You are on page 1of 3

NHÓM 6

SẢN PHẨM: TRÀ XANH THÁI NGUYÊN THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1. Chọn chiến lược kinh doanh quốc tế “Xuyên quốc gia”

Thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất và đang phát triển
nhanh nhất trên thế giới, với hàng tỷ người tiêu dùng, đây là quốc gia khởi đầu trong chiến
lược thâm nhập “Xuyên quốc gia”. Chiến lược xuyên quốc gia cho phép sản phẩm tận dụng
quy mô lớn của thị trường này để tăng cường doanh số bán hàng và mở rộng thị phần. So với
chiến lược đa quốc gia, chiến lược này cần tập trung nghiên cứu thị trường cụ thể và lâu dài
tại từng quốc gia; thì chiến lược đã lựa chọn “Xuyên quốc gia” cho phép giảm thiểu chi phí
và tối ưu hóa lợi nhuận, tương ứng với việc lựa chọn phạm vi hoạt động tại Châu Á.

1.1. Sự khác biệt về năng lực:


Sản phẩm lựa chọn là loại truyền thống và loại có sự kết hợp giữa hương vị trà xanh
với tía tô (loại lá với hương vị phù hợp với nhiều văn hóa ăn uống, đặc biệt của người Châu
Á). Vị khác biệt với hương thơm nồng vừa phải, thanh thoát mùi thảo mộc, lá cây. Với bí
quyết giữ trọn hương vị này trong thành phần không chỉ có 2 loại hương liệu phổ biến, mà
công thức bí kíp nấu trà và chiết xuất thành phần khác sẽ là độc quyền.
Không những khác biệt trong chất lượng sản phẩm, bao bì cũng là loại Kraft có thể giữ trọn
được mùi hương trà nồng nàn đặc trưng sau khi mở túi mà không gây ô nhiễm. Với trường
hợp phải vận chuyển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, bao bì NatureFlex với màn
cellulose là lựa chọn phù hợp nhất.
1.2. Phạm vi hoạt động:
Về văn hóa các nước Châu Á khá tương đồng và có nhiều điểm chung, thị trường
Trung Quốc là khởi điểm đầu tiên với số lượng người tiêu thụ khá cao, mạng lưới dân số
trong độ tuổi lao động lại đang giảm; việc thưởng trà sẽ có tiềm năng hơn với khách hàng
thuộc phân khúc này. Tỷ giá tiền không chênh lệch quá nhiều nên phân khúc giá thấp sẽ thích
hợp giữa sản phẩm và đối tượng khách hàng. Các quốc gia khác thuộc Châu Á, như Ấn Độ:
Theo một bài viết được đăng trong tập SAN tháng 7/2023 của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ,
nước này có thể trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 với mức tăng trưởng GDP thực tế
trung bình hằng năm là 7,6% trong 25 năm tới. Điều kiện kinh tế quốc gia phát triển là nền
tảng để sản phẩm mới được nhập khẩu cũng có tiềm năng phát triển hơn.
1.3. Khả năng triển khai năng lực:
Mặc dù trên thị trường Trung Quốc rất đa dạng các sản phẩm về trà nên sự cạnh tranh
vô cùng khắc nghiệt nhưng nhu cầu về việc tiêu dùng trà ở thị trường này ngày càng tăng cao.
Việc sản xuất ra sản phẩm trà xanh với tía tô vô cùng độc lạ này thì khả năng cạnh tranh vô
cùng cao. Do đó cần tập trung phát triển dòng sản phẩm này để có thể tiếp cận thị trường một
cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
1.4. Sức mạnh tổng hợp:
Để có thể xâm nhập thị trường này một cách vô cùng hiệu quả cần phải nâng cao chất
lượng của trà xanh kết hợp với tía tô. Cùng với một chiến lược marketing hiệu quả và đào tạo
nguồn nhân lực một cách chất lượng để có thể phát triển một cách nhịp nhàng sẽ mang lại lợi
ích to lớn và đảm bảo trên thị trường.
2. Phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài:
Công ty hiện tại có các yếu tố để quyết định đầu vào trong việc xâm nhập thị trường
nước ngoài khi chọn sử dụng nhượng quyền thương mại trong bước đầu thâm nhập thị trường
và sau khi có thị phần có thể đặt nhà máy trực tiếp tại nước ngoài để sản xuất:
- Lợi thế sở hữu: Công ty có nhà máy đặt tại Thái Nguyên - là một trong những vùng
trồng trà nổi tiếng của Việt Nam, có danh tiếng trong ngành công nghiệp trà. Việc
nhượng quyền thương mại dựa trên danh tiếng này giúp tạo ra sự tin cậy từ phía người
tiêu dùng. Trà Thái Nguyên thường được biết đến với chất lượng cao và hương vị đặc
trưng. Sở hữu sản phẩm chất lượng là một lợi thế quan trọng khi thu hút đối tác
nhượng quyền nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc… Và Công ty sản xuất trà
Thái Nguyên có sẵn kiến thức và kinh nghiệm phong phú về quy trình sản xuất, chăm
sóc cây trà và chế biến, là nguồn lực mạnh để thu hút các đối tác nước ngoài để
nhượng quyền thương mại.
- Lợi thế vị trí: Ban đầu Công ty sẽ dựa vào xuất khẩu từ nhà máy sản xuất trong nước
để phục vụ thị trường xuất khẩu để chi phí sản xuất được tối ưu khi nhượng quyền
thương mại. Sau đó nếu thâm nhập và chiếm được thị phần tại nước ngoài, Công ty có
thể đầu tư vào các cơ sở nước ngoài để thực hiện chiến lược xuyên quốc gia của mình.
Bên cạnh đó, chính sách thuế của chính phủ và văn hoá có ảnh hưởng lớn đến việc
nhượng quyền. Công ty đã có những hồ sơ về nguồn gốc trà Thái nguyên, giấy tờ
pháp lý đạt tiêu chuẩn hoá đủ điều kiện đáp ứng. Và các nước mà Công ty muốn thâm
nhập chủ yếu là các nước ASEAN nên nền văn hoá có nét tương đồng và khá truyền
thống, có thói quen hưởng trà nên sẽ là một lợi thế để Công ty có thể nhượng quyền
sang các quốc gia khác.
- Lợi thế nội địa hoá: Sản phẩm trà xanh Thái Nguyên tự Công ty sản xuất thay vì để
công ty khác sản xuất, chủ động được chất lượng đầu vào của nguyên liệu và đầu ra
của sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất hiệu quả và danh tiếng trà Thái Nguyên rất nổi tiếng
trong nước với chất lượng cao. Do đó, chi phí sản xuất được kiểm soát chặt chẽ tối ưu
nên có thể sử dụng nhượng quyền.

You might also like