You are on page 1of 62

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.4.1. Không gian: ..................................................................................... 2
1.4.2. Thời gian ......................................................................................... 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 2
1.5. Lược khảo tài liệu........................................................................................ 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................... 4
2.1. Phương pháp luận:....................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm về xuất khẩu: ............................................................. 4
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu ........................................................................ 6
2.1.3. Hợp đồng xuất khẩu ...................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 14
2.2.2. Phương pháp phân tích: .................................................................. 14
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
khẩu ........................................................................................................... 15
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO............ 17
3.1. Khái quát về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO ...................................................................................................... 17
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 17
3.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ................................... 18
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ................................... 21
3.2. Quy trình sản xuất hạt điều - sản phẩm chính của LAFOOCO ................... 21
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh XK hạt điều của công ty cổ phần
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung vi SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008 ............................... 24


3.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
Long An LAFOOCO........................................................................................ 31
3.5. Định hướng kinh doanh năm 2009 của LAFOOCO ................................... 35
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO
2006-2008...................................................................................... 35
4.1. Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008 ............................................. 35
4.1.1.Sản lượng hạt điều xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm ............................... 35
4.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm ............................... 40
4.2. Sự biến động về giá hạt điều xuất khẩu qua các năm ................................. 41
4.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu hạt điều qua các năm .................................... 44
Chương 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
LAFOOCO- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................ 47
5.1. Các yếu tố tác dộng đến hoạt động xuất khẩu của công ty
5.1.1. Sự biến động của tỷ giá .......................................................................... 47
5.1.2. Năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh của công ty ........................... 47
5.1.3. Các vấn đề về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm............................... 49
5.1.4. Các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............ 50
5.2. Những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của
công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An ........................................... 51
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54
6.1. Kết luận .................................................................................................... 54
6.2. Kiến nghị................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung vii SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2008 ......... 27
Bảng 2: Bảng số liệu thể hiện doanh thu và lợi nhuận của năm 2006-2008 30
Bảng 3: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 cuả Lafooco .......... 34
Bảng 4 :Các thị trường xuất khẩu nhân hạt điều chủ yếu 2006-2008 ........... 36
Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nhân điều sang các thị trường ........... 40
Bảng 6: Bảng số liệu thể hiện giá nhân điều xuất khẩu trung bình
2006-2008 ........................................................................................................ 41
Bảng 7: Mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm .................... 44
Bảng 8: Tỷ số ROA và ROE của công ty qua 3 năm ....................................45

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung viii SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu
năm 2006-2008 ................................................................................................ 37
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2006 . 38
Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2007 . 38
Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2008 . 39
Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
năm 2006-2008 ................................................................................................ 40

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung ix SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

PHẦN TÓM TẮT

Từ nhiều năm qua, các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam không
ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch
xuất khẩu.. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu hạt điều đã góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Sản lượng hạt điều xuất khẩu sang thị
trường thế giới không ngừng tăng lên.. Nói đến hạt điều Việt Nam thì chúng ta
phải nhắc đến Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO,
một trong 4 công ty chế biến hạt điều lớn nhất của Việt Nam đặt tại tỉnh Long
An đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nhân điều trên mười năm
rất thành công và đóng góp rất nhiều vào sự lớn mạnh trong xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam.
Dựa vào các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch , các báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và mức giá xuất khẩu trung bình thông qua các phương pháp
tính so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối, tính trung bình theo doanh thu và
sản lượng kết hợp với phân tích các biểu đồ để đánh giá xem tình hình xuất khẩu
của công ty trong ba năm qua, các nguyên nhân chính nào tác động đến lợi nhuận
của công ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Hoạt động xuất khẩu nhân điều năm 2006 với sản lượng và kim ngạch đạt
cao nhất trong vòng ba năm nhưng kết quả cuối cùng lại bị lỗ gần 14 tỷ đồng do
giá cả nhân điều xuất khẩu biến động bất thường năm 2006
Sang năm 2007, công ty hoạt động có hiệu quả tăng lên rất nhiều do ban
lãnh đạo công ty đã có chính sách hợp lý trong vấn đề thu mua nguyên liệu dự
trữ, chính sách về quản lý kết hợp với giá nhân điều xuất khẩu tăng, kết quả là lợi
nhuận đem về lên đến 21 tỷ đồng
Năm 2008, hoạt động xuất khẩu cũng thuận lợi về giá cả đầu năm nhưng do sự
biến động của tỷ giá đồng USD và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu vào cuối năm nên lợi nhuận giản xuống chỉ còn 4 tỷ đồng.
Từ những phân tích trên tôi rút ra được một số tồn tại và đưa ra một số giải
pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của công ty trong
thời gian sắp tới.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung x SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường,
Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động
tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nền kinh tế và xây dựng một nền kinh tế
hướng về xuất khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm rau quả xuất khẩu của
Việt Nam không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và
giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Những thành tựu của ngành xuất khẩu rau quả đã có đóng góp vào sự nghiệp
phát triển kinh tế- xã hội của nước ta nói chung và quá trình CNH, HĐH nói
riêng. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu hạt điều đã góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập
vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới( WTO), sản lương hạt diều xuất khẩu sang
thị trường thế giới không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thu mua , chế
biến và tiêu thụ hạt điều trên thị trường thế giới. Nói đến hạt điều Việt Nam thì
chúng ta phải nhắc đến Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO, một trong 4 công ty chế biến hạt điều lớn nhất của Việt Nam đặt tại
tỉnh Long An. Với lý do đó, đề tài “ “Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều
của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An(LAFOOCO )” được
nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO để thấy được hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu của công ty trong những năm 2006-2008. Từ đó tìm ra được các yếu tố tác
động chủ yếu đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều và đề ra ra giải pháp
giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 1 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


- Phân tích, đánh giá các yếu tố về sản lượng, kim ngạch, thị trường xuất
khẩu, doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long
An LAFOOCO qua các năm 2006- 2008
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh XK của công ty,
đặc biệt là yếu tố về giá xuất khẩu
- Đưa ra giải pháp cũng như đề xuất một số ý kiến góp phần đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh XK hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long
An LAFOOCO
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố về sản lượng, kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ
phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO qua các năm 2006- 2008 như
thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty,
đặc biệt là yếu tố về giá xuất khẩu tác động như thế nào?
- Công ty còn gặp phải những tồn tại nào? Và giải pháp đưa ra như thế nào
để khắc phục những giải pháp đó?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian: Đề tại phân tích xoay quanh các số liệu thu thập từ các
báo cacó kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An LAFOOCO
1.4.2. Thời gian: Các số liệu phân tích được thu thập tổng hợp trong vòng ba
năm giai đoạn từ 2006-2008
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài luận văn nghiên cứu tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO trong ba năm 2006-2008
1.5. Lược khảo tài kiệu
Đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO” được nghiên cứu có tham khảo luận
văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thành Phúc, MSSV: 4023729, Lớp QTKD
Tổng Hợp- K28 với tên đề tài:Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, ba sa của

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 2 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX vào thị trường EU.Cả hai luận văn đều có
điểm chung là cùng phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, đều đánh giá
chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm dựa trên các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên ở đề tài phân tích hoạt
động xuất khẩu cá tra, ba sa tập trung nghiên cứu sâu cũng như phân tích rất kĩ
về vấn đề thị trường xuất khẩu, tìm ra các thị trường chủ yếu rồi đi sâu phân tích
các tiêu chuẩn, hàng rào kí thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ở từng thị
trường. Cuối cùng rút ra điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra chiến lược Marketing để
đẩy mạnh hơn nữa sản lượng xuất khẩu cá tra, ba sa sang các tị trường. Còn riêng
đối với đề tài phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều, bên cạnh các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp thêm các báo cáo tài chính để phân tích
thêm các chỉ số đánh giá hiệu quả xuất khẩu như chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản (ROA) và chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tìm ra các
nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc xuất khẩu cũng như tác động đến lợi
nhuận của công ty trong hoạt đông xuất khẩu và đưa ra giải pháp khắc phục
nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều của công ty sang các thị trường
xuất khẩu truyền thống cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới trên
thế giới.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 3 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận


2.1.1. Các khái niệm về xuất khẩu
- Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia nào
cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất
yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn
đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia
đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như
về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đát nước. Một quốc gia
được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về
mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm
quan trọng to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu
không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến
cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có.
Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình
thức hoạt đọng giao lưu thương mại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên
thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao
đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường
thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp
ứng cho chính mình , đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn
thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Như vậy xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc
bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
Khái niệm về kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu trong một
khoảng thời gian nào đó. VD: khi nói kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2006
của Việt Nam là 2triệu USD có nghĩa là năm 2006 Việt Nam xuất khẩu hạt điều
và thu về được số tiền 2 triệu USD

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 4 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Khái niệm về sản lượng xuất khẩu: sản lượng xuất khẩu là toàn bộ sản
phẩm sản xuất ra ở nước này được đem bán qua một nước khác thông qua các thủ
thuch hải quan xuất nhập khẩu của các nước
Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi
trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay
chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ
thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp
Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo
quy định của pháp luật.
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân
hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi
nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình.
Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,
nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp
thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản
là tất yếu không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất
mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi
nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn
nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn
được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 5 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau
cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục
têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho
mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có tác
dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thuơng riêng với các biện pháp cụ thể
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng
tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này
tính bằng một đồng tiền khác.
Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc
giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
Số trung bình điều hòa: Số trung bình điều hòa được sử dụng trong trường
hợp biết các yếu tố về tổng doanh thu và tổng sản lượng xuất khẩu
∑ doanh số bán
X=
∑ số sản phẩm
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoài tiêu thụ.
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 6 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, hiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch,
các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ...Xuất khẩu là nguồn vốn chủ
yếu để nhập khẩu. .
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không
chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát
triển.vì có nhiều thị trường => hân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều
kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất ,nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho
có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất .
-Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa à nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong
ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong
ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu à Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
trưởng.
2.1.2.1. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý có hiệu quả mà
các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Việc tiến hành phân tích một cách
toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh
xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết và có vị trí quan trọng hơn khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhằm đánh giá xem xét việc thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu,

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 7 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp
khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó
cũng có nghĩa là khi phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ là điểm
kết thúc một nhu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh
nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gắn liền với quá trình hoạt động
của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp
như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác quản lý, công tác tài chính… giúp doanh
nghiệp điều hành từng mặt hoạt động với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban
chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ
quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung
của doanh nghiệp được ăn khớp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất
khẩu nói riêng theo thời gian như quý, tháng, năm, đặc biệt theo từng thời điểm,
giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý xảy ra trong hoạt động
nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu.
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ đơn vị nào cũng được tiến hành trong
một môi trường nhất định với những chế độ chính sách pháp luật do nhà nước
ban hành, với những môi trường kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên nhất định.
Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh xuất khẩu không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự chấp hành pháp luật, các chế độ chính sách mà
còn là sự phát hiện của các doanh nghiệp thông qua hoạt động thực tiển về những
bất hợp lý, không hoàn chỉnh của các chế độ chính sách đó và kiến nghị để nhà
nước bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi và dần hoàn thiện. Như vậy phân tích hoạt
động kinh doanh xuất khẩu là một công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện
chức năng quản lý kinh tế và hoàn thiện chức năng đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ được tiến hành sau
mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân
tích các dự án khả thi của nó, các kế hoạch và các bảng thuyết minh của nó, phân

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 8 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

tích dự đoán, phân tích các luận chứng kiểm tra kỹ thuật. Chính hình thức phân
tích này sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư vào các dự án đầu tư.
Nói tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh
doanh xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, dù
đó là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hay là đơn vị kinh doanh đơn thuần. Nó
gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và
chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu :
Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu là các
hiện tượng kinh tế ngoại thương, quá trình kinh tế ngoại thương đã hoặc sẽ xảy ra
trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố
chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng, quá trình này được thể hiện
dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu
kinh tế. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như
doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận…Tùy mục đích phân tích, cần sử
dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu
bình quân, ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu
thời gian.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc đánh
giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một
cách chung nhất nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá
trình… và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả biểu
hiện trên các chỉ tiêu.
Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại khác nhau trên các góc
độ khác nhau, theo tính tất yếu có thể phân thành hai loại là nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan, theo tính chất của nhân tố thì được chia thành nhân tố số
lượng và nhân tố chất lượng, theo xu hướng tác động của nhân tố thì có nhân tố
tích cực và nhân tố tiêu cực. Và nếu quy về nội dung thì có hai loại nhân tố là
nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 9 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Như vậy tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích được thể hiện qua
hệ thống chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh các chỉ tiêu với các phân hệ chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các
nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau, không những giúp cho các doanh
ngiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nổ lực của bản thân
doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có
biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới
sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính cần phải lượng hóa các
chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Để thực
hiện được các công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp
phân tích
kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là hiệu quả xét trong lĩnh vực lưu thông
hàng hóa trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đánh giá hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu là xét trên kết quả thu được xem kết quả đó đóng góp
cho toàn xã hội nhue thế nào, có tuân thủ xu hướng phát triển chung hay không.
Đồng thời phải sử dụng một cách tối đa năng lực của nền kinh tế, tận dụng lợi thế
của nền kinh tế. Hiệu quả cuối cùng là làm cho tốc độ tăng trưởng nhanh, đời
sống nhân dân được
cải thiện.
Điều này có nghĩa là kim nạch xuất khẩu cao, lợi nhiều chưa chắc có hiệu
quả nếu trong quá trình thực hiện gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng không tốt như ô
nhiễm môi trường, tài nguyên kiệt huệ, tổn hại nền văn hóa… Hiệu quả cần phải
hài hòa trong một mục tiêu chung, đạt mục đích lớn nhất là phát triển nền kinh tế,
đảm bảo đời sống nhân dân lao động.
Trên góc độ doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tức là phải đạt
được lợi nhuận kinh doanh tối đa trên chi phí tối thiểu. Nếu doanh nghiệp dùng
mọi biện pháp bất chấp các chính sách, đường lối của nhà nước để đạt lợi nhuận
tối đa thì không thể gọi đó là hiệu quả. Việc khai thác, chế biến xuất khẩu bừa bãi
khoáng sản, tài nguyên đất nước để xuất khẩu không phải là hiệu quả. Và nếu

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 10 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

doanh nghiệp đạt được lợi nhuận do lừa đảo, lường gạt doanh nghiệp khác, chiếm
dụng vốn sử dụng cho mục đích riêng của mình, đây cũng không phải là hiệu
quả. Hiệu quả thực sự đạt được khi các doanh nghiệp xuất khẩu nổ lực tìm các
biện pháp đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá
các loại chi phí, các mất mác thua lỗ, hao hụt trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại ngoài lợi nhuận đạt được còn phải lưu ý các mục đích khác đặt ra
để
mang tính chất xã hội của nền kinh tế. Có thể một dự án sản xuất tuy không
mang lại lợi nhuận nhiều, không thể hoàn vốn nhanh như các dự án khác nhưng
có thể mang lại nhiều lợi ích xã hội vẫn được đánh giá là có hiệu quả kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cạnh tranh giữa những doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu, doanh nghiệp nước này với doanh nghiệp nước
khác… Như vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu là phải nâng
cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình.
2.1.2.3. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu :
Nghiên cứu thị trường :
Lựa chọn thị trường xuất khẩu:
Phân loại thị trường nhằm hiểu biết quy luật hoạt động của từng thị
trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có và đang cần, yêu cầu đặt ra đối với sản
phẩm, điều kiện chính trị, thương mại, hệ thống pháp luật…mục tiêu của phân
loại để nắm thị trường và có kế hoạch giới thiệu sản phẩm cụ thể thông qua chào
hàng.
Gạn lọc sơ bộ những thị trường không thích hợp, đó là thị trường có chế
độ mậu dịch khắt khe, yêu cầu quá cao đối với sản phẩm, thị trường quá xa, chi
phí xuất khẩu quá cao.
Chọn thị trường mục tiêu, lâp kế hoạch chào hàng, thông qua các đoàn đi
tiếp thị nước ngoài hoặc tiếp các thương nhân ở thị trường chúng ta chọn là mục
tiêu.
Lựa chọn thương nhân:

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 11 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Một thị trường có nhiều thương nhân nhưng được chọn để ký hợp đồng mua
bán thì phải có những điều kiện sau:

- Thương nhân quen biết có uy tín trong kinh doanh


- Thương nhân có thiện chí trong quan hệ mua bán với ta, không có biểu
hiện hành vi kừa đảo.
Lập kế hoạch kinh doanh :
Nắm bắt việc lập kế hoạch kinh doanh:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, việc lập phương án kinh
doanh là cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Các
bước tiến
hành của việc lập phương án kinh doanh:
- Nhận định tổng quát tình hình thị trường và thương nhân thông qua việc
thu thập thông tin từ các thị trường cũng như từ các khách hàng quen, xử lý và
quyết định phương án.
- Lựa chọn mặt hàng, giá cả, lượng hàng, thời cơ, điều kiện và phương
thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu phải lựa chọn phương thức giao dịch, thời gian giao dịch.
- Dự đoán mức biến động tỷ giá.
+ Biến động về giá thu mua trong nước
+ Biến động về tỷ giá nước ngoài
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu

2.2. Xác định giá trong hợp đồng xuất khẩu:

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ xuất khẩu. Vì vậy trong
khi chuẩn bị đàm phán ký kết hợp đồng đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá
với yêu cầu đúng và đủ, có nhiều phương pháp tính giá.
- Định giá theo chi phí sản xuất thực tế
- Định giá theo nhu cầu khách hàng
- Định giá theo đối thủ cạnh tranh
Đối với các đơn vị thì áp dụng cách định giá như sau:
Giá bán = giá thành sản phẩm + mức kê lời

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 12 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Riêng trong trường hợp ngoại thương cụ thể có hai loại giá mà Công ty
thường áp dụng giá xuất khẩu FOB (Free on broad) và giá nhập khẩu CIF (Cost,
Isurance And Freight) .
Tóm lại, các doanh nghiệp xây dựng giới hạn giá không cao, không thấp
từ đó tạo khung giá hợp lý được thị trường và khách hàng nước ngoài chấp nhận
làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng. Đồng thời xây dựng giá cả phải thu thập
thông tin
trên thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của mình về mặt hàng
đó.
2.1.3. Hợp đồng xuất khẩu :
2.1.3.1. Khái niệm hợp đồng xuất khẩu:
Hợp đồng xuất khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự
thỏa
thuận giữa bên mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (nhà xuất khẩu) ở các nước
khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung ứng hàng hóa, chuyển giao các
chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đó cho người
mua, bên mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất khẩu có ba đặc điểm:
- Đặc điểm 1: Chủ thể của hợp đồng - người mua - người bán có cơ sở kinh
doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý quốc tịch không phải
là yếu tố để phân biệt dù rằng người mua và người bán có quốc tịch khác nhau,
và nếu việc mua bán được thực hiện trên cùng lãnh thổ của một quốc gia thì hợp
đồng đó cũng không mang tính chất quốc tế.
- Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai bên
hoặc của nước thứ ba.
- Đặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển khỏi đất
nước của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.1.3.2. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu:
Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là những điều kiện mua bán mà
các bên đã thỏa thuận để thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều
kiện thương mại quốc tế, chỉ một mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 13 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với hai bên ký kết hợp đồng,
dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Hợp
đồng xuất khẩu bao gồm những nội dung chính:
1. Chủ thể của hợp đồng
2. Tên hàng
3. Điều kiện về phẩm chất
4. Điều kiện về số lượng
5. Điều kiện về giá cả
6. Điều khoản giao hàng
7. Điều khoản thanh toán
8. Điều khoản bao bì ký mã hiệu
9. Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại
10. Điều khoản bảo hiểm
11. Điều khoản bất khả khán
12. Điền kiện khiếu nại
13. Trọng tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu dùng để phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo
cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An LAFOOCO
2.2.2. Phương pháp phân tích
Trong bài luận văn này chủ yếu tôi dùng phương pháp so sánh,phương
pháp số tương đối, tuyệt đối, phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích.
Mục tiêu một: tôi dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối được
dùng để phân tích, tìm ra sự chênh lệch các chỉ tiêu đạt được về doanh thu, lợi
nhuận dựa vào các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để
thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO
Mục tiêu hai: Tôi cũng áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương
đối để phân tích sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 14 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

qua các thị trường trong vòng ba năm 2006-2008. Bên cạnh đó tôi còn áp dụng
thêm phương pháp phân tích bằng các biểu đồ minh họa để phân tích mối quan
hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Mục tiêu ba: tôi dùng phương pháp số trung bình điều hòa để tính giá của hạt
điều xuất khẩu bình quân qua các năm và đánh giá sự tác động của nó đến hoạt
động xuất khẩu của công ty.
∑kim ngạch xuất khẩu
X=
∑số sản lượng xuất khẩu
Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn còn tồn tại cũng như những khó khăn
mà công ty gặp phải nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động xuất khẩu
của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO.
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
khẩu :
Để đánh giá cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng từng
yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể sử
dụng một số chỉ tiêu sau:
2.2.3.1. Hệ số lãi ròng :
Tỷ lệ lãi ròng = (Lãi ròng / Doanh thu) x 100%.
Hệ số lãi ròng cho biết tỷ lệ giữa lãi rong với doanh thu, hệ số này có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lược
kinh doanh của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí
hoạt động. Hệ số lãi ròng khác nhau giữa các ngành, tuỳ thuộc vào tính chất của
các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty. Hệ số lãi ròng thể
hiện 01 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

2.2.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) :


ROA = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x 100%.
Tỷ số này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hê
số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu
quả.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 15 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

2.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của chủ vốn sở hữu (ROE) :


ROE = (Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu) x 100%.
Tỷ số này cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 16 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
LAFOOCO

3.1. Khái quát về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) là một doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1985 - trực thuộc UBND Tỉnh Long An.
Với chức năng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông
sản các loại xuất khẩu. Năm 1994, ủng hộ chủ trương thí điểm cổ phần hóa một
số doanh nghiệp nhằm từng bước đa dạng hóa sở hữu, đồng thời tạo ra một động
lực phát triển mới cũng như tạo cơ sở ban đầu cho việc ra đời thị trường chứng
khoán tại Việt Nam của Chính Phủ, Ban lãnh đạo Xí nghiệp Chế biến hàng xuất
khẩu Long An đã mạnh dạn đăng ký thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng, ngày 01/07/1995, Xí nghiệp đã
hoàn thành các thủ tục và chính thức được chuyển sang hình thức công ty cổ
phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An
(LAFOOCO). Công ty hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 3,539 tỉ đồng, bao
gồm 838 cổ đông, trong đó có 778 cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công
ty.
Tiền thân LAFOOCO là Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Long An là doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1985 với chức năng ngành nghề chính là
kinh doanh chế biến xuất khẩu hàng nông sản các loại.
- Từ 1989 tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu. Đến ngày
01/7/1995 Cty được chuyển thành Cty Cổ phần theo quyết định số 4206/QĐUB
ngày 01/7/1995 của UBND tỉnh Long An.
Quy mô hoạt động tăng mạnh mẽ : Qua 13 năm hoạt động SXKD,
LAFOOCO có những bước phát triển vượt bậc như :
+ Vốn : với số vốn điều lệ ban đầu là 3,539 tỷ đồng đến ngày 31/12/2008 tăng

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 17 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

lên trên 85 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi mới thành lập (1995). Tăng vốn chủ
yếu từ nguồn tích lũy lợi nhuận của công ty.
+ Công suất sản xuất : tăng từ 3.000 tấn nguyên liệu/năm khi mới thành lập
(1995) lên 25.000 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất trong năm (2008).
+ Tổ chức : Công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất hạt điều tại tỉnh
Long An, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích trên 15 ha. Từ
tháng 03/2008 Công ty liên doanh với Công ty Caseamex thành lập Công ty
TNHH 2 thành viên Cafish Việt Nam. Tổng số CBCNV là 2.100 người (kể cả
đơn vị thành viên); ngoài ra, công ty còn có mạng lưới các đơn vị gia công
thường xuyên, ổn định.
- LAFOOCO là hội viên của nhiều Hiệp hội trong và ngoài nước như : Hiệp
hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ AFI, Hiệp hội Hạt ăn được Châu Âu
CENTA, Hội viên Phòng Thương mại Việt Nam VCCI, Hiệp hội sản xuất xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP, Hiệp hội Cây điều Việt Nam VINACAS.
- Từ ngày thành lập đến những tháng đầu năm 2009, Công ty liên tục nhận
được nhiều bằng khen, cờ thi đua của UBND tỉnh Long An, cờ thi đua của Chính
phủ năm 2000, nhiều bằng khen của Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, Hiệp hội
Điều Việt Nam; đặc biệt năm 2003 Công ty được vinh dự đón nhận Huân chương
Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và năm 2008 đón nhận Huân chương Lao
động hạng Nhì.
3.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Sản xuất
+ Năng suất sản xuất 20.000 tấn nguyên liệu hạt điều / năm.
+ Sản xuất trên dây chuyền khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành
phẩm xuất khẩu.
Ngành hàng kinh doanh :
+ Nhân điều xuất khẩu.
+ Hạt điều rang muối.
Thị trường xuất khẩu năm 2008: Mỹ ( 32.60%),.Trung Quốc (16.87%), Hà
Lan (14.72%), Úc (4.24%), Anh (3.68%), thị trường khác (27.89%)

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 18 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

Luận văn tốt nghiệp


GHI CHUÙ:
Ñôn vò chöa thöïc ĐÔNG

3.1.3.1.Cơ cấu tổ chức:


3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
hieän ISO, GMP, BAN KIỂM SOÁT
HACCP.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ñôn vò thöïc hieän ISO

TỔNG GIÁM
Ñôn vò thöïc hieän ĐỐC
ISO,GMP,HACCP

Moät soá töø vieát taét: PHÓ TGĐ PHỤ


PHÓ TGĐ PHỤ PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH: SẢN XUẤT
TT: tổû tröôûn g PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH
TRÁCH: THỦY SẢN TRÁCH: TÀI CHÍNH
TK: töôûn g khaâu KINH DOANH

TP: TC –
KẾ TOÁN T.PHÒNG
HC, XÂY
19

TRƯỞNG KINH
DỰNG CƠ
CÔNG TY DOANH
BẢN
S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu

GIÁM ĐỐC CHI GIÁM ĐỐC CHI GIÁM ĐỐC NHÀ GIÁM ĐỐC CHI TRƯỞNG XƯỞNG
NHÁNH TRÀ NHÁNH BÌNH MÁY ĐIỀU LONG NHÁNH BÀ RỊA- CHẾ BIẾN HÀNG
VINH PHƯỚC AN V NÔNG SẢN XK
ŨNG T

TT. QÑ. TT. QÑ.


TT. TT. TK. TK. TT. XÖÔÛN
TT. TT. TT. TT. TK. TK. TK TK. TK.
PHAÂ TOÅ XÖÔÛNG TOÅ
N TOÅ TAÙCH BOÙ CHEÁ THE TOÅ G TOÅ PHAÂN TOÅ TOÅ TAÙCH BOÙ . TOÅ TOÅ
CÔ CHEÁ
CÔ KC NHAÂN C BIEÁN O KC BIEÁN CÔ CÔ CÔ KC NHAÂN C TỔ KC SAÛN
XÖÛ ÑIEÄ DOÛI
N
S VOÛ ÑIEÀU S NHAÂN ÑIEÄN XÖÛ ÑIEÄN S VOÕ TIẾ S XUAÁ
LYÙ GIA ÑEÀU
LUÏ THOÂ COÂN LYÙ LUÏ P T
XK

TRÖÔÛNG PHAÂN TRÖÔÛNG PHAÂN


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty XÖÔÛNG THAØNH XÖÔÛN G X6AÙY
PHAÅM XUAÁT BOÁC VOÛ LUÏA
KHAÅU
3.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn
trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát của Công ty.
- Hội đồng quản trị : Do ĐHĐCĐ bầu ra, Là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Trừ những vấn đề
thuộc ĐHĐCĐ quyết định, HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch đó
được thực hiện thông qua Ban giám đốc. Quyết định bộ máy quản lý điều hành
của Công ty.
- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
- Ban giám đốc: Tổng Giám đốc sẽ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của
Công ty. Giúp việc cho TGĐ là 4 Phó Tổng Giám đốc: PTGĐ phụ trách tài
chính, PTGĐ phụ trách thủy sản, PTGĐ phụ trách sản xuất, PTGĐ phụ trách
kinh doanh.
- Các phòng chức năng của Công ty bao gồm :
Phòng Kinh doanh.
Phòng Kế toán tài chính.
Phòng Tổ chức – Hành chánh, Xây dựng cơ bản.
- Các chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất chế biến :
Chi nhánh Trà Vinh: Trụ sở chính tọa lạc tại Khóm 1, thị tấn Duyên Hải,
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu: Trụ sở chính tọa lạc tại Thôn Quảng Phú, Xã
Đá Bạc, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Được UBND tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 4913000068 ngày 01
tháng 04 năm 2004.
Chi nhánh Bình Phước: Trụ sở chính tọa lạc tại Ấp 2, Xã Tiến Hưng, Huyện

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 20 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước. Được UBND Tỉnh Bình Phước cấp giấy phép số
003942/GP/CN-VP-04 ngày 01 tháng 12 năm 1997.
3.2. Quy trình sản xuất hạt điều - sản phẩm chính của LAFOOCO:
Cây điều là loại cây lâu niên, sống hoang dã, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được
mang sang trồng tại Ấn Độ và sau đó là Việt Nam, trở thành cây công nghiệp vì
có giá trị kinh tế cao về nhiều mặt. Tuy nhiên công nghiệp chế biến điều chỉ thực
sự được quan tâm phát triển, trở thành ngành công nghiệp non trẻ đầy triển vọng
khi Hiệp hội điều toàn quốc lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng (năm 1988)
và sự ra đời của Hiệp hội cây điều Việt Nam (VINACAS).
Với thế mạnh của ngành công nghiệp chế biến điều là máy móc thiết bị chế
biến điều đều do trong nước sản xuất với giá thành chỉ bằng 10% so với máy
ngoại nhập, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lại đạt ở mức cao (Tỷ lệ bể thấp, không
nhiểm dầu, mùi vị thơm, giữ nguyên được phẩm chất và màu sắc trắng tự nhiên
vốn có, hàng bảo quản được lâu, năng suất khá, một số máy tuổi thọ cao và dễ
thao tác). Đặc biệt là chất lượng sản phẩm luôn ổn định, chính vì vậy hiệu quả
sản xuất cao, người tiêu dùng tín nhiệm.
Dây chuyền công nghệ chế biến điều xuất khẩu luôn đòi hỏi những yếu tố kỹ
thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các
công đoạn sản xuất chính như sau:

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 21 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Quy trình sản
xuất chính
Mua hạt điều thô Nhập khẩu Quy trình sản
trong nước hạt điều thô xuất phụ

Nhập kho,
chờ sản xuất Phơi hàng

Phân loại hạt


sống Bánh kẹo,
rang muối,
Vỏ lụa
tiêu thụ
Làm ẩm chất đốt trong nước

Sấy khô Bóc vỏ lụa Phân loại


Xử lý nhiệt, hấp nhân

Phân loại hạt chín Tách nhân Vỏ hạt điều Làm chất
đốt Khử trùng,
hút chân
không

Ép dầu

Đóng gói,
kẻ nhãn
Dầu điều
Làm chất đốt

Xuất khẩu
Dầu điều Thành
Phẩm xuất khẩu

Sơ đồ quy trình sản xuất nhân điều xuất khẩu của công ty

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 22 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Tiếp nhận và phơi sấy:
Hạt điều (quả thực của cây điều) ở nước ta thường thu hoạch từ tháng 2– 4
hàng năm. Cây điều ra hoa kết trái từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Hạt
điều còn tươi thường có trọng lượng 160-180 hạt/kg, độ ẩm từ 17-20%. Do vậy
muốn bảo quản phải phơi nắng trên các sân bê tông nhựa, xi măng,… khoảng 36
tiếng đồng hồ để độ ẩm xuống còn 8-10% có thể lưu kho chờ đưa chế biến.
Người ta cũng có thể sấy khô hạt điều (như sấy ngô) nhưng chất lượng không tốt
vì trong hạt điều có tới 20% dầu phenol.
Phân cở hạt sơ bộ:
Hạt điều nguyên liệu sau khi phơi có trọng lượng 180-200 hạt/kg bình quân,
nhưng lại có những hạt lớn và hạt nhỏ khác nhau không thể dùng cho cùng 1 máy
cắt hạt, do vậy phải phân ra thành 3 hoặc 4 cở hạt.
Người ta phân loại điều nguyên liệu trong các trống quay hình lục lăng có đục
lỗ chia thành 3 hoặc 4 loại cho dễ cắt hạt.
Làm ẩm
Sau khi phân loại, hạt điều phải ngâm ẩm để khi xử lý nhiệt hạt khỏi bị cháy.
Nếu xử lý hạt bằng phương pháp hấp thì không cần làm ẩm. (8h - 12h)
Xử lý nhiệt:
Hạt điều sau khi làm ẩm được cho vào xử lý trong bồn dầu có nhiệt độ 180-
200 oC trong khoảng thời gian 1-3 phút tuỳ theo cở hạt và độ ẩm của hạt đưa vào
chao với mục đích làm cho vỏ cứng nổ ra tạo khoảng trống với nhân và lấy bớt
dầu ra khỏi hạt.
Nếu hấp, người ta hấp trong nồi hấp khoảng 20 phút ở áp suất khoảng 20 át
mốt phe.
Cắt hàng:
Hàng được cắt bằng các máy cắt bán tự động, một lao động có thể cắt bình
quân 60 kg hạt trong vòng 8 giờ với tỷ lệ bể từ 3-4% là vừa. Người ta cũng có thể
cắt hạt bằng máy để có năng suất khoảng 150 kg/ 8 giờ nhưng với tỷ lệ bể rất cao
khoảng 20%.
Sấy hàng:
Hàng được sấy trong thiết bị gọi là phòng sấy. Hàng được sấy theo phương

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 23 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
pháp động. Mục đích của sấy làm cho lớp vỏ lụa dòn dễ bóc ra khỏi nhân, diệt
bớt vi khuẩn và có mùi thơm sản phẩm. Một mẻ sấy trong 10 giờ ở nhiệt độ +80
o
C, với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy khoảng 10%.
Bóc vỏ lụa:
Ở Việt Nam hiện nay, bóc vỏ lụa hoàn toàn bằng thủ công (dùng tay để bóc),
năng suất thấp, chỉ được khoảng 9 kg/8 giờ, nhưng tỷ lệ bể thấp, chỉ khoảng
10%. So với bóc bằng máy, tỷ lệ bể có thể lên đến 30%. Một công nhân lành
nghề có thể vừa bóc vừa phân loại.
Phân loại:
Hàng sau khi bóc được tổ chức phân thành 18 loại theo các tiêu chuẩn của
TCVN 8005-1998 hoặc tiêu chuẩn của AFI Hoa Kỳ, Châu Âu…
Hút chân không bơm CO2 hoặc N2, đóng gói kẻ mark:
Hàng sau khi phân loại phải được hút chân không bơm CO2 hoặc N2 trở vào
để tạo môi trường tốt và diệt vi khuẩn. Sau đó, đóng gói (bao bì tái sinh) plastic,
thùng thiếc kẻ mark theo hợp đồng và giao hàng (xuất khẩu).
Ngoài sản phẩm chính là nhân - loại thực phẩm cao cấp được ưa dùng, thì các
sản phẩm phụ của điều như dầu vỏ điều làm sơn vecni, sơn cách điện, chống
thấm, phụ gia trong việc sản xuất bố thắng,… Trái điều có thể được điều chế
thành nước giải khát, rượu trái cây,…Vỏ điều làm ván ép, dụng cụ trang trí nội
thất rất tốt. Nhưng hiện nay, các sản phẩm còn trong quá trình nghiên cứu sản
xuất thử ở Việt Nam, trừ dầu điều đã có công nghệ và thị trường xuất khẩu.
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh XK hạt điều của công ty cổ phần
chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008
Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO chuyên kinh
doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu, trong đó nhân hạt điều là mặt hàng
chiếm chủ yếu.
Hạt điều nhân sau khi được chế biến sẽ được phân thành 20 loại khác nhau
để đóng gói (trọng lượng mỗi gói khoảng 22.68 kg) để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Các sản phẩm nhân điều của công ty sẽ được tiêu thụ trong thị trường nội địa và
xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phần
trăm hạt điều tiêu thụ trong nước của công ty chiếm quá ít so với tỷ lệ phần trăm

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 24 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
hạt điều xuất khẩu (chỉ chiếm khoảng 2%)nên trong bài luận văn này tôi chỉ tập
trung vào phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty mà không đi sâu vào nghiên
cứu vào thị trường nội địa
Công ty thực hiện thu mua nguyên vật liệu (hạt điều nguyên liệu ) rồi chế
biến thành thành phẩm để xuất khẩu.Các sản phẩm này sẽ được phân phối bán lẻ
ở trong toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc,
Nhật, Hà Lan, Úc…
Các sản phẩm nhân điều xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến hang
xuất khẩu Long An LAFOOCO
Nhân điều thành phẩm xuất khẩu:
Loại 1:
Nhân điều nguyên trắng WW210, WW240, WW320, WW400, WW450,
WW500: Nhân hạt điều có màu sắc đồng nhất, có màu trắng, trắng ngà hoặc màu
xám tro nhạc, không có vết lốm đốm đen hoặc nâu và đồng thời không bị sứt vỡ
hơn 1/8 nhân nguyên
Loại nhân vỡ:
Nhân trắng vỡ ngang WB: màu sắc giống như nhân điều nguyên trắng.
Nhưng nhân vỡ theo chiều ngang tự nhiên dưới 7/8 nhưng không nhỏ hơn 3/8
nhân nguyên và 2 lá mầm
Nhân trắng vỡ dọc WS: Màu sắc giống như nhân điều nguyên trắng. Nhưng
nhân vỡ theo chiều dọc, có không quá 1/8 ; lá mầm bị sứt vỡ.
Mãnh vỡ lớn trắng LWP: Mãnh vỡ trắng sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt
sàng 4.78mm
Mãnh vỡ nhỏ trứng SWP: Mãnh vỡ sứt dưới 5/8 lá mầm nhưng không lọt
sàng 2.80mm
Loại 2:
Nhân nguyên vàng SW240, SW320,SW450, SW: Như đối với cấp nhân
nguyên trắng nhưng màu sắc đậm hơn do quá nhiệt trong quá trình chao dầu hoặc
sấy
Nhân vỡ SB: Theo chiều ngang tự nhiên, có thể có màu vàng, xám, xanh
dương nhạt, có vết lốm đốm.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 25 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
SS: Nhân vỡ theo chiều dọc tự nhiên, có màu sắc như SB.
LP: Mãnh vỡ sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt qua sàng 4.75mm
SP: Mãnh vỡ sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt qua sàng 2.80mm.
Loại 3:
Nhân nguyên nám nhạt: LBW240, LBW320, LBW: Nhân hạt điều có vết nám
nhạt có thể nằm hai bên bề mặt của nhân.
Nhân nguyên nám DW350, DW: Nhân hạt điều có vết nám sậm hơn loại nhân
nguyên nám nhạt và tỷ lệ nám chiếm hai phần trên tổng bề mặt nhân điều.
Loại 4:
Hạt diều nhân có màu sắc, hình dạng như nhân loại 1, hoặc loại 2 nhưng có
các vết lốm đốm, rổ mặt, hốc lỗ, không đếm cỡ hạt.
Loại 5:
Nhân nguyên nám sậm DW2: Hạt điều nhân nguyên nám, có các vết lốm đốm
rổ mặt. Hạt có thể hơi bị nhăn nheo và tỷ lệ nám sậm nằm khắp hai bề mặt nhân.
Nhân nguyên nám nhỏ: Nhân hạt điều nguyên nám nhỏ, có thể hơi nhăn nheo.
Nhân nguyên vàng sậm SW2: Như đối với cấp nhân nguyên vàng nhưng màu
sắc đậm hơn do quá nhiệt trong quá trình chao dầu hoặc sấy.
Nhân nguyên nám tím nhạt DWT: Hạt điều nhân có màu nâu sậm, hổ phách
sậm hoặc màu xanh dương.
Nhân nguyên nám đậm DW3: Hạt điều nhân có vết nám đen lốm đốm.
Nhân bể LSP, SSP, LSP: Mãnh vỡ sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt sàng
4.75mm và SSP không lọt sàng 2.80mm có màu sắc như nhân nguyên nám hoặc
có vết lốm đốm, có thể có màu xanh dương nhạt, màu vàng nhạt.
Nhân nguyên nám nhỏ DW2: Nhân hạt điều nguyên nám nhỏ, có thể hơi bị
nhăn nheo, hạt tím được nhặt ra từ loại DW
Nhân thứ phẩm xuất khẩu:
Hàng loạt mặt hàng thứ phẩm được kí hiệu: SK1,SK2, TPB, TPN, TP2,TPN2,
TPTN, SP2, BS…
Phế: Nhân điều bị úng, thối toàn phần của hạt, do vậy loại này không bốc vỏ
lụa
Đầu cuống: Là mầm của nhân hạt điều bị rơi ra trong quá trình chế biến.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 26 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
BẢNG 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006-2008
ĐVT: 1000 đồng
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007
Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần 699.903. 877 626.502.844 564.471.017 -73.401.033 -10,49 -62.031.827 -9,90
Giá vốn hàng bán 690.669. 789 570.019.024 532.861.274 -120.650.765 -17,47 -37.157.750 -6,52
Lợi nhuận gộp - - 31.609.743 0 0,00 31.609.743 -
Doanh thu hoạt động tài chính 8.975. 660 6.233. 978 10.288.736 -2.741.682 -30,55 -5.145.242 -82,54
Chi phí tài chính 10.831. 317 13.094. 899 18.662.443 2.263.582 20,90 5.567.544 42,52
Trong đó: Chi phí lãi vay 8.446. 644 9.541. 836 11.802.201 1.095.192 12,97 2.260.365 23,69
Chi phí bán hàng 23.373. 542 20.961. 157 13.168.783 -2.412.385 -10,32 -7.792.374 -37,18
Chi phí quản lý doanh nghiệp - - 5.493.572 0 0 5.493.572 -
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - - 5.173.681 0 0 5.173.681 -
Thu nhập khác 2.776. 527 923. 604 228.208 -1.852.923 -66,74 -695.396 -75,29
Chi phí khác 26. 596 4.802. 209 - 4.775.613 17956,13 -4.802.209 -100,00
Lợi nhuận khác - - - 0 0 0 -
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - 13.245. 179 24.783. 136 4.945.473 38.028.315 -287,11 -19.837.663 -80,05
Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - 0 0 0 -
Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 0 0 0 -
Lợi nhuận sau thuế TNDN - 13.241. 400 21.530. 074 4.001.531 34.771.474 -262,60 -17.528.543 -81,41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LAFOOCO)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2006 được coi là năm khắc nghiệt nhất đối
với công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO, cả năm
doanh thu chỉ đạt gần 700 tỷ mà chi phí lên đến gần 714 tỷ, lỗ gần 14 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do:
Việt Nam thất mùa hạt điều, giảm khoảng 100.000 tấn so với năm 2005, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạt điều tranh mua, dự đoán giá nhân điều sẽ
tăng, từ đó đẩy giá nguyên liệu lên cao.
Có nhiều diễn biến bất thường so với 10 năm trước, vượt ngoài kinh nghiệm
của các công ty sản xuất kinh doanh hạt điều :
Về thị trường, giá cả: Như những năm trước, khi mùa vụ điều bị thất,giá
nhân điều thành phẩm sẽ tăng. Nhưng năm 2006 mùa vụ bị thất, giá lại giảm.
Về nhu cầu: thông thường thời điểm cuối năm là thời điểm có nhu cầu tiêu
thụ nhân điều rất mạnh. Tuy nhiên, năm 2006 nhu cầu mua hàng giảm, giá nhân
không tăng.
Định mức thu hồi nhân / nguyên liệu, tỷlệ% nhân trắng và bể vượt quá xa so
với dự kiến của các nhà chế biến và thông số thống kê trong 15 năm. Nếu định
mức sản xuất như những năm trước thì doanh nghiệp không bị lỗ.
Hiệp Hội Điều Việt Nam cũng có kết luận là các doanh nghiệp VN năm 2006
bị thua lỗ là do bất ngờ về định mức thu hồi và tỷ lệ nhân trắng và nám
Chi phí đầu vào tiếp tục tăng : chi phí nguyên liệu, tiền lương, và chi phí khác
về điện, nước, vận chuyển
Hệ quả của việc cạnh tranh lao động giữa ngành điều và các ngành khác:
Công ty phải đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho
công nhân và môi trường làm việc.
Để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất đến giáp vụ năm sau, hằng năm Công ty
mua hàng của năm trước,lưu kho sang năm sau khoảng 5.000 tấn nguyên liệu.
Đầu năm 2006 công ty còn tồn 5.000 tấn nguyên liệu giá cao có khi lên đến
17000đ-1800đ/kg, tương ứng với hợp đồng xuất khẩu 23 containner giá cao. Do
giá nhân điều năm 2006 rất thấp so với hợp đồng Công ty đã ký trước, đến thời
điểm năm 2006, khách hàng vẫn chưa thực hiện 23 container với giá cao đã ký
hợp đồng từ năm 2005 chuyển sang, gây tổn thất rất lớn trong kết quả kinh doanh
của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp

Bước sang năm 2007, với sự nỗ lực của toàn ngành cùng sự hỗ trợ của các
ban ngành khác đặc biệt là ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ cho vay vốn,
ngành điều đã thoát khỏi tình trạng khó khăn và dần dần tìm lại được vị thế của
mình. Giá điều thô giảm xuống chỉ còn 8-9,000đ/kg, tình trạng tranh giành thu
mua nguyên liệu không còn xuất hiện, đồng thời giá điều xuất khẩu tăng trở lại
đã giúp cho các doanh nghiệp qua khỏi tình trạng thua lỗ triền miên và bắt đầu
kinh doanh có lãi trở lại.
Và năm 2007 cũng là năm kinh doanh rất thành công của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO. Mặc dù về mặt doanh thu có giảm so
với năm 2006 từ 700 tỷ đồng xuống chỉ còn 626 tỷ đồng nhưng về mặt chi phí thì
công ty đã có các chính sách cũng như các kế hoạch kinh doanh để khác phục,
hạn chế đến mức tối thiểu, chi phí giảm từ 714 tỷ đồng xuống chỉ còn 605 tỷ
đồng, thấp hơn rất nhiều so với năm 2006. Điều này dẫn đến sự thành công vượt
bậc của LAFOOCO trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều năm 2007 khi
lợi nhuận lên đến 21,5 tỷ đồng. Công ty đã đạt được những thành quả đáng phấn
khởi. Công ty đã phát huy quy chế dân chủ cơ sở, tập hợp được sức mạnh tập thể,
đoàn kết tốt nội bộ, ra sức thi đua khắc phục lỗ lũy kế hoàn thành vượt mức
123,91% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2007, phát triển tích lũy vốn.
Thu mua nguyên liệu: năm 2007 mùa vụ điều Việt Nam bị thất mùa, cạnh
tranh quyết liệt giá rất cao, hiệu quả kém. Trước tình hình đó, Công ty đã linh
hoạt, năng động tìm nguồn nhập khẩu hiệu quả cao hơn trong nước, đảm bảo đủ
nguyên liệu phục vụ sản xuất trọn năm. Đặc biệt là Công ty đã hợp tác với nhà
xuất khẩu bản xứ Châu Phi nhập khẩu được hạt điều nguyên liệu chất lượng tốt,
giá thấp, tạo kênh nguyên liệu mới cho Công ty trong những năm tới.
Tổ chức sản xuất: trong điều kiện khó khăn chung về lao động, công ty đã có
những giải pháp đúng đắn, duy trì và tăng được công suất chế biến cao nhất so
với trước.
Bán hàng: công ty đã có những giải pháp tốt về marketing (quyết định chọn
thị trường, khách hàng), chọn thời điểm đúng để bán hàng, từ đó giá bán hàng
bình quân của Công ty cao hơn giá thị trường.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 29 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Thực hiện chính sách chất lượng đúng đắn, Công ty đã phát triển được uy tín
thương hiệu LAFOOCO ngày một cao, chăm lo, phát triển nguồn nhân lực.
Công ty chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp tại Chi nhánh Nhà máy
điều Long An nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao
động và hiệu quả.
Trong năm 2007, Phòng kế toán tài vụ đã đưa vào sử dụng hệ thống phần
mềm kế toán mới giúp cho quá trình nhập liệu, xử lý số liệu được nhanh gọn,
hiệu quả trong việc lập các báo cáo. Từ đó, Ban Tổng giám đốc có được những
nhận định đúng đắn , kịp thời trong việc hoạch định chiến lược phát triển của
công ty.
Hội Đồng Quản Trị Công ty có những quyết sách đúng, kịp thời, tạo điều
kiện thuận lợi cho Ban Tổng Giám Đốc điều hành có hiệu quả.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO, GMP, HACCP từ đó nâng
cao được chất lượng, hiệu quả quản lý.
Trong năm 2008, ta thấy rõ ràng năm 2008 công ty cổ phần chế biến hàng
xuất khẩu Long An LAFOOCO hoạt động xuất khẩu nhân điều có hiệu quả, lợi
nhuận sau thuế đạt trên 4 tỷ đồng. Mặt dù so với năm 2007 thì mức lợi nhuận sau
thuế giảm đi rất nhiều (4 lần) so với năm 2007, thế nhưng có thể nói đây là một
kết quả khá thành công vì năm 2008 là năm mà tất cả các nền kinh tế trên thế
giới đều gặp khó khăn bắt nguồn từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, làm cho
hoạt động xuất khẩu của LAFOOCO cũng như tất cả các doanh nghiệp khác gặp
nhiều kho khăn. Hơn nữa, trong quí I/2008 tỷ giá đồng tiền thanh toán là USD
giảm mạnh làm doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
BẢNG 2: SỐ LIỆU THỂ HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN NĂM
2006-2008
ĐVT: Tỷ đồng

Chênh lệch
Khoản mục 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Doanh thu thuần 699,9 626,5 564,5 -73,4 -62
Lợi nhuận sau thuế -13,3 21,5 4 34,8 -17,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LAFOOCO)

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 30 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 3 năm hoạt động xuất khẩu nhân điều thì
doanh thu năm 2006 đạt cao nhất gần 700 tỷ đồng, kế đến là năm 2007 với 626,5
tỷ đồng, giảm đi 73,4 tỷ đồng so với năm 2006 và năm 2008 đạt 564 tỷ đồng,
giảm đi 62 tỷ đồng so với năm 2007. Mặt dù năm 2006 là năm đạt doanh thu cao
nhưng đây lại là năm mà công ty lâm vào tình trạng thua lỗ vì chi phí cho tất cả
các mặt đều tăng lên, thậm chí khi năm 2006 lẽ ra giá nhân điều xuất khẩu phải
tăng lên do ngành điều bị thất mùa, thế nhưng mọi thứ điều diễn ra ngược lại, giá
nhân điều xuất khẩu không tăng trong khi chi phí tăng quá cao cho nguyên liêu
đầu vào dẫn đến doanh nghiệp bị lỗ trên 13 tỷ đồng.Sang năm 2007, tuy doanh
thu có giảm nhưng kèm theo là chi phí giảm đi đáng kể do Ban lãnh đạo công ty
đã có những biện pháp cũng như kế hoạch kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu
hợp lý, khác phục được những khó khăn gặp phải năm 2006, đưa lợi nhuận tăng
vọt lên đến 21,5 tỷ đồng, tăng 34, 8 tỷ đồng so với lợi nhuận năm 2006. Đây là
năm thành công của LAFOOCO vì trong năm 2007, Ngoài những thị trường xuất
khẩu truyền thống,công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số nước
khác như Switzerland, Estonia, Kazakhstan. Đến năm 2008, cả doanh thu và lợi
nhuận đều giảm vì trong năm này sản lượng xuất khẩu không nhiều do hầu hết
các nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nên rất khó khăn cho hoạt
động xuất khẩu.
3.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
Long An LAFOOCO
Thuận lợi
Sản phẩm nhân điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
có mặt nhiều thị trường trên thế giới và được đánh giá cao về chất lượng.
- Công ty được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND và sự hỗ trợ các Sở,
Ngành trong tỉnh và Hội Đồng Quản Trị Công Ty.
- Được Ngân hàng Vietincombank–SGD II TPHCM và Ngân hàng Phát triển
Việt Nam–Chi nhánh Long An cho vay vốn đầy đủ kịp thời theo yêu cầu thu mua
và sản xuất.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 31 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

- Công ty có đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật gắn bó nhiều năm với
công ty, có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, nhiều kinh nghiệm
trong quản lý sản xuất kinh doanh.
- Công ty có nhiều khách hàng truyền thống, mạng lưới các nhà cung ứng
nguyên liệu và gia công cho công ty khá ổn định.
- Cty đã xây dựng được thương hiệu trên khắp các thị trường quan trọng:
Công ty đã linh động tìm nhiều kênh mới, vay với lãi suất thấp như nhập khẩu
hạt điều nguyên liệu chậm trả tính lãi suất 6 - 7 % / năm thay vì 21% /năm.
. Mua nguyên liệu : Công ty chọn đúng thời điểm, tìm nguồn hàng phù hợp
trong và ngoài nước có hiệu quả nhất .
. Tổ chức sản xuất : Trong điều kiện khó khăn về lao động Cty đã tìm mọi
giải pháp để duy trì, tăng công suất sản xuất trong thời gian giá xuất khẩu hạt
điều nhân tăng cao .
. Bán hàng : Công ty đã có những giải pháp đúng về marketing (quyết định
chọn thị trường, khách hàng, phương thức thanh toán), chọn thời điểm đúng để
bán, từ đó giá bán bình quân của công ty ở mức cao.
. Kinh doanh nhân : Công ty triển khai thêm hình thức kinh doanh nhân điều
đã mang lại hiệu quả nhất định và làm tiền đề cho việc phát triển kinh doanh
nhân điều cho những năm kế tiếp.
- Công ty đã quyết định đúng khi tham gia liên doanh thành lập Cafish, đa
dạng hóa ngành hàng và đem lại hiệu quả cao.
- Việc phát triển được uy tín thương hiệu LAFOOCO trên thị trường lâu nay
đã giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn vững trong tình hình khó khăn
hiện nay.
- Công ty luôn chăm lo, phát triển tốt nguồn nhân lực và duy trì hệ thống quản
lý ISO, GMP, HACCP làm tăng hiệu quả quản lý và phát triển thương hiệu, uy
tín của Công ty.
Khó khăn
Trong khi đang bộn bề với những khó khăn về giá xuất khẩu hạt điều giảm do
nhu cầu về hạt điều trên thị trường thế giới suy yếu mà giá thu mua trong nước
lại cao, Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An LAFOOCO lại phải

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 32 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

gánh chịu thêm một loạt khó khăn mới


- Từ tháng 10/ 2006 các doanh nghiệp chế biến nhân hạt điều sẽ phải chịu
thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10% thay vì mức 5% như hiện tại vì được xếp vào
ngành sản xuất chế biến nông sản. Một trong những lĩnh vực kinh doanh chính
của LAFOOCO là chế biến nhân hạt điều xuất khẩu, vì thế công ty cũng sẽ phải
chịu mức thuế giá trị gia tăng cao hơn.
- Thị trường Mỹ gần đây lại có thông tin cho rằng hạt điều Việt Nam có chất
lượng không đồng đều, thậm chí còn có tạp chất. Một số nhà đầu tư đã chuyển
sang thị trường Ấn Độ.Những thông tin này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sản
lượng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của LAFOOCO nói riêng.
- Nhu cầu vốn lưu động mua nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của
LAFOOCO là rất lớn, đa phần là vốn vay với lãi suất rất cao.
- Các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển,…
- Diễn biến tình hình thị trường theo từng năm quá phức tạp nên cả người
mua, người bán và các nhà môi giới đều dự báo đôi khi chưa chính xác.
- Một khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm thị
trường tiêu thụ bị sụp đổ, giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh.
Khách hàng không thực hiện hợp đồng hoặc trì hoãn, gia hạn thời gian giao hàng
và giảm giá hợp đồng đã ký kết, chậm thanh toán .
- Vấn đề đa dạng mặt hàng kinh doanh còn hạn chế, thị trường nội địa chưa
phát huy.
- Công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ kế thừa chưa đạt yêu cầu so với nhu
cầu phát triển nhanh của công ty, còn nhiều chức danh phải kiêm nhiệm.
- Công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất ở Nhà máy điều Long An, còn
các chi nhánh trực thuộc Công ty chưa chuyển đổi để đảm bảo về môi trường và
tăng hiệu quả.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 33 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

3.5. Định hướng kinh doanh năm 2009 của LAFOOCO


BẢNG 3: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009
CỦA LAFOOCO

ĐVT :Triệu đồng


1. Doanh số mua 399,000
Hạt điều 399,000
- Hạt điều nguyên liệu qui khô 25.000 tấn = 262,500
Trong nước 15.000 tấn = 157,500
Nhập khẩu 10.000 tấn = 105,000
Nhân hạt điều XK: 2000 tân x3.900 USD/T x 17.500 136,500
đ/USD=

( Tính tỷ giá bình quân năm 2009 là : 17.500 VNĐ/USD )


2. Sản xuất :
*. Tổ chức sản xuất chế biến hạt điều :
- Công suất chế biến : 25.000 tấn nguyên
liệu/năm.
- Chế biến hạt điều rang muối : 50 tấn.
Xuất khẩu : 29.050.000,00 USD
- Kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều : 29.050.000,00 USD
- Thị trường : Tiếp tục giữ vững những thị trường hiện có, tích cực khai thác
thêm các thị trường mới khu vựcTrung Đông, Châu Á

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 34 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO
2006-2008

4.1. Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008
4.1.1.Sản lượng hạt điều xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến hàng
xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm
Trong khoản thời gian từ năm 2006- 2008, công ty cổ phần chế biến hàng
xuất khẩu Long An LAFOOCO xuất khẩu sang rất nhiều thị trường khác nhau.
Có thể nói năm 2007 là năm thành công nhất đối với các doanh nghiệp cũng như
đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với LAFOOO nói riêng. Lý do
này có thể lý giải rất dễ dàng vì thời điểm năm 2007 là khoảng thời gian mà Việt
Nam chính thức bắt đầu hòa nhập vào sân chơi chung của thị trường thế giới
WTO.Và quan trọng nhất là Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO đã có kế hoạch kinh doanh hợp lý, chiến lược quản lý nhân sự phù
hợp để phát triển mục tiêu kinh doanh xuất khẩu hạt điều để nâng cao mức sản
lượng xuất khẩu cũng như đem về mức lợi nhuận đáng kể cho công ty.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 35 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
BẢNG 4: SẢN LƯỢNG NHÂN ĐIỀU XUÁT KHẨU SANG CÁC THỊ TRƯỜNG 2006-2008

Chênh Chênh lệch


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
lệch2007/2006 2007/2006
THỊ TRƯỜNG
Sản Tỷ Sản Tỷ Sản Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ
lượng lệ(%) lượng(kg) lệ(%) lượng(kg) lệ(%) trị(kg) lệ(%) trị(kg) lệ(%)
MỸ 3.222.828 40,50 2.682.272 40,36 1.968.306 32,60 -540.556 -0,14 -713.966 -7,76
TRUNG QUỐC 935.540 11,76 845.134,04 12,72 1.018.308 16,87 -90.406 0,96 173.174 4,15
ANH QUỐC 412.776 5,19 254.016 3,82 222.264 3,68 -158.760 -1,37 -31.752 -0,14
HÀ LAN 809.676 10,18 841.428 12,66 889.056 14,72 31.752 2,48 47.628 2,06
ÚC 1.248.156 15,69 837.900,42 12,61 255.816 4,24 -410.256 -3,08 -582.084 -8,37
KHÁC 464.224 16,69 1.185.813 17,84 1.684.051 27,89 721.589 1,15 498.238 10,05
TỔNG CỘNG 7.956.981 100 6.646.564 100 6.037.802 100 -1.310.417 - -608.762 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LAFOOCO)
B iể u đ ồ thể hiệ n tổ ng sản lư ợ ng
n hân đ iề u xuất k hẩu c ủa c ô ng ty
cổ phần c hế biến hàng xuất khẩu
L o ng A n L A F O O C O 2 0 0 6 -2 0 0 8
9 ,0 0 0 ,0 0 0
8 ,0 0 0 ,0 0 0
7 ,0 0 0 ,0 0 0
6 ,0 0 0 ,0 0 0
5 ,0 0 0 ,0 0 0
4 ,0 0 0 ,0 0 0
3 ,0 0 0 ,0 0 0
2 ,0 0 0 ,0 0 0
1 ,0 0 0 ,0 0 0
0
N ăm N ăm N ăm
2006 2007 2008

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu
năm 2006-2008

Từ bảng số liệu trên ta thấy, thị trường xuất khẩu lớn của công ty cổ phần
chế biến hàng xuất khẩu Long An là Mỹ,Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,
Israen, Canada, Nga và Đài Loan. Đây là những thị trường xuất khẩu lớn và
truyền thống của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO,
những thị trường này luôn chiếm một mức sản lượng rất lớn trong tổng sản lượng
xuất khẩu của công ty. Thông qua bảng số liệu, ta thấy được sản lượng nhân diều
xuất khẩu của công ty sang hầu hết các thị trường đều giảm xuống ở năm 2007
so với năm 2006, và sản lượng năm 2008 cũng giảm so với năm 2007dẫn đến
tổng sản lượng xuất khẩu giảm đi 1,310,417 kg vào năm 2007 tương đương với
giảm đi 16.46%, sang năm 2008 sản lượng nhân điều xuất khẩu tiếp tục giảm
608,762 kg so với năm 2007, tương đương 9.16% .Nguyên nhân của sự giảm đi
về số lượng năm 2007 và 2008 là do nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định,
thiếu nguyên liệu sản xuất.Sở dĩ, năm 2006 sản lượng xuất khẩu cao như vậy là
do công ty đã mua hàng nguyên liệu nhập kho từ cuối năm 2005 để dự trữ với
số lượng lớn. Tu nhiên, khi dự trữ hàng nhiều như vậy thì công ty phải chấp nhận
sự rủi ro về sự biến động về giá, chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến
hoạt động xuất khẩu của công ty bị lỗ năm 2006. Vì vậy, bước sang những năm
về sau, cụ thể là năm 2007 và năm 2008, mặc dù công ty cũng có chủ động về

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 37 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
việc nhập kho nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng với số lượng nhất định. Đây
cũng là nguyên nhân của việc sản lượng nhân điều xuất khẩu giảm đi so với năm
2006. Bên cạnh đó thì năm 2008 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu
đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt
nguồn từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, một thị trường Xuất khẩu hàng đầu
của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO và cũng là
nguyên nhân làm cho sản lượng nhân điều xuất khẩu giảm.

B iể u đ ồ th ể h iệ n tỷ lệ % s ả n lư ợ n g n
h â n đ iề u x u ấ t k h ẩ u c ủ a L A F O O C O s
a n g c á c th ị tr ư ờ n g n ă m 2 0 0 6

1 6 .6 9 M Ỹ

T R UNG Q UỐ C
4 0 .5 ANH Q UỐ C
1 5 .6 9
HÀ L AN

Ú C
1 0 .1 8
KHÁC
5 .1 9 1 1 .7 6

Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2006

Nhìn vào biểu đồ ta thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, thị
phần của Mỹ chiếm đến 40,5% sản lượng trong tổng số sản lượng nhân điều xuất
khẩu của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % sản lượng nhân


điều xuất khẩu của LAFOOCO sang các
thị trường năm 2007

17.84 MỸ
TRUNG QUỐC
40.36
ANH QUỐC
12.61
HÀ LAN
12.66 ÚC

12.72 KHÁC
3.82

Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2007

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 38 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Nhìn vào biểu đồ về tỷ lệ % sản lượng xuất khẩu năm 2007, ta thấy thị trường
Mỹ giảm đi một tỷ lệ nhỏ(0.2%) và đặc biệt là thị trường Úc giảm đi rất mạnh,
làm cho tổng sản lượng xuất khẩu của công ty cũng giảm đi so với năm 2006
Cụ thể, về sản lượng nhân điều xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO sang các thị trường lớn truyền thống
năm 2007 có tăng lên về tỷ lệ phần trăm thị phần chiếm giữ ở một số nước nhưng
tỷ lệ tăng không đáng kể, một số thị trường lại giảm bớt đi, cụ thể như: thị trường
Mỹ giảm 0,14%, Trung Quốc tăng (0,96%), Anh giảm 1,37%, Hà Lan tăng
2,48%, thị trường Úc là thị trường giảm mạnh nhất vào năm 2007, giảm đến
3,08%.

B iể u đồ thể hi ệ n tỷ lệ % nh ân điề u xuất


khẩu c ủa c ô ng ty c ổ phần c hế biế n h àng
xu ất k h ẩu L o ng A n L A F O O C O s an g c ác
thị tr ư ờ ng năm 2 0 0 8

MỸ
2 7 .8 9 T R UNG Q UỐ C
3 2 .6
A NH Q UỐ C
HÀ L AN

4 .2 4 ÚC
K HÁ C
1 4 .7 2 1 6 .8 7
3 .6 8

Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2008

Nhìn vào bảng biểu đồ ta thấy năm 2008 sản lượng nhân điều xuất khẩu sang
thị trường Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty đã có
sự giảm đi đáng kể, giảm đến 7.76% so với năm 2007, nguyên nhân là do năm
2008 nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, làm cho hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều gặp khó khăn.Tuy
nhiên, mức tiêu thụ nhân điều ở thị trường Trung Quốc năm 2008 có sự tăng lên
rất mạnh, tỷ lệ tăng lên đến 2.06% là do nhân điều là một loại nông sản thường
được tiêu thụ mạnh nhất vào các dịp lễ, Tết hay các lễ hội. Ở Trung Quốc, với sự
kiện Olympic Bắc Kinh năm 2008 là một cơ hội cho công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO nâng cao sản lượng xuất khẩu sang thị

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 39 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
trường này.Thị trường Úc cũng có sự giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
4.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng
xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm
BẢNG 5: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUÂT KHẨU NHÂN ĐIỀU SANG
CÁC THỊ TRƯỜNG
ĐVT: USD
Chênh lệch
THỊ TRƯỜNG 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
MỸ 12.838.830 10.920.965 9.507.433 -1.917.865 -1.413.532
TRUNG QUỐC 3.016.007 3.239.244 4.973.198 223.237 1.733.954
ANH QUỐC 2.101.966 1.165.577 1.327.150 -936.389 161.573
HÀ LAN 3.740.750 3.844.400 4.847.623 103.650 1.003.223
ÚC 5.542.360 3.855.821 1.387.004 1.686.539 -2.468.817
KHÁC 5.578.232 5.360.265 9.908.243 -217.967 4.547.978
TỔNG CỘNG 33.115.145 28.386.272 31.950.651 -4.728.873 3.564.379
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LAFOOCO)

B i ể u đ ồ thể hi ệ n tổ ng sản l ư ợn g và tổ n g
ki m ng ạc h xu ất khẩu nh ân đi ề u 2 0 0 6 -
2008

35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000 S ả n l ư ợ n g (k g )
15,000,000 K i m n g ạ c h (U S D )
10,000,000
5,000,000
0
N ăm N ăm N ăm
2006 2007 2008

Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2006-2008

Nhìn vào bảng số liệu thể hiện kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường kết hợp với
biểu đồ ta thấy tổng kim ngạch sang các thị trường lớn như Mỹ liên tục giảm trong hai
năm 2007 và 2008 là do sản lượng nhân điều xuất khẩu sang Mỹ giảm ở hai năm liên
tiếp. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, mặc dù năm 2007 sản lượng nhân điều xuất
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 40 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
khẩu sang thị trường Trung Quốc có giảm đi so với năm 2006 nhưng lượng kim ngạch
mang về lại cao hơn năm 2006 là do giá nhân điều xuất khẩu năm 2007 tương đối cao
hơn. Sang năm 2008, thị trường Trung Quốc lại tăng lên cả về số lượng và kim ngạch vì
đầu năm 2008 với sự kiện Olympic Bắc Kinh đã giúp cho sản lượng nhân điều xuất
khẩu tăng lên ở thị trường này cũng như giá cũng tương đối cao và kim ngạch mang về
tăng lên rất nhiều so với năm 2007.Đặc biệt hơn là tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều
qua các năm ta thấy: Năm 2006 là năm mà lượng kim ngạch xuất khẩu mang về cho
công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO đạt mức cao nhất giai
đoạn 2006-2008, lượng kim ngạch đạt trên 33 triệu USD, kế đến là lượng kim ngạch
năm 2008 đạt gần 32 triệu USD và năm 2007 là năm mà lượng kim ngạch đạt thấp nhất
với 28 triệu USD. Nguyên nhân làm cho lượng kim ngạch giảm như vậy qua các năm
là do sợ thay đổi về mặt sản lượng và giá xuất khẩu mà yếu tố giá xuất khẩu là yếu tố
tác động mạnh nhất đến lượng kim ngạch mang về cũng như tác động rất lớn đến lợi
nhuận của công ty.
4.2. Sự biến động về giá hạt điều xuất khẩu qua các năm
Từ các bảng số liệu về tổng sản lượng, tổng kim ngạch xuất khẩu và bảng báo
các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khkẩu
Long An LAFOOCO ta thấy rằng: Năm 2006 là năm mà tổng sản lượng nhân
điều xuất khẩu cũng như tổng lượng kim ngạch mang về đạt mức cao nhất trong
ba năm phân tích, thế nhưng năm 2006 lại là năm mà doanh nghiệp hoạt động bị
lỗ lên đến gần 14 tỷ đồng, nguyên nhân là do sự biến động của giá nhân điều xuất
khẩu, năm 2006 giá nhân điều xuất khẩu trung bình thấp nhất trong ba năm
nghiên cứu, thêm vào đó là nguồn nguyên liệu đầu vào hạt điều thô lại không ổn
định (mùa điều bị thất thu nặng)
BẢNG 6: GIÁ NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TRUNG BÌNH 2006-2008
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Sản lượng(kg) 7.956.981 6.646.564 6.037.802
Kim ngạch(USD) 33.115.145 28.386.272 31.950.651
Giá XK trung bình(USD/kg) 4,16 4,27 5,29
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty LAFOOCO)
∑ doanh số bán
X=
∑ số sản phẩm

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 41 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Việt Nam thất mùa hạt điều năm 2006, giảm khoảng 100.000 tấn so với năm
2005, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạt điều tranh mua, dự đoán giá
nhân điều sẽ tăng vì giá xuât khẩu cuối năm 2005 cao, từ đó đẩy giá nguyên liệu
lên cao.
Có nhiều diễn biến bất thường vượt ngoài kinh nghiệm của các Công ty sản
xuất kinh doanh hạt điều đã xảy ra vào năm 2006 :
Về thị trường, giá cả: Như những năm trước, khi mùa vụ điều bị thất,giá
nhân điều thành phẩm sẽ tăng. Nhưng năm 2006 mùa vụ bị thất, giá lại giảm.
Về nhu cầu: thông thường thời điểm cuối năm là thời điểm có nhu cầu tiêu
thụ nhân điều rất mạnh. Tuy nhiên, năm 2006 nhu cầu mua hàng giảm, giá nhân
không tăng, mức giá nhân điều xuất khẩu bình quân chỉ đạt 4.16 USD/kg.
Định mức thu hồi nhân / nguyên liệu, tỷ lệ% nhân trắng và bể vượt quá xa so
với dự kiến của các nhà chế biến và thông số thống kê trong 15 năm. Nếu định
mức sản xuất như những năm trước thì doanh nghiệp không bị lỗ.
Chi phí đầu vào tiếp tục tăng : chi phí nguyên liệu, tiền lương, và chi phí khác
về điện, nước, vận chuyển
Hệ quả của việc cạnh tranh lao động giữa ngành điều và các ngành khác:
Công ty phải đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm cải thiện điều kiện lao động cho
công nhân và môi trường làm việc.
Để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất đến giáp vụ năm sau, hằng năm Công ty
mua hàng của năm trước,lưu kho sang năm sau khoảng 5.000 tấn nguyên liệu.
Đầu năm 2006 Cty còn tồn 5.000 tấn nguyên liệu giá cao có khi lên đến 17000đ-
1800đ/kg, tương ứng với hợp đồng xuất khẩu 23 containner giá cao. Do giá nhân
điều năm 2006 rất thấp so với hợp đồng Công ty đã ký trước, đến thời điểm năm
2006, khách hàng vẫn chưa thực hiện 23 container với giá cao đã ký hợp đồng từ
năm 2005 chuyển sang, gây tổn thất rất lớn trong kết quả kinh doanh của Công
ty.
Bước sang năm 2007, với sự nỗ lực của toàn ngành cùng sự hỗ trợ của các
ban ngành khác đặc biệt là ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ cho vay vốn, chủ
động hợp lý hơng trong vấn đề dự trữ nguyên liệu đầu vào, công ty cổ phần chế
biến hang xuất khẩu long An LAFOOCO đã thoát khỏi tình trạng khó khăn và

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 42 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
dần dần tìm lại được vị thế của mình. Giá điều thô giảm xuống chỉ còn 8-
9,000đ/kg, tình trạng tranh giành thu mua nguyên liệu không còn xuất hiện, đồng
thời giá điều xuất khẩu tăng trở lại đã giúp cho doanh nghiệp qua khỏi tình trạng
thua lỗ triền miên và bắt đầu kinh doanh có lãi trở lại.
Mặc dù về mặt doanh thu của công ty năm 2007có giảm so với năm 2006 từ
700 tỷ đồng xuống chỉ còn 626 tỷ đồng nhưng về mặt chi phí thì công ty đã có
các chính sách cũng như các kế hoạch kinh doanh, chủ động về nguồn nguên liệu
để khác phục, hạn chế đến mức tối thiểu chi phí giảm từ 714 tỷ đồng xuống chỉ
còn 605 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với năm 2006. Điều này kết hợp với giá
nhân điều xuất khẩu tăng lên, mức giá nhân điều xuất khẩu trung bình từ 4.16
USD/kg tăng lên 4.29 USD/ kg đặc biệt là vào sáu tháng cuối năm, dẫn đến sự
thành công vượt bậc của LAFOOCO trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt
điều năm 2007 khi lợi nhuận lên đến 21,5 tỷ đồng.
Bước sang năn 2008, mặc dù về mặt sản lượng nhân điều xuất khẩu không
bằng năm 2006 và năm 2007 nhưng lượng kim ngạch mang về tương đối cao,
trên 32 triệu USD vì những tháng đầu năm 2008 giá nhân điều xuất khẩu tăng lên
rất cao và đa số sản lượng tập trung xuất khẩu vào những tháng này, giá xuất
khẩu trung bình năm 2008 đạt 5.29 USD/kg. Tuy rằng năm 2008, kim ngạch xuất
khẩu cao hơn năm 2007 gần 3 triệu USD nhưng lợi nhuận lại giảm đi gần 4 lần
so với năm 2007, mức lợi nhuận năm 2008 chỉ đạt 4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do
sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hơn nữa những tháng đầu
năm 2008, cụ thể là vào quý I /2008 do bị ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá ( tỷ
giá giảm) làm cho lợi nhuận của công ty cũng giảm mạnh.
Giá nhân điều xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới còn lượng xuất
khẩu thì phụ thuộc vào thị trường và khách hàng của LAFOOCO. Yếu tố giá thế
giới ảnh hưởng bởi các yếu tố nhu cầu hạt điều của Mỹ - Mỹ chiếm đến 45%
lượng điều nhập khẩu của Việt Nam và 40% tổng nhu cầu điều Thế giới thì thị
trường Mỹ có tính chất quyết định đến thị trường điều thế giới. Giá điều thế giới
luôn căn cứ vào giá điều của Mỹ. Tình hình kinh tế Mỹ năm 2008: ở các nước
phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu người dân đặc biệt quan tâm đến kinh tế Mỹ
mô mà cụ thể là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với đời sống

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 43 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
của họ (việc làm, trợ cấp thất nghiệp, lương bổng…) khi kinh tế tăng trưởng
chậm hoặc suy giảm thì sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến đời sống người dân à Từ
đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.
4.3. Các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu hạt điều của công
ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO
BẢNG 7: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tổng doanh thu
699.903. 877 626.502.844 564.471.017
Lợi nhuận ròng
- 13.241. 400 21.530. 074 4.001.531
Lợi nhuận/doanh thu (%)
-1,89 3,44 0,71
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty LAFOOCO)

Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của
Công ty qua ba năm (2006-2008) tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể
như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2006 có tỷ số là -1.89%, năm
2007 có tỷ số là 3.44 và sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống rất nhiều so với
năm trước(2007) chỉ còn 0.71%.
Năm 2007 Công ty hoạt động rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
của Công ty năm này đạt được 3.44%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công
ty sẽ thu được 3.44 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này của
Công ty không còn như năm trước mà chỉ còn 0,71%, cũng có nghĩa là với 100
đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,71 đồng lợi nhuận, đã giảm rất nhiều so
với năm trước. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tổng doanh thu giảm vì
sản lượng mặt hàng nhân điều xuất khẩu của Công ty tiêu thụ giảm và các thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng không được ổn định,đặc biệt là thị
trường Mỹ nhập khẩu hạt điều của Công ty giảm nhiều.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 44 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
BẢNG 8: TỶ SỐ ROA VÀ ROE CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tổng tài sản 232.280.610 162.719.354 217.118.745
Vốn chủ sở hữu 56.731.607 90.459.469 90.110.842
Lợi nhuận ròng
- 13.241. 400 21.530. 074 4.001.531
ROA (%) -5,7 13,23
1,84
ROE (%) -23,34 23,8 4,44
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty LAFOOCO)

a. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có:


Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá
trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số (ROA) ở bảng trên, cho thấy
năm 2006 tỷ số này của Công ty là -5,70% và năm 2007 có tỷ số là 13,23%, điều
này chứng tỏ rằng trong năm 2007 hoạt động của Công ty hiệu quả. Nghĩa là cứ
100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 13,23 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến
năm 2008 thì tỷ số này lại giảm xuống rất nhiều so với năm trước chỉ còn 1,84%,
tức là năm 2008 cũng với 100 đồng tài sản có Công ty chỉ thu được 1,84 đồng
lợi nhuận.
b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có:
Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá
trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản
có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có
sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2006-2008) do tình hình hoạt
động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các
doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao.
Năm 2007, tỷ số này rất cao, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của
mình, Công ty sẽ thu được 23,80 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2008 thì
do khối lượng sản phẩm của Công ty giảm và chiu ảnh hưởng của tỷ giá biến
động kèm theo sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, nên lợi nhuận của Công ty

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 45 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
cũng thấp hơn so với năm 2007. Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong
năm 2008 giảm xuống chỉ còn 4,44%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong
năm 2008 Công ty chỉ thu được 4,44 đồng lợi nhuận ròng, đã giảm rất nhiều so
với năm trước. Vì vậy, Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp để tăng
lợi nhuận của Công ty và giải quyết các vấn đề gây nên giảm phần lợi nhuận này.
Qua báo cáo 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu hạt điều của công ty
cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO thì ta thấy:
Năm 2006 là năm mà LAFOOCO phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cho toàn Ngành điều, kết quả kinh
doanh không được khả quan, dẫn đến thiệt hại gần 14 tỷ đồng. Thế nhưng bước
sang năm 2007, công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO
đã chủ động hợp lý hơn trong vấn đề nguyên liệu, có kế hoạch kinh doanh hợp lý
kết hợp với giá nhân điều xuất khẩu tăng lên đã đem về mức lợi nhuận đáng kể.
Kết thúc năm 2007 tương đối thành công, LAFOOCO tiếp tục kỳ vọng sẽ
theo đà phát triển đi lên với những chỉ tiêu, kế hoach đề ra thật rõ rệt. Thế nhưng
mọi thứ đều không thuận lợi vì năm 2008 lại là năm đầy rẫy những chông gai cho
toàn ngành kinh tế.Những tháng đầu năm 2008, hoạt động xuất khẩu rất thuận lợi
vì giá nhân điều tăng cao, thế nhưng lại chịu ảnh hưởng vì tỷ giá đồng USD giảm
và vào những tháng cuối năm thì LAFOOCO đã phải chịu sự ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế Mỹ, dẫn
đến hoạt động xuất khẩu cả năm đã đem về kết quả kinh doanh với mức lợi
nhuận thấp hơn nhiều so với năm 2007

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 46 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG
XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO

5.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nhân điều của công ty
5.1.1. Sự biến động của tỷ giá:
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu, với doanh thu từ xuất
khẩu chiếm 95% trên tổng doanh thu chung, nên việc thay đổi tỷ giá VNĐ/USD
sẽ có một ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cũng như tình hình yài chính của
Công ty. Với đặc điểm của ngành chế biến đó là dự trưc nguyên liệu một lượng
tương đối lớn để sản xuất cho suốt năm. Bên cạnh đó là giá trị nguyên liệu hạt
điều chiếm 85% giá thành sản phẩm xuất khẩu. Chính vì vậy với chính sách
ngoại hối của Nhà nước hiện nay mang tính khuyến khích xuất khẩu (điều chỉnh
tỷ giá) thì nhân tố tỷ giá là một lợi thế rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của
Công ty. Tuy nhiên, mặt trái của tỷ giá là sự biến động bất thường dẫn đến dự
đoán sai, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rất lớn. Điều này thể hiện rất rõ
qua kết quả hoạt động kinh doanh của LAFOOCO năm 2008 không thành công
một phần là do sự biến động của tỷ giá ngoại hối, giá đồng USD có khi lên đến
18000VND
5.1.2. Năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh của công ty
5.1.2.1. Cạnh tranh trong nước
Trong ngành chế biến nhân điều xuất khẩu, có khoảng hơn 60 doanh nghiệp,
trong đó LAFOOCO là một trong bốn doanh nghiệp lớn nhất. Đó là Donafood,
Fatimex, Phi Long, LAFOOCO. Hiện tại LAFOOCO chiếm khoảng 20 % thị
phần xuất khẩu của cả ngành chế biến điều và cũng là doanh nghiệp được xếp
trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 (TANIMEX).
Nguồn:http://www.longan.gov.vn/tintuc/Pages/200902/20090213142718.aspx
Theo số liệu chính thức của Bộ Công Thương xếp hạng TOP 20 doanh nghiệp
xuất khẩu nhân điều lớn nhất Việt Nam năm 2008, trong đó tỉnh Long An có 02
doanh nghiệp đó là: Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 47 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
(LAFOOCO) và Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An
(TA.NIMEX).
Nguồn: http://www.longan.gov.vn/tintuc/Pages/200902/20090213142718.aspx
5.1.2.2. Cạnh tranh trên thị trường thế giới
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng điều lớn trên thế giới chiếm
1/6 thị phần hạt điều của thế giới, chỉ sau Ấn độ. Nói đến lĩnh vực kinh doanh
nhân điều xuất khẩu thì có thể nói Ấn Độ là một đối thủ mà tất cả các doanh
nghiệp các nước đều phải quan tâm và công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
Long An LAFOOCO cũng không ngoại lệ. Về xuất khẩu điều nhân, Ấn Độ, Việt
Nam, Braxin là 3 nước xuất khẩu lớn nhất, trong đó, Ấn Độ là nước có giá trị
xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, lên tới gần 600 triệu USD (chiếm 36,3%
tổng giá trị xuất khẩu toàn thế giới); Việt Nam là 550 triệu USD (chiếm
29,5%),và Braxin 181,6 triệu USD (chiếm 11,2%) (FAOSTAT, 2007). Tuy
nhiên, để có thể cạnh tranh với Ấn Độ, thì chỉ tiêu hàng đầu công ty đưa ra là yếu
tố chất lượng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện nay, nhu cầu trên thị trường thế
giới suy giảm đang ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của các nhà sản xuất hạt điều Ấn
Độ. Ấn Độ là nước sản xuất hạt điều lớn, hàng năm Ấn Độ vẫn phải nhập khẩu
hạt điều thô để chế biến. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, các nhà sản
xuất điều Ấn Độ buộc phải tìm kiếm những nguồn điều nguyên liệu rẻ từ nước
ngoài.
Tại Ấn Độ, điều được trồng chủ yếu ở các bang Karnataka, Kerala, Goa,
Mahastra và Orissa .
Năng suất điều của Ấn Độ chỉ tăng gấp đôi từ 300.000 tấn năm 1990 lên hơn
600.000 tấn năm 2008 trong khi sản lượng điều thế giới tăng từ 1.904.000 tấn
năm 2001 lên 3.103.000 tấn năm 2006. Sản lượng điều của Việt Nam năm 2001
là 293.000 tấn tăng lên 942.000 tấn năm 2006 trong khi sản lượng điều cùng kỳ
của Ấn Độ tăng từ 450.000 tấn lên 573.000 tấn. Trong khi nhu cầu điều xuất
khẩu suy giảm thì nhu cầu trên thị trường nội địa lại có xu hướng tăng. Giá bán
điều tại thị trường nội địa Ấn Độ hiện rất cao, khoảng 350-400 Rs (7-8 USD)/kg
bán buôn và 550 Rs/kg (11 USD) bán lẻ. Xuất khẩu điều của Ấn Độ là nguồn thu
ngoại tệ lớn thứ hai trong xuất khẩu nông sản Ấn Độ. Ấn Độ xuất khẩu hạt điều

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 48 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
chủ yếu sang Mỹ và châu Âu. Hiện nay, các nhà xuất khẩu đang nỗ lực mở rộng
thị trường xuất khẩu điều ở châu Á, tập trung vào các thị trường mới như Nhật
Bản, Isreal, Saudi Arabia, trong bối cảnh các thị trường truyền thống là Mỹ và
châu Âu gặp nhiều khó khăn về tài chính. (Vinanet, Ngày cập nhật : Thứ tư
01/04/2009 08:04(GMT+7))
Hiện tại Việt Nam đang đánh bại Ấn Độ vươn lên là nước xuất khẩu điều lớn
nhất thế giới nguyên nhân là do đồng Rupee của Ấn Độ tăng giá so với USD và
Chính phủ Ấn Độ tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu
của Ấn Độ. Tuy nhiên, hiệp hội điều Ấn Độ đang phản ứng rất mạnh mẽ chính
sách thuế này cộng với họ đã lên kế hoạch trồng và chế biến xuất khẩu điều đến
2015, thậm chí họ còn đang nghiên cứu (và đã thành công) các sản phẩm dinh
dưỡng từ hạt điều để xuất khẩu, họ xây dựng thương hiệu Cashew Made in India
để cạnh tranh.
5.1.3. Các vấn đề về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm thì LAFOOCO thực hiện theo
từng khâu sản xuất chứ không chỉ đơn thuần là xử lý nhân hàng xuất khẩu. Tức là
ở các khâu sản xuất, chế biến như tách nhân, bóc vỏ lụa, phân loại…vv… Công
nhân phải mang găng tay, đeo khẩu trang và đặc biệt là ở khâu phân loại,công
nhân không được đeo đồ trang sức bằng vàng vì nó xúc tác làm ảnh hưởng đễn
chất lượng hàng và không đảm bảo về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm
Bên cạnh đó, Tiêu chuẩn chính mà LAFOOCO đang thực hiện theo là tiêu
chuẩn HACCP,tiêu chuẩn chủ yếu theo yêu cầu của Mỹ đưa ra.
Tên sản phẩm: Nhân hạt điều.
Quy cách sản phẩm: Nhân hạt điều đã phân loại, quy cách chủng loại theo
TC.KT.02
Điều kiện vận chuyển, bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa nguồn nhiệt
- Kho bảo quản kín, khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ, không có côn trùng,
động vật gặm nhấm
- Vận chuyển bằng phương tiện khô, sạch, kín, không có mùi lạ, , không có
côn trùng sống.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 49 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
- Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh để hạn chế nhân hạt điều bị
vỡ và hỏng bao bì.
Cách sử dụng và đối tượng sử dụng: Phải qua chế biến trước khi sử dụng để
chế biến các sản phẩm thực phẩm ( bánh, kẹo, rang muối)
5.1.4. Các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Do công ty chuyên chế biến hàng nông sản xuất khẩu, LAFOOCO hoạt động
theo vụ mùa theo như tính chất của Ngành Nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng
nhiều bởi thời tiết, vì vậy công ty có khả năng gặp rủi ro về thời tiết, sâu bệnh,
thời vụ, giá nguyên liệu thay đổi bất thường.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu sang các nước có tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm cao, nên công ty có thể gặp rủi ro về mặt luật pháp.
Giữa năm 2008, các doanh nghiệp nhập khẩu điều của Mỹ đã tuyên bố kiện
các doanh nghiệp Việt Nam vì thất tín trong việc giao hàng. Trong văn bản của
Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên
doanh nghiệp Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Mỹ gặp rắc rối.
Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều
Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá
nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả
nợ. Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để... dán hạt điều vỡ.
Lô hàng bị nhà nhập khẩu từ chối nhận, hàng bỏ tại cảng nước ngoài, mất
mát, hao hụt..vv. Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín chưa đo đếm
được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Mỹ mà còn
nhiều quốc gia khác sẽ giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung
cấp uy tín hơn.
Ngày cập nhật 02/02/2009 (Vietnamnet)
Người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng
điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định... nông dân đã chặt bỏ cây
điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là ở Bình Phước, hàng trăm héc ta điều đã
bị phá bỏ.
Ngoài ra công ty có thể gặp các rủi ro như rủi ro về tỷ giá, rủi ro thanh toán.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 50 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
5.2. Một số tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO

Tồn Tại Giải Pháp


Công ty cần phải tổ chức thu mua
nguyên liệu có hiệu quả với chất lượng
và giá cả hợp lý. Tìm kiếm nguồn
nguyên liệu nhập khẩu ổn định phục vụ
1. Nguyên liệu đầu vào khan sản xuất, kinh doanh.
hiếm, không ổn định
Xây dựng vùng quy hoạch chuyên
canh cây điều, bao tiêu sản phẩm cho
nông dân trồng điều, đảm bảo nguyên
liệu trong thời gian dài.
Thường xuyên phân tích đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, phân tích tài
2. Vấn đề về vốn kinh doanh chính để xác định điểm mạnh, điểm yếu
còn gặp khó khăn
của công ty qua đó quyết định sử dụng
vốn kinh doanh một cách có hiệu quả.
- Tiến hành đào tạo đội ngũ nhân
viên kế thừa, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
3. Vấn đề về nguồn nhân lực,
đội ngũ nhân viên còn đảm nhiệm thuật cho nhu cầu phát triển của công ty,
nhiều chức vụ cải thiện môi trường làm việc cho người
lao động
- Công ty cần đầu tư thêm máy móc
thiết bị, chuyển giao công nghệ phục vụ
sản xuất, nâng cấp nhà xưởng đáp ứng
4. Các dây chuyền công nghệ
ở các chi nhánh còn chưa được yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng,
cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, không gây ô
nhiễm môi trường,
5. Khó khăn trong việc nắm - Cần phải có đội ngũ nhân viên
bắt cũng như dự đoán giá nhân
chuyên nắm bắt thông tin về giá cả cũng
điều xuất khẩu

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 51 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
như dự báo giá xuất khẩu.
- Cần thận trọng hơn về vấn đề giá
trong việc mua nguyên liệu đầu vào dự
trữ phục vụ sản xuất
- Để đối phó với tình hình khủng
hoãn kinh tế, công ty cần nhìn nhận các
thị trường tiêu thụ một cách cẩn thận,
chính xác để có kế hoạch sản xuất với số
lượng phù hợp
- Kết hợp với nhà nước tăng cường
xúc tiến, quảng bá thương hiệu công ty
rộng rãi hơn.
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu
6. Ảnh hưởng của cuộc khủng vào thị trường Mỹ,EU.
hoảng kinh tế thế giới - Mở rộng thêm thị trường các nước
thành viên và thị phần hiện tại.
- Tận dụng sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà
nước để cập nhật thông tin, nắm bắt thị
trường.
- Nhu cầu nhập khẩu nhân điều của các
nước EU và Mỹ rất lớn nên cần phải nâng
cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng

7. Chưa khai thác thị trường - Cần mở rộng và có biện pháp kích
nội địa cầu trong việc tiêu thụ nội địa, phát triển
(Các nước Mỹ, Úc, Anh, Hà theo hướng đa đạng hóa, ngoài hạt điều
Lan và Trung Quốc là những thị rang muối cần phát triển các mặt hàng
trường lớn của Việt nam (chiếm chế biến…kích thích sự quan tâm của
trên 80%). Năm 2005, kim ngạch người tiêu dùng đến sản phẩm
xuất khẩu điều đạt 478 triệu - Đẩy mạnh công tác Marketing,
USD, năm 2006 đạt 504 triệu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 52 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
USD, Năm 2007, giá trị xuất ty.
khẩu điều đạt 560 triệu USD. Tuy - Tạo thêm nhiều loại sản phẩm đáp
vậy, thị trường trong nước với ứng nhu cầu thị trường.
hơn 80 triệu dân lại chưa được - Hạn chế tối đa để không vướn mắc
chú ý phát triển. Trong sự phát các vấn đề về chất lượng sản phẩm.Tận
triển của ngành điều, cần chú ý dụng sự giúp đỡ của nhà nước để tạo sự
quan tâm đến thị trường đầy tiềm liên kết với các doanh nghiệp trong nước.
năng này, nhằm góp phần phát
triển bền vững của ngành điều,
CNTT số tháng 3-2009 (trang
12))

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 53 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận


Qua phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO qua các
năm 2006, 2007 và 2008 ta có thể tóm gọn lại như sau:
Năm 2006 là năm mà Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Vụ mùa bị
thất bát, giá cả hạt điều biến động bất thường, mặt dù mùa điều thất thu nhưng giá
nhân điều xuất khẩu vẫn không tăng mà trái lại còn bị giảm so với các năm trước,
dẫn đến Công ty phải chịu lỗ gần 14 tỷ đồng.
Bước sang năm 2007 thì Công ty đã có một kết quả kinh doanh thành công vượt
bậc, chẳng những mức lợi nhuận đem về có thể bù đắp lại khoản lỗ năm 2006 mà
còn đem về lợi nhuận hơn 21 tỷ đồng mặc dù trong năm này Công ty đã gặp một sự
cố là cháy kho hàng vào tháng 7. thiệt hại kha lớn (gần 11 tỷ đồng)
Đến năm 2008, đây là năm mà tất cả các nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt
với một thực trạng chung là “cuộc khủng hoảng toàn cầu” bắt nguồn từ sự suy thoái
của nền kinh tế Mỹ- Một trong những thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của
LAFOOCO. Chính vì thế, lợi nhuận năm 2008 đã giảm đi rất nhiều so với năm
2007, chỉ còn hơn 4 tỷ đồng.
Nhìn chung, năm 2007 là năm thành công nhất của LAFOOCO trong việc kinh
doanh xuất khẩu hạt điều, và LAFOOCO cũng đã có những kế hoạch, chủ động hợp
lý trong vấn đề nguyên liệu đầu vào, chiến lược kinh doanh cho phù hợp cũng như
để vượt qua những khó khăn để không ngừng đi đến thành công, đem về mức lợi
nhuận tối ưu cho Công ty.
Nhìn chung, trong thời gian tồn tại và phát triển, công ty cổ phần chế biến hàng
xuất khẩu Long An đã thực sự lớn mạnh về quy mô và uy tín trên thị trường, đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển của cả ngành chế biến và xuất khẩu điều Việt Nam.
Hằng năm, chế biến kinh doanh hàng nghìn tấn nhân điều xuất khẩu, giải quyết việc

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 54 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

làm cho hàng nghìn người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Với kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập ngắn, vì vậy bào luận văn của tôi sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các cô, chú, các thầy, cô cũng như các anh, chị trong công ty đã tận tình hỗ trợ để tôi
có thể hoàn thành bài luận án này và đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm góp phần
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An LAFOOCO.
6.2. Kiến nghị
- Về mặt công ty
- Cần quan tâm hơn về nguồn nhân lực, tập trung chăm lo cho đời sống nhân
viên tốt hơn, thực hiện tốt về chế độ tiền lương để đảm bảo nhu cầu về cuộc sống
cho nhân vên
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện
pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
Đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cấp nhà xưởng phù hợp với yêu cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm và than thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm,
theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và GMP:HACCP
Duy trì mua nguyên liệu trong nước và nhập khẩu qua các nhà cung ứng hiện tại
của công ty
Thực hiện dự báo nhu cầu thị trường chính xác hơn, cũng như nâng cao dần năng
lực quản lý của công ty, hoạch định chính sách phát triển thật bền vững trước tình
hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới như hiện nay.
Luôn bám sát tình hình giá nguyên liệu trên thị trường biến động ra sao và có
phương án dự trữ cho phù hợp
Về mặt các cơ quan và chính sách của nhà nước
Nhà nước cần hỗ trợ kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh sự quan tâm đến
thị trường nội địa của các doanh nghiệp. Đồng thời để tạo điều kiện cho doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nước

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 55 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

ngoài, nhà nước cần:


Tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu, thông thoáng các thủ tục hải
quan.
Hỗ trợ vốn vai với lãi xuất thấp chi các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện
kinh tế suy giảm.
Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanhnghiệp mở rộng quy mô sản xuất,
chế biến, tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 56 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Luận văn tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thị trường của Tổ chức hạt điều quốc tế, 2006.
2. Báo cáo kết quả hoật động kinh doanh các năm của Công ty chế biến hàng
xuất khẩu Long An LAFOOCO
3. Báo cáo ngành Nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, Trung tâm
thong tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2007
4. Đoàn Triệu Nhạn, Ngành hạt điều Việt Nam - Hiện trạng và triển vọng, 2007,
Hiệp hội hạt điều Việt Nam.
5. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia
Tp HCM, 2000.
6. Võ Thị Thanh Lộc. Thống kê ứng dụng và dự báo, NXB Thống kê, năm 2000.

4. Một số địa chỉ websites tham khảo:

http://webdemo.tuoitrelacviet.com.vn/chicuctcdlcl/index.php?option=com_content&task=
blogcategory&id=144&Itemid=263

http://vietbao.vn/Kinh-te/Xuat-khau-hat-dieu-Viet-Nam-dung-dau-the-gioi/65092049/88/

https://www.ven.vn/thuong-mai-dich-vu/xuat-nhap-khau/che-bien-xuat-khau-hat-

http://www.customs.gov.vn

http://www.customs.gov.vn/Lists/BieuThue/TraCuu.aspx

www.gso.gov.vn/

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung 57 S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu

You might also like