You are on page 1of 2

1.

Đặt vấn đề
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhất DBSCL, hiện nay tổng diện tích
xoài ở Đồng Tháp trên 10.000ha. Trong đó xoài cát Hòa Lộc là một trong hai giống xoài
rất nổi tiếng và được trồng phổ biến nhất ở Đồng Tháp, chiếm 30% diện tích. Xoài cát
Hòa Lộc là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm
ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, là một trong những giống xoài được xếp vào loại ngon
nhất và giá cũng cao nhất so với các loại xoài khác ở nước ta. Khi nhắc đến xoài cát Hòa
Lộc thì không ai lại không biết đây chính là một loại trái cây đặc sản miền Nam, đã được
cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận thương hiệu. Loại xoài này có nguồn gốc từ xã Hòa Lộc,
huyện Giáo Đức thuộc tỉnh Định Tường mà ngày nay thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè,
Tiền Giang. Hiện nay, với kỹ thuật tiên tiến áp dụng rộng rãi trong quá trình thâm canh,
nhà vườn chuyên canh xoài cát Hòa Lộc đã có thể xử lý cho cây ra trái theo ý muốn, năng
suất, sản lượng cao đồng thời nâng chất lượng trái xoài đáp ứng nhu cầu nhiều thị trường
khó tính như Mỹ, Hàng Quốc, Nhật Bản,….
Trước đây, hầu như nhà vườn chỉ quan tâm đến vấn đề sản lượng mà chưa quan tâm
nhiều đến nhu cầu thị trường, dẫn đến chất lượng xoài không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu
khi bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây khó khăn cho doanh nghiệp thu mua, chế biến
trong nước. Nhận thấy được điều đó, cùng với chính sách khuyến khích để phát triển sản
xuất của các ngành hữu quan, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, áp
dụng các quy trình canh tác theo chuẩn VietGap và GlobalGap, nông dân trồng xoài
muốn tồn tại thì phải sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, mô hình mô hình
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap… còn gặp nhiều khó khăn, như trở ngại về nhận thức
của người dân về tầm quan trọng của sản xuất theo tiêu chuẩn Gap, khả năng ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật của người dân chưa đồng đều, sản phẩm chưa đồng nhất về chất lượng,
giá bán sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP chưa có sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm sản
xuất theo mô hình truyền thống, giá bán đôi khi bằng với giá sản phẩm sản xuất theo
truyền thống.
Hiện nay, giá trị gia tăng của xoài cát Hòa Lộc vẫn còn thấp, chưa tạo ra được chuỗi giá
trị làm cơ sở của môt lợi thế cạnh tranh vững chắc trong xuất khẩu và đứng vững ở thị
trường nội địa. Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa xây dựng được
vùng nguyên liệu tập trung, sự liên kết sản xuất và tiêu thụ phát sinh nhiều vấn đề lớn,
chưa bảo đảm chất lượng cũng như số lượng cung ứng cho thị trường, công tác bảo quản
sau thu hoạch còn yếu kém, việc thu mua, vận chuyển còn phụ thuộc hoàn toàn vào hệ
thống thương lái, cơ sở phục vụ cho công nghiệp chế biến sản phẩm xoài còn nhiều hạn
chế như thiếu nhà máy chế biến, quy trình công nghệ chế biến phục vụ xuất khẩu khả
năng tiếp cận thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn cao trong tiêu thụ còn rất hạn chế,
Mặc dù có định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nhưng vẫn chưa liên kết được nông
dân cùng liên kết sản xuất.
Với những vấn đề trên, việc nghiên cứu và phân tích ngành hàng xoài cát Hòa Lộc tỉnh
Đồng Tháp theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị là rất cần thiết để quản lý chất lượng
sản phẩm một cách hệ thống và sản xuất theo những gì thị trường cần (từ đầu vào sản
xuất đến đầu ra tiêu dùng)
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cơ cấu mùa vụ, chi phí sản xuất và giá bán xoài của tác nhân nông dân.
- Phân tích thị trường xoài cát Hòa Lộc trong và ngoài nước.
- Thực trang sản xuất và tiêu thụ xoài Đồng Tháp.
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc Đồng Tháp.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị xoài.

You might also like