You are on page 1of 13

/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH

DOANH
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--- ---

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa
Kỳ đối với mặt hàng tôm nhập khuẩu tử Việt
Nam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3


Lớp: TM9A
Môn học: Kinh tế quốc tế
Giáo viên cố vấn: Vũ Ngọc Loan
Mục lục
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÓM VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN.................................2
I. Thành viên nhóm................................................................................................................2
II. Phân công nhiệm vụ............................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG.............................................................................................................3
I. Kim ngạch mặt hàng tôm của Việt Nam vào Hoa kỳ.............................................................3
II. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu..............................4
1. Đối với mặt hàng tôm nói chung.........................................................................................................4
2. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam...................................................................................................5
III. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam...........................................................................9

1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÓM VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

I. Thành viên nhóm


1. Nguyễn Phương Thảo
2. Vũ Thị Trà
3. Nguyễn Xuân Thu
4. Phạm Thị Vân Anh
II. Phân công nhiệm vụ

Nhiệm vụ Thành viên thực hiện

Tìm hiểu nội dung kim ngạch xuất khẩu


Nguyễn Phương Thảo
tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Tìm hiểu các quy định tiêu chuẩn kĩ thuật


của Hoa Kỳ đối với mặt hàng tôm nhập
khẩu
Phạm Thị Vân Anh
 Nói chung
Nguyễn Xuân Thu
 Nói riêng đối với Việt Nam

Giải pháp đưa ra cho các doanh nghiệp


Vũ Thị Trà
Việt Nam

Trình bày word Phạm Thị Vân Anh

PHẦN 2: NỘI DUNG


I. Kim ngạch mặt hàng tôm của Việt Nam vào Hoa kỳ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm
2022, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt gần 1,1 tỷ USD,
tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm 23% kim ngạch, Hoa Kỳ giữ vị trí số 1
trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022.

2
Đồng thời, đây cũng là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu tôm, trong đó, riêng tôm chân trắng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm
25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam.

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Hoa Kỳ tăng lần lượt
33% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là một nguồn cung cấp tôm thịt
hàng đầu cho thị trường này. Tổng xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ đạt gần 390
triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam xếp thứ 4 trong cuộc đua xuất khẩu tôm sang Mỹ. Theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA), XK tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2021 đạt 88.161 tấn,
trị giá 969,2 triệu USD, tăng 33% về khối lượng và 39% về giá trị so với năm 2020.
Tôm Việt Nam được NK vào 17 bang của Mỹ trong đó bang New York ghi nhận khối
lượng NK nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% tổng khối lượng NK tôm từ Việt
Nam vào Mỹ, bang California nhập nhiều thứ hai với 23.995 tấn, chiếm 27% tổng khối
lượng tôm NK từ Việt Nam. (Bảng 1) (Biểu đồ 1)

Tôm nuôi (tôm thẻ, tôm sú) lột vỏ đông lạnh (tôm thịt) là sản phẩm Mỹ NK vào nhiều
nhất trong năm qua. Sản phẩm này chiếm trên 1/4 khối lượng và giá trị NK tôm Mỹ
với 223 nghìn tấn với giá trị trên 2 tỷ USD. Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất mặt hàng
này cho Mỹ, Ecuador đứng thứ hai, Indonesia và Việt Nam lần lượt đứng thứ ba và tư.
Giá trung bình NK mặt hàng này từ Ấn Độ đạt 8,8 USD/kg, Ecuador 8,6 USD/kg,
Indonesia 9,9 USD/kg và Việt Nam 12 USD/kg.

Tôm thịt đông lạnh loại khác (tôm nước lạnh, tôm biển…) là sản phẩm NK lớn thứ 2,
chiếm 19% khối lượng và 17% giá trị với 168 nghìn tấn, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Ấn Độ
là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ tư. Giá NK trung bình mặt hàng này từ Ấn
Độ đạt 8,1 USD/kg, Việt Nam 10,6 USD/kg.

Tiếp theo là tôm chế biến khác và tôm bao bột đông lạnh chiếm lần lượt 13% và 16%
khối lượng và giá trị NK tôm của Mỹ, với 120 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Ấn Độ là
nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ hai. Giá trung bình NK của Ấn Độ đạt 10
USD/kg, Việt Nam 11,1 USD/kg.

Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình XK của tôm Việt Nam vẫn còn
phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ
3
tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này. Với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của tôm
Ecuador trên thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn
cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm 2020 lên 12% năm
2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng NK tôm của Mỹ.
II. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu
1. Đối với mặt hàng tôm nói chung
Để xuất khẩu thực phẩm vào hoa Hoa Kỳ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe. Đầu tiên phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn của FDA. FDA
là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug
Administration) đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ,
thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. FDA được lập năm 1906, trụ sở
chính tại White Oak, Maryland. Khi bạn muốn gửi một món hàng là thực phẩm
qua Mỹ bạn phải tuân thủ tất cả những yêu cầu và quy định khắt khe nhất của tổ
chức này và bạn phải có được giấy chứng nhận FDA. Mỗi giấy chứng nhận FDA
sẽ được làm riêng cho từng loại thực phẩm Ví dụ như: cá khô 1 giấy kiểm định
FDA, mực khô 1 giấy kiểm định FDA.
Về sản phẩm của mình phải họ phải nắm được nguồn nguyên liệu từ đâu, từ
vùng nuôi nào, tới tận ao. Với tiêu chuẩn B&B, họ phải biết con giống nhập từ
đâu, sản xuất từ trại giống nào, thức ăn được sản xuất từ nhà máy nào... Ngoài ra
họ cũng đặt vấn đề về an sinh xã hội, làm sao đảm bảo môi trường làm việc thật
tốt, an toàn cho cán bộ công nhân viên".
Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải được khai báo với cả CBP và FDA trước khi
đến Mỹ. Dữ liệu trong các tờ khai bắt buộc đó được sàng lọc bằng điện tử và sau
đó, tùy thuộc vào các yếu tố như mô tả sản phẩm, nước xuất xứ, tên nhà cung
cấp, mã số phân loại thuế quan, v.v., lô hàng được chọn để kiểm tra thực tế.
Có ba lý do chính để CBP và FDA lựa chọn, tạm giữ và từ chối thủy sản nhập
khẩu. Lý do đầu tiên là nhà cung cấp nước ngoài nằm trong danh sách cảnh báo
nhập khẩu của FDA. Thứ 2, hàng hóa bị kiểm tra là do thủy sản nhập khẩu bị
nghi ngờ là sản phẩm do lao động cưỡng bức sản xuất. Lý do thứ 3 khiến hàng
hóa bị kiểm tra là do bị nghi ngờ sản phẩm là từ đánh bắt IUU. Cơ quan Nghề cá
của NOAA, hợp tác với các cơ quan liên bang khác sẽ chịu trách nhiệm thực thi
các quy định của Mỹ về chống đánh bắt IUU.

4
2. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam
a. Luật thực phẩm
Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu
mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung
cấp thực phẩm an toàn.
b. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải
chịu sự điều tiết của luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật
về Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn
có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia
Mỹ. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có
hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với
Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm
bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều
phải tuân theo các quy định của Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR
(Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn
trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
Bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh
nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện HACCP (Hazard Analysis Control Critical
Point - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) mới được xuất
khẩu vào thị trường Mỹ. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất,
thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào
sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Quy định này yêu cầu
phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát
trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phương
pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây.
FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản trừ
những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng.
Ngược lại, ở Mỹ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại
kháng sinh khác đều bị cấm. Ở Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép
sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do
công ty dược phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách

5
thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin,
formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và
hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim.
FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang được
sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm:
axit axetic, calcium chloride, calium oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi
(cả củ), hydrogen peroxide, nước đá, magnesium sulfate, hành (cả củ), papain,
potassium chloride, povidoneiodine, sodium bicarbonate, sodium sulfite,
thiamine hydrochloride, axit urea và tannic. Ngoài ra Mỹ quy định 11 loại chất
cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
c. Quy định về kiểm dịch
- Phụ gia thực phẩm
Theo luật FDCA bất kỳ chất nào được sử dụng trọng sản xuất, chế tạo, đóng
gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có
thể được coi là phụ gia thực phẩm. Các chất loại trừ: các chất được chuyên
gia công nhận là an toàn; các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn
trước đó của FDA theo Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm.
- Phẩm mầu thực phẩm
Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải
được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm.
Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành
không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA.
d. Quy định về nhãn mác
- Luật về nhãn hiệu hàng hóa:
Ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau ban hành
nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác
quyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những
sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ,
hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật Thuế quan năm 1930
cho phép các cơ quan hải quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài
mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa kỳ.
Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như
6
nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm
quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
- Thông tin trên nhãn hàng:
Luật quy định rằng các thông tin trên nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để
người tiêu thụ bình dân có thể đọc và hiểu được trong điều kiện mua và sử
dụng thông thường. Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài thì trên
nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo qui định.
Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ.
Điều luật 21CFR101 qui định chi tiết về kích cỡ và thể loại, vị trí, v.v. của
các thông tin ghi trên nhãn hàng.
- Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa:
Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng
các quy định và điều luật tương thích. Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược
phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm
phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình
thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua
và sử dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa
đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn
khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc
nhà nhập khẩu v.v... bằng tiếng Anh.
e. Thông tin dinh dưỡng
- Nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho
người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của
mình. Điều luật 21CFR phần 101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông
tin cần có trên nhãn hàng. Đối với một số sản phẩm hay nhóm sản phẩm
đặc biệt còn có thêm các quy định riêng. Các quy định về ghi thành phần
dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn năm 1993. Những điều
khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994.
- Không chỉ có vậy kể từ 1/1/2006, Mỹ đưa ra quy định mới về ghi nhãn sản
phẩm: bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein
trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ bằng tiếng Anh tên của

7
các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và
đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm.
f. Tiêu chuẩn thực phẩm
- Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn
như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo
các quy định của Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of
Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn sử
dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
- Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA.
Tiêu chuẩn nhận dạng sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại
thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác
g. Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học
- Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA)7. Việc ban hành đạo luật
này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng
bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm.
- Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm
nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm
không có đủ những thông tin cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn
thực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi
các quy định này.
- Theo bản hướng dẫn, trong tám tháng đầu thực hiện, các cơ quan chức năng
tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các bên có liên quan thay vì từ chối
tiếp nhận các lô hàng không đạt yêu cầu. Đạo luật bắt đầu có hiệu lực từ
12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004.
- Theo Luật, chỉ các cơ sở sản xuất/ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực
phẩm dành cho tiêu dùng ở Mỹ mới đăng ký. Mặt hàng tôm là một trong
những sản phẩm phải đăng ký.
- Đạo luật này có nhiều quy định được xem như những rào cản thương mại đối
với hàng hóa hiện đang và sẽ được nhập khẩu vào Mỹ.
h. Luật hiện đại hoá an toàn vệ sinh thực phẩm (Food Safety
Modernization)

8
- Từ ngày 1/10/2012 - 31/12/2012, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm
muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ theo quy định của Luật Hiện đại
hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA). Kể từ thời điểm này, các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải đăng ký với FDA 2 năm/lần.
- FSMA yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký thông tin với
FDA theo quy định trong mục 415 của Đạo Luật về Thực phẩm, Dược phẩm
và Mỹ phẩm phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan này theo nội dùng đăng
ký mới quy định bổ sung tại mục 102 của FSMA. Giai đoạn đăng ký đầu tiên
diễn ra từ 1/10/2012 đến 31/12/2012.
- Mục 102 bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm mới so với danh mục thực
phẩm cũ nêu tại điểm 21 CRF 170.3. Trong đó, mục “Sản phẩm thủy hải sản”
(Fishery/Seafood Products) tại danh mục cũ được đổi thành “Sản phẩm thủy
hải sản: các loài cá; cá nguyên con hoặc philê; thủy sản có vỏ; sản phẩm thủy
sản ăn liền; thủy sản chế biến và các sản phẩm thủy sản khác”.
III. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam
a. Về phía doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam
Vì các sản phẩm thuỷ sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm
kiểmtra ở cửa khẩu của Mỹ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần biết các quy
định và tiêu chuẩncủa Mỹ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác, v.v.. Các
nhà chế biến của Việt Nam cầnchú trọng tăng cường các chương trình phòng
chống rủi ro thông qua việc đánh giá sự phù
hợp với HACCP trong sản xuất và chế biến. Điều này sẽ giúp các nhà xuất
khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn trong khâu chế biến để
có thể qua bất kỳ một điểm kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu ở Mỹ. Đề cập đến
vấn đề nhãn mác, tất cả các thành viên của VASEP cần chú ý đầy đủ tới các
quy định của Việt Nam hiện nay29 chẳng hạn như Thông tư
số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định
178/1999/QD-TTg quy định về dán nhãn mác đối với các sản phẩm thuỷ sản để
đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đều
phải có nhãn mác phù hợp

9
Nhằm giúp các công ty thuỷ sản của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh
của mình và có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Mỹ, họ cần cân nhắc
các cách để đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang Mỹ. Để
đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải:
(1) Tiến hành các chương trình phòng ngừa nguy cơ lây nhiếm các hoá chất
độc hại đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.
(2) Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoác chất và các vi sinh gây
hại cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu.
(3) Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế
biến thuỷ hải sản.
(4) Tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm
bằng việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP30.
(5) Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các
công ty chế biến và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân
vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.
Bằng việc áp dụng các biện pháp này, cả các nhà xuất khẩu và chế biến có khả
năng hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu và đối phó một cách hiệu quả với các
hàng rào được dựng lên để ngăn cản dòng sản phẩm hải sản nhập khẩu có xu
hướng tăng đều từ Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây.
b. Về phía các cơ quan quản lý tổ chức vầ Nhà nước
Đối với Bộ thủy sản, các cơ quan quan lý trực tiếp về các lĩnh vực nuôi trồng,
đánh bắt, chế biến và tiêu thụ thủy hải sản cần:
- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, phát
triển và đăng kí thương hiệu, kết hợp với các giải pháp đảm bảo tiêu
chuẩn sản phẩm và xúc tiến thương mại tạo điều kiện nâng cao lợi thế
cạnh tranh cho từng doanh nghiệp và của xuất khẩu thủy sản nói chung
và tôm nói riêng.
- Tổ chức phối hợp các doanh nghiệp, đại lí, các nhà cung cấp thức ăn,
thuốc chữa bệnh, ngư dân nuôi trồng các sản phẩm chất lượng cao, có
lợi thế cạnh tranh lớn như tôm nuôi sạch, tôm sinh thái…. cùng xây
dựng thương hiệu chung, gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và hệ
thống thanh tra kiểm soát , tăng cường công tác kiểm soát chi phí sản

10
xuất và giá cả, nâng cao năng lực quản lí trong tất cả mọi khâu của quá
trình sản xuất.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, ngư dân nâng cao chất lượng nguồn thủy sản
nói chung và tôm nói riêng thông qua việc nâng cao khả năng kiểm soát
chất lượng nguồn nguyên liệu , hỗ trợ xây dựng các khu nuôi trồng thủy
sản đảm bảo an toàn vệ sinh, sử dụng các thiết bị kiểm soát dư lượng
kháng sinh
- Phát động các doanh nghiệp tham gia các chương trình về nâng cao chất
lượng thủy sản như “ chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2021-2030”
- Thường xuyên tập hợp ý kiến của các Doanh nghiệp để đưa ra những
kiến nghị kịp thời với Chính phủ, từ đó đề xuất để có được những chính
sách cụ thể nhằm mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành trong mọi khâu
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của ngư dân nhằm phòng tránh
việc đưa các chất độc hại vào sản phẩm.
Đối với Chính Phủ, điều cần làm thường xuyên là có kế hoạch và ngân sách để
tuyên truyền rộng rãi, triển khai các lớp tập huấn cho ngư dân và các nhà sản
xuất, khuyến cáo họ không sử dụng các chất kháng sinh và các hóa chất độc
hại nhằm tạo dựng 1 môi trường hải sản sạch.

Ghi chú:
Bảng 1:

11
Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa
Kỳ năm 2020 và 2021

12

You might also like