You are on page 1of 88

[Type the document title]

LUẬN VĂN

Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ của công


ty sổ phần xuất khẩu thủy sản Cửu Long
[Type the document title]

GIỚI THIỆU.

1. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh:


Xuất khẩu Tôm thủy sản của Việt Nam.
Tôm là một mặt hàng đặc biệt quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam những năm gần đây. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu Tôm của Việt
Nam vượt 2 tỷ USD.
Những mặt hàng Tôm xuất khẩu gồm có:
Tôm nguyên cả con:

Tôm bỏ đầu:

Tôm nobashi:
[Type the document title]

Tôm tẩm bột.

Tôm xiên que:

2. Giới thiệu về công ty.

Tên gọi đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG.

Tên tiếng Anh : CUU LONG SEAPRODUCTS COMPANY.

Tên viết tắt : CUULONG SEAPRO.

Địa chỉ giao dịch

: 36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà


• Trụ sở chính
Vinh.

• Số điện thoại : 074. 3852321/3852236/ 3852052/ 3853390.

• Fax : 074. 3852078.

• E-mail : ctythuysancuulong@hcm.vnn.vn

Văn phòng liên lạc

• Địa chỉ : Số 7A Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.


[Type the document title]

• Số điện thoại : 08. 38269680.

• Fax : 08. 39400394.

• E-mail : cuulongseapro@hcm.fpt.vn

Website : www.cuulongseapro.vn

Chủ Tịch HĐQT kiêm TGĐ : Ông NGUYỄN VĂN BANG.

Năm thành lập : 2005 ( Cổ phần hóa từ DNNN thành lập năm 1992 ).

Vốn điều lệ : 80 tỷ đồng.

: Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản đông
Ngành nghề kinh doanh
lạnh.

: Tôm đông lạnh, cá đông lạnh và các mặt hàng giá trị
Sản phẩm chính
gia tăng.

Hệ thống quản lý chất lượng : HACCP, ISO 9001:2008, BRC, IFS, ISO/IEC 17025.

: EU, Nhật, USA, Canada, Korea, Australia,


Thị trường xuất khẩu
Sinhgapore,...

Xuất khẩu năm 2010

• Kim ngach : 50.25 triệu USD.

• Sản lượng : 4.771,00 tấn.

Tổng số lao động : 1.200 người.

Kế hoạch xuất khẩu năm 2011

• Kim ngach : 60.75 triệu USD.

• Sản lượng : 6.250,00 tấn.

: Ba phân xưởng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU, Hoa
Nhà xưởng
Kỳ

EU code : DL 31 (phân xưởng 2) , DL 326 (phân xưởng 1 & 3).

Năng lực sản xuất : 10.000 tấn thành phẩm/năm.


[Type the document title]

Công suất kho lạnh : 1.500 tấn.

Phòng Thí nghiệm : Vi sinh/ Kháng sinh (mã số: VILAS 365)

Công ty hoạt động với phương châm “Cạnh tranh bằng chất lượng và cung
cách phục vụ” cam kết mang những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất đến
cho khách hàng trong và ngoài nước.

3. Giới thiệu về thị trường kinh doanh.

Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên
thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản
lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo
sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu
lớn nhất trên thế giới. Vì thế việc mở rộng kinh doanh sang thị trường mỹ sẽ có nhiều
thuận lợi cho công ty như:

Khi xuất khẩu được thì có khả năng nhập khẩu nhiều hàng hoá hơn giúp công ty
không ngừng phát triển quy mô.

Không những thế công ty còn học hỏi những kinh nghiệm buôn bán quốc tế,
đầu tư, quản lý và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật ứng dụng cho
sản xuất và điều hành kinh tế ở quy mô quốc gia và quốc tế. (kinh nghiệm quản lý).

Mở rông giao thương được với Mỹ sẽ thiết lập được quan hệ bạn hàng với các
tập đoàn, các Cty siêu quốc gia có quy mô toàn cầu thì ta cũng mở rộng được giao
thương với các nước khác cả trong và ngoài khu vực.

Với dân số của Mỹ khoảng 301 triệu dân hứa hẹn sẽ là thị trường tiêu thụ mạnh
sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty.
[Type the document title]

A. CHUẨN BỊ KINH DOANH.


I. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra thị trường.

Nhằm tìm hiểu thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho khách
hàng sử dụng sản phẩm Tôm thủy sản nhập khẩu của Việt Nam ở Mỹ, DN đưa ra bảng
câu hỏi điều tra thị trường tìm hiểu ý kiến khách hang một cách khách quan nhất để từ
đó có những biện pháp nhằm cung ứng sản phẩm tốt hơn tới người sử dụng.

Vì thế công ty rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí khách hàng. Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn!

Thông tin khách hàng:

Họ và tên :………………………………………………………………………….

Giới tính :…………………………………………………………………………..

Tuổi :………………………………………………………………………….

Nghề nghiệp :….………………………………………………………………………

Địa chỉ :………………………………………………………………………….

Câu 1: Loai thực phẩm thủy sản mà hay chế biến món ăn là gì ?

Tôm Cua Cá Sản phẩm khác

Câu 2: Bạn hay sử dụng loại thực phẩm thủy sản của nước nào?

Việt Nam Thá Lan Mỹ Nước khác.

Câu 3 : Khi đến các siêu thị bạn thường thấy các loại thực phẩm thủy sản của nước
nào?

Việt Nam Thái Lan Mỹ Nước Khác.

Câu 4: Bạn hay sử dụng loại sản phẩm thủy sản nào của Việt Nam hơn?
[Type the document title]

Tôm Cá da trơn Cua Sản phẩm khác.

Câu 5: Mỗi lần mua sắm bạn sẽ mua số lượng thực phẩm thủy sản là bao nhiêu?

1 SP(300g) 2-5 SP 5-10 SP Nhiều hơn thế.

Câu 6: Khi vào siêu thị bạn thấy những sản phẩm thủy sản của Việt Nam được bày
bán như thế nào?

Nhiều và dễ tìm Ít những dễ tìm.

Nhiều nhưng tập trung và 1 nơi khó tìm ít và khó tìm.

Câu 7: Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm Tôm thủy sản nhập khẩu của
Vệt Nam

Rất tốt Tốt Bình thường Tồi.

Câu 8: Với thu nhập của bạn như hiện nay, giá 1 gói Tôm thủy sản của Việt Nam
300g (50USD) là như thế nào ?

Rẻ Rẻ Bình thường Đắt Quá đắt.

Câu 9: Bạn hài lòng với tính năng nào của sản phẩm Tôm thủy sản nhập khẩu Việt
Nam?

Tươi Ngon Rẻ Không ấn tượng.

Câu 10 : Bạn biết đến sản phẩm Tôm nhập khẩu Việt Nam qua kênh thông tin nào ?
Sách báo Qua những lần mua sắm.

Bạn bè, người thân Khác……………

Câu 11: Bạn thấy công tác Marketing trên bao bì sản phẩm Tôm nhập khẩu từ Việt
Nam như thế nào?
Rất tốt Tốt Bình thường Kém.

Câu 12: Bạn thấy những thông tin hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm Tôm
thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam như thế nào?
[Type the document title]

Dễ hiểu Khó hiểu Không hiểu được. Không để ý.

Câu 13: Bạn có ý định giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè hay người thân không?
Có Không.

Bạn vui lòng đóng góp ý kiến cho sản phẩm Tôm để nâng cao khả năng phục vụ và
thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng một cách tốt hơn.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Xin trân thành cảm ơn những đóng góp của Bạn !


[Type the document title]

II. Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường và những nội dung cần tập
huấn cho nhân viên điều tra.

1. Mục tiêu của việc điều tra thị trường:


- Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tại Mỹ như thế nào ? có thuận tiện cho
việc kinh doanh sản phẩm Tôm thủy sản của Việt Nam không ?
- Xem sản phẩm Tôm thủy sản hiện tại của công ty có phù hợp với thị trường
Mỹ hay không ?

+ Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào.

+ Nếu phù hợp thì đâu là thị trường mục tiêu? Đâu là khách hàng tiềm
năng?

- Năng lực của công ty có đáp ứng được yêu cầu trong việc thâm nhập thị
trường mới không ?

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại như thế nào? (là ai, sản phẩm , giá cả, khách hàng,
nhà cung ứng, điểm mạnh , điểm yếu, chiến lược kinh doanh … của họ)

- Các biện pháp, phương hướng cải thiện tình hình để thâm nhập thị trường.

2. Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường.

- Hiểu biết văn hóa, cách ứng xử tại Mỹ


- Thành thạo Tiếng Anh, có khả năng tìm tài liệu và phân tích tài liệu bằng
tiếng anh.
- Có trình độ chuyên môn : Là Cử nhân trở lên đã được đào tạo từ các khoa liên
quan đến mặt Marketing như quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế,
marketing quốc tế…
- Có kinh nghiệm : Tối thiểu 1 năm
- Có các kỹ năng mềm cần thiết : khả năng thuyết trình trước đám đông, khả
năng thuyết phục, khả năng giao tiếp và truyền đạt…
[Type the document title]

- Nắm kĩ thông tin cần thiết của của Công Ty: như Sản phẩm, năng lực tài
chính…
- Giới tính : Nữ từ 25 -35 tuổi, ngoại hình tương đối.
Nam tuổi từ 25- 45, ngoại hình tương đối.
3. Nội dung cần tập huẩn cho nhân viên điều tra.
- Trình độ ngoại ngữ: tập huần them cho nhân viên điều tra những kiến thức
tiền anh chuyên ngành.
- Kỹ năng về: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết
phục.
- Kỹ năng phân tích: phân tích nhanh nhạy,có chọn lọc. Báo cáo kịp thời những
thông tin cần thiết cho công ty.
- Thông tin cần thiết về doanh nghiệp : sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực
sản xuất kinh doanh.
III. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường và giải thích lý do sử dụng
phương pháp nghiên cứu đó.
1. Xây dựng một phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp.

Nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là việc sưu tập các dữ liệu và con số
thống kê. Mọi dữ liệu thu thập cần được phân tích và chuyển hoá thành các thông tin
liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hình thành chiến lược và công cụ
marketing của Doanh Nghiệp.

Nghiên cứu thị trường bao gồm tất cả các phương pháp nhằm đánh giá xem
những thị trường ngoài nước nào mang nhiều tiềm năng nhất cho các sản phẩm của
doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Nhiều
công ty hiện vẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu theo phương thức “tự trang trải”,
nghĩa là , bắt đầu xuất khẩu sau đó sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm
trên các thị trường này để tiến hành đầu ta lại. Điều này không thể áp dụng đối với
nghiên cứu thị trường. Ở đây cần phải đầu tư một khoản tiền để nghiên cứu thị trường
trước khi giới thiệu sản phẩm và điều đó sẽ giúp doanh nghệp tránh phải trả giá đắt
cho những sai lầm trên thị trường mục tiêu sau này.
[Type the document title]

Một dự án nghiên cứu thị trường có hiệu quả bắt nguồn từ việc chuẩn bị, phân
loại công việc và lập kế hoạch tốt. Trong khuôn khổ có hạn về thời gian và tiền bạc,
bạn cần phải thu thập rất nhiều dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo không bị chệch hướng
(nghĩa là không thu thập những dữ liệu không cần thiết). Việc nghiên cứu sẽ thành
công khi bạn cấu trúc hoá (xác lập và sắp xếp theo trình tự) phương pháp tiếp cận
nghiên cứu.

Để nghiên cứu thị trường gồm có 6 bước:

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Lựa chọn kỹ thuật

Lập kế hoạch nghiên cứu

Thu thập dữ liệu liên quan

Phân tích chuyển hoá dữ liệu thành thông tin

Chuyển đổi thông tin thành tri thức áp dụng.

2. Phương pháp nghên cứu mà công ty lựa chọn.


a) Phương pháp điều tra, khảo sát.
Dựa vào bảng câu hỏi điều tra thông minh và thẳng thắn, công ty có thể phân
tích một nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu. Quy mô nhóm khách
hàng mẫu càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy
nhiêu. Những cuộc phỏng vấn trực tiếp thực hiện tại các địa điểm công cộng, ví dụ
trung tâm mua sắm, công viên giải trí…
Lý do: - Cách làm này cho phép bạn giới thiệu tới người tiêu dùng các mẫu sản phẩm
mới, tiếp thị quảng cáo và thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì.
- Độ chính xác cao hơn
- Thu thập khá đầy đủ thông tin mình cần thiết như : nhu cầu về sử dụng sản
phẩm của công ty tại thị trường Mỹ ; Khả năng thanh toán của người sử dụng; nhóm
đối tượng mục tiêu của DN.
- Người dự vấn đọc và trả lời, không bị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn.
[Type the document title]

- Đối tượng cần điều tra có thể trả lời khi nào thuận tiện, không bị sức ép nào
cả, nên độ chính sách sẽ cao hơn.
- Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ tục và bưu phí.
b) Phương pháp bàn giấy :
Lý do
- Chi phí thấp
- Không tốn nhân lực
- Dễ kiếm, dễ thu thập
- Thu thập được nhiều thông tin ngoài hơn: VD: môi trường kinh doanh (vĩ
mô, vi mô) …
- Kết hợp thêm để tăng độ chính xác của phương pháp điều tra bằng bảng câu
hỏi.
c) Phương pháp thử nghiệm:
Việc đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng để thử phản ứng của khách
hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế.Các doanh nghiệp nhỏ nên cố gắng xây
dựng mối quan hệ với các chủ cửa hàng bán lẻ địa phương và các trang web mua sắm
để có thể đưa sản phẩm mới của họ ra thử nghiệm trên thị trường.
Lý do: với việc sử dụng phương pháp này, sản phẩm của công ty sẽ có thời gian
thử nghiệm trên thị trường với sự tiếp xúc trực tiếp với khách hành, giúp công ty
chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm, điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến chất lượng tốt
hơn.
IV. Mẫu đối tượng cần điều tra.
* Mẫu đối tượng cần điều tra là người tiêu dùng.

Toàn bộ khách hàng(đặc biệt người tiêu dùng là phụ nữ) trong thành phố San Fansisco
- Lý do : Họ là những người có nhu cầu cao nhất và đi kèm là có khả năng thanh
toán cao.
Họ là khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng sản phẩm để chế biến món
ăn cho gia đình.
Hơn thế nữa trong tương lai gần công ty sẽ tiến hành nghiên cứu các đại lý cung cấp
sản phẩm Tôm thủy sản trên toàn thành phố để có thể ký kết, mở đại lý nhượng quyền.
* Đối thủ cạnh tranh
[Type the document title]

Đó là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại nhưng của các nước
khác như Ấn Độ, Thái Lan… 1 số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế trong
thành phố San Fansisco.
- Lý do : + Họ là những Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong việc kinh doanh, cũng
như ảnh hưởng đến khả năng thu lợi nhuận của công ty.
V. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh.
1. Các yếu tố bên ngoài:
a) Môi trường vĩ mô.
* Môi trường Kinh tế:

Trong những năm gần đây nền kình tế mỹ có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng
của cuộc suy thoái toàn cầu và ảnh hưởng nợ công ở các nước Châu Âu tăng cao,
những điều đó cũng không làm thay đổi được mức độ ảnh hưởng của Mỹ tới kinh tế
toàn cầu.

Về tốc độ tăng trưởng:


Tên Nước Tăng trưởng GDP năm 2009-2010(%)
Q1/09 Q2/09 Q3/09 Q4/09 Q1/10 Q2/10 Q3/10 Q4/10 2011
Mỹ -4.9 -0.7 1.6 5.0 3.7 1.7 2.6 3.2 1.6
Eu -2.4 -0.3 0.3 0.3 0.4 1.0 0.5
Nhật Bản -4.37 2.34 -0.09 0.85 1.2 0.4 1.1
Trung 6.2 7.9 9.1 10.7 11.9 10.3 9.6 9.8
Quốc

Nguồn: Mỹ: Phòng phân tích kinh tế (BBA) và bộ thương mại.

Sự khởi sắc kinh tế trong quý 4 của Mỹ được cho chủ yếu xuất phát từ việc
người dân nước này chi tiêu mạnh hơn trong mùa nghỉ lễ cuối năm. Thống kê cho
thấy, chi tiêu cá nhân của người mỹ đã tăng 4,4% trong quý 4 so với cùng kỳ năm
trước, mức tăng mạnh nhất trong ít nhất 4 năm trở lại đây.
[Type the document title]

( nguồn : http://www.tradingeconomics.com/united-states/gdp-growth )

Trong đó, chi tiêu vào những mặt hàng lâu bền, chẳng hạn như đồ nội thất, tăng
tới 21,6%. Chi tiêu vào những mặt hàng không lâu bền như thực phẩm và quần áo
tăng 5%.

 Mức thu nhập bình quân đầu người.


Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt
và hiệu quả cao.

Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ


50000

40000

30000

20000

10000

0
2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008 2009

( Nguồn : http://talk.onevietnam.org/vietnam-vs-us-in-the-most-current-recession/ )

ời Mỹ đang tâng lên, (


từ năm 2000 là 35.000$ , sau đó liên tục tăng đến năm 2008 đã là hơn 47.000$, sau đó
do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2009 đã giảm nhẹ xuống là 45.000%). Tuy
nhiên, phân bố thu nhập của nước Mỹ không được đồng đều, chỉ có khoảng 4% dân
Mỹ là những người giàu, có mức thu nhập nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số
nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao. Đều này có thể do trình độ
[Type the document title]

học vấn, về cơ sở vật chất của từng nơi, từng khu vực khác nhau,… sẽ tạo nên năng
suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau.

So sánh với mức thu nhập bình quân đầu người của các nước khác có nền kinh
tế phát triển thì Mỹ vẫn cho thấy lợi thế cạnh tranh của mình. Đó là một lý do có lợi
cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng sang thị trường này.

Sự khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong khu
vực đó.

 Chỉ số giá tiêu dùng:

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ từ 1/2007 - 10/2010

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, CPI của Mỹ có những biến động lớn vào năm 2008
và đầu năm 2009 những có xu hướng bình ổn trở lại cuối năm 2009 và đầu năm 2010.
[Type the document title]

Nền kinh tế Mỹ trong thời gian này không ổn định, lạm phát cao, đồng USD bị
mất giá.

 Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 20.995 VNĐ ( số liệu tháng 11 năm 2010 )
tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu

Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển mạnh sau cơn suy thoái
Đây là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm năng này.

* Môi trường chính trị và pháp luật.

 Tình hình chính trị:

Mỹ là nước có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một
hoạt động hay một bang được chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
khác nhau, một số cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ
máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư
pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu).
Thời gian gần đây tình hình chính trị tại Mỹ khá ổn định,măc dù vẫn còn nhiều
trường hợp khủng bố. ( Theo thống kê thì 1 năm Mỹ có khoảng 58 vụ khủng bố).

Hệ thống chính trị với bộ máy nhà nước có cấu trúc phức tạp nên việc giải
quyết một vấn đề nào đó cũng rất phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là
dân chủ, chính quyền chịu nghe ý kiến của dân. Một cơ hội mà Việt Nam có được từ
chính quyền Mỹ là một quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ hội trong việc
xúc tiến hoạt động thương mại với Mỹ để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào
các hiệp hội kinh tế của Mỹ để có nhiều cơ hội phát triển hơn về sau.

 Hệ thống pháp luật.

- Các luật lệ, quy định:

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật
liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến
pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật
bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp
phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai.
[Type the document title]

Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ
thống luật liên bang.
Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác.
+ Các rào cản thương mại:
Để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngòai trên thị trường Hoa Kỳ cũng như bảo
vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước, Mỹ đã áp dụng nhiều mức thuế quan và
hạn ngạch để điều tiết thương mại. Các mức thuế hầu hết được áp dụng với những
nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là
thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.

+ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập: Không cho nước cộng sản hưởng GSP
trừ phi: các sản phẩm của nước đó được hưởng đối xử không phân biệt (MFN); nước
đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nước đó
không bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế
+ Các hiệp định thương mại tự do song phương: hàng hoá nhập khẩu vào Hoa
Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế
nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN
+ Các rào cản phi thuế quan:

Ngoài việc áp dụng biểu thuế quan, Mỹ còn thiết lập một số hàng rào phi thuế
quan để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan gồm các rào cản về kỹ thuật
thuế chống phá giá và thuế đối kháng cũng như hạn ngạch nhập khẩu nhằm buộc các
nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ cũng như những nước xuất khẩu phải chịu trách nhiệm
tuyệt đối với những khuyết tật của sản phẩm mà gây hại cho người tiêu dùng.

+ Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch
cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, nếu vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế
cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.
+ Thuế chống phá giá: là lọai thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa
Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở
nước sản xuất. Thuế chống phá giá được áp dụng khi:
- Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi
thuế quan:

+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)

+ Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
[Type the document title]

+ Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)

+ Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm

Hệ thống pháp luật phức tạp, hàng rào thuế quan gay gắt gây nên khó khăn
khi quan hệ với Mỹ về mọi lĩnh vực.

* Môi trường Công nghệ

- Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa
học kỹ thuật.

- Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ: Ngày càng
nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc
khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công
trong sản xuất cũng ngắn lại.

- Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ


Khoa học Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho các Doanh Nghiệp có
thế tiếp cận được với nhiều công nghệ mới, giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất
lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và cho phép tạo ra các sản phẩm mới.

Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi
mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hang và không bị đối thủ
cạnh tranh lấn áp

* Môi trường tự nhiên.

- Vị trí địa lý:

Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái
Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Diện tích Hoa
Kỳ là 9.826.630km2. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới.
Như vậy, Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du
lịch, hệ thống giao thông đường thủy rộng lớn có thể buôn bán với các quốc gia trên
thế giới. Ngòai ra do nằm xa các quốc gia khác nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh,
xung đột nên khi kinh doanh có thể tập trung tối đa để phát triển kinh tế. Đồng thời do
tiếp giáp với các thị trường lớn như Mehico, Canada nên có nhiều cơ hội thâm nhập
thị trường , hợp tác , liên doanh…
[Type the document title]

- Địa hình:

Có thể chia Hoa Kỳ thành ba vùng chính: vùng đồng bằng ven biển Đại Tây
Dương và Vịnh, vùng đất trũng nội địa (một phần tách ra thành vùng đồng bằng lớn
và những đồng bằng sâu trong nội địa), và vùng Canadian Shield (Lá chắn Canada).
- Khí hậu:

Nhìn chung, phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với
mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt
đới với mùa đông ôn hoà và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt.

Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy
nhiên Mỹ lại khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai,
thanh long, … Ngược lại Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn.

Đồng thời nếu kinh doanh, hay xuất khẩu nông phẩm sang Mỹ sẽ khó khăn
trong việc bảo quản các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, từ đó phát sinh
ra rất nhiều chi phí khi tiến hành kinh doanh quốc tế.

Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế
trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là các cây trồng nhiệt đới như cà phê,
cacao, lúa nước… nhưng nhu cầu sử dụng café lại rất cao.

* Môi trường văn hóa –xã hội.

- Mỹ là 1 nước đa văn hóa.

- Mỹ chủ yếu là dùng tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha.

- Tôn giáo(thống kê năm 2009):


[Type the document title]

- Đạo đức, thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp:Người Mỹ có xu hướng làm việc
nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày
lễ và nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn.

Do có đa dạng tôn giáo, cũng như đa dạng chủng tộc dẫn đến hình thành nhiều
nhóm văn hóa khác nhau. Xung đột tôn giáo, dân tộc thường xuyên xảy ra cộng với
nạn phân biệt chủng tộc càng nặng nề. Nhưng đây cũng là một ưu điểm của Mỹ, phát
triển kinh tế đa dạng các loại hình kinh doanh do đó cần phải tìm hiểu kỹ về văn hóa
Mỹ để có chiến lược kinh doanh cụ thể mà không gây phản cảm đối với người tiêu
dùng. Ví dụ: phần lớn người Mỹ theo đạo Tin lành nên trong các mẩu quảng cáo hay
bao bì, slogan của các mặt hàng phải tránh để các biểu tựơng hay hình ảnh xúc phạm
đến tín ngưỡng của họ….

b) Môi trường vi mô.

* Khách hàng

Các sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh ngày càng được người tiêu dùng
Mỹ ưa chuộng. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày
càng phổ biến, điều đó càng đặc biệt khi khách hàng của công ty đang nhắm đến chính
là thị trường tiêu dùng của người dân và các nhà hàng.

Nhưng không vì thế mà thị trường tiêu dùng ở Mỹ bớt khó tính. Hầu như người
tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến việc đánh bắt thủy hải sản và hậu quả đối với
môi trường và xã hội của việc đánh bắt đó. Vấn đề quan tâm này thường được hướng
vào các nhà bán lẻ chính và các nhà bán lẻ này phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp
chứng minh được nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm được sản xuất.
[Type the document title]

Hành vi tiêu dùng của người Mỹ ngày càng thay đổi thất thường theo giá cả
quốc tế và cấu trúc nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, mặt hàng tôm bóc vỏ ướp đá hoặc
đông lạnh vẫn là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Mỹ, và tập trung tiêu thụ
nhiều hơn các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tôm có giá trị gia
tăng như đã chế biến sẵn rất tiện lợi, và tốn ít thời gian chế biến.

Vì thế đây chính là một lợi thế cho công ty khi triển khai bán lẻ thị trường Tôm
tại Mỹ.

* Nhà cung ứng.

Hiện nay nhà cung ứng tôm nguyên liệu cho công ty chu yếu tập trung tại thị
trường trong nước.

Việt Nam là nước có bờ biển dài với khoảng 3300km và nhiều biển đảo, hơn
nữa do cấu tạo địa lý nên có rất nhiều vùng nước lợ ven biển có thể cho năng xuất
nuôi tôm cao.

Nhiều công ty đáp ứng được yêu cầu của các thị trường quốc tế về chất lượng,
mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn hải sản, đáp ứng các tiêu chuẩn HACCP

Có kinh nghiệm trong nuôi trồng các sản phẩm hữu cơ (đặc biệt tôm hùm, hiện
nay đã có kinh nghiệm trong nuôi trồng nhiều sản phẩm khác)

Tất cả điều đó tạo cho công ty có được sự yên tâm lâu dài về các nhà cung ứng
trong tương lai.

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại.

6 tháng đầu năm 2011, Mỹ đã nhập khẩu 510.219 pound tôm, tăng 1,9% về
khối lượng so với cùng kỳ năm 2010. Dưới đây là danh sách 10 nhà cung cấp tôm
hàng đầu vào thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2011.
[Type the document title]

Thái Lan:
Bất chấp lũ lụt đã gây thiệt hại khoảng 50.000 – 60.000 tấn tôm vào tháng 5 và
6/2011, cao điểm của vụ thu hoạch bị đẩy lùi vào tháng 7, ngành tôm Thái Lan vẫn
chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường Mỹ. 6 tháng đầu năm 2011, Mỹ đã
nhập khẩu 168.905 pound tôm của Thái Lan, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
tuy nhiên, Thái Lan vẫn là nhà cung cấp đứng đầu vào thị trường này.
Indonesia:
So với năm 2009 và 2010, triển vọng nguồn cung 6 tháng đầu năm 2011 được
cải thiện rõ rệt ở Indonesia. Indonesia đã cung cấp 77.699 pound tôm các loại vào thị
trường Mỹ, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này đã đưa
Indonesia đứng vị trí thứ 2 trong top 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu vào Mỹ.
Ecuador:
Sau Thái Lan và Indonesia, với khối lượng xuất khẩu đạt 76.991 pound, giảm
2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, Ecuador vẫn là nhà cung cấp tôm lớn thứ 3 tại thị
trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2011.
Việt Nam:
6 tháng đầu năm 2011, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến 53.000 ha diện tích tôm
nuôi ở 7 tỉnh trong khu vực ĐBSCL, chiếm gần 10% diện tích thả nuôi và hơn 98%
diện tích thiệt hại của cả nước. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp đứng ở vị trí
thứ 4 với khối lượng xuất khẩu vào Mỹ đạt 37.110 pound, tăng 21,4% so với cùng kỳ
năm 2010.
[Type the document title]

Trung Quốc.
Trung Quốc - nhà cung cấp lớn thứ năm đã xuất khẩu được 35.234 pound tôm
các loại vào thị trường Mỹ, giảm 13,8% về khối lượng (40.851 pound) so với cùng kỳ
năm 2010. Nhưng con số này chắc chắn sẽ còn thay đổi nhiều vào cuối năm 2011.
Ấn Độ.
Trong khi nguồn cung từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng
nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nguồn cung châu Á thì Ấn Độ lại trở thành nhà
cung cấp quan trọng nhờ vào bất lợi của các đối thủ cạnh tranh và sự tích cực đầu tư
công nghệ mới trong sản xuất. 6 tháng đầu năm 2011, nước này đã cung cấp 32.972
pound tôm vào thị trường Mỹ, tăng 106,9% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2010.
Malaysia.
Nửa đầu năm 2011, Mỹ đã nhập khẩu 20.357 pound tôm từ Malaysia, tăng 1,6% về
khối lượng (20.042 pound) so với cùng kỳ năm ngoái, đưa nước này tiến đến vị trí thứ
7 trong top 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu vào thị trường Mỹ.
Mexico.
6 tháng đầu năm 2011, Mỹ đã nhập khẩu 14.808 pound tôm từ Mexico, giảm
36,3% về khối lượng so với cùng kỳ 2010. Theo một số nguồn tin, có thể mùa vụ tôm
tại Mexico sẽ phải chịu thiệt hại nặng do bệnh đốm trắng lan rộng nghiêm trọng. Nếu
thông tin này là thật thì nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ sẽ giảm trong những tháng
cuối năm 2011.
Peru.
Peru đã cung cấp 10.723 pound tôm sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm
2011, tăng 15,5% về khối lượng (9.288 pound) so với cùng kỳ năm 2010. Tôm Peru
đang được ưa chuộng tại Mỹ do được nuôi tự nhiên hơn và hương vị thơm ngon hơn.
Guana.
Với tổng khối lượng xuất khẩu là 8.825 pound vào thị trường Mỹ trong 6 tháng
đầu năm 2011, giảm 7,2% (9.508 pound) so với cùng kỳ năm ngoái, Guana đứng ở vị
trí cuối cùng trong top 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu vào thị trường Mỹ. Năm 2010,
Mỹ đã nhập khẩu 17.227 pound tôm từ Guana.
Thị trường Mỹ ngày càng tăng mạnh khi mối đe dọa từ suy thoái kinh tế đang
dần bị đẩy lùi và người tiêu dùng có nhu cầu cao.

* Sản phẩm thay thế.

Người Mỹ có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng thủy sản rất đa dạng. Thông
thường, tiêu thụ tôm giảm từ tháng 1 đến tháng 5, và sau đó thì sức tiêu thụ tăng cao
[Type the document title]

hơn đến tháng 12, kéo theo đó là những mặt hàng thủy sản thay thế khác như: Cá da
trơn, cua…
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế Mỹ đã làm ảnh hưởng đến
ngành dịch vụ nhà hàng, một trong những kênh tiêu thụ chính yếu đối với các sản
phẩm tôm, và vì thế đã kéo theo sở thích hành vi tiêu dùng của người dân Mỹ.

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đó là các đối thủ tiềm ẩn sắp thâm nhập vào thị trường tôm ở Mỹ. Nhưng thuận
lợi mà Hoa Kỳ có chính là một nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, luôn có đủ khả
năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.
Các đối thủ tiềm ẩn này cũng có thể là những nước phụ thuộc hoàn toàn vào
việc nhập khẩu tôm thủy sản từ nước ngoài. Họ sẽ lôi kéo nhà cung ứng, khách hàng
về phía họ. Một đối thủ ẩn mà Hoa Kỳ cũng phải đặc biệt quan tâm.

Ta có bảng tính điểm cho các yếu tố bên ngoài.


Yếu tố Tầm quan Phân loại Số điểm
trọng quan trọng
1. Mối quan hệ giữa Việt Nam vơi Mỹ. 0.08 3 0.35
2. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế 0.08 3 0.25
giới
3. Các rào cản thuế quan và phi thuế 0.12 2 0.23
quan
4. Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ của 0.12 3 0.35
người tiêu dùng
5. Có nhiều đối thủ cạnh tranh 0.10 3 0.31
6. Tính thời vụ 0.09 2 0.18
7. Chính sách khuyến khichs xuất khẩu 0.11 4 0.44
của nhà nước và hộ trợ từ VASEP
8. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. 0.10 3 0.30
9. Lạm phát 0.09 2 0.18
10. Công nghệ mới 0.09 2 0.18
TỔNG ĐIỂM. 1.00 2.76
[Type the document title]

2. Các yếu tố bên trong.

Với năng lực sản xuất của Công ty đã được là 10.000 tấn sản phẩm/năm. Công
ty đã chế biến được các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng, tạo bước ngoặt trong việc
thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu.

Xưởng sản xuất và hệ thống máy móc thiết bị đã được hoàn thiện nhằm thỏa
mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo bước phát triển bền vững cho
doanh nghiệp. Công ty cũng đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng đáp ứng các yêu cầu thực phẩm quốc tế như HACCP, GMP, BRC (Global
Standard for Food Safety), ISO 9001:2000.

Công ty đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng kho trữ đông công suất 1.000 tấn,
nâng tổng công suất trữ đông lên 1.500 tấn. Hệ thống kho trữ đông luôn bảo đảm chất
lượng thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Công ty đã nâng cấp phòng thí nghiệm và được công nhận đạt tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025 (Mã số: VILAS 365), đồng thời nâng cấp phiên bản ISO 9001:2000
lên ISO 9001:2008.

Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long đặt tại
tỉnh Trà Vinh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nằm ở hạ lưu, giữa sông Tiền
và sông Hậu, với hơn 65 km bờ biển tiếp giáp với Biển Đông, tỉnh Trà Vinh là nơi
cung cấp dồi dào nguồn thủy sản, đặc biệt là tôm sú nuôi với diện tích nuôi khoảng
25.000 ha mặt nước và sản lượng thu hoạch đạt hơn 18.000 tấn.

Với vị trí địa lý nằm cạnh trục giao thông đường bộ và đường thủy và cách
vùng nguyên liệu chưa đến 30 km, Cuulong Seapro rất thuận lợi trong việc vận
chuyển nguyên liệu để chế biến cũng như thành phẩm để tiêu thụ.

`Với kinh nghiệm có được qua hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến
và xuất khẩu thủy sản, Cuulong Seapro đã đáp ứng được yêu cầu và tạo được lòng tin
nơi khách hàng tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU,…

Với môi trường văn hóa doanh nghiệp hài hòa kết hợp với đội ngũ công nhân
có tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm hứa hẹ sẽ mạng lại nội lực rất lớn cho
công ty trong thời gian tới.
[Type the document title]

Ta có bảng tính điểm cho các yếu tố bên trong.


Yếu tố Tầm quan Phân loại Số điểm
trọng quan trọng
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 0.08 3 0.23
2. Nguyên liệu đầu vào 0.08 3 0.25
3. Đội ngũ và trình độ nhân viên 0.08 3 0.23
4. Chiến lược sản phẩm 0.09 4 0.35
5. Chiến lược xuất khẩu phù hợp 0.07 3 0.22
6. Mối quan hệ với khách hàng 0.09 4 0.34
7. Thương hiệu trên thị trường. 0.08 1 0.08
8. Kinh nghiệm lâu năm trong ngành 0.07 3 0.21
9. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính 0.07 3 0.21
và dồi dào của cả nước.
10. Khả năng cạnh tranh với các công ty 0.08 2 0.16
nước ngoài
11. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0.07 1 0.07
12. Hoạt động Marketing 0.07 1 0.07
13. Giá cả cạnh tranh 0.08 3 0.23
TỔNG ĐIỂM. 1.00 2.64
VI. Ma trận SWOT.
Điểm mạnh (S):
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng
- Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2008,
HACCP, SSOP…)
- Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính.
- Luôn có thứ hạng cao trong tốp các công ty thủy sản xuất khẩu.
- Ban quản giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Chiến lược xuất khẩu phù hợp.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật đạt têu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu (W):
[Type the document title]

- Việc khai thác thị trường Mỹ là còn chậm so với các đối thủ.
- Sản phẩm của công ty trên thị trường Mỹ còn mới mẻ.
- Công tác nghiên cứu, Marketing còn đơn giản kém hiệu quả.
- Nhân viên ở thị trường này vẫn cần phải đào tạo nhiều.
- Chi phí sản xuất còn khá cao.
- Thiếu nguồn nguyên liệu giữa hai mùa thu hoạch
- Thiếu hợp tác giữa các nhà xuất khẩu, do đó không có thế mạnh trong việc mặc
cả giá
- Hầu như không có thương hiệu, và hầu như không có danh tiếng
- Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong các kế hoạch sản xuất dài hạn
- Thiếu vốn đầu tư
Cơ hội (O):
- Mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ ngày càng phát triển tốt đẹp.
- Việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều lợi thế lớn cho các doanh nghiệp
khi được bảo hộ.
- Việt- Mỹ đã có nhiều hiệp định song phương và đa phương tạo điều kiện thúc
đẩy môi trường hợp tác kinh doanh của hai nước.
- Các chính sách khuyến khích của nhà nước và hộ trợ từ VASEP dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ vẫn còn rất lớn và đầy tiềm năng.
Thách thức (T):
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp đối thủ trong và ngoài
nước.
- Các yêu cầu về VSATTP và dư lượng kháng sinh của thị trường xuất khẩu ngày
càng nhiều và khắt khe.
- Còn phụ thuộc vào tính mùa vụ.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sân chơi bình đẵng khi gia nhập WTO.
- Bị đánh nhiều lọai thuế nhập khẩu từ chính phủ Mỹ.
- Chịu nhiều khoản phí khác.

Bảng phân tích SWOT.


Điểm mạnh (S): Điểm yếu (W):
- Có mối quan hệ tốt với - Việc khai thác thị
khách hàng. trường Mỹ là còn chậm
- Sản phẩm chất lượng so với các đối thủ.
[Type the document title]

cao, đạt nhiều chứng nhận - Sản phẩm của công


quốc tế (ISO 9001:2008, ty trên thị trường Mỹ
HACCP, SSOP…) còn mới mẻ.
- Công ty đặt trong vùng - Công tác nghiên cứu,
nuôi tôm chính. Marketing còn đơn giản
- Luôn có thứ hạng cao kém hiệu quả.
trong tốp các công ty thủy - Nhân viên ở thị
sản xuất khẩu. trường này vẫn cần phải
- Ban quản giàu kinh đào tạo nhiều.
nghiệm, có tinh thần trách - Chi phí sản xuất còn
nhiệm cao. khá cao.
- Chiến lược xuất khẩu - Thiếu nguồn nguyên
phù hợp. liệu giữa hai mùa thu
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật hoạch.
đạt têu chuẩn quốc tế. - Thiếu vốn đầu tư

Cơ hội (O): (S-O) (W-O)


- Mối quan hệ giữa Việt Nam - Áp dụng các công nghệ - Cố gắng nâng cao uy
với Mỹ ngày càng phát triển tốt mới vào sản xuất để giảm tin thương hiệu bằng
đẹp. số lượng công nhân bậc cách ứng dụng KH KT
- Việc Việt Nam gia nhập thấp, tiết kiệm chi phí sản vào việc PR, quảng cáo.
WTO đem lại nhiều lợi thế lớn suất, làm giảm giá thành - Nâng cao chất lượng
sản phẩm. sản phẩm bằng cách cải
cho các doanh nghiệp khi được
- Tập trung sản xuất và thiện máy móc.
bảo hộ. xuất khẩu sản phẩm tôm - Tuyển lao động có tay
- Việt- Mỹ đã có nhiều hiệp thế mạnh của công ty, và nghề, đáp ứng được nhu
định song phương và đa phương bên Mỹ không thể sản xuất cầu công việc cao, có
tạo điều kiện thúc đẩy môi được. thể sử dụng lao động
trường hợp tác kinh doanh của - Sản xuất những sản phẩm ngay tại nước sở tại, đặc
hai nước. chất lượng cao đáp ứng biệt với đội ngũ quản lý
được nhu cầu ngày càng cấp cao.
- Các chính sách khuyến khích
cao của khách hàng khi thu - Tăng cường hiểu biết
của nhà nước và hộ trợ từ nhập bình quân của họ thêm về văn hóa Mỹ
VASEP dành cho các doanh tăng lên qua các kênh như
nghiệp xuất khẩu thủy sản. - Mở rộng quy mô kinh
Internet, tivi, báo chí,
- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản doanh, thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu, giảm nhập khẩu …
của thị trường Mỹ vẫn còn rất
[Type the document title]

lớn và đầy tiềm năng. - Đưa ra chiến lược để xây


dựng văn hóa thương hiệu
Việt lâu dài.
Thách thức (T): (S-T) (W-T)
- Sự cạnh tranh ngày càng gay - Sử dụng chiến lược : “ - Nâng cao uy tín
gắt của các doanh nghiệp đối thủ chi phí thấp”, kết hợp với thương hiệu, và chất
trong và ngoài nước. số lượng lao động dồi dào, lượng sản phẩm để cải
- Các yêu cầu về VSATTP và tạo dưng nguồn nguyên thiện mức độ cạnh
dư lượng kháng sinh của thị liệu ổn định, cơ cấu quản tranh.
lý tốt để nâng cao sức cạnh - Tăng cường hiểu biết
trường xuất khẩu ngày càng
tranh. hơn về văn hóa tại Mỹ
nhiều và khắt khe. - Tăng cường số lượng lao với đủ loại chủng tộc
- Còn phụ thuộc vào tính mùa động với đủ loại chủng - Phân bố lao động hợp
vụ. tộc, với đa số là lao động lý giữa các vùng tại
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ để hiểu hơn về văn hóa nước sở tại.
sân chơi bình đẵng khi gia nhập Mỹ, để được hưởng ưu đãi - Tuyển dụng LĐ tại
WTO. trong chính sách Pháp Luật Mỹ đề được hưởng ưu
Mỹ đãi trong chính sách PL.
- Bị đánh nhiều lọai thuế nhập
- Tiến hành phân đoạn thị
khẩu từ chính phủ Mỹ.
trường, từ đó đưa ra chiến
- Chịu nhiều khoản phí khác.
lược kinh doanh phù hợp
với từng vùng, từng nhóm
đối tượng

B. ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG.


I. Lựa chọn phương thức giao dịch.
1) Xuất khẩu:
a) Thuận lợi:
 Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế về tự nhiên nên sản lượng nuôi trồng
thủy sản rất lớn, thêm vào đó Công Ty cũng có nguồn cung nguyên vật liệu một cách
ổn định, nhiều cả vể chất lượng và số lượng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
 Sử dụng được nhiều bài học kinh nghiệm của các DN đi trước để phát triển
tốt hơn. Vì Việt Nam được xem là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 thề giới về sản
lượng thủy sản xuất khẩu.
[Type the document title]

 Ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ
trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành cũng như cơ hội thị trường
thế giới mang lại.
 Sản phẩm Tôm Cửu Long cũng là 1 sản phẩm đã tạo được tiếng vang lớn
trong nước cũng như thị trường quốc tế, đã tạo dựng được thương hiệu khá vững trên
thế giới.
b) Khó khăn:
Bên cạnh cơ hội phát triển và tăng trưởng xuất khẩu, hội nhập cũng đang tạo ra
rất nhiều sức ép với Thủy sản Việt Nam nói chung, và Tôm nói riêng nhất là việc đảm
bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và việc xây dựng
thương hiệu.

2. Đại lý kinh doanh.


II. Chuẩn bị đàm phán.
Trước khi đàm phán kinh doanh cần phải nghiên cứu thị trường

Môi trường kinh doanh

 Xác đinh mục tiêu , nhu cầu đàm phán về mục tiêu đàm phán : để đưa ra sản
phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng với chất lượng tốt và giá cả phải chăng,
đàm phán để làm sao cho cả hai bên đều có thể đạt được lợi ích

Nhu cầu: bên mua và bên bán sẽ đưa ra những yêu cầu của mình đối với đối tác

 Thống nhất lựa chọn thời gian thanh toán và địa điểm

Khi thực hiện đàm phán thì có thể do bên mời đàm phán quyết định các bên có
thể đàm phán trực tiếp tại địa điểm định trước thuận tiện và phù hợp nhất.

 Thành lập đoàn đàm phán và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

Thành phần đoàn đàm phán :

• Trưởng đoàn : Phó giám đốc công ty : đối với những khách hàng lớn thì
có thể tham gia đàm phán và kí kết còn với những khách hàng nhỏ, đại lý, siêu thị bán
lẻ sản phẩm thì có thể do nhân viên bán hàng và phát triển thị trường trực tiếp dàm
phán và kí kết.
[Type the document title]

• Thành viên : các trưởng phòng như P. Kinh Doanh ; P. Bán Hàng; Thư

Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

• Trưởng đoàn : chuẩn bị nội dung và tham gia đàm phán

• Các thành viên : góp ý, đưa ra số liệu thống kê về khả năng cung cấp
cũng như sản phẩm lỗ lãi, mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cung cấp sản phẩm cho
khách hàng

• Thư ký ghi chép và chuẩn bị các thủ tục đàm phán và ký kết hợp đồng.

 Dự kiến ngân sách dành cho giao dịch đàm phán

Ngân sách dự kiến dành cho đàm phán bao gồm chi phí cho đoàn đàm phán di
chuyển, ăn ở và sinh hoạt cũng như nơi làm việc và các phương tiện làm việc thuận
tiện làm sao để công tác đàm phán đạt được hiệu quả cao nhất

Chi trả tiền công tác phí cho công nhân viên

Chuẩn bị các phần quà và chi phí khác làm quà cho đối tác “bôi trơn” cho hoạt
động đàm phán được thuận tiện hơn.

1. Hỏi hàng.
THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH

Kính gửi: QÚY KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC

Chúng tôi xin được giới thiệu và ngỏ lời mời hợp tác kinh doanh!Công ty cổ
phần thủy sản là một doanh nghiệp chuyên cung cấp Tôm thủy sản và được nhiều
khách hàng trong và ngoài nước đang sử dụng ổn định và hài lòng về chất lượng sản
phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.Nhằm nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm
Tôm chất lượng cao đến tận tay người dùng có nhu cầu ở thị trường Mỹ. Chúng tôi
[Type the document title]

trân trọng mời quí công ty tham gia vào hệ thống phân phối, bán lẻ sản phẩm Tôm
thủy sản của chúng tôi. Điều kiện để hợp tác rất đơn giản:

1.Bạn vào website : http://www.cuulongseapro.vn/

2.Các công việc bản phải làm:Khi bạn biết khách hàng có nhu cầu sử dụng sản
phẩm Tôm Việt Nam -Gửi cho chúng tôi về thông tin của khách hàng như: họ tên,
điện thoại/địa chỉ liên hệ.-Tạo điều kiện để khách hàng nhận được những thông tin về
sản phẩm tôm thủy sản của Việt Nam

3.Hợp tác với chúng tôi bạn được các quyền lợi sau:

-Kinh doanh không bỏ vốn trước-Mức hoa hồng hấp dẫn từ 10% - 30% giá trị
hợp đồng bán hàng.

-Được thiết kếhỗ trợ kinh phí và tư vấn xây dựng mạng lưới bán lẻ

- Được làm việc và có cơ hội hợp tác với rất nhiều DN tập đoàn lớn hàng đầu
của Việt Nam

Trân trọng kính chào, chúc sức khỏe, rất mong sự hợp tác từ bạn !

Bạn có thể giúp chúng tôi giới thiệu cơ hội này đến bạn bè hoặc người thân có
nhu cầu.

kính thư

Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long.

2. Chào hàng
Doanh nghiệp cung cấp hàng mẫu và sản phẩm dùng thử cho khách hàng và các
đại lý được chào hàng.

Sau khi chào bán sản phẩm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sẽ yêu cầu về số
lượng cũng như giá cả , dựa vào đó doanh nghiệp phản ánh mức giá cũng như khối
lượng mà mình có thể đáp ứng được. hai bên sẽ tiến hành đàm phán và thống nhất giá
cả cũng như thời gian giao hàng và phương thức thanh toán.

3. Hoàn giá- chấp nhận


[Type the document title]

Sản phẩm dùng thử nếu được chấp nhận sẽ được đối tác phản hồi bước đầu về
khối lượng và giá cả. DN sẽ xem xét mức giá mà đối tác đề nghị, căn cứ vào tình hình
và khả năneg cung cấp sản phẩm của mình DN sẽ có trả lời và thực hiện các bước tiếp
để có thể bán được sản phẩm.

4. Ký kết hợp đồng.

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TÔM THỦY SẢN.

Số:...................

Ngày:[NGAY THANG NAM]

Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng Tôm thủy sản gốc tại Việt
Nam.
[Type the document title]

GIỮA: [TEN DOANH NGHIEP]

Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP]

Điện thoại: [SO DT] Telex: [SO TELEX] Fax: [SO FAX]

Được đại diện bởi Ông (bà): [HO VA TEN]

Dưới đây được gọi là Bên mua.

VÀ: công ty cổ phần thủy sản Cửu Long.

Tên gọi đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG.

Tên tiếng Anh : CUU LONG SEAPRODUCTS COMPANY.

Tên viết tắt : CUULONG SEAPRO.

Địa chỉ giao dịch

: 36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà


• Trụ sở chính
Vinh.

• Số điện thoại : 074. 3852321/3852236/ 3852052/ 3853390.

• Fax : 074. 3852078.

• E-mail : ctythuysancuulong@hcm.vnn.vn

Văn phòng liên lạc

• Địa chỉ : Số 7A Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

• Số điện thoại : 08. 38269680.

• Fax : 08. 39400394.

• E-mail : cuulongseapro@hcm.fpt.vn

Website : www.cuulongseapro.vn
[Type the document title]

Chủ tịch HĐQT kiêm


: Ông NGUYỄN VĂN BANG
Tổng Giám Đốc

Dưới đây được gọi là Bên bán:

Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những
điều kiện sau:

1. TÊN HÀNG: Tôm thủy sản đã qua chế biến.

2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA: có đi kèm bản chi tiết.

3. SỐ LƯỢNG: [SO LUONG] tùy theo sự lựa chọn của người mua.

4. BAO BÌ ĐÓNG GÓI:

5.GIAO HÀNG: SỐ LƯỢNG

6. GIÁ CẢ: [SO TIEN] USD/tấn [CIF, FOB] Cảng [TEN CANG GIAO
HANG]

7. THANH TOÁN: Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang

Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của
Ngân hàng [TEN NGAN HANG] và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây
để thanh toán.

- Trọn bộ hóa đơn thương mại.

- Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu.

- Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát
hành.

- Giấy chứng nhận xuất xứ.luật sư Thuật – www.luatsudongnama.com

- Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật.


[Type the document title]

- Giấy chứng nhận khử trùng.

- Bảng kê hàng hóa( danh sách, số lượng)

- Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào.

8. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG: người mua có quyền kiển định
hàng hóa trước khi giao hàng.

9. BẢO HIỂM: do người mua chịu.

10. TRỌNG TÀI: Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ/ liên
quan đến hợp đồng này hay vi phạm hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa
giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa/trọng tài [TEN
TOA AN, TRONG TAI KINH TE]

11. NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG:

a/ Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là [SO
LUONG] tấn trong [SO NGAY] làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ
nhật và ngày lễ được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp
hàng lên tàu. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng
sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ
trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ
sáng ngày làm việc tiếp theo.

Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.luật sư
Thuật – www.luatsudongnama.com

b/ Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm
kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.

c/ Mọi dạng thuê tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.

d/ Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê
tàu.

e/ Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu .
[Type the document title]

12. ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG: Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của
[TEN NUOC BAN HANH LUAT] .

13. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG: Hợp đồng này áp dụng những điều
bất khả kháng trong Điều 01 của ấn bản số 412 do Phòng Thương mại quốc tế phát
hành.

14. ĐIỀU KHOẢN KIỂM ĐỊNH: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy, nhà
kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói (bao bì và hộp) của
số gạo trắng gốc Việt Nam này sẽ do Vinacontrol tải Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn
kiểm định này sẽ do bên bán chịu.

15. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng trong hợp đồng này được diễn giải
theo ấn bản 1990 và những phụ lục của nó.

Hợp đồng bán hàng này được làm tại [DIA DIEM] vào ngày [NGAY THANG
NAM], hợp đồng này lập thành 4 (bốn) bản, bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2
(hai) bản.

BÊN MUA BÊN BÁN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o-------

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ


Số: [05-12/2011]/HĐKT

Bên A: Công ty cổ phần xuất khẩu Tôm Cửu Long.


Tên gọi đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG.

Tên tiếng Anh : CUU LONG SEAPRODUCTS COMPANY.


[Type the document title]

Tên viết tắt : CUULONG SEAPRO.

• Trụ sở chính : 36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

• Số điện thoại : 074. 3852321/3852236/ 3852052/ 3853390.

• Fax : 074. 3852078.

• E-mail : ctythuysancuulong@hcm.vnn.vn

Văn phòng liên lạc

• Địa chỉ : Số 7A Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

• Số điện thoại : 08. 38269680.

• Fax : 08. 39400394.

• E-mail : cuulongseapro@hcm.fpt.vn

Website : www.cuulongseapro.vn

Bên B: đại lý ở AS.


Địa chỉ đăng ký hoạt động: Mỹ.
Sau khi bàn bạc hai bên nhất trí cùng ký kết hợp đồng đại lý với nội dung và
các điều khoản sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
Bên B nhận làm đại lý bao tiêu cho Bên A các sản phẩm tôm thủy sản Việt
Nam do Bên A cung cấp. Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, kho
bãi và hoàn toàn chịu trách nhiệm tất cả hàng hóa đã giao trong việc tồn trữ, trưng
bày, vận chuyển. Bên B bảo đảm thực hiện đúng các biện pháp tồn trữ, giữ được phẩm
chất hàng hóa như Bên A đã cung cấp, đến khi giao cho người tiêu thụ. Bên A không
chấp nhận hoàn trả hàng hóa do bất kỳ lý do gì (ngoại trừ trường hợp có sai sót về sản
phẩm).
[Type the document title]

Điều 2: Phương thức giao nhận


Bên A giao hàng đến cửa kho của Bên B hoặc tại địa điểm thuận tiện do Bên B
chỉ định. Bên B đặt hàng với số lượng, loại sản phẩm cụ thể khối lượng, loại sản
phẩm bằng thư, fax, điện tính.
- Chi phí xếp dỡ từ xe vào kho của Bên B do Bên B chi trả (kể cả chi phí lưu xe
do xếp dỡ chậm).
- Số lượng hàng hóa thực tế Bên A cung cấp cho bên B có thể chênh lệch với
đơn đặt hàng nếu Bên A xét thấy đơn đặt hàng đó không hợp lý. Khi đó hai bên phải
có sự thỏa thuận về khối lượng, thời gian cung cấp.
- Thời gian giao hàng: là thời gian 2 bên cùng kí kết cụ thể trong văn bản đi
kèm.
Điều 3: Phương thức thanh toán
- Bên B thanh toán cho Bên A tương ứng với giá trị số lượng hàng giao ghi
trong mỗi hóa đơn trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối của tháng Bên B đặt hàng.
- Giới hạn mức nợ: Bên B được nợ tối đa là 30 % bao gồm giá trị các đơn đặt
hàng trước đang tồn đọng cộng với giá trị của đơn đặt hàng mới. Bên A chỉ giao hàng
khi Bên B thanh toán cho bên A sao cho tổng số nợ tồn và giá trị đặt hàng mới nằm
trong mức nợ được giới hạn.
- Thời điểm thanh toán được tính là ngày Bên A nhận được tiền, không phân
biệt cách thức chi trả. Nếu trả làm nhiều lần cho một hóa đơn thì thời điểm được tính
là lúc thanh toán cho lần cuối cùng.
- Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất
cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng
thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời
gian vượt quá 3 tháng.
- Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà
Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.
Điều 4: Giá cả
- Các sản phẩm cung cấp cho Bên B được tính theo giá bán sỉ, do Bên A công
bố thống nhất trong khu vực.
[Type the document title]

- Giá cung cấp này có thể thay đổi theo thời gian nhưng Bên A sẽ thông báo
trước cho Bên B ít nhất là 30 ngày. Bên A không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch
giá trị tồn kho do chênh lệch giá nếu có xảy ra.
- Tỷ lệ hoa hồng: 30% giá trị lô hàng đã cung cấp
Điều 5: Bảo hành
Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường
hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm
thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.
Điều 6: Hỗ trợ
- Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.
- Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể
thực hiện việc bảo quản đúng cách.
- Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay
nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.
Điều 7: Độc quyền
- Hợp đồng này không mang tính độc quyền trên khu vực.
- Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng tổng đại lý với thể nhân khác nếu
xét thấy cần thiết để tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình.
- Bên A cũng có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các công
trình trọng điểm bất cứ nơi nào.
Điều 8: Thời hạn hiệu lực, kéo dài và chấm dứt hợp đồng
- Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2012. Nếu cả hai
bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, các thủ tục gia hạn phải được thỏa thuận trước khi
hết hạn hợp đồng trong thời gian tối thiểu là 60 ngày.
- Trong thời gian hiệu lực, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng
nhưng phải báo trước cho Bên kia biết trước tối thiểu là 30 ngày.
- Bên A có quyền đình chỉ ngay hợp đồng khi Bên B vi phạm một trong các vấn
đề sau đây:
1. Làm giảm uy tín thương mãi hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm của Bên A
bằng bất cứ phương tiện và hành động nào.
[Type the document title]

2. Bán phá giá so với Bên A quy định.


- Khi bị đình chỉ hợp đồng, Bên B phải thanh toán ngay cho Bên A tất cả nợ
còn tồn tại.
Điều 9: Bồi thường thiệt hại
- Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A giá trị thiệt hại do mình
gây ra ở các trường hợp sau:
1. Bên B yêu cầu đơn đặt hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng sau đó
Bên B hủy bỏ đơn đặt hàng đó.
2. Bên B hủy đơn đặt hàng khi Bên A trên đường giao hàng đến Bên B.
Bên B vi phạm các vấn đề nói ở Điều 7 đến mức Bên A phải đình chỉ hợp
đồng.
- Bên A bồi thường cho Bên B trong trường hợp giao hàng chậm trễ hơn
thời gian giao hàng thỏa thuận gây thiệt hại cho Bên B.
- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm
dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu có.
Điều 10: Xử lý phát sinh và tranh chấp
Trong khi thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hai bên cùng nhau bàn bạc thỏa
thuận giải quyết. Những chi tiết không ghi cụ thể trong hợp đồng này, nếu có xảy ra,
sẽ thực hiện theo quy định chung của Luật Thương mại, Nghị định 25/CP và pháp luật
hiện hành.
Nếu hai bên không tự giải quyết được, việc tranh chấp sẽ được phân xử tại Tòa
án Kinh tế . Quyết định của Tòa án là cuối cùng mà các bên phải thi hành. Phí Tòa án
sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm thanh toán.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
[Type the document title]

C. Tổ chức thực hiện hợp đồng


I. Mở L/C và kiểm tra L/C.
1. Mở L/C.
* Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C
Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, Công ty cổ phần
thủy sản Cửu Long cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu
ngân hàng mở:
- L/C phát hành bằng vốn tự có, Cty phải ký quỹ 100%
* Yêu cầu mở L/C
Applicant điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở
L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy khách nên xem xét kỹ nội dung hợp
đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.
[Type the document title]

* Hồ sơ xin mở L/C bao gồm


- Đơn yêu cầu mở L/C
- Quyết định thành lập doanh nghiệp Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long.
Đăng ký mã số xuất nhập khẩu
- Hợp đồng ngoại thương gốc
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương
- Cam kết Thanh toán
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại ngân hàng bản
phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ
+ Đơn xin mở L/C của khách hàng
+ Bản giải trình mở L/C.

GIAÁY ÑEÀ NGHÒ MÔÛ TÍN DUÏNG THÖ (L/C TRAÛ NGAY)

ÑEÀ NGHÒ EXIMBANK MÔÛ CHO CHUÙNG TOÂI L/C COÙ NOÄI DUNG SAU:

TO :

FM : VN EXIMBANK HOCHIMINH CITY

(ATTN : L/C ADVISING DEPT.)

We open irrevocable /transferable / confirmed credit number :

* In favour :
[Type the document title]

* Applicant :

* Amount : .................... CIF/ CFR / FOB Hochiminh City port/

Tan Son Nhat air port,Hochiminh City

* Expiry date and place :..................................................... at negotiating bank.

Available with any bank / Advising bank by negotiation of Beneficiary’s draft(s) at


sight drawn on us for 100 percent of invoice value against presentation of the
following documents in triplicate in English (Unless otherwise stated) :

1. Signed commercial invoice in quadruplicate

2. Full set (3/3) / 2/3 originals and 01 photocopy of signed clean shipped on board
ocean bill of lading made out to order blank endorsed / to order of VN
EXIMBANK marked freight prepaid / to collect and notify the applicant (Credit
number must be indicated).

- Airway bill in duplicate marked freight prepaid / to collect consigned to


applicant / VN EXIMBANK and notify the same / applicant (Credit number must
be indicated).

3. Quality /Quantity /Weight certificate issued by ...........................

(Full name of goods stated)

4. Certificate of origin issued by chamber of commerce.

5. Detailed packing list.

6. Copy of fax advising applicant and Vietnam Eximbank (84.8.8296063) of


particulars of shipment : B/L/AWB nbr , shipment date,ETA,vessel name/flight
[Type the document title]

nbr , quantity of goods, name of commodities,invoice value and credit number


within .............days/ after shipment.

7. Insurance covered by seller

Full set of originals of insurance policy/ certificate covering ....................... for 110
percent of invoice value blank endorsed indicating claim payable by a settlement
agent (with name and full address stated) in Hochiminh City,Viet Nam and number
of original folds to be issued.

8. 1/3 original B/L and one set of non- negotiable above documents to be sent
directly to applicant/............by DHL/...... within..................days / after shipment
(Ben’s certificate plus DHL/.......receipt presented).

9.........................................................(other documents).

Evidencing shipment of : (Details of goods, quality,packing,marking.....)

- Place of taking in charge / Dispatch from / Place of receipt………………………………………….

- Port of loading / Airport of departure …………………………………………………………………………………...

- Port of discharge / Airport of destination ………………………………………………………………………..…

- Place of final destination / For transportation to / Place of delivery …………………….….

- Shipment must be effected not later than .....................................

- Partial shipment allowed / not allowed

- Transhipment allowed / not allowed

- Special conditions :

- All banking charges outside HoChiMinh City including


advising,negotiating,reimbursing commission,confirmation fee and amendment
charges at Beneficiary’s account. Advising/Amendment charges must be collected
before release of L/C /amendment.
[Type the document title]

- Instructions to negotiating bank :

 Presentation of documents must be made within ................days after


shipment date.
 USD60.--discrepancy fee should be deducted from the proceeds for each set
of documents presented under this L/C.
 USD10.- extra fee for the supplementary presentation of documents will be
charged on the proceeds upon payment.
 Please send documents in compliance with L/C terms and conditions in two
lots ( The first lot by DHL and the second one by registered airmail ) to Viet
Nam Eximbank, No 7 Le Thi Hong Gam St., Dist.1, HoChiMinh City.
 Within (X days) banking days after our receipt of documents strictly
complied with L/C terms and conditions
Or

Within (X days) banking days after our receipt of your authenticated


telex/swift advice of negotiation certifying to us that all terms and conditions
of the credit have been complied with

we shall reimburse you according to your instructions in the currency of the


credit.

- This L/C is subject to UCPDC …. revision ICC publication No. …...

- Operative instrument please notify

CAM KEÁT CUÛA NGÖÔØI ÑEÀ NGHÒ MÔÛ L/C


1. Chuùng toâi hoaøn toaøn chòu traùch nhieäm veà noäi dung haïn ngaïch vaø giaáy pheùp
nhaäp khaåu cuûa tín duïng thö noùi treân vaø traùch nhieäm phaùp lyù veà hôïp ñoàng ngoaïi lieân
quan.
2. Nhaän ñöôïc chöùng töø ( Hoaëc ñieän xin thöông löôïng chöùng töø ) :
- Neáu hôïp leä, chuùng toâi ñoàng yù thanh toaùn.
[Type the document title]

- Neáu coù ñieåm baát hôïp leä , ñeà nghò Quyù Ngaân haøng thoâng baùo ngay cho
chuùng toâi . Neáu quaù thôøi haïn 4 ngaøy keå töø ngaøy EXIMBANK thoâng baùo maø chöa
coù yù kieán cuûa chuùng toâi,Quyù Ngaân haøng ñöôïc pheùp thoâng baùo töø choái thanh toaùn
vaø hoaøn laïi chöùng töø cho Ngaân haøng nöùôc ngoaøi. Chuùng toâi chòu moïi chi phí lieân
heä.

3. Khi Ngaân haøng nöôùc ngoaøi ñoøi tieàn, ñeå thanh toaùn tieàn haøng vaø caùc chi phí
cuûa EXIMBANK lieân quan ñeán L/C naøy Ngaân haøng ñöôïc pheùp trích taøi khoaûn cuûa
chuùng toâi soá ……………………………................. taïi EXIMBANK.
- Neáu taøi khoaûn khoâng ñuû tieàn ñeå thanh toaùn chuùng toâi xin nhaän nôï vay theo
hôïp ñoàng tín duïng cuûa EXIMBANK. Tröôøng hôïp khoâng coù hôïp ñoàng tín duïng
chuùng toâi nhaän nôï vay baét buoäc theo möùc laõi phaït.

4. Trong tröôøng hôïp L/C heát hieäu löïc hoaïêc khoâng söû duïng, caùc phí phaùt sinh
phí (keå caû do Ngaân haøng nöôùc ngoaøi ñoøi ) chuùng toâi seõ chòu traùch nhieäm thanh
toaùn.

5. Trong tröôøng hôïp xin môû L/C yeâu caàu 1/3 ORIGINAL B/L göûi tröïc tieáp ñeán
chuùng toâi laø ngöôøi mua, khi coù phaùt sinh chöùng töø khoâng phuø hôïp nhöng chuùng toâi
chöa chaáp nhaän thanh toaùn maø Ngaân haøng nöôùc ngoaøi yeâu caàu hoaøn laïi chöùng töø ,
chuùng toâi baûo ñaûm hoaøn traû laïi ñaày ñuû chöùng töø ñeå EXIMBANK hoaøn traû cho
Ngaân haøng nöôùc ngoaøi.
Ngaøy.............thaùng.................naêm…………

GIAÙM ÑOÁC COÂNG TY.

2. Kiểm tra nội dung L/C


Sau khi ngân hàng phát hành L/C, Appicant sẽ nhận được bản gốc L/C ( MT
700) đó. Cty nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của mình để
đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của mình. Nếu có
bất kỳ một sự sai lệch nào nên thông báo ngay cho ngân hàng để có điều chỉnh, sửa
đổi.
* Sửa đổi L/C ( Tu Chỉnh "MT 707")
Nếu Cty có nhu cầu sửa đổi L/C, Cty phải xuất trình Đơn đề nghị sửa đổi L/C
kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
[Type the document title]

Trường hợp L/C sửa đổi tăng tiền, cty phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế
chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó.
* Nhận và kiểm tra chứng từ (bao gồm ngân hàng phát hành và Applicant)
Sau khi nhận bộ chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng, cty cần kiểm tra đối chiếu
giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được. Trường hợp cty nhận được thông báo
sai sót chứng từ của ngân hàng, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông
báo, cty phải báo ngay quyết định của mình hoặc chấp nhận sai sót và thanh toán L/C
hoặc không chấp nhận sai sót ngay trên bản thông báo và gửi trả lại Ngân hàng. Nếu
sau 5 ngày nếu cty không có ý kiến thì coi như là từ chối chứng từ, Ngân hàng tiến
hành xử lý bộ chứng từ theo chỉ thị của Ngân hàng gửi chứng từ.
* Yêu cầu phát hành bảo lãnh/ Uỷ quyền nhận hàng theo L/C
Ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc
hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để cty có thể nhận hàng
theo L/C.
Điều kiện để ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh – Thư uỷ quyền nhận hàng, ký
hậu vận đơn gốc :
+ Cty cần ký quỹ 100% trị giá hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khoanh
số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán
và tuỳ từng trường hợp, cty cần xuất trình các giấy tờ sau:
+ Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: cty phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm
một bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do
người xuất khẩu gửi trực tiếp.
+ Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: Cty phải có Thư yêu cầu phát hành Uỷ
quyền nhận hàng kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là ngân
hàng kèm 01 bản sao hoá đơn.
+ Ký hậu vận đơn đường biển: Cty phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn kèm 01
bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn. Trong trường hợp ký hậu vận đơn
hoặc bảo lãnh cho Khách hàng nhận hàng khi chưa có vận đơn, Cty phải xuất trình
ngân hàng văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện kể cả trong trường hợp bộ
chứng từ có sai sót.
* Thanh toán L/C (MT 202)\
Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Cty để thanh toán cho
Ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn
phù hợp với các điều khoản của L/C.
* Huỷ bỏ L/C (MT 799 or MT 999)
[Type the document title]

Nếu Cty có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý, ngân hàng không chấp nhận huỷ L/C
trong trường hợp:
+ Cty đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng
+ Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa
được sự chấp nhận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.

III. Thực hiện thủ tục xin C/O

- Bước 1 : điền vào bộ hồ sơ thương nhân, nộp lại cho bộ phận C/0 VCCI, cùng với 1
bản sao giấy đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của giấy đăng ký mã số thuế.
-Bước 2 : Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp C/0
+ Đơn xin cấp C/0

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O

1. Mã số thuế Số C/O PTM

Số C/O Tôm

2. Kính gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
Nam
FORM…………….
(Chi nhánh………………………………)

4. Hình thức cấp (đánh (+) vào ô thích hợp)

- Cấp lần thứ nhất + Có trả lại C/O gốc  Lý do:


………………………………………
- Cấp lần thứ hai 
……………

………………………………………
……………………

5. Bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị cấp C/O  - Packing list 

- Invoice  - Bill of Lading (Vận đơn 


đường biển/đường không)
- Form A, B, T, ICO, Mexico,
[Type the document title]

Venezuela  - Export License 

- Tờ khai hải quan hàng xuất  - Công văn yêu cầu cấp lại 

- Tờ khai hải quan hang nhập  - Bản giải trình quy trình sản 
xuất tỷ lệ % nguyên vật liệu
- Hóa đơn mua nguyên vật liệu trong 
nước - C/O Nhập khẩu nguyên liệu
 
- Bảng kê thu mua - Các chứng từ khác

6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt): Công ty cổ phần Trung Nguyên

- Tên tiếng Anh:


…………………………………………………………………………………………………
…….

- Tên viết tắt:


…………………………………………………………………………………………………
………..

- Địa chỉ:
…………………………………………………………………………………………………
…………….

- Điện thoại: …………………………. Fax:


………………………………

7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt):


……………………………………………………………………..

- Địa chỉ:
…………………………………………………………………………………………………
…………….

- Điện thoại: …………………………. Fax:


………………………………
[Type the document title]

8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS 10. Số CAT 11. Số 12. Trị
lượng giá

13. Số Invoice 14. Nước nhập khẩu: 15. Số vận đơn 16. Những khai
báo khác:

………………
Ngày: ……/…../….. Ngày:
………………
……./……../…………..
……...

………………
………………
……...

17. Ghi chú của Phòng Thương mại: 18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng
nói trên được khai báo đúng sự thực và phù
- Ngày cấp:……./……./………………….
hợp với các điều kiện được đánh dấu ở mặt
- Số……………..Lệ phí…………………. sau. Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm
về lời khai.
- Người kiểm tra: …………………………

- Người nhập dữ liệu: …………………….


Làm
- Người ký: ……………………………….
tại………………ngày……..tháng……năm
- Người trả: ……………………………… ……….

- Đề nghị đóng: (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)


[Type the document title]

 Correction 
 Issued

 Duplicate
 Dấu 

Chú ý: Đề nghị đơn vị cấp phải đánh dấu (x) vào (các) ô ở mặt sau của đơn này.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ không giải quyết nếu khai đơn và
Form C/O không đúng hoặc không đầy đủ.
[Type the document title]

IV Kiểm tra phẩm chất sản phẩm, kiểm tra vệ sinh hàng hoá, kiểm dịch
hàng hoá
[Type the document title]
[Type the document title]

V. Làm thủ tục Hải quan: Đưa ra mẫu theo quy định.
MÂU BIỂU VỀ QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 927/QĐ-TCHQ ngày 25.5.2006

của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Mẫu 01/ĐCCK2006

CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do - Hạnh phúc

……………, ngày tháng năm

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN CỬA KHẨU


Kính gửi: - Chi cục Hải quan..................................

- Chi cục Hải quan cửa khẩu..................

Công ty ......................đề nghị được làm thủ tục hải quan tại............, kiểm tra hải quan
tại.................... cho lô hàng....................................thuộc vận tải
đơn......................................................chuyên chở trên PTVT.................................., tới
cửa khẩu nhập ngày..../...../…..200..........
Tên hàng:....................................................................................................................
…………....................................................................................................................
Lượng hàng:………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Trị giá:………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Gồm:.............................................container có số hiệu:............................................
Tuyến đường vận chuyển.....................................với chiều dài................................
Thời gian vận chuyển:...............................................................................................
Công ty...........................................cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
[Type the document title]

1. Đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu cho
tới khi bàn giao cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu....,địa điểm kiểm tra hàng hoá ở
nội địa................giám sát, quản lý theo qui định.
2. Vận chuyển lô hàng đúng tuyến đường và thời gian đã đăng ký nêu trên.
……. ngày . tháng năm 200.....
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Kính gửi: Chi cục Hải quan..........................

Đề nghị làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng nêu trên của Công
ty.........................thuộc tờ khai hải quan ...........ngày tháng năm 200.....
Chi cục Hải quan……….

(Ký, đóng dấu công chức)


[Type the document title]

Mẫu 02/BBBG2006

TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC HẢI QUAN:…………. Độc Lập -Tự do -Hạnh phúc


Chi cục Hải quan:.................
Số: ……………./HQ-BBBG
.

BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG CHUYỂN CỬA KHẨU


Hồi......giờ.....phút, ngày...tháng...năm 200......,
Chi cục Hải quan.........................................................................................................
bàn giao cho ông (bà)..................................................................................................
Đại điện của Công ty...................................; Lô hàng thuộc tờ khai/vận tải đơn
số:......................
đểchuyên đến Chi cục Hải quan................................... gồm:
1. Hồ sơ Hải quan:
a- Tờ khai hải quan:..........bản chỉnh;
b- Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu:...........bản chính;
c- Vận tải đơn (đối với hàng nhập khẩu đường biển):...........bản sao;
d- Bản kê chi tiết (nếu có):...............bản chính;
2. Hàng hoá:
STT SỐ HIỆU CONTAINER SỐ SEAL SỐ SEAL GHI CHÚ
HOẶC HẢI
CONTAINER
BIỂN KIỂM SOÁT PTVT QUAN

(1) (2) (3) (4) (5)

Tình trạng container/PTVT/hàng hoá........................................................................


Biên bản về tình trạng Container/hàng hoá (nếu có),
số.......................................................
[Type the document title]

Tuyến đường vận chuyển...............................................chiều


dài....................km………...
Thời gian vận chuyển:....................................................Giờ xuất phát/:
Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hoá và hồ sơ hải
quan:...........................................
…………………………………………………………………………………………
…..

NGUỜI KHAI HQ/NGƯỜI VẬN CHUYỂN CHI CỤC HQ NGOÀI


CK CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu công chức)
(ký, đóng dấu công chức)

Ghi chú:

- Tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, chiều dài: ghi theo khai báo trên
Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu của người khai hải quan.
Mục Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (ký, đóng dấu):
Người ký là công chức được lãnh đạo Chi cục phân công.
* Đề nghi ghi rõ số điện thoại và số fax để tiện cho việc thông tin giữa các đơn vị Hải
quan có liên quan.
[Type the document title]

Mẫu 03/BTK2006

TỔNG CỤC HẢI QUAN

CỤC HẢI QUAN:.............. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi cục Hải quan:................. Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

Số: ………… /HQ-BTK


BẢNG THỐNG KÊ BIÊN BẢN BÀN GIAO.

STT SỐ NGÀY SỐ, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ HẢI TÌNH TRẠNG GHI


BIÊN BẢN NGÀY TỜ QUAN LÀM HÀNG HÓA CHÚ
BÀN GIAO KHAI HẢI THỦ TỤC KHI NHẬN
QUAN
(1) (2) (3) (4) (5) (6)

CHI CỤC HẢI QUAN NƠI LẬP

(ký, đóng dấu công chức)

* Ghi chú: Người ký là công chức do lãnh đạo Chi cục phân công
[Type the document title]

Mẫu 05/DMHMKT2006

TỔNG CỤC HẢI QUAN

CỤC HẢI QUAN:.............. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi cục Hải quan:................. Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

Số: ………… /HQ-DM

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MIỄM KIỂM TRA
THỰC TẾ
STT SỐ, KÝ HIỆU, TÊN, ĐỊA CHỈ MẶT HÀNG GHI CHÚ
NGÀY TỜ DOANH NGHIỆP
KHAI
(1) (2) (3) (4) (5)

CHI CỤC HQ NGOÀI CỬA KHẨU

(ký, đóng dấu công chức)

*Ghi chú: - Tiêu chí (4) về mặt hàng chỉ ghi tóm tắt. Ví dụ: mặt hàng vải, mặt hàng
điện tử.

- Người ký là công chức do lãnh đạo Chi cục phân công.


[Type the document title]

CHỦ KHO (CHỦ


HÀNG) CFS/KNQ….
Mẫu 04/DMHH CFS/KNQ2006

Số :..............CFS/KN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

……Ngày…..tháng…..năm200…

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TỪ KHO CFS/KNQ


STT SỐ, KÝ TÊN LƯỢNG TÊN, ĐƠN SỐ SỐ SỐ
HIỆU, HÀNG HÀNG ĐỊA CHỈ VỊ HQ CONT SEAL SEAL
NGÀY DOANH LÀM HÃNG HQ
TỜ NGHIỆP THỦ TÀU
KHAI TỤC

(1) (2) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

CHỦ KHO (CHỦ HÀNG) CFS/KNQ HẢI QUAN


KHOCFS/KNQ HẢI QUAN CỬA KHẨU XUẤT

(ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu công chức)


(ký, đóng dấu công chức)
[Type the document title]

VI. Xin giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu.


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TÔM THỦY SẢN.

Kính gửi: Bộ Công Thương

Họ và tên người làm đơn: NGUYỄN VĂN BANG

Chức danh:Tổng giám đốc

Tên doanh nghiệp:CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG.

Tên giao dịch đối ngoại: CUU LONG SEAPRODUCTS COMPANY.

Địa chỉ trụ sở chính: 36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

Số điện thoại: 0986868686 Fax: 34554433

Quyết định thành lập doanh nghiệp: CP4423313

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: TH55776

Mã số kinh doanh xuất nhập khẩu:4t54465

Đề nghị Bộ Thương mại xem xét, cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Tôm thủy sản cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số /200 /NĐ-CP ngày
/ /200 của Chính phủ về kinh doanh thủy sản.

Hồ sơ kèm theo gồm:

1. Quyết định thành lập doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

CHỦ DOANH NGHIỆP (Ký tên, đóng dấu)


[Type the document title]

(Ký tên, đóng dấu)

VII. Nộp thuế: Cụ thể đối với mặt hàng mà bạn lựa chọn.

TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU TẠI CHỖ


(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2009/TT-BTC

ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài chính)

HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU
TẠI CHỖ (Bản lưu Hải
quan) HQ/TC

A.PHẦN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẨU
1.Người xuất khẩu tại 5. Loại hình 6.Giấy phép 7.Hợp
chỗ: XK: XK: đồng XK:

SXXK Số: Số:

GC Ngày: Ngày:
Ngày hết hạn: Ngày hết
hạn:
2.Người nhập khẩu tại 8. Loại hình 9.Giấy phép 10.Hợp
chỗ: NK: NK: đồng NK:

SXXK Số: Số:

GC Ngày: Ngày:
Ngày hết hạn: Ngày hết
hạn:
3.Người chỉ định giao hàng: 11. Địa điểm 12.Hoá đơn 13. Hoá
VAT đơn
giao hàng:
Số: thương mại
NK:
Ngày:
Số:
Ngày:
4.Người làm thủ tục hải 14.Phương 15. Đống tiền thanh toán:
quan: thức
[Type the document title]

thanh toán: -Hàng XK: .............Tỷ


-Hàng XK: giá:.............
-Hàng NK: -Hàng NK: .............Tỷ
giá:............

SỐ 16. Tên hàng 17.Mã số 18.Đơn 19. Lượng Tính thuế của người NK
TT Qui cách phẩm chất hàng hoá vị tính 20. Đơn giá 21. Trị giá
nguyên tệ nguyên tệ
1

Số 22.Thuế nhập khẩu 23.Thuế GTGT (hoặc TTĐB) 24.Thu


TT khác
Thuế Trị giá tính Tiền thuế Thuế suất (%) Trị giá tính Tiền thuế Tỷ Số
suất thuế (VNĐ) thuế lệ tiền
(%) (%)
1

Cộng:

25.Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22+23+24): Bằng số:


.................................................................................................... ....................

Bằng chữ:
...............................................................................................................................................................................
....................

26. Chứng từ xuất khẩu kèm theo: Bản chính 27.Chứng từ nhập khẩu kèm theo: Bản chính Bản sao
[Type the document title]

Bản sao -Hợp đồng thuơng mại: ...........................


-Giấy phép: ...........................
-Hợp đồng thương mại: ............................ -Hoá đơn thương mại: ...........................
-Giấy phép: .............................
-Hoá đơn VAT: ...........................
28.Người xuất khẩu tại chỗ: Cam kết đã giao 29.Người nhập khẩu tại chỗ: Cam kết đã nhận đúng, đủ các
đúng, đủ các sản phẩm kê khai trên tờ khai sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai tính thuế
này và chịu trách nhiệm về nội dung khai trên trên tờ khai này.
tờ khai này.
Ngày
Ngày .........tháng .........tháng .......Năm
.........Năm

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ (ký tên,đóng


họ tên) dấu, ghi rõ họ tên)

B- PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU
Tổng cục Hải quan Tờ khai số: ............./NK/........ -TC./......... Cán bộ đăng ký (ký, đóng
dấu số hiệu công chức)
Cục Hải quan: Ngày đăng ký: .........................................
............................ Số lượng phụ lục tờ khai: .........................
Chi cục Hải quan:
.......................
...........................................
.........
Hải quan kiểm tra thuế
S 30.Mã số hàng hoá 31.Lượn 32.Đơn 33.Tiền thuế nhập khẩu
ố g giá Trị giá tính thuế Thuế Tiền thuế
T tính thuế (VNĐ) suất
T (%)
1

5
[Type the document title]

S 34. Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB) 35.Thu khác 36. Tổng số tiền phải điều
ố chỉnh sau khi kiểm tra
T (Tăng/Giảm):
T Trị giá tính thuế Thuế Tiền thuế Tỷ lệ (%) Số tiền Bằng số:
(VNĐ) suất .....................................
(%)
Bằng chữ:
1

37.Tổng số thuế và thu khác phải nộp (ô 25+36): ...................................................... Bằng chữ
:........................................... .......................

...............................................................................................................................................................................
.........................................
Thông báo thuế/Biên lai thu thuế số:
....................................................................Ngày................................................................................
38.Lệ phí hải quan: ..................................................Bằng chữ:
....................................................................................... ................................

..........................................................................Biên lai thu lệ phí số: ......................................Ngày


:...........................................................
39.Cán bộ kiểm tra thuê 40.Ghi chép khác của hải quan 41. Xác nhận Đã làm thủ tục hải quan (ký,
(Ký, ghi rõ, ngày, tháng, đóng dấu số hiệu công chức)
năm, đóng dấu số hiệu
công chức)

C. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU
Tổng cục Hải quan Tờ khai số: ............/XK/......... - Cán bộ đăng ký (ký, đóng dấu số
TC/........... hiệu công chức)
Cục Hải quan:
[Type the document title]

............................. Ngày đăng ký: ........................................


Chi cục Hải quan: Số lượng phụ lục tờ khai:
........................ ..........................
............................................
.........
42.Lệ phí hải quan: .....................................................Bằng chữ :
....................................................................................

...............................................................................................................................................................................
....
Biên lai thu lệ phí số:
.....................................................................................Ngày:.....................................................
43.Ghi chép khác của hải quan 44.Xác nhận Đã làm thủ tục hải quan (Ký, đóng dấu số hiệu
công chức)

PHỤ LỤC TỜ KHAI XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU TẠI CHỖ


(Bản lưu Hải quan)
Phụ lục số:
Kèm tờ khai số...................../NK/...................TC/...............Ngày.................
PLTKHQ/2009-TC
A. PHÀN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẢU
Số 16.Tên hàng. 17.Mã số 18. Đơn 19. 20. Đơn giá 21.Trị giá nguyên tệ
TT Quy cách phẩm chất hàng hoá vị tính Llượng nguyên tệ
01

02
[Type the document title]

03

04

05

06

07

08

09

10

22.Thuế nhập khẩu 23. Thuế GTGT 24. Thu khác


(hoặc thuế TTĐB)
Số Thuế suất Trị giá Tiền thuế Thuế Trị giá Tiền Tỷ Số tiền
TT (%) tính suất tính thuế lệ
thuế (%) thuế (%)
(VND) (VND)
01

02

03

04

05

06

07

08
[Type the document title]

09

10

Cộng

28.Người xuất khẩu tại chỗ cam kết đã giao 29.Người nhập khẩu tại chỗ cam kết đã nhận đúng, đủ
đúng, đủ sản phẩm kê khai trên phụ lục tờ khai sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai, tính
này. thuế trên phụ lục tờ khai này.

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
tên)
B. HẢI QUAN KIỂM TRA TÍNH THUẾ
Số 30.Mã số hàng hoá 31. Lượng 32. Đơn giá tính thuế
TT
01

02

03

04

05

06

07

08

09

10
[Type the document title]

11

12

13

14

15

33. Tiền thuế nhập khẩu 34. Tiền thuế GTGT (hoặc 35. Thu khác
TTĐB)
Số Trị giá Thuế Tiền thuế Trị giá Thuế Tiền thuế Tỷ Số tiền
tính suất tính thuế suất lệ
TT thuế (%)
(%) (VND) (%)
(VND)
01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11
[Type the document title]

12

13

14

15

39. Cán bộ kiểm tra thuế (ký, ghi rõ ngày, tháng, năm, đóng dấu số hiệu công chức)

HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU
TẠI CHỖ (Bản lưu người
khai hải quan) HQ/2009-TC

A.PHẦN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẨU
1.Người xuất khẩu tại 5. Loại hình 6.Giấy phép XK: 7.Hợp đồng
chỗ: XK: XK:

SXXK Số: Số:


GC Ngày: Ngày:
Ngày hết hạn: Ngày hết
hạn:
2.Người nhập khẩu tại 8. Loại hình 9.Giấy phép 10.Hợp đồng
chỗ: NK: NK: NK:

SXXK Số: Số:


GC Ngày: Ngày:
Ngày hết hạn: Ngày hết
hạn:
3.Người chỉ định giao hàng: 11. Địa điểm 12.Hoá đơn 13. Hoá đơn
VAT
giao hàng: thương mại
Số: NK:
[Type the document title]

Ngày: Số:
Ngày:

4.Người làm thủ tục hải 14.Phương thức 15. Đống tiền thanh toán:
quan:

thanh toán: -Hàng XK: .............Tỷ


-Hàng XK: giá:.............
-Hàng NK: -Hàng NK: .............Tỷ
giá:............

SỐ 16. Tên hàng 17.Mã số 18.Đơn 19. Lượng Tính thuế của người NK
TT Qui cách phẩm chất hàng hoá vị tính
20. Đơn giá 21. Trị giá
nguyên tệ nguyên tệ
1

Số 22.Thuế nhập khẩu 23.Thuế GTGT (hoặc TTĐB) 24.Thu khác


TT
Thuế Trị giá tính Tiền thuế Thuế suất (%) Trị giá tính thuế Tiền thuế Tỷ lệ Số tiền
suất thuế (VNĐ) (%)
(%)
1

5
[Type the document title]

Cộng:

25.Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22+23+24): Bằng số:


.................................................................................................... ....................
Bằng chữ:
..................................................................................................................................................................................
.................

26. Chứng từ xuất khẩu kèm theo: Bản chính 27.Chứng từ nhập khẩu kèm theo: Bản chính Bản sao
Bản sao
-Hợp đồng thuơng mại: ...........................
-Hợp đồng thương mại: ............................ -Giấy phép: ..............................................
-Giấy phép: .............................................. -Hoá đơn thương mại: ...........................
-Hoá đơn VAT: ........................................
28.Người xuất khẩu tại chỗ: Cam kết đã giao 29.Người nhập khẩu tại chỗ: Cam kết đã nhận đúng, đủ các
đúng, đủ các sản phẩm kê khai trên tờ khai này sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai tính thuế
và chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ trên tờ khai này.
khai này.
Ngày .........tháng
Ngày .........tháng .......Năm
.........Năm

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ (ký tên,đóng dấu,


họ tên) ghi rõ họ tên)

B- PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU
Tổng cục Hải quan Tờ khai số: ............./NK/........ -TC./......... Cán bộ đăng ký (ký, đóng
dấu số hiệu công chức)
Cục Hải quan: Ngày đăng ký: .........................................
............................ Số lượng phụ lục tờ khai: .........................
Chi cục Hải quan:
.......................
..............................................
......
Hải quan kiểm tra thuế
Số 30.Mã số hàng hoá 31.Lượng 32.Đơn giá 33.Tiền thuế nhập khẩu
TT tính thuế
Trị giá tính thuế Thuế Tiền thuế
(VNĐ) suất
(%)
1
[Type the document title]

Số 34. Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB) 35.Thu khác 36. Tổng số tiền phải điều
TT chỉnh sau khi kiểm tra
(Tăng/Giảm):
Trị giá tính thuế Thuế Tiền thuế Tỷ lệ (%) Số tiền Bằng số:
(VNĐ) suất (%) .....................................
1 Bằng chữ:

37.Tổng số thuế và thu khác phải nộp (ô 25+36): ...................................................... Bằng chữ
:........................................... .......................
..................................................................................................................................................................................
......................................
Thông báo thuế/Biên lai thu thuế số:
....................................................................Ngày................................................................................
38.Lệ phí hải quan: ..................................................Bằng chữ:
....................................................................................... ................................
..........................................................................Biên lai thu lệ phí số: ......................................Ngày
:...........................................................
39.Cán bộ kiểm tra thuê (Ký, 40.Ghi chép khác của hải quan 41. Xác nhận Đã làm thủ tục hải quan (ký,
ghi rõ, ngày, tháng, năm, đóng dấu số hiệu công chức)
đóng dấu số hiệu công chức)
[Type the document title]

C. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU
Tổng cục Hải quan Tờ khai số: ............/XK/......... -TC/........... Cán bộ đăng ký (ký, đóng dấu số hiệu
công chức)
Cục Hải quan: Ngày đăng ký: ........................................
............................. Số lượng phụ lục tờ khai: ..........................
Chi cục Hải quan:
........................
...............................................
......
42.Lệ phí hải quan: .....................................................Bằng chữ :
....................................................................................
..................................................................................................................................................................................
.
Biên lai thu lệ phí số:
.....................................................................................Ngày:.....................................................
43.Ghi chép khác của hải quan 44.Xác nhận Đã làm thủ tục hải quan (Ký, đóng dấu số hiệu
công chức)

PHỤ LỤC TỜ KHAI XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU TẠI CHỖ


(Bản lưu người khai hải quan)
Phụ lục số:
Kèm tờ khai số...................../NK/...................TC/...............Ngày.................
PLTKHQ/2009-TC
A. PHÀN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẢU

Số 16.Tên hàng. 17.Mã số 18. Đơn 19. 20. Đơn giá 21.Trị giá nguyên tệ
TT Quy cách phẩm chất hàng hoá vị tính Llượng nguyên tệ

01

02
[Type the document title]

03

04

05

06

07

08

09

10

22.Thuế nhập khẩu 23. Thuế GTGT 24. Thu khác


(hoặc thuế TTĐB)

Số Thuế suất Trị giá Tiền thuế Thuế Trị giá Tiền Tỷ Số tiền
TT (%) tính suất tính thuế lệ
thuế (%) thuế (%)
(VND) (VND)

01

02

03

04

05

06

07
[Type the document title]

08

09

10

Cộng

28.Người xuất khẩu tại chỗ cam kết đã giao 29.Người nhập khẩu tại chỗ cam kết đã nhận đúng, đủ
đúng, đủ sản phẩm kê khai trên phụ lục tờ khai sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai, tính
này. thuế trên phụ lục tờ khai này.

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ


tên)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ
tên)

B. HẢI QUAN KIỂM TRA TÍNH THUẾ

Số 30.Mã số hàng hoá 31. Lượng 32. Đơn giá tính thuế
TT

01

02

03

04

05

06

07
[Type the document title]

08

09

10

11

12

13

14

15

33. Tiền thuế nhập khẩu 34. Tiền thuế GTGT (hoặc 35. Thu khác
TTĐB)

Số Trị giá Thuế Tiền thuế Trị giá Thuế Tiền thuế Tỷ Số tiền
tính suất tính thuế suất lệ
TT thuế (%)
(%) (VND) (%)
(VND)

01

02

03

04

05

06

07
[Type the document title]

08

09

10

11

12

13

14

15

39. Cán bộ kiểm tra thuế (ký, ghi rõ ngày, tháng, năm, đóng dấu số hiệu công chức)

VIII. Thanh toán: Theo phương thức nào, chứng từ kèm theo.

Các hoạt động thanh toán được 2 công ty thực hiện dựa trên Phương thức nhờ
thu:

Cửu Long sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho đối tác thì uỷ thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do
mình lập ra.

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn
căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả
tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá
để đi nhận hàng.
[Type the document title]

Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người
khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của Cửu Long
được đảm bảo hơn.

IX. Thuê phương tiện vận chuyển (Nếu có): Thể hiện rõ hợp đồng thuê.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------o0o--------

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH

Hôm nay, ngày 01 tháng 10 năm 2010 tại Tp. HCM.


Chúng tôi gồm có:

Bên A: Chủ hàng

- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU


THỦY SẢN CỬU LONG.

• Trụ sở chính : 36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.

• Số điện thoại : 074. 3852321/3852236/ 3852052/ 3853390.

• Fax : 074. 3852078.

• E-mail : ctythuysancuulong@hcm.vnn.vn

• Địa chỉ : Số 7A Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

• Số điện thoại : 08. 38269680.

• Fax : 08. 39400394.


[Type the document title]

• E-mail : cuulongseapro@hcm.fpt.vn

Website : www.cuulongseapro.vn

Bên B: Bên chủ phương tiện

- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): CÔNG TY VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
PHƯƠNG NAM

- Địa chỉ: P.5 Quận 1 TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 083.5114685 - 5114686

- Đại diện là Ông (Bà): Phạm Hùng Dũng Chức vụ: Giám đốc công ty
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Hàng hóa vận chuyển

1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau: sản phẩm Tôm
thủy sản.

2. Tính chất hàng hóa:

Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A hàng được an toàn: Tôm cần bảo quản
không để biến chất

3. Đơn vị tính đơn giá cước : VNĐ


Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng

1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại kho hàng do bên A giao.
(Chú ý: Địa điểm 121 Nguyễn Thái Học, Phường Thốt Nốt - Quận Thốt Nốt -
TP Cần Thơ)
2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm : Cảng biển AUS. - AUSTRALIA
Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng

STT Tên Giao hàng Nhận hàng Ghi


[Type the document title]

hàng Số Địa Thời Số Địa Thời chú


lượng diểm gian lượng điểm gian

Cảng 20-11- 150.00 121 1-11- Bên


2010 0 Nguyễn 2010 B
1 Tôm 150.00
Thái liên
0 Tấn
Học-TP hệ
Tấn HCM Nhân
viên
nhận
hàng
của
CTy
tại
cảng

AS.

Điều 4: Phương tiện vận tải

1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện : Tàu thủy
2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận
tải trong thời gian là: 20 ngày.

3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến
giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về
giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh
phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là 20.000.000 đồng.
5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để
giao sau: 60 phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30
phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận
tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện
của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban nhân
[Type the document title]

dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán
chi phí như trên.
6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng
loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với
loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt 30% giá trị tổng cước phí (tương
đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).
7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao
nhận phải chịu phạt hợp đồng là: 1.000.0000 đồng/ giờ.

Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng
dấu xác nhận) trước 2 giờ so với thời điểm giao hàng.
2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có
thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin
phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số
lượng Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách
nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.

4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan
chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:

- Giấy phép lưu thông hàng hóa.

- Biên bản các khoản thuế đã đóng.

Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa
đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là
[số tiền] đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn
phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.
5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có
khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng 5%]
giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể
cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với
chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận
[Type the document title]

chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các
chi phí tổn đó.
Điều 6: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

Bên B có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa


Mức thưởng phạt
- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên A sẽ thưởng cho
bên B Số tiền là 500.000 đồng/giờ.
- Xếp dỡ chậm bị phạt là: 500.000 đồng/ giờ.
- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa
điểm bốc xếp.
Điều 7: Giải quyết hao hụt hàng hóa

1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [0.001 %] tổng số lượng hàng thì bên B
không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu
không hai bên tự thỏa thuận).
2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị
thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp
tải).

3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong
khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu
bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 8: Thanh toán cước phí vận tải

Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:

- 150.000 tấn * 50.000đ/ tấn.

Lưu ý: Cước phí phải dựa theo đơn giá Nhà nước quy định, nếu không có mới
được tự thỏa thuận.

+ Tổng cộng cước phí chính là: 7.500.000.000 đồng.


[Type the document title]

Điều 09: Đăng ký bảo hiểm

1/ Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.

2/ Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt.

Điều 10: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi
phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến
như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm
gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi
phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số
lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến [5 %] số tiền cước phải trả
cho lô hàng đó.
3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:

- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì
bên B phải đài thọ phí tổn.
- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận
mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi
thường.

4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải
chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là [1.2 %] /tháng tính từ
ngày hết hạn thanh toán.
5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [30 %]
giá trị phần tổng cước phí dự chi.
6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì
chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai
bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất
mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp hợp đồng


[Type the document title]

1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng.
Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và
tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên
bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).
2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới
tòa án [tên tòa án kinh tế] là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp
trong hợp đồng này.
3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng


Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 đến ngày 20/11/2010
Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày 21/11/2011
Hợp đồng này được làm thành [04] bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ [02] bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN


B

Chức vụ Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng


dấu)
[Type the document title]

D. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP.


I. Đưa ra tình huống tranh chấp giả định
Tình huống tranh chấp giả định : sản phẩm Tôm thủy sản do công ty sổ phần
xuất khẩu thủy sản Cửu Long cung cấp cho đối tác do khoảng cách địa lý khá xa và
gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục và các giấy tờ liên quan để xuất
cảng và nhập vào Mỹ. Thời gian dài đã khiến cho sản phẩm không đạt phẩm chất tốt
như khi xuất cảng ở Việt Nam.
Phía bên tập đoàn đối tác của công ty đã phản ánh và đề nghị không nhập lô hàng này.
Vấn đề là ở chỗ công ty Cửu Long sản xuất và cung ứng sản phẩm chất lượng
tốt theo đúng như trong hợp đồng đã ký kết. Hai bên xảy ra tranh chấp rất khó giải
quyết về lô hàng này.
II. Biện pháp giải quyết
Sau nhiều ngày đàm phán mà vẫn chưa thể giải quyết vấn đề hai bên đã quyết
định thành lập một ban thanh tra để điều tra nguyên nhân xem sai xót đến từ khâu nào
để dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu.
Đoàn thanh tra bao gồm các thành viên là các cá nhân có kinh nghiệm của cả 2
công ty tham gia nghiên cứu.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu và điều tra tích cực đoàn thanh tra đã tìm ra
được nguyên nhân và báo cáo kết quả điều tra như sau :
“Sản phẩm Tôm của công ty Cửu Long cung cấp là sản phẩm gạo có chất lượng cao,
sản xuất chế biến trên dây truyền công nghệ hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phấm. Đúng như những phẩm chất mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng cung cấp sản
phẩm.
Tuy nhiên do trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải giải quyết rất nhiều thủ
tục hải quan phức tạp lô hàng tuy cập bến ở Mỹ nhưng không thể ngay lập tức đưa
vào bán lẻ trên hệ thống của bên đối tác và đã phải gửi lại 15 ngày ở kho của hải quan
Mỹ và trong thời gian này do điều kiện kho bãi của bên thứ 3 chưa thật sự tốt đã để
cho mức bảo quản sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và gây ra tình trạng sản phẩm
không đạt độ ẩm cần thiết.
[Type the document title]

Nguyên nhân đã được làm rõ cho sự không đảm bảo chất lượng. ”
Đoàn kiểm tra đã xác định rõ nguyên nhân khách quan và báo cáo nên Hội đồng
quản trị của cả 2 công ty.
Qua đó có thể giúp cho cả 2 bên có thể hiểu rõ về nhau hơn và thêm tin tưởng
hơn nữa về uy tín cũng như phương pháp kinh doanh của nhau.
III. Quy trình giải quyết
Sau khi xác định được sản phẩm bị lỗi là do nguyên nhân khách quan mà cụ thể
ở đây là do lỗi của bên thứ 3 là công ty quản lý kho bãi cho thuê Mỹ cả 2 bên đã có
buổi bàn bạc và quyết định mời đại diện của bên thứ 3 đến để tìm phương án giải
quyết.
Trong buổi làm việc sau khi nghe vị trưởng đoàn thanh tra báo cáo về kết quả
điều tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phẩm có sự thay đổi về chất lượng đại
diện của bên thứ 3 có chấp nhận sẽ yêu cầu kiểm tra lại chất lượng kho bãi cũng như
lịch trình của lô hàng trong thời gian công ty này giữ thuê.
Kết quả cho thấy đúng như báo cáo của đoàn thanh tra đã tìm hiểu.
Do là đối tác đã lâu và rất có uy tín nên bên quản lý kho bãi đồng ý đền bù thiệt hại lô
hàng đúng theo hợp đồng đã kí kết trước đó. Và các bên đã ngồi lại giải quyết với
nhau trên tinh thần hợp tác và cùng nhau giải quyết hậu quả không bên nào mong
muốn.
Kết quả sau khi tiến hành giải quyết như sau:
- Bên Quản lý kho bãi ở Mỹ đồng ý thanh toán cho bên Công ty Cửu Long toàn
bộ số thiệt hại của lô hàng này đúng theo giá trị hợp đồng mà 2 bên đã ký kết,
- Ngoài ra bên Quản lý kho bãi Mỹ còn phải chịu trách nhiệm trong chi phí vận
chuyển trở lại lô hàng trên về Việt Nam.
- Bên Công ty Cửu Long chấp nhận việc thanh lý sản phẩm và nhập khẩu trở lại
lô hàng này để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Vì đây chỉ là sai xót nhỏ trong quá trình kinh doanh sản phẩm tuy nhiên nó đã
mang lại rất nhiều rắc rối cho những bên liên quan và đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn
tới uy tín của Cửu Long. Đối tác nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm quảng cáo và giải
trình với cơ quan báo chí và khách hàng tại thị trường Mỹ để giải thích về việc này.
- Đây cũng là kinh nghiệm vô cùng quí báu cho bên công ty cổ phần Cửu Long
trong việc thuê kho bãi nhằm bảo quản sản phẩm do mình cung cấp, từ đó Ban Giám
Đốc đã ra quyết định yêu cầu xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trước
khi giao tới tận kho của đối tác. Cũng như các qui định về việc thuê gửi kho bãi và các
yêu cầu tối thiểu để đáp ứng nhu cầu bảo quản sản phẩm.

You might also like