You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN KẾT THÚC MÔN HỌC


THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
LHP: 23C4COM50302204

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG


XUẤT KHẨU MỰC (ĐÃ QUA CHẾ BIẾN) VÀO
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Giảng viên: GS.TS Võ Thanh Thu


Lớp: LT27.1 – FT04

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể được đánh giá là một quốc gia có rất nhiều tiềm
năng phát triển. Việc ngày càng nhiều những nền kinh tế lớn đầu tư, cũng như bắt đầu thiết lập mối
quan hệ đối tác toàn diện như Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã cho thấy đất nước đã thay đổi mạnh mẽ
và chứng minh được năng lực phát triển dù trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt.
Với đường lối đối ngoại rõ ràng. Việt Nam tạo dựng niềm tin cho đối tác trong việc đầu tư
phát triển và phát huy giá trị nội tại của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng
đáp ứng được các thị trường khó tính và dần trở thành những thị trường nhập khẩu hàng đầu của
các nước.
Trong số đó phải kể đến mặt hàng thuỷ, hải sản. Hàng năm, ngành hàng này đã mang đến
giá trị hàng triệu đô la Mỹ. Cùng với sự phát triển, đầu tư mạnh mẽ về công nghệ. Các sản phẩm
được chế biến đã đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về xuất khẩu. Hàn Quốc và Nhật Bản là
những quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ, hải sản cao nhất. Với đặc thù có nhiều thức ăn dạng
“sashimi”, họ luôn đặt nhiều tiêu chuẩn nhất là đối với những mặt hàng tương tự dùng trong thức
ăn sashimi. Việt Nam đã vượt qua được điều đó.
Mục đích của bài luận là phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu Hàn Quốc và Nhật
Bản. Thực trạng xuất khẩu hiện nay đối với 2 quốc gia trên. Thông qua đó, đánh giá được tiềm
năng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để lựa chọn cũng như chinh phục thị trường xuất khẩu
thông qua những khó khăn đã nhận định trong bài.
Với sự hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nghiên cứu. Bài luận còn nhiều thiếu sót,
kính mong cô góp ý để nội dung nghiên cứu của nhóm đạt hiệu quả hơn!

2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................2

I. Tổng quan về mực Việt Nam (đã qua chế biến) và hai thị trường xuất khẩu Hàn Quốc và
Nhật Bản.............................................................................................................................................5

1. Tổng quan về mực Việt Nam (đã qua chế biến)..............................................................5

1.1 Mực Việt Nam...........................................................................................................5

1.2 Xuất khẩu mực của Việt Nam...................................................................................6

2. Tình hình nhập khẩu mực của Hàn Quốc, Nhật Bản.......................................................7

2.1 Tổng quan về thị trường Hàn Quốc...........................................................................7

2.2 Tổng quan về thị trường Nhật Bản............................................................................8

II. Phân tích thị trường mục tiêu.............................................................................................9

1. Thị trường mực nang tại Hàn Quốc................................................................................9

1.1 Quy mô thị trường.....................................................................................................9

1.2 Cơ cấu nhập khẩu mực của Việt Nam.....................................................................10

1.3 Tập quán kinh doanh...............................................................................................11

1.4 Tiềm năng thị trường...............................................................................................11

2. Thị trường mực nang Nhật Bản.....................................................................................11

2.1 Quy mô thị trường...................................................................................................11

2.2 Cơ cấu nhập khẩu thị trường mực nang tại Nhật Bản.............................................12

2.3 Tập quán kinh doanh...............................................................................................13

2.4 Tiềm năng của thị trường........................................................................................14

III. Các qui định pháp lí khác nhau giữa 2 thị trường về việc nhập khẩu sản phẩm từ Việt
Nam..................................................................................................................................................15

1. Các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Nhật Bản....................15

1.1 Mức thuế áp dụng cho mặt hàng mực nang giữa các Hiệp định FTA được ký kết
giữa Việt Nam - Hàn Quốc và Việt Nam - Nhật Bản................................................................16
3
1.2 Những nội dung chính trong Hiệp định VKFTA (Hiệp định song phương) giữa Việt
Nam - Hàn Quốc đối với mặt hàng mực...................................................................................16

1.3 Những nội dung chính trong Hiệp định CPTPP (Hiệp định đa phương) giữa Việt
Nam và Nhật Bản đối với mặt hàng mực.................................................................................17

2. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật......................................................................17

3. Những qui định về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mực nang.........................19

3.1 Nhật Bản.................................................................................................................19

3.2 Hàn Quốc................................................................................................................19

IV. Nhận xét chung...............................................................................................................21

1. Nhận xét chung về 2 thị trường và ưu tiên lựa chọn thị trường để phát triển...............21

2. Những lưu ý cấp thiết....................................................................................................21

KẾT LUẬN...........................................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................24

4
I. Tổng quan về mực Việt Nam (đã qua chế biến) và hai thị trường xuất khẩu Hàn
Quốc và Nhật Bản
1. Tổng quan về mực Việt Nam (đã qua chế biến)
1.1 Mực Việt Nam
Mực là một loài động vật biển thuộc họ Mực (Loliginidae) hoặc họ Mực ó (Sepioteuthis).
Mực có hình dáng tương tự như súp lươn với thân dài và chân bơi vòng quanh thân, đặc điểm nổi
bật là chúng có phần đầu thân chứa lỗ mắt to và bộ hàm sắc nhọn, chúng sử dụng để bắt mồi.
Chúng thích nghi ở môi trường biển nhiệt đới và ôn đới, thường sống ở độ sâu khá sâu dưới mặt
biển, thường từ 0 đến 200 mét dưới mặt biển. Nhiệt độ thích hợp để mực sống thường dao động từ
10°C đến 30°C, tùy thuộc vào loài mực cụ thể.
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng và nhiều vùng biển khác, là nơi sản lượng mực
nhiều và hoạt động nuôi, khai thác mực phát triển. Mực thường được khai thác theo từng vùng và
từng loài. Sản lượng chính xác của mực khai thác ở Việt Nam có thể thay đổi từ năm này sang năm
khác và tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện thời tiết, chính sách quản lý thủy sản của chính phủ,
và nhu cầu thị trường.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Việt Nam có một dải bờ biển dài và đa dạng về - Thị trường mực và bạch tuột quốc tế rất cạnh
loài mực, nguồn tài nguyên tự nhiên này cung tranh với sự tham gia của nhiều quốc gia
cấp mực tự nhiên cho ngành công nghiệp thủy khác. Điều này đặt áp lực lên Việt Nam để
sản rộng khắp. duy trì giá cả cạnh tranh và chất lượng sản
- Việt Nam đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng thủy sản, phẩm.
bao gồm các cảng biển, cơ sở chế biến hiện đại - Môi trường biển đang đối mặt với áp lực từ
và hệ thống vận chuyển để hỗ trợ ngành công sự biến đổi khí hậu, quá khai thác và ô nhiễm.
nghiệp thủy sản. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn tài
- Sự sẵn có của lao động giá rẻ giúp giảm chi phí nguyên mực và cần sự quản lý bền vững.
sản xuất và làm cho sản phẩm mực của Việt - Việt Nam cần cải thiện quản lý và bảo vệ
Nam trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. nguồn tài nguyên mực để đảm bảo sự tồn tại
của loài và sự bền vững của ngành công
nghiệp thủy sản, cần theo dõi biến đổi trong

5
Điểm mạnh Điểm yếu

nhu cầu thị trường và thích nghi nhanh chóng


để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu
mực.

1.2 Xuất khẩu mực của Việt Nam


Mực của Việt Nam được xuất khẩu sang 65 thị trường tính tới tháng 5 năm nay. Top 10 thị
trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Italy, Thái
Lan, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha và Pháp chiếm 95% tổng xuất khẩu mực
của Việt Nam.

Hình 1: Tình hình xuất khẩu mực & bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Trong 5 tháng đầu năm 2023, theo báo cáo tổng hợp xuất khẩu mực của Việt Nam đạt hơn
240 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022. Sản phẩm này xuất khẩu đạt 52 triệu USD
trong tháng 5 năm 2023, cho thấy giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

6
Trong xu hướng sụt giảm chung của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu mực không
tránh khỏi tăng trưởng âm nhưng giá trị xuất khẩu sản phẩm này ghi nhận mức giảm nhẹ hơn so
với các sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu khác của Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến
tình trạng sụt giảm của xuất khẩu thủy sản nói
chung và mực nói riêng trong gần nửa đầu năm
nay là do lạm phát và suy thoái toàn cầu, người
dân thắt chặt chi tiêu nên việc xuất khẩu mực tới
các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới sụt giảm.
Xung đột Nga-Ukraine làm xáo trộn thương mại
toàn cầu, giá xăng dầu tăng cao, thẻ vàng IUU
chưa được gỡ bỏ. Đồng thời, doanh nghiệp liên tục
đối mặt với thách thức về nguồn nguyên liệu, chi
phí đầu vào cho sản xuất tăng cao, thời tiết không
thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, điều này làm
giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu mực bị giảm đơn hàng
phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa nhà máy.
Dự kiến, 3 năm cuối năm 2023, hoạt động
xuất khẩu sẽ tốt hơn so với các tháng trước, nhưng nguồn nguyên liệu sẽ khó khăn vì sản lượng
khai thác tại các vùng biển trên thế giới đang giảm, các lệnh cấm khai thác tại các vùng biển bắt
đầu có hiệu lực, mùa mưa bão tới sẽ làm giảm nguồn cung cũng là thách thức đặt ra cho doanh
nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
2. Tình hình nhập khẩu mực của Hàn Quốc, Nhật Bản
2.1 Tổng quan về thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và dân số đông đúc, người tiêu dùng ở
quốc gia có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm cao cấp như mực là một yếu tố
quan trọng tạo nên nhu cầu lớn cho mực nhập khẩu.
Mực Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng. Các doanh
nghiệp sản xuất mực ở Việt Nam đã đầu tư vào quy trình sản xuất và chế biến để đảm bảo sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, điều này đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Hàn
7
Quốc. Bên cạnh đó, các công ty Việt Nam đã sử dụng các kênh quảng cáo và thương mại điện tử để
tiếp cận thị trường Hàn Quốc. Điều này đã tạo ra cơ hội để tiếp cận người tiêu dùng Hàn Quốc
thông qua các nền tảng trực tuyến, giúp tăng cường tiêu dùng sản phẩm mực từ Việt Nam.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã được ký kết giữa Hàn Quốc và
Việt Nam có hiệu lực từ năm 2015. Hiệp định này đã giảm hoặc loại bỏ nhiều loại thuế nhập khẩu,
tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, bao gồm mực, từ Việt Nam sang Hàn
Quốc. VKFTA đã giúp nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc.
Đồng thời, quốc gia này cũng là thị trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng
35%. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mực sang Hàn Quốc đạt 84 triệu USD, giảm 13 % so
với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu mực khô lột da, mực đông lạnh, mực sushi,
mực nang phile,..
2.2 Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với một lịch sử dài trong việc tiêu dùng các sản phẩm thủy sản, và
mực là một phần quan trọng trong ẩm thực của họ, vì vậy quốc gia này có nhu cầu lớn về mực
nhập khẩu. Thị trường Nhật Bản thường yêu cầu chất lượng cao cho sản phẩm thực phẩm phải đáp
ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng. Việc đáp ứng những yêu cầu
này có thể đòi hỏi đầu tư lớn hơn vào quy trình sản xuất, vận chuyển và chế biến, làm cho mực từ
Việt Nam không thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm địa phương hoặc nhập khẩu cao cấp khác.
Nhật Bản đã phát triển nguồn cung cấp mực từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả sản xuất
trong nước và nhập khẩu từ các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Mexico, và Trung Quốc. Sự cạnh
tranh giữa các nguồn cung cấp này có thể là một trong những lý do khiến mực từ Việt Nam không
chiếm vị trí xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, quốc gia này có một thị trường nội địa mực sản xuất và
tiêu thụ lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản thường ưa thích sản phẩm mực địa phương hoặc nhập khẩu
từ các quốc gia gần đó. Điều này có thể khiến mực từ Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm
địa phương và nhập khẩu khác.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và
có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/2009. VJEPA đã giảm giá trị thuế nhập khẩu cho nhiều sản phẩm
thủy sản, bao gồm mực, từ Việt Nam vào Nhật Bản. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu mực từ Việt Nam vào Nhật Bản. Đồng thời, quốc gia này là thị trường nhập khẩu mực đơn lẻ
thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 27%. So với Hàn Quốc, xuất khẩu mực sang Nhật Bản có tín
hiệu tích cực hơn với 64 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm
8
2023, quốc gia này là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm mực tươi sống/tươi/đông
lạnh (mã HS 03) với trị giá đạt 29 triệu USD, tương ứng 40% tổng xuất khẩu các mặt hàng này của
Việt Nam ra thế giới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sản lượng khai thác
mực nội địa của Nhật ngày càng giảm, nhưng nhu cầu về sản phẩm mực ăn liền tăng do lối sống
hiện đại, bận rộn, ít thời gian nấu nướng của người tiêu dùng. Điều này được cho rằng là yếu tố tác
động tích cực tới xuất khẩu mực của Việt Nam sang Nhật Bản.
II. Phân tích thị trường mục tiêu
1. Thị trường mực nang tại Hàn Quốc
1.1 Quy mô thị trường
Theo cục thống kê hải quan Hàn Quốc nhập khẩu 136 nghìn tấn Thủy sản đầu năm 2023,
riêng Việt Nam nhập khẩu 14,2 nghìn tấn. Việt Nam là quốc gia cung cấp thủy sản đứng thứ 3 cho
Hàn Quốc sau Trung Quốc và Nga.

Thị trường cung cấp thủy sản cho Hàn Quốc tháng 7 và 7 tháng năm 2023
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc
Tình hình chiến tranh Nga - Ukraine ảnh hưởng đến nguồn khai thác thủy sản nội địa của
Hàn Quốc giảm đi và việc Nhật xả chất thải phóng xạ từ nhà máy Fukushima ra biển, trực tiếp tác
động đến nguồn thủy sản của Hàn Quốc.
Đặc biệt đối với sản phẩm mực, Việt Nam là một trong những quốc gia chủ yếu cung ứng
mực cho thị trường Hàn Quốc, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu đầu năm 2022. Việt Nam đứng
thứ 2 về xuất khẩu mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc với 220.020 nghìn USD trong
năm mười tháng đầu năm 2022.

9
Bảng bên cho thấy, đến năm 2022,
Việt Nam là đối tác cung ứng mực, bạch
tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc (sau Trung
Quốc). Sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam
cũng tăng gần gấp 2 lần so với nhà xuất
khẩu Trung Quốc và tiếp tục duy trì năm
2023.
Hàn Quốc là một trong ba thị
trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu đầu năm 2022. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu mực,
bạch tuộc cho Hàn Quốc, đạt gần 127 triệu USD. Trong đó, bạch tuộc chiếm 43% tỷ trọng nhập
khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc. Mực đông lạnh chiếm 16% thị phần đứng thứ 3.
Trong quý I/2023, giá xuất khẩu bạch tuộc và mực của Việt Nam sang Hàn Quốc lần lượt
trong khoảng từ $7 - $7,4/ 1kg năm 2022 và $9,8 - $10,6 / 1kg, theo số liệu Trung tâm thương mại
thế giới ITC.
Theo VASEP (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam) sản phẩm mực Hàn
Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là mực nang đông lạnh, mực nang chế biến (trừ xông khói),
mực nang ướp lạnh/ khô/ muối hoặc ngâm nước muối
Các doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc gồm Công ty CP Xuất khẩu
Thủy sản Hợp Tấn, Công ty TNHH Mai Linh, Công ty CP CB Thủy sản XNK Kiên Cường, Công
ty TNHH Phú Quý…
1.2 Cơ cấu nhập khẩu mực của Việt Nam

Bảng: Các sản phẩm mực nhập khẩu chính của Hàn Quốc T1-T10/2022 (nguồn: VASEP)
10
Theo báo Dân Việt, xuất khẩu mực sang thị trường Hàn Quốc trong tháng 8 năm nay ghi
nhận tăng trưởng dương đầu tiên sau 5 tháng liên tục tăng trưởng âm. Tháng 8/2023, xuất khẩu
sang Hàn Quốc tăng 8% đạt 26 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu mực sang thị
trường này đạt 149 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.3 Tập quán kinh doanh
Văn hóa giao tiếp: thận trọng xưng hô trong giao tiếp với đồng nghiệp cũng như cấp trên.
Việc cúi đầu nhẹ với đồng nghiệp và cúi chào sếp là cần thiết. Hạn chế tối đa việc gọi trực tiếp tên
của nhau. Chú trọng hình thức, việc chỉn chu, gọn gàng là điều cần thiết
Văn hóa người chủ kinh doanh chính là người sở hữu: Việc truyền nối trong gia tộc để
nắm giữ các vị trí quan trọng là đặc trưng ở Hàn Quốc cũng như các quốc gia Châu Á nói chung.
Văn hóa đồng nhất (đơn nhất): Người Hàn Quốc xem trọng tính đồng nhất và không chấp
nhận các yếu tố tạm nham (ngoại lai). Họ không để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu vào
quy trình sản xuất cũng như vận hành. Tất cả đều được đảm bảo vận hành theo chuỗi giá trị hoàn
chỉnh.
1.4 Tiềm năng thị trường
Sự ủng hộ của các chính sách, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác toàn diện. Đây là
một cơ hội đàm phán sâu rộng đối với các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia này, nhất là hàng thủy,
hải sản.
Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 679,9 triệu USD, chiếm 1,6% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc (bao gồm
AKFTA, VKFTA, RCEP) là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp tận dụng để xuất khẩu
2. Thị trường mực nang Nhật Bản
2.1 Quy mô thị trường
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19%.
Trong top 4 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu mực sang Nhật Bản có tín hiệu
tích cực nhất. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng 3% đạt 77 triệu
USD.

11
Theo thống kế VASEP, trong 9 tháng đầu năm 2022,
tổng sản lượng mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật đạt 105,883 nghìn USD tăng 40,9% so với cùng kỳ
(2021)
Trong 9 tháng đầu năm 2022 các sản phẩm mực xuất
khẩu chủ yếu là mực nang và mực ống đông lạnh tăng
18,2%, mực chế biến tăng 16,3%,... so với lượng nhập khẩu cùng kỳ.

Bảng: Sản phẩm mực nhập khẩu chính của Nhật Bản
Tổng sản phẩm nhập khẩu mực, bạch tuộc 7 tháng đầu năm 2023 đạt 723,373 nghìn USD
tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022. Về sản lượng mực nang, mực ống đông lạnh trong tăng 6,5%
đạt 324,257 nghìn USD cho thấy thói tiêu dùng mực tươi sống ít qua chế biến của người Nhật luôn
gia tăng so với các sản phẩm mực chế biến khác. Và tổng sản lượng mực đông lạnh xuất khẩu cao
hơn bạch tuộc đông lạnh chỉ đạt 176,869 nghìn USD (2023).
2.2 Cơ cấu nhập khẩu thị trường mực nang tại Nhật Bản
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản năm 2022 đạt 765 triệu USD tăng 25,7% so với cùng ký năm 2021 chiếm
15% đạt 609 triệu USD

12
2.3 Tập quán kinh doanh
Thời gian: Đúng giờ là văn hóa quan trọng của người Nhật, thể hiện sự tự hào bản thân vì
cộng đồng nên thường đến sớm hơn trong buổi hẹn hoặc làm việc nên khi làm việc với người Nhật
cần tuân thủ thời gian đảm bảo sự chuyên nghiệp.
Tôn trọng đối tác:
o Lần đầu gặp gỡ, người Nhật đều trịnh trọng cúi chào lịch sự và gửi danh thiếp khi
gặp đối tác, thể hiện cách trao đổi, cư xử và hành động trong cuộc họp sẽ nhận được
sự đồng tình cao.
o Tác phong cúi người tự nhận lỗi khi vi phạm rất quan trọng đối với người Nhật, biết
lỗi và xin lỗi
o Triết lý Omotenashi nghệ
thuật chăm sóc khách
hàng bằng sự chân thành
của người Nhật. Gồm 5
cấp bậc về đạo đức, lịch
sự, phục vụ, hiếu khách
và cao nhất là
Omotenashi, tạo nhiều ấn
tượng với khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ

Thói quen tiêu dùng:


o Thói quen ăn uống của người Nhật rất quan trọng về sức khỏe, giúp họ có độ tuổi
sống thọ đến hơn 100 tuổi. Ngoài lối sống lành mạnh, người Nhật còn rất biết cách
chọn và xử lý các loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
o Đặc biệt là thói quen ăn sushi, sashimi của người Nhật, những món hải sản tươi sống
được người Nhật tiêu thụ số lượng lớn trong năm. Theo nghiên cứu, các thực phẩm
thủy sản, mực tươi sống,... chứa nhiều chất béo Omega 3, DHA tốt cho não bộ và tim
mạch, điều trị bệnh lý về tiểu đường, giàu dinh dưỡng.
o Chế độ ăn uống của người Nhật rất đơn giản, nguyên bản, giúp giữ hương vị tự
nhiên của món ăn, tạo thói quen dùng thực phẩm tươi sống ít chế biến trong thời
gian ngắn.
13
Thị hiếu người tiêu dùng:
Thứ 1, cơ cấu dân cư người Nhật theo độ tuổi người già ngày càng tăng. Việc lựa chọn thực
phẩm ăn uống có giá trị cho sức khỏe rất được chú trọng, hơn 90% người tiêu dùng cho rằng họ
thuộc về tầng lớp trung lưu nên đòi hỏi về những quy chuẩn về chất lượng sản phẩm mang tính
đồng nhất, đóng gói, bao bì nhỏ gọn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những lỗi nhỏ trên sản
phẩm, bao bì cũng có thể ảnh hưởng đến lô hàng nên cần đảm bảo hoàn thiện từ khâu chế biến,
đóng gói,...đến khi giao vận chuyển hàng.
Thứ 2, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật mang nét văn hóa Châu Á, vừa hiện đại nhưng
cũng rất tinh tế, về giá cả tiêu dùng phải phù hợp, tương ứng chất lượng sản phẩm. Các bà nội trợ
Nhật vẫn duy trì thói quen đi chợ truyền thống khi mua các mặt hàng tươi sống như mực,... nên họ
quan tâm đến biến động giá và các mẫu mã mới, các sản phẩm nhãn mác, uy tín, thông tin rõ ràng
sẽ thu hút thị hiếu người tiêu dùng Nhật.
Thứ 3, Tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm nhập khẩu giúp gia tăng độ tin cậy đối với các
mặt hàng nhập khẩu. Một số các tiêu chuẩn Nhật các doanh nghiệp Việt Nam cần đạt chứng nhận
như JIS - Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, Các bộ tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) hay
thực phẩm hữu cơ Nhật Bản (JAS Organic)...
2.4 Tiềm năng của thị trường

Theo đánh giá các chỉ số xuất khẩu cho thấy tiềm năng mặt hàng thủy sản là một trong top
10 những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng mạnh của Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản.

14
Các chỉ số tăng trưởng GDP của Nhật Bản đang dần có sự tăng trưởng trở lại 6% trong GDP
quý II/2023, theo Nikkei Asia.
Reuters trích dẫn tốc độ tăng trưởng tích cực này được thúc đẩy do nhập khẩu giảm 4,5% và
tăng xuất khẩu ròng, dẫn đến GDP cao hơn. Về GDP tổng thể vẫn giảm 0,5% so với quý trước cho
thấy dấu hiệu chi tiêu trong nước vẫn còn hạn chế, khả năng phục hồi sau Covid yếu. Song lạm
phát vẫn chưa kết thúc ảnh hưởng không ít đến chi tiêu tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Nhật Bản xả thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển từ nhà máy
điện hạt nhân Fukushima khiến cho nguồn cung ứng thủy sản nội địa Nhật bị ảnh hưởng lớn, người
tiêu dùng Nhật quyết liệt từ chối sử dụng thủy sản nội địa và các quốc gia nhập khẩu từ chối các
đơn hàng sau khi thải chất phóng xạ. Cho thấy là tiềm năng lớn nhu cầu nhập khẩu của Nhật cho
các ngành hàng thủy sản nói chung và ngành hàng mực nói riêng dự kiến sẽ tăng trưởng trong thời
gian tới.
Kết luận thị trường xuất khẩu mực cho Nhật Bản có rất nhiều cơ hội và tiềm năng tăng
trưởng. Tuy nhiên đây là thời gian để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tập trung vào các sản
phẩm mang giá trị cốt lõi, nắm bắt được văn hóa kinh doanh và tiêu dùng của người Nhật Bản,
mang đến những sản phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu
thị hiếu thực tại để chinh phục thị trường khó tính này.
III. Các qui định pháp lí khác nhau giữa 2 thị trường về việc nhập khẩu sản phẩm từ
Việt Nam
1. Các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam và Hàn Quốc đã có hơn 30 năm quan hệ ngoại giao và đã tiến tới quan hệ Đối tác
toàn diện từ năm 2001. Năm 2009, quan hệ ngoại giao của hai nước đã được nâng tầm thành quan
hệ Đối tác hợp tác chiến lược.

15
Bên cạnh đó quan hệ thương mại của Việt Nam và Nhật Bản tính từ năm 1973 đến nay vừa
tròn 60 năm. Trong những năm gần đây, Nhật bản là đối tác thương mại hàng đầu ở Việt Nam và
cũng là nước đã ký kết nhiều nhất các Hiệp định (FTA) Thương mại tự do với Việt Nam cho cả
song phương cũng như đa phương.
Dưới đây là những nội dung quan trọng trong các Hiệp định FTA cho sản phẩm mực nang
cho hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản:
1.1 Mức thuế áp dụng cho mặt hàng mực nang giữa các Hiệp định FTA được ký kết
giữa Việt Nam - Hàn Quốc và Việt Nam - Nhật Bản.

Các Hiệp định FTA HÀN QUỐC NHẬT BẢN

ASEAN-Hàn Quốc Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5% -

ASEAN-Nhật Bản
- 6,7% theo MNF
(AJCEP)

Hàn Quốc-Việt Nam


Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% -
(VKFTA)

Nhật Bản-Việt Nam


- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5,5%
(VJEPA)

Thuế nhập khẩu ưu đãi:


RCEP 20% theo MFN
2,8%

CPTPP - Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

1.2 Những nội dung chính trong Hiệp định VKFTA (Hiệp định song phương) giữa Việt
Nam - Hàn Quốc đối với mặt hàng mực
Hiệp định VKFTA đánh dấu tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản ở Việt Nam.
Theo thỏa thuận trong Hiệp định, Hàn Quốc cắt giảm 95,4% số dòng thuế nhập khẩu cho
502 nhóm hàng hóa của Việt Nam, trong đó có thủy sản. Hiện tại Việt Nam đang được hưởng thuế
xuất khẩu mực sang Hàn Quốc là 0%.

16
Cam kết về Quy tắc xuất xứ: hàng mực có nguồn gốc xuất xứ 100% từ Việt Nam. Để được
hưởng mức thuế ưu đãi, hàng Việt Nam xuất khẩu yêu cầu phải có C/O (Certificate of Origin) để
chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Hiện có hai loại form C/O được sử dụng nhiều đó là form AK và
VK.
Những chứng từ bắt buộc mà doanh nghiệp phải cung cấp khi xin cấp C/O cho mặt hàng
mực:
o Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
o Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
o Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu
mua...)
1.3 Những nội dung chính trong Hiệp định CPTPP (Hiệp định đa phương) giữa Việt
Nam và Nhật Bản đối với mặt hàng mực.
Nhật Bản cam kết xóa bỏ đối với 86% số dòng thuế và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm kể
từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Theo Hiệp định này, lần đầu tiên Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn
thuế nhập khẩu cho hầu hết mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Nhật Bản đã cắt giảm thuế sâu cho mặt hàng mực Việt Nam, cụ thể là 0% thuế nhập khẩu
vào đất nước họ.
Quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định CPTPP:
o Đối với mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng mực nói riêng quy tắc xuất xứ
được quy định tại Chương 3 - Quy tắc xuất xứ (các quy tắc chung) và các thủ tục
chứng nhận xuất xứ được nội luật hóa tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT.
o Để mặt hàng mực được hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP thì doanh nghiệp phải xin
cấp C/O mẫu CPTPP.
2. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật
cao cho ngành hàng thực phẩm.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu có yêu cầu cao về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, đặc
biệt là đối với hàng thực phẩm. Họ đưa ra các yêu cầu khắt khe về dư lượng hóa chất, đối với mặt
hàng mực nang Hàn Quốc đưa ra các tiêu chuẩn vi sinh, kháng sinh. Theo quy định của Bộ An toàn
Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc với các lô sản phẩm nhập khẩu vi phạm tiêu chuẩn, phát hiện

17
ra có chất gây hại thì nhà nhập khẩu buộc phải thu hồi và hủy toàn bộ lô hàng bao gồm cả hàng hóa
đang được phân phối trên thị trường Hàn Quốc.
Bộ Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (MFDS) Hàn Quốc yêu cầu tất cả sản phẩm thực
phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc đều phải gắn nhãn ghi bằng tiếng Hàn hoặc nhãn phụ bằng tiếng
Hàn. Nội dung trên nhãn phải thể hiện đủ các thông tin sau:
o Tên sản phẩm: Tên sản phẩm ghi trên nhãn phải khớp với tên sản phẩm được khai
báo với cơ quan cấp phép/kiểm tra.
o Tên, địa chỉ nhà nhập khẩu và địa chỉ nơi sản phẩm có thể bị trả lại, trao đổi trong
trường hợp sản phẩm hư hỏng.
Nhật Bản đưa ra những quy định rất khắt khe đối với ngành hàng thực phẩm về kháng sinh
và vi khuẩn gây bệnh. Mức độ tiêu chuẩn, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Nếu
doanh nghiệp nếu vi phạm các quy chuẩn an toàn thực phẩm thì sẽ bị nâng cấp kiểm soát hoặc
kiểm soát 100% dù chỉ mới vi phạm lần đầu. Và tùy theo mức độ và số lần vi phạm mà Nhật Bản
có thể đưa ra lệnh cấm nhập khẩu.
Quy định về ghi nhãn đối với thủy sản nhập khẩu vào Nhật bản:
o Nhãn chất lượng cho mặt hàng mực phải được ghi bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo
các luật và quy định sau: Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho thủy sản,
Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Đo lường, Luật Bảo vệ sức khỏe, Luật
Khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên, Luật Chống lại việc đánh giá cao, sai sự
thật và mô tả gây hiểu lầm, các luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: Luật
Chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật Thương hiệu).
o Theo quy định Luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn, doanh nghiệp khi nhập khẩu mực
cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Tên sản phẩm, hàm lượng dinh dưỡng,
hạn sử dụng, phương thức bảo quản, nguồn gốc, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.
Thường những thông tin này nhà xuất khẩu sẽ phải cung cấp cho nhà nhập khẩu.
o Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải thể hiện được phân loại rác trên bao bì:

18
Đồ đựng và bao bì bằng nhựa Đồ đựng và bao bì bằng giấy
3. Những qui định về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mực nang
3.1 Nhật Bản
Việc nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến vào Nhật Bản phải tuân theo các quy định
của các luật sau đây: Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải
quan.
Luật Ngoại hối và Ngoại thương: Việc nhập khẩu hàng thủy sản phải tuân theo các quy
định về hạn chế nhập khẩu sau đây: Hạn ngạch nhập khẩu; Phê duyệt nhập khẩu; Xác nhận nhập
khẩu (trước hoặc tại thời điểm thông quan).
Hiện mặt hàng mực Việt Nam chưa bị áp hạn ngạch nhập khẩu vào Nhật Bản cũng như phê
duyệt và xác nhận nhập khẩu.
Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm: Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được ban hành
nếu trong sản phẩm sử dụng chất phụ gia bị cấm, hay dư lượng kháng sinh vượt qua mức độ cho
phép.
Hiện mặt hàng mực của Việt Nam không phải là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc theo yêu
cầu Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (kiểm tra mọi lô hàng đối với những thực phẩm có
nguy cơ cao vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm).
Luật Hải quan: Luật Hải quan cấm việc nhập khẩu các lô hàng được ghi sai nhãn hoặc gây
khó hiểu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Về hạn ngạch thuế quan (TRQs): Nhật Bản duy trì hệ thống hạn ngạch thuế quan tính
thuế suất thấp hơn (thuế suất chính) đối với hàng hóa nhập khẩu với số lượng nhất định, nhưng
thuế suất cao hơn (thuế suất thứ cấp) đối với số lượng vượt quá khối lượng. Hệ thống này bảo vệ
các nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự nhưng cũng mang lại lợi ích cho người tiêu
dùng với mức thuế quan thấp nhất có thể. Khối lượng hạn ngạch thuế quan cho mỗi lần phân bổ có
thể được áp dụng theo một trong hai cách (theo thứ tự nhận được yêu cầu hoặc theo các lần phân
19
bổ trước). Nhật Bản thường sử dụng phương pháp phân bổ trước. Hệ thống hạn ngạch thuế quan
không hạn chế nhập khẩu trực tiếp, vì hàng nhập khẩu có thể được thực hiện mà không cần giấy
chứng nhận hạn ngạch thuế quan, miễn là phải trả mức thuế cao.
3.2 Hàn Quốc
Thủ tục nhập khẩu cho các mặt hàng thực phẩm trong đó bao gồm mực dựa trên các luật
sau:
Đạo luật vệ sinh an toàn thực phẩm: nhằm mục đích ngăn chặn mối nguy hiểm từ các
mối nguy vệ sinh của sản phẩm thực phẩm và cải thiện sức khỏe quốc gia thông qua những tiến bộ
về chất lượng trong thực phẩm và dinh dưỡng. Bất kỳ ai muốn nhập khẩu thực phẩm (bao
gồm thực phẩm, thiết bị và bao bì) để bán hoặc trao đổi đều phải thông báo cho Cục
Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) quản lý khu vực thông quan hoặc
văn phòng dịch vụ kiểm dịch quốc gia.
Đạo luật Kiểm dịch thực vật: nhằm mục đích ngăn chặn sự mở rộng và xâm
nhập của côn trùng độc hại và góp phần ngăn chặn an toàn và sản xuất nông, lâm
nghiệp. Các sản phẩm thực vật như thực vật, rau, trái cây và chè phải được kiểm dịch
thực vật dựa trên Đạo luật Kiểm dịch Thực vật để thông quan. Kiểm dịch dựa trên Đạo
luật Kiểm dịch Thực vật nhằm mục đích thúc đẩy và góp phần đảm bảo an toàn trong
sản xuất nông lâm nghiệp bằng cách ngăn ngừa côn trùng có hại.
Đạo luật phòng chống dịch bệnh chăn nuôi: nhằm mục đích ngăn chặn sự xuất hiện
hoặc lan rộng của dịch bệnh vật nuôi và góp phần phát triển ngành chăn nuôi cũng như
cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tất cả thịt và các sản phẩm thịt chế biến có thể được
nhập khẩu vào Hàn Quốc sau khi kiểm dịch dựa trên Đạo luật phòng chống và kiểm soát
dịch bệnh vật nuôi. Luật này nhằm mục đích phát triển ngành chăn nuôi và y tế công
cộng bằng cách ngăn chặn sự xuất hiện hoặc lan rộng của dịch bệnh trong chăn nuôi.
Đạo luật Ngoại thương: nhằm mục đích thúc đẩy thương mại quốc tế và phát
triển nền kinh tế quốc gia thông qua tăng cường buôn bán và thương mại. Chính phủ có
thể thực hiện các biện pháp để tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa một cách
nhất quán khi cần thiết nhằm xúc tiến thương mại dựa trên Đạo luật Ngoại thương hoặc
hạn chế và cấm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức có thể
hạn chế hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi cần thiết để thực hiện các điều ước
đã được thống nhất và công bố dựa trên Hiến pháp, luật pháp quốc tế được chấp nhận
20
rộng rãi và để bảo vệ tài nguyên sinh học. Đạo luật Ngoại thương nhằm mục đích phát
triển và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia bằng cách thúc đẩy thương mại nước ngoài, thiết
lập thương mại công bằng và trật tự, duy trì cán cân thanh toán quốc tế và thúc đẩy mở
rộng thương mại.
Pháp luật liên quan đến ghi nhãn thực phẩm: quy định cho phép người tiêu dùng lựa
chọn sản phẩm một cách hợp lý dựa trên thông tin bằng cách thể hiện thông tin liên quan
đến thực phẩm trên hộp đựng hoặc bao bì.
Các luật khác liên quan đến nhập khẩu, chẳng hạn như Đạo luật quản lý ngũ cốc
và Đạo luật thuế rượu.
IV. Nhận xét chung
1. Nhận xét chung về 2 thị trường và ưu tiên lựa chọn thị trường để phát triển
Nhìn chung về sản lượng và khả năng khai thác. Việt Nam với lợi thế đường bờ biển dài,
kết hợp nuôi và các biện pháp khai thác và bảo tồn tự nhiên, có thể đảm bảo được sản lượng cũng
như chất lượng khai thác.
Thành công: Mực Việt Nam đã đạt được và trở thành đối tác nhập khẩu mực của cả 2 thị
trường khó tính là Hàn Quốc và Nhật Bản. Các số liệu trên cho thấy tiềm năng, đặc biệt là các
tháng cuối năm 2023 và dự kiến quý đầu năm 2024 sẽ có thể tăng cao. Sản phẩm mực tươi đông
lạnh đã dần khẳng định được chất lượng bởi người tiêu dùng của 2 quốc gia.
Hạn chế: Việc tận dụng các lợi thế thông qua các hiệp định song phương, đa phương vẫn
chưa được triệt để. Sản lượng khai thác có thể đáp ứng, tuy nhiên về chất lượng cũng như giá trị
thương hiệu chưa cao. Chưa thể trở thành sản phẩm nhập khẩu cao cấp với mức giá cạnh tranh so
với các thị trường xuất khẩu chuyên nghiệp và lâu năm như Trung Quốc và một số nước khác trong
kết quả phân tích trên.
Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt tập trung vào thị trường
Nhật Bản. Việc Chính phủ thải phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã làm tâm lý người
tiêu dùng nội địa e ngại với các sản phẩm trong nước. Việt Nam phải tận dụng lợi thế về sản lượng
khai thác, xây dựng hình ảnh chất lượng mực thông qua các sản phẩm nhập vào nước này. Duy trì
và phát triển hơn với mục tiêu lâu dài.
2. Những lưu ý cấp thiết
Thứ nhất, về giá cả và chất lượng sản phẩm: Việt Nam hiện vẫn còn đối mặt với nhãn “chất
lượng thấp” do sự lạc hậu chung về phương pháp khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản trước đây. Các
21
doanh nghiệp cần phải tranh thủ sự ủng hộ của thị trường, đầu tư vào việc công khai các quy trình
nghiêm ngặt cũng như tăng cường trải nghiệm khách hàng về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
An toàn thực phẩm là điều mà các quốc gia bắt đầu quan tâm hơn hiện nay. Bên cạnh việc
nâng cao nhận thức, các chính phủ cũng tăng cường các biện pháp về thể chế để bảo vệ người dân
của họ. Do đó, chất lượng sản phẩm cũng phải kể đến việc đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn thực phẩm. Nhất là các chỉ số hóa học trong việc bảo quản hàng mực xuất khẩu. Việc lô hàng
không đáp ứng được các tiêu chí nhập khẩu của nước sở tại và bị trả về gây lãng phí lớn cho doanh
nghiệp.
Thứ hai, về giá cả: Các quốc gia tư bản, thường áp dụng các biện pháp hạn chế vì cho rằng
sản phẩm của Việt Nam đang bán phá giá trên thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Doanh
nghiệp cần tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác. Họ chính là nhân chứng cho hình ảnh của mực Việt
Nam cũng như giá cả có thể cạnh tranh với thị trường các nhà xuất khẩu khác. Bên cạnh đó, việc
tận dụng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu khi Việt Nam và các quốc gia đạt được thỏa thuận chung
và các Hiệp ước ký kết chung đã phân tích ở trên, cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát và đặt ra mức
giá cạnh tranh hơn.
Thư ba, về chính sách xuất khẩu cũng như các biện pháp vĩ mô: Cơ hội xuất khẩu cao phải
đối mặt với tình trạng các nhà đầu cơ tham gia vào thị trường nhiều. Việc kiểm soát về nguồn gốc
và chất lượng sản phẩm cũng như việc quy hoạch tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên khai thác là
trách nhiệm rất lớn của các nhà chức trách. Các biện pháp kiểm soát về tiêu chuẩn chất lượng cũng
nên được quan tâm nhiều hơn. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà quốc gia nhập khẩu đã
công bố và các Hiệp ước đã thỏa thuận (được phân tích ở trên), nhà chức trách nên sát sao cùng với
doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy trình sản xuất, bảo quản. Đảm bảo khuyến khích xuất khẩu mà
không làm ảnh hưởng hình ảnh hoặc giảm thiểu lãng phí các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch
nhưng bị trả về.

22
KẾT LUẬN
Bài báo cáo đã nêu được thực trạng và tình hình xuất khẩu mực của Việt Nam sang hai thị
trường mục tiêu Nhật Bản và Hàn Quốc.
Qua các phân tích, bài có thể là nguồn tham khảo tin cậy cho hoạt động học tập của sinh
viên trong quá trình làm bài tập nhỏ trên lớp. Việc ứng dụng vào thực tiễn cần có những nghiên cứu
sâu hơn và thực hiện trên diện rộng về các doanh nghiệp, các vùng nuôi và khai thác mực. Đặc biệt
cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu chính quy, chuyên sâu để có được kết quả tham khảo
cho doanh nghiệp, cho cho Chính phủ.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các link đã lấy dữ liệu tham khảo:
https://issuu.com/huyhoangytn/docs/sinhhoc.edu.vn_dong_vat_hoc_le_tron/146
https://congthuong.vn/diem-ten-top-10-thi-truong-nhap-khau-muc-bach-tuoc-lon-nhat-cua-
viet-nam-266440.html
https://congthuong.vn/xuat-khau-muc-bach-tuoc-diem-sang-tu-thi-truong-nhat-ban-
260396.html
https://viracresearch.com/xuat-khau-thuy-san-quy-2-2023-tong-quan-du-bao/
https://mt.gov.vn/Images/editor/files/XUAN%20NGUYEN/Nam%202016/Quy%20III/
Tai_lieu.pdf
https://mekongasean.vn/han-quoc-la-thi-truong-xuat-khau-muc-bach-tuoc-lon-nhat-cua-
viet-nam-post23624.html
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/4353-tom-tat-cam-ket-cua-viet-nam-trong-hiep-dinh-doi-
tac-kinh-te-toan-dien-viet-nam--nhat-ban-epa
https://mekongasean.vn/han-quoc-la-thi-truong-xuat-khau-muc-bach-tuoc-lon-nhat-cua-
viet-nam-post23624.html
https://vasep.com.vn/thong-ke-thuong-mai/xnk-thuy-san-the-gioi/nhap-khau-muc-bach-
tuoc-cua-han-quoc-t1-t2-2023-23203.html
https://thuysanvietnam.com.vn/xuat-khau-bach-tuoc-muc-sang-han-quoc-tang-16-trong-
quy-i-2022/
https://60giay.com/muc-bach-tuoc-viet-nam-xuat-khau-sang-xu-so-kim-chi-dat-26-trieu-
usd-trong-thang-8-d26213.html
https://congthuong.vn/diem-ten-top-10-thi-truong-nhap-khau-muc-bach-tuoc-lon-nhat-cua-
viet-nam-266440.html
https://etime.danviet.vn/xuat-khau-muc-bach-tuoc-sang-han-quoc-co-dau-hieu-tich-cuc-
20230927152558809.htm#:~:text=Trong%20c%C6%A1%20c%E1%BA%A5u%20c%C3%A1c
%20s%E1%BA%A3n,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m
%202022.
https://hvnclc.vn/nhat-ban-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-nhu-the-nao/

24
https://congthuong.vn/diem-ten-top-10-thi-truong-nhap-khau-muc-bach-tuoc-lon-nhat-cua-
viet-nam-266440.html
https://vietnambiz.vn/xuat-nhap-khau-viet-nam-va-nhat-ban-thang-12-2020-ca-nam-nhap-
sieu-gan-11-ty-usd-20210122233606663.htm
https://mekongasean.vn/gdp-nhat-ban-tang-truong-vuot-ky-vong-dat-6-post25618.html
https://mekongasean.vn/gdp-nhat-ban-tang-truong-am-trong-quy-iii2022-post14257.html
https://vtv.vn/the-gioi/nhat-ban-se-xa-nuoc-thai-nha-may-fukushima-ra-bien-tu-ngay-24-8-
20230822144729196.htm
https://songoaivu.binhdinh.gov.vn/vi/news/hop-tac-quoc-te/30-nam-quan-he-viet-nam-han-
quoc-mot-hanh-trinh-lich-su-638.html
https://vneconomy.vn/trien-vong-quan-he-thuong-mai-viet-nam-nhat-ban.htm
https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13601-cptpp-va-evfta-co-hoi-de-thuy-sanviet-nam-
phat-trien-ben-vung
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/23111-thuc-hien-quy-tac-xuat-xu-trong-cptpp--chang-
duong-3-nam-tu-ngay-hiep-dinh-co-hieu-luc
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=BTC264261
https://trungtamwto.vn/

25

You might also like