You are on page 1of 4

2.

Phần chính (thân bài) (tiếp)


+ Rào cản phi thuế quan: Nêu được thực trạng, xu thế áp các điều kiện phi thuế ,
có so sánh với nước khác, cùng là đối tác của Mỹ.

Khái niệm:
 Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi
thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở
lựa chọn nhằm hạn chế nhập khẩu. (theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế OCD năm 1997)
 Hệ thống phi thuế quan trong thương mại, đôi khi cũng được gọi là rào cản
phi thuế quan, rào cản kỹ thuật, là một trong những biện pháp kỹ thuật
nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất
trong nước.

Phân loại:
 Hạn ngạch: hay hạn chế số lượng là biện pháp quy định số lượng hàng hóa
được đưa vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất
định.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là một biện pháp mà hạn chế xuất khẩu mà
theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế
bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình nếu không họ sẽ áp dụng biện
pháp trả đũa kiên quyết. Hình thức này thường được áp dụng riêng với
từng quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn ở một mặt hàng nào đó.

Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật: đó là những quy định về tiêu chuẩn
vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu
chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động thực vật tươi
sống, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái đối với máy móc thiết bị và
dây chuyền công nghệ.
 Trợ cấp xuất khẩu: chính phủ có thể áp dụng biện pháp trợ cấp trực tiếp
hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên
cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản vay ưu đãi với bạn hàng
nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm của nước mình sản xuất
ra. Đây chính là các khoản tín dụng viện trợ mà chính phủ các nước công
nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước phát triển vay( thường kèm
theo điều kiện).

Thực trạng:

 Sau khi tăng 44% trong tháng 1 và 62% trong tháng 2, xuất khẩu
thuỷ sản tháng 3/2022 đã tăng trưởng chậm hơn, nhưng doanh số
vẫn cao hơn đáng kể so với 2 tháng đầu năm. Kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản tháng 3/2022 ước đạt 920 triệu USD, tăng trưởng
25% so với tháng 3/2021...
 VASEP cho biết, xuất khẩu cá tra có tín hiệu tích cực khi tăng
mạnh ở hầu hết các thị trường lớn. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt
94,57 triệu USD, tăng 119,7% trong 2 tháng đầu năm.

 Thị trường Mỹ mở cửa trở lại hậu Covid-19, nhu cầu nhập khẩu
thủy sản, trong đó có tôm, tiếp tục tăng cao. Việt Nam vẫn là
nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ - sau Ấn Độ,
Ecuador và Indonesia.

 Xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường chính trong tháng 3/2022
vẫn duy trì tăng trưởng cao. Trong đó, xuất khảu sang Mỹ tăng
42%.
Tác động tiêu cực: Đưa ra số liệu chung, sau đó minh họa bằng một số hàng thủy
sản cụ thể

Tác động:
 Mỹ được coi là một thị trường rất khó tính không chỉ bởi người tiêu dùng
rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng
hoá nhập khẩu rất cao. Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông thuỷ hải sản
các quy định đó càng chặt chẽ như quy định hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật do phía Mỹ đề ra; quy định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường;
quy định về sản phẩm thuỷ sản bền vững.

 Mấy năm trở lại đây cho thấy trong thời gian qua chúng ta liên tục phải đối
đầu với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, hay các mặt hàng không
đủ yêu cầu kỹ thuật đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu dẫn tới giảm giá
trị kim ngạch xuất khẩu.

VD:
 Vụ kiện cá tra, basa xảy ra vào cuối năm 2000, kết thúc vào ngày 24-7-
2003, khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra phán quyết cuối
cùng, khẳng định các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa Việt Nam xuất
hàng sang Hoa Kỳ bán phá giá, làm cho ngành công nghiệp cá nheo Hoa Kỳ
bị ảnh hưởng nặng nề. Vụ kiện đã làm thiệt hại cho chúng ta hơn 800.000
USD.
 vụ kiện tôm (năm 2003), tiêu tốn gần 3 triệu USD

+ Nhận xét: Loại rào cản nào đang được Mỹ sử dụng nhiều hơn đối với thủy sản
VN? Lý do?
+ Chính phủ VN đã có những phản ứng (chính sách) đối phó ntn trước các
rào cản này? Mức độ thành công ra sao? Thất bại như thế nào (minh họa bằng
một vài trường hợp cụ thể)

Các chính sách:


 Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ có thể ban hành danh mục các mặt hàng
nhập khẩu phải thu chênh lệch giá một lần, không nên điều chỉnh thờng
xuyên danh mục này hoặc ban hành các quyết định riêng lẻ về việc thu
chênh lệch giá đối với một vài mặt hàng cụ thể.

 Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết
với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ mới vào sản xuất; Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo
nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển.

 Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng
cá ven biển; Có chính sách hiệu quả tăng cường năng lực cho các trung tâm
khuyến ngư; Tăng cường phổ biến những kiến thức và thông tin khoa học
về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện truyền thông đại
chúng; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản về vốn, ứng dụng
khoa học công nghệ, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại.

You might also like