
9 17/24
10 19/24
11 21/24
12 23/24
Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24.
Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời
hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2016 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực
Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
Năm Tháng
2017 1 1/48
2 3/48
3 5/48
4 7/48
5 9/48
6 11/48
7 13/48
8 15/48
9 17/48
10 19/48
11 21/48
12 23/48
2018 1 25/48
2 27/48
3 29/48
4 31/48
5 33/48
6 35/48
7 37/48
8 39/48
9 41/48
10 43/48

165
11 45/48
12 47/48
- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự
phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công
thức tổng quát sau:
Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo
Dự phòng phí chưa
hiểm
được hưởng =
Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm
3.2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo phương pháp
này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải trích
lập 2 loại dự phòng:
- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm
tài chính chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính
số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi
bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm
nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo
hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường được trích lập theo công thức sau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm:
Tổng số tiền BT
cho tổn thất đã
Dự phòng Doanh thu thuần
phát sinh chưa Thời gian chậm
BT cho tổn hoạt động kinh
thông báo hoặc yêu cầu đòi BT
thất đã phát doanh bảo hiểm
chưa yêu cầu Số tiền bình quân của
sinh chưa của năm TC hiện
đòi BT của 3 BT phát năm TC hiện tại
thông báo tại
năm TC trước sinh của
hoặc chưa
= liên tiếp x năm TCx x
yêu cầu đòi
hiện tại Doanh thu thuần
BT cho Tổng số tiền BT Thời gian chậm
hoạt động kinh
năm TC phát sinh của 3 yêu cầu đòi BT
doanh bảo hiểm
hiện tại năm TC trước bình quân của
của năm TC
liên tiếp năm TC trước
trước
Trong đó:
Số tiền bồi thường (BT) phát sinh của một năm tài chính (TC) bao gồm số tiền bồi thường thực trả
trong năm cộng với tăng/giảm dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo
hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhận được
thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm
không có đầy đủ số liệu thống kê để thực hiện trích lập bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc

166
trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường theo công thức quy
định, doanh nghiệp, chi nhánh phải trích lập theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí bảo hiểm đối với từng nghiệp
vụ bảo hiểm.
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:
Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên
nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm
dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường
theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái
bảo hiểm cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm
tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.
Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo
hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2016:
- Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2016 phân
theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh họa):
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra Năm bồi thường
tổn thất 1 2 3 4 5 6 7 8
2009 5.445 3.157 2.450 1.412 600 352 431 185
2010 5.847 3.486 1.366 848 1.045 1.054 369
2011 5.981 4.854 1.948 2.554 1.680 489
2012 7.835 4.453 3.888 3.335 2.088
2013 9.763 6.517 3.563 3.984
2014 10.745 6.184 4.549
2015 14.137 8.116
2016 15.162
Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng năm 2009):
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2009 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm
2009 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2010 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm
2009 là 3.157 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2011 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm
2009 là 2.450 triệu đồng.
………………….
Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009 được
tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví
dụ này, sau năm 2016 (năm bồi thường thứ 8) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán
cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009.

167
Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2010 đến 2016 được thực
hiện tương tự như năm 2009. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài
thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo
hiểm khác.
- Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số
liệu bồi thường lũy kế, trong đó số liệu bồi thường lũy kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường
thực trả của năm đó và các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Năm Năm bồi thường
xảy ra
1 2 3 4 5 6 7 8
tổn thất
2009 5.445 8.602 11.052 12.464 13.064 13.416 13.847 14.032
2010 5.847 9.333 10.699 11.547 12.592 13.646 14.015
2011 5.981 10.835 12.783 15.337 17.017 17.506
2012 7.835 12.288 16.176 19.511 21.599
2013 9.763 16.280 19.843 23.827
2014 10.745 16.929 21.478
2015 14.137 22.253
2016 15.162
Theo bảng thống kê số liệu bồi thường lũy kế nêu trên (dòng năm 2009):
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2009 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009 là
5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2010 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009 là
3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2011 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009 là
2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.
………………….
- Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường lũy kế của
năm sau cho năm trước đó
Hệ số phát sinh bồi thường
Năm xảy ra tổn thất
2/1 3/2 4/3 5/4 6/5 7/6 8/7
2009 1,580 1,285 1,128 1,048 1,027 1,032 1,013
2010 1,596 1,146 1,079 1,090 1,084 1,027
2011 1,812 1,180 1,200 1,110 1,029
2012 1,568 1,316 1,206 1,107
2013 1,668 1,219 1,201
2014 1,576 1,269

168
2015 1,574
Hệ số phát sinh BT bình
1,625 1,236 1,163 1,089 1,047 1,030 1,013
quân
Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm
thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4,... bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường
của từng cột trong bảng trên.
- Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi
thường lũy kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2009 đến 2016 (phần in đậm trong
bảng dưới đây):
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra Năm bồi thường
tổn thất 1 2 3 4 5 6 7 8
2009 5.445 8.602 11.052 12.464 13.064 13.416 13.847 14.032
2010 5.847 9.333 10.699 11.547 12.592 13.646 14.015 14.197
2011 5.981 10.835 12.783 15.337 17.017 17.506 18.031 18.266
2012 7.835 12.288 16.176 19.511 21.599 22.614 23.293 23.595
2013 9.763 16.280 19.843 23.827 25.948 27.167 27.982 28.346
2014 10.745 16.929 21.478 24.979 27.202 28.481 29.335 29.716
2015 14.137 22.253 27.505 31.988 34.835 36.472 37.566 38.055
2016 15.162 24.638 30.453 35.417 38.569 40.382 41.593 42.134
Theo bảng trên (dòng năm 2016):
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2017 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là
15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm
thứ 1 qua năm thứ 2).
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2018 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là
24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm
thứ 2 qua năm thứ 3).
Số tiền bồi thường lũy kế năm 2019 (năm bồi thường thứ 4) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2016 là
30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm
thứ 3 qua năm thứ 4).
………………….
Số tiền bồi thường lũy kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2015, 2014,..., 2009 tính
tương tự như năm 2016.
- Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:
Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2016 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải
bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2009 đến năm 2016 trừ đi tổng số tiền đã bồi
thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2016, trong đó:
Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2009 đến năm 2016
chính là số tiền bồi thường lũy kế ở năm bồi thường thứ 8 của bảng trên.

169
Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2009, 2010,..., 2016 tính tới thời điểm
31/12/2016 chính là số tiền bồi thường lũy kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.
Đơn vị: triệu đồng
Tính toán dự phòng BT tại
Năm bồi thường
Nă 31/12/2016
m Tổng Tổng số Dự
xảy số tiền tiền đã phòng
ra ước BT tới bồi
1 2 3 4 5 6 7 8
tổn tính ngày thườn
thất phải 31/12/1 g ước
BT 6 tính
200 14.03
14.032 14.032 0
9 2
201 14.01 14.19
14.197 14.015 182
0 5 7
201 17.50 18.26
18.266 17.506 760
1 6 6
201 21.59 23.59
23.595 21.599 1.996
2 9 5
201 23.82 28.34
28.346 23.827 4.519
3 7 6
201 21.47 29.71
29.716 21.478 8.238
4 8 6
201 22.25 38.05 15.80
38.055 22.253
5 3 5 2
201 15.16 42.13 26.97
42.134 15.162
6 2 4 2
208.34 58.46
TỔNG CỘNG 149.872
1 9
Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo
hiểm tại thời điểm 31/12/2016 là 58.469 triệu đồng.
3.3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
a) Trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
- Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất,
kể cả trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh có sử dụng (hoặc không sử dụng) dự phòng này để bồi
thường cho các dao động lớn về tổn thất trong năm tài chính.
- Mức trích lập tối đa hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí bảo hiểm giữ lại theo từng
nghiệp vụ bảo hiểm.

170
- Việc trích lập được thực hiện đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí giữ lại trong năm tài chính
(không bao gồm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
b) Sử dụng dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được sử dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm có dao
động lớn về tổn thất.
Nghiệp vụ bảo hiểm được coi là có dao động lớn về tổn thất khi tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài
chính của nghiệp vụ bảo hiểm sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi
thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ
lại của doanh nghiệp, chi nhánh đối với nghiệp vụ bảo hiểm đó.
- Số tiền tối đa được sử dụng từ dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (DPDĐL) được
tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:
Dự phòng phí
Số tiền bồi Dự phòng bồi
Số tiền chưa được
thường Tổng phí thường tương ứng
được sử hưởng tương
thuộc trách bảo hiểm với trách nhiệm giữ
dụng từ ứng với trách
= nhiệm giữ- giữ lại của- - lại cho khiếu nại
DPDĐL nhiệm giữ lại
lại trong năm TC chưa giải quyết phải
trong năm phải trích lập
năm TC hiện tại lập vào năm TC
TC hiện tại trong năm TC
hiện tại hiện tại
hiện tại
4. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài thực hiện rà soát,
điều chỉnh các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện thủ
tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và áp dụng
từ năm tài chính 2017.
Điều 18. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ phải
lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
tương ứng với từng loại hình sản phẩm triển khai và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp
xác nhận.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được
chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều này hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác đầy đủ, chính xác
hơn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP trước
khi áp dụng.
3. Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
3.1. Dự phòng toán học:
a) Đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền
định kỳ:
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ
động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn

171
trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: phương pháp phí bảo
hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer
hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.
Trong mọi trường hợp, phương pháp trích lập dự phòng toán học phải đảm bảo kết quả không thấp hơn
dự phòng được tính theo phương pháp và cơ sở dưới đây:
-Phương pháp trích lập4:
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 05 năm trở xuống: Phương pháp phí bảo hiểm thuần.
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 05 năm:
• Đối với bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ: Phương
pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí thuần được điều
chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 100% phí bảo hiểm thực tế thu được.
• Đối với bảo hiểm tử kỳ: Phương pháp phí bảo hiểm thuần điều chỉnh FPT 12 tháng.
- Cơ sở trích lập5:
+ 100% Bảng tỷ lệ tử vong CSO1980 và các cơ sở kỹ thuật khác phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm
mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết với khách hàng tại sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê
chuẩn. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong và các tỷ lệ rủi ro áp dụng trong trích lập dự phòng không
được thấp hơn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tính phí sản phẩm bảo
hiểm.
+ Lãi suất kỹ thuật tối đa không vượt quá 80% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10
năm trở lên được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng. Lãi suất kỹ
thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của 04 (bốn)
quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo hiểm.
Dự phòng toán học được coi là bằng không (0) trong trường hợp kết quả tính dự phòng toán học là số
âm.
Ví dụ: Trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng, trái phiếu Chính phủ (TPCP) trúng
thầu kỳ hạn từ 10 năm trở lên bao gồm các kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, lãi suất kỹ thuật
(LSKT) tối đa được tính như sau:

Trong đó:
n: kỳ hạn của trái phiếu chính phủ (n = 10, 15, 20, 30);
LS(TB)n: lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn n năm được phát hành trong 24 tháng gần
nhất trước thời điểm trích lập dự phòng và được xác định như sau:

LS(i): lãi suất trái phiếu chính phủ trúng thầu tại lần đấu thầu thứ (i);
k: số lần trúng thầu của trái phiếu Chính phủ tương ứng với kỳ hạn n năm;

4
Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.
5
Gạch đầu dòng này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2019.

172
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm được phát hành từ thời điểm 16/02/2019: doanh nghiệp bảo hiểm
được sử dụng lãi suất kỹ thuật tối đa theo quy định tại Thông tư này.
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm được phát hành trước thời điểm 16/02/2019, lãi suất kỹ thuật tối đa
được tính theo phương pháp sau:
 Trong năm 2019: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 40% A + 60% B
 Trong năm 2020: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 60% A + 40% B
 Trong năm 2021: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 80% A + 20% B
 Trong năm 2022: Lãi suất kỹ thuật tối đa =100% A
Trong đó: A là 80% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát
hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.
B là 70% lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 6
tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.
Lãi suất kỹ thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của
04 (bốn) quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo
hiểm.
b) Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, dự
phòng toán học bao gồm:
- Dự phòng rủi ro bảo hiểm: là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được
hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả các khoản chi phí trong
tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng.
Trong đó, dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng bằng 100% phí bảo hiểm rủi ro thu
được trong kỳ của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hoặc bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu
trí tự nguyện.
- Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung)
được tính theo một trong các phương pháp sau:
+ Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, hoặc:
+ Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp
vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
- Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị)
là tổng số các khoản sau:
+ Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ
tại ngày định giá;
+ Tổng số phí bảo hiểm đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản
phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực
hiện.
- Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí)
là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập.
- Dự phòng cho các quyền lợi bảo hiểm khác ngoài quyền lợi về rủi ro bảo hiểm và quyền lợi đầu tư.

173
3.2. Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định
tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư này đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở
xuống.
3.3. Dự phòng bồi thường:
a) Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối
năm tài chính chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được
tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu
đòi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ bồi
thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông
báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: chỉ áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01
năm trở xuống.
3.4. Dự phòng chia lãi bao gồm hai loại:
a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố
- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức tiền mặt:
Tổng giá trị các khoản Tổng giá trị tích lũy của các khoản tiền
Dự phòng tiền lãi công bố chia cho lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng
= +
chia lãi chủ hợp đồng trong năm trong các năm tài chính trước nhưng
tài chính chưa chi trả
- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức bảo tức tích lũy:
Dự phòng Giá trị hiện tại của tổng các khoản bảo tức tích lũy đã công bố
=
chia lãi chia cho chủ hợp đồng tính đến năm tài chính hiện hành
Cơ sở trích lập dự phòng chia lãi áp dụng tương tự như cơ sở trích lập dự phòng toán học. Chuyên gia
tính toán có trách nhiệm bảo đảm việc trích lập dự phòng chia lãi đáp ứng trách nhiệm cam kết tại hợp
đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.
b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố
Dự phòng cho phần lãi chưa công bố là giá trị hiện tại của phần lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng
trong tương lai nhằm đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, được
tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ
chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại. Việc trích lập dự phòng này phải đảm bảo nguyên tắc:
- Mức trích lập hàng năm của dự phòng này không được vượt quá 10% tổng thặng dư của quỹ chủ hợp
đồng có tham gia chia lãi phát sinh trong năm đó;
- Tổng giá trị của dự phòng cho phần lãi chưa công bố tại mọi thời điểm không được vượt quá 0,5%
nhân với thời hạn còn lại trung bình của các hợp đồng có tham gia chia lãi nhân với tổng mức trách
nhiệm của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi tại thời điểm đó.
3.5. Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu
tư từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự
phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư từ nguồn
phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo
hiểm.
3.6. Dự phòng đảm bảo cân đối:

174
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5%
phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp, được trích lập cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí nhận
tái bảo hiểm nhân thọ thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải
thường xuyên đánh giá phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bảo đảm trích lập
đầy đủ dự phòng để đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.
Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị
định số 73/2016/NĐ-CP. Trường hợp thay đổi cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ trường
hợp giảm lãi suất kỹ thuật để đáp ứng quy định tại tiết a điểm 3.1 khoản 3 Điều này), doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có văn bản đề nghị Bộ Tài
chính chấp thuận trước khi áp dụng, kèm tài liệu chứng minh cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện rà soát, điều chỉnh các phương
pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện thủ tục đề nghị Bộ Tài
chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và áp dụng từ năm tài chính
2017.
Điều 19. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm sức khỏe phải trích lập các loại
dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia
tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe) hoặc chuyên gia
tính toán dự phòng và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm) xác nhận.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích
lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (đối với cả trách nhiệm bảo hiểm gốc và trách nhiệm nhận tái bảo
hiểm) theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ
khác chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP trước khi áp dụng.
3. Các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với bảo hiểm sức khỏe:
3.1. Dự phòng toán học:
Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo
được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Dự phòng toán học được
trích lập theo hướng dẫn sau:
a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (trừ các hợp đồng bảo hiểm quy định tại tiết b điểm này):
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như:
phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp theo hệ số thời hạn hợp
đồng trên cơ sở phí bảo hiểm gộp hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

175
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo kết quả trích lập dự
phòng không thấp hơn kết quả trích lập theo phương pháp hệ số thời hạn 1/8 quy định tại gạch đầu
dòng thứ nhất, tiết b điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư này trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.
b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài triển khai, chỉ bảo hiểm cho trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài lựa chọn trích lập dự phòng toán học theo một trong các
phương pháp sau:
- Phương pháp phí bảo hiểm thuần và cơ sở quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm 3.1 khoản 3
Điều 18 Thông tư này.
- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư
này trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.
3.2. Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính theo các phương pháp quy định tại điểm 3.1 khoản 3
Điều 17 Thông tư này, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
3.3. Dự phòng bồi thường:
a) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm
tài chính chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính
trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi
bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông
báo: được tính theo các phương pháp quy định tại tiết a điểm 3.2 khoản 3 Điều 17 Thông tư này.
3.4. Dự phòng đảm bảo cân đối:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5%
phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh
doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm
3.3 khoản 3 Điều 17 Thông tư này. Dự phòng này được sử dụng để trả tiền bồi thường khi có biến động
lớn về tỷ lệ rủi ro dẫn đến tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng
toán học, dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không
đủ để chi trả số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Số tiền tối đa được sử dụng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí
Số tiền bồi
Số tiền chưa được
thường Tổng phí Dự phòng bồi thường
được sử hưởng tương
thuộc trách bảo hiểm tương ứng với trách
dụng ứng với trách
= nhiệm giữ- giữ lại của- - nhiệm giữ lại cho khiếu
trong năm nhiệm giữ lại
lại trong năm TC nại chưa giải quyết phải
TC hiện phải trích lập
năm TC hiện hiện tại lập vào năm TC hiện tại
tại trong năm TC
tại
hiện tại
4. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài thực hiện rà soát, điều chỉnh các

176
phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe theo quy định tại
Thông tư này, thực hiện thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP và áp dụng từ năm tài chính 2017.
Mục 3. BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 20. Biên khả năng thanh toán
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa
giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định như sau:
2.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, tiền đang chuyển, chứng chỉ tiền
gửi, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu
chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo
hiểm hưu trí tự nguyện;
c) Tài sản tái bảo hiểm (trừ tài sản tái bảo hiểm tương ứng với dự phòng bồi thường nhượng tái bảo
hiểm của các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm không tuân thủ quy định của pháp luật về nhượng tái bảo
hiểm);
d) Tạm ứng từ giá trị hoàn lại.
2.2. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng và giá
trị hao mòn lũy kế theo quy định của pháp luật (nếu có):
a) Các tài sản đầu tư (trừ các khoản đầu tư quy định tại tiết g, điểm 2.3, khoản 2 Điều này):
- Trái phiếu doanh nghiệp có đảm bảo: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
- Trái phiếu doanh nghiệp không có đảm bảo: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu được niêm yết, chứng chỉ quỹ: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản để cho thuê: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Vốn góp vào các doanh nghiệp khác (trừ vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm từ nguồn vốn
chủ sở hữu): loại trừ 20% giá trị hạch toán.
b) Các khoản phải thu:
- Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 90 ngày đến dưới 01 năm: loại trừ 30% giá trị hạch toán;
- Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự
phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 50% giá trị hạch toán;
- Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các khoản phải thu, phải
trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng kỳ đối chiếu) quá hạn từ 90 ngày đến
dưới 01 năm: loại trừ 30%. Trường hợp kết quả bù trừ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả
âm (-): loại trừ 0%;
- Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các khoản phải thu, phải
trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng kỳ đối chiếu) quá hạn từ 01 năm đến
dưới 02 năm: loại trừ 50%. Trường hợp kết quả bù trừ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả
âm (-): loại trừ 0%;

177
c) Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính, quyền sử dụng đất và hàng
tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán;
d) Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
2.3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng và giá trị
hao mòn lũy kế theo quy định của pháp luật (nếu có):
a) Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính, quyền sử dụng đất;
d) Chi phí trả trước, các khoản tạm ứng (trừ tạm ứng từ giá trị hoàn lại), trang thiết bị và đồ dùng văn
phòng, các khoản phải thu nội bộ;
đ) Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 02 năm trở lên;
e) Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các khoản phải thu, phải
trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng kỳ đối chiếu) quá hạn từ 02 năm trở
lên;
g) Các khoản đầu tư trở lại cho cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Luật
Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng;
h) Các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài chưa thu hồi được trong vòng 01 năm kể từ khi quyết định
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có hiệu lực;
i) Các khoản đầu tư vào các tài sản vượt quá hạn mức quy định của pháp luật;
k) Tài sản tái bảo hiểm tương ứng với dự phòng bồi thường nhượng tái bảo hiểm của các hợp đồng
nhượng tái bảo hiểm không tuân thủ quy định của pháp luật về nhượng tái bảo hiểm.
l. Phần tài sản có được từ khoản lợi nhuận tài chính phát sinh (nếu có) trong giao dịch bán kết hợp mua
lại trái phiếu Chính phủ được thực hiện từ thời điểm 16/02/20196.
Mục 4. DOANH THU, CHI PHÍ
Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản thu theo quy định tại Điều
68 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, và được xác định theo các nguyên tắc sau:
1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào doanh
thu khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm, cụ thể như sau:
a) Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và bên
mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
b) Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí
bảo hiểm.
c) Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có
thỏa thuận với bên mua bảo hiểm về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (bao gồm cả thời gian gia hạn).
Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:
- Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá 30 ngày kể
từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 30 ngày, thời hạn thanh toán
phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
6
Tiết này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2019.

178
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài hạch toán doanh thu khoản phí bảo hiểm
bên mua bảo hiểm phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm khi bắt đầu thời hạn bảo hiểm.
- Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của kỳ đóng phí bảo hiểm
đầu tiên không vượt quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ
thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm không được thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài hạch toán doanh thu khoản phí bảo hiểm
của kỳ đóng phí bảo hiểm đầu tiên khi bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và chỉ hạch
toán doanh thu khoản phí bảo hiểm của các kỳ đóng phí bảo hiểm tiếp theo khi bên mua bảo hiểm đã
đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thanh toán phí bảo hiểm,
nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không có thỏa thuận cho bên mua bảo
hiểm nợ phí theo quy định tại tiết d điểm 1.1 khoản này, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi hết thời
hạn thanh toán phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người).
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được hưởng doanh thu phí bảo hiểm tương
ứng với thời gian hợp đồng bảo hiểm phát sinh trách nhiệm.
- Trường hợp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách hàng có nhiều chuyến hàng tham gia bảo hiểm
trong năm hoặc bảo hiểm cho khách hàng có nhiều chuyến du lịch tham gia bảo hiểm trong năm, nếu
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và bên mua bảo hiểm có ký hợp đồng bảo
hiểm nguyên tắc (hay hợp đồng bảo hiểm bao) về cách thức tham gia bảo hiểm và phương thức thanh
toán thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm bắt đầu
trong tháng này không được chậm hơn ngày 25 của tháng kế tiếp.
d) Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm, việc nợ phí phải được quy định trong hợp
đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán
phí bảo hiểm.
- Trường hợp nợ phí có tài sản bảo đảm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và
bên mua bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
- Trường hợp nợ phí có bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm, tổ chức thực hiện bảo lãnh thanh toán phí
bảo hiểm phải có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh và phải có hợp đồng bảo lãnh thanh toán phí
bảo hiểm.
đ) Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức
khỏe có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ được quy định trong hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe hạch toán doanh thu
số phí bảo hiểm tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán doanh thu số
phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

179
1.2. Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán vào doanh
thu khoản thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm.
1.3. Trường hợp nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái
bảo hiểm hạch toán vào doanh thu phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động
nhận tái bảo hiểm theo bản thanh toán về tái bảo hiểm được xác nhận.
1.4. Trường hợp nhượng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái
bảo hiểm hạch toán phí nhượng tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác
phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm cùng kỳ với kỳ kế toán quý ghi nhận doanh thu phí bảo
hiểm gốc hoặc phí nhận tái bảo hiểm tương ứng.
1.5. Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán vào thu
nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
1.6. Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán
vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không
phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền.
2. Doanh thu hoạt động tài chính: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh
thu hoạt động tài chính.
3. Thu nhập hoạt động khác: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với thu nhập
hoạt động khác.
4. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch
toán vào doanh thu khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch
vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền7.

Điều 22. Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản phải chi, phải trích phát sinh
trong kỳ theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài hạch toán chi phí theo các nguyên tắc sau:
1. Các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc
bằng chứng chứng minh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chi tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong
năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 2 Điều 46
Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại
lý không vượt quá 50% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã khai thác trong năm tài
chính. Riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý không
vượt quá 100% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe đã khai thác trong năm tài
chính8.

Điều 23. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
7
Được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.
8
Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.

180
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 71 Nghị định số 73/2016/NĐ-
CP. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm xác định doanh thu theo các nguyên tắc sau:
1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán hoa hồng môi giới bảo
hiểm vào doanh thu tương ứng với khoản phí bảo hiểm và thời điểm hạch toán doanh thu của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 và điểm 1.3 khoản 1 Điều
21 Thông tư này.
Đối với các khoản phải chi để giảm thu như giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới
bảo hiểm: hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận
của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền9.
1a. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán vào
doanh thu khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch vụ,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền10.
2. Doanh thu hoạt động tài chính: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh
thu hoạt động tài chính.
3. Thu nhập hoạt động khác: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với thu nhập
hoạt động khác.
Điều 24. Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo
quy định tại Điều 72 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Các khoản chi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
phát sinh trong kỳ phải có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ theo quy định pháp luật.
Mục 5. TÁCH QUỸ CHỦ SỞ HỮU VÀ QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG
Điều 25. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí
bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Tùy theo thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định pháp luật liên
quan, quỹ chủ hợp đồng có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải
đăng ký nguyên tắc tách quỹ với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
3. Việc tách và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của
từng quỹ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì
sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;
b) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên
quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không
được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật,
vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi
từ thiện;
c) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên
quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý.
9
Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.
10
Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.

181
Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến
nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 26 Thông tư này và thực tế triển khai hoạt động
của doanh nghiệp.
4. Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ chịu trách nhiệm về việc thực hiện tách quỹ, tính chính xác các số liệu của các quỹ chủ hợp
đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.
5. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện báo cáo việc tách và duy trì quỹ chủ sở hữu và
quỹ chủ hợp đồng theo mẫu số 08-NT ban hành kèm theo Thông tư này và có xác nhận của kiểm toán
độc lập.
Điều 26. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên
quan đến nhiều quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:
a) Tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bao gồm các tài sản hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ và các
tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (không bao
gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ);
b) Tài sản thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm các tài sản được hình thành từ quỹ chủ sở hữu và tài sản cố
định, công trình xây dựng cơ bản dở dang.
2. Việc xác định nguồn vốn quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và nguồn vốn quỹ chủ sở hữu được thực hiện
như sau:
a) Nguồn vốn thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, trừ dự phòng đảm bảo cân đối;
- Các khoản nợ liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc được phân bổ cho quỹ chủ hợp
đồng bảo hiểm trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.
b) Nguồn vốn thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu;
- Các khoản nợ liên quan đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở tiêu
thức phân bổ tương ứng;
- Dự phòng bảo đảm cân đối.
3. Doanh thu của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
b) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm;
c) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc được phân bổ cho quỹ chủ
hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.
4. Doanh thu của quỹ chủ sở hữu bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ sở hữu;
b) Thu nhập khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên
cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng.
5. Chi phí của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm:
a) Chi trả tiền bảo hiểm, chi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ dự phòng đảm bảo cân đối), chi
hoa hồng liên quan trực tiếp đến từng quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm;

182
b) Chi giám định tổn thất, chi quản lý đại lý, chi đề phòng, hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro của đối
tượng bảo hiểm, chi lương;
c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm;
d) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc chi phí phân bổ cho quỹ chủ
hợp đồng bảo hiểm;
đ) Chi trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;
e) Chi phí chung được phân bổ cho Quỹ chủ hợp đồng;
g) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
6. Chi phí của quỹ chủ sở hữu bao gồm:
a) Chi phí hoạt động chung được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ sở tiêu thức phân bổ tương ứng,
bao gồm chi phí tiền lương và khoản chi trả theo lương, chi quảng cáo, chi thuế, chi khấu hao tài sản cố
định, chi thuê văn phòng, chi văn phòng phẩm và các khoản chi khác;
b) Chi trích dự phòng đảm bảo cân đối;
c) Chi phí cho hoạt động đầu tư tài sản của quỹ chủ sở hữu;
d) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến quỹ chủ sở hữu hoặc được phân bổ cho quỹ chủ sở hữu trên cơ
sở tiêu thức phân bổ tương ứng.
7. Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung
7.1. Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu:
a) Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng và quỹ chủ sở hữu theo thống kê về
thời gian phục vụ cho từng quỹ;
b) Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng quỹ.
7.2. Tiêu thức phân bổ một số chi phí hoạt động chung giữa các quỹ chủ hợp đồng:
a) Chi quản lý doanh nghiệp: được phân bổ giữa các quỹ chủ hợp đồng theo tỷ trọng tổng doanh thu phí
của từng quỹ chủ hợp đồng;
b) Chi phí hoạt động tài chính: được phân bổ theo tỷ trọng của tài sản đầu tư của từng quỹ chủ hợp
đồng;
c) Chi phí bán hàng được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu phí khai thác mới của từng quỹ chủ hợp
đồng;
d) Chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
- Chi phí thẩm định phát hành hợp đồng được phân bổ theo doanh thu khai thác mới;
- Chi phí thẩm định trả tiền bảo hiểm được phân bổ theo số tiền chi trả bảo hiểm gốc.
7.3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí chung khác với
tiêu thức quy định tại điểm 7.1 và 7.2 của khoản này thì phải đảm bảo công bằng giữa các quỹ và phù
hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 27. Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ
1.11 Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ phải có trách nhiệm bổ sung bằng tiền mặt hoặc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng từ
quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng đó phần thâm hụt. Khi quỹ chủ hợp đồng đó có thặng dư (là
phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ), doanh nghiệp được hoàn lại một phần
11
Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2019.

183
hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với quỹ chủ hợp
đồng, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt quỹ chủ hợp đồng đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng
sang quỹ chủ sở hữu, trừ trường hợp hoàn trả số tiền góp đầu tư hình thành quỹ hoặc số tiền đã được
quỹ chủ sở hữu chuyển cho quỹ chủ hợp đồng để bù đắp thâm hụt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì nhiều quỹ chủ hợp đồng, doanh nghiệp không
được điều chuyển tài sản hoặc nguồn vốn giữa các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trừ trường hợp phân bổ
các khoản phí đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí. Doanh nghiệp không được
sử dụng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng này để bổ sung cho quỹ chủ hợp đồng khác bị thâm hụt.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bù
đắp thâm hụt từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng và hoàn trả từ quỹ chủ hợp đồng về quỹ chủ sở
hữu. Các giao dịch này phải được thể hiện trên báo cáo tách quỹ định kỳ có xác nhận của chuyên gia
tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Điều 28. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải
tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo các
nguyên tắc sau:
a) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo
hiểm;
b) Ghi nhận, theo dõi riêng tài sản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đầu tư từ nguồn vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ;
c) Doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài được ghi nhận trực tiếp cho hoạt động đó. Các
khoản doanh thu, chi phí chung phải được phân bổ theo nguyên tắc hợp lý, nhất quán.
2. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm xây dựng nguyên tắc
phân bổ doanh thu, chi phí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thực hiện thủ tục đăng ký với
Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Hội đồng quản trị (Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Công ty) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm
sức khỏe, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện các nguyên
tắc phân bổ này sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh
nước ngoài có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài chịu trách nhiệm về việc thực hiện
quy định tại khoản 1 Điều này và tính chính xác của các số liệu.
Chương IV
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 29. Hoạt động đại lý bảo hiểm

184
Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 86 Luật Kinh
doanh bảo hiểm, khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm,
Điều 86 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo
quy định tại Điều 83 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
Điều 30. Hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị
định số 73/2016/NĐ-CP.
2. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các quy định tại Điều 88 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn
chương trình đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) có trách nhiệm tổ chức thi, ra đề thi và phê duyệt kết
quả thi phù hợp với quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
4. Căn cứ kết quả thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm đã được Bộ Tài chính (Cục quản lý, giám sát bảo hiểm)
phê duyệt, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục
13 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đối với các sản phẩm bảo hiểm có văn bản hướng dẫn riêng thì việc thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo
hiểm thực hiện theo hướng dẫn riêng đó.
Chương V
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI
NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Điều 31. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập
và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm định kỳ, đột xuất; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo
cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm định kỳ, đột xuất theo quy định tại Điều 80, Điều 94 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP và Điều 32, Điều 33 Thông tư này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức cung cấp
dịch vụ phụ trợ bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, báo
cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, báo cáo cung cấp dịch vụ
phụ trợ bảo hiểm của mình12.
Điều 32. Nội dung báo cáo
1. Báo cáo tài chính:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết
toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho các cơ quan theo
quy định của pháp luật hiện hành;
b) Hàng quý, năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính kèm theo bản mềm;
c) Đối với các báo cáo tài chính năm bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế
12
Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.

185
toán phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam. Xác nhận của
tổ chức kiểm toán độc lập phải bao gồm các vấn đề tài chính trọng yếu sau:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài: Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm, trích
lập dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoa hồng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi
nhuận, các khoản đầu tư từ vốn chủ sở hữu, đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ, tài sản cố định và khấu hao,
các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang; tách quỹ và phân
chia thặng dư quỹ chủ hợp đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; tách phần vốn chủ sở hữu và
nguồn phí bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi
nhánh nước ngoài.
- Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các
khoản đầu tư, tài sản cố định và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây
dựng cơ bản dở dang.
2. Báo cáo nghiệp vụ: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ theo tháng, quý và năm và kèm theo bản
mềm cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-PNT
- Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-PNT
- Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế quý, năm: Mẫu số 3-PNT
- Báo cáo bồi thường bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 4-PNT
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:
+ Báo cáo chi tiết trích lập dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 5A-PNT
+ Báo cáo tổng hợp dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 5B-PNT
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm:
+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: Mẫu số 6A-PNT
+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ: Mẫu số 6B-PNT
- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 7-PNT
- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 8-PNT
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới quý, năm: Mẫu số 9-PNT
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ
bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 10-PNT
- Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới quý, năm: Mẫu số 11-PNT
b) Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 1-TBH
- Báo cáo bồi thường, trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-TBH
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm: theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe), theo các mẫu như doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ)
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm:
+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: Mẫu số 6A-PNT

186
+ Báo cáo hoạt động đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ: theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe), theo các mẫu như doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ)
- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 3-TBH
c) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-NT
- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm nhân thọ quý, năm: Mẫu số 2-NT
- Báo cáo tình hình hủy bỏ, chấm dứt, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm và chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân
thọ quý, năm: Mẫu số 3-NT
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:
+ Báo cáo trích lập dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 4A-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 4B-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng bồi thường: Mẫu số 4C-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng chia lãi: Mẫu số 4D-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Mẫu số 4E-NT
+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm cân đối: Mẫu số 4G-NT
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm: Mẫu số 5-NT
- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm: Mẫu số 6-NT
- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 7-NT
- Báo cáo tách quỹ, chia lãi: Mẫu số 8-NT
- Báo cáo quy mô kênh phân phối: Mẫu số 9-NT
- Báo cáo doanh thu theo kênh phân phối: Mẫu số 10-NT
- Báo cáo chi nhánh, văn phòng đại diện, trung tâm dịch vụ khách hàng: Mẫu số 11-NT
d) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-SK
- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-SK
- Báo cáo tình hình hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm sức khỏe quý, năm: Mẫu số 3-SK
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm:
+ Báo cáo trích lập dự phòng toán học bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 4A-SK
+ Báo cáo trích lập dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 4B-SK
+ Báo cáo trích lập dự phòng bồi thường: Mẫu số 4C-SK
+ Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm cân đối: Mẫu số 4D-SK
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm: Mẫu số 5-SK
- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm: Mẫu số 6-SK
- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 7-SK
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ
bảo hiểm: Mẫu số 8-SK
đ) Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
- Báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm tháng, quý, năm: Mẫu số 1- MGBH và Mẫu số 2-MGBH
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới quý, năm: Mẫu số 3-MGBH
- Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: Mẫu số 6A-PNT

187
3. Báo cáo về hoạt động đại lý: Trước ngày 15 tháng đầu của quý sau, doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài thông báo cho Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý vi
phạm quy chế hành nghề đại lý hoặc vi phạm quy định pháp luật đã bị doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý theo Mẫu số 1-ĐLBH ban hành kèm theo Thông tư này, để
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác
được biết.
3a. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính báo cáo cung cấp
dịch vụ phụ trợ theo năm và kèm theo bản mềm, cụ thể như sau:
- Báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm năm: Mẫu số 1-PTBH ban hành kèm theo Thông
tư này;
- Báo cáo danh sách cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm năm: Mẫu số 2-PTBH ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới năm: Mẫu số 3-PTBH
ban hành kèm theo Thông tư này.
3b. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng dịch vụ
phụ trợ bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tình hình sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo
hiểm theo năm và kèm theo bản mềm cụ thể như sau:
Báo cáo tình hình sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm năm: Mẫu số 4-PTBH ban hành kèm theo Thông
tư này13.
4. Báo cáo về việc trích nộp quỹ bảo vệ người được bảo hiểm: Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài báo cáo theo Mẫu số 1-QPPF ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Báo cáo về sản phẩm bảo hiểm: Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài báo cáo Bộ Tài chính danh mục các sản phẩm mới được triển khai trong tháng trước
liền kề (nếu có).
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài: Mẫu số 12-PNT
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 12-NT
- Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 9-SK
6. Ngoài các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 và
khoản 3 Điều này, Bộ Tài chính có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh
nghiệp, chi nhánh để phục vụ cho công tác thống kê và phân tích thị trường.
Điều 33. Thời hạn nộp báo cáo
1. Báo cáo tháng: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng.
2. Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
3. Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Điều 34. Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện

13
Được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC.

188
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam phải nộp Bộ Tài chính báo
cáo định kỳ hoạt động theo quy định tại Điều 102 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các hướng dẫn sau:
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo các hoạt động
theo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Bộ Tài chính. Báo cáo 06 tháng đầu năm phải gửi trước ngày
30 tháng 7 và báo cáo cả năm phải gửi trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Nội dung báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ cấu tổ chức Văn phòng đại diện, nhân sự, số người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại
Văn phòng đại diện;
b) Những hoạt động chính của Văn phòng đại diện thực hiện trong kỳ báo cáo bao gồm:
- Chức năng văn phòng liên lạc;
- Nghiên cứu thị trường;
- Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài;
- Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
c) Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
3. Ngoài các báo cáo định kỳ nói trên, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Văn
phòng đại diện báo cáo, cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
Điều 35. Công bố thông tin
Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện
công bố công khai thông tin theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các hướng dẫn
sau:
1. Thông tin về tình hình tài chính:
a) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm toàn bộ nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh
nghiệp, chi nhánh kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập;
b) Công bố công khai trên báo ra hàng ngày trong 03 số báo liên tiếp các thông tin bao gồm: Báo cáo
thường niên (Mẫu số 1-CBTT) và Báo cáo tài chính tóm tắt (Mẫu số 2-CBTT). Khi công bố công khai
phải kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập;
c) Ngoài các hình thức công khai theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự quyết định việc công bố công khai
thông tin dưới hình thức phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý nhà nước;
họp báo; trên đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương;
d) Việc công khai thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải thực hiện trong thời hạn 120
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công bố công khai các
thông tin quy định tại điểm b khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải gửi bản chính hoặc bản sao các thông tin đã công bố công khai đến Bộ Tài
chính;

189
đ) Việc công bố công khai thông tin phải kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật. Trường hợp
thay đổi nội dung thông tin đã công bố thì phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại các
điểm a, điểm b và điểm d khoản này kèm theo lý do giải thích;
e) Công ty đại chúng thực hiện việc công bố thông tin theo quy định pháp luật về chứng khoán và quy
định tại Thông tư này.
2. Thông tin về sản phẩm bảo hiểm:
Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các
sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trong tháng trước liền kề (nếu có) bao gồm: Quy tắc, điều
khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu có liên quan trong quá trình giao
kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 36. Các mẫu biểu
1. Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu Đơn đề nghị đổi tên; thay đổi vốn điều lệ (vốn được cấp); mở, chấm dứt hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện; chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh; thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính,
chi nhánh, văn phòng đại diện; thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động; bổ nhiệm, thay đổi Chủ
tịch, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Mẫu Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo
Thông tư này.
5. Mẫu Đơn đề nghị chuyển nhượng cổ phần (phần vốn góp) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư
này.
6. Mẫu Đơn đề nghị đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Mẫu Giấy phép điều chỉnh theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Mẫu Đơn đề nghị phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung phương pháp phân chia thặng dư của doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Mẫu Đơn đề nghị phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Mẫu Đơn đề nghị ghi nhận áp dụng, thay đổi nguyên tắc tách quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài theo quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Mẫu Đơn đề nghị áp dụng, thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Mẫu Đơn đăng ký chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm
theo Thông tư này.
13. Mẫu Chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

190
14. Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện, gia hạn/chấm dứt hoạt động của văn
phòng đại diện theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Mẫu Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm
theo Thông tư này.
16. Mẫu Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện theo quy định tại Phụ lục 16
ban hành kèm Thông tư này.
17. Mẫu thông báo thay đổi Trưởng văn phòng đại diện, thay đổi người làm việc, thay đổi địa điểm đặt
văn phòng đại diện theo quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Mẫu Giấy phép điều chỉnh đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục 18 ban
hành kèm theo Thông tư này.
19. Mẫu văn bản đề nghị sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 19 ban
hành kèm theo Thông tư này.
20. Mẫu phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Chương VI
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Mục 1. THÀNH LẬP BAN KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 37. Thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán
1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả năng
thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP,
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Bộ Tài chính ban hành quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện
pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Điều 38. Nội dung của Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán
Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc đối tượng kiểm soát khả năng thanh toán.
2. Họ, tên thành viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
Điều 39. Thành phần của Ban kiểm soát khả năng thanh toán
1. Bộ Tài chính quyết định thành phần, số lượng và cơ cấu Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
2. Thành viên Ban kiểm soát khả năng thanh toán là cán bộ, công chức của Bộ Tài chính. Trưởng Ban
kiểm soát khả năng thanh toán là cán bộ lãnh đạo cấp Cục hoặc các chức danh tương đương trở lên
thuộc Bộ Tài chính.
3. Cán bộ, công chức tham gia Ban kiểm soát khả năng thanh toán không được là người có liên quan
của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Kiểm soát
viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và cổ đông (thành viên) sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh
nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khôi phục khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài, cán bộ tham
gia Ban kiểm soát khả năng thanh toán không được là người có liên quan của Chủ tịch công ty, thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) và cổ đông (thành viên) sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm phi

191
nhân thọ nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam phải kiểm soát khả năng thanh toán (sau đây gọi tắt là
Công ty nước ngoài) và Giám đốc chi nhánh nước ngoài.
Điều 40. Gửi quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán
Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán được gửi tới:
1. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm soát khả năng
thanh toán; Công ty nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp bảo hiểm đặt trụ sở chính.
3. Các cơ quan, tổ chức có liên quan khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Mục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán quy định tại khoản 2 Điều 80
Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:
1. Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo
phương án đã được chấp thuận:
a) Ban kiểm soát khả năng thanh toán yêu cầu Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên doanh
nghiệp bảo hiểm, Công ty nước ngoài xây dựng phương án khôi phục khả năng thanh toán theo mẫu
quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Ban kiểm soát khả năng thanh toán để
báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Trường hợp phương án này không đảm bảo khôi phục khả năng
thanh toán theo quy định pháp luật trong thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán,
Ban kiểm soát khả năng thanh toán báo cáo Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài thuê tổ chức tư vấn xây dựng phương án khôi phục khả năng thanh toán. Doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thuê tư vấn
xây dựng phương án khôi phục khả năng thanh toán.
b) Ban kiểm soát khả năng thanh toán giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận. Việc giám sát thực hiện như sau:
- Giám sát thông qua các báo cáo định kỳ và đột xuất của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài;
- Làm việc trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm; Giám đốc của chi nhánh nước ngoài trong trường hợp cần
thiết.
2. Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng
thanh toán để phối hợp thực hiện.
3. Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài:
a) Ban kiểm soát khả năng thanh toán yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài rà soát,
báo cáo phạm vi, lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến việc khôi phục khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Ban kiểm soát khả năng thanh toán đề xuất Bộ Tài chính việc hạn chế phạm vi, lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo quy định pháp luật và triển khai thực hiện sau
khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
4. Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất
khả năng thanh toán:

192
a) Ban kiểm soát khả năng thanh toán yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài rà soát,
báo cáo những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả
năng thanh toán;
b) Ban kiểm soát khả năng thanh toán đề xuất Bộ Tài chính việc áp dụng biện pháp đình chỉ những hoạt
động dẫn đến hoặc có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng
thanh toán theo quy định pháp luật và triển khai thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
5. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của
một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác:
a) Ban kiểm soát khả năng thanh toán yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài rà soát,
báo cáo toàn bộ hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực và các quỹ, dự phòng nghiệp vụ có liên quan;
b) Tùy từng trường hợp cụ thể, Ban kiểm soát khả năng thanh toán đề xuất với Bộ Tài chính yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc
một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác. Việc chuyển giao
hợp đồng bảo hiểm được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Thủ tục chuyển giao
hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật.
6. Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; chi nhánh nước ngoài thay
thế Giám đốc, Phó Giám đốc:
a) Tùy từng trường hợp cụ thể, Ban kiểm soát khả năng thanh toán đề xuất với Bộ Tài chính việc tạm
đình chỉ quyền quản trị, điều hành theo quy định pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế
thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, chi nhánh
nước ngoài thay thế Giám đốc, Phó Giám đốc và triển khai thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ
Tài chính;
b) Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; chi nhánh nước ngoài thay thế Giám đốc, Phó Giám đốc,
thủ tục thay đổi thực hiện theo quy định pháp luật.
7. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ
công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả
năng thanh toán đã được chấp thuận:
a) Ban kiểm soát khả năng thanh toán có quyền thực hiện việc yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi
vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận khi
nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc những người này vi phạm pháp luật, không
chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;
b) Trường hợp người bị miễn nhiệm, đình chỉ là người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài dự kiến bổ nhiệm người quản
trị, điều hành khác thay thế, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện thủ tục và
đảm bảo tiêu chuẩn người quản trị, điều hành dự kiến theo quy định pháp luật.
8. Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả
năng thanh toán:
a) Tiếp tục áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán:

193
- Ban kiểm soát khả năng thanh toán kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục áp dụng các biện pháp khôi phục
khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có vốn chủ sở hữu bằng vốn pháp định hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài cần có thêm thời gian để hoàn thiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi
hình thức doanh nghiệp, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật;
- Căn cứ thực trạng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, chậm nhất 30 ngày trước khi hết
thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán quy định tại Quyết định thành lập Ban kiểm
soát khả năng thanh toán, Ban kiểm soát khả năng thanh toán kiến nghị Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
lấy ý kiến của các đơn vị liên quan (trong trường hợp cần thiết) và tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính xem
xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài.
b) Chấm dứt áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán:
- Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt
trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
- Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài chấm dứt trong
các trường hợp sau:
+ Hết thời hạn áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
+ Hoạt động của chi nhánh nước ngoài trở lại bình thường;
+ Chi nhánh nước ngoài đã được hợp nhất, sáp nhập, kết thúc hoạt động trước khi hết thời hạn khôi
phục khả năng thanh toán.
- Ban kiểm soát khả năng thanh toán kiến nghị Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm lấy ý kiến của các đơn
vị liên quan (trong trường hợp cần thiết), tổng hợp và kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc
chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
9. Báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) về việc áp dụng và kết quả của việc áp
dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán:
a) Báo cáo định kỳ: Trước ngày 15 hàng tháng.
b) Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề phát
sinh (nếu có).
10. Sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 42. Nhiệm vụ của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát khả năng
thanh toán
1. Nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán:
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán quy định tại
Điều 41 Thông tư này;
b) Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán và thành viên Ban kiểm
soát khả năng thanh toán;
c) Quản lý, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán và
thành viên Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
2. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán và thành viên Ban kiểm soát khả
năng thanh toán:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán;

194
b) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban kiểm soát khả năng thanh toán về việc thực hiện nhiệm vụ được
phân công.
Mục 3. THẨM QUYỀN CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN
QUAN
Điều 43. Thẩm quyền của Bộ Tài chính trong kiểm soát khả năng thanh toán
1. Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
2. Chấp thuận phương án khôi phục khả năng thanh toán theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài.
3. Chấp thuận đề nghị của Ban kiểm soát khả năng thanh toán về các vấn đề sau:
a) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Đình chỉ hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng
thanh toán;
c) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội
đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
chi nhánh nước ngoài thay thế Giám đốc.
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác.
4. Quyết định tiếp tục áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
5. Yêu cầu Ban kiểm soát khả năng thanh toán báo cáo về việc áp dụng và việc thực hiện các biện pháp
khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
a) Căn cứ kết quả công tác quản lý, giám sát, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có trách nhiệm sau:
- Phát hiện và báo cáo Bộ Tài chính khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nguy cơ mất
khả năng thanh toán;
- Đề xuất Bộ Tài chính quyết định việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
khả năng thanh toán, thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không
khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận theo quy định tại khoản 1
Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
b) Tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo triển khai công tác kiểm soát khả năng thanh toán
đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và giám sát hoạt động của Ban kiểm soát khả
năng thanh toán;
c) Làm đầu mối tiếp nhận báo cáo, đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài; trình Bộ Tài chính quyết định các vấn đề liên quan đến kiểm soát khả năng thanh toán đối với
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đề nghị của Ban kiểm soát khả năng thanh toán;
d) Quản lý và lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ về quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.

195
2. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Bộ Tài chính, các đơn vị có liên quan của Bộ Tài
chính có trách nhiệm cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát khả năng thanh toán và tham gia ý kiến đối với
các vấn đề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đề nghị của Ban kiểm soát khả năng
thanh toán.
Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin theo đề nghị
của Ban kiểm soát khả năng thanh toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 41 Thông tư này.
Điều 46. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải chủ động triển khai các biện pháp để khôi phục
khả năng thanh toán và tự chịu trách nhiệm đối với việc khôi phục khả năng thanh toán của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Chấp hành các quyết định, chỉ đạo của Bộ Tài chính và yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả
năng thanh toán.
3. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp
theo quy định pháp luật.
4. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài trước, trong và sau thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
5. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho
Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
7. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 47. Hiệu lực của Thông tư14
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28
tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và
Thông tư số 194/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 124/2012/TT-BTC và Thông tư số 125/2012/TT-BTC.
14
Điều 2 Thông tư số 01/2019/TT-BTC quy định như sau:

"Điều 2. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 02 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính để nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp".

196
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính
để xem xét, giải quyết./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải

197
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
------- VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/2021/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021

TRÍCH BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2015


Chương XVIII
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 303. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo
hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo
hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro
của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống
biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro
khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán
thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường
thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản.
Điều 304. Đối tượng bảo hiểm hàng hải
1. Đối tượng bảo hiểm hàng hải là bất kỳ quyền lợi vật chất nào có thể quy ra tiền liên quan đến
hoạt động hàng hải.
2. Đối tượng bảo hiểm hàng hải bao gồm:
a) Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
b) Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng
hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu
biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
c) Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.
Điều 305. Xác định quyền lợi có thể được bảo hiểm
1. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm
trong hành trình đường biển.
2. Người có quyền lợi trong một hành trình đường biển khi có bằng chứng chứng minh là có liên
quan đến hành trình này hoặc bất kỳ đối tượng có thể bảo hiểm nào gặp rủi ro trong hành trình mà hậu
quả là người đó thu được lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm đến cảng an toàn hoặc không thu được lợi
nhuận khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, hư hỏng, bị lưu giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất
và có thể không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tượng

198
bảo hiểm được bảo hiểm theo điều kiện có tổn thất hoặc không có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn
có thể được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người
được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm không biết việc đó.
Trường hợp người được bảo hiểm không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy
ra tổn thất thì không thể có được quyền đó bằng bất kỳ hành động hay sự lựa chọn nào sau khi người
được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra.
4. Trường hợp người mua hàng đã mua bảo hiểm cho hàng hóa thì có quyền lợi bảo hiểm mặc dù
có thể đã từ chối nhận hàng hoặc đã xử lý hàng hóa đó như đối với hàng hóa thuộc rủi ro của người bán
hàng do giao hàng chậm hoặc vì những lý do khác.
5. Một phần quyền lợi của tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác là quyền
lợi có thể được bảo hiểm.
Điều 306. Tái bảo hiểm
1. Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm đối tượng bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm cho người
khác.
2. Hợp đồng tái bảo hiểm độc lập với hợp đồng bảo hiểm gốc, người bảo hiểm gốc vẫn phải chịu
trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.
Điều 307. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm
1. Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng
chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
2. Đơn bảo hiểm có thể cấp theo các hình thức sau đây:
a) Đơn bảo hiểm chuyến là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến
một hoặc nhiều địa điểm khác;
b) Đơn bảo hiểm thời hạn là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian nhất
định;
c) Đơn bảo hiểm định giá là đơn bảo hiểm trong đó người bảo hiểm đồng ý trước giá trị của đối
tượng bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm, phù hợp với giá trị được bảo hiểm và được sử dụng khi giải
quyết bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc bồi thường tổn thất bộ phận.
Việc xác định tổn thất toàn bộ ước tính phải căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng và quy định tại
khoản 1 Điều 333 của Bộ luật này, trừ trường hợp đơn bảo hiểm có thỏa thuận khác;
d) Đơn bảo hiểm không định giá là đơn bảo hiểm không ghi giá trị của đối tượng bảo hiểm, nhưng
số tiền bảo hiểm phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm.
3. Đơn bảo hiểm phải có những nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên người được bảo hiểm hoặc tên người đại diện của người được bảo hiểm;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Điều kiện bảo hiểm;
d) Thời hạn bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Nơi, ngày, tháng và giờ cấp đơn;
g) Chữ ký xác nhận của người bảo hiểm.

199
4. Hình thức và nội dung cơ bản của đơn bảo hiểm được áp dụng đối với giấy chứng nhận bảo
hiểm.
Điều 308. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình
biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định
khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo
hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
2. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người
đại diện của người được bảo hiểm.
Điều 309. Đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp
đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế; trong trường hợp
này, người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ
trường hợp trước khi giao kết, người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó.
Điều 310. Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 308 của Bộ luật này
thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người được bảo hiểm không có lỗi trong
việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này thì
người bảo hiểm không có quyền chấm dứt hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức
hợp lý.
2. Trước khi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu, người được bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm hàng hải, nhưng phải trả cho người bảo hiểm các chi phí hành chính và người bảo hiểm
phải hoàn trả phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
3. Người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được chấm dứt hợp đồng sau khi trách nhiệm
bảo hiểm đã bắt đầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận về việc hợp đồng có thể bị chấm dứt sau khi trách
nhiệm bảo hiểm bắt đầu và người được bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì người bảo hiểm có
quyền thu phí kể từ ngày trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu cho đến ngày chấm dứt hợp đồng và việc hoàn
phí được tính tương ứng với thời gian còn lại. Trường hợp người bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng
thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại được hoàn trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày yêu cầu chấm
dứt đến ngày hết hạn hợp đồng.
4. Các quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm yêu
cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và hợp đồng bảo hiểm chuyến đối với tàu biển sau khi trách
nhiệm bảo hiểm bắt đầu.
Mục 2. GIÁ TRỊ BẢO HIỂM VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Điều 311. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm và được xác định như sau:
1. Giá trị bảo hiểm của tàu biển là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị
này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo
hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn
bị chuyến đi được thỏa thuận trong hợp đồng;

200
2. Giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị
trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và có thể cả tiền lãi
ước tính;
3. Giá trị bảo hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển là tổng số tiền bao gồm giá dịch vụ vận chuyển
cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho giá dịch vụ vận chuyển
thì giá dịch vụ vận chuyển này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa;
4. Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng
bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm.
Điều 312. Số tiền bảo hiểm
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải kê khai số tiền cần bảo hiểm cho
đối tượng bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà người bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
2. Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người
bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, kể
cả các chi phí khác thuộc phạm vi bảo hiểm.
3. Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần
tiền vượt quá giá trị bảo hiểm không được thừa nhận.
Điều 313. Bảo hiểm trùng
1. Trường hợp có hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người
được bảo hiểm giao kết về cùng đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo
hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì người được bảo hiểm được coi là đã bảo hiểm vượt quá giá trị bằng
cách bảo hiểm trùng.
2. Trong trường hợp bảo hiểm trùng quy định tại khoản 1 Điều này thì tất cả những người bảo
hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm
tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm.
Mục 3. CHUYỂN NHƯỢNG THEO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Điều 314. Chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải
1. Đơn bảo hiểm hàng hải có thể được chuyển nhượng, trừ trường hợp trong đơn bảo hiểm có thỏa
thuận về cấm chuyển nhượng. Đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng trước hoặc sau khi tổn thất xảy ra
với đối tượng bảo hiểm.
2. Người không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm thì không được chuyển nhượng đơn bảo
hiểm.
Điều 315. Cách thức chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải
Đơn bảo hiểm hàng hải có thể chuyển nhượng bằng cách người được bảo hiểm ký bổ sung trên
đơn hoặc theo tập quán thương mại.
Mục 4. BẢO HIỂM BAO
Điều 316. Bảo hiểm bao
1. Bảo hiểm bao là loại bảo hiểm trọn gói, được áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm là một loại
hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một thời hạn
nhất định.

201
2. Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng
nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng hoặc cho từng đơn vị hàng hóa theo yêu cầu của người được bảo
hiểm.
Điều 317. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao
1. Người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ thông báo ngay cho người bảo
hiểm biết sau khi nhận được các thông tin liên quan đến việc gửi hàng hoặc nhận hàng và mỗi lần đều
phải thông báo tên tàu biển, tuyến hành trình, hàng hóa và số tiền bảo hiểm, kể cả trường hợp người
bảo hiểm nhận được thông báo thì có thể hàng đã được gửi hoặc đã đến cảng trả hàng.
2. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý hoặc do cẩu thả mà không thực hiện nghĩa vụ quy định
tại khoản 1 Điều này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao và vẫn được
hưởng phí bảo hiểm tương tự như trong trường hợp hợp đồng được thực hiện.
Điều 318. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao
Các bên có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao với điều kiện phải thông báo cho
nhau biết trước 90 ngày.
Mục 5. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Điều 319. Nộp phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp
đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.
Điều 320. Thông báo rủi ro gia tăng
1. Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm
làm tăng mức độ rủi ro thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm về sự
thay đổi đó ngay khi họ biết.
2. Trường hợp người được bảo hiểm vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này, người bảo hiểm
có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm.
Điều 321. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
1. Trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, người được bảo
hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất và bảo đảm cho việc
thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất. Khi thực hiện nghĩa vụ
này, người được bảo hiểm phải thực hiện theo chỉ dẫn hợp lý của người bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá
cẩu thả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 322. Trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm
Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho người được bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết
do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; những
chi phí để thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc chi phí
xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm và chi phí đóng
góp vào tổn thất chung. Các chi phí này phải được bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị
bảo hiểm.
Điều 323. Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm

202
1. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro
được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 322 của Bộ
luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy ra do hành động cố ý hoặc
quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát
sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảo hiểm trong việc điều
khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải.
3. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các
trách nhiệm trong tai nạn đâm va thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm,
người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm
phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số
tiền bảo hiểm.
4. Trường hợp xảy ra rủi ro hàng hải thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thì người
bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm để được miễn mọi trách nhiệm khác theo các điều
kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải thông báo ý định của
mình cho người được bảo hiểm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người được
bảo hiểm về rủi ro hàng hải đã xảy ra và hậu quả của nó; người bảo hiểm không được đòi quyền sở hữu
đối tượng bảo hiểm, nếu toàn bộ số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.
Ngoài việc bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn những chi phí
nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tổn thất hoặc để sửa chữa, khôi phục đối tượng bảo hiểm mà người
được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo của người bảo hiểm.
Điều 324. Bồi thường tổn thất xảy ra kế tiếp nhau
1. Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá
trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất bộ phận mà vẫn chưa được sửa chữa hoặc bồi
thường và tiếp sau đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường tổn thất
toàn bộ.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không loại trừ trách nhiệm của người bảo hiểm đối
với việc bồi hoàn chi phí liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 323 của Bộ luật
này.
Điều 325. Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm tàu biển và bảo
hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh
trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp tàu biển
có khuyết tật ẩn tỳ hoặc khi xảy ra các tình huống không thể tránh khỏi mặc dù người được bảo hiểm đã
có sự quan tâm thích đáng;
b) Bốc lên tàu biển các chất hoặc vật liệu dễ nổ, dễ cháy hoặc những hàng hóa nguy hiểm khác
không phù hợp với những quy định về việc vận chuyển loại hàng hóa này, nếu người được bảo hiểm
biết nhưng người bảo hiểm không biết.

203
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm hàng hóa, người
bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Tính chất tự nhiên của hàng hóa;
b) Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
c) Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
d) Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.
3. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách
nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với
bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt; gây rối; đình công hoặc những tổn thất xảy ra do
hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh
quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục 6. CHUYỂN QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG
Điều 326. Chuyển quyền đòi bồi thường
Khi đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người
có lỗi gây ra tổn thất đó (sau đây gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực
hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm.
Điều 327. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng
chứng mà mình có và phải áp dụng những biện pháp cần thiết để người bảo hiểm có thể thực hiện
quyền truy đòi người thứ ba.
2. Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này
hoặc có lỗi làm cho quyền truy đòi của người bảo hiểm không thể thực hiện được thì người bảo hiểm
được miễn trả toàn bộ tiền bồi thường hoặc được giảm ở mức hợp lý.
3. Trường hợp người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường tổn thất do bên thứ ba trả thì người
bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả phần tiền chênh lệch giữa số tiền phải bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm
và số tiền mà người được bảo hiểm đã nhận từ người thứ ba.
Điều 328. Bảo lãnh đóng góp tổn thất chung
1. Người bảo hiểm phải ký bảo lãnh đóng góp tổn thất chung trong phạm vi số tiền bảo hiểm trên
cơ sở cam kết đóng góp tổn thất chung của người được bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Khi phân bổ tổn thất chung, người được bảo hiểm có nghĩa vụ quan tâm thích đáng các quyền
lợi của người bảo hiểm.
Mục 7. TỪ BỎ ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM
Điều 329. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
1. Người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm và chuyển cho người bảo hiểm quyền
và nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ, nếu
đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra
chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.
2. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị chìm đắm,
bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi,
chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế.

204
3. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với
hàng hóa, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là quá cao so với
giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng.
Điều 330. Cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
1. Việc thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được tuyên bố bằng văn bản ghi rõ căn cứ
áp dụng quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
2. Tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được gửi cho người bảo hiểm trong thời hạn hợp lý,
nhưng không được quá 180 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp
dụng quyền từ bỏ hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm trong trường hợp
tàu biển hoặc hàng hóa bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác; sau
thời hạn quy định tại khoản này, người được bảo hiểm bị mất quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm, nhưng
vẫn có quyền đòi bồi thường tổn thất.
3. Việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào; nếu việc từ bỏ đã
được chấp nhận thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được quyền thay đổi quyết định của
mình.
Điều 331. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm
Khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo
hiểm những thông tin liên quan đến quyền về tài sản đối với đối tượng bảo hiểm, các khoản bảo hiểm
và hạn chế khác mà người được bảo hiểm biết.
Điều 332. Thời hạn chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người bảo
hiểm
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người bảo
hiểm có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết là chấp nhận hoặc từ chối việc
từ bỏ; sau thời hạn này, người bảo hiểm mất quyền từ chối.
2. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng bảo hiểm được chuyển cho người bảo hiểm ngay
sau khi người bảo hiểm thông báo chấp nhận việc từ bỏ; người bảo hiểm có thể không đòi quyền này.
3. Trường hợp việc tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm được thực hiện đúng quy định mà người
bảo hiểm không chấp nhận việc từ bỏ thì người được bảo hiểm vẫn có quyền đòi bồi thường.
Điều 333. Bồi thường tổn thất toàn bộ
1. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị hư hỏng mà xét thấy không thể
tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa
chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được
bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo
hiểm.
2. Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị phá hủy, hư hỏng toàn bộ mà không
phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hóa; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có
thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng
bảo hiểm.
3. Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo

205
hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau
khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Điều 334. Hoàn trả tiền bảo hiểm
Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng
hải thì người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm tiếp tục sở hữu tàu biển đó và hoàn lại
số tiền đã được bồi thường sau khi khấu trừ tiền bồi thường tổn thất bộ phận của tàu biển với điều kiện
tổn thất bộ phận đó là hậu quả trực tiếp của rủi ro hàng hải được bảo hiểm.
Mục 8. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 335. Trách nhiệm giải quyết bồi thường
Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền yêu cầu
người được bảo hiểm trình bày về sự kiện liên quan, xuất trình tài liệu, bằng chứng cần thiết cho việc
đánh giá sự kiện và mức độ tổn thất.
Điều 336. Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh
tranh chấp.

206

You might also like