You are on page 1of 39

Chương 7: Thất nghiệp và lạm phát

 Đối tượng nghiên cứu của chương


 Khái niệm, tính chất, tác động và nguyên nhân của
thất nghiệp,
 Khái niệm, tính chất, tác động, nguyên nhân của lạm
phát,
 Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
 Phân tích các chính sách đối với hai vấn đề này.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 1


Thất nghiệp
 Một số khái niệm liên quan:
 Người trong độ tuổi lao động: là những người ở trong
độ tuổi từ 15 - 60 có nghĩa vụ, quyền lợi lao động theo
quy định đã ghi trong Hiến pháp và Bộ luật lao động.
 Độ tuổi lao động: từ 15 - 60 đối với nam, 15 - 55 đối với nữ
 Người ngoài độ tuổi lao động: từ 60 tuổi trở lên hoặc dưới 15
tuổi.
 Lực lượng lao động: những người trong độ tuổi lao
động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng
đang tìm kiếm việc làm.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 2


Thất nghiệp
 Khái niệm thất nghiệp: là những người trong lực lượng lao
động hiện chưa có việc làm, nhưng có mong muốn và đang
tìm kiếm việc làm.
 Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người
còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người
không nằm trong lực lượng lao động:
 những người đi học,
 nội trợ trong gia đình,
 những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật,..
và một bộ phận người không mong muốn tìm việc với nhiều lý do
khác nhau.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 3


Tỷ lệ thất nghiệp
 Ở thành thị

 tính chủ yếu cho toàn bộ dân số là người trưởng thành sống ở
khu vực thành thị
 cho các nhóm hẹp hơn trong độ tuổi lao động, phân theo
nhóm tuổi, giới tính và theo khu vực địa lý
 Ở nông thôn
 Tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 4


Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng
Năm
thành thị ở khu vực nông thôn
1998 6,9 71,1
1999 6,7 73,6
2000 6,4 74,2
2001 6,3 74,3
2002 6,0 75,3
2003 5,8 77,7
2004 5,6 79,3
2005 5,31 80,65
2006 4,82 81,79
2007 4,64 -

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 5


Tỷ lệ thất nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Năm
Chung cả nước Thành thị Nông thôn

2008 2,38 4,65 1,53


2009 2,90 4,60 2,25
2010 2,88 4,29 2,30
2011 2,22 3,60 1,60

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 6


Tỷ lệ thất nghiệp
 Số liệu bảng trên cho thấy:
 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong
độ tuổi lao động ở khu vực thành thị đã liên tục
giảm theo thời gian,
 trong khi tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng
ở khu vực nông thôn liên tục tăng.
 Đó là một nguồn quan trọng đóng góp tích cực
cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
thời gian qua.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 7


Tác hại của thất nghiệp
Tác hại chung của thất nghiệp: khi thất nghiệp ở mức cao,
sản xuất của dân cư giảm sút, tài nguyên không được sử
dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút, những khó khăn
trong kinh tế xuất hiện và dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu
cực xã hội gia tăng…
Về mặt kinh tế: thất nghiệp gây tổn thất rất to lớn, làm
giảm sút về sản lượng và đôi khi kéo theo lạm phát tăng
cao.
Về mặt xã hội: thất nghiệp tăng cao làm gia tăng các tệ
nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp… làm xói mòn nếp sống,
đạo đức, phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn
thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 8


Phân loại thất nghiệp
 Theo loại hình thất nghiệp
 Thất nghiệp chia theo giới tính: nam, nữ
 Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: tuổi, nghề
 Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: thành thị, nông
thôn
 Thất nghiệp chia theo ngành nghề: ngành kinh tế,
ngành hàng, nghề nghiệp
 Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
 Mục đích: để hiểu biết rõ ràng về đặc điểm, tính chất,
mức độ tác hại,… của thất nghiệp trong thực tế, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp khắc phục
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 9
Phân loại thất nghiệp
 Theo lý do thất nghiệp
 Bỏ việc: tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau
như cho rằng công việc không phù hợp, mức lương
thấp,…
 Mất việc: các doanh nghiệp buộc các công nhân của
mình phải thôi việc do những khó khăn trong sản xuất
kinh doanh.
 Mới vào: lần đầu bổ sung (tham gia) vào lực lượng lao
động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến
tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên vừa tốt nghiệp
đang tìm việc,…)

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 10


Phân loại thất nghiệp
 Theo lý do thất nghiệp
 Quay lại: nhưng người đã rời khỏi lực lượng
lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng
chưa tìm được việc làm.
 Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang
tính thời điểm, nó luôn biến động không ngừng
theo thời gian.
 Mục đích: là nhằm nghiên cứu được dòng luân
chuyển của thất nghiệp.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 11


Sự vận động của thất nghiệp
 Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người
không có việc làm:
 đầu vào của dòng thất nghiệp là những người gia
nhập đội quân này
 đầu ra là những người rời khỏi thất nghiệp.
 Trong cùng một thời kỳ:
 khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp tăng lên,
 khi dòng vào bằng dòng ra, quy mô thất nghiệp không đổi
 khi dòng vào nhỏ hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp giảm
xuống.
Dòng thất nghiệp nói trên phản ánh sự biến động của thị
trường lao động 12
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD
Quy mô của thất nghiệp
Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất
nghiệp trung bình.
 là độ dài bình quân thời gian thất nghiệp của toàn
bộ số người thất nghiệp trong cùng một kỳ.
Ví dụ: giả sử trong một năm, một người thất nghiệp 6
tháng, bốn người bị thất nghiệp 1 tháng thì khoảng thời
gian thất nghiệp trung bình của 5 người trong năm là:
N  t 1x 6  4x1
Trong đó: t  2
N 1 4
t : Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình

N: Số người thất nghiệp trong mỗi loại


t: Thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 13
Phân loại thất nghiệp
 Theo nguồn gốc thất nghiệp
 Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người
lao động đang trong thời gian tìm việc hoặc tìm
nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng
của họ; hoặc những người mới bước vào độ tuổi
lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi
làm.
 Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối
cung - cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành
nghề, khu vực,…)
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 14
Phân loại thất nghiệp
 Theo nguồn gốc thất nghiệp
 Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về
lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là do sự suy giảm
của tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ
vì nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với các chu kỳ kinh
doanh.
 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp
theo lý thuyết cổ điển): xảy ra khi tiền công được ấn định
không bởi lực lượng thị trường và cao hơn mức tiền công
cân bằng của thị trường lao động.
 Mục đích: xác định rõ nguyên nhân để tìm ra biện pháp khắc
phục
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 15
Phân loại thất nghiệp
 Theo tác động theo thời gian của thất nghiệp
 Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp khi thị trường lao
động cân bằng, trên hình thị trường lao động cân bằng tại
điểm E với mức tiền lương cân bằng w*, thất nghiệp tự
nhiên là đoạn EF.
 Thất nghiệp tự nguyện: những người tự nguyện không
muốn làm việc do việc làm và mức lương tương ứng chưa
phù hợp với mong muốn của họ
 Thất nghiệp tự nguyện bao gồm cả số người thất nghiệp tạm thời
và số thất nghiệp cơ cấu.
 EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện tương ứng với các
mức tiền lương W* hoặc W1.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 16


Phân loại thất nghiệp
 Theo tác động theo thời gian của thất nghiệp
 Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra khi tổng
cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất
việc,… nên loại thất nghiệp này được gọi là thất
nghiệp không tự nguyện. Trên đồ thị số thất
nghiệp không tự nguyên này là AB (mức thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển).
Mục đích: xác định rõ loại thất nghiệp nào tác động
trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
- xã hội của một quốc gia

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 17


Thị trường lao động
Chú thích:
AJ
+ W: mức tiền lương (tiền công)
W A B LF
+ N: số lao động
W1 C
+ LF: đường cung lực lượng lao động
W* E F xã hội
+ AJ: đường cung bộ phận lao động
sẵn sàng chấp nhập việc làm tương ứng

LD' LD với các mức tiền lương của thị trường


lao động
+ LD: đường cầu về lao động (do nhu
0 N* N1 N
cầu lao động của các doanh nghiệp

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 18


Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự
nhiên
Khoảng thời gian thất nghiệp: khoảng thời gian chờ đợi
việc làm, phụ thuộc vào:
 Cách thức tổ chức thị trường lao động
 Cơ cấu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi
nghề, ngành nghề,…)
 Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc làm.
 Tần số thất nghiệp: là số lần trung bình một người lao
động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc
vào:
 Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp
 Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 19
Giải pháp chủ yếu để giảm thất nghiệp
 Nhà nước cần có hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hợp
lý, kích thích nền kinh tế phát triển, thu hút lao động góp
phần giải quyết thất nghiệp.
 Có chiến lược hợp lý trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
 Giáo dục ý thức kỷ luật lao động, đồng thời không ngừng
nâng cao thể chất cho người lao động.
 Trong nền kinh tế thị trường ngoài việc giáo dục ý thức kỷ
luật lao động phải đặc biệt chú ý tới khuyến khích lợi ích vật
chất.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 20


Lạm phát
 Khái niệm: là sự gia tăng liên tục trong mức giá trung
bình của các hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.
 Mức giá trung bình (hay còn gọi là mức giá chung):
 là mức giá được tính theo công thức bình quân gia quyền đối
với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong
một nền kinh tế chứ không phải là mức giá của từng loại hàng
hóa, dịch vụ cá biệt.
 Sự gia tăng liên tục trong mức giá chung
 không có nghĩa là giá của tất cả hàng hóa, dịch vụ trong nền
kinh tế đều tăng lên và với tốc độ tăng như nhau.
 Giá của một số loại hàng hóa, dịch vụ có thể tăng lên, một số
loại giảm đi miễn sao khi tính mức giá bình quân tăng lên.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 21


Lạm phát
 Khái niệm: là sự gia tăng liên tục trong mức giá trung
bình của các hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.
 Lạm phát phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá
theo thời gian.
 Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá thì
dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức
giá ban đầu và không được gọi là lạm phát.
 Lạm phát phải là những cú sốc về giá cả kéo dài liên tục trong
một khoảng thời gian ít nhất là 2 quý.
 Lạm phát còn có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức
mua trong nước của đồng nội tệ.
 Khi mức giá chung giảm xuống gọi là giảm phát (thiểu
phát).
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 22
Chỉ tiêu đo lường lạm phát
 Tỷ lệ lạm phát: là tốc độ tăng mức giá chung của thời kỳ
nghiên cứu so với thời kỳ trước đó.
 Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
 Ip 
i  1 x100
 I p 1
 

 i: tỷ lệ lạm phát (%)
 Ip: Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
 Ip-1: Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 23


Các loại chỉ số giá
 Chỉ số giá điều chỉnh GDP (GNP) – D
Hệ số điều chỉnh (hệ số giảm phát)
GNPn
D(%)  x100
GNPt
 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (chương II)
CPI n  CPI n 1
i
CPI n 1

 Chỉ số giá bán buôn PPI (chỉ số giá sản xuất)

Pt
PPIt  x100
P0

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 24


Quy mô lạm phát
Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ
lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này
không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.
Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh
với tỷ lệ lạm phát là 2 hoặc 3 con số một năm. Lạm phát
này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
 Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với
tốc độ cao vượt xa tốc độ lạm phát phi mã gây ra những
thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc đối với nền kinh tế, tuy
nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 25


Nguyên nhân gây ra lạm phát
 Lạm phát cầu kéo
 Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh
mẽ taị mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm
năng.
 Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều
tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có
thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động
đã cân bằng.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 26


Nguyên nhân gây ra lạm phát
 Lạm phát cầu kéo
P
AS

AD1
AD0

0 Y
 Khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng, đường AS
có độ dốc lớn, nên khi cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch
chuyển lên AD1, giá cả tăng từ P0 lên P1.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 27


Nguyên nhân gây ra lạm phát
 Lạm phát chi phí đẩy
 xảy ra khi giá cả các yếu tố đầu vào (tiền lương,
nguyên liệu,…) tăng lên và đường tổng cung dịch
chuyển sang trái.
 Lạm phát cao đi liền với sản xuất đình trệ và thất
nghiệp gia tăng, nên còn được gọi là lạm phát đình trệ.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 28


Nguyên nhân gây ra lạm phát
 Lạm phát chi phí đẩy
 Các cơn sốt giá của thị trường đầu vào, đặc biệt là các
vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,…) là nguyên nhân chủ
yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên
trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã
tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.
P AS'
AS
P1
P0
AD
Y

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 29


Nguyên nhân gây ra lạm phát
 Lạm phát và tiền tệ
 nếu mức giá tăng lên thì lượng cầu tiền thực tế cũng
sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng,
 Ngược lại, cung tiền tăng, người ta sẽ sẵn sàng chi trả
mức giá cao hơn,
 Do đó, tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền, lượng tiền
tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao.
 Vì vậy, bất kỳ chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ
tăng tiền cũng đều dẫn đến giảm được tỷ lệ lạm phát
và điều này đặc biệt phù hợp trong thời kỳ ngắn hạn.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 30


Lạm phát và lãi suất
 Lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát.
 Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo,
để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định.
 lãi suất thực tế(rr) = lãi suất danh nghĩa(rn) - tỷ lệ lạm
phát(i)
 Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất danh nghĩa tăng
theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ
nhiều tiền càng thiệt.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 31


Đặc điểm của lạm phát
 Lạm phát thông thường đều có hai đặc điểm sau đây:
 Tốc độ tăng giá thường không đồng đều giữa các loại
hàng.
 Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng
thời.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 32


Tác hại của lạm phát
 Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên
giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng xã hội.
 Đặc biệt với những người giữ nhiều tài sản danh
nghĩa (tiền mặt) và những người làm công ăn lương.
 Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong
nền kinh tế.
 Đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi
mạnh mẽ của giá cả tương đối, có những doanh
nghiệp, ngành nghề có thể phất lên. Trái lại có những
doanh nghiệp, ngành nghề sụp đổ.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 33


Phân loại dựa vào tác hại
 Lạm phát thấy trước: còn gọi là lạm phát dự kiến.
 Loại này ít gây tổn hại cho nền kinh té, mà gây nên
những phiền toái đòi hỏi các hoạt động giao dịch
thường xuyên phải được điều chỉnh (thông tin kinh tế,
chỉ số hóa cá hợp đồng kinh tế, tiền lương,…).
 Lạm phát không thấy trước (không dự kiến): lạm phát này
thường gây bất ngờ cho nền kinh tế.
 Tác hại của lạm phát còn dẫn đến những phản ứng
mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư, do kinh tế sa sút.
Từ đó có thể dẫn đến mất ổn định chính trị.
 Vì vậy các chính phủ đều tìm mọi biện pháp chống lạm
phát.
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 34
Biện pháp khắc phục lạm phát
 Dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát và mức độ của lạm
phát để đề xuất biện pháp khắc phục
 Đối với siêu lạm phát và lạm phát phi mã: giảm mạnh
tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân
sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh
nghĩa sẽ ngăn chặn và đẩy lùi được lạm phát.
 Đối với lạm phát vừa phải: kiềm chế và đẩy lùi từ từ
xuống mức thấp nhất cũng đòi hỏi các chính sách nói
trên. Tuy nhiên, biện pháp trên kéo theo sự suy thoái
và thất nghiệp nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa trở nên rất phức tạp đòi hỏi phải
thận trọng.

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 35


Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
- Mối quan hệ cùng chiều do các cú sốc từ phía tổng cung gây ra.

P AS'
AS

AD
Y

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 36


Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Mối quan hệ ngược chiều do các cú sốc từ phía tổng cầu gây ra.
P
AS

AD'
AD
0 Y

Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 37


Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
 Năm 1958, nhà kinh tế A.W. Phillips đã cho đăng một bài
báo mang tiêu đề "Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ
thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957"trong tờ
tại chí Kinh tế học của nước Anh.
 Ông đã phát hiện, nghiên cứu mối quan hệ này và đi
đến kết luận: Khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và
ngược lại (trong ngắn hạn).
Tỷ lệ lạm phát (i)

đường Phillips

Tỷ lệ thất nghiệp (U)


Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 38
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Trong dài hạn, cuối cùng nền kinh tế cũng quay về tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, dù cho tỷ lệ lạm phát thế nào.
 Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
 Trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc cơ bản vào
tỷ lệ lạm phát trong suốt thời gian dài
 đường Phillips là đường thẳng đứng.
P

AD'
AD

0 Y* Y
Nguyễn Tiến Mạnh - KT&QTKD 39

You might also like