You are on page 1of 7

Họ và tên: Phạm Huyền Trang

Lớp: 10C9

CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH


DOANH TRÊN HẢI PHÒNG
I, Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

 
Chị Vũ Thị Hải – Chủ mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái hộ gia đình, tổ dân phố số 5, phường Tràng Cát, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng.

Đánh thức tiềm năng của đất nông nghiệp


Sở hữu 11.000m2 đất nông nghiệp, chị Vũ Thị Hải cùng gia đình luôn nghĩ cách để
khai thác hiệu quả. Chị Hải suy tính, nếu chỉ chăn nuôi, trồng hoa màu, cây ăn quả
thì chưa thể khai thác hết tiềm năng của đất. Không những thế, đầu ra của sản
phẩm cũng không phải là vô hạn, phải làm sao để tận dụng được mảnh đất này, cho
giá trị kinh tế cao nhất.
Nhận thấy mô hình nông nghiệp sinh thái đang là xu hướng mới, chị Hải cùng gia
đình quyết định đi theo hướng đi này. Năm 2000, chị Hải bắt tay vào triển khai mô
hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp gắn với du lịch. Giai đoạn đầu, gia đình chị
trải qua nhiều khó khăn vì phải quy hoạch, đào ao, cải tạo đất bị nhiễm phèn chua,
thử nghiệm để lựa chọn cây, con giống phù hợp với chất đất, nước. Vốn và nhân
công đều thiếu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, gia đình chị
đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện. Bên cạnh nguồn vốn của gia đình, chị
được Hội LHPN quận Hải An giúp đỡ tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách
xã hội, nguồn vốn được huy động từ hoạt động tiết kiệm của Chi hội phụ nữ.
Sau nhiều lần thử nghiệm, chị Hải đã tận dụng diện tích, cho hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 3.000m2 chị Hải dùng để trồng các loại hoa như cúc họa mi, dơn… Mỗi năm
trồng 3 vụ cho thu nhập khoảng 110 triệu đồng/năm. 1.000m2 đất, chị trồng các
loại rau muống, rau ngót, rau đay, mùng tơi, bí, đỗ… xen canh quanh năm theo
mùa, cho thu nhập khoảng 25 triệu đồng/năm. Hơn 4.000m2 ao, chị nuôi tôm, cá,
chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, cá trắm đen và các loại cá nước ngọt. Sản lượng
hàng năm thu hoạch khoảng 5 tấn, mang về cho gia đình khoảng 300 triệu
đồng/năm. Với mô hình tổng hợp này, chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao
động với mức thu nhập trung bình 8 triệu đồng/tháng và 10 lao động thời vụ.
Liên kết trồng hoa dịch vụ
Từ năm 2018 đến nay, không chỉ sản xuất nông nghiệp, chị Hải cùng gia đình đã
thống nhất chuyển đổi một phần diện tích sang trồng các loại hoa theo thị hiếu của
khách du lịch để làm các dịch vụ tham quan, chụp ảnh. Với khu vực nuôi cá, chị
cũng làm dịch vụ câu cá giải trí. Sáng tạo, kịp thời chuyển đổi hình thức kinh
doanh nên nguồn thu nhập của gia đình chị Hải tăng đáng kể.
Vườn hoa của chị Vũ Thị Hải thu hút nhiều khách tham quan
Từ thành công của mô hình, chị Hải đã hướng dẫn và liên kết thành lập nhóm các
hộ gia đình trồng hoa làm dịch vụ chụp ảnh. Nhờ ý tưởng đó, nhiều nhà vườn trồng
cúc họa mi, thạch thảo, hướng dương ở phường Tràng Cát, quận Hải An, ra đời.
Ngày càng có nhiều người tìm đến chụp ảnh khi mùa hoa nở, có ngày lên đến 400-
500 người đến chụp ảnh tại các nhà vườn Tràng Cát, kéo theo các dịch vụ đi kèm,
tạo được việc làm cho nhiều lao động thời vụ. Mới đây, mô hình "Liên kết trồng
hoa dịch vụ" tại tổ dân phố số 5, số 6 phường Tràng Cát đã phát triển, giúp kinh tế
của nhiều hộ gia đình được cải thiện rõ rệt.

II, Mô hình hợp tác xã

Với phương châm "chung sức cùng thành công", mô hình HTX kiểu mới theo Luật
Hợp tác xã năm 2012 tại Hải Phòng đã có những phát triển về số lượng và hiệu quả
hoạt động với nhiều hình thức kinh doanh thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Có
nhiều tổ chức kinh tế vươn lên đủ lớn mạnh, khẳng định được uy tín và vị thế trên
thương trường.

Đàn lợi của thành viên HTX Đại Phát chuẩn bị xuất bán
Từ chỗ làm ăn nhỏ lẻ, những người nuôi trồng thủy sản tại Lập Lễ - Thủy Nguyên
đã liên kết với nhau thành lập HTX nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng theo Luật HTX
năm 2012 nhằm xây dựng thương hiệu cá vược. Sau 3 năm thực hiện, HTX đã có
được những hiệu quả kinh doanh tích cực.

Mục tiêu ban đầu khi mới thành lập HTX, các thành viên chỉ mong sản lượng đạt
10 tấn/ha, nhưng nay kết quả bình quân đạt 30 tấn/ha. Hiện HTX đang mở rộng
ngành nghề kinh doanh, liên danh, liên kết với nhiều đơn vị tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng chuỗi các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kỹ thuật chế biến cá vược tại một số
điểm du lịch tại Hải Phòng. 

HTX dịch vụ nông nghiệp Thiên Hương - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng được
thành lập từ năm 1999 theo mô hình cũ, hoạt động không thực sự hiệu quả, chưa
phát huy được hết năng lực các thành viên. Nhưng sau khi chuyển đổi sang mô
hình mới, hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, doanh thu tăng đều hàng năm từ 10,7 tỷ đồng (năm 2013) lên 15,6 tỷ đồng
(năm 2016). Thu nhập bình quân người sản xuất từ 3,3 triệu đồng/người/tháng, đến
năm 2016 đã tăng lên 5,8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2016, hợp tác xã đã được
Liên minh HTX Việt Nam tặng bằng chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến toàn
quốc. 

Với mong muốn phá vỡ thế độc canh của cây lúa, đồng thời tạo ra loại cây trồng ít
sâu bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên và bà con nông dân, HTX
Liên Khê đã mạnh dạn phát triển trồng cây na bở. Hiện, HTX đang trở thành vùng
sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Thủy Nguyên
– Hải Phòng. 
Phương pháp tự thụ phấn, cắt tỉa hoa đầu cành mang lại hiệu quả cao tại
HTX trông na Liên Khê

Điểm đáng chú ý của mô hình trồng na do HTX Liên Khê triển khai này là HTX
hướng dẫn người trồng na chủ động được số vụ trong một năm bằng việc cắt tỉa
cành, thúc đẩy cây ra hoa, sau đó chủ động thụ phấn, khống chế số lượng quả. Vậy
nên, sau mùa na chính vụ, nhiều thành viên vẫn có mùa na gối vụ bán với giá cao
hơn.

Năm 2017, HTX Liên Khê đã được UBND xã giao cho đứng tên để làm cấp Logo
thương hiệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm với quả Na Liên Khê. Đến nay HTX đã
chính thức được Cục sở hữu trí tuệ cấp làm chủ thương hiệu trên. HTX kết hợp với
Chi cục khuyến nông mở nhiều lớp tập huấn về sản xuất na an toàn cho các hộ
trồng na thuộc nhóm GAP mà HTX quản lý.
III, Mô hình kinh doanh

Cảng container Quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng TC-HICT (Tancang Haiphong


International Container Terminal) là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh
tế trọng điểm phía Bắc. Cảng TC-HICT tọa lạc tại thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải,
thành phố Hải Phòng. Cảng được xây dựng trên diện tích 44,9 ha bãi, độ sâu trước
bến 16 m, vũng quay tàu rộng 660 m, độ sâu luồng tàu 14 m (chưa tính thủy triều).
Giai đoạn đầu hiện có 02 bến cảng container có tổng chiều dài 750 m có tiếp nhận
tàu container sức chở 14.000 TEU, tàu tổng hợp có trọng tải 160.000 DWT. Bến
tàu, bến sà lan dài 150m tiếp nhận nhận tàu, sà lan chở container đến 160 TEU.
Cảng Container quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng (TC-HICT) là liên doanh giữa Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty TNHH MITSUI O.S.K Lines Nhật Bản, Công
ty Wan Hai Lines (Đài Loan, Trung Quốc) và Tập đoàn Itochu (Nhật Bản). Cảng
khởi công xây dựng ngày 12/05/2016, hoàn thành và bắt đầu đưa vào khai thác
chính thức kể từ ngày 13/05/2018. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến đạt
1,1 triệu TEU/năm.

You might also like