You are on page 1of 12

FPT University TPHCM

24/10/2022

XOÀI CÁT CAO LÃNH


Quá trình hình thành, phát triển, công nhận và khai thác
& Kế hoạch truyền thông

Class : IPR102 - GD1510


Giảng viên : Lê Ngọc Phương Nguyên
Thành viên nhóm: Dương Tường Vy
Hồ Lê Quỳnh Như
Bùi Quốc Khánh
Trần Ngọc Ánh
Mục lục :
“Chỉ dẫn địa lý “ là gì …………………………………………………………………...2
● Về Xoài cát Cao Lãnh
Văn bản pháp lý ……………………………………...………………………………..2
Quá trình hình thành , phát triển………………………………………………………3
Sự công nhận…………………………………………………………………………...3
Khai thác ...……………………………………………………………………………...3
Lợi ích về kinh tế………………………………………………………………………..4
Thách thức …..………………………………………………………………………….4
Bài học rút ra ..………………………………………………………………………….5
Nguồn tham khảo ………………………………………………………………...……5
● Kế hoạch truyền thông
Vấn đề đặt ra……………………………………………………………………………5
Phân tích thị trường & Phát triển kế hoạch truyền thông ...………………………..6

Sản phẩm ……………………………………………………………………………6


Thị trường …………………………………………………………………………….7
Đối thủ ……………………………………………………………………………….7
Vấn đề ……………………………………………………………………………….8
Hướng giải quyết …………………………………………………………………...8
Mục tiêu ………………………………………………………………………………8

Phương án hành động …………………………………………………………………9


a) Lập trang web quảng bá cho thương hiệu Xoài Cát Cao Lãnh do các HTX làm
ra………………………………………………………………………………………9

b) Phát động chiến dịch ăn thử tại các siêu thị lớn ……………………………... 10

● Kết………………………………………………………………………………….10

1
● “Chỉ dẫn địa lý” là gì
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định,
được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm
đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản
phẩm đó.

Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất,
địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ
năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa
phương…).

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng
một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá
học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương
tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính
xác bằng từ ngữ và bản đồ.

—------------

Về loại Xoài Cát Cao Lãnh


Văn bản pháp lý

● Ngày 26 tháng 11 năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số
5849/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00078

2
cho sản phẩm xoài Cao Lãnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Đồng Tháp là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

● Theo đó, các địa chỉ được chỉ dẫn cho sản phẩm xoài Cao Lãnh bao gồm: xã
Hòa An, xã Tân Thuận Đông, xã Tịnh Thới, xã Tân Thuận Tây, xã Mỹ Trà, xã
Mỹ Tân, xã Mỹ Ngãi, phường 6 và phường 11 thuộc thành phố Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp; và xã Mỹ Xương, xã Mỹ Hội, xã Bình Hàng Trung, xã Bình
Hàng Tây, xã Mỹ Long, xã Mỹ Hiệp, xã Bình Thạnh, xã An Bình, xã Mỹ Thọ
và thị trấn Mỹ Thọ thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Quá trình hình thành, phát triển

● Xoài Cát Chu (tên khoa học là Mangifera indica L) là giống xoài truyền thống
tại Đồng Tháp từ bao đời nay. Tương truyền vào khoảng cuối thế kỉ XVIII,
chúa Nguyễn Ánh khi lánh nạn cùng đoàn phi tần, cung nữ của mình tại đất
Nha Mân (nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp) rất thích dùng loại xoài này. Do đó, giống xoài cát chu Cao Lãnh được
tôn xưng là xoài ngự “tốt mã”, thơm, ngon.
● Xoài cát trồng tại Cao Lãnh thực chất là giống xoài cát ở Hòa Lộc, Tiền
Giang. Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, với vị trí địa lý tiếp giáp với
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, giống xoài cát ở Hòa Lộc được người nông
dân Cao Lãnh mang về canh tác tại địa phương và ngày càng được nhân
rộng.
● Quả xoài cát chu Cao Lãnh ngắn, tròn mình, hơi chu ra ở phần đuôi quả.
Theo các “lão nông tri điền”, sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xoài, nơi có
cuống thường “chu” ra như miệng người đang thổi lửa nhóm lò.

Sự công nhận

● Các chỉ tiêu chất lượng:


❖ Kích thước: Chiều cao quả từ 105 - 135mm, quả có đường kính từ
70 - 90mm, vỏ quả dày từ 0,8 - 1,4mm, trọng lượng quả từ 280 -
455g, Quả tròn mình, eo rốn rõ, đỉnh nhọn, bầu tròn gần cuống, vỏ
quả mỏng

❖ Tỷ lệ thịt quả: từ 75 - 85%, quả có độ Brix từ 14 - 18%, độ Axit từ 0,1


- 0,3%, tỉ số Brix/Axit từ 80 - 120, tỉ lệ chất xơ từ 0,4 - 0,6%, hàm
lượng Axit Ascorbic (vitamin C) từ 100 - 150mg/kg.

❖ Màu sắc: Khi chín có màu vàng tươi, bề mặt vỏ phủ lớp phấn trắng
mịn, có những đốm nhỏ li ti màu nâu, thịt quả khi chín có màu vàng
tươi, thịt quả dày, độ chắc thịt cao, mịn, dẻo, ít nước, ít xơ, vị quả ngọt
đậm, mùi thơm dịu đặc trưng.

Khai thác

3
● Nội địa
❖ Nhờ việc đa dạng các chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ xoài
nội địa còn phát triển vào các kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng
đặc sản.

● Quốc tế
❖ Với danh tiếng của mình, xoài Cao Lãnh được xuất khẩu sang nhiều
nước. Những trái xoài cát Cao Lãnh không chỉ có chất lượng tốt mà
cảm quan bên ngoài của trái rất đẹp

❖ Xoài Đồng Tháp chủ yếu xuất khẩu dạng trái tươi vào các thị trường
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ…, trong đó
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xoài lớn nhất.

Lợi ích về kinh tế

● Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 quy định về việc xúc tiến
thương mại như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm
cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến
mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội
chợ, triển lãm thương mại.” Lợi ích đầu tiên là đem đến cho người tiêu dùng
nhiều sự lựa chọn, và phạm vi chất lượng chọn lựa chọn rộng hơn. Thương
mại hóa kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng năng lực sản xuất,
tăng mức sống cho người lao động bên cạnh đó nó còn thúc đẩy quá trình
sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thương mại góp phần
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất
khẩu, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

● Huyện Cao Lãnh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về diện
tích trồng xoài với gần 3.700ha (chiếm hơn 40% diện tích trồng xoài của toàn
tỉnh), trong đó đa phần là xoài Cát Chu và xoài Cát Cao Lãnh, sản lượng ước
tính trên 32.000 tấn/năm. Nhiều năm qua, xoài Cao Lãnh được đánh giá cao
trên thị trường và luôn được giải cao tại các cuộc thi trái ngon vùng đồng
bằng sông Cửu Long.

Thách thức

● Địa lý ; Vùng trồng xoài Cao Lãnh có địa hình thấp nên đất dễ bị ngập úng
trong mùa mưa. Ngoài ra, do phân bố lượng mưa không đều trong năm nên
đất dễ bị thiếu nước vào mùa khô.

● Con người : Quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Các Hợp tác xã xoài
ở Cao Lãnh đã phải đấu tranh với tập quán sản xuất tùy tiện, phó mặc kết
quả vào sự may rủi trên thị trường, chạy theo lợi ích trước mắt; phải vừa làm,
vừa học qua tài liệu, sách vở và nhất là các nhà khoa học, đồng thời đầu tư
cơ sở vật chất như: bãi thu hoạch, nhà kho, kho thuốc vật tư nông nghiệp,

4
nhà vệ sinh v.v.. Bên cạnh đó, nhà vườn cũng phải thường xuyên theo dõi
nhật ký sản xuất, nhắc nhở nhau để thực hiện đúng quy trình sản xuất.

● Năng lực : Nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu xoài lớn, chất lượng xoài Việt
Nam cũng cao, nhưng năng lực xuất khẩu chưa cao, chưa có giải pháp đồng
bộ. Khâu bảo quản xoài cần đầu tư công nghệ mới để kéo dài thời gian vận
chuyển, kiểm tra đảm bảo chất lượng, nâng giá trị xuất khẩu. Đồng thời đổi
mới mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Bài học rút ra

● Cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vệ sinh cải tạo vườn, trẻ hóa
vườn già cỗi, cung ứng cây giống tốt từ nơi cung ứng giống uy tín, ứng dụng
cơ giới hóa trong tưới tiêu, ra hoa rải vụ, bao trái, thu hoạch, sơ chế, vận
chuyển, bảo quản, giảm phân bón vô cơ, thuốc hoá học, tăng cường sử dụng
phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, công nghệ số trong canh tác, quản lý sâu
bệnh hại, nhật ký điện tử, giới thiệu sản phẩm…

● Cần có sự liên kết hội viên, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh và cùng
nhau phát triển; phối hợp các địa phương tổ chức các hoạt động hướng dẫn,
tư vấn, hỗ trợ cho người sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh xoài xây
dựng kế hoạch và phát triển chuỗi cung ứng ổn định. Hỗ trợ nhau giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất và kinh doanh…

Nguồn trích

● https://ipvietnam.gov.vn/chi-dan-dia-ly

● https://vnbusiness.vn/hop-tac-xa/xoai-cao-lanh-duoc-bao-ho-chi-dan-dia
-ly-1063992.html

● https://sohuutritue.net.vn/cuc-so-huu-tri-tue-cap-giay-chung-nhan-dang-
ky-chi-dan-dia-ly-cho-san-pham-xoai-cao-lanh-d67029.html

● https://ipvietnam.gov.vn/hoat-ong-so-huu-cong-nghiep-tai-ia-phuong/-/a
sset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/bao-ho-chi-dan-ia-ly-cao-lanh-ch
o-san-pham-xoai?inheritRedirect=false

● https://nongnghiep.vn/chien-luoc-phat-trien-mat-hang-xoai-dong-thap-d
en-nam-2025-d327274.html

● https://bazantravel.com/xoai-cao-lanh-dac-san-dong-thap/

● http://www.viettropfruit.com/san-pham/xoai-cat-cao-lanh-dong-thap

5
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

1. Vấn đề đặt ra

● Truyền thông về chỉ dẫn địa lý nói chung,và truyền thông về giống xoài Cao
Lãnh nói riêng đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Đầu tiên, nhân
rộng hiểu biết về giá trị của giống xoài Cao Lãnh là nhân rộng chính giá trị
kinh tế của nó.

● Tuy nhiên, hiện nay, xoài Cao Lãnh vẫn chưa thực sự là một sản phẩm nổi
trội trên thị trường quốc tế cạnh tranh với các giống xoài Thái . Trong hoàn
cảnh nhu cầu người dùng thích các giống xoài Thái Lan , giá thành rẻ hơn
nhưng vẫn mang lại vị ngọt của xoài , nếu như không có nỗ lực truyền thông,
xoài Cao Lãnh khó có thể tìm chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Để nắm bắt
các yếu tố liên quan đến nguồn xoài thành phẩm , và từ đó tạo lập thông điệp
và phương pháp tiến hành dành kế hoạch truyền thông, nội dung tiếp theo
trong tài liệu này sẽ bao gồm các phân tích phát triển kế hoạch liên quan đến
sản phẩm, thị trường, và đối thủ của mai vàng Yên Tử, từ đó đưa ra vấn đề
cụ thể, hướng giải quyết, mục tiêu, thông điệp chính và phương thức tiến
hành truyền thông.

2. Phân tích thị trường & Phát triển kế hoạch truyền thông

★ Sản phẩm

● Xoài là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực được chọn để thực hiện Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Tính đến cuối năm 2020, tổng diện tích
trồng xoài của Đồng Tháp hơn 12.000 ha xoài, gồm 3 giống chủ lực: xoài cát chu,
xoài tượng da xanh và xoài cát Hòa Lộc.

● Giá trị

6
❖ Về mặt dinh dưỡng, Xoài Hòa Lộc đứng top 5 trong những trái cây giàu dinh
dưỡng. Trong xoài có Calo, Lipid, Cholesterol, Natri 1, Kali 168, Cacbohydrat.
Các chất xơ, Đường, Protein, Vitamin, Vitamin, Canxi, Sắt , Vitamin b1,
Vitamin B6 0,1 mg, Vitamin B 120 µg, Magiê 10 mg.
❖ Xoài cát Hòa Lộc là loại trái cây phổ biến vì hương vị độc đáo và có giá trị
dinh dưỡng tuyệt vời. Ăn một trái xoài sẽ cung cấp cho cơ thể 25% lượng
vitamin C, 2/3 vitamin A, và các vitamin B6, kali,…
❖ Đối với những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao thì nên dùng ăn
xoài thường xuyên sẽ tốt cho cơ thể. Xoài còn giúp con người cải thiện trí
nhớ, giữ cho não hoạt động thông suốt đặc biệt tốt cho người già.
❖ Những người bị bệnh thiếu máu có thể loại bỏ được bệnh nhờ ăn loại quả
này. Lượng vitamin C trong quả sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt vì thế rất lợi
cho phụ nữ có thai.
❖ Ngoài ra, còn rất nhiều công dụng khác mà xoài cát Hòa Lộc mang lại như
tăng cường thị lực, làm đẹp da,…

● Xoài Cao Lãnh hiện nay có giá dao động trong khoảng 30.000 – 40.000 đồng/
kg. Vào mùa xoài (tháng 11 âm lịch) giá bán có thể cạnh tranh hơn ở một số khu
vực.

Strength Weakness

● Được bảo vệ bởi chỉ dẫn địa lý. ● Quá trình tạo ra sản phẩm trải
● Có mùi hương đặc trưng. qua nhiều khổ cực , địa hình
● Cây xoài thích nghi tốt với khí phức tạp , người lao động ít có
hậu và thổ nhưỡng nơi đây nên sự liên kết với nhau,
cho trái nhiều, to, vàng tươi, nõn ● Năng lực xuất khẩu nước ta
nà, bóng láng và chất lượng chưa cao
cao...

Oppotunities Threat

● Các HTX quy mô ngày càng ● Thiên tai , bão lũ


được mở rộng, sự chuyên ● Thị trường xoài Thái , Trung
nghiệp trong các khâu xuất khẩu Quốc tràn lan , giá rẻ
ngày càng hoàn thiện
● Các HTX bắt đầu nghiên cứu áp
dụng công nghệ

★ Thị trường

● Thị trường dành cho xoài Cao Lãnh tồn tại hiện nay chủ yếu là xuất khẩu
sang Trung Quốc. . Với giá thành cao, mai Yên Tử khó có thể xâm nhập thị trường
này mà không có sự hỗ trợ của truyền thông và marketing.

7
★ Đối thủ

● Trong nước

❖ Xoài Cát Chu là một trong những thương hiệu xoài truyền thống từ Cao Lãnh,
Đồng Tháp. Giống xoài này từng gây “sóng gió” một thời gian dài với hương
vị đậm đà, thịt giòn dai, ngọt thanh và hơi chua nhẹ. Đặc biệt giá thành của
sản phẩm cũng rất “vừa túi tiền” của người tiêu dùng. Một trong các loài xoài
được khá nhiều người yêu thích nhất để lắc đó là xoài keo.
❖ Cây xoài keo có nguồn gốc từ Campuchia nhưng sau đó vì có hương vị khá
ngon và độc đáo nên được người dân tại tỉnh biên giới nhân giống và phát
triển đem về Việt Nam

● Quốc tế

❖ Giống xoài Đài Loan cùng với xoài Thái là một trong những giống xoài ăn
sống phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây là loại cây bởi dễ trồng, nhẹ
công chăm sóc,nên được nhiều nhà nông chọn trồng mặc dù chất lượng và
giá bán không cao như xoài cát Hòa Lộc.

❖ Giống xoài Úc này mới du nhập vào Việt Nam khoảng thời gian 10 năm trở lại
đây.Đây là giống xoài ngoại nhập, mỗi quả xoài có trọng lượng trung bình vào
khoảng 800g/trái.

★ Vấn đề

Qua phân tích toàn cảnh, có thể nhận thấy giống Xoài Cao Lãnh đang đối mặt với
hai vấn đề:

● Chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh của mình là những điều kiện khí hậu
thuận lợi với quả xoài của vùng đất Cao Lãnh , do đó chưa có giá trị thương hiệu
cao dù là chỉ dẫn địa lý.
● Yếu thế trên thị trường quốc tế so với các đối thủ do thiếu sự đầu tư cho
truyền thông quảng bá thương hiệu sản phẩm

★ Hướng giải quyết

● Cần có sự phát triển quảng bá thương hiệu trên các trang mạng xã hội , thông tin
điện tử .

● Cần có sự quan tâm từ các cơ quan nhà nước trong các thủ tục xuất khẩu ra thị
trường quốc tế .

● Các HTX có thể tăng cường hợp tác với nhau để cùng nhau đưa thương hiệu Xoài
cát Cao Lãnh phát triển mạnh mẽ hơn , vươn ra thị trường thế giới

★ Mục tiêu

8
● Đem sản phẩm xoài Cát Cao Lãnh đến gần hơn với người tiêu dùng, nâng cao hình
ảnh và lòng tin khách hàng đối với thương hiệu.
● Có được các kênh truyền thông uy tín quảng bá cho sản phẩm: Báo VN Express,
Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh Niên, có được tầm ảnh hưởng từ phim tài liệu, lựa chọn các
địa điểm bán trực tuyến (Shopee) và truyền thống (Vinmart, Bách Hóa Xanh,
Coopmart) phổ biến, có chi phí phù hợp cho cả thương lái , nông dân cũng như
khách hàng tiêu dùng và được khách hàng tin mua.
● Tăng độ nhận diện thương hiệu qua lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội
(Facebook, Tiktok, Youtube)

3. Phương án hành động

a) Lập trang web quảng bá cho thương hiệu Xoài Cát Cao Lãnh do các HTX
làm ra

- Đối tượng nhắm đến

Trang web hướng đến các nhóm đối tượng


● Người trẻ năng động , thích tìm hiểu , nghiên cứu các loại hoa quả trái cây có
chất lượng cao , có nguồn gốc từ việt nam
● Những người có xu hướng thích đặt trái cây thông qua siêu thị điện tử thay vì
dạo chợ

- Thông điệp của chiến lược

Trang web đó sẽ là nguồn quảng bá truyền thông cho loại quả này , truyền cảm hứng và gây
hứng thú cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế, bằng các thông tin liên quan
đến món đặc sản vùng đất Đồng Tháp này . Trang web dự kiến sẽ được lập ra vào giữa
tháng 06/2023. Các bài đăng trên trang web sẽ bao gồm các nội dung:

● Hình ảnh về giống xoài Cát đặc biệt là 2 dòng xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu

9
● Hình ảnh về người nông dân Đồng Tháp chăm bón từng cây xoài để cho hiệu quả tốt
nhất.

● Tin tức liên quan đến các giống xoài ở vùng đất Cao Lãnh .

● Các chiến dịch ngắn hạn nhằm đẩy mạnh truyền thông về giống xoài Cát mỗi khi
bắt đầu vào mùa thu hoạch

b) Phát động chiến dịch ăn thử tại các siêu thị lớn

- Đối tượng nhắm đến

● Những bà nội trợ thường đi siêu thị để mua trái cây cho gia đình
● Những người chọn siêu thị thay cho chợ do tâm lý hàng khi được đưa vào
siêu thị sẽ đảm bảo chất lượng hơn là chợ

- Thông điệp

Người dùng sẽ là những người đánh giá công tâm về chất lượng sản phẩm cũng
như là hình thức quảng bá hiệu quả nhất thông qua việc truyền miệng với nhau .

Kết

Sau bài tập, có thể thấy chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh là một sản phẩm có giá trị kinh
tế và du lịch cao cho vùng đất Cao lãnh , Đồng Tháp .Nhờ nằm ven sông Tiền nên
Cao Lãnh được phù sa bồi đắp quanh năm, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, tạo điều
kiện trong việc phát triển cây ăn quả, trong đó nổi bật là xoài.giống xoài Cao Lãnh đã
đứng ở một vị trí có thể mang đến một nguồn lực tài chính mới cho quê hương của
mình, và hiện nay đang được đẩy mạnh khai thác tại địa phương. Tuy nhiên, trước
tình hình thị trường biến động theo dịch, và trước sự mờ nhạt về danh tính của loại
trái cây này trên thị trường quốc tế, có thể thấy để được thương mại hóa một cách

10
triệt để hơn, các HTX cần có sự tăng cường hợp tác với nhau để cùng nhau đưa
thương hiệu Xoài cát Cao Lãnh phát triển mạnh mẽ hơn , vươn ra thị trường thế giới
ngoài ra cũng cần có sự quan tâm , phối hợp từ các cơ quan nhà nước trong các thủ
tục xuất khẩu ra thị trường quốc tế .

11

You might also like