You are on page 1of 2

Câu 1. Vì sao Việt Nam lại thiếu các hàng rào bảo vệ kinh tế?

Nêu giải
pháp.

Ngày nay, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia trên thế
giới ngày một rõ rệt. Vì vậy, để bảo vệ nền sản xuất, các nước phát triển đều xây
dựng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nhằm thống nhất các quy tắc về
kinh tế, áp dụng các tiêu chuẩn về những điều kiện kinh tế. Năm 2007, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO, đã ký kết và tham gia khoảng
trên 40 hiệp định khác nhau về thương mại, trong đó có những hiệp định về hàng
rào bảo vệ kinh tế. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia đã nhận định thì Việt Nam
vẫn chưa có hàng rào bảo vệ nền kinh tế nói chung và hàng hóa nói riêng.

Nguyên nhân đầu tiên khiến Việt Nam thiếu các hàng rào bảo vệ kinh tế đó
chính là do sự lép vế của các doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp nước
ngoài. Do vậy những mặt hàng nước ngoài chiếm được sự tín dụng của người tiêu
dùng, từ đó sản lượng tiêu thụ hàng ngoại nhập sẽ cao hơn. Cụ thể như ngành chăn
nuôi, thịt gà đông lạnh nhập khẩu trong thời gian qua tăng mạnh hơn sản phẩm
trong nước. Năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu về các sản phẩm chăn nuôi là 3.32 tỷ
USD, trong khi cùng mặt hàng đó nhưng xuất khẩu chỉ đạt 409 triệu USD. Trong 5
năm qua, sản lượng thịt gà nhập khẩu chiếm khoảng 25% so với tổng sản lượng
tiêu thụ trên toàn quốc.

Thứ hai là do kiểm soát lỏng lẻo dẫn đến tình trạng nhập siêu ngày càng
tăng và tình trạng hàng kém chất lượng, hàng lậu được nhập vào Việt Nam rất
nhiều. Năm 2012, rất nhiều mẫu lựu, nho, mận được nhập khẩu từ Trung Quốc
đang bày bán trên cả nước có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho
phép, có khả năng gây ra các bệnh tim, gan, thận, thậm chí ảnh hưởng đến thần
kinh.

Lý do thứ ba là vì các chính sách ưu đãi và thu hút nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Theo PGĐ Học viện Chính sách và Phát triển, Việt Nam có vị trí địa
lý là cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của cá quốc gia Đông
Nam Á và châu Á, điều này giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào Việt Nam cũng đối mặt bởi một số khó khăn,
trong đó có “rào cản” đầu tư trong nước, cụ thể như: nhân công trình độ thấp, thiếu
linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư
còn rối rắm, … Vì vậy, Việt Nam thường dựa vào những chính sách miễn giảm
thuế có thời hạn cũng như các chế độ thuế suất ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu.
Điều này gây ra sự không công bằng đối với doanh nghiệp trong nước. Đơn cử như
ở Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ biến là 20%, tuy nhiên, thông
qua các chính sách ưu đãi, doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế thực tế trung
bình vào khoảng 12,3%. Ngoài ra, những doanh nghiệp FDI còn được hưởng nhiều
ưu đãi trong khi việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước lại tăng trưởng chậm so
với năng lực hoạt động.
Để củng cố lại hàng rào bảo vệ kinh tế, Việt Nam đã và đang tích cực sửa
đổi một số điều luật, như áp dụng luật an toàn thực phẩm đối với những thực phẩm
nhập khẩu. Quy định về kiểm định hàng nhập khẩu, cần có phòng kiểm định về số
lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu ngay từ cửa khẩu. Bên cạnh đó, Bộ công
thương cần phải xác định những mặt hàng độc hại, kết hợp với Bộ Y tế để có
những biện pháp nghiêm ngặt, quyết liệt.

Người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao nhận thức, tránh tiêu dùng mù
quáng, ưu tiên những mặt hàng Việt Nam chất lượng tốt, vừa đảm bảo sức khỏe,
vừa bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực
nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật để nâng cao tính cạnh tranh đối
với hàng noại nhập.

Cuối cùng, Việt Nam cần rà soát các văn bản chứng nhận hợp tác hiện nay,
các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI, đưa ra những biện pháp cụ thể để
tăng hiệu quả thu hút FDI. Ngoài ra, cần nâng cao trình độ lao động vì nguồn cung
lao động cao sẽ tăng sự cạnh tranh trong thu hút vốn FDI. Việt Nam cũng cần giới
thiệu môi trường kinh doanh 4.0 tương xứng với các nhà đầu tư nước ngoài trong
kỉ nguyên số, như vậy sẽ không cần quá phụ thuộc vào những chính ưu đãi thuế
với doanh nghiệp nước ngoài, tạo sự công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Tài liệu tham khảo

1. http://tbtagi.angiang.gov.vn/xay-dung-hang-rao-ky-thuat-nghiem-ngat-
kiem-soat-chat-che-nhap-khau-cac-san-pham-chan-nuoi-91372.html
2. https://dttc.sggp.org.vn/kiem-soat-hang-nk-thieu-hang-rao-ky-thuat-bao-
ve-post35192.html
3. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoan-thien-phap-luat-ve-hang-rao-
ky-thuat-ve-moi-truong-tai-viet-nam-73307.htm
4. https://www.youtube.com/watch?v=t4pi56rHroI
5. https://dttc.sggp.org.vn/kiem-soat-hang-nk-thieu-hang-rao-ky-thuat-bao-
ve-post35192.html

You might also like