You are on page 1of 24

Mục lục

Lời mở đầu..................................................................................................................................................1
I. Đặt vấn đề...........................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................2
3.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................................2
3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................3
II. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................................................3
1. Xuất khẩu........................................................................................................................................3
1.1. Khái niệm................................................................................................................................3
1.2. Các nhân tố tác động tới xuất khẩu........................................................................................3
1.3. Vai trò của xuất khẩu..............................................................................................................4
1.3.1. Phát triển doanh nghiệp.....................................................................................................4
1.3.2. Mang nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước......................................................................4
1.3.3. Đánh dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế...............................................................4
1.3.4. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu...............................................................4
2. Nhập khẩu.......................................................................................................................................4
2.1. Khái niệm.................................................................................................................................4
2.2. Đặc điểm của nhập khẩu.........................................................................................................5
2.3. Vai trò của nhập khẩu.............................................................................................................5
III. Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc..............................................................................................6
1. Khái quát chung về hình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc.....................................................6
2. Nhập khẩu.......................................................................................................................................8
2.1. Lương thực, thực phẩm..........................................................................................................8
2.2. Thép và nguyên liệu thô......................................................................................................12
3. Xuất khẩu.....................................................................................................................................13
3.1. Khẩu trang và trang thiết bị y tế...........................................................................................14
3.2. Hàng gia công........................................................................................................................14
2.4. Trái cây..................................................................................................................................15
2.5. Thép.......................................................................................................................................15

1
3. Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.............................................................16
IV. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam...............................................................................................18
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................................20

2
Lời mở đầu.
Trung Quốc là một quốc gia lớn thứ ba thế giới với tiềm lực khinh tế rất mạnh,
nền kinh tế trung quốc đã vươn lên đứng thứ hai thế giới nhờ tận dụng tốt tiềm năng của
tỷ giá hối đoái và biến động trên thị trường. Tham vọng hiện tại của Trung Quốc đó là trở
thành một siêu cường cạnh tranh trực tiếp với mỹ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, quân
sự, chính trị, thậm chí đặt mục tiêu vượt qua Mỹ trở thành siêu cường số một thế giới,
tuy nhiên, đó chỉ là tham vọng không dễ dàng đạt được khi mà hiện tại kinh tế Trung
Quốc vẫn đang là một nền kinh tế công nghiệp mới đang phát triển. “Nền kinh tế cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết
hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5
năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước và
các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh
nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã
hội thị trường” (theo Wikipedia). Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tiến
hành cải cách mở cửa nền kinh tế vào năm 1978 và đã đạt được nhiều kết quả khả quan,
đưa Trung Quốc trở thành cường quốc có quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới sau 30 năm. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đó thì trung quốc cũng đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, chênh lệch giới tính, …. Và trong bài
nghiên cứu này sẽ nghiên cứu kỹ hơn về cách vận hành nền kinh tế qua các chính sách
của Trung Quốc.

3
I. Đặt vấn đề.
1. Lý do chọn đề tài.
Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung
Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ có tốc độ lớn nhất thế giới và đứng
vị trí thứ hai trên thế giới về nhập khẩu hàng hóa. Với mục đích tăng xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu mà trung quốc đã có nhiều chính sách và điển hình nhất là phá giá đồng nhân
dân tệ lần gần đây nhất là tháng 8/2019, nhờ đó, xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt gây
được bất ngờ mạnh với khối lượng xuất khẩu tăng thêm 3.3%. Có thể thấy, Trung Quốc
đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc điều chỉnh xuất nhập khẩu bằng nhiều
chính sách và cũng có thể thấy được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với sự phát
triển của một quốc gia. Chính vì tầm quan trọng và tính cấp thiết của thực trạng như vậy
mà em quyết định chọn đề tài: “xuất nhập khẩu của trung quốc giai đoạn 2015-2021 và
bài học kinh nghiệm của việt nam”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: bài viết nghiên cứu về kinh tế và tình hình xuất nhập khẩu
của Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về xuất – nhập
khẩu của Trung Quốc.
- Về thời gian: nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2015-2021. Đây là thời
kỳ mà tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc gặp nhiều biến động,
nhất là thời điểm cuối năm 2019 tới nay do ảnh hưởng nặng nề từ dịch
bệnh Covid 19.

3. Mục đích nghiên cứu.


3.1. Mục tiêu tổng quát.
Qua các vấn đề đã thảo luận ở trên, nghiên cứu này muốn phân tích tình hình xuất
nhập khẩu của Trung Quốc. Từ đó liên hệ thực tế tới Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể.
Để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nghiên cứu có ba mục tiêu cụ thể:
- phân tích tình hình xuất – nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn
2015 – 2021.
- Rút ra những điểm mạnh và hạn chế.

4
- Liên hệ tới thực trạng xuất – nhập khẩu của Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp để thúc đẩy hoạt động
xuất nhập khẩu của Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu.


- Phương pháp sưu tầm: đây là một phương pháp quan trọng vì trên cơ sở
số liệu đã sưu tầm trên sách báo, Internet liên quan đến chủ đề, từ đó có
thể rút ra được những nhận xét, đánh giá khách quan nhất về tình hình
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc để từ đó đưa ra những phương hướng
thích hợp cho Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: trong quá trình nghiên cứu, các số
liệu cụ thể về tình hình hoạt động xuất - nhập khẩu của Trung Quốc, về
sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị sản
xuất,… cần được phân tích – tổng hợp để có được những con số chính
xác và phù hợp nhất.
- Phương pháp biểu đồ - hình ảnh: việc sử dụng phương pháp này giúp
cho các vấn đề được nghiên cứu được cụ thể, trực quan và trực diện
hơn.

II. Cơ sở lý thuyết.
1. Xuất khẩu.
1.1. Khái niệm.

Theo Wikipedia, xuất khẩu được hiểu là: “Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý
luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính
toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài”.
Xuất khẩu không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng ra
nước ngoài có tổ chức, hệ thống cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục đích thu lợi nhuận,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa từng bước nâng cao đời sống của
người dân. Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, thúc đẩy các ngành kinh
tế khác, thúc đẩy nhập khẩu, giải quyết công ăn việc làm, khuyến khích các thành phần
kinh tế mở rộng sản xuất.

1.2. Các nhân tố tác động tới xuất khẩu.


Khi các yếu tố khác không đổi thì giá trị xuất khẩu của một quốc gia phụ thuộc và
tỷ giá hối đoái và thu nhập của nước ngoài.

5
- Tỷ giá hối đoái: khi giá trị của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ
hay tỷ giá hối đoái tăng thì giá trị xuất khẩu cũng tăng nhờ giá hàng hóa
thu bằng ngoại tệ thu được và quy đổi về nội tệ trở nên cao hơn.
- Thu nhập của nước ngoài: hay nói các khác, nước khác có mức độ tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn thì giá trị xuất khẩu cũng tăng theo.

1.3. Vai trò của xuất khẩu.


1.3.1. Phát triển doanh nghiệp.

Xuất khẩu mang lại một nguồn thu ngoại tệ lớn cho doanh nghiệp. Việt Nam đang
ngày càng mở cửa rộng hơn nền kinh tế thị trường, điều này tạo điều kiện cho doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa một cách dễ dàng hơn, mang tớ một nguồn khách hàng lớn từ
khách hàng quốc tế cho doanh nghiệp. Không những thế, xuất khẩu còn tạo động lực cho
doanh nghiệp không ngừng tăng khả năng cạnh tranh, năng lực sản xuất, năng lực chuyên
môn, chất lượng hàng hóa và dịch vụ của mình.

1.3.2. Mang nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.


Hầu hết các quốc gia phát triển đều phát triển kinh tế từ xuất khẩu bởi, họ luôn
khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của mình, đây chính là cơ sở để cân bằng
cán cân thanh toán, là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc
gia phát triển.

1.3.3. Đánh dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Một khi các doanh nghiệp có thể tạo được tên tuổi của mình trên thị trường thế
giới, sẽ mang được những sản phẩm không chỉ là mang thương hiệu của doanh nghiệp
mà còn là thương hiệu quả cả quốc gia ra thế giới, được cộng đồng nước ngoài biết tới.

1.3.4. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Dòng trung chuyển hàng hóa giữa các quốc gia sẽ là động lực để thúc đẩy sản xuất
của từng quốc gia phát triển. Mặt khác, hoạt động trao đổi diễn ra mạnh mẽ, không những
trao đổi về hàng hóa và dịch vụ mà nó còn là dòng lưu chuyển khoa học công nghệ, đây
là cơ hội rất lớn cho các quốc gia kém và đang phát triển trong công cuộc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa của mình.

2. Nhập khẩu.
2.1. Khái niệm

6
Nhập khẩu theo Wikipedia được hiểu là: “Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh
buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên
nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán
riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên
trong và bên ngoài.”
Mục đích của hoạt động nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập
khẩu thiết bị kỹ thuật, vật tư y tế cho quá trình sản xuất, mở rộng quy mô, tăng giá trị
ngày công, nâng cao năng suất lao động, giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn hàng, vật tư
trên thị trường trong nước.
Không những thế, nhập khẩm đảm bảo ổn định sự phát triển của các ngành kinh tế
có liên quan, ngành có lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần rất lớn trong công cuộc
phân công lao động, chuyên môn hóa, kết hợp hài hòa và có hiệu quả giữa nhập khẩu,
xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

2.2. Đặc điểm của nhập khẩu.


Nhập khẩu có các đặc điểm sau:
- Nhập khẩu không những chịu sự quản lý của một quốc gia mà nó còn
phải chịu sự điều chỉnh, quản lý của nhiều luật lệ quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế.
- Đa dạng về phương thức giao dịch trên thị trường: giao dịch thông
thường, giao dịch qua hội chợ triễn lãm, giao dịch qua trung gian,…
- Không những giao dịch mà phương thức thanh toán cũng rất phong phú:
hàng đồi hàng, nhờ thu, L/C,…
- Trong thanh toán thường sử dụng các loại tiền tệ có sức chuyển đổi cao
như: bảng Anh, Euro, USD,…
- Điều kiện giao hàng cũng rất nhiều nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn
là: FOB,CIF,…
- Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào: trình độ quản lý, kiến thức kinh
doanh, sự nhạy bén đối với sự thay đổi không ngừng của thị trường,
trình độ quản lý của doanh nghiệp,…

2.3. Vai trò của nhập khẩu.


Thứ nhất: nhập khẩu tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ giữa các nước
phát triển với các nước đang phát triển: nhờ nhập khẩu mà các quốc gia có thể tiếp cận
được với khoa học công nghệ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn, tạo ra sự phát triển
vượt bậc của sản xuất xã hội, tao sự đồng đều về trình độ phát triển giữa các quốc gia.

7
Thứ hai: nhập khẩu thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng học hỏi
và phát triển nhờ sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó
tạo ra sự phát triển trong kinh tế và sự thanh lọc những doanh nghiệp không đủ tiêu
chuẩn trong xã hội.
Thứ ba: nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa, phá vỡ triệt để chế độ tự
cung tự cấp, lật đổ chế độ nền kinh tế đóng, bảo thủ.
Thứ tư: nhập khảu bổ sung kịp thười nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nước,
tạo ra sự cân bằng trong cung và cầu cũng như trong thị trường sản xuất và tiêu dùng.
Thứ năm: nhập khẩu là cầu nối quan trọng giữa thị trường trong và ngoài nước,
tạo điều kiện hợp tác quốc tế, phân công lại lao động, phát huy được lợi thế so sánh của
mỗi quốc gia.

III. Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc.


1. Khái quát chung về hình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

“Các cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1978 đã đưa Trung Quốc trở thành
cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Để định hướng phát triển kinh tế, chính quyền

8
trung ương Trung Quốc đã thông qua "kế hoạch 5 năm" đã trình bày chi tiết các ưu tiên
trong sự phát triển kinh tế và các chính sách thiết yếu. Giống như Nhật Bản và Hàn Quốc
trước đó, Trung Quốc đã phát triển ổn định, nâng cao mức thu nhập và mức sống của
người dân trong đồng thời sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu. Trung Quốc cũng trở
thành một cường quốc công nghiệp, từ việc vượt ra khỏi những thành công ban đầu trong
lĩnh vực có mức lương thấp như quần áo và giày dép để chuyển dần sang các sản phẩm
hàng hóa phức tạp đòi hỏi hàm lượng kiến thức cao như máy tính, dược phẩm và ô tô.
Các nhà máy của Trung Quốc đã tạo ra 3.700 tỷ USD giá trị gia tăng sản xuất thực tế,
nhiều hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Anh cộng lại. 
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa cho biết, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa nước này năm qua tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019, lên 32.160
tỷ nhân dân tệ (khoảng 5.000 tỷ USD), đạt mức cao kỷ lục. Trong đó, xuất khẩu tăng 4%
và nhập khẩu giảm 0,7%.

Tính riêng tháng 12/2020, xuất khẩu đã tăng 10,9% so với cùng kỳ 2019. Người
phát ngôn GAC Li Kuiwen nói rằng, Trung Quốc đã vượt lên những thách thức kinh tế và
thương mại toàn cầu với tư cách là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng
dương trong thương mại hàng hóa nước ngoài. Các đối tác thương mại hàng đầu của
Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn
Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ,
thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ năm 2004 là 170 tỷ USD, hơn gấp
đôi so với mức năm 1999. Chỉ tính riêng Wal-Mart, nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, đã là
đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh và
Bắc Ireland về nhập khẩu hàng Trung Quốc. Trong 5 cảng bận rộn nhất thế giới, có 3
cảng ở Trung Quốc.

Tổng cục hải quan Trung Quốc ngày 7/6/2021 công bố báo cáo cho biết tổng kim
ngạch xuất- nhập khẩu của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 14.760 tỷ Nhân
đân tệ (2.310 tỷ USD), tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo trên, so với 5
tháng đầu năm 2019, nửa năm trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc,
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2021 cũng tăng
21,6%.Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 56,2% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.320 tỷ Nhân dân tệ.
Trung Quốc đã thử giảm bớt độc quyền ngoại thương và nỗ lực hội nhập với hệ
thống ngoại thương thế giới. Tháng 11 năm 1991, Trung Quốc đã gia nhập hệ thống
thương mại toàn cầu. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã gia nhập APEC, sự gia
nhập làm tăng cường tự do thương mại và hợp tác trong các vấn đề kinh tế, thương mại,

9
đầu tư và công nghệ. Năm 2001, Trung Quốc đã giữ chức chủ tịch APEC và Thượng
Hải đã đăng cai hội nghị các lãnh đạo APEC thường niên.”
Hoa kỳ là thị trường thương mại lớn nhất của Trung Quốc, Trung Quốc xuất khẩu
hầu như các sản phẩm về lương thực, thực phẩm sang mỹ và nhập khẩu từ mỹ các sản
phẩm về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên
liệu thô, hóa chất.”
“Kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Nga đạt 29,1 tỷ USD năm 2005, tăng
37,1% so với năm 2004. Các mặt hàng xuất khẩu máy móc và hàng điện tử của Trung
Quốc đến Nga tăng 70%, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga
trong 11 tháng đầu năm 2005. Trong cùng thời gian đó, các sản phẩm công nghệ cao xuất
khẩu của Trung Quốc đến Nga tăng 58%, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc sang Nga. 
Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nổi bật lên
là xu thế thặng dư thương mại với Việt Nam đang tiếp tục tăng lên từ năm 2001 cho đến
nay. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt và thặng dư thương mại với Việt Nam đã gia
tăng rất nhanh chóng, xuất siêu vượt 200% so với nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2006,
nếu kể lượng dịch vụ bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thông, bán điện thì thặng dư
thương mại còn cao hơn nữa”
(Theo Wikipedia)

2. Nhập khẩu.
2.1. Lương thực, thực phẩm.
Mặc dù là quốc gia với nền sản xuất phát triển nhanh nhất thế giới, tuy nhiên, với
nhu cầu của hơn 1.4 tỷ dân, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài về lương thực
thực phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng nông sản được
Trung Quốc nhập nhiều nhất là đậu nành, thịt, ngũ cốc và sữa. Năm 2016, Brazil và Mỹ
chiếm phần lớn lượng đậu nành nhập khẩu vào Trung Quốc, còn Nga và Canada dẫn đầu
về cá, New Zealand về sữa. Một số nhà cung cấp lương thực hàng đầu cho Trung Quốc
như:
- Đậu nành (38,3 tỷ USD): Brazil, Mỹ, Argentina và Canada.
- Cá và thủy sản (6,9 tỷ USD): Nga, Canada, New Zealand, Nauy và
Indonesia.
- Nước giải khát và đồ uống có cồn (4,9 tỷ USD): Pháp, Mỹ, Úc, Đức,
Chile, Tây Ban Nha.
- Ngũ cốc, bột mì, chế phẩm từ sữa (4,6 tỷ USD): Hà Lan, Ireland, New
Zealand, Đức, Hàn Quốc, Đan Mạch, Singapore và Indonesia.

10
- Cao lương, lúa mạch, lúa mì và bắp (4,1 tỷ USD): Mỹ, Úc.
- Các sản phẩm sữa (3,5 tỷ USD): New Zealand, Úc, Pháp, Mỹ và Đức.
- Thịt heo (3,2 tỷ USD): Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch và Canada.
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (3,1 tỷ USD): Mỹ, Peru, Việt Nam,
Canada và Thái Lan. Bột cá là thành phần chính.
- Thịt bò (2,5 tỷ USD): Brazil, Uruguay, Úc, New Zealand và Argentina.
- Nội tạng động vật (2,5 tỷ USD): Mỹ, Đức, Đan Mạch, Canada và Tây
Ban Nha.
- Các chế phẩm thực phẩm khác (2,2 tỷ USD): Mỹ, Việt Nam, Úc, Thái
Lan và Đài Loan. Xuất khẩu của Việt Nam bao gồm chiết xuất cà phê.
- Đường (1,5 tỷ USD): Brazil, Cuba, Hàn Quốc và Thái Lan.
- Thịt gà (1,3 tỷ USD): Brazil.
- Trái cây và rau quả (981 triệu USD): Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan,
Việt Nam và Philippines.”
(Nguồn  Inquirer)

“Nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2017 đạt 1,8 tỷ USD, đến từ 14 nhà cung
cấp. So với năm 2013, trị giá gạo nhập khẩu đã tăng 73,8%, và so với năm 2016 tăng
15,2%. Phần lớn gạo nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ các thị trường Châu Á, trong đó
Việt Nam và Thái Lan cung cấp 85,7% tổng trị giá nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm
2017. Ngoài châu Á, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Mỹ, Canada và Italia” . (Theo tổng
cục thống kê Trung Quốc)
Các thị trường cung cấp gạo cho Trung Quốc được kể đến như:
- Việt Nam: chiếm 55.9% tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc, với 1.02
tỷ USD.
- Thái Lan: chiếm 29.8% với 544.1 triệu USD.
- Campuchia: chiếm 5.5% với 101.1 triệu USD.
- Pakistan: chiếm 5.1% với 93.6 triệu USD.
- Lào: chiếm 1.8% với 93.6 triệu USD.
5 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất Trung Quốc đã chiếm tới 98,1% trong tổng số nhập
khẩu gạo của Trung Quốc. Không những thế, Việt Nam với vai trò là nhà cung cấp gạo
lớn nhất, trị giá xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang không ngừng tăng lên, trong giai
đoạn 2013-2017 đã tăng 65.8% trong tổng giá trị nhập khẩu gạo của nước này.

11
“Ngoài ra, Nhập khẩu ethanol từ Mỹ của Trung Quốc tăng từ 1m3 trong tháng
1/2017 lên 91.283m3 trong tháng 1/2018, trong khi nhập khẩu ethanol từ Pakistan đạt
29.406m3 trong tháng 1/2018.

Đồng thời, nhập khẩu kê của Trung Quốc – một hàng hóa nhập khẩu khác của
Trung Quốc đối mặt với tình hình khá bất lợi với việc điều tra chống bán phá giá với kê
Mỹ xuất khẩu – duy trì tương đối ổn định, ở mức 564.517 tấn; trong đó 560.517 tấn đến
từ Mỹ.

Đường, mặt hàng Trung Quốc cũng thắt chặt các hạn chế nhập khẩu, cho thấy
phản ứng mạnh hơn trước các chính sách này, với kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh trong
cùng kỳ so sánh.

Ngược lại, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 1/2018
như dự báo, đặc biệt là cơ cấu các nhà cung cấp thay đổi mạnh. Mỹ vẫn là nước cung cấp
đậu tương lớn nhất cho Trung Quốc, với 5,82 triệu tấn nhưng mức nhập khẩu này giảm
14,2% trong cùng kỳ so sánh. Ngược lại, nhập khẩu đậu tương từ Brazil tăng vọt 719,9%
lên 2,07 triệu tấn.

Kim ngạch nhập khẩu bông bật tăng trở lại sau khi suy giảm xuống mức thấp nhất
kể từ 9/2010 trong tháng 6. Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 đạt 157,1 ngàn tấn, tăng hơn
30% so với tháng 6 nhưng vẫn giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.”

Theo Agrimoney (gappingworld.com)

“Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu ngô, với kim ngạch nhập khẩu tháng 7
đạt 172,6 ngàn tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2017, mặc dù vẫn giảm 11% so với cùng
kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu ngô trong tháng 7 không thay đổi nhiều so với tháng
6, giữ mức nhập khẩu ròng ngô của nước này ở 163 ngàn tấn.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ trong tháng 7 của Trung Quốc giảm hơn
60% so với tháng 6, ở mức 279,8 ngàn tấn. Nhu cầu nhập khẩu dầu thực vật của nước này
vẫn mạnh.

Kim ngạch nhập khẩu dầu cọ của Trung Quốc trong tháng 7 giảm nhẹ so với tháng
6. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu dầu đậu tương chạm mức thấp nhất kể từ tháng
9/2017.

12
Nước này nhập khẩu 3,4 ngàn tấn cacao trong tháng 7, mức cao nhất trong vòng 3
tháng qua, và kim ngạch nhập khẩu cà phê đạt 3,7 ngàn tấn.”

(Theo Commodity online).

Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 4.4 triệu tất trái cây tươi, với trị giá 5.59 tỷ
USD, tăng hàng năm là 12% và 15%. Trong khi đó, năm 2016, nhập khẩu trái cây của
Trung Quốc giảm 2.5%.
Có thể thấy, những loại trái cây được Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu nhiều nhất
vẫn giữ nguyên như năm 2016 bao gồm: cherry, nho, chuối, sầu riêng, nhãn, thanh long,
cam, kiwi,…. Thái lan là nước xuất khẩu trái cây nhiều nhất sang Trung Quốc. Tổng sản
lượng xuất khẩu trái cây của thái lan chiếm 21% trong tổng giá trị nhập khẩu trái cây của
Trung Quốc, với giá trị năm 2017 đạt 1.2 tỷ USD, các loại trái cây xuất khẩu nhiều như
nhãn, sầu riêng và măng cụt.
Xuất khẩu trái cây của Chile sang Trung Quốc giảm nhẹ trong năm 2017. Các
quốc gia xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc nhiều như: thái lan (1.2 tỷ USD), chile (1.18
tỷ USD), việt nam (658 triệu USD), philippine (531 triệu USD), mỹ (420 triệu USD),….
Các quốc gia này chiếm tới 89% tổng lượng nhập khẩu trái cây của Trung Quốc.

13
Cherry là loại trái cây được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 17% tổng
giá trị năm 2017. Thứ hai là nho với 10% năm 2017. Tiếp theo là sầu riêng và chuối với
9% tổng giá trị trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.
(Theo 2017 China Frest Fruit Import And Export Statistic Released)
2.2. Thép và nguyên liệu thô.
“Theo báo báo, chỉ tính riêng trong tháng 8/2018, lượng nhập khẩu sắt thép đạt
1,24 triệu tấn, trị giá đạt 904 triêu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 2,9% về trị giá. Lũy
kế 8 tháng trong năm 2018, tổng lượng nhập khẩu sắt thép đạt 9,29 triệu tấn, trị giá 6,72
tỷ USD, giảm 10,6% lượng nhưng tăng 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Các nhà phân tích dự báo việc Trung Quốc kiểm soát sản lượng thép khiến nhu
cầu nhập khẩu quặng sắt giảm trong nửa cuối năm. Trong tháng 6 nước này đã nhập khẩu
gần 89,5 triệu tấn quặng nguyên liệu, giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2020. Thống kê
của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 6 nước này đã nhập khẩu gần
89,5 triệu tấn quặng nguyên liệu, không biến động nhiều so với tháng 5 nhưng giảm hơn
12% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu gần 561
triệu tấn quặng sắt, tăng gần 3%, giá trị nhập khẩu quặng sắt tăng gần 72% so với cùng
kỳ năm ngoái.”

“Trong tháng 12/2021, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thép, giảm 423
nghìn tấn so với tháng trước và giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng lượng
thép nhập khẩu của Trung Quốc năm 2021 giảm đáng kể 29.5% so với năm trước, xuống
còn 14.27 triệu tấn. Nhập khẩu thép của Trung Quốc tiếp tục giảm do nhu cầu thép của
Trung Quốc năm 2021 suy yếu. Nhu cầu thép từ lĩnh vực bất động sản chiếm tới 30 –
40% trong tổng tiêu thụ thép của Trung Quốc, nhưng sự suy yếu từ lĩnh vực này đặt áp
lực lớn lên ngành thép Trung Quốc năm 2021 và còn kéo dài sang năm 2022.

Trong tất cả các nước cung cấp sắt thép cho Việt Nam thì Trung Quốc vẫn là nước
lớn nhất mà Việt Nam nhập khẩu sắt thép vớ hơn 4,35 triệu tấn, trị giá gần 3,13 tỷ USD,
giảm 16% về lượng, nhưng tăng 8,1% về trị gía so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là
Nhật Bản với 1,53 triệu tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 3% về lượng và tăng 20,2% về trị
giá.”

14
Ngoài ra, với các mục tiêu giảm phát thải carbon và giảm sản lượng thép, nhu cầu
tiêu thụ nguyên liệu thô như than, quặng sắt của Trung Quốc đang dần thấp hơn. Lượng
nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc năm 2021 cũng giảm nhẹ sau nhiều năm liên tục
tăng. Trong khi nhập khẩu than vẫn nhích lên do cuộc khủng hoảng năng lượng đầu quý
IV/2021 đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu than của nước này tăng mạnh. Nhưng sau đó
cũng giảm đáng kể vào tháng 12/2021 khi tình trạng khan cung than giảm bớt. Về nguyên
liệu, Trung Quốc nhập khẩu 86 triệu tấn quặng sắt và gần 31 triệu tấn than trong tháng
12/2021, giảm gần 18.9 triệu tấn và 4.1 triệu tấn so với tháng trước, hay giảm 11% và
20.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 1-12/2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 1.1 tỷ
tấn quặng sắt, giảm 3.9% so với năm 2020, nhưng nhập khẩu than tăng 6.6% lên mức
323.2 triệu tấn.”

(Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc)

3. Xuất khẩu.
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2021 đã tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so
với dự kiến của các chuyên gia, nhờ nhu cầu thế giới vững chắc.Số liệu của Tổng cục Hải
quan Trung Quốc công bố ngày 13/7 cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng qua đã tăng
32,2% so với cùng kỳ 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà
phân tích là 23,1%. Hồi tháng 5, xuất khẩu của nước này tăng 27,9%. "Xuất khẩu đã tăng
bất ngờ trong tháng 6, ít chịu tác động của việc đóng cảng Thâm Quyến tạm thời và các

15
tắc nghẽn chuỗi cung ứng khác", Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại
Oxford Economics, đánh giá. Tăng trưởng thương mại trong tháng trước diễn ra bất chấp
sự bùng phát của Covid-19 ở miền nam Trung Quốc, gây ra sự chậm trễ trong các chuyến
hàng tại một số cảng lớn. Tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ chậm lại, còn 17,8%, trong khi
tăng mạnh sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ
tiếp tục tăng, đạt 32,6 tỷ USD vào tháng trước.

3.1. Khẩu trang và trang thiết bị y tế.

Từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid 19 đến nay, nhu cầu về khẩu trang và trang thiết
bị y tế tăng nhanh hơn bao giờ hết. Trong 7 tháng cuối năm 2020, Bắc Kinh xuất khẩu
hơn 67,8 tỉ USD vật dụng liên quan đến phòng và chống dịch COVID-19, trong đó bao
gồm 224,1 tỉ khẩu trang, 2,31 tỉ bộ đồ bảo hộ, 271.000 máy thở và 1,08 tỉ bộ xét nghiệm
virus corona chủng mới trên khắp thế giới. Trung Quốc cũng xuất khẩu bình quân 40
khẩu trang cho mỗi người trên toàn thế giới ngoài Trung Quốc.

"Nó tương đương với việc cung cấp gần 40 khẩu trang cho mỗi người trên toàn thế
giới ngoài Trung Quốc" - ông Li Kuiwen co biết. Xuất khẩu laptop của nước này cũng
tăng 8,5%, trong khi xuất khẩu các sản phẩm điện và cơ khí tăng 6% trong năm 2020.

3.2. Hàng gia công.

Hàng Trung Quốc xuất khẩu là những mặt hàng được sản xuất, gia công tại Trung
Quốc sau đó xuất khẩu sang châu Âu và các quốc gia khác. Những mặt hàng này thường
không được phép bán tại Trung Quốc, nếu muốn bán chúng phải nhập khẩu lại từ nước
ngoài nên thường có mức giá khá cao. Đối với các loại hàng hóa của những thương hiệu
nổi tiếng như Puma, Lacoste, Nike, Adidas, Prada, Rebook, Clarks… thì dù gia công tại
bất kì quốc gia nào Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… đều phải đảm bảo chất
lượng tốt như nhau.

Quần áo là một trong những mặt hàng xuất khẩu có số lượng cực khủng của Trung
Quốc sang nhiều quốc gia khác nhau đặc biệt là Việt Nam. Các mặt hàng này thường có
mẫu mã đẹp với thiết kế độc đáo và thường có mức giá rẻ hơn so với hàng xuất khẩu của
các nước khác. Ngoài ra, những mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu phổ biến khác phải kể
đến là ô tô nguyên chiếc; máy móc thiết bị, dụng cụ; vải vóc; nguyên liệu dệt may, giày;
hóa chất; máy móc, trang thiết bị; điện thoại và các loại linh kiện; các sản phẩm chất
dẻo…
Việc người tiêu dùng mất niềm tin vào các loại hàng hóa Trung Quốc cũng khiến lượng
hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tại

16
Việt Nam có thể thấy thay vì chọn hàng xuất khẩu Trung Quốc, nhiều người tiêu dùng
thường chuộng hàng xuất khẩu từ các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức…

2.4. Trái cây.

Xuất khẩu trái cây của Trung Quốc năm 2017 đạt 3.5 triệu tất với giá trị 4.89 tỷ
USD, giảm so với cùng kỳ năm 2016 là 2%. Việt nam và thái lan là hai thị trường xuất
khẩu trái cây quan trọng của Trung Quốc, mặc dù giá trị xuất khẩu sang thái lan năm
2017 đã giảm tới 17% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu trái cây Trung Quốc sang Indonesia tăng mạnh với 57% so với cùng kỳ
năm 2016, và indonesia đã trở thành thị trường thứ ba đối vưới xuất khẩu trái câu của
Trung Quốc. Và nước nhập khẩu trái cây nhiều thứ 4 đó là Nga.

Xuất khẩu trái cây của Trung Quốc sang Malaysia giảm 35% trong khi xuất khẩu
sang kazakhstan tăng 37%, đây là dấu hiệu khởi sắc cho tiềm nang xuất khâu trái câu
Trung Quốc sang thị trường Trung Á. Việc tăng thương mại trong khu vực là mục tiêu
chính của sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

Xuất khẩu trái cây sang 8 thị trường tiềm năng của Trung Quốc chiếm tới 74%
tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 bao gồm: thái lan, việt nam, indonesia, nga, hồng công,
philippine, malaysia, kazakhstam.

Trung quốc chủ yếu xuất khẩu những loại trái cây tiềm năng, có lợi thế so sánh
như táo, cam quýt, nho và lê. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu 14 loại trái cây bao gồm
trái cây không hạt sang các thị trường trên thế giới.

(Theo 2017 China Frest Fruit Import And Export Statistic Released)
2.5. Thép.

Tháng 6/2016, xuất khẩu vật liệu thép của Trung Quốc đạt 5,62 triệu tấn, tăng
13,8% so với tháng 5, và tăng đến 293% so với cùng kỳ năm trước; tổng lượng xuất khẩu
trong 6 tháng đạt 23,58 triệu tấn, tăng 152,3% so với cùng kỳ năm trước, tăng 82,8 điểm
% so với quý 1.Đơn giá xuất khẩu thép của tháng 6 là 839,4USD/tấn, tăng 4,4% so với
tháng 5; đơn giá xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm là 792USD/tấn, giảm 27,3%
so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ 3% so với mức giá 770USD/tấn của quý 1/2016.
Mặc dù giá xuất khẩu có phần hơi tăng so với tháng 5, nhưng so sánh với cùng kỳ năm
trước cho thấy có chiều hướng lượng thì tăng nhưng giá thì giảm rõ rệt, năm 20115 do
khủng hoảng kinh tế nên lượng xuất khẩu tương đối thấp, dẫn đến số liệu tương đối thấp
và mức tăng tương đối lớn, nhưng mức giảm giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước
17
tương đối lớn, điều này dễ dẫn đến việc các nước nhập khẩu bị tiến hành điều tra trợ cấp
thương mại.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc ghi nhận 106,73 triệu tấn trong năm 2016, giảm
nhẹ 3,1% so với năm trước. Xuất khẩu trong tháng 1/2017 giảm thêm, giảm 24% so với
cùng kỳ năm trước còn 7,2 triệu tấn. Mặt khác, trong năm 2016, xuất khẩu thép thành
phẩm sang ASEAN tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 36,4 triệu tấn, nhưng
lượng hàng xuất khẩu đã giảm đáng kể 25% trong tháng 1/2017.

Xuất khẩu thép thanh của Trung Quốc sang ASEAN vẫn rất lớn, đạt 13,3 triệu tấn
trong năm 2016, tăng 11,5% so với năm trước. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu đã giảm
50% so với cùng kỳ năm trước xuống chưa đầy nửa triệu tấn vào tháng 1/2017. Xuất
khẩu sang Việt Nam có khối lượng lớn nhất trong sáu nước ASEAN trong năm 2016.
Tuy nhiên, khối lượng giảm đáng kể 33,8% so với năm trước xuống 41.365 tấn trong
tháng 1/2017. Khối lượng xuất khẩu sang Philipin năm 2016 là 310.263 tấn, tăng 56% so
với năm trước, trong khi khối lượng tháng 1/2017 là 31.940 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ
năm trước.

Xuất khẩu thép cuộn của Trung Quốc sang ASEAN giảm nhẹ trong năm 2016
xuống gần 5 triệu tấn và khối lượng tiếp tục giảm thêm 36,8% so với cùng kỳ năm trước
xuống còn 243.556 tấn trong tháng 1/2017. Các điểm đến chính trong khu vực là
Philippines, tiếp theo là Việt Nam. Xuất khẩu sang Philipin tiếp tục tăng từ mức tăng
trưởng 21,5% trong năm 2016 lên 772,455 tấn, tăng thêm 80% so với cùng kỳ năm trước
đạt 102.070 tấn trong tháng 1/2017. Mặt khác, xuất khẩu sang Việt Nam đã chậm lại
từ mức tăng 3,2% trong năm 2016 (đạt 1,38 triệu tấn) xuống mức giảm 38,6% so với
cùng kỳ năm trước trong tháng 1/2017 (68.361 tấn).

3. Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ Thế kỷ II trước Tây lịch đến
nay có thể chia ra 4 thời kỳ cơ bản. Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi
Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày
3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt. Hai bên ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng
thuận bình thường hóa quan hệ hai nước.
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại
Trung Quốc - Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương
mại giữa 2 nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần
700 lần.

18
Kể từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc vãn giữ vững vị trí là đối tác thương mại
lớn nhất của việt nam và việt nam cũng là một trong những đối tác thương mại quan
trọng của trung quốc trong khối ASEAN. Với thị trường Trung Quốc, việt nam đạt tổng
kinh ngạch xuất khẩu ròng năm 2013 lên tới 50.2 tỷ USD và năm 2014 đạt 58.64 tỷ USD,
chiếm gần 20% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước
Theo thống kê của tổng cục hải quan, Trung Quốc luôn đứng đầu trong các thị
trường xuất nhập khẩu lớn của việt nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho 2
nước là điều dễ dàng nhìn thấy. tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của việt nam và Trung
Quốc tăng theo từng năm. Năm 2015 otngor kim ngạch thương mại của Việt Nam và
Trung Quốc đạt 9.13 tỷ USD, đến năm 2010 đạt 27.31 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm
2005. Năm 2013 kim ngạch xuất - nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 50.2
tỷ USD tăng 21.9% so với năm 2012, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13.2 tỷ USD tăng
7.03%, nhập khẩu đạt 36.9 tỷ USD tăng 28.3%.
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than
đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy
móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện
thoại, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón, vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu
dùng.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam.
Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai. Trong các dự án
nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn
vay của Việt Nam. Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở
biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ
tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam.
Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng là
thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra
hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao.
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc trong mười năm qua đều
nghiên lợi ích về phía Trung Quốc, khi Trung Quốc chủ yếu xuất siêu hàng tinh chế và
nhập tài nguyên, nguyên liệu thô. Trong khi đó, Việt Nam chưa được hưởng lợi nhiều và
chưa tận dụng được lợi thế của mình trong mối quan hệ thương mại này. Một số quốc gia
giàu tài nguyên hoặc có trình độ thấp hơn Trung Quốc như Việt Nam thường bị hấp dẫn
bởi việc xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất
khẩu thành phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang Việt Nam. Hậu quả là sản xuất công

19
nghiệp của Việt Nam bị thu hẹp, thậm chí không thể phát triển được do bị gắn chặt vào
việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật thấp và về lâu dài, nền
kinh tế sẽ mất đi khả năng cải thiện năng suất do sản xuất công nghiệp bị mai mòn, thiết
đổi mới sáng tạo.

IV. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam.


Trung Quốc là một quốc gia đông dân thứ hai thế giới, kinh tế của Trung Quốc
cũng nằm trong top đầu các quốc gia về tốc độ phát triển, chính điều này làm cho chính
trị xã hội của quốc gia ngày càng hoàn thiện và tạo được vị thế, chỗ đứng của mình trên
quốc tế. Nhờ có những chính sách cải cách mở cửa, những hướng đi phù hợp đã giúp cho
Trung Quốc đạt được những thành tựu đó. Việt Nam là một quốc gia láng giềng của
Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chế độ chính trị tuy nhiên đến nay
Việt Nam vẫn đang quẩn quan trong việc tìm ra hướng đi thích hợp, mặc dù đã đạt được
nhiều thành tựu đáng chú ý nhưng vẫn cần phải học hỏi bài học nhiều bài học kinh
nghiệm của Trung Quốc về công cuộc cải cách, mở cửa, thúc đẩy thương mại để lựa chọn
ra được một phương hướng đúng đắt, phù hợp nhất cho Việt Nam.
Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống
được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục
trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25
năm, tốc độ tăng trưởng đã tương đối khá, một số năm đã đạt 8-9%, nhưng vẫn còn thấp
hơn Trung Quốc. Không phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng
hai chữ số.
Thứ hai, để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi
của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn
tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường, tiêu dùng
cũng là động lực của tăng trưởng, nhưng tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã vượt xa cả
số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng
trưởng cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%,
thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ
lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương
trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
Thứ ba, tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan
trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số
ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm
1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần

20
có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt
Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn.
Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng
trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình,
trong đó có những người giữ chức vụ rất cao.
Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư,
nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi
măng, năng lượng, giáo dục, giao thông,…

Thứ tư, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang
trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình
từ sự phát triển của Trung Quốc. Tính chất của tăng trưởng (phát sinh không phải từ đổi
mới công nghệ trong sản xuất mà từ gia công là chủ yếu, khiến phụ thuộc nhiều vào sự
đặt hàng từ bên ngoài); sức cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; thị
phần trong xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (59%). Có một
vấn đề quan trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực 
thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc cũng đang
phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng.
Thứ năm, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế
xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị
thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD;
năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD.
Thứ sáu, mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp
(bình quân năm trong thời kỳ 2001 – 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn
hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ
giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân
dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân
tệ mạnh hơn nhiều.

21
Tài liệu tham khảo.
1. Kinh tế Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việt
"Kinh Tế Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2022,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Trung_Qu%E1%BB%91c. Accessed
20 Apr 2022.
2. Xuất khẩu – Wikipedia tiếng Việt
"Xuất Khẩu – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2022,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u. Accessed 20 Apr
2022.
3. Nhập khẩu – Wikipedia tiếng Việt
"Nhập Khẩu – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2022,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADp_kh%E1%BA%A9u. Accessed 20 Apr
2022.
4. Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh
"Xuất Khẩu Của Trung Quốc Bất Ngờ Tăng Mạnh". Vnexpress.Net, 2022,
https://vnexpress.net/xuat-khau-cua-trung-quoc-bat-ngo-tang-manh-4308751.html.
Accessed 20 Apr 2022.
5. Dy, R.
Dy, Rolando. "Agri-Foods China Buys From Asean". INQUIRER.Net, 2017,
https://business.inquirer.net/232019/agri-foods-china-buys-asean. Accessed 20 Apr
2022.
6. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu thép và nguyên liệu thô của Trung
Quốc năm 2021
"Tổng Quan Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Thép Và Nguyên Liệu Thô Của Trung Quốc
Năm 2021". 
7. Tổng Quan Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Thép Và Nguyên Liệu Thô Của
Trung Quốc Năm 2021,
2022, https://muathep.com/tong-quan-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-thep-va-nguyen-lieu-
tho-cua-trung-quoc-nam-2021. Accessed 20 Apr 2022.
8. Theme, C.
Theme, C. (2018). Trung quốc là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam.
Retrieved 20 April 2022, from https://santhepgratingmakem.com/trung-quoc-la-thi-
truong-nhap-khau-sat-thep-lon-nhat-cua-viet-nam-trong-8-thang-2018/
9. Trung Quốc siết sản lượng thép, nhu cầu nhập khẩu quặng sắt giảm - Công
Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại SMC

22
Trung Quốc siết sản lượng thép, nhu cầu nhập khẩu quặng sắt giảm - Công Ty Cổ Phần
Đầu Tư Thương Mại SMC. (2021). Retrieved 20 April 2022, from https://smc.vn/trung-
quoc-siet-san-luong-thep-nhu-cau-nhap-khau-quang-sat-giam/
10. Tình hình nhập khẩu gạo của Trung Quốc
Tình hình nhập khẩu gạo của Trung Quốc. (2022). Retrieved 20 April 2022, from
https://www.2lua.vn/article/tinh-hinh-nhap-khau-gao-cua-trung-quoc-
5bff677c425cc50e4e9fa5fc.html
11. Tình hình nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong tháng 7
Tình hình nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong tháng 7. (2011). Retrieved 20 April
2022, from http://agro.gov.vn/vn/tID20901_Tinh-hinh-nhap-khau-nong-san-cua-Trung-
Quoc-trong-thang-7.html
12. Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh giữa lúc khủng hoảng điện
"Xuất Khẩu Của Trung Quốc Bất Ngờ Tăng Mạnh Giữa Lúc Khủng Hoảng
Điện". Baotintuc.Vn, 2021, https://baotintuc.vn/the-gioi/xuat-khau-cua-trung-quoc-bat-
ngo-tang-manh-giua-luc-khung-hoang-dien-20211013203645383.htm. Accessed 20 Apr
2022.
13. Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc không tệ như dự đoán
"Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Trung Quốc Không Tệ Như Dự Đoán". Tin Nhanh
14. Chứng Khoán - Cổng Thông Tin Tài Chính, Chứng Khoán,
2020, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-trung-quoc-
khong-te-nhu-du-doan-post237174.html. Accessed 20 Apr 2022.
15. Bài học kinh nghiệm về cải cách kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam -
Dân Kinh Tế
"Bài Học Kinh Nghiệm Về Cải Cách Kinh Tế Của Trung Quốc Đối Với Việt Nam - Dân
Kinh Tế". Dân Kinh Tế, 2014, http://www.dankinhte.vn/bai-hoc-kinh-nghiem-ve-cai-
cach-kinh-te-cua-trung-quoc-doi-voi-viet-nam/. Accessed 20 Apr 2022.
16. Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
"Quan Hệ Trung Quốc – Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2022,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_Trung_Qu%E1%BB%91c_
%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam. Accessed 20 Apr 2022.
17. Hàng Trung Quốc xuất khẩu là gì? | Tin WeOrder
"Hàng Trung Quốc Xuất Khẩu Là Gì? | Tin Weorder". Weorder.Com.Vn, 2022,
http://weorder.com.vn/bai-viet/hang-trung-quoc-xuat-khau-la-gi/103. Accessed 20 Apr
2022.
18. An, A.

23
An, an.nt82. "TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TRUNG QUỐC TỚI ASEAN -
THÉP ĐẠI TOÀN THẮNG". Daitoanthang.Com, 2022, https://daitoanthang.com/tin-
tuc/194/tinh-hinh-xuat-khau-thep-cua-trung-quoc-toi-asean.html. Accessed 20 Apr 2022.
19. Tình hình nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong tháng 1/2018
"Tình Hình Nhập Khẩu Nông Sản Của Trung Quốc Trong Tháng 1/2018". Agro.Gov.Vn,
2018, http://agro.gov.vn/vn/tID25973_Tinh-hinh-nhap-khau-nong-san-cua-Trung-Quoc-
trong-thang-12018.html. Accessed 20 Apr 2022.

24

You might also like