You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ UEH” NĂM 2024

ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TÁC ĐỘNG CỦA TINH THẦN CHUTZPAH LÊN HIỆU
SUẤT SÁNG TẠO TRONG ĐỘI NHÓM : HƯỚNG VẬN DỤNG
TINH THẦN CHUTZPAH ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT SÁNG TẠO LÀM VIỆC
NHÓM CỦA SINH VIÊN

Thuộc nhóm chuyên ngành: Thương mại – Quản trị Kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh 02/2024


I

TÓM TẮT

Sáng tạo bất tận hay thách thức những thứ đã có, táo bạo hay gay gắt, phá vỡ qui
tắc hay sự bất phục tùng, những yếu tố trên thể hiện một phần nào đó khía cạnh độc đáo
của tinh thần Chutzpah của dân tộc, đất nước Israel hay nổi tiếng với tên gọi “ Quốc
Gia Khởi Nghiệp”. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, sự sáng tạo là một yếu tố then
chốt để tạo ra sự khác biệt và giá trị cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Sự sáng tạo không
chỉ là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mà còn là khả năng áp dụng những ý tưởng
đó vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở môi trường cạnh tranh, sự sáng tạo không chỉ là sự đáp ứng, mà còn là sự định
hình và tạo ra những xu hướng mới, làm thay đổi cả bối cảnh kinh doanh và xã hội. Tuy
nhiên thật sự bối cảnh, văn hóa của tổ chức có mở rộng cho sự cạnh tranh nội bộ mang
tính xây dựng và nhân viên có chịu được áp lực khi cạnh tranh hay không, người quản
lý có hỗ trợ hay không, nguồn lực có dồi dào hay có đủ không gian để sáng tạo hay
không vẫn là các yếu tố vô cùng quan trọng để thực thi các tính chất độc đáo của tinh
thần Chutzpah nhằm nâng cao hiệu suất sáng tạo của đội nhóm.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy khi thành viên nhóm có các hoạt động mới
lạ, cách giải quyết vấn đề độc đáo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất sáng tạo nhóm.
Tiếp theo là các hành động mang tính táo bạo, can đảm hay thẳng thừng sẽ tác động
tương đối tích cực tới hiệu suất sáng tạo nhóm nhưng tất cả các kết quả trên phải nằm
trong môi trường phù hợp cho sự sáng tạo nhóm mà các phần sau nhóm có đề cập.
TỪ KHÓA: Chutzpah, Israel, Hiệu suất sáng tạo nhóm, khởi nghiệp, sáng tạo,
môi trường cho sự sáng tạo nhóm.
II

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... I
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. IV
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... IV
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
1.6. Đóng góp đề tài ....................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUTZPAH ....................................5
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................7
3.1. Bối cảnh và phát triển giả thiết ............................................................................7
3.1.1. Chutzpah and Its Linkage to Marketing Innovation, and Performance ........7
3.1.2. Chutzpah-driven export marketing: effects on export responsiveness and
performance .............................................................................................................7
3.1.3. Chutzpadik advertising and its effectiveness: Four studies of agencies and
audiences .................................................................................................................8
3.1.4. Israeli Crowdfunding: A Reflection of Its Entrepreneurial Culture ............10
3.2. Khái niệm sáng tạo ............................................................................................. 10
3.3. Nguồn gốc sáng tạo ............................................................................................ 11
3.4. Hình thành thang đo và bộ câu hỏi ....................................................................13
3.5. Giả thiết ..............................................................................................................16
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..17
4.1. Phân tích dữ liệu .................................................................................................17
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................17
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................18
5.1. Chất lượng biến quan sát của các nhân tố .........................................................18
5.2. Độ tin cậy thang đo............................................................................................. 22
5.3. Đánh giá tính phân biệt bằng hệ số Cross-loading ............................................24
5.4. Ý nghĩa các quan hệ tác động trong mô hình (Path Coefficients) ......................26
III

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ...........................................................................................28


CHƯƠNG 7. GIỚI HẠN BÀI NGHIÊN CỨU .........................................................29
CHƯƠNG 8. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ........................................................30
CHƯƠNG 9. HƯỚNG ÁP DỤNG TINH THẦN CHUTZPAH ĐỂ TĂNG HIỆU
SUẤT SÁNG TẠO CỦA ĐỘI NHÓM CỦA SINH VIÊN ........................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. I
PHỤ LỤC: BẢNG KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN
CHUTZPAH ĐẾN HIỆU SUẤT SÁNG TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM
VIỆC NHÓM .............................................................................................................. IV
IV

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Thang đo nhóm tác giả sử dụng.......................................................................13


Bảng 2: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy đầu tiên ...............................................18
Bảng 3: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy thứ hai ................................................20
Bảng 4: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy thứ 3....................................................21
Bảng 5: Độ tin cậy của các biến quan sát .....................................................................23
Bảng 6: Hệ số Cross-loading của các biến quan sát.....................................................24
Bảng 7: Độ tác động của các biến trong mô hình .........................................................26

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Biểu đồ thể hiện số vụ gọi vốn và tổng số tiền được đầu tư của các công ty công
nghệ Israel qua các năm từ 2014 tới 2022 (Start-Up Nation Finder 2022 Report) .......1
Hình 2: Research Model ..................................................................................................8
Hình 3: Các chủ đề ảnh hưởng đến hiệu suất sáng tạo nhóm .........................................9
Hình 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................17
Hình 5: Chỉ số tác động của các yếu tố lên hiệu suất sáng tạo nhóm...........................27
1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Israel, một quốc gia với dân số 9.249.152 người với tổng diện tích đất 21,640
Km2, nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra xung đột trong lịch sử, tài nguyên luôn thiếu
hụt nhưng tinh thần khởi nghiệp luôn dồi dào, tính sáng tạo của quốc gia này là yếu tố
đặc biệt đáng nhắc tới và là thứ giúp họ được mang cái tên “Quốc Gia Khởi
Nghiệp”.Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về GDP bình quân đầu
người vào năm 2023 thì Israel đứng thứ 13 trên thế giới đạt $58,274. Hơn nữa là các con
số đáng ngưỡng mộ liên quan đến khởi nghiệp của quốc gia này.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện số vụ gọi vốn và tổng số tiền được đầu tư của các công ty
công nghệ Israel qua các năm từ 2014 tới 2022 (Start-Up Nation Finder 2022 Report)
Kết thúc năm 2018 với 6 tỷ đô la được gọi vốn bởi 645 công ty, tăng 15% so với
năm trước đó và tăng 140% trong vòng năm năm. Phản ánh vào các con số gọi vốn này,
số lượng công ty công nghệ cao của Israel hoạt động đã tăng 27% kể từ năm 2014
(Korbet 2019).
Theo dữ liệu của Start-Up Nation Finder 2022 Report, con số 27,6 tỷ đô và 1103
thương vụ gọi vốn liên quan tới các công ty công nghệ là một con số đáng kinh ngạc của
Israel năm 2022.
Israel đã là một nhà lãnh đạo dẫn đầu về khởi nghiệp trong vòng hầu hết 3 thập
kỷ qua, đứng ở vị trí thứ năm trong chỉ số đổi mới đánh giá bởi Bloomberg năm 2019,
chỉ số theo dõi những quốc gia sáng tạo nhất (Jamrisko et al. 2019). Theo báo cáo của
Global Entrepreneurship Monitor (Menipaz và Avrahami 2019), Israel đứng thứ năm
trong số các quốc gia phát triển về mức độ khởi nghiệp trên thế giới và đứng thứ tư về
2

chỉ số tinh thần khởi nghiệp toàn cầu trên trang Global Entrepreneurship Monitor
(Menipaz và Avrahami 2019).Văn hóa khởi nghiệp này được chính phủ thổi lửa đáng kể
bằng các khoản đầu tư về nghiên cứu và phát triển, trong các quốc gia thuộc tổ chức
OECD thì Israel là đất nước có mức chi tiêu nội địa dẫn đầu cho việc nghiên cứu và phát
triển, cụ thể là 4.5% GDP của đất nước (đến năm 2017), và có khoảng 17 nhà nghiên
cứu trên mỗi 1000 người làm việc (OECD 2018).
Theo bài báo cáo GEM 2017 / 2018 Global Report của trang GEM Global
Entrepreneurship Monitor cho thấy rằng trong 100 người Israel thì có 65 người lựa chọn
khởi nghiệp là sự nghiệp mong muốn của mình và khoảng 52 người xem nó là đại diện
cho trạng thái thành công cao. Để thể hiện cho văn hóa khởi nghiệp của Israel nhà khoa
học Gad Yair đã tuyên bố trong bài nghiên của của mình (trích từ Yair 2019, tr. 25): "Sự
bản lĩnh để dám nghĩ, dám sáng tạo, không có sợ hãi thất bại, không có sợ hãi thách thức
các quy định".
Nghiên cứu này của nhóm đề cập đến việc tìm hiểu tinh thần Chutzpah của người
Israel bao gồm những suy nghĩ, hành động đặc trưng nào rồi từ đó xem xét các yếu tố
đó có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của đội nhóm hay không ? Chúng ta có thể học hỏi
được gì từ họ? Và áp dụng nó để giúp đội nhóm của sinh viên làm việc sáng tạo hơn.
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày nay, sự sáng tạo là một yếu tố
then chốt để tạo ra sự khác biệt và giá trị cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Sự sáng tạo
không chỉ là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mà còn là khả năng áp dụng những ý
tưởng đó vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, sự sáng tạo không phải là một kỹ năng bẩm sinh mà là một kỹ năng có thể
được học hỏi, rèn luyện và phát triển qua thời gian. Một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sự sáng tạo là tinh thần Chutzpah.
Tinh thần Chutzpah không chỉ là đặc trưng của người Israel mà còn là một nguồn
cảm hứng cho nhiều người trên thế giới, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực
sáng tạo. Tinh thần Chutzpah giúp họ dám nghĩ, dám làm, dám thử nghiệm, dám thất
bại và dám đứng lên. Nó không những giúp họ không sợ hãi trước những thách thức,
không ngại trước những khó khăn, không e ngại trước những ý kiến khác biệt mà còn
giúp họ luôn tìm kiếm những cơ hội mới, những giải pháp mới, những ý tưởng mới.
3

Từ các lý do trên, nhóm đã lựa chọn nghiên cứu về tác động của tinh thần
Chutzpah lên hiệu suất sáng tạo trong đội nhóm. Nhóm tin rằng đây là một đề tài mới
mẻ, hấp dẫn và có ý nghĩa thực tiễn. Nhóm mong muốn tìm hiểu về tinh thần Chutzpah
của người Israel và cách áp dụng nó vào hoạt động sáng tạo của các đội nhóm trong các
tổ chức, đặc biệt là các đội nhóm của sinh viên. Nhóm tin rằng sự áp dụng chiến lược
Chutzpah có thể không chỉ giúp tăng cường sự sáng tạo mà còn định hình cách đội nhóm
tương tác và hợp tác bên cạnh đó sẽ giúp đội nhóm vượt qua thách thức và tận dụng cơ
hội, mà từ đó, có thể ứng dụng vào thực tế trong môi trường học thuật.
Đặc biệt, nhóm cảm thấy nghiên cứu về tinh thần Chutzpah cũng mang lại những
bài học quan trọng cho sinh viên Việt Nam về cách nhìn nhận về quyền lực, sự đổi mới,
và sự tự tin trong công việc nhóm. Nhóm tin rằng thông qua việc áp dụng những giá trị
này, chúng ta có thể cải thiện không chỉ hiệu suất sáng tạo mà còn tạo nên những đội
nhóm mạnh mẽ và linh hoạt trong môi trường đầy thách thức. Vì vậy, đây không chỉ là
một nghiên cứu về một khái niệm độc đáo, mà còn là hành trình tự học và ứng dụng
những giá trị quan trọng từ tinh thần Chutzpah trong cuộc sống học thuật và nghề nghiệp
của chúng ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định các yếu tố thể hiện tinh thần Chutzpah.
2. Xác định tác động của các yếu tố thể hiện văn hoá Chutzpah đến hiệu suất
sáng tạo.
3. Đánh giá mức độ ảnh tác động (của các yếu tố cấu thành nên văn hóa
Chutzpah) (trong việc thể hiện văn hoá Chutzpah) với hiệu suất sáng tạo của các thành
viên trong đội nhóm trong việc thể hiện văn hoá Chutzpah.
4. Đề ra chiến lược áp dụng tinh thần Chutzpah để giúp đội nhóm sinh viên làm
việc sáng tạo hơn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Những yếu tố nào hình thành nên văn hóa Chutzpah?
2. Những yếu tố thể hiện văn hóa Chutzpah có tác động đến hiệu suất sáng tạo
hay không?
3. Những yếu tố thể hiện văn hóa Chutzpah có tác động đến hiệu suất sáng tạo
như thế nào?
4

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ba biến đại diện cho tinh thần Chutzpah đối
với hiệu suất sáng tạo nhóm.
Đối tượng khảo sát: Để đạt được các mục tiêu trên, một cuộc khảo sát đã được
thực hiện vào tháng 12 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số
208 đối tượng tham gia khảo sát bao gồm học sinh, sinh viên, người đã đi làm/ thực tập.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu phân tích dựa trên phương pháp định tính, chọn lọc mã hóa dữ
liệu trên phần mềm Excel 2016, SPSS 20.0 để phân tích thống kê mô tả, các kiểm định
còn lại được thực thiện qua phần phần mềm SMART-PLS.
1.6. Đóng góp đề tài
Xác Định Tác Động Cụ Thể của Tinh Thần Chutzpah: Nghiên cứu của chúng tôi
sẽ tập trung vào việc xác định những tác động cụ thể của tinh thần Chutzpah đối với
hiệu suất sáng tạo trong đội nhóm. Bằng cách này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể làm thế
nào sự tự tin, táo bạo, và quyết đoán - những đặc tính cơ bản của Chutzpah - ảnh hưởng
đến quá trình sáng tạo của đội nhóm.
Phát Hiện Chiến Lược Hiệu Quả: Đề tài của chúng tôi không chỉ xác định tác
động của tinh thần Chutzpah mà còn phát hiện và đề xuất những chiến lược cụ thể để
vận dụng tinh thần này một cách hiệu quả trong đội nhóm sinh viên. Chúng tôi sẽ cung
cấp các hướng dẫn và gợi ý để thúc đẩy sự tự tin, sự táo bạo và quyết đoán trong quá
trình làm việc nhóm, nhằm tăng cường hiệu suất sáng tạo.
Ứng Dụng Kết Quả Cho Cộng Đồng Học Thuật và Doanh Nghiệp: Kết quả của
nghiên cứu sẽ không chỉ có ích cho cộng đồng học thuật mà còn mang lại giá trị cho
doanh nghiệp và tổ chức. Chúng tôi sẽ đề xuất các phương pháp và chiến lược có thể áp
dụng rộng rãi để cải thiện hiệu suất sáng tạo trong các đội nhóm làm việc.
5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUTZPAH

Chutzpah là một khái niệm xuất phát từ tiếng Yiddish của người Do Thái, mô tả
sự tự tin mạnh mẽ và gan dạ, thể hiện qua khả năng đối mặt với thách thức, đấu tranh
vượt qua khó khăn một cách quả quyết và không ngừng. Nó phản ánh tinh thần kiên
định, quyết tâm và sự can đảm, cho phép cá nhân hoặc đội nhóm đối diện và vượt qua
những tình huống có thể được coi là khó khăn hoặc không thể. Theo từ điển Webster's
New World College để định nghĩa 'Chutzpah' là 'sự trơ trẽn không biết xấu hổ; sự mặt
dày; sự trơ trẽn'." và theo quyển The Joys of Yiddish của tác giả Leo Rosten thì mô tả
'Chutzpah' như một thành ngữ Yiddish có nghĩa là 'sự trơ trẽn, gan dạ, sự trơ trẽn không
biết xấu hổ'.
Có thể thấy rằng định nghĩa của Chutzpah có hẳn 2 mặt riêng biệt tùy theo góc
nhìn của họ là nạn nhân hay là người thực hiện: "Từ 'Chutzpah' mang cả hai ý nghĩa tích
cực và tiêu cực. Đối với người thực hiện Chutzpah, nó có nghĩa là sự táo bạo, quyết
đoán, sẵn lòng đòi những gì thuộc về mình, thách thức truyền thống, phản đối quyền
lực, khiến người ta giật mình. Đối với nạn nhân của Chutzpah, nó có nghĩa là sự mặt
dày không kiềm chế, gan dạ, kiêu căng, đòi hỏi quá mức, tự cao tự đại. Thực sự, điều
này phụ thuộc vào quan điểm của người nhìn nhận."
Trong ngữ cảnh kinh doanh của một công ty, Chutzpah có thể được hiểu như một
tinh thần dẫn dắt doanh nghiệp đối diện với rủi ro, thách thức và cơ hội một cách mạnh
mẽ và tự tin. Nếu cá nhân trong môi trường kinh doanh sở hữu tinh thần Chutzpah thì
họ sẽ không ngại ngần khi phạm lỗi, không lo lắng về những thất bại và cố gắng tìm ra
con đường đúng đắn trong kinh doanh. Chutzpah được ca ngợi là người khiến mọi việc
diễn ra, tạo ra những cách suy nghĩ mới (Schultz, 2007).
Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt và tinh thần Chutzpah cũng như vậy. Tinh
thần này thường thể hiện sự thô lỗ hay nói đúng hơn là gây áp lực lên tinh thần người
đối diện, điều này thường dễ gây tổn thương và khó chịu cho họ. Nhưng khi biết sử dụng
tinh thần này đúng cách, việc gây áp lực lên tinh thần có có thể sẽ thúc đẩy hiệu suất
làm việc cũng như sức sáng tạo. Việc sử dụng Chutzpah cũng như một con dao hai lưỡi
nếu người sử dụng không biết cách thể hiện đúng nơi đúng lúc.
Dưới đây là một vài quan điểm và nhận định về tinh thần Chutzpa:
- Guy Kawasaki, cựu tác giả chính của cuốn sách "The Macintosh Way" của Apple:
“Điều tuyệt vời của chutzpah là nó truyền cảm hứng cho mọi người vượt quá khả
6

năng của mình...mọi người sẽ chiến đấu đến chết nếu được dẫn dắt bởi một anh
chàng chutzpah.”
- Theo Dan Senor, Saul Singer, Quốc Gia Khởi Nghiệp (2009): “Loại tranh luận quyết
liệt bị ghét cay ghét đắng trong văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác, nhưng
với người Israel, đây là giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề” “Những người
không thích sự thẳng thắn được xem là quá trớn này sẽ không có thiện cảm với người
Israel, nhưng người khác thì thấy thoải mái và xem đây là biểu hiện của sự chân
thành.”, “Chúng tôi đã làm theo cách của người Israel; chúng tôi tranh cãi đến khi
thắng mới thôi”(Theo bài viết “How Israel Saved Intel” của Ian King, đăng trên
Seattle Times ngày 9 tháng 4 năm 2007).
- Theo Dan Senor, Saul Singer,Quốc Gia Khởi Nghiệp (2009); “Sự quả quyết hay xấc
xược. Tư duy phê phán, độc lập, với sự bất phục tùng. Tầm nhìn sâu rộng hay kiêu
ngạo, chọn từ nào phụ thuộc vào quan điểm của bạn, nhưng tựu chung, tất cả đều
miêu tả tinh thần khởi nghiệp Israel điển hình của giới doanh nhân.”
Có thể thấy đây là một yếu tố đặc biệt, sử dụng hiệu quả trong những tình huống
và môi trường nhất định, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sự khác biệt hóa
và sự cởi mở của thành viên, trí tuệ cảm xúc, tư duy rộng mở, văn hóa tổ chức hay môi
trường làm việc.
7

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Bối cảnh và phát triển giả thiết


Mục tiêu đầu tiên của bài nghiên cứu được đề cập ở trên là tìm ra các yếu tố thành
phần của “Chutzpah”, những thứ cấu tạo nên tinh thần này bao gồm hành động, lối tư
duy.
Để làm được điều đó thì cần rất nhiều nguồn lực, cụ thể là tiếp cận được với
người Israel để phỏng vấn, lấy số liệu và phân tích từ đó mới kết luận rằng “Chutzpah”
gồm những yếu tố nào. Sau đó mới đánh giá xem những yếu tố cấu thành đó ảnh hưởng
tới hiệu suất sáng tạo nhóm không và như thế nào. Với nguồn thông tin hạn hẹp vì lý do
rằng chủ đề nghiên cứu về tinh thần “Chutzpah” còn chưa được khai thác để nghiên cứu
nhiều, nhóm nghiên cứu đã cố gắng để thu thập những thông tin quý giá để có thể hình
thành nên “Chutzpah”, những thông tin sẽ được trình bài theo quá trình nhận thức về đề
tài và quá trình nghiên cứu của nhóm.
3.1.1. Chutzpah and Its Linkage to Marketing Innovation, and Performance
Bài nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin về Chutzpah, theo nhóm tác giả:
“chúng tôi đã khởi động giai đoạn nghiên cứu sơ bộ tập trung vào việc cung cấp định
nghĩa và khuôn khổ cơ bản cho chủ đề Chutzpah”. Họ đã tiến hành cuộc phỏng vấn theo
lý thuyết nền về phân tích dữ liệu định tính của (Miles và Huberman, 1994) và kết quả
đầu tiên là các nhà quản lý người Israel đều mô tả Chutzpah như một hành vi độc đáo,
gồm 2 mặt tiêu cực lẫn tích cực liên quan tới hành vi thiếu tôn trọng quy ước, không
tuân theo quy tắc đã có. Kết quả thứ 2 là họ đồng ý một khung khái niệm về Chutzpah
gồm những hành vi sau: Sự táo bạo, sự sáng tạo, tính độc đáo, sự thẳng thừng, sự thách
thức, sự vi phạm, và sự thiếu tôn trọng.Với những thông tin này nếu không phân loại
các hành vi này thành các nhóm cụ thể sẽ rất khó để tìm sự tác động giữa nó và các yếu
tố khác.
3.1.2. Chutzpah-driven export marketing: effects on export responsiveness
and performance
Vì đây cùng là tác giải của bài trước thế nên bài nghiên cứu này đã phát triển
thêm 1 bậc là đã tích hợp phân chia các thành phần trong khái niệm của Chutzpah thành
2 nhóm chính (Táo bạo, Vi phạm quy tắc).
Đây là bài nghiên cứu giúp nhóm có thể hình dung ra được ý tưởng, hướng phát
triển đề tài và thực hiện nó, Nhóm tác giả thông qua các phương pháp phỏng vấn trực
8

tiếp các nhà quản lý để biết được mức độ ảnh hưởng giữa 2 yếu tố chính ( Táo bạo, Vi
phạm quy tắc) của Chutzpah đến hiệu quả xuất khẩu như thế nào.

Hình 2: Research Model


Dưới đây là bộ câu hỏi liên quan tới các yếu tố chính của Chutzpah mà họ đã
thành lập:
Chiều đầu tiên, Chutzpah táo bạo, bao gồm 4 mục: "Chúng tôi được coi là táo
bạo", "Chúng tôi thách thức một cách trơ tráo trong cách tiếp cận của mình", "Chúng tôi
có lòng can đảm để đưa ra quyết định khác thường" và "Chúng tôi có lòng táo bạo để
hành động với sự vô tư nếu cần thiết".
Chiều thứ hai, Chutzpah vi phạm quy tắc, bao gồm 4 mục: "Chúng tôi rất thường
xuyên vượt qua giới hạn khi đưa ra quyết định", "Chúng tôi không, như một quy tắc,
thích tuân theo những gì được mong đợi", "Chúng tôi không tuân theo bất kỳ quy tắc
nào mà chúng ta có thể mong đợi phải tuân theo" và "Một số đối tác kinh doanh và/hoặc
khách hàng của chúng tôi có thể nghĩ rằng chúng tôi là trơ tráo".
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng những khía cạnh này có tác động khác
biệt đối với sự đáp ứng xuất khẩu. Trong khi sự táo bạo là một yếu tố tăng cường mạnh
mẽ cho sự đáp ứng xuất khẩu, đến một mức độ nhất định, tác động của nó bị cân bằng
bởi việc vi phạm quy ước.
Nhờ nghiên cứu này mà nhóm đã hình dung được thế nào là Chutzpah và 2 yếu
tố của nó nhưng cách hình thành nên 2 yếu tố này chưa có độ tin cậy cao.
3.1.3. Chutzpadik advertising and its effectiveness: Four studies of agencies
and audiences
Ở bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã chuyển các yếu tố hình thành nên Chutzpah
(First order coding) thành các chủ đề (Second order themes), thứ mà nhóm quan tâm
9

nhất, bằng cách phỏng vấn với 12 quản lý của các công ty quảng cáo và 22 thành viên
của công chúng Israel.
Nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn Dựa trên phương pháp của Gioia và
đồng nghiệp (Corley & Gioia, 2011; Gioia et al., 2013).
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy hiệu quả quảng cáo xuất hiện cao nhất ở
các mức độ táo bạo thấp, với mối quan hệ này trở nên tiêu cực ngày càng lớn khi mức
độ táo bạo tăng lên, tính mới lạ trong quảng cáo Chutzpadik liên tục được liên kết với
hiệu quả của nó. Phân tích định lượng cho thấy một mối quan hệ tuyến tính tích cực
trong khi phân tích so sánh chất lượng.Tuy nhiên, điều này không phải là toàn bộ câu
chuyện. Thay vào đó, sự hiện diện của tính mới lạ có thể được kết hợp với vi phạm
quy ước hoặc thiếu táo bạo, tính mới lạ là một điều kiện cần nhưng không đủ cho một
quảng cáo để hiệu quả.

Cuối cùng là biến vi phạm qui ước có tác động đến hiệu suất quảng cáo nhưng
tùy thuộc vào tình huống biến vi phạm qui ước vắng mặt hay không vắng mặt trong
quảng cáo. Quảng cáo Chutzpadik không nên tích hợp quá nhiều tính táo bạo nhưng
nên rất mới lạ và (nói chung) vi phạm quy ước nếu muốn có cơ hội tốt nhất để thu hút
sự chú ý của khán giả.

Nhờ nghiên cứu này mà khái niệm Chutzpah được thu gọn thành 3 chủ đề chính
là vi phạm chuẩn mực, mới lạ và táo bạo từ những chủ đề được thành lập này nhóm sẽ
có tiền đề để xem xét những chủ đề đó ảnh hưởng để hiệu suất sáng tạo nhóm như thế
nào.

Hình 3: Các chủ đề ảnh hưởng đến hiệu suất sáng tạo nhóm
Chủ đề Sự Mới Lạ bao gồm: Creativity / innovation / originality
Chủ đề Táo Bạo bao gồm: Courage / risk-taking / boldness / bluntness
Chủ đề Vi Phạm Quy Chuẩn bao gồm: Transgression / irreverence / breaking with
conventions / rudeness
10

(Theo phụ lục C, Chutzpadik advertising and its effectiveness: Four studies of
agencies and audiences)
3.1.4. Israeli Crowdfunding: A Reflection of Its Entrepreneurial Culture
Bài nghiên cứu này giúp nhóm có thêm thông tin về sự sáng tạo và dữ liệu khởi
nghiệp của quốc gia Israel thông qua các số liệu và văn hóa của người dân nước này,
đồng thời rằng những thông tin trong bài nghiên cứu này giúp cho nhóm chọn được
thang đo hiệu suất sáng tạo làm việc nhóm phù hợp.
3.2. Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo không chỉ là một khái niệm mà còn là một quá trình đầy sức mạnh, mở
ra những cánh cửa của tiềm năng không ngờ và sự thay đổi đột phá. Trong các nghiên
cứu và quan điểm của các nhà nghiên cứu và tác giả nổi tiếng, sáng tạo thường được
miêu tả như một hiện tượng phức tạp, không giới hạn bởi giới hạn của bất kỳ lĩnh vực
cụ thể nào. Clayton Christensen, tác giả của "The Innovator's Dilemma," định nghĩa
sáng tạo không chỉ là việc tạo ra cái mới, mà còn là quá trình biến những điều mới đó
thành giá trị kinh doanh thực tế. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc áp dụng sáng
tạo vào bối cảnh thực tế và thị trường.
Sáng tạo thường không đơn thuần là việc đặt ra những ý tưởng mới mẻ, mà còn
liên quan đến khả năng kết hợp linh hoạt các ý tưởng đã tồn tại để tạo ra điều mới và có
ý nghĩa. Theo quan điểm của Andrew Hargadon trong "How Breakthroughs Happen,"
sự sáng tạo thường phát sinh từ sự kết hợp sáng tạo, thậm chí là sự tái tạo, của các ý
tưởng trước đó. Điều này đặt ra câu hỏi về sự linh hoạt và khả năng hợp nhất của cá
nhân và tổ chức, nơi sự đa dạng ý tưởng có thể tạo ra tác động lớn.
Scott Berkun, trong "The Myths of Innovation," nhấn mạnh rằng sáng tạo không
chỉ là về ý tưởng, mà còn liên quan đến việc thực hiện và thay đổi thực tế. Việc biến ý
tưởng thành hành động, từ khái niệm trừu tượng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình
cụ thể, là một phần quan trọng của sự sáng tạo. Điều này yêu cầu sự kiên trì, tư duy thực
tế và khả năng thí nghiệm.
Một quan điểm quan trọng khác về sáng tạo được đề cập bởi Peter F. Drucker
trong "Innovation and Entrepreneurship: Practice and Principles" là sáng tạo không chỉ
đơn thuần là việc tạo ra cái mới, mà còn liên quan đến khả năng nhìn nhận cơ hội và
chuyển đổi chúng thành hiệu suất kinh tế thực tế. Điều này ám chỉ rằng sự sáng tạo
11

không chỉ dừng lại ở quá trình tạo ra, mà còn đòi hỏi khả năng nhận diện cơ hội và triển
khai chúng một cách có hiệu quả trong môi trường kinh doanh.
Sự sáng tạo không giới hạn bởi biên giới ngành nghề hay lĩnh vực. Nó có thể xuất
hiện ở mọi nơi, từ lĩnh vực khoa học và công nghệ đến nghệ thuật, giáo dục, và thậm
chí trong quản lý tổ chức. Sáng tạo có thể đến từ cá nhân, nhóm, hay tổ chức. Đôi khi,
nó có thể xuất hiện như một ý tưởng đột phá, nhưng cũng có thể là sự tích lũy và tiếp
tục phát triển từ những cải tiến nhỏ. Sự đa dạng trong nguồn gốc và bản chất của sáng
tạo làm nổi bật sự phong phú và linh hoạt của quá trình này.
Đối với cá nhân, sự sáng tạo thường đòi hỏi tư duy mở rộng, sẵn sàng thử nghiệm,
và khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ. Sự sáng tạo không chỉ là đặc quyền của
những người có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể mà còn là khả năng kết
nối và áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong bối cảnh tổ chức, tạo ra một môi trường khích lệ sáng tạo đòi hỏi sự hỗ trợ
và khuyến khích từ lãnh đạo, sự tự do thử nghiệm, và sự chấp nhận của rủi ro. Quá trình
này không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới mà còn là việc phát hiện ra cách cải thiện
quy trình và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Trong khi sự sáng tạo mang lại cơ hội lớn, nó cũng đặt ra những thách thức, đặc
biệt là trong việc quản lý những thay đổi. Lãnh đạo cần có sự linh hoạt để thích ứng và
hướng dẫn tổ chức qua những giai đoạn không chắc chắn. Sự đổi mới có thể đụng phải
sự kháng cự, và khả năng đối mặt với những thách thức này là một phần quan trọng của
quá trình sáng tạo.
Tóm lại, sáng tạo không chỉ là việc tạo ra điều mới, mà còn là quá trình biến ý
tưởng thành giá trị thực tế trong thị trường và xã hội. Nó yêu cầu sự linh hoạt, khả năng
hợp nhất ý tưởng, và khả năng nhìn nhận cơ hội. Sự sáng tạo không có giới hạn về lĩnh
vực hoặc nguồn gốc, và có thể xuất hiện ở mọi cấp độ, từ cá nhân đến tổ chức. Để thúc
đẩy sự sáng tạo, cần có sự hỗ trợ và lãnh đạo mở rộng, cũng như khả năng quản lý rủi
ro và đối mặt với những thách thức mà quá trình này mang lại. Sáng tạo không chỉ là
một yếu tố quan trọng trong sự phát triển, mà còn là chìa khóa để đối mặt với thách thức
và tạo ra tương lai mới.
3.3. Nguồn gốc sáng tạo
Sự sáng tạo, như một hiện tượng phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào tâm trí sáng
tạo và khả năng đối mặt với thách thức, mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ yếu tố cạnh
12

tranh. Trong quá trình đua tranh để tồn tại và phát triển, các cá nhân, tổ chức, và cả xã
hội thường tìm kiếm những cách tiếp cận sáng tạo để nâng cao năng lực và vượt lên trên
đối thủ.
B. N. Norton đã đưa ra quan điểm rằng sự sáng tạo thường nảy sinh từ sự dũng
cảm đối mặt với thất bại. Tuy nhiên, cạnh tranh là nguồn động viên mạnh mẽ, đẩy con
người vượt qua những thất bại và tìm kiếm những cách tiếp cận mới để chiến thắng
trong môi trường cạnh tranh.
Lee Clow, khi nhấn mạnh về tác động của môi trường đối với sự sáng tạo, không
chỉ giới hạn nó trong khía cạnh văn hóa và xã hội mà còn nhìn nhận vai trò của cạnh
tranh trong việc hình thành môi trường. Sự cạnh tranh không chỉ là thách thức mà còn
là nguồn lực kích thích tinh thần sáng tạo, đòi hỏi những ý tưởng và giải pháp nổi bật
để nổi trội giữa đám đông.
Albert Einstein, với quan điểm về sự kết hợp của kiến thức, có thể áp dụng điều
này vào bối cảnh cạnh tranh. Đối mặt với áp lực từ sự cạnh tranh, sự sáng tạo thường
xuất hiện khi người ta kết hợp và tận dụng kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra những giải
pháp mới và tiên tiến.
James Burke, khi bàn về giao thoa giữa các ý tưởng và văn hóa, có thể thấy rõ
ảnh hưởng của cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh, sự giao thoa trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết, vì nó có thể mang lại lợi thế đối đầu và tạo ra những ý tưởng mới để
đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của thị trường.
Tóm lại, yếu tố cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sự
sáng tạo. Sự đua tranh không chỉ tạo ra áp lực mà còn là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy
con người và tổ chức tìm kiếm những cách sáng tạo mới để đối phó với thách thức và
vươn lên trên đối thủ. Trong môi trường cạnh tranh, sự sáng tạo không chỉ là sự đáp ứng,
mà còn là sự định hình và tạo ra những xu hướng mới, làm thay đổi cả bối cảnh kinh
doanh và xã hội. Nhưng thật sự bối cảnh, văn hóa của tổ chức có mở rộng cho sự cạnh
tranh nội bộ mang tính xây dựng và nhân viên có chịu được áp lực khi cạnh tranh hay
không, người quản lý có hỗ trợ hay không, nguồn lực có dồi dào hay có đủ không gian
để sáng tạo hay không vẫn là các yếu tố vô cùng quan trọng, tụ chung lại được gọi là
môi trường cho sự sáng tạo mà ở phần sau nhóm sẽ đề cập tới các yếu tố này.
13

3.4. Hình thành thang đo và bộ câu hỏi


Thang đo và bộ câu hỏi của bài nghiên cứu sẽ gồm 2 phần chính: một là liên quan
tới 3 chủ đề chính của Chutzpah, hai là liên quan tới hiệu suất sáng tạo trong quá trình
làm việc nhóm.
Đầu tiên là thang đo và bộ câu hỏi về 3 chủ đề chính của Chutzpah. Chủ đề "Sự
Mới Lạ": Sáng tạo / đổi mới / sự độc đáo:
Chủ đề "Táo Bạo": Can đảm / đánh cược / sự táo bạo / tính quả cảm / thẳng thừng.
Chủ đề "Vi Phạm Quy Chuẩn": Vi phạm / thiếu tôn trọng / phá vỡ quy ước / thách
thức / sự thô lỗ.
Từ những cơ sở lý thuyết trên cộng với Phụ lục C của bài nghiên cứu.
Chutzpadik advertising and its effectiveness: Four studies of agencies and
audiences nhóm đã tổng hợp được thông tin mà tác giả cung cấp trong bài nghiên cứu
của mình khi phỏng vấn các quản lý và thành viên liên quan nhóm đã hình thành nên
được bộ câu hỏi và thang đo liên quan mật thiết về các chủ đề của Chuztpah.
Thứ 2 là bộ câu hỏi và thang đo hiệu suất sáng tạo của đội nhóm, được hình thành
từ bài nghiên cứu nổi tiếng (Assessing the Work Environment for Creativity,Teresa M.
Amabile; Regina Conti; Heather Coon; Jeffrey Lazenby; Michael Herron,1996). Trong
bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đo lường các yếu tố
môi trường cho sự sáng tạo và hiệu suất, mức sáng tạo của đội nhóm..Khuyến khích tổ
chức, khuyến khích giám sát, hỗ trợ nhóm làm việc, nguồn lực đầy đủ, thách thức, tự
do, rào cản về mặt tổ chức, áp lực khối lượng công việc, sự sáng tạo và năng suất là
những danh mục mà nhóm tác giả đề cập để đo lường. Để phù hợp với đề tài nhóm đã
phát triển một bộ câu hỏi dựa trên bài nghiên cứu trên, cụ thể là mỗi danh mục của tác
giả nhóm đã tạo thêm 1 một mục mẫu, riêng sự sáng tạo nhóm đã tạo thêm 3 mục mẫu,
tất nhiên là từ những mô tả của nhóm tác giả về các danh mục này. Dưới đây là bản
thang đo, danh mục và mô tả của nhóm tác giả:
Bảng 1: Thang đo nhóm tác giả sử dụng

Number
Scale Name Description Sample Item
Of Items

Stimulant
scales
14

Number
Scale Name Description Sample Item
Of Items

An organizational culture that


encourages creativity through the
fair, constructive judgment of
People are
ideas, reward and recognition for
Organizational encouraged to solve
15 creative work, mechanisms for
encouragement problems creatively
developing new ideas, an active
in this organization.
flow of ideas, and a shared
vision of what the organization is
trying to do.

A supervisor who serves as a


good work model, sets goals
My supervisor serves
Supervisory appropriately, supports the work
11 as a good work
encouragement group, values individual
model.
contributions, and shows
confidence in the work group.

A diversely skilled work group


in which people communicate
There is free and
well, are open to new ideas,
Work group open communication
8 constructively challenge each
supports within my work
other's work, trust and help each
group.
other, and feel committed to the
work they are doing.

Access to appropriate resources, Generally, I can get


Sufficient
6 including funds, materials, the resources I need
resources
facilities, and information for my work.
15

Number
Scale Name Description Sample Item
Of Items

A sense of having to work hard I feel challenged


Challenging
5 on challenging tasks and by the work I am
work
important projects. currently doing.

. Freedom in deciding what work I have the freedom to


Freedom 4
to do or how to do it; a decide

How I am going to
Sense of control over one's work.
carry out my projects.

Obstacle scales

An organizational culture that


impedes creativity through
internal political problems, harsh
Organizational
12 criticism of new ideas,
Impediments
destructive internal competition,
an avoidance of risk, and an
overemphasis on the status quo.

Extreme time pressures,


unrealistic expectations for
Work pressure 5
productivity, and distractions
from creative work.

Criterion
scales

A creative organization or unit,


where a great deal of creativity is
Creativity 6 called for and where people
believe they actually produce
creative work.
16

Number
Scale Name Description Sample Item
Of Items

An efficient, effective, and


Productivity 6
productive organization or unit.

Và thang đo được tác giả đề cập là mức độ thường xuyên đúng: Không bao giờ,
hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn.
3.5. Giả thiết
Giả thiết H1: Các hành động mang tính mới lạ của thành viên trong đội nhóm có
tác động tích cực đến hiệu suất sáng tạo nhóm của đội nhóm
Giả thiết H2: Các hành động mang tính táo bạo của thành viên trong đội nhóm
có tác động tích cực đến hiệu suất sáng tạo nhóm của đội nhóm
Giả thiết H3: Các hành động mang tính qui chuẩn của thành viên trong đội nhóm
có tác động tích cực đến hiệu suất sáng tạo nhóm của đội nhóm.
17

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích dữ liệu


Quy trình phân tích dữ liệu gồm các bước như sau:
- Lọc, kiểm tra làm sạch dữ liệu sau khi nhận được kết quả điều tra.
- Kiểm định chất lượng biến quan sát của các nhân tố qua bộ dữ liệu Outer
Loading.
- Kiểm định Cronbach’s Alpha, composite reliability (rho_a và rho_c), và
average variance extracted (AVE) để đánh giá độ tin cậy của thang đo.
- Kiểm định đánh giá tính phân biệt bằng hệ số Cross-loading.
- Kiểm định ý nghĩa các quan hệ tác động trong mô hình (Path Coefficients).
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất


18

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Chất lượng biến quan sát của các nhân tố


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS và
thu được bộ dữ liệu outer loading như sau:

Bảng 2: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy đầu tiên


HSSTN ML QC TB

AL1 0,814

AL2 0,776

GS1 0,798

GS2 0,879

HT1 0,769

HT2 0,785

KK1 0,758

KK2 0,667

ML1 0,945

ML2 0,859

NL1 0,774

NL2 0,795

NS1 0,813

NS2 0,636

QC1 0,886

QC2 0,964

RC1 0,837

RC2 0,916
19

ST1 0,534

ST2 0,665

ST3 0,787

ST4 0,803

TB1 0,728

TB2 0,937

TD1 0,726

TD2 0,768

TT1 0,729

TT2 0,321

Theo Hair và cộng sự (2017), A Primer on Partial Least Squares Structural


Equation Modeling (PLS-SEM), các chỉ số outer loading trên ngưỡng 0.7 đóng vai trò
quan trọng trong việc đánh giá tính chính xác và đáng tin cậy của một mô hình nghiên
cứu. Chúng không chỉ biểu thị mối quan hệ mạnh mẽ giữa các biến trong mô hình mà
còn là cơ sở để xác định mối quan hệ đáng kể. Tuy nhiên, khi các chỉ số outer loading
dưới ngưỡng 0.7, chúng có thể không đủ mạnh để chứng minh mối quan hệ có ý nghĩa
giữa các biến. Điều này đặt ra yêu cầu cần loại bỏ những chỉ số này để đảm bảo tính
chính xác và đáng tin cậy của mô hình.

Loại bỏ các chỉ số outer loading dưới ngưỡng 0.7 và tiến hành chạy lại mô hình
là một bước quan trọng để cải thiện tính đáng tin cậy và hiệu suất của mô hình. Việc
này sẽ đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở mạnh mẽ và đáng
giá, từ đó tăng khả năng phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu.

Sau khi loại bỏ các chỉ số dưới 0.7 và tiến hành chạy lại mô hình nhóm thu được
kết quả như sau:
20

Bảng 3: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy thứ hai


HSSTN ML QC TB

AL1 0,837

AL2 0,773

GS1 0,778

GS2 0,869

HT1 0,741

HT2 0,756

KK1 0,744

ML1 0,943

ML2 0,862

NL1 0,755

NL2 0,806

NS1 0,834

QC1 0,879

QC2 0,968

RC1 0,834

RC2 0,929

ST3 0,780

ST4 0,816

TB1 0,700

TB2 0,950

TD1 0,700
21

TD2 0,773

TT1 0,762

Sau khí tiến hành chạy lại mô hình để đánh giá độ tin cậy nhóm nhận thấy vẫn
cần phải loại thêm 2 biến là TB1, TD1, nhưng vì biến TB chỉ gồm có 2 biến TB1 và
TB2 để chạy Cronbach alpha thế nên nếu loại bổ biến TB1 sẽ không thể thực hiện bước
này, cộng với việc chỉ số outer loading của TB1 cũng khá cao là 0,7003 vừa chạm
ngưỡng 0,7 thế nên nhóm quyết định giữ lại biến này. Sau đây là bảng Outer loading đã
chạy lại của nhóm:

Bảng 4: Bộ dữ liệu outer loading sau lần chạy thứ 3


HSSTN ML QC TB

AL1 0,842

AL2 0,761

GS1 0,767

GS2 0,862

HT1 0,728

HT2 0,754

KK1 0,731

ML1 0,943

ML2 0,861

NL1 0,745

NL2 0,802

NS1 0,848

QC1 0,877

QC2 0,969
22

RC1 0,824

RC2 0,928

ST3 0,779

ST4 0,829

TB1 0,692

TB2 0,953

TD2 0,785

TT1 0,775

Có thể thấy ngoại trừ biến TB1 = 0.692 các biến còn lại đều trên ngưỡng 0.7 thế
nên nhóm sẽ quyết định chọn bảng này là bảng outer loading cuối cùng.

5.2. Độ tin cậy thang đo


Trong nghiên cứu của Hair và đồng nghiệp (2017), họ đề xuất tập trung vào hai
chỉ số chính: Cronbach's alpha và Composite reliability rho_c khi đánh giá độ tin cậy
của thang đo. Theo nhóm tác giả này, Cronbach's alpha, mặc dù là một phương pháp
truyền thống, nhưng có nhiều hạn chế, thường đánh giá thấp hơn so với độ tin cậy thực
tế của thang đo. Thay vào đó, họ gợi ý sử dụng Composite reliability rho_c, một phương
pháp đánh giá độ tin cậy tổng hợp, cho kết quả chính xác hơn.

Cách đánh giá Composite reliability tương tự như Cronbach's alpha, với giá trị
dao động từ 0 đến 1, trong đó giá trị gần 0 cho thấy độ tin cậy thấp và gần 1 cho thấy
độ tin cậy cao. Mức độ chấp nhận thông thường cho Composite reliability là từ 0.6 đến
0.7, trong khi mức tối ưu là từ 0.7 đến 0.9 (Nunally & Bernstein, 1994). Nếu Composite
reliability vượt quá 0.95, có thể đề xuất có sự trùng lặp trong các biến quan sát.

Trong khi Cronbach's alpha thường đánh giá thấp độ tin cậy, Composite
reliability có thể đánh giá quá cao. Do đó, khi phân tích kết quả, nên bao gồm cả hai chỉ
số này và xem xét giá trị độ tin cậy thích hợp thường nằm giữa hai giá trị của Cronbach's
alpha và Composite reliability.
23

Bảng đánh giá độ tin cậy của các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm một
loạt các chỉ số quan trọng như Cronbach's alpha, composite reliability (rho_a và rho_c),
và average variance extracted (AVE). Các chỉ số này đều cung cấp cái nhìn toàn diện
về mức độ đồng nhất, độ tin cậy, và khả năng giải thích của các biến trong mô hình.

Bảng 5: Độ tin cậy của các biến quan sát


Cronbach's Composite Average Variance Extracted
rho_A
Alpha Reliability (AVE)

HSST
0,963 0,973 0,966 0,639
N

ML 0,783 0,884 0,898 0,816

QC 0,845 1,129 0,921 0,854

TB 0,612 0,944 0,815 0,694

Cronbach's alpha, một chỉ số phổ biến, đã được sử dụng để đánh giá mức độ
đồng nhất của các biến đo lường. Với giá trị từ 0.612 đến 0.963 trong bảng, chúng ta có
thể kết luận rằng các biến đo lường có mối tương quan đáng kể với nhau và hỗ trợ tính
chính xác của mô hình.

Composite reliability (rho_a và rho_c) cung cấp cái nhìn sâu hơn về tính đồng
nhất của các biến, và các giá trị cao từ 0.884 đến 1.129 trong bảng cho thấy tính tin cậy
cao và khả năng tái sản xuất kết quả tốt của mô hình.

Average variance extracted (AVE) đánh giá khả năng giải thích phương sai của
các biến đo lường. Với các giá trị từ 0.639 đến 0.854, chúng ta có thể kết luận rằng các
biến này có khả năng giải thích một phần đáng kể của biến latents tương ứng.

Tổng thể, các chỉ số này đều cho thấy một mức độ đồng nhất và đáng tin cậy của
các biến trong mô hình nghiên cứu, với khả năng giải thích phương sai tương đối tốt.
Điều này củng cố tính hợp lý và đáng tin cậy của mô hình, giúp cung cấp kết quả nghiên
cứu chính xác và tin cậy, và tạo nền tảng cho sự phát triển và ứng dụng của nghiên cứu
trong thực tế.
24

5.3. Đánh giá tính phân biệt bằng hệ số Cross-loading


Bảng 6: Hệ số Cross-loading của các biến quan sát
HSSTN ML QC TB

AL1 0,842 0,703 0,042 0,502

AL2 0,761 0,333 0,323 0,353

GS1 0,767 0,277 0,373 0,375

GS2 0,862 0,558 0,379 0,475

HT1 0,728 0,419 0,387 0,423

HT2 0,754 0,493 0,324 0,491

KK1 0,731 0,370 0,317 0,322

ML1 0,820 0,943 0,083 0,651

ML2 0,537 0,861 0,369 0,551

NL1 0,745 0,332 0,357 0,311

NL2 0,802 0,689 0,184 0,550

NS1 0,848 0,778 0,143 0,603

QC1 0,146 -0,025 0,877 0,239

QC2 0,285 0,318 0,969 0,444

RC1 0,824 0,689 0,222 0,585

RC2 0,928 0,755 0,237 0,604

ST3 0,779 0,616 0,135 0,574

ST4 0,829 0,881 0,099 0,620

TB1 0,285 0,091 0,524 0,692

TB2 0,683 0,796 0,277 0,953

TD2 0,785 0,569 0,144 0,557


25

TT1 0,775 0,778 0,031 0,566

Theo Brown, T. A. (2015). Confirmatory factor analysis for applied research.


Guilford Publications. - Cách đánh giá cross-loading thông qua giá trị là một phần quan
trọng trong quá trình phân tích nhân tố (factor analysis) và phân tích cấu trúc (structural
equation modeling). Chỉ số loading là mức độ mà mỗi biến đo lường ảnh hưởng đến
mỗi nhân tố. Nếu một biến có loading cao cho một nhân tố và cũng có loading đáng kể
cho nhân tố khác, đó có thể là dấu hiệu của cross-loading. Đối với nghiên cứu nhân tố,
các giá trị loading thường được coi là lớn nếu lớn hơn 0.3 và lớn nhất nếu lớn hơn 0.5.

Bảng đánh giá tính phân biệt theo cross loading trong nghiên cứu này cung cấp
cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa các biến đo và biến latents trong mô hình nghiên
cứu. Qua bảng này, ta có thể đánh giá mức độ đồng nhất và độ phân biệt của các biến
đo, từ đó hiểu rõ hơn về tính chính xác và độ tin cậy của mô hình.

Dưới đây là một phân tích số liệu từ bảng:

1. HSSTN: Các giá trị cross loading cho biến HSSTN đều khá cao và gần với nhau
(từ 0.728 đến 0.928), cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ và đồng nhất giữa biến
HSSTN và các biến latents khác.

2. ML: Biến ML có một số giá trị cross loading đáng chú ý, nhưng tồn tại sự biến
động đáng kể giữa các giá trị (từ 0,861 đến 0.943). Điều này có thể cho thấy sự
đa dạng trong cách mà ML tương tác với các biến latents.

3. QC: Các giá trị cross loading cho biến QC cũng khá cao và gần nhau (từ 0.877
đến 0.969), cho thấy một mối quan hệ đồng nhất và mạnh mẽ với các biến latents.

4. TB: Biến TB có một số giá trị cross loading từ (0.692 đến 0.953) có giá trị cross
loading cao (0.953). Điều này có thể chỉ ra sự phân biệt trong cách mà các biến
TB tương tác với các biến latents khác.

Tổng thể, bảng đánh giá tính phân biệt theo cross loading cung cấp cái nhìn tổng
quan về mức độ đồng nhất và mối quan hệ giữa các biến đo và biến latents trong mô
hình nghiên cứu. Điều này giúp hiểu rõ hơn về tính phù hợp và tin cậy của mô hình,
26

đồng thời làm nổi bật các mối quan hệ quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu và
diễn giải kết quả nghiên cứu.

5.4. Ý nghĩa các quan hệ tác động trong mô hình (Path Coefficients)
Bảng 7: Độ tác động của các biến trong mô hình
P
Original Sample Standard Deviation T Statistics
Valu
Sample (O) Mean (M) (STDEV) (|O/STDEV|)
es

ML ->
0,630 0,629 0,069 9,156 0,000
HSSTN

QC ->
0,035 0,035 0,062 0,568 0,570
HSSTN

TB ->
0,208 0,210 0,094 2,211 0,027
HSSTN

Đánh giá ý nghĩa của các quan hệ tác động trong mô hình dựa trên giá trị tới hạn
đối với kiểm định hai-đuôi và mức ý nghĩa 5%:

1. ML -> HSSTN: Giá trị T statistics là 9,156 với p-value < 0.05, chỉ ra rằng mối
quan hệ tác động từ biến ML đến biến HSSTN là ý nghĩa thống kê. Điều này ngụ
ý rằng có một tác động đáng kể từ ML đến HSSTN trong mô hình.

2. QC -> HSSTN: Giá trị T statistics là 0.568, với p-value > 0.05, chỉ ra rằng mối
quan hệ tác động từ biến QC đến biến HSSTN không có ý nghĩa thống kê ở mức
5%. Điều này ngụ ý rằng không có tác động đáng kể từ QC đến HSSTN trong
mô hình.

3. TB -> HSSTN: Giá trị T statistics là 2,211 với p-value < 0.05, chỉ ra rằng mối
quan hệ tác động từ biến QC đến biến HSSTN cũng là ý nghĩa thống kê. Điều
này ngụ ý rằng có một tác động đáng kể từ QC đến HSSTN trong mô hình.

Như vậy đối với biến QC nhóm quyết định sẽ loại bỏ (H3) vì không đạt được
mức ý nghĩa thống kê. Thế nên kết luận cuối cùng của nhóm chỉ đi đến kết luận là có 2
biến thật sự ảnh hưởng đến HSSTN là TB và ML.
27

Hình 5: Chỉ số tác động của các yếu tố lên hiệu suất sáng tạo nhóm
28

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN

Phát hiện của bài nghiên cứu cho thấy các hành động mang tính mới lạ sẽ tác
động đáng kể đến hiệu suất sáng tạo nhóm theo hướng tích cực, các hành động mang
tính táo bạo sẽ tác động nhẹ tới hiệu suất sáng tạo nhóm theo hướng tích cực.
Đầu tiên có thể thấy rõ ràng là khi các thành viên trong nhóm sử dụng các phương
thức giải quyết vấn đề một cách độc đáo mang tính tính đổi mới thì hiệu suất sáng tạo
nhóm được tăng lên. Thứ hai là yếu tố táo bạo, có lẽ yếu tố này phần nào đó nhạy cảm
hơn với bối cảnh và văn hóa của tổ chức làm việc, và đội nhóm của sinh viên cho nên
khi thành viên nhóm hành động một cách can đảm, táo bạo, thẳng thừng … sẽ tác động
nhẹ tới sự sáng tạo của đội nhóm nhưng có thể trong vài trường hợp sự táo bạo này sẽ
mang lại sự tiêu cực. Đặc biệt tất cả kết quả chỉ có ý nghĩa với điều kiện là họ phải có
một môi trường cho sự sáng tạo phù hợp. Cuối cùng về yếu tố quy chuẩn, mặc dù đã bị
loại do không đạt được chỉ tiêu được đề ra nhưng đang cũng là một yếu tố khá đáng cân
nhắc trong tinh thần Chutzpah của người Israel. Hành động phá vỡ quy ước, thách thức
hay vi phạm, thiếu tôn trọng, thô lỗ cũng có thể là những yếu tố cần thiết cho sự sáng
tạo.
Nhìn chung, tinh thần Chutzpah phần nào có ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất
sáng tạo nhóm trong trường hợp biết tận dụng những đặc trưng này và phù hợp với hoàn
cảnh, văn hóa của tổ chức.
29

CHƯƠNG 7. GIỚI HẠN BÀI NGHIÊN CỨU

Dựa vào những dữ liệu và thông tin được cung cấp, có một số giới hạn cụ thể mà
bài nghiên cứu phải đối mặt:
● Dữ liệu không chính xác hoặc không đủ: Trong quá trình thu thập dữ liệu, có thể
xảy ra trường hợp các thông tin được cung cấp không chính xác hoặc không đủ,
dẫn đến vấn đề sai lệch trong kết quả nghiên cứu. Điều này có thể ảnh hưởng đến
tính khách quan và đáng tin cậy của kết quả cuối cùng.
● Giới hạn về mẫu thử nghiệm: Số lượng mẫu thử nghiệm trong nghiên cứu có thể
không đủ lớn và đa dạng để đại diện cho độ đa dạng của các quốc gia khác nhau.
Điều này có thể giới hạn tính tổng quát và áp dụng của kết quả, đặc biệt là khi đề
cập đến tác động của văn hóa tổ chức đối với tinh thần Chutzpah.
● Môi trường khảo sát tinh thần Chutzpah ở Việt Nam: Mặc dù tinh thần Chutzpah
có nguồn gốc từ người Do Thái và được hiểu biết rộng rãi trong văn hóa kinh
doanh quốc tế, nhưng việc áp dụng nó vào môi trường khảo sát tại Việt Nam có
thể gặp phải một số thách thức. Sự khác biệt văn hóa và quan điểm cơ bản về sự
táo bạo, quyết đoán và vi phạm qui chuẩn có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận
và đánh giá về tinh thần này.
● Khả năng đánh giá văn hóa tổ chức: Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc khảo sát
tinh thần Chutzpah mà không đánh giá một cách chi tiết về văn hóa tổ chức trong
các tổ chức cụ thể. Điều này có thể làm giảm khả năng hiểu biết sâu hơn về cách
mà các yếu tố văn hóa tổ chức cụ thể ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong đội nhóm.
● Giới hạn địa lý: Mặc dù tinh thần Chutzpah có tầm ảnh hưởng toàn cầu, nhưng
nghiên cứu này chỉ tập trung vào môi trường và văn hóa ở Việt Nam, do đó, kết
quả có thể không áp dụng hoàn toàn cho các quốc gia khác.
30

CHƯƠNG 8. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

● Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu
bằng cách tập trung vào nhóm sinh viên đa dạng hơn về độ tuổi, môi trường học
tập, văn hóa và quốc gia. Điều này có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về cách tinh
thần Chutzpah ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong các bối cảnh khác nhau và có thể
tìm ra các yếu tố cụ thể nào có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu suất
sáng tạo trong các nhóm đa dạng.
● Nghiên cứu sâu về tác động: Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cách tinh thần
Chutzpah ảnh hưởng đến kết quả công việc và sự thành công trong quá trình khởi
nghiệp và kinh doanh. Điều này có thể bao gồm phân tích chi tiết về cách những
người có tinh thần Chutzpah đối mặt và vượt qua thách thức, cũng như làm thế
nào họ sử dụng tinh thần này để tạo ra ý tưởng mới và đột phá trong công việc
và kinh doanh.
● Ứng dụng thực tiễn: Khảo sát cách áp dụng tinh thần Chutzpah trong hoạt động
đội nhóm của học sinh sinh viên và sau đó đánh giá hiệu quả và bài học rút ra.
Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các cuộc thử nghiệm hoặc khảo sát để
xem làm thế nào việc khuyến khích tinh thần Chutzpah có thể cải thiện hiệu suất
và sự sáng tạo trong các đội nhóm, cũng như làm thế nào để áp dụng những kinh
nghiệm học được vào môi trường học tập và làm việc thực tế.
● So sánh và phân tích: So sánh và phân tích các kết quả nghiên cứu với nhau để
xác định những điểm chung và khác biệt trong cách tinh thần Chutzpah ảnh
hưởng đến sự sáng tạo ở các bối cảnh khác nhau. Điều này có thể giúp hiểu rõ
hơn về tác động của yếu tố văn hóa, môi trường và điều kiện đặc biệt đối với tinh
thần này.
31

CHƯƠNG 9. HƯỚNG ÁP DỤNG TINH THẦN CHUTZPAH ĐỂ TĂNG HIỆU


SUẤT SÁNG TẠO CỦA ĐỘI NHÓM CỦA SINH VIÊN

Hướng áp dụng cho quản lý, nhóm trưởng:


● Khuyến khích mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận thất bại: Tạo một môi trường an
toàn để thử nghiệm, mạo hiểm và chấp nhận thất bại như một phần của quá trình
học hỏi và sáng tạo. Tạo lập một nơi để các thành viên nhóm có thể chia sẻ thẳng
thắn về thất bại của mình.
● Khuyến khích tư duy tự do:Đặt quy tắc "không có ý tưởng xấu": Khuyến khích
mọi thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng của mình mà không sợ bị đánh giá
hay phê phán.
● Khuyến khích sự chủ động và tự chủ: Tạo điều kiện để sinh viên chủ động tìm
kiếm cơ hội, thách thức và giải quyết vấn đề một cách tự chủ.
● Tạo điều kiện cho sự đổi mới không ngừng: Khuyến khích sinh viên không ngừng
tìm kiếm cách tiếp cận mới, sáng tạo không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn
trong các dự án và hoạt động ngoại khóa.
● Đảm bảo sự công bằng và trung thực: Đảm bảo rằng mọi người được đánh giá
công bằng dựa trên nỗ lực và đóng góp của họ. Khuyến khích sự trung thực và
chia sẻ thông tin một cách trung thực.
● Giao nhiệm vụ thách thức: Đưa ra các bài tập hoặc dự án mang tính thách thức
cao để khích lệ sinh viên đấu tranh và khám phá các giải pháp mới.
● Khám phá sự đa dạng: Xây dựng đội nhóm đa dạng: Tạo ra một nhóm có sự đa
dạng về kỹ năng, kiến thức và cách tiếp cận. Điều này sẽ mang lại nhiều ý tưởng
và góc nhìn khác nhau từ các thành viên.
● Khuyến khích thảo luận và tranh luận xây dựng: Tạo ra một môi trường mở để
các thành viên có thể thảo luận và tranh luận về các ý tưởng khác nhau. Không
đánh giá tiêu cực mà tập trung vào việc phân tích những lợi ích và khía cạnh tích
cực của mỗi ý kiến.
● Định rõ mục tiêu và kế hoạch: Đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm hiểu rõ
mục tiêu và có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
● Khuyến khích việc đặt mục tiêu nhỏ và theo dõi tiến độ: Hỗ trợ sinh viên xác
định các bước nhỏ để tiến gần hơn đến mục tiêu và theo dõi tiến trình của họ
Hướng áp dụng cho thành viên nhóm:
32

● Đánh giá môi trường cho sự sáng tạo trong đội nhóm, thông qua bộ câu hỏi mà
nhóm đã thành lập trong quá trình thu thập dữ liệu.
● Sau khi nắm được tình hình môi trường cho sự sáng tạo thì từ đó có thể đưa ra
những hành động phù hợp với bối cảnh tổ chức.
● Phát triển kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Nâng cao kỹ năng giao tiếp và đàm
phán, giúp sinh viên biết cách thuyết phục và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu
quả.
● Luyện tập sự tự tin bằng phép thử và sửa sai.
I

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Anh


1. 2022 Israeli Tech Ecosystem Report by Startup Nation Finder. (n.d.). Retrieved
from https://finder.startupnationcentral.org/snc-2022-report
2. Amabile, T. M., Conti, R., Coon, H., Lazenby, J., & Herron, M. (1996).
Assessing the work environment for creativity. Academy of management
journal, 39(5), 1154-1184.
3. Berkun, S. (2010). The myths of innovation. " O'Reilly Media, Inc.".
4. Brown, T. A. (2015). Confirmatory factor analysis for applied research.
Guilford Publications.
5. Christensen, C. M. (2013). The innovator's dilemma: when new technologies
cause great firms to fail. Harvard Business Review Press.
6. Corley, K. G., & Gioia, D. A. (2011). Building theory about theory building:
What constitutes a theoretical contribution? Academy of Management Review,
36(1), 12–32.7
7. Dershowitz, A. M. (1992). Chutzpah. Simon and Schuster.8
8. Drucker, P., & Maciariello, J. (2014). Innovation and entrepreneurship.
Routledge.
9. Efrat, K., & Souchon, A. L. (2016). Chutzpah and Its Linkage to Marketing
Innovation, and Performance. In Let’s Get Engaged! Crossing the Threshold
of Marketing’s Engagement Era: Proceedings of the 2014 Academy of
Marketing Science (AMS) Annual Conference (pp. 165-165). Springer
International Publishing.
10. Efrat, K., Gilboa, S., & Berliner, D. (2020). Israeli Crowdfunding: a reflection
of its entrepreneurial culture. Advances in Crowdfunding: Research and
Practice, 341-372.
11. Efrat, K., Souchon, A. L., Dickenson, P., & Nemkova, E. (2021). Chutzpadik
advertising and its effectiveness: Four studies of agencies and audiences.
Journal of Business Research, 137, 601-613.
12. GEM. (2018). Global Report 2017/18 – Global Entrepreneurship Monitor
(GEM). Wellesley, MA: GERA.
II

13. GEM Global Entrepreneurship Monitor. (n.d.). Retrieved from


https://www.gemconsortium.org/report/gem-2017-2018-global-report
14. Hargadon, A. (2003). How breakthroughs happen: The surprising truth about
how companies innovate. Harvard Business Press.
15. IMF Data Mapper ®. (n.d.). Retrieved from
https://www.imf.org/external/datamapper/profile/ISR
16. Israel population (2024) - Worldometer. (n.d.). Retrieved from
https://www.worldometers.info/world-population/israel-population/
17. Jamrisko, M., Miller, L. J., & Lu, W. (2019, January 22). Germany nearly
catches Korea as innovation champ; U.S. rebounds. Bloomberg.com.
Retrieved from https://www.bloomberg.com
18. Joseph Franklin Hair (2022). A Primer on Partial Least Squares Structural
Equation Modeling (PLS-SEM)
19. O’Connor, B. P. (2000). SPSS and SAS programs for determining the number
of components using parallel analysis and Velicer’s MAP test. Behavior
Research Methods, Instruments, & Computers, 32(3), 396-402.
20. Rosten, L. (2010). The New Joys of Yiddish: Completely Updated. Harmony.
21. Schultz, R. (2007). Adjacent Possibilities: Applied Chutzpah. Emergence:
22. Complexity & Organization, 9(1/2), 209–210.
23. Senor, D. (2013). Quốc gia khởi nghiệp (Start-up Nation). Thế giới.
24. Souchon, A., Efrat, K., & Asseraf, Y. (2018). Chutzpah-driven export
marketing: effects on export responsiveness and performance.
25. Startup Nation Central. (2024, January 15). Startup Nation Central | Impatient
innovation for a restless world. Retrieved from
https://startupnationcentral.org/
26. Teresa M. Amabile; Regina Conti; Heather Coon; Jeffrey Lazenby; Michael
27. Herron The Academy of Management Journal, Vol. 39, No. 5. (Oct., 1996), pp.
1154-1184. Retrieved from https://people.wku.edu/richard.miller/amabile.pdf
28. WEBSTER'S NEW WORLD COLLEGE DICTIONARY 405 (3d ed. 1996).
29. Yair, G. (2019). Hierarchy versus symmetry in German and Israeli science.
American Journal of Cultural Sociology, 8(2), 214–245.
https://doi.org/10.1057/s41290-019-00069-8
III

30. Ziegler, M. (2012, May 18). Why Chutzpah is the new charisma - and how to
use it to get what you want. Forbes. Retrieved from https://www.forbes.com
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. GapoWork. (2021, November 30). Chiến lược thúc đẩy tinh thần làm việc
nhóm hiệu quả của Google. Retrieved from
https://gapowork.com/blog/chien-luoc-thuc-day-tinh-than-lam-viec-nhom-
hieuqua-cua-google
2. Pham J. M., & Pham J. M. (2023, November 7). Kỹ năng làm việc nhóm: Định
nghĩa, Ví dụ & Cách cải thiện. Retrieved from
https://vncmd.com/chuyen-de/lanh-dao/ky-nang-lam-viec-nhom/
3. Tran A., & Tran A. (2023, May 2). Performance Evaluation Examples | Best Ways
to Interact with Your Employees - AhaSlides. Retrieved from
https://ahaslides.com/vi/blog/performance-evaluation-examples/
IV

PHỤ LỤC: BẢNG KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN
CHUTZPAH ĐẾN HIỆU SUẤT SÁNG TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM
VIỆC NHÓM

Thân chào mọi người,


Chúng mình là nhóm sinh viên năm ba hiện đang học tập tại khoa Quản trị kinh
doanh - Đại học UEH.
Hiện tại, nhóm mình đang thực hiện nghiên cứu khoa học về đề tài “ KHẢO SÁT
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN CHUTZPAH ĐẾN HIỆU SUẤT SÁNG TẠO
TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC NHÓM ”.
Những câu hỏi trong bài khảo sát này nhằm mục tiêu tìm hiểu cảm nhận của mọi
người về tinh thần Chuztpah và những vấn đề liên quan tới hiệu suất sáng tạo của đội
nhóm.
Câu trả lời của mọi người sẽ góp phần quyết định vào sự thành công của nghiên
cứu của chúng mình. Vì vậy, kính mong mọi người có thể dành khoảng 5 - 6 phút để
thực hiện bài khảo sát dưới đây.
Mọi thắc mắc về bài khảo sát vui lòng liên hệ:
Email: thanhle.31211023856@st.ueh.edu.vn
Nhóm chúng mình cam đoan là những thông tin lấy từ bài khảo sát sẽ được bảo
mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Nhóm khảo sát xin chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều!
-----------o--o----------
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG:
1. Độ tuổi:
 Dưới 18 tuổi
 Từ 18 - 25 tuổi
 Trên 25 tuổi
2. Giới tính:
 Nam
 Nữ
3. Trình độ học vấn
 Trung học cơ sở/ Trung học phổ thông
 Cao đẳng/ Đại học
V

 Sau Đại học


4. Bạn đã thực tập/ đi làm chưa ?
 Chưa từng
 Đang thực tập/ đi làm
 Đã từng thực tập/ đi làm
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUZTPAH
Israel, một quốc gia với dân số 9.249.152 người với tổng diện tích đất 21,640
km2, nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra xung đột trong lịch sử, tài nguyên luôn thiếu
hụt nhưng tinh thần khởi nghiệp luôn dồi dào, tính sáng tạo của quốc gia này là yếu tố
đặc biệt đáng nhắc tới và là thứ giúp họ được mang cái tên “Quốc Gia Khởi Nghiệp”.
Từ khóa Chutzpah là một khái niệm xuất phát từ tiếng Yiddish của người Do
Thái , mô tả sự tự tin mạnh mẽ và gan dạ, thể hiện qua khả năng đối mặt với thách thức,
đấu tranh vượt qua khó khăn một cách quả quyết và không ngừng. Nó phản ánh tinh
thần kiên định, quyết tâm và sự can đảm, cho phép cá nhân hoặc đội nhóm đối diện và
vượt qua những tình huống có thể được coi là khó khăn hoặc không thể. "Từ 'Chutzpah'
mang cả hai ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Đối với người thực hiện Chutzpah, nó có nghĩa
là sự táo bạo, quyết đoán, sẵn lòng đòi những gì thuộc về mình, thách thức truyền thống,
phản đối quyền lực, khiến người ta giật mình. Đối với nạn nhân của Chutzpah, nó có
nghĩa là sự mặt dày không kiềm chế, gan dạ, kiêu căng, đòi hỏi quá mức, tự cao tự đại.
Thực sự, điều này phụ thuộc vào quan điểm của người nhìn nhận."
Liệu những tính chất độc đáo của tinh thần này có thực sự giúp nâng cao hiệu
suất sáng tạo giữa đội nhóm ?
Đó là những ý tưởng để hình thành nên đề tài nghiên cứu này.
PHẦN 3: CÂU HỎI KHẢO SÁT
Bạn hãy chọn câu trả lời mà bản thân cho là phù hợp trên thang điểm từ 1-5.
1. Không bao giờ
2. Hiếm khi
3. Thỉnh thoảng
4. Thường xuyên
5. Luôn luôn
VI

TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUZTPAH

1. Tôi thích cách mọi người xung quanh thể hiện sự


1 2 3 4 5
sáng tạo trong dự án.
Sự mới lạ
2. Tôi đổi mới cách làm để phù hợp với công việc
1 2 3 4 5
được giao.

1. Tôi đánh cược vào quyết định và sự dẫn dắt của


1 2 3 4 5
mình sẽ mang đến thành công cho nhóm.
Sự táo bạo
2. Tôi thẳng thừng tranh luận để bảo vệ ý tưởng của
1 2 3 4 5
mình khi nó khác biệt.

1. Tôi có những hành động thiếu tôn trọng và thô lỗ


1 2 3 4 5
với đồng nghiệp bạn bè khi làm việc nhóm với nhau.
Vi phạm
quy chuẩn 2. Tôi đã vi phạm nguyên tắc làm việc nhóm tại nơi
1 2 3 4 5
làm việc.

MÔI TRƯỜNG CHO SỰ SÁNG TẠO

1. Mọi người được khuyến khích giải quyết vấn đề


1 2 3 4 5
một cách sáng tạo trong tổ chức.
Khuyến
khích tổ 2. Văn hóa tổ chức nơi tôi làm việc là khuyến khích

chức sự sáng tạo thông qua việc đánh giá các ý tưởng một
1 2 3 4 5
cách công bằng, mang tính xây dựng, khen thưởng
và công nhận cho công việc sáng tạo.

1. Người giám sát của tôi luôn đặt ra những mục tiêu

Khuyến phù hợp, hỗ trợ nhóm làm việc. Bên cạnh đó luôn thể 1 2 3 4 5

khích giám hiện sự tin tưởng vào đội nhóm.

sát 2. Người quản lý của tôi là một hình mẫu để mọi


1 2 3 4 5
người noi theo.
VII

TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUZTPAH

1. Đối với những ý tưởng mới, chúng tôi sẽ thách

Hỗ trợ thức nhau một cách mang tính xây dựng, tin tưởng 1 2 3 4 5

nhóm làm và hỗ trợ lẫn nhau.

việc 2. Có sự giao tiếp cởi mở và thoải mái trong nhóm


1 2 3 4 5
làm việc của tôi.

1. Tôi có thể nhận được các nguồn lực tôi cần cho
1 2 3 4 5
Nguồn lực công việc của mình.

dồi dào 2. Tôi được cung cấp các nguồn lực phù hợp cho
1 2 3 4 5
công việc của mình.

1. Tôi cảm thấy bị thách thức bởi công việc tôi đang
1 2 3 4 5
làm.
Thách thức
2. Tôi phải cố gắng đối mặt với khó khăn ở những dự
1 2 3 4 5
án quan trọng.

1. Tôi có sự linh hoạt, tự do trong việc sắp xếp giờ


1 2 3 4 5
làm việc của mình.
Tự do
2. Tôi có quyền tự do quyết định cách tôi sẽ thực
1 2 3 4 5
hiện các dự án của mình.

1. Văn hóa của tổ chức có nhiều lỗ hỏng như chỉ


trích gây gắt với những ý tưởng mới và quá chú 1 2 3 4 5

Rào cản về trọng những thứ đã có.

mặt tổ chức 2. Quy trình làm việc trong tổ chức của tôi thường
gây rối rắm và phức tạp gây cản trở cho những ý 1 2 3 4 5
tưởng mới.

1. Tôi có quá nhiều việc phải làm trong thời gian quá
1 2 3 4 5
ít.
VIII

TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN CHUZTPAH

Áp lực khối 2. Tôi cảm thấy bị áp lực khi phải làm việc trong
lượng công những điều kiện khó khăn, không linh hoạt trong khi 1 2 3 4 5
việc đó là những kỳ vọng không thực tế.

You might also like