You are on page 1of 21

CÂY CÔNG NGHIỆP

GVHD: PHẠM NGỌC TUÂN


LỚP: NHK42
NHÓM: 6
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

HỌ VÀ TÊN MSSV
HUỲNH THỊ NGỌC ÁI 1812933
CAO THỊ THÚY NAY 1812963
TRẦN THỊ LỆ QUỲNH 1812980
NGUYỄN THỊ THU THẢO 1812987
NGUYỄN THANH HÀ 1812940
NGUYỄN QUANG LINH 1812958
NGUYỄN THỊ TUYẾT HƯƠNG 1813877
ĐIỀU TRA SWOT CÂY ĐIỀU
I. Giới thiệu sơ lược về cây Điều ở Việt Nam
● Có 50 quốc gia phát triển cây điều trên thế giới.
● Theo số liệu của Cục trồng trọt (Bộ NN & PTNT) thống kê
Việt Nam tính đến năm 2020 .
○ Diện tích trồng điều ở Việt Nam: Năng suất bình quân
năm: 302,5 nghìn ha, tăng 5,3 nghìn ha so với niên vụ
2018-2019
○ Năng suất bình quân 12,1 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha
○ Sản lượng khoảng 339,8 nghìn tấn, tăng 53,5 nghìn
tấn
Biểu đồ diện tích điều trên cả nước (biểu đồ: Hoàng Anh,
năm 2020)
Xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2021
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/8/2021 của TCHQ)
Trị giá xuất khẩu hạt điều qua các quý giai đoạn 2019 – 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Sản lượng nhập khẩu Điều ở Việt Nam
❖ Chú thích

● Campuchia
● Tanzania:
● Bờ Biển Ngà:
● Gana:
● Indonesia
II. Phân tích Điểm Mạnh - Điểm Yếu

1) Điểm mạnh :
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu của nhiều vùng ở Việt Nam phù hợp cho sản xuất điều
- Được thị trường thế giới ưa chuộng nhờ chất lượng chế biến được đánh giá cao
- Năng suất sản xuất cũng như năng lực chế biến của Việt Nam cao hơn các nước
xuất khẩu chính khác như Ấn Độ, Braxin
- Việt Nam nắm giữ công nghệ về thiết bị sử dụng trong sản xuất, chế biến điều như
công nghệ bóc vỏ lụa, cắt tách tự động
- Người nông dân cần cù, chăm chỉ
- Chính phủ quan tâm và đầu tư xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam
- Hiệp hội ngày càng đóng vai trò quan trọng: Hiệp hội điều Việt Nam đã ký kết hợp
tác với một số hiệp hội các nước trồng điều lớn tại Châu Phi, nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp Việt Nam khi có các tranh chấp phát sinh, cũng như giúp giảm tình trạng
giao hàng không đúng hẹn, hoặc chất lượng không đảm bảo.
2) Điểm yếu :
● Khí hậu - thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là lượng mưa và phân bố mưa ảnh
hưởng xấu đến giai đoạn điều phân hóa mầm hoa và ra hoa, hình thành quả và
hạt điều.
● Thiếu sự hợp tác liên kết chặt chẽ, liên kết giữa các khâu gieo trồng, chế biến và
tiêu thụ còn lỏng lẻo.
● Trình độ nhận thức của người nông dân còn có những hạn chế với tập quán sản
xuất cũ;
● Giống và công nghệ trong canh tác còn yếu.
● Chưa được đầu tư một cách có hệ thống, phát triển manh mún, rời rạc, nhiều
doanh nghiệp quy mô nhỏ, cạnh tranh không lành mạnh
III. Cơ Hội - Thách Thức

1. Cơ hội
● Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, đã và đang tham gia các hiệp
định thương mại tự do song phương và đa phương Đây là những cơ
hội lớn để mở rộng thị trường và tận dụng những ưu đãi;
● Trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo cơ hội nâng
cao năng lực sản xuất và chế biến điều;
● Trong quá trình phát triển, đội ngũ doanh nhân đã trưởng thành,
nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành phát triển tốt;
● Nhà nước rất coi trọng nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư cho
công tác khuyến nông, ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ;
● Nhu cầu tiêu thụ của ngành điều thế giới liên tục tăng
● Giá điều Việt Nam trên thị trường thế giới khá cạnh tranh và có xu
hướng tăng;
● Công tác giống ngày càng được chú trọng, tạo ra các giống điều cao
sản mới;
● Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế biến được thắt chặt, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững;
● Đa dạng hóa thành phẩm điều tinh chế.
2. Thách thức:
● Không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng làm cho giá điều tăng
trong những năm gần đây
● Các thị trường nhập khẩu có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản
phẩm. Các hàng rào kỹ thuật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với điều ở các thị trường lớn ngày càng
tăng;
● Ngành điều vẫn chưa có một thương hiệu đủ mạnh để có thể tạo
dựng một hình ảnh tốt trên thị trường thế giới;
● Thời tiết và sâu bệnh diễn biến bất thường và phức
tạp;
● Sức ép cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu chính,
đặc biệt trong các khâu chế biến điều có giá trị gia
tăng cao;
● Dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới xuất -
nhập khẩu.
IV. Chiến lược phát triển cây Điều

Về giống: tiếp tục tuyển cây giống đầu dòng hoặc hợp đồng với các tổ
chức khoa học nghiên cứu giống điều mới đạt từ 2,5-4,5 tấn/ha
Về thâm canh: tuyên truyền, hướng dẫn thâm canh đúng quy trình cho
từng loại đất và địa hình phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất
Về sản xuất: Rà soát, điều chỉnh vùng quy hoạch trồng điều. Hình thành
vùng trồng trọng điểm, tập trung đầu tư thâm canh, hướng tới xây dựng
vườn điều lớn; đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi, mạng lưới thu mua,
chế biến.
Phân loại các vườn điều kiện: diện tích điều già cỗi, sâu bệnh nhiều,
giống không đạt yêu cầu cần trồng tái canh, cải tạo; diện tích có đủ điều
kiện thì tập trung thâm canh, tăng năng suất.
Về chế biến: Quy hoạch, hình thành các cơ sở chế biến lớn,
thiết bị và công nghệ hiện đại.
Về tiêu thụ: Đáp ứng đầy đủ tiêu thụ điều trong nước, tìm kiếm
thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến có chất lượng và giá trị
cao
Về chính sách: Để thực hiện trồng tái canh, cải tạo, khôi phục
và trồng mới, trồng xen cây thuộc vùng quy hoạch điều, phía
nhà sản xuất rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ Nhà nước bằng các
chính sách cụ thể (hỗ trợ vốn)

You might also like