You are on page 1of 13

CUỘC THI

“ TÌM KIẾM TÀI NĂNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TỈNH KHÁNH HÒA VÀ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ-TÂY
NGUYÊN NĂM 2022” TẠI NHA TRANG-KHÁNH HÒA

TÊN DỰ ÁN:

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM SINH THÁI


THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LĨNH VỰC: NÔNG NGHIỆP

NHÓM TÁC GIẢ


NGUYỄN VĂN HƯƠNG
NGUYỄN XUÂN DUY
LƯƠNG VIẾT TIẾN
PHẠM ĐÌNH VĂN
TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Phú Yên, tháng 8/2022

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 3


PHẦN 2: NỘI DUNG.................................................................................................................................. 4
2.1. Vấn đề cần giải quyết của dự án ..................................................................................................... 4
2.2. Tính đổi mới, sáng tạo của dự án ................................................................................................... 4
2.3. Dự kiến hiệu quả mang lại của dự án............................................................................................. 5
PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................................................................................... 7
3.1. Mục tiêu nhắm đến và cách đạt được mục tiêu ............................................................................. 7
3.2. Cách thức triển khai bảo vệ giá trị sở hữu trí tuệ ......................................................................... 7
3.3. Mô hình kinh doanh......................................................................................................................... 8
3.4. Đội ngũ .............................................................................................................................................. 9
3.5. Dự kiến nguồn vốn và nhu cầu tài trợ .......................................................................................... 10
3.6. Lộ trình thực hiện .......................................................................................................................... 11
3.7. Sản phẩm, mô hình, bản vẽ, tài liệu khác .................................................................................... 12
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ ..................................................................................... 13
4.1. Tóm tắt dự án ................................................................................................................................. 13
4.2. Đề xuất hỗ trợ ................................................................................................................................. 13
4.3. Cam kết thực hiện dự án ............................................................................................................... 13
PHẦN 5: SẢN PHẨM, MÔ HÌNH, BẢN VẼ, PHIM, ẢNH, TÀI LIỆU .............................................. 13

2
BẢN THUYẾT MINH Ý TƯỞNG DỰ ÁN DỰ THI
TÊN DỰ ÁN: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM SINH THÁI THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Khóm Đồng Dinh từ lâu đã nổi tiếng ở Phú Yên vì có chất lượng khác biệt so với
khóm ở những vùng trồng khác trong cả nước. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù
nên trái khóm trồng tại khu vực Đồng Dinh có vị thơm ngon, ngọt thanh và đặc biệt không
gây rát đầu lưỡi nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Khóm được xác định là một trong những cây trồng chủ lực tại địa phương xã Hòa
Quang, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Trong những năm gần đây, vùng trồng khóm ở Đồng
Dinh đã phát triển lên đến hơn 600ha. Hiện nay, ở khu vực Đồng Dinh có hơn 200 hộ dân
trồng khóm với hơn 20 năm gắn bó với cây khóm. Cây khóm cũng được xem là cây trồng
chủ lực mang lại sinh kế cho người dân địa phương ở nơi đây.
Tuy nhiên, những năm gần đây do biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Thêm vào
đó, giá cả vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất ngày càng tăng cao. Nhất là trong thời gian
gần đây giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh đã làm cho chi phí đầu vào của
người nông dân trồng khóm tăng cao. Đặc biệt hơn nữa đó là giải quyết bài toán đầu ra cho
quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa
như một vòng lẩn quẩn lặp lại hàng năm. Bên cạnh đó, trình độ canh tác của người nông
dân trồng khóm gần như không có sự thay đổi đáng kể trong suốt thời gian qua, việc áp
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Qúa trình sản xuất của người
nông dân trồng khóm mang tính manh mún, thiếu tính liên kết và phát triển bền vững theo
chuỗi giá trị.
Nguồn thu nhập chính của người trồng khóm chủ yếu dựa vào bán trái khóm ở dạng
tươi nguyên trái. Các trái khóm đạt qui cách chế biến tầm trên dưới 1 trái được ưu chuộng.
Trong khi đó, những trái khóm có kích thước nhỏ hơn được xem như hàng dạt và bán với
giá thấp hơn nhiều so với khóm đạt yêu cầu về kích cỡ. Ngoài thu hoạch và bán khóm ra,
người trồng khóm không có nguồn thu nhập nào khác từ cây khóm.
Vì vậy nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng khóm tại khu vực Đồng Dinh theo
hướng bền vững, dự án phát triển mô hình trồng khóm theo hướng bền vững được thực
hiện. Mục đích chính của Dự án này là nhằm nâng cao thu nhập một cách bền vững cho
người trồng khóm tại xã Hòa Quang, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, nhân rộng mô
hình ra các xã, địa phương lân cận. Để đạt được mục đích trên, Dự án sẽ tập trung vào việc
phát triển một mô hình trồng khóm kiểu mẫu trên diện tích khoảng 5ha. Trong mô hình
trồng khóm này sẽ áp dụng tối đa các thành tựu của khoa học công nghệ, liên kết và hợp
tác với các bên liên quan để phát triển cây khóm và gia tăng tối đa giá trị và lợi ích từ cây

3
khóm. Mô hình này được vận hành theo hướng kinh tế tuần hoàn, áp dụng các công nghệ
sạch vào quá trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và thương mại sản phẩm.
Các sản phẩm phẩm chính của mô hình này bao gồm: Trái khóm dạng tươi, các sản
phẩm chế biến sâu từ trái khóm (Khóm sấy dẻo, mứt khóm, nước ép khóm, khóm đóng
hộp, bánh khóm, kẹo khóm), các sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm của trái khóm (nước
rửa chén sinh học, dung dịch enzyme bromaline), sợi lá dứa, phân hữu cơ từ bã vỏ ép và lá
dứa. Ngoài ra, còn có dịch vụ thăm quan, trải nghiệm và lưu trú tại vùng trồng khóm.
Với việc đa dạng các sản phẩm và dịch vụ từ quá trình trồng cây khóm theo mô hình
kiểu mẫu như trên sẽ góp phần gia tăng nguồn thu cho người trồng khóm, góp phân cải
thiện đời sống cho những người dân trồng khóm.

PHẦN 2: NỘI DUNG


2.1. Vấn đề cần giải quyết của dự án
Dự án phát triển mô hình trồng khóm bền vững góp phần giải quyết hai vấn đề chính
cho hai nhóm khách hàng như sau:
Dự án giúp gia tăng nguồn thu nhập cho người trồng khóm tại xã Hòa Quang, huyện
Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Dự án giúp cũng cấp nguồn thực phẩm sạch chế biến từ trái khóm.
2.2. Tính đổi mới, sáng tạo của dự án
Mô hình trồng khóm theo hướng bền vững nhằm gia tăng giá trị cho cây khóm là một
trong những mô hình đi tiên phong đầu tiên ở địa phương. Đặc biệt, mô hình phát triển
theo hướng kinh tế tuần hoàn là điểm mới nổi bật của dự án này. Thông qua đó tối đa hóa
lợi ích thu được từ cây khóm. Qúa trình từ sản xuất đến tiêu thụ đều theo liên kết chuỗi giá
trị. Bên cạnh đó, dự án còn phát triển thêm các dịch vụ đi kèm khác để tăng nguồn thu cho
dự án.
Dự án được vận hành theo mô hình được mô tả ở hình bên dưới.

4
2.3. Dự kiến hiệu quả mang lại của dự án
2.3.1. Hiệu quả về ý tưởng, cách tiếp cận
Đóng góp quan trọng của dự án này đó là tạo ra mô hình phát triển bền vững cho
người trồng khóm tại địa phương nới riêng và có thể nhân rộng cho các địa phương khác.
Mô hình phát triển của Dự án là mô hình phát triển khép kín theo định hướng của kinh tế
tuần hòa từ khâu đầu vào đến đầu ra, tạo thành một chuỗi giá trị khép kín nhằm gi tăng tối
đa các lợi ích về kinh tế, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Kết
quả đầu ra của Dự án sẽ đảm bảo hài hòa các tiêu chí của sự phát triển bền vững.
Đây cũng là mô hình Dự án vận hành dựa trên sự kết hợp giữa bốn nhà: Nhà nước,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trong suốt quá trình vận hành mô hình. Bên
cạnh đó, Dự án cũng sẽ khai thác tối đã các lợi thế vùng miền, lợi thế về áp dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ, liên kết giữa các bên liên quan để tạo ra sức mạnh tổng thể và vững
bền.
2.3.2. Hiệu quả về kinh tế
Mục tiêu của Dự án là nâng cao thu nhập cho người trồng khóm một cách bền vững.
Thông qua thực hiện Dự án này, thu nhập của người trồng khóm sẽ tăng ít nhất 30% so với
cách làm hiện tại thông qua việc tối ưu hóa các nguồn lực, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào trồng trọt, thu hoạch, chế biến và thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, Dự án
còn hướng đến khai thác khía cạnh dịch vụ du lịch trải nghiệm để tăng thêm nguồn thu
nhập từ quá trình canh tác, chế biến sản phẩm chính.

5
Bảng dự toán doanh thu – chi phí vận hành của dự án trong giai đoạn 3 năm
từ 2022 - 2024 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT HẠNG MỤC DOANH THU - CHI PHÍ Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025

1 NGUỒN DOANH THU


1.1 Sản phẩm khóm mini 1200 2000 4000

1.2 Sản phẩm chế biến sâu từ quả khóm 0 300 600

1.3 Hoạt động thương mại từ quả khóm của nông dân 150 200 300

1.4 Dịch vụ hậu cần, mua bán vật tư trồng khóm 120 250 500

1.5 Tư vấn, chuyển giao kỹ thuật trồng khóm mini 0 50 100

1.6 Tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất xuất sản phẩm 10 25 50

1.7 Hoạt động du lịch trãi nghiệm và dịch vụ 500 1200 2000

1.8 Các hoạt động có thu khác 50 100 250


TỔNG DOANH THU (1) 2030 4125 7800
2 NGUỒN CHI PHÍ
2.1 Chi phí sản xuất chung 300 550 850

2.2 Lương CBNV 350 450 750

2.3 Chi phí bán hàng 50 150 350


2.4 Chi phí vận chuyển 70 200 350

2.5 Chi phí phát sinh 80 300 600


2.6 Chi phí khác 50 150 300

2.7 Trả lãi vay 100 250 500

TỔNG CHI PHÍ (2) 1000 2050 3700


LỢI NHUẬN GỘP (3) = (1) - (2) 1030 2075 4100
THUẾ TNDN 10% (4) 103 207,5 410
LỢI NHUẬN SAU THUẾ (5) = (3) - (4) 927 1867,5 3690

2.3.3. Hiệu quả về môi trường


Thông qua cách tiếp cận kinh tế tuần hòa, Dự án sẽ hướng đến tận dụng tối đa các
chất thải, phế phụ phẩm từ quá trình trồng trọt, chế biến sản phẩm từ câu khóm để tạo ra
các sản phẩm, dòng sản phẩm có giá trị gia tăng. Điều đó khôgn chỉ đạt được lợi ích về mặt
6
kinh tế mà còn góp phần giảm tác động xấu đến môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
và sức khỏe của người nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
2.3.4. Hiệu quả về xã hội
Dự án góp phần cải thiện sinh kế cho người nông dân tham gia trồng khóm, giúp họ
yên tâm và gắn bó với nghề trồng khóm. Bên cạnh đó, với cách tiếp cận thên thiện với môi
trường, sức khỏe người nông dân cũng được đảm bảo.
2.3.5. Hiệu quả về tính bền vững
Do cách tiếp cận theo định hướng kinh tế tuần hoàn nên toàn bộ quá trình trồng trọt,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo định hướng an toàn, thân thiện với môi trường, không
gây tác động xấu đến môi trường. Tất cả các chất thải đều được tuần hòa và tái sử dụng lại
để tạo thành các sản phẩm phụ hữu ích. Điều này góp phần chung vào sự phát triển bền
vững của ngành cũng như kinh tế tại địa phương.
Cách tiếp cận theo kinh tế tuần hoàn cũng phù hợp với các chính sách, đường lối chủ
trương của chính phủ nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời,
đây cững là xu thế của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và trách nhiệm chung tay của
cả cộng đồng và thế giới trong việc sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm và hướng đến sự
phát triển bền vững ở phạm vi toàn cầu.

PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN


3.1. Mục tiêu nhắm đến và cách đạt được mục tiêu
Mục tiêu nhắm đến của Dự án là nâng cao thu nhập ít nhất 30% cho người trồng khóm
theo mô hình mới của Dự án.
Để đạt được mục tiêu này, trước hết Dự án sẽ xúc tiến mô hình sản xuất kinh doanh
kiểu mẫu dưới dạng hợp tác xã (HTX). Sau khi vận hành và chuẩn hóa các yếu tố đầu vào
và đầu ra trong suốt quá trình sản xuất sẽ đánh giá lại tính hiệu quả của mô hình. Hiệu quả
của mô hình được chứng minh bằng các số liệu tài chính, vận hành, lợi nhuận. Sau đó sẽ
nhân rộng mô hình cho những hộ nông dân trồng dứa liên kết với HTX theo chuỗi sản xuất
tuần hoàn khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, HTX là hạt nhân cốt lỗi của
mô hình.
3.2. Cách thức triển khai bảo vệ giá trị sở hữu trí tuệ
Để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của Dự án, cách thực hiện như sau:
Đăng ký thành lập HTX theo qui định của pháp luật, đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn
hiệu sản phẩm, xúc tiến việc đăng ký sở hữu trí tuệ về giải pháp hữu ích đối với mô hình
nâng cao giá trị cho người trồng khóm.

7
Các bí quyết công nghệ trồng, chăm sóc cây khóm để đảm bảo năng suất, chất lượng
và sạch được bảo giữ bí mật dưới dạng bí mật kinh doanh. Tất cả các đối tác, thành viên
tham gia vào mô hình liên kết chuỗi đều được ký cam kết bảo hộ bí mật không được tiết lộ
(NDA).
Đẩy mạnh việc nghiên cứu R&D và đóng gói các bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh
cho đến khi chưa đăng ký được bảo bộ sở hữu trí tuệ.
Không ngừng phát triển năng lực cốt lỗi của đội ngũ thực thi, vận hành mô hình để
đảm bảo rằng việc triển khai mô hình là tốt nhất, tối ưu nhất, hiệu quả nhất mà các đối thủ
hoặc những đơn vị khác khó bắt chước làm theo được.

Giấy chứng nhận đăng ký thành lập HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp
Khóm Hòa Quang.
3.3. Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh BMC của dự án được thể hiện trong hình bên dưới.

8
3.4. Đội ngũ
Mô hình cơ cấu tổ chức vận hành của HTX như được thể hiện trong hình bên dưới.
Cơ cấu nhân sự hiện tại như sau:
- Nguyễn Văn Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc phụ trách mãng
điều hành chung. Lĩnh vực chuyên môn chính: Quản trị kinh doanh, hơn 7 năm kinh nghiệm
trồng và thương mại trái khóm. Sở hữu bí quyết quy trình trồng trái khóm chất lượng cao
theo hướng sạch.
- Nguyễn Xuân Duy, phó giám đốc phụ trách mãng công việc xây dựng chiến lược,
phát triển R&D, hợp tác đối ngoại, quản lý vận hành, quản lý chất lượng, phát triển thị
trường, đào tạo nhân sự chiến lược. Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị kinh doanh, công nghệ
chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, nông nghiệp, phát triển dự án đầu tư, nghiên cứu
R & D. Trên 15 năm nghiên cứu và phát triển các dự án trong lĩnh vực thực phẩm, nông
nghiệp.
- Lương Viết Tiến, phó giám đốc phụ trách mãng tài chính, pháp lý và vận hành.
Chuyên môn: Quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, nông nghiệp. Hơn 10 năm quản lý và
vận hành doanh nghiệp riêng, hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán, đã kinh
qua nhiều vị trí công việc quan trọng như: CEO, kế toán trưởng, giám đốc quản lý vận
hành,…
- Phạm Đình Văn, phụ trách trực tiếp bộ phận sản xuất. Chuyên môn: Công nghệ chế
tạo cơ khí, điện tử. Hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vận hành
trang trại nông nghiệp.

9
- Trần Thị Mỹ Hạnh, phụ trách mảng marketing, sales và quản lý bộ phận R & D.
Chuyên gia trong lĩnh vực R & D thực phẩm và an toàn thực phẩm với gần 20 năm giảng
dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Hiện là giảng viên tại Khoa Công
nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Khóm Hòa Quang.
3.5. Dự kiến nguồn vốn và nhu cầu tài trợ
3.5.1. Dự toán nguồn vốn
Dự toán nguồn vốn cần cho các giai đoạn phát triển trong thời gian tới theo kế
hoạch chiến lược phát triển của Dự án như sau:
Giai đoạn 1: Phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Tổng mức đầu tư: 2,5 tỉ
Trong đó:
- Mua đất: Chiếm 15%
- Phát triển vùng trồng mẫu: Chiếm 15%
- Xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, nhà ở,…): Chiếm 30%
- Xây dựng trung tâm nghiên cứu R & D: 10%
- Chi phí vận hành: 20%
- Chi phí khác: Chiếm 10%
Giai đoạn 2: Triển khai dự án
Tổng mức đầu tư: 3,0 tỉ

10
Trong đó:
- Xây dựng nhà xưởng: Chiếm 10%
- Đầu tư máy và thiết bị chế biến: Chiếm 30%
- Mở rộng vùng trồng: Chiếm 20%
- Nghiên cứu R & D: Chiếm 10%
- Xây dựng thương hiệu: Chiếm 5%
- Marketing: Chiếm 5%
- Chi phí vận hành: Chiếm 10%
- Chi phí khác: Chiếm 10%
Giai đoạn 3: Thương mại sản phẩm
Tổng dự toán: 3,0 tỉ
Trong đó:
- Nguyên vật liệu đầu vào: Chiếm 30%
- Chi phí vận hành: Chiếm 20%
- Marketing và sales: Chiếm 10%
- Chi phí khác: Chiếm 40%
3.5.2. Nhu cầu tài trợ
Hiện tại Dự án đang có nhu cầu tài trợ nguồn kinh phí cho giai đoạn 1 với tổng kinh
phí dự kiến 1,5 tỉ.
Các giai đoạn tiếp theo chưa được dự toán chính xác ở giai đoạn hiện tại. Các số liệu
sẽ được tính toán phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và phụ thuộc vào kết quả thực hiện ở
giai đoạn 1.
3.6. Lộ trình thực hiện
Lộ trình triển khai thực hiện Dự án như được mô tả trong bảng bên dưới. Lộ trình này
được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2023.
Giai đoạn Qúy 3/22 Qúy 4/22 Qúy 1/23 Qúy 2/23 Qúy 3/23
Giai đoạn 1 x x
Giai đoạn 2 x x x
Giai đoạn 3 x x x

11
3.7. Sản phẩm, mô hình, bản vẽ, tài liệu khác
Một số hình ảnh về mô hình sản xuất kinh doanh của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ
tổng hợp Khóm Hòa Quang.

Hình ảnh khách du lịch tour trải nghiệm tại vùng tồng khóm của dự án.

Vùng trồng khóm của dự án và sản phẩm chế biến từ trái khóm.

12
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ
4.1. Tóm tắt dự án
Dự án phát triển mô hình trồng khóm sinh thái theo hướng bền vững được triển khai
dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín nhằm gia tăng tối đa các lợi ích về mặt kinh
tế, môi trường và xã hội. Muc tiêu chính của Dự án là tăng ít nhất 25 - 30% thu nhập cho
người trồng khóm đồng thời đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững. Dự án này sẽ
được triển khai chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai trên diện tích khoảng 5ha,
sau đó sẽ được triển khai mở rộng trên diện tích vài trăm ha. Giai đoạn cuối của Dự án sẽ
cho ra các sản phẩm thương mại và kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cho những người
nông dân tham gia vào chuỗi giá trị của cây khóm theo mô hình hợp tác xã.
4.2. Đề xuất hỗ trợ
Nhu cầu cần được hỗ trợ từ các bên liên quan đối với Dự án trong giai đoạn hiện tại như
sau:
- Hỗ trợ chuyên gia giúp hoàn thiện mô hình kinh doanh
- Hỗ trợ chuyên gia đào tạo vận hành và đánh giá tính khả thi của mô hình kinh doanh
- Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu, tài sản trí tuệ khác
- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tiếp cận
các chính sách của nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.3. Cam kết thực hiện dự án
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện Dự án với sự quyết tâm và kiên trì cao nhất. Sự thành
công của Dự án không chỉ là mục tiêu mà còn là niềm đam mê, sứ mệnh cần hoàn thành
của đội ngũ Team chúng tôi. Bằng cách gửi hồ sơ tham gia cuộc thi này cũng là một trong
những nổ lực bày tỏ sự quyết tâm thực hiện thành công Dự án của cả đội ngũ Team. Hay
nói một cách khác, chúng tôi đã và đang đi trên con đường đã chọn và mọi thứ đang diễn
ra theo chiều hướng tích cực và chúng tôi đã đầu tư tiền của và thời gian công sức vào Dự
án này thì không có lý do gì để chúng tôi không tiếp tục công việc hiện tại. Tham gia cuộc
thi này như tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để chúng tôi thực hiện thành công Dự án.

PHẦN 5: SẢN PHẨM, MÔ HÌNH, BẢN VẼ, PHIM, ẢNH, TÀI LIỆU

13

You might also like