You are on page 1of 16

1

CUỘC THI
” TÌM KIẾM TÀI NĂNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH
KHÁNH HÒA VÀ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ-TÂY NGUYÊN NĂM 2022”
TẠI NHA TRANG-KHÁNH HÒA

TÊN DỰ ÁN:

BẢO TỒN, NHÂN GIỐNG, PHÁT TRIỂN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAM
GIẤY TIÊN HÀ

LĨNH VỰC:

NÔNG NGHIỆP

NHÓM TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Tuyết Lan

Quảng Nam, Tháng 7/2022

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
----------------

1. Tên ý tưởng: “BẢO TỒN, NHÂN GIỐNG,PHÁT TRIỂN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY
CAM GIẤY TIÊN HÀ”
2. Thuộc lĩnh vực:
- Du lịch và thực phẩm, dịch vụ ăn uống:
- Nông nghiệp (bao gồm cả dược liệu):
- Công nghệ thông tin - truyền thông:
- Công nghiệp phụ trợ - cơ khí và tự động hóa:
- Khác (ghi rõ lĩnh vực):
3. Nội dung chính và kết quả dự kiến:
a) Nội dung chính: Bảo tồn, nhân giống, phá truển theo chuổi giá trị cây cam giấy
Tiên Hà trê địa bàn xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
b) Kết quả dự kiến (doanh nghiệp hay sản phẩm):
Đề án " Bảo tồn cây đầu dòng, tổ chức nhân giống và phát triển theo chuỗi giá
trị cây cam giấy Tiên Hà' đã được UBND huyện Tiên Phước phê duyệt theo quyết
định số 1553/QD_ UBND ngày 26/6/2018
- Bảo tồn:
+ Hiện nay, việc sử dụng giống cây trồng mới, trong đó có nhiều giống nhập
ngoại là xu hướng chung nhằm nâng cao năng suất và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy
nhiên, việc sử dụng giống mới tràn lan dẫn đến nhiều loại giống cây cam giấy bản
địa ngày càng bị mai một, thậm chí mất đi. Chính vì vậy, việc bảo tồn, phát triển
giống cam giấy bản địa có nguồn gốc lâu đời và chất lượng là biện pháp cấp bách để
bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục hồi giống
+ Bảo tồn được nguồn gen cam giấy Tiên Hà có năng suất, chất lượng cao
phục vụ phát triển kinh tế địa phương và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
- Nhân giống:
+ Nhân giống bằng phương pháp chiết cành sẽ cho ra đời những cây cam có
sức khỏe kém, tuổi thọ không cao trong khi đó phương pháp nhân giống bằng ghép
mắt( hom) lại thành công hơn rất nhiều . Ghép hom cho ra đời những cây cam khoẻ
mạnh, có khả năng chống chọi lại sâu bệnh - giúp cho cây có tuổi thọ cao. Hơn nữa
ghép hom có thể cùng 1 lúc sản xuất ra số lượng nhiều hơn rất nhiều so với phương
3
pháp chiết cành, kịp thời đáp ứng đúng và đủ cho các dự án với số lượng lên đến
hàng vạn cây /1 năm
+ Hợp tác xã đã tổ chức bình tuyển , chọn lọc và đề nghị Sở NN và PTNT
công nhận 11 cây đầu dòng để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn cây đầu dòng
để bảo tồn và lấy mắt ghép nhân giống ,đảm bảo đúng quy định của Bộ NN và
PTNT theo thông tư số 18/2012/TT- BNN là việc làm tiên tiến mà từ trước đến nay
chưa ai làm được trên địa bàn xã Tiên hà nói riêng, huyện Tiên Phước nói chung
- Phát triển chuổi khép kín:
+ Hợp tác xã thực hiện công tác cải tạo mặt bằng để xây dựng vườn ươm, xây
dựng hàng rào bảo vệ, bắt hệ thống nước từ chảy để cung cấp nước tưới cho vườn
ươm, xây dựng nhà quản lý để thực hiện việc quản lý và bảo vệ cây giống
+ Hơp đồng với đơn vị có đủ năng lực để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
nhân giống cam bằng phương pháp ghép mắt tại htx để htx thực hiện và cung ứng lại
cho người dân
+ Phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ
thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của cây cam cho người dân (mời trung
tâm kỷ thuật Nông nghiệp và phòng NN và PTNT huyện và đơn vị nhân giống phối
hợp thực hiện)
+ Ký hợp đồng liên kết với các hộ trong chương trình của dự án
+ Thu mua và bao tiêu sản phẩm đối với những hộ đã và đang trồng cây cam
giấy
+ Sơ chế cam trái, dự thi OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019 đạt 3 sao
+ Chế biến sản phẩm cam giấy Tiên Hà sấy dẻo, dự thi OCOP tỉnh Quảng
Nam năm 2020 đạt 4 sao
4. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Tiên Hà, các xã lân cận thuộc huyện Tiên Phước,
Tỉnh Quảng Nam
5. Khả năng huy động vốn, tài chính: Từ nguồn vốn tự có và kêu gọi nguồn vốn hỗ
trợ từ các chương trình hổ trợ khởi nghiệp.
Tiên Phước, ngày 18 tháng 7 năm 2022
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Họ, tên và chữ ký - đóng dấu đối với tổ
chức)

Nguyễn Thị Tuyết Lan

4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
------------------
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tên dự án ý tưởng: “BẢO TỒN, NHÂN GIỐNG,PHÁT TRIỂN THEO CHUỖI
GIÁ TRỊ CÂY CAM GIẤY TIÊN HÀ”
2. Tác giả, đồng tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Lan.
Năm sinh: 09/7/1974 Giới tính: Nữ.
Điện thoại: 0914939325 Nhà riêng: thôn Tài thành xã Tiên hà huyện Tiên
Phước.
Mobile: Fax:
E-mail: nguyenthituyetlantk@gmail.com.
Địa chỉ nơi công tác hoặc sinh sống: thôn Tài thành xã Tiên hà huyện Tiên
Phước.
3/ Cơ quan chủ tri:
- Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Hà
- Thôn Tài thành, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- Giám đốc: Đoàn Thanh Lân

5
II. NỘI DUNG Ý TƯỞNG
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Cây cam giấy có trên đất Tiên Hà từ thời trước và sau giải phóng, nhưng chỉ
được người dân trồng rải rác, manh mún, chưa phải là đối tượng cây trồng chủ lực.
Cam giấy rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất Tiên Hà, là loại trái cây sạch
do người dân vẫn còn giữ tập quán canh tác truyền thống. Quả cam giấy mọng nước,
khi bổ ra có màu vàng nhạt, có vị ngọt nhẹ, có mùi thơm đặc trưng hơn nhiều loại
cam khác trên thị trường. Về đặc điểm sinh trưởng, cây cam giấy ra hoa vào đầu
tháng 3, đến khoảng đầu tháng 8 bắt đầu cho thu hoạch trái. Tuy nhiên, sản phẩm
cam giấy hiện chưa nhiều, diện tích trồng còn manh mún, phân tán trong các vườn
nhà dân. Vào mùa cam, thương lái tới thu gom đưa đi các nơi tiêu thụ với giá 15-
20.000 đồng/kg tại vườn. Quả cam giấy Tiên Hà chỉ mới bắt đầu tiếp cận chuỗi cửa
hàng nông sản sạch song sức tiêu thụ chưa mạnh mẽ, một phần do khâu quảng bá,
tiếp cận thị trường hiện đại còn yếu.
Giai đoạn 2018-2019, từ sự hỗ trợ của UBND xã Tiên Hà và huyện Tiên
Phước, HTX Nông nghiệp Phước Hà đã nỗ lực xây dựng vườn cây cam giấy đầu
dòng với số lượng 11 cây và trong năm 2019-2020, HTX tiếp tục nhân số cây đầu
dòng lên 80 cây, phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa đặc hữu,
nhằm cung cấp giống chuẩn, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng. Phía HTX
Phước Hà cũng tự thân trồng và phát triển được 2 mẫu cam giấy an toàn, chú trọng
liên kết với một số vệ tinh là các hộ nông dân Tiên Tráng có tâm huyết trong việc
xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây bản địa này.
Việc khôi phục và phát triển giống cam giấy Tiên Hà là việc làm rất có ý
nghĩa không chỉ đối với người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát triển giống cây
ăn quả bản địa. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bền vững và hiệu quả, việc tiếp tục theo
dõi, tuyển chọn cần được tiến hành thường xuyên, tiến tới xây dựng quy trình thâm
canh-sản xuất theo hướng an toàn, quy trình kiểm tra-giám sát…, xây dựng thương
hiệu và thương mại hóa sản phẩm là hết sức cần thiết và cấp bách.

6
PHẦN 2: NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Mô hình của dự án : Hợp tác xã.
2. Sản phẩm và dịch vụ của dự án :
- Giống cây cam giấy.
- Quả cam giấy
3. Sự khác biệt/ tính mới của sản phẩm :
a/ Về giống:
- Cây cam giấy Tiên hà được ghép từ hom của cây đầu dòng vào cây gốc, Từ
1 cây đầu dòng có thể sản xuất ra hàng trăm cây giống, so với phương pháp chiết
cành thì 1cây chỉ có thể cho ra 1 vài cây giống. Cây khoẻ - có khả năng chống chọi
lại sâu bệnh, phù hợp với khí hậu khắc nghiệt, có tuổi thọ cao.
- Giống cây cam giấy được sản xuất theo đúng quy trình đã được chuẩn hóa.
Đăng ký và công bố chất lượng cho cây giống đảm bảo quá trình sử dụng giống có
căn cứ pháp lý; được kiểm soát; được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất
lượng khi tiêu thụ sản phẩm.
b/ Về quả cam:
- Là kết quả của quá trình chăm sóc, trồng hoàn tòan theo quy trình an toàn
VietGAP ( Không sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật)
- Quả cam giấy mọng nước, vỏ mỏng, khi bổ ra có màu vàng nhạt, có vị ngọt
nhẹ, có mùi thơm đặc trưng hơn nhiều loại cam khác trên thị trường.
- Quá trình thương mại hóa sản phẩm chủ yếu là bán tươi, không qua chế
biến. Sản phẩm ra đời cùng các đặc điểm nổi bật, với tiêu chí:
- Không chất bảo quản.
- Không có dư lượng hóa chất, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật.
- Nguyên liệu chuẩn sạch, chất lượng, rõ nguồn gốc
- Đảm bảo vệ sinh.
Quá trình thương mại hóa và kinh doanh sản phẩm được chuẩn hóa thành các
quy trình. Đăng ký và công bố chất lượng cho quả cam, đảm bảo quá trình tiêu dùng
có căn cứ pháp lý; được kiểm soát; được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất
lượng khi tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất dựa theo mô hình “Đúng sản phẩm - với
đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết".

7
4. Tính khả thi của dự án:
- Hợp tác xã chủ động về công nghệ ghép hom (nhân giống) vì vậy, nguồn
giống cây luôn sẵn có phục vụ nhu cầu sản xuất.
- Phương pháp canh tác, chăm sóc cũng được chuẩn hóa thành quy trình đảm
bảo quá trình chăm sóc, thu hoạch được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Tiên Hà có tổng diện tích 3800 ha trên toàn xã, trong đó diện tích nông
nghiệp 2994 ha, trồng lúa nước 191 ha; còn lại 760 ha cho đất trồng cây lâu năm.
hiện nay cơ cấu cây trồng có rất nhiều loại nhưng cây cam giấy Tiên Hà vẫn là cây
chủ lực đặc trưng của xã có diện tích hơn 25 ha
- Đã xây dựng hoặc liên kết hệ thống tiêu thụ sản phẩm: Hệ thống siêu thị
Coopmart, trung tâm OCOP tỉnh Quảng Nam, hệ thống các cửa hàng thực phẩm
sạch ở Tam kỳ, Núi thành, Nam phước; Dự kiến sẽ mở rộng ra Đà Nẵng, Quảng
ngãi, và các tỉnh thành khác.
5. Đánh giá và dự đoán rủi ro.
- Năng suất có thể thấp do quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón, hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Quá trình thương mại hóa không sử dụng chất bảo quản nên việc vận
chuyển, lưu kho đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều, nếu không sẽ rất có thể
làm biến chất, hư hỏng sản phẩm.
- Có thể quá trình phát triển thị trường gặp rất nhiều khó khăn do việc hạn chế
về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, cơ sở hạ tầng còn chưa phù hợp;
phương tiện- điều kiện sản xuất, kinh doanh còn chưa được trang bị tương xứng.
6. Xây dựng thương hiệu, thị trường.
a/ Xây dựng thương hiệu:

8
- Sản phẩm vừa là đặc sản, vừa là thực phẩm phổ biến nên thị trường rất rộng
và tiềm năng.
- Thương hiệu “Cam giấy Tiên Hà” được xây dựng, bảo hộ thông qua việc
hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành, kỹ năng sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu với phương châm “ Cùng nhau khỏe thật lâu”, chúng
tôi cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn, chất lượng và sản khoái.
- Xác định thương hiệu chính là Giá trị cạnh tranh, là đặc tính, chất lượng của
sản phẩm, cam kết của người sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng về uy tín,
chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, còn giá trị gia tăng là những dịch vụ và giá trị
ngoài giá trị cơ bản mà khách hàng đang được nhận khi mua sản phẩm, ví dụ như
dịch vụ giao hàng tận nơi, tư vấn bán hàng…
b/ Thị trường, khách hàng:
- Khách mua làm quà biếu …
- Sản phẩm dùng ăn ngay (cam trái, cam giấy Tiên Hà sấy dẻo) hoặc ép uống
để thay thế nước giải
- Kênh phân phối: Các điểm bán hành tại địa phương theo hướng phục vụ
tham quan, du lịch; Các đại lý, cửa hàng trong và ngoài tỉnh; Để tiết kiệm chi phí,
chúng tôi lựa chọn kênh bán hàng online, các trang thương mại điện tử, facebook,
zalo, các buổi hội chợ của đoàn thể … Hiện tại chúng tôi đã xây dựng một đội ngũ
các đại lý bán hàng ở nhiều tỉnh thành cả nước.
- Sản phẩm cũng đã được liên kết để trưng bày và bán tại các Mini Mart, tạp
hóa, điểm bán lẻ,...
- Ngoài ra, dựa vào các mối quan hệ và sự giới thiệu của khách hàng để quảng
bá sản phẩm.
- Nông dân, nhà làm vườn mua cây cam giấy giống về trồng với mục đích
kinh tế gia đình, trang trại hoặc trang trí...

9
7. Đối thủ cạnh tranh:
- Hiện nay các nhà vườn ươm ghép cây giống ở các tỉnh thành phía Bắc, cũng
như phía Nam do họ làm lâu năm nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, cây giống
của họ ngập thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
- Thị trường cam giống, cam trái hiện nay rất nhiều, đa dạng. Đối thủ cạnh
tranh rất gay gắt, phức tạp đòi hỏi chúng tôi phải liên tục cải tiến về chất lượng, mẫu
mã, phương tiện truyền thông để không ngừng nân cao sự thỏa mãn của khách hàng.
8. Dự kiến hiệu quả mang lại.
a/ Ý nghĩa về Văn hóa xã hội:
- Thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về
điều kiện tự nhiên của địa phương. Tỉnh Quảng Nam nói chung và các huyện có
nguồn gen cây ăn quả đặc sản nói riêng, trong những năm gần đây đã cải tạo, quy
hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào phục tráng và sản xuất giống cây
ăn quả nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng nhằm giúp các hộ nông dân mở
rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức về chọn giống, sản xuất nông sản
cho bà con nông dân theo hướng an toàn, trách nhiệm và phát triển bền vững.
- Tạo ra thương hiệu Cam giấy Tiên hà cho địa phương
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và bao tiêu, tiêu thụ đầu ra
cho bà con nông dân trồng cam
10
- Bảo tồn và phát triển cây chủ lực của địa phương
- Tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời
cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội
- Tạo nên những vườn cây ăn quả đẹp, tạo cảnh quan cho môi trường xanh
sạch. Mô hình vườn cây phục vụ thu hút khách du lịch đến thăm và mua hái tại vườn
- Đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách tại địa phương.
b/ Về mặt kinh tế
- Đối với Hợp tác xã :
+ Đối với Xã viên: dự kiến thu nhập tăng thêm từ 15 triệu đến 20 triệu
đồng/Xã viên/ năm.
+ Đối với người lao động: tạo thu nhập cho 4 – 6 lao động thuờng xuyên,
với mức thu nhập trung bình cao so với khu vực. Dự kiến lương bình quân từ 6 triệu
đến 8 triệu đồng/tháng.
+ Mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; đa dạng hóa loại hình, mô hình,
chuổi giá trị tiến đến xây dựng Thương hiệu “ Cam giấy Tiên Hà” mang tầm Quốc
gia, quốc tế.
- Đối với địa phương:
+ Tạo thương hiệu cho cây trồng chủ lực đặc trưng của xã, huyện góp phần
phát triển kinh tế địa phương.
+ Đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách tại địa phương.
+ Lan tỏa mô hình, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang
trại cho các địa phương khác.
- Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế:
+ Một hecta keo sau 5 năm thu hoạch được 100tấn*1,1=110 triệu đồng, sau
khi trừ chi phí thì thu được 50 đến 60triệu đồng (5 năm thu hoạch 1 lần)
+ Một hecta cam (400 cây) sau 5 đến 7 năm thu hoạch, năng suất vào khoản
50kg/1cây*15k/1kg* 400 cây= 300triệu đồng ( thu hoạch hàng năm). Sau 10 năm có
cây thu hoạch từ 100 – 300kg

11
PHẦN 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chiến lược chung.


Hoàn thiện cây giống Cam giấy Tiên Hà khoẻ, phát triển tốt. Nhân rộng mô
hình trồng cam ra toàn xã, một số xã lân cận ,thực hiện chủ trương của huyện " xây
dựng vùng cam giấy Tiên Hà"
Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp, kinh doanh sản phẩm giống cam, cam
giấy Tiên Hà hàng đầu của địa phương, vùng và quốc gia. Mang Thương hiệu “Cam
Giấy Tiên Hà” như niềm vui đến cho mọi nhà.
Sứ mệnh: Mang đến cho Người tiêu dùng sự Mong đợi, an toàn, hạnh phúc
và vui vẻ khi sử dụng sản phẩm
Hoài bảo: Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã góp phần phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
2. Lộ trình thực hiện.

12
- Hợp tác xã thực hiện công tác cải tạo mặt bằng để xây dựng vườn ươm, xây
dựng hàng rào bảo vệ, bắt hệ thống nước từ chảy để cung cấp nước tưới cho vườn
ươm, xây dựng nhà quản lý để thực hiện việc quản lý và bảo vệ cây giống
- Hơp đồng với đơn vị có đủ năng lực để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
nhân giống cam bằng phương pháp ghép mắt tại chỗ để HTX thực hiện và cung ứng
lại cho người dân
- Phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ
thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của cây cam cho người dân (mời trung
tâm kỷ thuật Nông nghiệp và phòng NN và PTNT huyện và đơn vị nhân giống phối
hợp thực hiện)
- Ký hợp đồng liên kết với các hộ trong chương trình của dự án
- Đang từng bước mở rộng thị trường
3. Dự toán chi phí và doanh thu, lợi nhuận dự kiến.
Dự báo dòng tiền hoạt động trong 2 năm
a/ Chi phí
- Vốn cố định (xưởng sản xuất, thiết bị, máy móc, tủ lạnh,..):800 trd
- Vốn lưu động: 400trd
- Vốn dự phòng : 200 đồng
 Tổng cộng: 1400 Triệu đồng.
b/ Giá sản phẩm :
Dự báo doanh thu : trung bình đạt 133 Triệu đồng/tháng. năm đầu với sản
lượng 3000kg/tháng và đạt 450 Triệu đồng/ tháng, năm thứ 2 với sản lượng
5000kg/ tháng.
c/ Lợi nhuận dự kiến
- Chi phí sản phẩm đầu vào = 64% * doanh thu( triệu/tháng) = 35 Triệu đồng.
- Chi phí nhân công trực tiếp( nhân công làm việc bán thời gian nên chi phí
thấp): 8tr
- Chi phí khác: 20 triệu đồng.
Tổng chi phí: 113 triệu đồng/100 kg thành phẩm. → chi phí 11300 đồng/1kg
thành phẩm
Lợi nhuận/ tháng : 26tr/tháng

13
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ
1. Kết luận
Nhìn chung, việc phát triển thương hiệu Cam giấy Tiên Hà gắn với khai thác
yếu tố vùng miền sẽ giúp cho địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh
thương mại hóa sản phẩm của địa phương, qua đó, giúp nâng cao mức sống của địa
phương. Việc kết nối với các địa phương lân cận tạo nên sức mạnh của một vùng
còn giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại hàng hóa, du lịch. Mặt
khác, với bản sắc và định vị khác biệt, nếu được đầu tư bài bản, tập trung, các địa
phương, vùng miền đều có cơ hội tiếp cận tốt với các nguồn đầu tư nước ngoài và
ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí công chúng không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà
còn trong khu vực và thế giới

Tạo ra những sản phẩm chất lượng an toàn từ nguồn nguyên liệu của địa
phương mình, lấy đó làm thế mạnh chiếm được niềm tin và tình cảm , lắng nghe ý
kiến đóng góp để hoàn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từng bước mở
rộng thị trường, nâng cao sản lượng và phát triển bền vững

2. Đề xuất hỗ trợ
Bối cảnh toàn cầu hóa đã đẩy nhanh sự nhích lại gần và dần dần thống nhất
các vùng kinh tế lớn của đất nước về quy mô các loại thị trường, tốc độ phát triển,
14
cơ cấu và giá cả hàng hoá, dịch vụ các loại cũng là một xu thế. Song song với xu thế
trên sẽ là quá trình tiếp tục tự do hoá (có sự quản lý, định hướng vĩ mô của Nhà
nước) các yếu tố cơ bản và nhạy cảm nhất của thị trường (giá cả hàng hoá và dịch
vụ, tỷ giá hối đoái và lãi suất...) để chúng được hình thành và vận động theo các quy
luật của thị trường, nhất là quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. Vì vậy, chúng
tôi có một số đề xuất như sau:

1/ Xây dựng Văn hóa ưu tiên ủng hộ tiêu dùng nội địa là điều căn bản cho
việc xác lập và phát triển sức cạnh tranh của một nền kinh tế, một quốc gia. Vì thế,
cần tập trung xây dựng một chiến lược cho hàng hóa nông sản Việt Nam, chiến lược
ấy phải hướng tới tạo lập một không gian đầy đủ cho tự do kinh doanh, sản xuất, cho
sáng tạo để thị trường dẫn dắt doanh nghiệp tồn tại và phát triển, trên nguyên tắc
thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.

2/ Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại nông thôn: Kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung, hạ tầng thương mại nói riêng
còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường nông thôn hiện nay vẫn tồn tại phổ biến các loại
hình bán lẻ truyền thống, quy mô hộ gia đìn ít lao động và thiếu tính chuyên nghiệp.
Việc sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng
thương mại ở địa bàn nông thôn là rất cần thiết.
3/ Thường xuyên tổ chức các sự kiện tại địa phương, vùng, quốc gia để kết
nối, quảng bá-giới thiệu, thiết lập chuổi giá trị cho sản phẩm nông sản.
3/ Đối với hỗ trợ Hợp tác xã:
Kính đề nghị các Sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nhân xem xét hỗ
trợ sự phát triển của sản phẩm như sau:
a/ Xây dựng, hoàn thiện và vận hành Web site để quảng bá, hướng dẫn, xúc
tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
b/ Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện tính pháp lý cho sản phẩm như: Nhãn hàng
hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng , đủ điều kiện sản xuất
c/ Hỗ trợ chi phí cho hoạt động xây dựng thương hiệu; xây dựng cơ sở hạ
tầng- điều kiện làm việc; đào tạo kỹ năng quản lý-điều hành-sản xuất-kinh doanh
cho hợp tác xã.
d/ Hỗ trợ vốn vay hoặc vốn đầu tư, chính sách ưu đãi về thuế, chi phí sản xuất
phù hợp cho hợp tác xã để đảm bảo triển khai một cách thiết thực, khả thi, hiệu quả
chiến lược sản xuất-kinh doanh thông qua hoạt động xây dựng thương hiệu, nâng
cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh.

15
16

You might also like