You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
CẠNH TRANH CỦA APPLE

QUẢN TRỊ HỌC

Thành viên: Nhóm 5


Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Dục Thức
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
Nhóm trưởng: Trần Đặng Anh Thuận

STT MSSV Lớp Họ và Tên


1 030239230218 DH39HT03 Nguyễn Thị Thu Thảo
2 030239230222 DH39HT03 Trần Thị Thu Thảo
3 030239230211 DH39HT03 Trần Quốc Thái
4 030239230225 DH39HT03 Nguyễn Ngọc Phương Thi
5 030239230227 DH39HT03 Đỗ Duy Thiên
6 030239230228 DH39HT03 Đỗ Nguyễn Ngọc Thiện
7 030239230236 DH39HT03 Trần Đặng Anh Thuận
8 030239230239 DH39HT03 Vũ Thị Hoài Thương
9 030239230246 DH39HT03 Đỗ Đoàn Quốc Tín
10 030239230248 DH39HT03 Trương Văn Toàn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ APPLE.......................................................................... 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................................................... 1
1.2 Tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh .......................................................................................................... 4
1.2.1 Tầm nhìn ...................................................................................................................................... 5
1.2.1.1 Tầm nhìn đầu tiên ................................................................................................................. 5
1.2.1.2 Tầm nhìn hiện tại .................................................................................................................. 6
1.2.2 Mục tiêu ....................................................................................................................................... 6
1.2.3.1 Nhiệm vụ ban đầu ................................................................................................................. 7
1.2.3.2 Nhiệm vụ hiện tại .................................................................................................................. 7
1.3 Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................................................. 8
1.3.1 Thị trường .................................................................................................................................... 9
1.4 Sản phẩm ........................................................................................................................................... 10
1.4.1 IPhone ........................................................................................................................................ 10
1.4.2 MacBook .................................................................................................................................... 12
1.4.3 IPod ............................................................................................................................................ 13
1.4.4 IPad ............................................................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH .................................... 15
2.1 Môi trường vĩ mô .............................................................................................................................. 15
2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật ................................................................................................. 15
2.1.2 Môi trường kinh tế ..................................................................................................................... 15
2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội ...................................................................................................... 15
2.1.4 Môi trường kỹ thuật – công nghệ ............................................................................................... 15
2.1.5 Môi trường môi trường .............................................................................................................. 15
2.2 Môi trường vi mô .............................................................................................................................. 16
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................................................... 16
2.2.2 Khách hàng ................................................................................................................................ 18
2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn........................................................................................................................... 20
2.2.4 Nhà cung cấp.............................................................................................................................. 21
2.2.5 Thị trường .................................................................................................................................. 23
2.3 Các chiến lược cạnh tranh ................................................................................................................. 26
2.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm (Product) ................................................................................. 26
2.3.2 Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt (Price) ........................................................................ 28
2.3.3 Chiến lược phân phối (Place) ..................................................................................................... 29
2.3.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion) .................................................................................. 31
2.3.5 Chiến lược chăm sóc khách hàng ............................................................................................... 32
2.4 Đánh giá ............................................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.............................................................................. 45
3.1 Đầu tư mạng lưới phân phối ............................................................................................................. 45
3.2 Thiết lập sản phẩm chính yếu ........................................................................................................... 45
3.2.1 Dẫn đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới: ....................................................................... 46
3.2.2 Định vị là sản phẩm có chất lượng cao: ..................................................................................... 46
3.3 Giảm giá sản phẩm............................................................................................................................ 46
3.4 Xúc tiến sản phẩm ............................................................................................................................. 47
3.5 Khai thác tiềm năng của Marketing số và truyền thông xã hội ......................................................... 47
3.6 Cải thiện chất lượng sản phẩm .......................................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN................................................................... 50
LỜI MỞ ĐẦU

P hân tích yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược là hoạt động quan trọng đối
với bất kỳ tị chức nào, đặc biệt là những tổ chức kinh doanh. Nhằm giúp tổ chức
định hướng phát triển, xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động để đạt được các
mục tiêu đó, tăng cường vị thế cạnh tranh của tổ chức cũng như tạo được lợi thế cạnh
tranh bền vững, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của tổ chức… Apple hiện tại là một
trong những công ti công nghệ thành công nhất thế giới với hệ sinh thái độc lập và vượt
trội, với doanh thu và lợi nhuận hàng năm khổng lồ, cụ thể doanh thu Quý 2 của Apple là
92.96 tỷ USD (khoảng 2.18 triệu tỷ đồng) và lợi nhuận ròng trong quý đạt 24.16 tỷ USD
(khoảng 566.5 nghìn tỷ đồng). Để có được những thành công này, Apple đã xây dựng và
thực hiện một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, dựa trên việc phân tích các yếu tố môi
trường. Tại Việt Nam, Apple đang đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh.
Để tiếp tục duy trì và phát triển, Apple cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với
tình hình thị trường Việt Nam.

Nhằm củng cố kiến thức đã học về môi trường quản trị và các xu hướng thay đổi,
nhóm 5“sẽ đóng vai trò là những người quản trị của công ty Apple, thử phân tích các yếu
tố môi trường và đề ra chiến lược kinh doanh cho Apple. Đề tài của nhóm “Phân tích
yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Nội dung của đề tài bao gồm:

❖ Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Apple


❖ Chương 2: Phân tích môi trường cạnh tranh
❖ Chương 3: Một số giải pháp
❖ Chương 4: Đánh giá và kết luận

Mặc dù nhóm 5 đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song cũng khó tránh khỏi
những sai sót nhất định. Nhóm 5 rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
từ thầy và các bạn để nhóm có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận của mình.

Xin trân trọng cám ơn!


NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- IBM: IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn về công nghệ
máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM là nhà thầu chuyên sản
xuất và kinh doanh phần cứng, phần mềm của máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ
và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ na nô.

- USP (Unique Selling Proposition): điểm bán hàng độc nhất

- R&D (Research and Development): là một hoạt động mà các công ty thực hiện nhằm
phát triển các sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới hoặc cải tiến những sản phẩm, quy
trình hoặc dịch vụ đã tồn tại.

- CNET (Computer Network): là một trang web truyền thông của Mỹ chuyên đánh giá,
viết tin tức, blog, podcast, video về công nghệ và điện tử tiêu dùng toàn cầu.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ APPLE


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- 1976: Hai người là Steve Jobs và Steve Wozniak đã gặp nhau khi còn đi học trung
học và trở thành bạn thân. Cùng chung đam mê với kỹ thuật điện tử và công nghệ
thông tin cả hai đã bắt tay sáng lập công ty Apple Computer, với “trụ sở” đầu tiên
là một garage ôtô của nhà Steve Jobs . Sản phẩm đầu tiên là sản phẩm Apple I - bộ
sản phẩm máy tính cá nhân được kỹ sư đồng thời là nhà đồng sáng lập Apple -
Steve Wozniak nghiên cứu và xây dựng.
- 1977: Apple II được giới thiệu và tung ra thị trường, điều đặc biệt của Apple II đó
chính là sự xuất hiện của phần mềm VisiCalc. Apple II là một thành quả lớn gây
tiếng vang cho công ty non trẻ Apple.
- 1980: Apple III được ra mắt và Apple bắt đầu lên sàn chứng khoán cạnh tranh với

1
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

sự vươn lên một cách nhanh chóng của Microsoft và IBM.


- 1983: Apple bắt đầu bán ra Lisa, chiếc máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp với
giao diện người dùng dạng đồ họa - hệ thống quen thuộc với hầu hết người sử
dụng máy tính ngày nay. Nhưng sản phẩm này không hành công trên thị trường.
- 1984: Apple giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Macintosh, một sản phẩm gây tiếng
vang lớn.
- 1985: Steve Jobs rời Apple sau một trận đấu đá quyền lực.
- 9/1997: Steve Jobs được đề bạt làm CEO lâm thời của Apple sau khi công ty báo
lỗ hơn 1,8 tỷ USD.
- 11/1997: Steve Jobs giới thiệu một dòng máy Macintosh mới với tên gọi G3, và
một trang web cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp từ Apple.
- 1998: Apple giới thiệu máy tính để bàn iMac. iMac trở thành loạt PC bán chạy
nhất và vượt doanh số dự tính của Apple.
- 1999 công ty ra mắt thêm một loạt màu nữa, biến iMac thành một thứ rất lạ, rất
cuốn hút so với những chiếc máy tính cá nhân khác. Đồng thười Jobs giới thiệu
iBook và power Mac G4. Cổ phiếu tăng kỷ lục đến tháng 9 đạt 70 USD/ cổ phiếu.
- 2001: Appel trình làng máy nghe nhạc iPod thế hệ 1 và ngay lập tức sản phẩm này
đã gây tiếng vang lớn với thiết kế thân thiện, gần gũi và dễ sử dụng.
- 2002: Appel trình làng máy nghe nhạc iPod thế hệ 2.
- 2003: Gian hàng trực tuyến iTunes Store mở cửa, cho phép người sử dụng mua và
tải nhạc, sách âm thanh, phim và các chương trình truyền hình.
- 2004: Jobs bắt đầu điều trị căn bệnh ung thư ở tuổi 49, đến tháng 9 Steve Jobs
tuyên bố việc ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật thành công. Ông quay trở lại
apple.
- 10/2005: Tim Cook được giao giữ chức CEO của Apple sau khi đã đảm nhiệm vai
trò Phó chủ tịch phụ trách bán hàng toàn cầu từ năm 2002.
- 1/2007: Apple tung ra điện thoại thông minh iPhone. Khi dố 6 triệu sản phẩm đã
được mua hết trong thời gian ngắn. Sức nóng của sản phẩm này không hề giảm
trong những năm tiếp đó.

2
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- 2008: Apple mở gian ứng dụng App Store để “nâng cấp” iTunes.
- 2009: Tháng 1 Steve Jobs nghỉ việc vì lý do sức khỏe. CEO Tim Cook lãnh đạo
công ty thay cho Steve Jobs. Dến tháng 9 Steve Jobs trở lại công ty sau một cuộc
phẫu thuật ghép gan.
- 4/2010: Apple bắt đầu bán iPad trên thị trường. iPad đã tạo ra một cách tiếp cận
mới đối với công nghệ di động và đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường máy tính
bảng. Đến cuối năm 2010, iPad đã chiếm 84% thị trường máy tính bảng toàn cầu.
- 2011: Tháng 3 Apple giới thiệu iPad thế hệ thứ 2. Tháng 6 Jobs xuất hiện tại Hội
thảo các nhà phát triển toàn cầu ( WDC ) tại San Francisco để giới thiệu iOS 5 và
icloud. Ngày 15/10 Jobs mất ở tuổi 56 sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung
thư.
- 8/2012: Giá cổ phiếu của Apple tăng đã làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của
công ty lên mức kỷ lục khi đó là 624 tỷ USD. Cùng lúc đó Apple thắng lớn trong
vụ kiện giữa Apple với Samsung, yêu cầu Samsung bồi thường hơn 1,05 tỷ USD.
- 9/2012: Apple chính thức ra mắt Iphone 5, phiên bản mới nhất của thiết bị dổi
thành biểu tượng quả táo. Và “trái táo” trở thành biểu tượng của công ty công
nghệ đắt giá nhất thế giới.
- 2014: Apple báo cáo doanh số bán hàng là 51 triệu iPhone và 26 hàng triệu chiếc
iPad, trở thành kỷ lục doanh số bán hàng trong quý mọi thời đại. Điều này trái
ngược với sự sụt giảm đáng kể trong doanh số bán hàng của iPod. Vào tháng 5
năm 2014, công ty xác nhận ý định mua lại công ty âm thanh Beats
Electronics của Tiến sĩ Dre và Jimmy Iovine — nhà sản xuất dòng sản phẩm tai
nghe và loa "Beats by Dr. Dre", đồng thời là một trong những hãng sản xuất
headphone và cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng trên thị trường với
giá 3 tỷ USD, và bán sản phẩm của họ thông qua các cửa hàng bán lẻ và đại lý của
Apple.
- 2016: Apple đã đầu tư 1 tỷ USD vào DiDi Chixing, công ty cung cấp dịch vụ
taxi lớn nhất ở Trung Quốc. Apple xuất hiện trong danh sách những công ty công
nghệ hàng đầu. Với 233 tỷ USD doanh thu, công ty đã dịch chuyển lên hai bậc so

3
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

với danh sách năm trước và đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách.
- 2017: Apple đã ngừng cung cấp các dòng thiết bị iPod nano và iPod shuffle mang
tính biểu tượng của công ty. Đồng thời thông báo ngừng sản xuất đối với dòng sản
phẩm iPod Touch.
- 2019: Apple đã báo cáo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận lần đầu tiên trong một
thập kỷ hoạt động. Vào tháng 2 năm 2019, Apple mua lại công ty máy tính
Conversational PullString (trước đây là ToyTalk), một công ty chuyên về AI. Vào
ngày 25 tháng 7 năm 2019, Apple và Intel đã công bố một thỏa thuận để Apple
mua lại mảng kinh doanh chip modem điện thoại thông minh của Intel Mobile
Communications với giá 1 tỷ USD.
- 2020: Chuyển từ chip Apple sang chip Apple Silicon dùng kiến trúc ARM. Những
sản phẩm đầu tiên ra đời vào cuối năm 2020 là Mac Mini, MacBook Air và
MacBook Pro 13" đã cho thấy sức mạnh của con chip này trong khi vẫn có thời
gian dùng pin tốt. Giá cổ phiếu của Apple đã đạt đỉnh 467,77 đô la, đưa Apple trở
thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên có vốn hóa thị trường là 2 nghìn tỷ USD.
- 2022: Apple đã mở một cửa hàng trực tuyến cho phép bất kỳ ai ở Mỹ xem hướng
dẫn sửa chữa và đặt mua phụ tùng thay thế cho các mẫu iPhone gần đây
nhất. Apple Store ở Towson, Maryland đã trở thành cửa hàng đầu tiên được thành
lập công đoàn ở Mỹ

1.2 Tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh

4
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Apple được thành lập vào năm 1976 tại California ( Hoa Kỳ), sự xuất hiện của
Apple như một nhân vật thúc đẩy sự thay đổi trong thiết kế. Một số đặc điểm nhất định
gắn liền với tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh của Apple, điều này tiếp tục khuyến khích
nhân viên của công ty tích cực hỗ trợ và cung cấp các giải pháp mới thay thế để đạt được
lợi nhuận đầy tham vọng.

Apple đã có những thay đổi về vấn đề tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu
của mình. Chủ tịch đương nhiệm của Apple, Tim Cook đã trình bày những tuyên bố về
tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh mới cho Apple, phản ánh vị thế hiện tại của công ty.
1.2.1 Tầm nhìn
1.2.1.1 Tầm nhìn đầu tiên
Vào những năm 1980, tuyên bố về tầm nhìn của Apple được cho rằng là xuất phát
từ một câu nói thường được trích dẫn của nhà đồng sáng lập ra Apple là Steve Jobs:
“Trong thế giới này, con người là người tạo ra sự thay đổi. Vì vậy, nó phải ở trên các cấu
trúc và hệ thống, không được cấp dưới chúng ”.

Dễ dàng nhận thấy rằng những lời này thể hiện niềm tin cá nhân của Jobs. Apple
coi con người là nguồn cảm hứng và là động lực trong việc tạo ra sự thay đổi và đột phá.
Apple không chỉ đơn thuần muốn cung cấp công nghệ và sản phẩm cho người dùng, mà
còn muốn truyền cảm hứng và khích lệ mọi người tận dụng tiềm năng của mình để tạo ra

5
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

những thay đổi tích cực trong thế giới xung quanh.
Tầm nhìn đầu tiên của Apple là tạo ra một môi trường và một hệ sinh thái hỗ trợ
cho con người để họ có thể thể hiện sự sáng tạo và đem lại những đóng góp đột phá.
Công ty luôn tìm cách mang đến các công cụ và nền tảng mạnh mẽ, đồng thời khuyến
khích sự đa dạng và ý tưởng mới để con người có thể vươn lên và vượt qua giới hạn.

1.2.1.2 Tầm nhìn hiện tại

Tuyên bố mà tân chủ tịch Tim Cook gửi tới nhân viên Apple và khách hàng trên
toàn thế giới đã xoa dịu những lo ngại đó, bởi vì nó là một cái nhìn sâu sắc hơn bất kỳ tài
liệu chính thức nào khác của công ty:

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có mặt trên hành tinh này để tạo ra những sản phẩm
tuyệt vời và điều này không thay đổi. Chúng tôi kiên quyết tập trung vào đổi mới. Chúng
tôi không tin vào cái phức tạp, nhưng cái đơn giản”.

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải kiểm soát và sở hữu các công nghệ chính đằng
sau các sản phẩm chúng tôi sản xuất, chỉ tham gia vào các thị trường mà chúng tôi có thể
đóng góp đáng kể.”

“Chúng tôi đồng ý từ chối hàng nghìn dự án, vì vậy chúng tôi có thể thực sự tập
trung vào một số ít thực sự có ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng vào sự hợp
tác sâu sắc và giao tiếp chéo của các nhóm của chúng tôi, điều này cho phép chúng tôi
đổi mới theo cách mà những người khác không thể. “

“Ngoài ra, chúng tôi không giải quyết bất cứ điều gì kém hơn sự xuất sắc trong tất
cả các nhóm của công ty. Chúng ta có sự trung thực để có thể thừa nhận khi chúng ta sai
và can đảm để thay đổi.

1.2.2 Mục tiêu

Mục tiêu của công ty Apple có thể được tóm gọn trong câu khẩu hiệu của họ:
"Changing the world through technology" (Thay đổi thế giới qua công nghệ). Câu nói của
Steve Jobs về mục tiêu của Apple "We're here to put a dent in the universe. Otherwise,

6
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

why else even be here?" (Chúng tôi ở đây để làm xáo trộn vũ trụ. Nếu không, tại sao ta
lại sống?). Với mục tiêu ấy Apple luôn đổi mới công nghệ liên tục: Steve Jobs luôn
khuyến khích Apple không ngừng đổi mới và tạo ra những sản phẩm mới, mang đến
những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Ông coi việc đổi mới là chìa khóa để tạo ra
sự khác biệt và thành công trong ngành công nghệ.

"I want to put a ding in the universe." (Tôi muốn để lại dấu ấn trong vũ trụ.).
Apple tạo ra sự khác biệt trong ngành công nghiệp, luôn nỗ lực để trở thành một nhà lãnh
đạo trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Họ tạo ra những xu hướng mới và thay
đổi cách mọi người sử dụng và tương tác với công nghệ.

Ngoài ra, Apple còn có các mục tiêu như tạo ra giá trị cổ đông, giá trị sản phẩm
với mục đích cuối cùng là phát triển dịch vụ hướng đến người tiêu dùng.

1.2.3 Sứ mệnh

1.2.3.1 Nhiệm vụ ban đầu

Không giống như các đối thủ cạnh tranh, Apple không xác định bản thân bằng
những gì họ làm, mà là tại sao họ làm điều đó. Tuyên bố sứ mệnh đầu tiên của Apple là:

– “Thách thức ‘hiện trạng’. Suy nghĩ khác biệt “.

Mặc dù Apple không phải lúc nào cũng bán những sản phẩm tốt nhất, nhưng nếu
bạn là người muốn “nghĩ khác đi”, bạn có thể sẽ thề rằng mình có những sản phẩm tốt
nhất. Điều này là do mọi người không mua những gì Apple sản xuất, họ mua tại sao nó
lại làm như vậy.

Hãy nhớ rằng Apple hiếm khi sử dụng các tính năng hoặc lợi ích của sản phẩm
trong các chiến dịch tiếp thị mà chỉ dựa vào việc truyền đạt sứ mệnh này của thương
hiệu. Tuyên bố này đã trở thành sứ mệnh sáng lập của công ty vào cuối những năm 1970
và không thay đổi cho đến khi Jobs qua đời.

1.2.3.2 Nhiệm vụ hiện tại

7
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Chủ tịch mới của Apple, Tim Cook, đã đưa ra một tuyên bố rằng ông đã chia sẻ
với nhân viên, nắm bắt sứ mệnh của công ty là gì, ngay cả khi nó có vẻ nhàm chán và hấp
dẫn một cách đáng ngạc nhiên:

“Công ty tạo ra những máy vi tính tốt nhất trên thế giới, máy Mac, cùng với
iWork, iLife, OS X và phần mềm chuyên nghiệp. Anh ấy cũng đang dẫn đầu cuộc cách
mạng âm nhạc kỹ thuật số với IPod và cửa hàng trực tuyến iTunes”.

“Anh ấy đã phát minh lại điện thoại di động với App Store và iPhone mang tính
cách mạng của mình, cũng như xác định tương lai của các thiết bị máy tính và phương
tiện di động với iPad”.

“Apple luôn khác biệt. Một loại hình công ty khác với tầm nhìn khác về thế giới.
Đó là nơi đặc biệt, nơi chúng tôi có cơ hội tạo ra những sản phẩm tốt nhất hành tinh, thay
đổi cuộc sống và giúp định hình tương lai”.

Sứ mệnh này xác định theo nhiều cách thương hiệu mà Apple đã trở thành trong
thế giới ngày nay. Nó được coi là nền tảng cho sự thành công to lớn trên toàn cầu, làm
nổi bật vị thế tiếp tục là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi trong đổi mới hiện đại.

1.3 Lĩnh vực hoạt động

8
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

1.3.1 Thị trường

Nhắc đến Apple bạn không thể nào không nhắc đến các thị trường bán lẻ của nó.
Apple mở hai gian hàng bán lẻ đầu tiên của mình vào năm 2001, tại Virginia và
California. Hai năm sau, hãng mở hơn 70 gian hàng tại các địa điểm khác như Chicago,
Honolulu và Tokyo. Đến nay, các gian hàng của Apple đã được mở ở những nơi không
thể tuyệt vời hơn như bên trong khuôn viên bảo tàng Louvre ở Paris hay tòa nhà kính
chọc trời ở Thượng Hải. Thị trường Apple trong vài năm qua đã mở rộng hơn Tim cook
giúp Apple vươn đễn với thị trường Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tương tác phát
triển với các nước trên thế giới.

Trong cuộc họp công bố kết quả tài chính của Apple, CEO Tim Cook cho biết
Việt Nam là một trong những thị trường có mức độ tăng trưởng tốt nhất của công ty trên
toàn cầu. "Ở giai đoạn quý II/2022, chúng tôi đã lập kỷ lục về doanh thu đạt mức hai con
số tại các thị trường mới nổi như Brazil, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ", Tim Cook cho
biết tại cuộc họp.

Ngoài ra, Apple tích cực tấn công vào thị trường giới trẻ. Một nghiên cứu mới đây
đã đưa ra kết quả không quá bất ngờ khi Apple vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất của
nhiều thanh thiếu niên Mỹ đối với smartphone và một số dịch vụ sản phẩm khác của
Apple.

Piper Sandler thường tiến hành cuộc khảo sát thế hệ gen-Z nửa năm một lần đối
với 7.100 thanh thiếu niên ở Mỹ nhằm xác định họ quan tâm và lựa chọn thiết bị, sản

9
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

phẩm và dịch vụ nào nhiều nhất. Kết quả không khiến nhiều người bất ngờ khi iPhone và
các dịch vụ của Apple đang chiếm ưu thế trước các đối thủ, đặc biệt là Google.

Theo thống kê, 87% thanh thiếu niên hiện đang sở hữu một chiếc iPhone. Ngoài ra
87% cũng đang lên kế hoạch mua iPhone cho lần đổi điện thoại tiếp theo. Đây là mức cao
gần kỷ lục đối với các cuộc khảo sát của Piper Sandler và cho thấy, Apple vẫn đang tiếp
tục duy trì vị trí dẫn đầu không thể tranh cãi trên thị trường smartphone cao cấp.

1.4 Sản phẩm

Tính đến hiện nay Apple đã


đưa ra thị trừng khá nhiều sản phẩm.
Trong đó các sản phẩm chủ chốt:
Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook,
Air, ProXserve), Iphone, iPod, Apple
TV, Airport, Cinema Display, iLife,
iWork.

Một số sản phẩm gắn liền tên tuổi với Apple:

1.4.1 IPhone

Sự ra đời của iphone không giống với sự ra đời của bất kỳ thiết bị công nghệ nào
khác, mà đó như là một cuộc cách mạng công nghệ của thị trường smartphone. Bởi vì sự
ra đời của Iphone đã đánh dấu bước phát triển của Apple. Apple đã trở thành một trong
những tập đoàn hang đầu thế giới về công nghệ. Sau đây là một số sản phẩm gắn liền với
tên tuổi của Apple:

- 2007: Iphone đầu tiên được giới thiệu vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, iPhone đầu tiên
có màn hình cảm ứng 3,5-inch, camera 2MP và tích hợp với các ứng dụng như Safari,
Mail và iPod.

10
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- iPhone 3G (2008): iPhone ra mắt vào ngày 9 tháng 6 năm 2008, iPhone 3G hỗ trợ kết
nối mạng 3G nhanh hơn, có GPS tích hợp và được cung cấp với App Store cho phép
người dùng tải xuống các ứng dụng.

- iPhone 3GS (2009): iPhone 3GS được công bố vào ngày 8 tháng 6 năm 2009, với tốc
độ xử lý nhanh hơn, camera 3MP với khả năng quay video và hỗ trợ công nghệ Voice
Control.

- iPhone 4 (2010): iPhone 4 được giới thiệu vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, với thiết kế
mới với mặt kính cả trước và sau, màn hình Retina Display, camera 5MP và hỗ trợ
FaceTime cho cuộc gọi video.

- iPhone 4S (2011): Ra mắt vào ngày 4 tháng 10 năm 2011, iPhone 4S có bộ xử lý


nhanh hơn, camera 8MP với khả năng quay video Full HD, và tích hợp trợ lý ảo Siri.

- iPhone 5 (2012): iPhone 5 được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 2012, với thiết kế
mỏng hơn, màn hình 4 inch, kết nối Lightning mới và hỗ trợ mạng 4G LTE.

- iPhone 5S và iPhone 5C (2013): Ra mắt vào ngày 10 tháng 9 năm 2013, iPhone 5S
có cải tiến về hiệu năng, tích hợp cảm biến vân tay Touch ID, trong khi iPhone 5C
mang đến một thiết kế màu sắc đa dạng và giá rẻ hơn.

- iPhone 6 và iPhone 6 Plus (2014): Được giới thiệu vào ngày 9 tháng 9 năm 2014,
iPhone 6 và iPhone 6 Plus có màn hình lớn hơn, với kích thước 4,7 inch và 5,5 inch
tương ứng, cùng với một thiết kế bo tròn.

- iPhone 6S và iPhone 6S Plus (2015): Ra mắt vào ngày 9 tháng 9 năm 2015, iPhone 6S
và iPhone 6S Plus giữ nguyên thiết kế của iPhone 6, nhưng được nâng cấp với bộ vi
xử lý mạnh mẽ hơn, camera cải tiến và tính năng 3D Touch cho phép nhận biết áp lực
chạm.

- iPhone SE (thế hệ đầu tiên) (2016): iPhone SE được giới thiệu vào ngày 21 tháng 3
năm 2016. Thiết kế của iPhone SE tương tự như iPhone 5S trước đó, nhưng được
nâng cấp với bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn và camera cải tiến.

11
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- iPhone 7 và iPhone 7 Plus (2016): Ra mắt vào ngày 7 tháng 9 năm 2016, iPhone 7 và
iPhone 7 Plus có thiết kế tương tự như iPhone 6S, nhưng không có cổng tai nghe
3.5mm và được trang bị bộ vi xử lý nhanh hơn, camera cải tiến và khả năng chống
nước.

- iPhone 8 và iPhone 8 Plus (2017): Được giới thiệu vào ngày 12 tháng 9 năm 2017,
iPhone 8 và iPhone 8 Plus có thiết kế tương tự như iPhone 7, nhưng được cải tiến với
mặt kính cả trước và sau, hỗ trợ sạc không dây và bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn.

- iPhone X (2017): Ra mắt cùng ngày với iPhone 8 và iPhone 8 Plus, iPhone X được
coi là phiên bản kỷ niệm 10 năm của iPhone. Nó có thiết kế hoàn toàn mới với màn
hình OLED vô cực, không có nút Home và hỗ trợ công nghệ nhận diện khuôn mặt
Face ID.

- iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR (2018): Ra mắt vào ngày 12 tháng 9 năm
2018, iPhone XS và iPhone XS Max là phiên bản nâng cấp của iPhone X, với bộ vi
xử lý mạnh mẽ hơn và cải tiến về camera. iPhone XR là phiên bản giá rẻ hơn, với màn
hình LCD và thiết kế tương tự như iPhone X.

- iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max (2019): Được giới thiệu vào ngày 10
tháng 9 năm 2019, iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max có thiết kế tương
tự như iPhone XR và iPhone XS trước đó, nhưng được nâng cấp với bộ vi xử lý mạnh
mẽ hơn, camera cải tiến và tính năng Night Mode cho chụp ảnh trong điều kiện ánh
sáng yếu.

- iPhone 12, iPhone 12 Mini, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max (2020): Ra mắt vào
ngày 13 tháng 10 năm 2020, iPhone 12 và các biến thể của nó.

- iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max (2021): Đây là phiên bản kế nhiệm chiếc iPhone
12 với nhiều sự nâng cấp. iPhone 13 được trang bị Apple A15 Bionic tốc độ xử lý
nhanh hơn.

1.4.2 MacBook

12
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

MacBook là dòng máy tính xách tay Macintosh được Apple Inc. thiết kế, sản xuất
và bán từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 2 năm 2012. Một dòng máy tính mới cùng tên đã
được phát hành vào năm 2015, phục vụ cho mục đích tương tự như một máy tính xách
tay. Nó đã thay thế dòng máy tính xách tay iBook và dòng PowerBook 12-inch như một
phần trong quá trình chuyển đổi của Apple từ PowerPC sang bộ xử lý Intel. Steve Jobs đã
giưới thiệu MacBook Air là chiếc laptop mỏng nhất thế giới có thể chứa được trong một
bì thư.

Với thiết kế nhỏ gọn, vỏ bề ngoài hợp kim nhôm mang lại vẻ đẹp sang trọng cùng
với những thiết kế mền mại nên rất được ưa chuộng.

1.4.3 iPod

IPod + iTunes không phải là ý tưởng của Apple, mà được đề xuất bởi Fadell, sau
đó ông được chiêu mộ vào công ty Apple và làm với vai trò là hợp đồng cùng với công ty
để tạo ra iPod. Vì hầu hết nhân công và nguồn lực của Apple đều dồn vào dòng iMac, thế
nên Fadell chiêu mộ các nhân viên kì cựu của chính công ty ông, Fuse, cùng với General
Magic và Philips để tạo nên đội phát triễn cốt lõi của iPod. iPod là dòng máy nghe nhạc
và là thiết bị di động đa mục đích cơ bản được thiết kế và bán bởi Apple Inc.. Phiên bản
đầu được ra mắt vào ngày 23 tháng 10 năm 2001, khoảng 8 tháng rưỡi sau khi iTunes trên
Mac được tung ra thị trường.

Cho đến thời điểm này, iPod nano chưa tìm được đối thủ xứng tầm bởi những thiết
bị có kiểu dáng bắt mắt thì phần mềm lại khó sử dụng và ngược lại. Không màng đến
những lời đồn đại rằng Apple đã đưa máy nano ra thị trường khi cơ cấu của nó chưa thực
sự tối ưu, sản phẩm vẫn liên tục "cháy" hàng (1 triệu chiếc được tiêu thụ trong 17 ngày)
và khiến giới trẻ từ Mỹ sang Anh, Mexico, Hàn Quốc đến Việt Nam "phát cuồng".

1.4.4 IPad

IPad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển. Được công bố vào ngày 27 tháng 1
năm 2010, thiết bị này tạo ra một phân loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính
xách tay.

13
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tương tự về tính năng so với thiết bị nhỏ và yếu hơn là iPhone hoặc iPod touch,
iPad cũng hoạt động trên cùng hệ điều hành iPhone OS đã được sửa đổi với giao diện
được thiết kế lại để phù hợp với màn hình lớn. iPad có màn hình chạm đa điểm sử dụng
đèn led chiếu sáng 9.7 inch, bộ nhớ từ 16 tới 64 GB, đèn flash, BlueTooth 2.1 và kết nối
30 chân để đồng bộ với iTunes cũng như các thiết bị ngoại vi kết nối bằng dây
khác.[12] Hai mẫu được công bố gồm mẫu sử dụng Wifi 802.11n và một mẫu sử dụng Wi-
Fi 802.11n Wi-Fi và 3G, và GPS.

Là thiết bị đầu tiên của Apple để khai thác dịch vụ iBookstore cũng như ứng dụng
đọc sách đi kèm iBooks, iPad được so sánh với Kindle của Amazon và Nook của Barnes &
Noble.

14
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH


2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định chính trị ở các quốc gia mà Apple hoạt động là yếu tố quan trọng giúp
công ty duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển. Các quy định pháp luật về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, an ninh mạng... có thể ảnh hưởng đến hoạt động
của Apple.
2.1.2 Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự gia tăng thu nhập của người dân sẽ tạo ra nhu
cầu lớn hơn đối với các sản phẩm của Apple. Nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra
cơ hội cho Apple trong việc phát triển các dịch vụ trực tuyến.

2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại và cá nhân hóa sẽ tạo ra cơ hội cho Apple
trong việc phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Sự phát
triển của các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp Apple tiếp cận và quảng bá sản phẩm đến
nhiều người dùng hơn.
2.1.4 Môi trường kỹ thuật – công nghệ

Sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),
thực tế tăng cường (AR)... sẽ tạo ra cơ hội cho Apple trong việc phát triển các sản phẩm
mới, đột phá. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty công nghệ sẽ buộc Apple
phải liên tục đổi mới để duy trì vị thế dẫn đầu.
2.1.5 Môi trường môi trường

Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề môi trường ngày càng tăng cao sẽ tạo áp
lực buộc Apple phải sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các quy định về
môi trường của các quốc gia mà Apple hoạt động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
công ty.

15
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tổng kết
Nhìn chung, môi trường vĩ mô đang mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của
Apple. Tuy nhiên, công ty cũng cần đối mặt với một số thách thức như sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt từ các đối thủ, áp lực về môi trường... Để duy trì vị thế dẫn đầu, Apple
cần tiếp tục đổi mới, phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tuân thủ
các quy định của pháp luật.

2.2 Môi trường vi mô

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh


• Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Apple là các
công ty sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tương tự, bao gồm:
o Samsung Electronics: Samsung là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất
thế giới, cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Apple trong thị trường điện thoại
thông minh.
o Google: Google là công ty công nghệ đa quốc gia, cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ như hệ điều hành Android, trình duyệt web Chrome, ứng dụng Google Maps và
Google Search.
o Microsoft: Microsoft là công ty công nghệ đa quốc gia, cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ như hệ điều hành Windows, bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office và
trình duyệt web Edge.

16
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

• Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Apple là các
công ty sản xuất các sản phẩm và dịch vụ thay thế, bao gồm:
o Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android: Các nhà sản xuất điện thoại
thông minh Android cung cấp các sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn so với
iPhone của Apple.
o Các nhà sản xuất máy tính cá nhân: Các nhà sản xuất máy tính cá nhân cung
cấp các sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn so với máy tính Mac của Apple.
o Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung
cấp các dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu thay thế cho các dịch vụ iCloud của Apple.
• Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường cũng có thể tác động đến cạnh tranh
trong ngành công nghệ, bao gồm:
o Sự phát triển của công nghệ mới: Sự phát triển của công nghệ mới có thể tạo ra
các cơ hội và thách thức mới cho các công ty trong ngành.
o Thay đổi sở thích của người tiêu dùng: Thay đổi sở thích của người tiêu dùng có
thể dẫn đến sự thay đổi nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ công nghệ.
o Các quy định chính phủ: Các quy định chính phủ có thể tác động đến cạnh tranh
trong ngành công nghệ bằng cách hạn chế hoặc khuyến khích các hoạt động kinh
doanh nhất định.
Dựa trên các yếu tố trên, có thể thấy rằng Apple đang phải đối mặt với sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các đối thủ cả trực tiếp và gián tiếp. Để duy trì vị thế dẫn đầu thị trường,
Apple cần tiếp tục đổi mới sản phẩm và dịch vụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Dưới đây là một số chiến lược mà Apple có thể thực hiện để cạnh tranh hiệu quả hơn:
• Đổi mới sản phẩm và dịch vụ: Apple cần tiếp tục đổi mới sản phẩm và dịch vụ
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Điều này có thể bao gồm việc
phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có,
hoặc hợp tác với các công ty khác để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.

17
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

• Tập trung vào trải nghiệm người dùng: Apple cần tập trung vào trải nghiệm
người dùng để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể bao
gồm việc cải thiện thiết kế, tính năng và hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ.
• Mở rộng thị trường: Apple cần mở rộng thị trường để tiếp cận với nhiều khách
hàng hơn. Điều này có thể bao gồm việc mở rộng sang các thị trường mới, phát triển
các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của thị trường mới, hoặc hợp tác
với các đối tác địa phương để tiếp cận thị trường mới.
Việc thực hiện hiệu quả các chiến lược này sẽ giúp Apple duy trì vị thế dẫn đầu thị
trường và tiếp tục phát triển trong tương lai.
2.2.2 Khách hàng
• Đặc điểm nhân khẩu học: Khách hàng của Apple có xu hướng là những người
trẻ, thành thị, có thu nhập cao và có trình độ học vấn tốt. Họ là những người quan tâm
đến công nghệ và coi trọng chất lượng sản phẩm.
• Đặc điểm tâm lý: Khách hàng của Apple thường có xu hướng trung thành với
thương hiệu và sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm của Apple. Họ cũng là những
người quan tâm đến trải nghiệm người dùng và mong muốn sở hữu những sản phẩm
có thiết kế đẹp và sang trọng.
• Đặc điểm hành vi: Khách hàng của Apple thường sử dụng sản phẩm của Apple
để phục vụ cho nhu cầu cá nhân và công việc. Họ thường mua sản phẩm của Apple
trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ của Apple.

Dưới đây là phân tích chi tiết về các yếu tố này:

Đặc điểm nhân khẩu học

Khách hàng của Apple có xu hướng là những người trẻ, thành thị, có thu nhập cao
và có trình độ học vấn tốt. Theo báo cáo của Statista, độ tuổi trung bình của người dùng
iPhone là 35, trong khi độ tuổi trung bình của người dùng iPad là 25. Người dùng Apple
cũng có xu hướng sống ở các thành phố lớn và có thu nhập cao hơn so với người dùng
các thương hiệu điện thoại khác.

18
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Đặc điểm tâm lý

Khách hàng của Apple thường có xu hướng trung thành với thương hiệu và sẵn
sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm của Apple. Theo một khảo sát của Consumer
Intelligence Research Partners, 92% người dùng iPhone đã mua ít nhất một sản phẩm
Apple khác. Ngoài ra, khách hàng của Apple cũng là những người quan tâm đến trải
nghiệm người dùng và mong muốn sở hữu những sản phẩm có thiết kế đẹp và sang trọng.

Đặc điểm hành vi

Khách hàng của Apple thường sử dụng sản phẩm của Apple để phục vụ cho nhu
cầu cá nhân và công việc. Theo một khảo sát của App Annie, 90% người dùng iPhone sử
dụng điện thoại của họ để truy cập internet, 80% sử dụng để gửi và nhận email, và 70%
sử dụng để sử dụng các ứng dụng giải trí. Ngoài ra, khách hàng của Apple cũng thường
mua sản phẩm của Apple trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ của Apple.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, Apple cần có những chiến lược marketing
phù hợp để tiếp cận và thu hút khách hàng. Cụ thể, Apple cần tập trung vào việc xây
dựng thương hiệu và nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, Apple cũng cần mở
rộng mạng lưới bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là một số chiến lược marketing mà Apple có thể áp dụng:

• Tiếp thị thương hiệu: Apple cần tập trung vào việc xây dựng một hình ảnh
thương hiệu sang trọng và cao cấp. Apple cũng cần phát triển các chiến dịch
marketing sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
• Nâng cao trải nghiệm người dùng: Apple cần tập trung vào việc cải thiện chất
lượng sản phẩm và dịch vụ. Apple cũng cần phát triển các tính năng và ứng dụng mới
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• Mở rộng mạng lưới bán lẻ: Apple cần mở rộng mạng lưới bán lẻ để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng ở các thị trường khác nhau. Apple cũng cần chú trọng đến việc
cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

19
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn


• Các doanh nghiệp cùng ngành: Apple cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trong ngành công nghệ, bao gồm các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách
tay, máy tính bảng và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Các đối thủ cạnh tranh chính
của Apple bao gồm Samsung, Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo, Google, Microsoft,
Amazon và Dell.
• Các nhà cung cấp: Apple phụ thuộc vào các nhà cung cấp để cung cấp các linh
kiện và dịch vụ cần thiết cho sản phẩm của mình. Các nhà cung cấp chính của Apple bao
gồm TSMC, Samsung, Corning, LG, Foxconn và Pegatron. Sự phụ thuộc này có thể
khiến Apple dễ bị tổn thương trước các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp các sản phẩm
hoặc dịch vụ thay thế với giá cả cạnh tranh hơn.
• Các khách hàng: Apple phục vụ một thị trường rộng lớn bao gồm người tiêu
dùng và doanh nghiệp. Các khách hàng của Apple có thể chuyển sang các sản phẩm hoặc
dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nếu họ cảm thấy Apple không đáp ứng được nhu cầu của
họ.
• Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp có thể xâm nhập
vào thị trường của Apple. Các đối thủ tiềm ẩn có thể bao gồm các doanh nghiệp mới nổi
hoặc các doanh nghiệp hiện có đang mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới.

Dưới đây là một số đối thủ tiềm ẩn cụ thể của Apple:

• Các công ty công nghệ Trung Quốc: Các công ty công nghệ Trung Quốc, chẳng
hạn như Huawei, Xiaomi và OPPO, đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trên thị
trường toàn cầu. Các công ty này thường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá cả
cạnh tranh hơn so với Apple.
• Các công ty khởi nghiệp công nghệ: Các công ty khởi nghiệp công nghệ luôn có
khả năng tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đột phá có thể đe dọa thị phần của Apple.
• Các công ty truyền thống: Các công ty truyền thống, chẳng hạn như Samsung và
Microsoft, cũng đang ngày càng tham gia vào thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng. Các

20
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

công ty này có thể sử dụng các nguồn lực và kinh nghiệm của họ để cạnh tranh với
Apple.

Apple đang nỗ lực để đối phó với các đối thủ tiềm ẩn này bằng cách tiếp tục đổi
mới sản phẩm và dịch vụ, mở rộng sang các thị trường mới và đầu tư vào các công nghệ
mới.
2.2.4 Nhà cung cấp
• Số lượng và quy mô của các nhà cung cấp: Apple có một mạng lưới cung ứng
toàn cầu rộng lớn, bao gồm hàng nghìn nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới. Các
nhà cung cấp này có quy mô khác nhau, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn đa quốc
gia.
• Sự tập trung của thị trường: Thị trường cung ứng cho Apple là một thị trường
tập trung, với một số nhà cung cấp chiếm thị phần lớn. Điều này có nghĩa là Apple có
quyền lực đàm phán cao hơn với các nhà cung cấp.
• Thay đổi công nghệ: Công nghệ liên tục phát triển, đặt ra những thách thức mới
đối với các nhà cung cấp của Apple. Các nhà cung cấp cần phải liên tục đổi mới để
đáp ứng nhu cầu của Apple.
• Chi phí: Chi phí là một yếu tố quan trọng đối với Apple. Công ty luôn tìm cách
giảm chi phí để duy trì lợi nhuận. Điều này có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp.
• Tuân thủ: Apple có các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và tuân thủ. Các nhà
cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn này để có thể hợp tác với Apple.

Dưới đây là phân tích chi tiết về từng yếu tố:

Số lượng và quy mô của các nhà cung cấp

Apple có một mạng lưới cung ứng rộng lớn, bao gồm hàng nghìn nhà cung cấp từ
khắp nơi trên thế giới. Các nhà cung cấp này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng,
bao gồm linh kiện, phần mềm, dịch vụ hậu cần và tiếp thị.

Các nhà cung cấp của Apple có quy mô khác nhau, từ các công ty nhỏ đến các tập
đoàn đa quốc gia. Các nhà cung cấp nhỏ thường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ

21
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

chuyên biệt, trong khi các nhà cung cấp lớn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng
hơn.

Sự tập trung của thị trường

Thị trường cung ứng cho Apple là một thị trường tập trung, với một số nhà cung
cấp chiếm thị phần lớn. Điều này có nghĩa là Apple có quyền lực đàm phán cao hơn với
các nhà cung cấp.

Một số nhà cung cấp lớn của Apple bao gồm:

• Foxconn: Nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới.
• Samsung: Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.
• TSMC: Nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới.
• LG: Nhà sản xuất màn hình lớn thứ hai thế giới.
• Corning: Nhà sản xuất kính cường lực lớn nhất thế giới.

Thay đổi công nghệ

Công nghệ liên tục phát triển, đặt ra những thách thức mới đối với các nhà cung
cấp của Apple. Các nhà cung cấp cần phải liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu của
Apple.

Ví dụ: Apple đang chuyển sang sử dụng các vật liệu mới, chẳng hạn như graphene
và nanotube carbon. Các nhà cung cấp cần phải phát triển các kỹ thuật sản xuất mới để
đáp ứng nhu cầu của Apple.

Chi phí

Chi phí là một yếu tố quan trọng đối với Apple. Công ty luôn tìm cách giảm chi
phí để duy trì lợi nhuận. Điều này có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp.

Apple thường áp dụng các hợp đồng giá cố định với các nhà cung cấp. Điều này
có nghĩa là các nhà cung cấp phải chịu rủi ro về giá cả.

22
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tuân thủ

Apple có các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và tuân thủ. Các nhà cung cấp phải
đáp ứng các tiêu chuẩn này để có thể hợp tác với Apple.

Ví dụ, Apple yêu cầu các nhà cung cấp của mình tuân thủ các tiêu chuẩn về môi
trường và xã hội. Các nhà cung cấp phải chứng minh rằng họ đang thực hiện các biện
pháp để giảm thiểu tác động môi trường và đảm bảo quyền của người lao động.

➔ Bối cảnh vi mô của các nhà cung cấp của tập đoàn Apple là một môi trường cạnh
tranh và phức tạp. Các nhà cung cấp cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của
Apple để có thể duy trì mối quan hệ hợp tác.
2.2.5 Thị trường
• Khách hàng: Apple nhắm mục tiêu vào tất cả các đối tượng khách hàng, từ doanh
nghiệp đến cá nhân, từ trẻ em đến người cao tuổi. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng
chính của Apple là những người có thu nhập cao và yêu thích công nghệ.
• Đối thủ cạnh tranh: Apple phải cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn khác
như Samsung, Huawei, OPPO, Xiaomi... Các đối thủ cạnh tranh này đều cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tương đương với Apple, nhưng với mức giá thấp
hơn.
• Nhà cung cấp: Apple có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp của mình,
chủ yếu là các công ty sản xuất thiết bị điện tử ở Trung Quốc. Mối quan hệ này giúp
Apple đảm bảo được nguồn cung cấp ổn định và giá cả hợp lý.
• Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như chính sách pháp luật, tình
hình kinh tế, công nghệ... cũng có thể tác động đến thị trường của Apple.

Dưới đây là phân tích chi tiết về từng yếu tố:

Khách hàng

Apple nhắm mục tiêu vào tất cả các đối tượng khách hàng, từ doanh nghiệp đến cá
nhân, từ trẻ em đến người cao tuổi. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng chính của Apple là
những người có thu nhập cao và yêu thích công nghệ.

23
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Những người có thu nhập cao thường sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản
phẩm công nghệ cao. Họ cũng có xu hướng quan tâm đến thiết kế và tính năng của sản
phẩm. Apple đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng bằng cách cung cấp các sản
phẩm có thiết kế đẹp mắt, tính năng vượt trội và chất lượng cao.

Những người yêu thích công nghệ thường đánh giá cao các sản phẩm có tính năng
mới lạ và sáng tạo. Apple luôn đi đầu trong việc phát triển các công nghệ mới, mang đến
cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ.

Đối thủ cạnh tranh

Apple phải cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn khác như Samsung, Huawei,
OPPO, Xiaomi,... Các đối thủ cạnh tranh này đều cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng tương đương với Apple, nhưng với mức giá thấp hơn.

Để cạnh tranh với các đối thủ, Apple tập trung vào việc phát triển các sản phẩm có
tính năng độc đáo và sáng tạo. Apple cũng đầu tư mạnh vào marketing và bán hàng để
xây dựng thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.

Nhà cung cấp

Apple có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp linh kiện và dịch vụ của
mình. Công ty này cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp của mình có thể đáp ứng nhu cầu
của Apple về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.

Apple phụ thuộc vào một số nhà cung cấp chính để cung cấp các linh kiện và dịch
vụ quan trọng. Những nhà cung cấp này bao gồm Foxconn, Samsung, LG và TSMC.

Apple đã thực hiện một số bước để giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một số
nhà cung cấp chính. Công ty này đã bắt đầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và đầu
tư vào các công nghệ mới để giảm thiểu nhu cầu về linh kiện.

Các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường như chính sách pháp luật, tình hình kinh tế, công nghệ,...
cũng có thể tác động đến thị trường của Apple.

24
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Ví dụ, các chính sách pháp luật về an ninh mạng có thể ảnh hưởng đến việc Apple
bán các sản phẩm của mình ở các quốc gia khác nhau. Tình hình kinh tế suy thoái có thể
khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giảm nhu cầu mua sắm các sản phẩm công
nghệ cao. Sự phát triển của công nghệ mới có thể khiến các sản phẩm của Apple trở nên
lỗi thời và mất đi tính cạnh tranh.

Apple luôn theo dõi sát sao các yếu tố môi trường để kịp thời điều chỉnh chiến
lược kinh doanh của mình.

Bối cảnh vi mô của thị trường của tập đoàn Apple có những thuận lợi và thách
thức như sau:

Thuận lợi:

o Apple có thương hiệu mạnh và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
o Apple có danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng
khách hàng.
o Apple có nguồn cung cấp ổn định từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc.

Thách thức:

o Apple phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh mạnh, có nguồn lực dồi dào.
o Apple phải đối mặt với các yếu tố môi trường bất lợi như chính sách pháp luật,
tình hình kinh tế, công nghệ, ...

Apple đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh cao. Để duy trì vị thế dẫn
đầu, Apple cần tập trung vào các yếu tố sau:

• Tăng cường đổi mới sản phẩm: Apple cần tiếp tục đổi mới sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
• Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Apple cần tập trung vào việc cải thiện trải
nghiệm khách hàng, từ dịch vụ bán hàng đến dịch vụ hậu mãi.
• Mở rộng thị trường: Apple cần tiếp tục mở rộng thị trường sang các quốc gia và
khu vực mới.

25
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Dưới đây là một số xu hướng thị trường có thể ảnh hưởng đến Apple trong thời
gian tới:

• Tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh: Thị trường điện thoại thông
minh đang ngày càng phát triển, với sự ra đời của các công nghệ mới như 5G, AI,
AR/VR. Apple cần tận dụng xu hướng này để tăng trưởng doanh số bán hàng của
mình.
• Tăng trưởng của thị trường dịch vụ: Apple đang tập trung phát triển các dịch vụ
như iCloud, Apple Music, Apple TV+, Apple Arcade... Các dịch vụ này có tiềm năng
tăng trưởng cao trong thời gian tới.

• Sự phát triển của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang ngày càng phổ
biến, tạo ra cơ hội bán hàng mới cho Apple.

2.3 Các chiến lược cạnh tranh

2.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm (Product)


Chiến lược khác biệt hóa:

Khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm tạo sự độc đáo và đặc biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp, giúp nó nổi bật và thu
hút khách hàng.

26
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào năng lực nghiên cứu và phát
triển, sự sáng tạo, khả năng tư duy đột phá và tiềm lực tài chính của mình để lựa chọn
những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.

Ví dụ: Từ Macbook, iPhone, iPad, đến Apple Watch hay AirPods, Apple đã tận
dụng USP (Unique Selling Proposition – điểm bán hàng độc nhất) là hệ điều hành chính
hãng iOS và MacOS nhằm định hình và quảng bá sản phẩm tạo ra hình ảnh độc đáo và
giữ vững vị thế của mình trong ngành công nghiệp công nghệ.

Apple đã thực hiện chiến lược khác biệt hóa bằng các cách như sau:

• Thiết kế độc đáo và tinh tế

o Chiếc đồng hồ Apple Watch có nhiều phiên bản với các vật liệu khác nhau như
nhôm, thép không gỉ, titanium và gốm, màn hình Retina sắc nét và sáng với độ
phân giải cao đi kèm với nhiều loại dây đeo khác nhau và kích thước nhỏ gọn,
mỏng nhẹ trở thành một phụ kiện thời trang không thua kém gì các hãng đồng hồ
lớn như Rolex, ...

o Macbook Air được thiết kế mỏng nhẹ với màn hình Retina sắc nét và vỏ nhôm
nguyên khối sang trọng. Thiết kế này đã tạo ra tiêu chuẩn mới cho các máy tính
xách tay mỏng nhẹ và được xem là biểu tượng của sự tiện lợi và thẩm mỹ cao.

• Xây dựng hệ điều hành độc quyền

o Thay vì sử dụng hệ điều hành Windows như các hãng máy tính khác, Apple sử
dụng hệ điều hành MacOS cho các dòng máy tính của họ với trải nghiệm mượt mà
và tương thích, tính bảo mật cao và ổn định.

o Các chiếc điện thoại iPhone, iPad có hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao
tích hợp phần cứng và phần mềm cho phép tối ưu hóa hiệu suất với các tính năng
bảo mật mạnh mẽ như trình duyệt Safari an toàn, xác thực hai yếu tố và kiểm soát
quyền riêng tư.

27
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

2.3.2 Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt (Price)
• Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy)

Chiến lược định giá Premium là một phương pháp xác định giá bán cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ cao cấp thường tập trung vào việc tạo ra giá trị cao hơn so với các sản
phẩm cạnh tranh thông qua yếu tố như thương hiệu, chất lượng, độc đáo và trải nghiệm
khách hàng.

Do Apple là một thương hiệu cao cấp nên đây là chiến lược về giá thường thấy của
Apple vẫn giữ mức giá cao để duy trì hình ảnh sản phẩm và giảm thiểu ảnh hưởng đến
giá trị sản phẩm.

Mặc dù giá thành của sản phẩm Apple cao hơn những sản phẩm khác, họ vẫn thu
hút và giữ chân một số lượng khách hàng lớn nhờ vào các sản phẩm có giá trị cao và
công nghệ tiên tiến nhất cùng với hiệu suất cao và khả năng tiện ích đặc biệt.

Chiến lược này giúp Apple duy trì vị thế là một nhãn hiệu cao cấp, tạo ra giá trị và
hấp dẫn khách hàng mong muốn trải nghiệm công nghệ đẳng cấp, từ đó cho phép Apple
định giá sản phẩm của mình ở mức cao.

• Định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị là chiến lược định giá dựa trên giá trị mà
sản phẩm mang lại cho khách hàng, tập trung vào khả năng mà sản phẩm có thể đáp ứng
nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và sẵn sàng trả giá cao hơn cho giá trị đó.

Do những sản phẩm của Apple đều mang lại giá trị cao nên khách hàng có thể bỏ
ra một số tiền để sở hữu sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó, bất kỳ một sản phẩm mới được cải tiến có tính đột phá cũng đều dựa
trên mong muốn của khách hàng.

• Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing
Strategy)

28
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Chiến lược định giá theo tâm lý đó là tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu, giá trị
cảm xúc và sự chuẩn bị chi trả của khách hàng giúp tối ưu hóa giá trị và tạo ra một môi
trường kinh doanh tích cực.

Ví dụ: Theo hiệu ứng “9 chữ số”, giá kết thúc bằng .99 tạo ra ấn tượng về sự giảm
giá, ngay cả khi sự chênh lệch giữa $99.99 và $100 là rất nhỏ, thường thu hút sự chú ý
hơn trong quảng cáo và trưng bày sản phẩm, nắm bắt tâm lý khách hàng Apple đã sử
dụng hiệu ứng này nhằm tạo cảm giác giảm giá và tăng cường sự hấp dẫn đối với người
mua.

2.3.3 Chiến lược phân phối (Place)


• Chiến lược phân phối trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ Apple Store
Tính đến thời điểm hiện tại, Apple đã có hơn 500 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế
giới ở nhiều quốc gia khác nhau. Các cửa hàng này mang lại hơn 36% doanh thu cho toàn
hệ thống đặc biệt trong các khu vực đô thị lớn và trung tâm mua sắm với không gian rộng
rãi, sang trọng, bố trí mở rộng giúp khách hàng dễ dàng trải nghiệm và thử nghiệm sản
phẩm.

Ví dụ: Apple store nổi tại Singapore, cửa hàng không có tiếng ồn tại khu
Brooklyn New York hay cửa hàng mang đậm dấu ấn hoài cổ tại Bordeaux Pháp, …

• Chiến lược phân phối đa kênh


Chiến lược phân phối đa kênh là một cách tiếp cận mà Apple sử dụng để đưa sản
phẩm đến khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau, nhờ đó Apple có thể
mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dùng ở
nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Chiến lược này đem về khoảng 64% doanh thu
cho toàn bộ tập đoàn.

o AAR (Apple Authorised Reseller – Nhà bán lẻ ủy quyền của Apple)


Tiêu chí để được công nhận là đơn vị ủy quyền của Apple:

✓ Doanh số bán sản phẩm chính hãng của Apple theo từng năm

29
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

✓ Vị trí cửa hàng


✓ Chất lượng nhân sự
✓ Nền tảng kinh doanh trực tuyến
✓ …
Ví dụ: Ở Việt Nam, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm của Apple
tại đơn vị bán lẻ ủy quyền như FPT Shop, Thế Giới Di Động, Nguyen Kim hay
Điện Máy Xanh, …

o APR (Apple Premium Reseller – Nhà bán lẻ cao cấp của Apple)
Tiêu chí để được công nhận là đơn vị ủy quyền cấp cao của Apple:

✓ Có sự can thiệp của Apple vào cấu trúc bán hàng


✓ Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo chuyên sâu
✓ Không gian phòng trưng bày lớn, thiết kế hiện đại
✓ Tuân thủ đầy đủ các chính sách về giá, chất lượng và dịch vụ
✓ …
Ví dụ: Một số đơn vị ủy quyền cao cấp tại Việt Nam như iCenter tại các cửa hàng
ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải
Phòng; Futureworld có cửa hàng tại các trung tâm mua sắm lớn như Vincom
Center, Parkson và Crescent Mall ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội,…

• Chiến lược phân phối – bán hàng trực tuyến qua Website
Apple xây dựng một trang web chính thức có giao diện sáng tạo, thân thiện và dễ
sử dụng. Trang web này cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và công nghệ
của Apple, quy trình mua hàng được tối ưu hóa để khách hàng có thể dễ dàng đặt mua
sản phẩm và hoàn tất giao dịch.

Ngoài ra, Apple còn cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt cho khách hàng mua hàng trực
tuyến. Họ có chính sách bảo hành rõ ràng và cung cấp hỗ trợ kĩ thuật qua điện thoại,
email và chat trực tuyến để giải đáp mọi thắc mắc và yêu cầu từ khách hàng.

30
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Ngoài trang web chính thức của họ, Apple cũng kinh doanh trên một số trang
thương mại điện tử nổi tiếng như Amazon, Bestbuy – nhà bán lẻ công nghệ hàng đầu tại
Mỹ và cũng là đối tác phân phối chính thức của Apple, Walmart – trang web bán lẻ trực
tuyến lớn, …

2.3.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)


• Các chiến dịch quảng cáo khác biệt

- “Think different” – Chiến dịch quảng cáo này được ra mắt vào những năm 1990
– 2000, tập trung vào sự sáng tạo và tư duy khác biệt của Apple. Các video quảng
cáo tôn vinh những cá nhân nổi tiếng và thành công trong lĩnh vực nghệ thuật,
khoa học và công nghệ đã tạo nên một hình ảnh độc đáo và đặc trưng cho Apple.
Sau khi áp dụng, doanh thu Apple tăng vọt, cổ phiếu tăng gấp 3, iMac – hiện nay
đã trở thành chiếc máy tính bán chạy nhất trong lịch sử.

- “Shot on iPhone” – Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của Apple
tập trung vào khả năng chụp ảnh và quay video chất lượng cao trên iPhone. Apple
thu thập và chia sẻ những bức ảnh và video đẹp được chụp bằng iPhone từ người
dùng trên toàn thế giới, tạo ra cảm giác sáng tạo và kết nối với cộng đồng người
dùng.

- “Welcome Home” – Chiến dịch tập trung giới thiệu HomePod, loa thông minh
của Apple. Được đạo diễn bởi Spike Jonze, video quảng cáo “Welcome Home”
mang đến một trải nghiệm hình ảnh đầy màu sắc cùng với âm thanh sống động khi
một người phụ nữ trở về nhà và thay đổi không gian xung quanh bằng cách sử
dụng HomePod, tạo ra cảm giác phù hợp với tính năng và khả năng âm thanh của
HomePod.

• Ít có những chính sách ưu đãi về giá

Apple nổi tiếng với việc không cung cấp những chính sách ưu đãi về giá vì chủ
yếu tập trung vào việc xây dựng và duy trì hình ảnh cao cấp và giá trị của sản phẩm.

31
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tuy nhiên, Apple có chương trình giảm giá cho nhóm đặc biệt như sinh viên, giáo
viên và nhân viên ngành công nghiệp giáo dục. Chương trình cho phép mua với mức giá
ưu đãi hoặc có chính sách tài chính đặc biệt như trả góp.

Chính sách này thường được coi là một phần của chiến lược giữ giá trị và tạo nên
hiệu quả cao cho sản phẩm của họ. Apple tập trung vào việc trải nghiệm cao cấp, chất
lượng và dịch vụ hậu mãi tốt cho khách hàng.

2.3.5 Chiến lược chăm sóc khách hàng


• Chiến lược nội dung quảng cáo tập trung vào lợi ích của khách hàng

- Tập trung vào trải nghiệm người dùng: Apple đặt tiêu chí này lên hàng đầu
trong chiến lược quảng cáo của mình. Họ thường sử dụng hình ảnh và video minh
họa cách sản phẩm của họ có thể cải thiện cuộc sống và công việc hằng ngày của
người tiêu dùng.

- Tạo câu chuyện hấp dẫn: Apple thường sử dụng kĩ thuật storytelling để tạo ra
quảng cáo có sức hấp dẫn. Các câu chuyện thường xoay quanh trải nghiệm cá
nhân của người dùng và cách sản phẩm của mình đã giúp giải quyết vấn đề hoặc
nâng cao cuộc sống của họ.

- Tôn trọng giá trị và niềm tin của khách hàng: Apple không chỉ giới thiệu sản
phẩm mà còn làm nổi bật cách sản phẩm đó có thể đồng điệu với lối sống và giá trị
của khách hàng.

• Xây dựng hệ sinh thái dành cho người dùng Apple

- Tích hợp giữa thiết bị và dịch vụ: Một loạt các sản phẩm và dịch vụ bao gồm
iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, AirPods, HomePod và Apple TV được tích hợp
với nhau một cách mượt mà, cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu, tương tác và
trải nghiệm đồng bộ trên nhiều thiết bị.

32
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- Hệ điều hành chung: Apple sử dụng hệ điều hành chung là iOS và MacOS giúp
người dùng dễ àng chuyển đổi giữa các thiết bị mà không gặp rắc rối.

- Dịch vụ đám mây Apple: iCloud giúp người dùng lưu trữ và đồng bộ hóa dữ liệu
giữa các thiết bị của họ như iCloud Drive, iCloud Photos và Fine My giúp tăng
cường tích hợp và sự thuận tiện.

- Dịch vụ nền tảng: Apple Music, Apple TV+, Apple Arcade, Apple Fitness+ và
Apple News+ là những dịch vụ giải trí, thể thao và thông tin mà người dùng có thể
truy cập trên nhiều thiết bị của Apple.

- Tích hợp Siri và HomeKit: Siri – Trợ lý ảo của Apple và HomeKit là nền tảng để
quản lý thiết bị thông minh trong nhà giúp kết nối các phần của cuộc sống số trong
hệ sinh thái Apple.

• “Ngôn ngữ” riêng để trò chuyện với khách hàng

- Đơn giản và rõ ràng: Apple sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu để truyền đạt
thông tin một cách rõ ràng và dễ tiếp thu, tránh sử dụng thuật ngữ kỹ thuật phức
tạp làm khách hàng bối rối.
- Tạo sự kết nối: Apple sử dụng ngôn ngữ gần gũi và thân thiện tạo ra tin tưởng và
tương tác tích cực với khách hàng. Sử dụng các từ ngữ như “chúng ta” để tạo cảm
giác thuộc về cộng đồng.
- Tự tin và chắc chắn: Apple không ngần ngại thể hiện niềm tự hào về đổi mới và
tiên phong trong ngành công nghiệp khi trao đổi về sản phẩm của mình.
- Tôn trọng quyền riêng tư và an toàn: Apple sử dụng ngôn ngữ đảm bảo khách
hàng về sự chăm sóc và thông tin cá nhân của họ.

33
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

2.4 Đánh giá


MA TRẬN S-W-O-T CỦA APPLE
Điểm mạnh Điểm yếu
• Thương hiệu giá trị nhất thế giới. • Giá thành cao.
• Mang tính biểu tượng trên toàn thế giới. • Có ít khuyến mãi.
• Công nghệ hàng đầu. • Tham gia vào các lĩnh vực thiếu năng lực
• Thương hiệu được lựa chọn trong lĩnh vực cạnh tranh.
lập trình và sáng tạo. • Các sản phẩm khó tương thích với nền
• Đầu tư mạnh về lĩnh vực R&D. tảng của bên thứ ba.
• Phát triển mạnh mẽ về dịch vụ. • Phần mềm Parental Cotrol trên thiết bị
• Liam-Robot tái chế thiết bị Apple. Apple chưa hoạt động tốt.
• Hệ sinh thái khác biệt.
• Năng lực độc quyền.
• Mạng lưới doanh nghiệp toàn cầu.

Cơ hội Thách thức


• Khách hàng có lòng trung thành cao. • Nhiều đối tác lớn nhỏ của Apple không
• Điểm đến mơ ước của những chuyên gia đồng tình với chính sách chia sẻ 30%
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ. doanh thu.
• Xu hướng sử dụng công nghệ xanh. • Điều khoản bảo vệ môi trường liên quan
• Các xu hướng trong việc sử dụng thiết bị đến cổng sạc USB-Type C
đeo thông minh. • Xung đột Nga-Ukraine.
• Tiềm năng kinh doanh từ Ấn Độ. • Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn ngăn
chặn được dịch COVID-19
• AirTags đang bị sử dụng với mục đích
không tốt.
• Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng
fake thương hiệu Apple chưa được kiểm
soát.
• Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ hàng
đầu khác.
• Rủi ro giảm bớt tính bảo mật theo yêu cầu
của chính phủ Mỹ.

34
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

PHÂN TÍCH S-W-O-T CỦA APPLE CHO NĂM 2023


Dưới đây là các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Apple trong năm
2023.
ĐIỂM MẠNH CỦA APPLE – STRENGTHS
Thương hiệu giá trị toàn cầu
Theo thống kê của Statista, Apple sẽ là thương hiệu giá trị nhất năm 2022 với giá
trị 355.1 tỷ USD, cao hơn giá trị của Amazon, thương hiệu xếp thứ hai, với 254.2 tỷ
USD.

Tương tự như vậy, Apple được Interbrand coi là một trong những thương hiệu
hàng đầu thế giới, điều này thể hiện giá trị lớn mà Apple đem lại trong lĩnh vực thương
mại và quảng bá. Với giá trị tăng 18% so với năm 2022, thương hiệu này đã đạt được
482.215 tỷ USD ở thời điểm đầu năm 2023, vượt qua mức 278.288 tỷ USD của Microsoft
và 274.819 tỷ USD của Amazon.

(Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới đầu năm 2023, theo Interbrand)

35
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Tóm lại, ưu thế thương hiệu mang lại cho Apple nhiều cơ hội và lợi ích trong tất
cả các hoạt động kinh doanh và sản xuất, từ khách hàng truyền thống đến các đối tác
thương mại và các tổ chức quốc tế.

Mang tính biểu tượng trên toàn thế giới

Trong lĩnh vực thiết bị thông minh được cá nhân hóa, Apple nổi bật với sự đáng
tin cậy hàng đầu, và lượng khách hàng của công ty đang tăng lên cực kì nhanh chóng
hàng năm.

Công nghệ tiên tiến vượt bậc


Trong lĩnh vực công nghệ, Apple là nhà sản xuất đầu tiên cho phát hành những
thiết bị di động vô cùng sáng tạo đã làm thay đổi hành vi người tiêu dùng trên toàn cầu
như iPhone, iPad và AirPod. Ngoài ra, Apple vẫn tiếp tục đứng đầu trong một số lĩnh vực
công nghệ mới nhất, tiêu biểu là công nghệ 5G (nguồn: CNBC, 2023) hay smart watch
(Statista, 2023).

Đứng đầu trong ngành công nghiệp đổi mới và lập trình
Mặc dù Microsoft là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, nhưng MacOS lại
đứng đầu về phổ biến trong lĩnh vực lập trình.

Ngoài ra, các mẫu máy Mac Pro và iMac rất được ưa chuộng bởi hiệu suất cao và
tính ổn định của chúng, được các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo như thiết kế đồ họa,
hoạt hình, sản xuất video và các công việc khác đánh giá cao.

Do đó, thay vì nhắm đến đối tượng người tiêu dùng rộng lớn, Apple tập trung vào
việc phát triển các sản phẩm dành riêng cho công việc, làm cho chúng trở thành lựa chọn
hàng đầu trong ngành.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)


Apple luôn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm, công ty đã cho đầu tư hàng
loạt nghiên cứu chi tiết và sâu sắc để nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, đồng thời
xác định rõ và định hình xu hướng thị trường.

36
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Chẳng hạn, theo như công bố của MacroTrends, Apple đã trả 27.654 tỉ USD cho
hoạt động R&D tính đến 31/12/2022, tăng gần 20% so với năm 2021.

Phát triển mạnh mẽ về dịch vụ

Các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm chủ lực của Apple ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của họ.

Ví dụ, trong Q1/2023 kết thúc vào ngày 31/12/2022, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ
của Apple đã đạt con số kỷ lục là 20.77 tỷ USD, tăng 6.4% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, mặc dù nền kinh tế vĩ mô đang trải qua biến động và khó khăn trong nguồn
cung ứng, nhưng doanh số này vẫn vượt qua dự báo của các chuyên gia.

Hình ảnh cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng dịch vụ của Apple từ Q1/2016 đến
Q1/2023 (nguồn: Apple Insider)

Hơn nữa, Apple đang mở rộng phạm vi kinh doanh của mình thông qua các hoạt
động dịch vụ và chiến lược quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau mà công ty đưa ra.

Liam là một robot chuyên dụng trong việc tái chế các sản phẩm của Apple.
Liam là một robot tái chế được phát triển bởi Apple để thực hiện việc phân tách
các thành phần của iPhone. Mục tiêu chính là tái chế các linh kiện để chúng có thể được
sử dụng lại trong quá trình sản xuất các sản phẩm mới. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc

37
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

của Apple vào nguồn cung ứng nguyên vật liệu mới và hỗ trợ trong việc thúc đẩy quá
trình tái chế và bảo vệ môi trường.

Mạng lưới sinh học khác biệt


Khi nhắc đến Apple, người ta thường liên tưởng đến một cơ sở hạ tầng toàn diện
bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mang đậm dấu ấn độc quyền, ví dụ như cửa hàng ứng
dụng Apple App Store, dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud và hệ điều hành iOS. Áp dụng
các tiêu chuẩn an ninh cao, Apple đã xây dựng một hệ thống sản phẩm và dịch vụ tích
hợp chặt chẽ, nhằm đáp ứng mọi mong muốn của người tiêu dùng.

Do đó, người dùng thường xuyên tận dụng một loạt các sản phẩm và dịch vụ trong
hệ sinh thái Apple khi sử dụng sản phẩm của họ, nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu. Điều
này tạo ra sự khác biệt rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh như Google và Samsung, với
cách tiếp cận đồng bộ và tương thích giữa các thành phần trong thế giới Apple.

Khả năng độc quyền

Trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp có thể đồng thời là đối tác hợp tác và
đối thủ cạnh tranh. Với tư cách là một thương hiệu dẫn đầu thị trường, Apple có thể áp
đặt các chính sách của mình lên đối tác, đồng thời dễ dàng chi phối và loại bỏ những đối
tác có quan điểm khác biệt.

Một ví dụ rõ nét về sức ảnh hưởng của Apple là khi họ gây tổn thất 10 tỷ USD cho
chủ sở hữu của Facebook, hiện đang là Meta, thông qua việc thay đổi chính sách bảo mật
vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù Meta đã kiện Apple, nhưng họ không thể làm thay đổi
quyết định của Apple.

Thêm vào đó, Apple cũng đã tiến hành loại bỏ game Fortnite của Epic Games vào
năm 2020, sau khi công ty này phản đối việc chia sẻ doanh thu 30%, coi đây là mức phần
trăm quá cao. Hành động này đã khiến họ mất khoảng 26 triệu USD doanh thu mỗi tháng,
vì người chơi trên các thiết bị iOS không còn có khả năng trải nghiệm trò chơi này.

38
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Mạng lưới doanh nghiệp toàn cầu


Đa phần các quốc gia trên khắp thế giới đều có hệ thống phân phối chính thức của
Apple, do sức hấp dẫn của thương hiệu này đối với những người ưa thích công nghệ. Tuy
nhiên, có một số quốc gia như Nga, Cuba, Triều Tiên, Syria và Sudan không có kênh
phân phối chính thức của Apple.

ĐIỂM YẾU CỦA APPLE – WEAKNESSES


Chi phí cao
Gần như tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Apple đều có giá quá cao đến mức có
thể được coi là hàng xa xỉ. Do đó, sản phẩm của họ có thể không phù hợp với những
người có thu nhập trung bình hoặc thấp.

Có ít khuyến mãi

Bằng việc xây dựng một mô hình mà khách hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào sản
phẩm và dịch vụ của mình, Apple tự tin rằng không cần phải đầu tư một lượng lớn tiền
vào quảng cáo so với các đối thủ cạnh tranh. Họ cũng không cần phải triển khai các
chương trình khuyến mãi giảm giá đột ngột để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

Tham gia vào những lĩnh vực nơi có sức cạnh tranh thấp
Apple đang cạnh tranh với các công ty nổi tiếng như Netflix, Disney, Paypal... và
còn tham gia vào nhiều lĩnh vực mới như livestream và thanh toán thẻ tín dụng...

Như việc Apple gặp thất bại khi tham gia thị trường bản đồ trực tuyến để cạnh
tranh với Google Map,một đối thủ khổng lồ, bởi Apple không có ưu thế cạnh tranh trong
lĩnh vực đó từ trước.

Khó khăn khi tương thích với nền tảng của bên thứ ba
Thay vì tham gia vào luật chơi chung, Apple tạo ra một môi trường độc quyền cho
phép bên thứ ba tuân thủ các quy định của nó. Do đó, sản phẩm của Apple hiếm khi
tương thích tốt với các sản phẩm của bên thứ ba, trừ khi chúng được phát triển đặc biệt

39
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

cho hệ sinh thái của Apple. Điều này khác biệt so với các đối thủ như Google và
Samsung.

Chức năng Parental Control trên thiết bị Apple gặp vấn đề hiệu suất
Ứng dụng Parental Control của Apple cho phép phụ huynh giám sát việc sử dụng
thiết bị của con cái. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó không hoạt động đúng như mong đợi
vì vẫn tồn tại các lỗ hổng kỹ thuật, khiến cho việc vượt qua tầm quản lý của ứng dụng trở
nên dễ dàng đối với con cái.

Cơ Hội Của Apple – Opportunities

Lòng trung thành của khách hàng


Ngoài việc tăng giá thành sản xuất, Apple vẫn tập trung vào chất lượng sản phẩm.
Do đó, khách hàng luôn rất trung thành sử dụng sản phẩm của công ty.

Phát hiện của Morgan Stanley được công bố trên CNET cho thấy tỷ lệ giữ chân
khách hàng của Apple cao tới 92%, cho thấy gần như tất cả khách hàng của Apple đều
sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm của thương hiệu này hơn là mua sản phẩm từ đối
thủ cạnh tranh.

Môi trường làm việc lý tưởng của các chuyên gia công nghệ hàng đầu
Những người có tài năng trong lĩnh vực công nghệ thường tự thành lập doanh
nghiệp riêng của mình hoặc tham gia vào các công ty tốt nhất trên thế giới. Với tư cách là
một trong những công ty đi đầu về công nghệ, Apple luôn nằm trong danh sách ưu tiên
của nhiều chuyên gia khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

Điều này cho phép Apple cung cấp nền tảng cho các cơ hội kinh doanh tiềm năng
khác.

40
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Sử dụng công nghệ xanh


Nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội của chính phủ các quốc gia tập trung
vào chủ đề "xanh", thân thiện với môi trường. Thế cho nên, chính phủ và cộng đồng
người dân sẽ rất ủng hộ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ mới đáp ứng được các yêu
cầu trên.

Các xu hướng trong việc sử dụng thiết bị đeo thông minh


Nhiều loại thiết bị di động thông minh nhỏ gọn được sử dụng nhằm thay thế máy
tính, laptop hay TV cồng kềnh như loa di động thông minh, vòng đeo tay theo dõi nhịp
tim, đồng hồ thông minh…

Tiềm năng kinh doanh từ Ấn Độ


Ấn Độ là nước đông dân có dân số đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Tuy
Apple chỉ mới tham gia vào thị trường này nhưng Tim Cook đã nhìn ra được tiềm năng
phát triển thị trường trong tương lai. Số lượng người dùng Android chuyển sang iOS
đang ở mức cao kỷ lục, Apple cũng đang dẫn đầu lĩnh vực smartphone cao cấp tại quốc
gia này.

Thách Thức Của Apple – Threats


Bất đồng quan điểm trong việc phân chia doanh thu

Mặc dù Apple được biết đến với hệ sinh thái độc đáo nhưng điều này có thể dễ
dàng đưa công ty vào thế cạnh tranh độc quyền và gây ra các tranh chấp pháp lý liên
quan đến vấn đề cạnh tranh. Một trong những tranh chấp ấy là chính sách chia sẻ 30%
doanh thu ứng dụng App Store của Apple.

Vì vậy, Apple đã nhiều lần bị các đối tác khởi kiện, đòi mức phí bằng 30% doanh
thu ứng dụng App Store cũng như việc ngăn chặn các ứng dụng sử dụng cổng thanh toán
của bên thứ ba thay vì cổng thanh toán của Apple.

41
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Điều khoản bảo vệ môi trường liên quan đến cổng sạc USB-Type C
Một số tổ chức chính phủ trên toàn cầu chẳng hạn như Liên minh Châu Âu (EU),
vừa ra lệnh cho Apple và các công ty công nghệ khác sử dụng cổng sạc USB-Type C
trong nỗ lực bảo vệ môi trường. Điều này cho phép người dùng tái sử dụng các cổng sạc
cũ từ đó giúp giảm rác thải công nghệ và tiết kiệm nguyên liệu sản xuất.

Với tình hình này thì Apple có thể phải thay đổi hệ thống và giảm doanh số bán
sạc lightning, một phần quan trọng của môi trường kinh doanh để có thể đáp ứng các yêu
cầu được đề ra.

Căng thẳng về chính trị


Dù Apple đã hoàn toàn dừng việc buôn bán hàng hóa tại Nga do hoạt động quân
sự đặc biệt của quốc gia này tại Ukraine nhưng công ty vẫn phải đối mặt với những rủi ro
do cuộc chiến gây ra.

Chẳng hạn, mặc dù Trung Quốc là một thị trường quan trọng của Apple, nhưng
quan điểm chính trị về cuộc chiến Nga-Ukraine khiến Mỹ, EU và các quốc gia đồng minh
khác e ngại, điều này gây ra nguy cơ bị cấm vận kinh tế giống như Nga.

Chuyện này có thể dẫn đến việc Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai sau
Nga mà Apple có thể phải từ bỏ để tuân theo các qui định của chính phủ.

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 ở Trung Quốc


Như đã nêu ở trên, Trung Quốc đã tạo ra doanh thu lớn cho Apple trong những
năm vừa qua. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến năm 2022, các chính sách nghiêm ngặt của
chính phủ Trung Quốc đối với việc đối phó dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến
doanh thu bán hàng của Apple tại thị trường đông dân nhất thế giới này.

Mặc dù các cơ quan y tế Trung Quốc tuyên bố rằng số ca nhiễm mới và tử vong
đang theo chiều hướng giảm dần vào đầu tháng 2/2023, nhưng Apple chắc chắn sẽ phải
theo dõi chặt chẽ các tháng còn lại trong năm 2023 trước khi đưa ra tuyên bố rằng Covid-
19 tại Trung Quốc không còn là mối đe dọa đối với công ty.

42
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

AirTags bị sử dụng sai mục đích


Mặc dù AirTags cho phép người dùng tìm kiếm thiết bị Apple bị thất lạc bằng
cách kết nối Bluetooth, nhưng có những kẻ tội phạm đang dùng chức năng này để theo
dõi người khác và đánh cắp ô tô.

Dù cho Apple đã tuyên bố rằng ứng dụng Find My có thể cung cấp thông tin cảnh
báo khi có hiện tượng xâm nhập theo dõi, nhưng đó chưa phải là cách tốt nhất để ngăn
chặn việc AirTags bị lợi dụng cho việc xấu.

Việc bị “fake” sản phẩm vẫn chưa được kiểm soát

Là một brand có tiếng và sản phẩm luôn thuộc Top bán chạy nhất, Apple đang đối
mặt với các sản phẩm giả và hàng nhái.

Ví dụ, báo Thanh Niên đã đưa tin vào cuối tháng 2 năm 2023 rằng sản phẩm
Apple Watch Ultra có giá khoảng 18 triệu đô la đang bị nhái rất nhiều trên các sàn
TMĐT tại Việt Nam với giá rẻ chỉ từ 500 nghìn đến hơn 1 triệu đồng với ngoại hình y
chang hàng thật và đã có hàng trăm lượt mua.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt


Mặc dù kinh doanh luôn có cạnh tranh, nhưng nơi cạnh tranh gay gắt nhất phải kể
đến đó chính là lĩnh vực công nghệ.

Chả hạn, Google Bard hay Bing AI Chatbot dựa trên các mô hình ngôn ngữ hiện
đại nhất đã ra đời nhờ vào cuộc đua công nghệ AI của Google và Microsoft. Tuy nhiên,
Apple vẫn chưa có bất cứ hành động nào liên quan đến việc bắt kịp các xu hướng mới.

Apple có thể gặp khó khăn giống như Nokia trước đây nếu họ chậm hơn đối thủ
hoặc không thay đổi.

Rủi ro về tính bảo mật


Do sự quan tâm đáng kể của Apple đến vấn đề bảo mật, có rất nhiều người thích
sự riêng tư khi sử dụng các sản phẩm như iPhone, bao gồm cả giới tội phạm.

43
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

Trong quá khứ và hiện tại, Apple đã phải đối mặt với nhiều sức ép từ chính phủ
Hoa Kỳ để mở khóa iPhone thông qua backdoor, còn được gọi là cửa hậu, để tìm bằng
chứng phạm tội. Điều này có thể khiến Apple vi phạm các quy định bảo mật của chính
mình vì làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng.

44
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP


3.1 Đầu tư mạng lưới phân phối
Đầu tư vào mạng lưới phân phối là một trong những chiến lược quan trọng
giúp một công ty tận dụng thị trường quốc tế. Dưới đây là một số cách để đầu tư
vào mạng lưới phân phối:
- Bóc tách mạng lưới phân phối: Đầu tư vào mạng lưới phân phối có thể có
nghĩa là phân tách nó thành các phần nhỏ hơn và hướng dẫn các phần này làm việc
hiệu quả hơn. Đầu tư vào các công cụ và công nghệ để cải thiện sự giao tiếp và đối
tác có thể cho phép một công ty tận dụng các cơ hội phân phối tốt hơn.
- Mở rộng mạng lưới phân phối: Đầu tư vào việc mở rộng mạng lưới phân
phối có thể có nghĩa là đầu tư vào các công ty phân phối mới, các nhà nhập khẩu
và các đối tác khác trên các thị trường mới để mở rộng sự hiện diện của một công
ty.
- Đầu tư vào các nhà phân phối có uy tín: Tuyển chọn các nhà phân phối
có uy tín để giúp một công ty đảm bảo sản phẩm của họ có thể đến tay khách hàng
với chất lượng tốt.
- Đầu tư vào các nhà phân phối kỹ thuật số: Đầu tư vào các nhà phân phối
kỹ thuật số có thể giúp một công ty tận dụng các thị trường kỹ thuật số và phân
phối số.
- Đầu tư vào logistics và chuỗi cung ứng: Đầu tư vào logistics và chuỗi
cung ứng có thể giúp một công ty giảm thiểu rủi ro và cải thiện các hoạt động
phân phối.
- Đầu tư mạng lưới phân phối có thể giúp cho công ty tạo dựng được sự
hiện diện trên thị trường quốc tế. Từ đó nâng tầm thương hiệu và uy tín sản phẩm,
tăng khả năng nhận diện trên các thị trường mục tiêu

3.2 Thiết lập sản phẩm chính yếu

45
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

3.2.1 Dẫn đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới:
Để độc quyền một dòng sản phẩm thì cách đơn giản nhất là thành người đầu tiên
tạo ra nó. Đầu tiên, hãy tìm hiểu về sản phẩm hiện có trong phân khúc thị trường mà công
ty muốn tham gia hay không. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm tạo được cuộc
cách mạng trong bộ phận đó của thị trường và phân biệt với các đối thủ hiện có.

Những yếu tố sau đây có thể giúp bạn tạo ra sản phẩm mới:

- Nghiên cứu về thị trường: Lắng nghe nhu cầu của khách hàng và tìm cách đáp
ứng những nhu cầu đó. Cấu trúc các sản phẩm hiện có có thể giúp biết thêm về thị trường
mà doanh nghiệp công ty đang tham gia.

- Đẩy mạnh sáng chế: Sử dụng sáng chế trong sản phẩm của mình. Nó có thể làm
cho sản phẩm khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường hiện có。

- Đẩy mạnh trải nghiệm của khách hàng: Giữ cho trải nghiệm của khách hàng là
trung tâm trong việc phát triển sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm tập trung vào
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn là chỉ đơn thuần là sản xuất một sản phẩm.

- Tìm kiếm sự hợp tác: Việc hợp tác với các đối tác có thể tạo ra các sản phẩm
mới và giúp mở rộng các sản phẩm hiện có. Điều này cũng có thể giúp doanh nghiệp mở
rộng thế độc quyền trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
3.2.2 Định vị là sản phẩm có chất lượng cao
Định vị sản phẩm (product positioning) là một chiến lược marketing được sử
dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với khách hàng mục tiêu. Để định vị sản
phẩm thành công, nó phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, phân biệt sự
khác biệt của nó với sản phẩm khác trong thị trường và xây dựng một bản đồ tâm lý cho
sản phẩm của bạn:

- Đánh giá khách hàng hàng đầu: việc hỗ trợ khách hàng tốt cũng đã giúp nâng
cao sự tin cậy và uy tín của sản phẩm

46
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- Thiết kế tinh tế: Thiết kế của Apple đã trở thành chuẩn mực của thiết kế sản
phẩm. Apple được biết đến với các thiết kế đơn giản, nhưng vẫn có tính hiệu quả cao.
Điều này đã giúp tạo ra sự sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm của họ.

- Chất lượng dịch vụ hàng đầu: Apple cũng đã xây dựng một danh sách dài các
chương trình dịch vụ hàng đầu, bao gồm các chương trình phân phối, các chương trình
bán hàng và các chương trình bảo trì. Apple đã trở thành một đại lý mạnh trong thị
trường và đã giúp nâng cao uy tín của sản phẩm của họ.

3.3 Giảm giá sản phẩm

Apple phải có chiến lược giá cả hợp lý để thu hút những người đang có xu
hướng chuyển sang Android bằng cách giảm giá thành của iPhone, nhất là khi cạnh tranh
rất căng thẳng trên thị trường smartphone. Dưới đây là một số cách có thể sử dụng để
giảm giá thành của iPhone:

- Mua vật liệu với giá rẻ: Apple là một công ty lớn và có khả năng đàm phán để
mua vật liệu với giá rẻ. Họ có thể sử dụng tài nguyên kinh doanh của mình để tìm kiếm
các đối tác cung cấp các thành phần với giá rẻ hơn.

- Thiết kế phần mềm hiệu quả: Đầu tư vào việc thiết kế phần mềm hiệu quả để tối
ưu hóa tác vụ và giúp iPhone hoạt động với hiệu suất cao hơn. Điều này giúp iPhone hoạt
động hiệu quả với phần cứng tương tự của nó.

- Cải thiện quy trình sản xuất: Đầu tư cải hiện quy trình sản xuất để tạo ra các sản
phẩm với giá rẻ hơn. Điều này bao gồm cải thiện quy trình công nghệ, sử dụng các công
cụ robot để tăng cường sản xuất, và giảm thiểu các hoạt động không cần thiết.

- Tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực

3.4 Xúc tiến sản phẩm

Apple cần phải có một chiến lược cụ thể để xúc tiến sản phẩm của mình. Điều
quan trọng là phải hiểu rõ đối thủ và thị trường để có thể tạo ra những sản phẩm mới, có
giá trị nổi trội hơn. Apple cũng phải đa dạng hóa sản phẩm để có thể thâm nhập vào các

47
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

phân khúc khác nhau. Sản phẩm của Apple cũng phải luôn có tính sáng tạo mới để duy trì
sự mới mẻ. Cuối cùng, Apple phải có một chiến lược quảng bá sản phẩm để gia tăng
nhận biết, uy tín và hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Không có một cách cụ thể nào để xúc tiến sản phẩm. Các phương pháp truyền
thông quảng bá có thể được điều chỉnh dựa trên sản phẩm, khách hàng và thị trường của
nhà sản xuất. Các phương pháp khác nhau cũng có thể được sử dụng tùy thuộc vào sự sẵn
có của ngân sách. Những phương pháp này có thể bao gồm: Truyền thông quảng bá trực
tiếp: Đây là một trong những phương pháp trực tiếp nhất để giới thiệu sản phẩm đến
khách hàng tiềm năng. Có thể tính toán chi phí và khả năng tiếp cận cho phương tiện
truyền thông trực tiếp, như quảng cáo trên đài vô tuyến, truyền hình и print media.

Truyền thông quảng bá gián tiếp: Truyền thông quảng bá gián tiếp có thể bao
gồm nhiều dạng khác nhau, bao gồm việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook,
Twitter, Amazon, Instagram để đăng lại nội dung của các nhà tạo nội dung khác và cũng
như chia sẻ nội dung của chính mình. Đây cũng là hình thức sử dụng email marketing để
chia sẻ thông tin đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Sử dụng các sự kiện và hoạt động: Các sự kiện và hoạt động có thể được sử
dụng để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Ví dụ, khi giới thiệu một sản
phẩm mới, doanh nghiệp có thể tổ chức một sự kiện ra mắt tại triển lãm hoặc hội chợ.
3.5 Khai thác tiềm năng của Marketing số và truyền thông xã hội
Apple cần khai thác một cách có hệ thống các nền tảng truyền thông xã hội
để đến được nhiều người xem tiềm năng hơn. Chuyển đổi số là một chiến lược quan
trọng, và Apple cần tận dụng tốt những nền tảng mà người dùng quan tâm. Ngoài ra, cần
tận dụng các công cụ phân tích để có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề của người
dùng. Sáng tạo và đưa ra những sản phẩm mới có giá trị là một trong những cách tốt nhất
để tận dụng có hiệu quả marketing số và truyền thông xã hội.

Apple có thể khai thác tiềm năng của marketing số và truyền thông xã hội bởi:

48
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

- Tạo và duy trì các trang web, blog và cổng thông tin để phân phối thông tin và
tin tức về sản phẩm hoặc sự kiện mới cho người tiêu dùng.

- Làm việc với các nhà sáng lập và nhà sáng tạo để tạo ra các thể loại truyền
thông số mới, cũng như khuyến khích việc chia sẻ trên các mạng xã hội.

- Làm việc với các nhà quảng bá để tạo ra các chiến dịch truyền thông số và thông
tin về các sản phẩm mới.
3.6 Cải thiện chất lượng sản phẩm
Có nhiều cách để cải thiện chất lượng sản phẩm iPhone, bao gồm:

- Tăng độ phân giải camera: Nâng cao độ phân giải camera trên iPhone để cho ra
hình ảnh có độ phân giải cao hơn và chất lượng hình ảnh tốt hơn

- Tăng công suất pin: Cải thiện hiệu suất pin để kéo dài thời gian sử dụng trước
khi phải sạc lại. Điều này có thể giúp người dùng sử dụng iPhone trong thời gian dài hơn
và giảm bớt sự khó chịu khi phải sạc định kỳ.

- Giảm sự gián đoạn của mạng di động: iPhone có thể cải thiện sự kết nối mạng di
động để giảm sự gián đoạn liên lạc và giúp người dùng liên lạc với nhau dễ dàng hơn.

- Tăng sức mạnh của chip: Apple có thể nâng cấp chip iPhone để tăng độ nhanh
và mạnh mẽ của nó. Điều này có thể giúp các ứng dụng và trò chơi trên iPhone chạy
nhanh hơn và với khả năng xử lý tốt hơn.

49
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN


Trong gần 47 năm qua từ năm 1976 đến nay, Apple đã và đang tạo ra những sản
phẩm có nhiều tính đột phá,“là sự thách thức cho tất cả các rào cản về công nghệ. Hiện
nay, nó đã trở thành một trong những thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất trên thế giới ,
và cho ra mắt với thế giới nhiều sản phẩm “bom tấn” như MacBook, iPhone, iPod, Apple
TV, Time Capsule Mac OS X, Cinema Display, iLife, AirPort, và iWork … được cả thế
giới công nghệ tôn vinh và thán phục.

Nhắc đến “trái táo bị khuyết” - Apple, ai nấy cũng phát cuồng vì nó có sức hút.
Apple đã chiếm một vị trí độc nhất và bền vững trong tâm trí người dùng không chỉ với
chất lượng sản phẩm tốt mà còn có thiết kế sang trọng và chất lượng phục vụ khách hàng
hài lòng. Bởi vậy, Apple có được vị trí độc tôn với sự khác biệt giữa các thương hiệu
khác. Apple đã áp dụng thành công những giải pháp tối ưu để chứng minh cho lời khẳng
định đanh thép rằng Apple là thương hiệu nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến toàn cầu. Điều
đó khiến cho Apple có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khổng lồ từ nhiều mảng khác nhau
như Google, Samsung, Dell, HP, Sony,….

Để tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu trong tương lai, Apple hiện và sẽ đứng
trước vô vàn thử thách được đặt ra, đặc biệt là giai đoạn này khi vừa mất đi vị CEO tài
năng Steve Jobs. Đây có lẽ là một thách thức lớn đối với Apple. Chủ tịch Steve Jobs là
một nhà lãnh đạo tài ba và tầm nhìn, giúp Apple trở thành công ti công nghệ lớn nhất trên
thế giới. Tuy nhiên, hiện nay Apple vẫn có nhiều lợi thế để có thể vượt qua thách thức
này.

Trong thời kì hiện đại hiện nay, thế giới công nghệ đang phát triển không ngừng
nghỉ, với những xu hướng mới xuất hiện liên tục. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng,
Apple nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ nói chung cần phải liên tục đổi mới và
sáng tạo, làm cuộc sống trở nên tốt đẹp và thuận tiện hơn. Với lực lượng dồi dào, tài
năng, cùng với khách hàng trung thành và các nguồn lực hiện có, Apple có thể sẽ tiếp tục
vươn xa và cho ra những thiết bị số hiện đại hơn tiếp tục dẫn đầu trong ngành công nghệ
để phục vụ cho nhân loại.

50
NHÓM 5 “Phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh của Apple”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ma trận SWOT của Apple: https://ychoc.com/cach-phan-tich-swot-analysis-


case-study-apple/

2. Tầm nhìn hiện tại của Apple: https://vi1.warbletoncouncil.org/

3. Lịch sử hình thành và phát triển: https://vi.wikipedia.org/

4. Thị trường Apple: https://text.123docz.net/

5. Sản phẩm iPad: https://vi.unionpedia.org/

6. Môi trường văn hóa, xã hội: https://1office.vn/

7. Tiếp thị thương hiệu: https://tieuluanfree.wordpress.com/

51

You might also like