You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài:

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM


Ở VIỆT NAM
NHÓM: 2
THÀNH VIÊN:

Nguyễn Thị Mỹ Huyền – 720H1384

Vũ Trần Thảo Vân – B19H0354

Nguyễn Văn Bình Minh – B20H0119

Lê Nam – 720H0564

Huỳnh Anh Tài – 720H1411

Nguyễn Tiến Đạt – 720H1527

Trần Hương Quỳnh – 720H0992

Page 1 of 29
Mục lục
LỜI NÓI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3

• Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................. 4
1.KHÁI NIỆM ...................................................................................................... 4
2.THẤT NGHIỆP LÀ GÌ? .................................................................................. 4
3.PHÂN LOẠI CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP: .................................................. 4
4.TỶ LỆ THẤT NGHIỆP ................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY............................... 8
1. Thực trạng của thất nghiệp tại Việt Nam ...................................................... 8
1.1 Thực trạng thất nghiệp chung trên thế giới và trong khu vực ASEAN............................................. 8
1.2 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay ........................................... 9
1.2.1 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý I năm 2021 ............................................................... 9
1.2.2 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý II năm 2021 ............................................................ 12
1.2.3 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý III năm 2021 ........................................................... 13
1.2.4 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý IV năm 2021 ........................................................... 18
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta ............................ 18
2.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................................ 18
2.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................................................. 22
3. Ảnh hưởng của thất nghiệp nước ta ............................................................ 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM ............................................ 25
1. Xu hướng mới về việc làm........................................................................... 25
1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................................................................... 25
1.2 Tác động bởi đại dịch Covid-19 ................................................................................................... 25
2. Lời khuyên hơn giải pháp ............................................................................. 26
2.1 Vì sao lời khuyên hơn giải pháp?................................................................................................... 26
2.2 Lời khuyên đưa ra cho thế hệ lao động tiếp theo ......................................................................... 27
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................................................................... 29

Page 2 of 29
LỜI NÓI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, sự đổi mới ào
ạt của thời đại 4.0 đã tạo ra bước đệm cho sự thăng tiến của nhân loại trong mọi
lĩnh vực trong xã hội. Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến hàng loạt
những thành tựu tuyệt vời như trí tuệ nhân tạo, sự phát triển ồ ạt của mạng xã hội
tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trên toàn cầu… Đằng sau những thành tựu mà con
người đã đạt được thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với siêu đại dịch Covid, nó
không chỉ gây mất mát về nhân mạng mà còn là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu
kéo theo tình trạng thất nghiệp … Vấn đề nóng bỏng và được qua tâm hàng đầu
hiện nay có lẽ là vấn đề việc là và tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Thất nghiệp là một vấn đề luôn tồn đọng trên thế giới, bởi lẻ bất kỳ quốc gia
nào dù nền kinh tế có phát triển đến mức nào thì vẫn luôn tồn tại thất nghiệp chỉ là
mức độ thấp hay cao. Ngoài ra, thất nghiệp còn dẫn theo nhiều hệ luỵ như suy giảm
kinh tế và sự gia tăng của các tệ nạn xã hội khiến cho chất lượng cuộc sống xã hội
đi xuống và khó có thể phát triển vững mạnh.
Đến với bài tiểu luận này nhóm em muốn khai thác nhiều khía cạnh của
“Vấn đề việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam”. Mỗi chương là sự phân tích tĩ mĩ từ
khái quát đến chi tiết để làm rõ vấn đề chúng em theo đuổi, bao gồm:
• CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
• CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
• CHƯƠNG 3: GiẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM

Page 3 of 29
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.KHÁI NIỆM
Để có cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cần phân biệt các khái
niệm sau:
• Người trong độ tuổi lao động là những người có quyền làm việc theo Hiến pháp.
• Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc không
có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
• Những người làm việc nhưng làm việc trong các tổ chức xã hội, văn hóa và kinh
tế.
• Người thất nghiệp là người hiện đang thất nghiệp nhưng mong muốn và đang
tìm kiếm việc làm.
• Trừ những người có việc làm và chưa có việc làm, những người còn lại trong độ
tuổi lao động được coi là những người không tham gia lực lượng lao động, bao
gồm: những người đang đi học, những người nội trợ, những người không có khả
năng lao động do ốm đau, bệnh tật và những không muốn tìm việc do nhiều
nguyên nhân khác nhau.

2.THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?


Thất nghiệp trong nền kinh tế là tình trạng người lao động đang đi tìm việc làm
nhưng không tìm được hoặc không được các tổ chức, công ty và cộng đồng tuyển
dụng. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ người lao động không có việc làm. Người lao động
trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội.

3.PHÂN LOẠI CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP:


Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp và cần được phân loại để hiểu rõ về nó. Nó
có thể được chia thành các loại sau:

Phân loại theo loại thất nghiệp:


• Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính (nam-nữ)
• Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi (tuổi nghề)
• Tỷ lệ thất nghiệp theo vùng (thành thị, nông thôn, ...)
• Tỷ lệ thất nghiệp theo chủng tộc và dân tộc

Phân loại theo lý do thất nghiệp:


Page 4 of 29
• Người xin nghỉ việc: Những người tự nguyện từ chức vì nhiều lý do như lương
thấp và không phù hợp với công việc.
• Thất nghiệp: là người bị đơn vị sản xuất kinh doanh cho nghỉ việc vì một lý
do nào đó.
• Người mới tham gia: Những người lần đầu tham gia lực lượng lao động nhưng
chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm việc.
• Tái nhập: Những người đã rời khỏi thị trường lao động và bây giờ muốn trở
lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Phân loại theo nguồn thất nghiệp:


• Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi một số người lao động đang tìm việc làm hoặc
công việc khác tốt hơn phù hợp với nhu cầu của họ.
• Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không phù hợp của cơ cấu cung cầu lao động
về kỹ năng, nghề nghiệp và địa điểm. Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở
một phần thị trường lao động.
Thất nghiệp định kỳ:
• Mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế gây ra bởi
tình trạng tiền lương cứng nhắc là một dạng thất nghiệp sẽ biến mất trong một
thời gian dài.
• Thất nghiệp theo chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xảy ra với chu kỳ kinh
doanh.
• Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ cao khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái
(cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên)
• Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ thấp (thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) khi nền
kinh tế đang mở rộng (phát triển nóng)

Phân loại theo bản chất của thất nghiệp:


• Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc
vì công việc và mức lương không phù hợp với mong muốn của họ.
• Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người muốn làm việc với mức lương
hiện tại nhưng không có việc làm.

Page 5 of 29
Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp:
_Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân
bằng. Khi tiền lương và giá cả hợp lý, thị trường ở trạng thái cân bằng dài hạn. Bao
gồm:
• Thất nghiệp ma sát: xảy ra khi một số người lao động đang tìm việc làm hoặc
công việc khác tốt hơn phù hợp với nhu cầu của họ.
• Thất nghiệp cơ cấu: do cơ cấu cung cầu lao động không phù hợp về kỹ năng,
nghề nghiệp, địa điểm, ... nên hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở các trường
lao động ở một số thị trường. Thất nghiệp theo mùa: Xảy ra do tính chất mùa
vụ của một số công việc như nông nghiệp, dạy học, làm thêm vào mùa hè, giải
trí theo mùa (trượt tuyết, công viên nước) ...
_Thất nghiệp theo chu kì:
• Mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế gây ra bởi
tình trạng tiền lương cứng nhắc là một dạng thất nghiệp sẽ biến mất trong một
thời gian dài.
• Thất nghiệp theo chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xảy ra với chu kỳ kinh
doanh.
• Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ cao khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái
(cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên)
• Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ thấp (thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) khi nền
kinh tế đang mở rộng (phát triển nóng)

4.TỶ LỆ THẤT NGHIỆP


Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) số người thất nghiệp chia cho tổng số
người đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số tổng quát về tình hình thất
nghiệp của một quốc gia. Ngoài ra, mối quan hệ này còn là một trong những chỉ
tiêu kinh tế quan trọng được sử dụng để đo lường sức khỏe của nền kinh tế, vì nó
chỉ ra rằng khả năng (hoặc không có khả năng) của con người có thể tạo ra việc làm
hữu ích để sản xuất nền kinh tế được nhiều người theo dõi nhất các nhà hoạch định
chính sách và các nhà đầu tư. Nó có xu hướng biến động theo chu kỳ kinh doanh,
tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong quá trình mở rộng.

Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời gian dài có thể là một trong những dấu
hiệu của suy thoái kinh tế trầm trọng; Điều nghiêm trọng hơn nữa, có thể có những
biến động trong nền kinh tế. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp có nghĩa là nền kinh
Page 6 of 29
tế đang phát triển rất năng động, nền kinh tế đang sản xuất với tốc độ tối đa, tối đa
hóa sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống theo thời gian. Tuy
nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thấp không phải lúc nào cũng tốt; tỷ lệ thất nghiệp quá thấp
cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, tạo ra
áp lực lạm phát và thắt chặt điều kiện đối với các công ty có nhiều lao động hơn.

Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm tổng số lao động

• Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.


• Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không
có việc làm nhưng tích cực tìm việc.

Page 7 of 29
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng của thất nghiệp tại Việt Nam
1.1 Thực trạng thất nghiệp chung trên thế giới và trong khu vực ASEAN
Theo báo cáo WESO của tổ chức lao động quốc tế (ILO) dự báo rằng
những “khoảng trống việc làm” do cuộc khủng hoảng toàn cầu gây nên
đã đạt con số 75 triệu năm 2021, trước khi giảm xuống 23 triệu vào năm
2022. Thiếu hụt việc làm và thời gian làm việc sụt giảm cũng bắt nguồn
từ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao, tình trạng không sử dụng được đầy đủ
tiềm năng của lục lượng lao động và điều kiện làm việc kém từ trước
khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Dự kiến sẽ có 205 triệu người thất nghiệp
trên toàn cầu vào năm 2022 tăng cao so với mức 187 triệu người năm
2019, tương đương với tỷ lệ thất nghiệp 5,7%. Quỹ tiền tệ quốc tế -IMF
dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ dưới mức 6%. Những khu
vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất về tỷ lệ thất nghiệp trong nửa đầu năm
2021 là Châu Mỹ Latin, Caribe. Châu Âu và Trung Á.
ILO cũng dự báo, việc làm của khu vực ASEAN sẽ phục hồi chậm do
tác động nặng nề mà đại dịch Covid-19 mang lại. Đã có trên 7% thời
gian làm việc của người lao động của khu vực ASEAN bị ảnh hưởng
so với thời điểm trước dịch. Sự tăng trưởng GDP được ADB dự báo ở
mức 3,1% trong năm 2021, giảm so với mức 4,4,% đưa ra vào tháng
4/2021.Và nếu làn sóng dịch bệnh còn kéo dài thì thị trường lao động
nửa cuối 2021 ở khu vực này sẽ còn tiếp tục xấu hơn nữa. Philippines
là nước phải gánh chịu mức tổn thất thời gian làm việc nặng nề nhất.
Đại dịch đã tác động đến nền kinh tế và thị trường lao động của các
nước ASEAN qua nhiều kênh khác nhau trong đó bao gồm sự suy giảm
nghiêm trọng của ngành du lịch, mức sụt giảm của tiêu dùng trong nước
và tác động thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Page 8 of 29
Nước Tỷ lệ giảm thời gian làm việc
Philippines 13,6%
Lào 4,3%
Thái 4,5%
Bảng 1: Tình hình giảm thời gian làm việc của một số
nước trong khu vực ASEAN
1.2 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Với tình hình chung của đại dịch Covid 19, tình trạng thất nghiệp của người lao
động của nước ta ngày càng gia tăng, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng theo. Ta
có thể nhận thấy những dạng thất nghiệp thường xuất hiện như: thất nghiệp cọ sát
– người lao động dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm những công việc phù hợp
với môi trường làm việc mới (làm việc ở nhà); thất nghiệp cơ cấu là dạng gia tăng
mạnh và kéo dài theo diễn biến của tình hình dịch đang trở nên phức tạp. Những
doanh nghiệp, công ty hay những tập đoàn lớn như Apple, Samsung, Netflix…phải
đối diện với những phương thức làm việc mới trên nền tảng công nghệ số, AI để có
thể tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình. Do đó những người lao động có trình
độ về công nghệ thấp sẽ bị sa thải, thay thế bằng những người có trình độ cao và
thành thạo. Họ sẽ được trả với mức lương cao hơn đồng nghĩa với việc số lao động
sẽ giảm đi đáng kể. Chất lượng lao động của người lao động sẽ giảm đi đáng kể bởi
lẽ họ sẽ rất khó tìm được những công việc tương ứng với trình độ chuyên môn của
mình. Nhiều người lao động phải làm những công việc part-time, hoặc công việc
đơn giản để có thu nhập trang trải cuộc sống.
1.2.1 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý I năm 2021
_Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động
xấu của sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid 19. Kết quả điều
_ Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động
xấu của sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid 19. Kết quả điều tra cho thấy, số
người tham gia thị trường lao động giảm so với quý trước và so với cùng kì năm
trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 26,0%.
_Số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4
nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm
2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước.

Page 9 of 29
Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-
2021

Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn các quý
2019-2021

Page 10 of 29
Đơn vị %

Hình 3: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I, giai
đoạn 2019-2021
_Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường lao động là sự gia tăng mức
thu nhập từ công việc người lao động so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Hình 4: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế Quý I
năm 2020 và 2021
_Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương quý I năm 2021 đạt 7,2
triệu đồng, tăng 556 nghìn đồng so với quý trước và tăng 132 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm trước. Lao động nam có thu nhập bình quân cao gấp 1,2 lần lao động
nữ (7,6 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).

Page 11 of 29
1.2.2 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý II năm 2021
_Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã bị ảnh
hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19. Tình hình lao động
việc làm quý II cho thấy thị trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số
người có việc làm giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so
với quý trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng so với cùng kỳ năm
trước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2021 là 51,1 triệu
người, tăng 44,7 nghìn người so với quý trước và tăng 1,7 triệu người so với cùng
kỳ năm trước
_Thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn
người so với quý trước và giảm 137,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2021 là 2,60%, tăng 0,4 điểm
phần trăm so với quý trước và giảm 0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần thứ
tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng
cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%). Xu hướng này
khác biệt với xu hướng thường thấy được qua các năm trước với tình trạng thiếu
việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với khu vực thành thị
_Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu
người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước và giảm 82,1 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là 2,62%,
tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 3,36%, tăng
0,17 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,95 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8
nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm
0,13 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
khu vực thành thị là 9,57%, cao hơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
_Thu nhập bình quân tháng của lao động quý II năm 2021 đạt 6,1 triệu đồng, giảm
226 nghìn đồng so với quý trước và tăng 547 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,44 lần (7,1 triệu
đồng so với 4,9 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị
cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,41 lần (7,5 triệu đồng so với 5,3 triệu đồng).
Diễn biến khó kiểm soát của dịch Covid-19 trong quý II năm 2021 đã làm gián đoạn
đà phục hồi thu nhập bình quân của người lao động kể từ quý III năm 2020 đến quý
I năm 2021. Quý II năm 2021 ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao
động so với quý trước. Người lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng
bị ảnh hưởng về thu nhập nhiều nhất với mức thu nhập bình quân tháng đạt 6,7 triệu
đồng, giảm 464 nghìn đồng, tương ứng giảm 6,5% so với quý trước; lao động trong
Page 12 of 29
khu vực dịch vụ với thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu đồng, giảm 291 nghìn đồng,
tương ứng giảm 3,9%. Riêng thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,7 triệu đồng, tăng 80 nghìn đồng, tương ứng tăng 2,2%,
đây là khu vực duy nhất có mức thu nhập bình quân tăng so với quý trước.
1.2.3 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý III năm 2021
Tính riêng trong quý III năm 2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi
trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc
làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập, … So với
quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III tăng
thêm 15,4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao
động, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động chịu ảnh hưởng.Trong tổng
số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, có 4,7 triệu người
bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh
doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn
việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm
67,2%.

• Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng
nề nhất. Số người lao động ở hai vùng này cho biết công việc của họ chịu tác
động tiêu cực bởi đại dịch chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%.
Con số này ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thấp
hơn nhiều, lần lượt là 17,4% và 19,7%.
Đơn vị %

Hình 5: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo vùng
kinh tế-xã hội, Quý III năm 2021

Page 13 of 29
Hình 6: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo tình
trạng tham gia thị trường lao động quý II, quý III năm 2021
Đơn vị %

Hình 7: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo khu
vực kinh tế quý II quý III năm 2021
_Đến hết quý III năm 2021, tình hình bệnh dịch Covid-19 trở nên phức tạp trên cả
nước khiến việc giãn cách xã hội kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp, dịch vụ không
thiết yếu buộc phải đóng cửa làm số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều người lao động bị buộc phải rời khỏi thị trường. Số người tham gia lực lượng
lao động quý III năm 2021 bị sụt giảm nghiêm trọng. Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1 triệu người, giảm 2,0 triệu người so với quý
trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng
Page 14 of 29
lao động ở khu vực nông thôn giảm 1,4 triệu người (chiếm 4,4% tổng số lao động
khu vực nông thôn); lực lượng lao động ở khu vực thành thị giảm 583 nghìn người
(chiếm 3,1% tổng số lao động khu vực thành thị). Sự sụt giảm nghiêm trọng về số
người tham gia lực lượng lao động trong quý III năm 2021 làm tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động trong quý này xuống thấp nhất trong 10 năm trở lại đây với 65,6%,
giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 3,9 điểm phần trăm so với cùng
kỳ năm trước.
Đơn vị: Triệu người

Hình 8: Lao động làm việc theo các quý, giai đoạn 2019-2021
_Thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2021 là hơn 1,8 triệu người, tăng 700,3
nghìn người so với quý trước và tăng 620,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III năm 2021 là 4,46%, tăng 1,86
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,74 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn
so với khu vực nông thôn (tương ứng là 5,33% và 3,94%). Điều này khác với xu
hướng thường quan sát được ở thị trường lao động trong các quý trước với tình
trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường nghiêm trọng hơn so với thành
thị.

Page 15 of 29
Hình 9: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động các quý năm 2020
và năm 2021
Một số ngành kinh tế cũng ghi nhận tình trạng khó khăn của người lao động khi mức
thu nhập bình quân của họ liên tục giảm qua mỗi đợt bùng phát của đại dịch. Đó là
các ngành: Dịch vụ lưu trú và ăn uống với mức thu nhập bình quân giảm 21,2%,
giảm tương ứng khoảng 1,2 triệu đồng so với quý trước; ngành vận tải, kho bãi với
thu nhập bình quân giảm 20,3%, giảm tương ứng khoảng 1,6 triệu đồng so với quý
trước. Trên phạm vi toàn quốc, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III
năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và tăng
449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động quý III năm 2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi ở mức 3,98% là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ
hội tìm kiếm việc làm của người lao động càng khó khăn hơn.

Hình 10: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020
và 2021

Page 16 of 29
_Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,2 triệu đồng, sụt giảm nghiêm
trọng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Lao động ở vùng Đông Nam
Bộ chịu tổn thương nặng nề nhất với mức thu nhập giảm sâu.

Hình 11: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế Xã
hội quý II, III năm 2020 và 2021

Hình 12: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế, các
quý năm 2020 và 2021

Page 17 of 29
Để khắc phục những khó khăn của người lao động trong đại dịch, chính phủ đã
có những chính sách hỗ trợ: Tính đến ngày 21-9-2021, tổng kinh phí đã hỗ trợ là
gần 13,8 nghìn tỷ đồng cho gần 17,6 triệu đối tượng, trong đó có 11,4 nghìn tỷ đồng
được chi cho 23 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh; xuất cấp hơn
136 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho hơn 2,4 triệu hộ gia đình với gần
9,1 triệu nhân khẩu gặp khó khăn do dịch trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi gần 5.500 tỷ đồng (chiếm 40% toàn quốc)
hỗ trợ hơn 4,81 triệu đối tượng (chiếm 27,3% toàn quốc) và trao 1,8 triệu túi an sinh
xã hội cho người dân.
1.2.4 Tình hình thất nghiệp Việt Nam trong Quý IV năm 2021
Tại một số tỉnh thành, tình hình đã được kiểm soát và đi vào hoạt động trong
trạng thái “bình thường mới”. Đại diện Tổng Cục Thống kê nhận định, bước sang
quý IV, kinh tế – xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Mặc dù tiêm chủng vaccine Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh
mẽ nhưng nguy cơ phục hồi của kinh tế thế giới vẫn mong manh, việc gián đoạn
chuỗi cung ứng toàn cầu còn hiện hữu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du
lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh
xã hội.Tình trạng thất nghiệp vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay và
đòi hỏi chính phủ có những biện pháp khắc phục kịp thời để đất nước tiếp tục quá
trình phát triển kinh tế, xã hội.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta
Là một đất nước đang trên đà phát triển, ngành công nghiệp Việt Nam được chú
trọng phát triển hơn hết và trở thành một ngành tuyển dung rất nhiều lao động, và
làm cho là tỷ trọng người lao động trên tổng số việc làm tăng hơn gấp đôi trong 20
năm qua. Tuy vậy, tình trạng thất nghiệp, mất việc gia tăng và thu nhập của người
dân giảm sút là mối quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là
năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của đại dịch covid, đã khiến vấn đề thất nghiệp và
việc làm trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu xem những nguyên
nhân tác động đến vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam.
2.1. Nguyên nhân chủ quan
• Không cập nhật về yêu cầu của thị trường
Thế giới luôn vận hành và thay đổi qua từng giây, từng phút, từng giờ. Ở thời đại
công nghệ 4.0 hiện nay, nếu chúng ta không cập nhật và đổi mới tức, là chúng ta
đang thụt lùi trước sự chuyển động không ngừng của thế giới.
Vậy nên, việc nắm bắt các xu hướng về thị trường và thay đổi theo các nhu cầu của
thế giới giúp ta tạo nên sự khác biệt so với các ứng viên còn lại và tạo “điểm cộng”
trong mắt nhà tuyển dụng.

Page 18 of 29
• Thiếu kĩ năng mềm
Sự chuyển động không ngừng của thế giới cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu
về các kĩ năng của nhà tuyển dụng đối với người lao động. Bên cạnh những kĩ năng
cứng (kĩ năng chuyên môn), những kĩ năng mềm là vô cùng cần thiết đối với người
lao động. Và tầm quan trọng của nó được thể hiện qua việc: các nhà quản trị cấp
cao sẵn sàng chi tiền để nhân viên của mình đi học những khoá dạy kĩ năng; hay
một số trường đại học ở Việt Nam cũng đưa những môn kĩ năng vào chương trình
giảng dạy.
_Khi làm việc trong một môi trường tập thể và trong một nền kinh tế hội nhập, thì
việc trang bị cho bản thân những kĩ năng hỗ trợ công việc là cấp thiết. Một số kĩ
năng mà người lao động không thể thiếu:
o Kĩ năng làm việc nhóm
o Kĩ năng thuyết trình
o Kĩ năng giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ
Việc thiếu những kĩ năng mềm cần thiết có thể khiến bạn bị đào thải sau thời gian
thử việc.
• Thiếu sự chủ động trong tạo dựng mối quan hệ
Nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng thất nghiệp chính là lợi dụng vào mối
quan hệ và tiền tệ hiện nay.
“Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại
phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”- Andrew Carnegie từng nói.
Qua đó, ta có thể thấy được sức mạnh của việc tạo dựng và mở rộng mối quan hệ.
Việc kết nối và xây dựng mối quan hệ với đúng người có thể mang đến cho bạn
những cơ hội việc làm làm thay đổi cuộc đời bạn.
Bên cạnh đó thì việc tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng chuyên môn cũng
như kĩ năng tư duy sẽ giúp bạn tìm được việc bằng chính thực lực của mình.
• Kém ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì hội nhập kinh tế
quốc tế là không thể thiếu ở mỗi quốc gia.
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất dùng để giao tiếp giữa người với người ở các
quốc gia khác nhau.

Page 19 of 29
Từ đó, hình thành nên nhu cầu về trình độ Tiếng Anh ở người lao động ngày càng
tăng. Đặc biệt là ở các công ty đa quốc gia như: Nielsen, Unilever, P&G,
Microsoft, ... việc đọc tài liệu bằng tiếng anh, giao tiếp, đàm phán và trao đổi với
người nước ngoài là điều tất yếu và với tần suất cao. Bên cạnh đó, việc không thể
sử dụng tiếng anh sẽ làm hạn chế khả năng và cơ hội phát triển bản thân trong cuộc
sống, cũng như công việc.
Vì vậy, yếu Tiếng Anh chính là một thiếu sót lớn và là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay.
• Sớm đòi hỏi nhưng thiếu nỗ lực
Điều này đa phần xuất hiện ở những người trẻ, sinh viên mới ra trường. Họ muốn
có thành tựu nhanh chóng, nhưng lại ngại va chạm, thất bại hay có thể nói là họ
không chấp nhận việc thất bại. Mỗi khi thất bại, họ thường có xu hướng buông xuôi
và không có sự nỗ lực để nâng cấp bản thân. Nếu như cứ nghĩ mãi về thất bại mà
không chịu cố gắng thì việc bị đào thải là điều sớm muộn.
“Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô
vọng có thể biến thành thành công rực rỡ”– Elbert Hubbard
Trong quá trình làm việc, những thiếu xót và vấp ngã là không thể tránh khỏi.
Chúng ta nên học cách chấp nhận và rút kinh nghiệm từ những thất bại ấy để trở
nên tốt hơn. Con người cần biết điểm mạnh của bản thân để phát huy, đồng thời
Page 20 of 29
khắc phục những điểm yếu và không quên nỗ lực lao động để tạo ra những giá trị
bền vững.
• Lực lượng lao động có chất lượng thấp
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, nước ta đang dần áp dụng những thành tựu
khoa học kĩ thuật vào kinh tế. Từ đó dẫn đến việc đòi hỏi đội ngũ lao động có trình
độ tay nghề cao và năng động.
Nhu cầu về nhân lực theo trình độ nghề tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2015 – 2020 đến năm 2025
STT Ngành nghề Tỉ lệ ngành nghề so với tổng Số chỗ làm
số việc làm trống (%) việc
(Người/
năm)

1 Trên đại học 2 5.400

2 Đại học 13 35.100

3 Cao đẳng chuyên nghiệp - 15 40.500


Cao đẳng nghề

4 Trung cấp chuyên nghiệp - 35 94.500


Trung cấp nghề

5 Sơ cấp nghề - Công nhân 20 54.000


kỹ thuật

6 Lao động chưa qua đào 15 40.500


tạo

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề 100 270.000


bình quân hàng năm

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, nước ta đang dần áp dụng những thành tựu
khoa học kĩ thuật vào kinh tế. Từ đó dẫn đến việc đòi hỏi đội ngũ lao động có trình
độ tay nghề cao và năng động.

Page 21 of 29
2.2. Nguyên nhân khách quan
Suy thoái nền kinh tế
Ở đợt dịch thứ 4, với biến chủng Delta của virus corona đã khiến tình hình dịch bênh
trở nên phức tạp và tồi tệ hơn bao giờ hết.
Đối với các doanh nghiệp, sau thời gian dài đóng cửa, các doanh nghiệp phải chịu
thiệt hại nặng nề dẫn đến tình trạng số doanh nghiệp phá sản, rút lui khỏi thị trường
tăng cao và rất ít doanh nghiệp mới tham gia, cũng như trở lại thị trường. Cụ thể về
tình hình đăng kí doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021:
• Số doanh nghiệp mới được thành lập là 85.483 doanh nghiệp, giảm 13,6% so
với cùng kỳ năm 2020 và cũng là số doanh nghiệp gia nhập vào thị trường thấp
nhất trong khoảng 9 tháng đầu năm kể từ năm 2017.
• Số doanh nghiệp quay lại thị trường và tiếp tục hoạt động là 32.347 doanh
nghiệp, đã giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2020.
• 90.291 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm
2020.
• Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh là 45.091 doanh
nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020.
• Khoảng thời gian 9 tháng đầu năm 2021, 32.398 doanh nghiệp chờ đợi để làm
thủ tục giải thể, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.
• 12.802 doanh nghiệp đã phải giải thể, chấm dứt tồn tại, làm tăng 5,9% so với
cùng kỳ năm tước.
Việc các doanh nghiệp liên tục đóng cửa và phá sản như những số liệu trên, đã dẫn
đến hiện tượng “giảm cầu thừa cung” làm cho công việc trở nên khan hiếm, các
khâu tuyển dụng trở nên gắt gao hơn gây khó khăn cho người lao động trong việc
tìm kiếm việc làm.

Page 22 of 29
“Quý III/2021, hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên ở cả nước phải chịu ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập; lực lượng lao động từ 15 tuổi
Page 23 of 29
trở lên ước tính 49,1 triệu người, đã làm giảm so với quý trước gần 2 triệu người
và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ 2020. Bên cạnh đó, 10 năm trở lại đây tỉ lệ
tham gia vào lực lượng lao động quý III/2021 là thấp nhất với 65,6%, và đã giảm
2,9 điểm phần trăm so với quý trước, đồng thời giảm 3,9 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.” - Tổng cục Thống kê.
Có thể thấy, đại dịch Covid đã dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng và là
nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động nặng nề đến thị trường lao động Việt
Nam.
3. Ảnh hưởng của thất nghiệp nước ta
• Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp kéo dài ở nước ta (đặc biệt trong quý III) đã
khiến cho nền kinh tế đi xuống. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc GDP
giảm, nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm
dịch vụ và sản phẩm. Điều đó dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, hàng hoá không có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng và giá cả của hàng hoá giảm.
• Thứ hai, ảnh hưởng mạnh mẽ đến người lao động: Không có việc làm đồng
nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô
nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng
hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia
đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Đó là lý do tại sao rất nhiều các mạnh thường
quân, người nổi tiếng đã hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân trong mùa dịch.
Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ
lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. khi thiếu các nguồn tài
chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp
với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả
năng. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của
công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau
cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người
muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế.
• Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao
động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích
của việc tìm cơ hội thu nhập khác. Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng
mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ
nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được
chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người đàn ông, đem thu nhập cho
gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm
thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để
quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia

Page 24 of 29
đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như
đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC
LÀM
1. Xu hướng mới về việc làm
1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo giới chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện bước tiến vượt bậc
trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ
giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới,
đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như một
số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các không gian làm việc, thông qua hình thức doanh
nghiệp và doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong
các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng
internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu,
lưu trữ năng lượng và tin học.

Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện
tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên
quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng
350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành
sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.

Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc
lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực công nghệ
thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay
nghề cao... tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.

1.2 Tác động bởi đại dịch Covid-19


Đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn một năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó khiến
nhiều doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như
tồn tại với thời cuộc.

Bằng chứng là nhiều thương hiệu bán lẻ đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh
doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tập

Page 25 of 29
trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới
nhằm tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng.

Cụ thể, các siêu thị như BigC, Vinmart… cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến
qua ứng dụng điện thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ
mua hàng online như "Be đi chợ", Grab Mart…

Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn
trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn đến
người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngay cả trong thời điểm COVID làm tê liệt gần
như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online Việt vẫn đạt được con số tăng
trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020.

Thị trường này cũng đón chào thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến
và doanh thu sẽ vượt 15 tỉ USD trong năm nay, theo thống kê của VECOM.

Sự phát triển Internet và các biến động trong đầu năm 2020. Khi dịch bệnh Covid-
19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm xáo trộn đời sống. Điều này đã khiến hành vi tiêu dùng
của chúng ta thay đổi khi khách hàng chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp ngoài
shop sang mua sắm trực tuyến.

Đây chính là thách thức nhưng cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà bán
lẻ, tận dụng cơ hội, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh nhất nhằm bắt kịp
xu thế TMĐT, từ đó xóa dần khoảng cách/ ranh giới giữa shop truyền thống và shop
online.

2. Lời khuyên hơn giải pháp


2.1 Vì sao lời khuyên hơn giải pháp?
Vì giải pháp hiện nay cho việc thất nghiệp thì đều đến từ nhà nước và doanh nghiệp
hỗ trợ như: các gói hỗ trợ an sinh, giảm thuế cho doanh nghiệp, ... và các việc làm
trên chỉ giải quyết phần nào trong một tương lai gần.

Bởi tại sao trong tương lai gần? Vì chúng ta phải nhìn nhận một điều rằng Việt Nam
chúng ta đang đi sau các nước phát triển rất là nhiều về mặt công nghệ. Và sự gọi là
“khoảng cách tri thức công nghệ “giữa Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới
là khá dài, thậm chí việc nước ta hồi phục chậm sau đại dịch Covid cũng kéo theo
việc thu hẹp “khoảng cách “càng trì trệ.

Page 26 of 29
Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ dần thay thế các công đoạn do công nhân, người
làm thành máy móc làm hết, cho nên khả năng lớn là nước ta sẽ nhận tỉ lệ thất nghiệp
càng ngày càng gia tăng, phần lớn là các nhóm công nhân lao động bằng tay chân.

“Máy móc sẽ chiến lấy công việc của chúng ta”, có thể tương lai ta không còn nghề
tài xế nữa, vì dòng xe tự động lái sẽ phát triển, các AI sẽ chiếm lấy việc của tài xế
taxi chẳng hạn, và người có thu nhập, lợi nhuận trong việc này sẽ chỉ là số ít người
lãnh đọa doanh nghiệp và các nhà đầu tư ...

Trong tương lai, tôi dự đoán sẽ xảy ra cuộc cạnh tranh nghề nghiệp còn khốc liệt gấp
nhiều lần bây giờ, cho nên việc đưa giải pháp chỉ là “mì ăn liền “. Những đứa trẻ sau
này, 10 năm hay 20 năm, chúng có giỏi không? Chắc chắn là có? Nhưng có đủ công
việc đáp ứng tầm 30% số lượng lao động không? Tôi nghĩ là không.

2.2 Lời khuyên đưa ra cho thế hệ lao động tiếp theo
Với các xu hướng ngành nghề đã nêu trên thì việc có hiểu biết, có khả năng sử dụng
các công nghệ mới là sự bắt buộc đối với người lao động của thế hệ sau này:
1.Chủ động tìm hiểu, học hỏi, khám phá, tiếp cận công nghệ là những gì ta có thể
làm ngay bây giờ.
2.Qua một khối kiến thức khổng lồ trên mạng, chúng ta cần chọn lọc thông tin chính
xác để tham khảo, học tập.
3.Loại bỏ thói quen lười biếng, thụ động vì việc đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu trong
tương lai phát triển nhanh chóng mặt sau này, mà lạc hậu thì đi đôi với không được
trọng dụng trong xã hội.
4.Thành thạo các kĩ năng về sử dụng công nghệ song song với kĩ năng xã hội là một
chìa khóa thành công trong tương lai.
5.Theo dõi các tin tức trong nước lẫn ngoài nước để nắm bắt thông tin, nắm bắt cơ
hội cho chính bản thân.
6.Rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao vì không có sức khỏe, tinh thần minh mẫn
thì ta không thể làm được các điều trên.
Và chúng ta nên hiểu với nhau một điều rằng không ai sống hộ người khác, không ai
đi làm để nuôi gia đình của hàng xóm, nuôi một người không cùng huyết thống ngoại
trừ tự nguyện mà chúng ta phải sinh tồn, phát triển để nuôi sống bản thân ta, gia đình
ta, từ đó xã hội phát triển, đất nước phát triển. Đáng tiếc thay việc phát triển với vẻ
ngoài hào nhoáng, tiên tiến, hiện đại đó mở ra cuộc chiến canh tranh công việc khốc
liệt, một tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng gia tăng không ngừng.

Page 27 of 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đại dich khiến cho nền kinh tế cũng như chính trị Việt Nam không
ổn định chúng ta còn rất nhiều vấn đề tồn đọng cũng như xuất hiện mới do sự phát
triển của xã hội. Đặc biệt nhất và đáng quan tâm nhất đó chính là vấn đề thất nghiệp
và việc làm thứ mà không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới luôn quan
tâm. Thông qua những tìm hiểu chúng em đã phân tích và đưa ra nhiều khía cạnh
khách nhau về vấn đề này.

Tóm lại, chúng ta dễ dàng thấy được tầm quan trọng bậc nhất của việc quản lý nhà
nước đối với các chính sách hiện nay tác động đến việc làm và thất nghiệp. Hơn thế
nữa, chúng ta thấy được tầm quan trọng của con người đặc biệt là thế hệ tương lại,
và đối với sinh viên đại học TDTU chúng em phải có ý cao và chú trọng về vấn đề
đáng quan tâm này.

Em xin dành lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên đã hướng dẫn cũng
cấp nhưng kiến thức nền tảng quan trọng giúp nhóm chúng em có thể hoàn thành đề
tài này. Trong quá trình làm việc nhóm em vẫn tồn đọng những thiếu xót và lỗi sai,
nhóm em mong được sự nhận xét của quý thầy cô.

Page 28 of 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://sldtbxh.quangnam.gov.vn/webcenter/portal/soldtbxh/pages_tin-tuc/chi-tiet-
tin?dDocName=PORTAL060723
https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/ty-le-that-nghiep-tang-cao-hon-17-trieu-lao-
dong-da-duoc-ho-tro-672647
http://consosukien.vn/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-
viec-lam-quy-iii-nam-2021.htm
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/du-bao-viec-lam-cua-khu-vuc-asean-se-phuc-hoi-
cham-588033.html
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/thong-bao-cao-chi-
tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-2021/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-
tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2021/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p
https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/ty-le-that-nghiep-tang-cao-hon-17-trieu-lao-
dong-da-duoc-ho-tro-672647
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cach-mang-cong-nghiep-4.0-va-
dich-benh-covid-19-da-tao-ra-xu.html

Page 29 of 29

You might also like