You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN DOANH NGHIỆP


ĐỀ TÀI

HỘI THẢO “CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH: CHỢ PHIÊN NÔNG SẢN –
H HUN TRÙNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TÀU BIỂN”

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lệ Mỹ


MSSV : 22132091
Khóa : 2022
Ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

TP.HCM, Tháng 10 năm 2022

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH: CHỢ PHIÊN NÔNG SẢN
1.1Sơ lược về chợ phiên nông sản
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.2 Các sản phẩm ở chợ phiên
1.1.3 Tính chất của chợ phiên
1.2 Tổng quan về chợ phiên Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Thực trạng chợ phiên nông sản sạch
1.2.2 Địa điểm, thời gian tổ chức chợ phiên
1.2.3 Quy trình đăng kí
1.2.4 Mô hình bố trí các gian hàng ở chợ phiên
1.2.5 Hoạt động quảng bá về chợ phiên
1.2.6 Cách phòng chống dịch Covid-19
1.3 Thuận lợi và khó khăn về chợ phiên nông sản
1.3.1 Ưu điểm chợ phiên nông sản
1.3.2 Nhược điểm kinh doanh chợ phiên
CHƯƠNG 2: NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC RÚT RA
ĐƯỢC
CHƯƠNG 3: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BUỔI CHUYÊN
ĐỀ

2
CHƯƠNG 1: CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH: CHỢ PHIÊN NÔNG
SẢN

1.1 Sơ lược về các sản phẩm chợ phiên


1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Thông qua buổi báo cáo chuyên đề, diễn giả Trần Huỳnh Giang
Thanh đã nêu một cách khái quát về sơ lược những sản phẩm ở chợ phiên
như sau:
Theo một cách tổng quát thì Chợ phiên Nông sản an toàn là một "thương hiệu"
của ngành nông nghiệp TP HCM khi hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như: VietGap, GlobalGap, organic (hữu cơ), chuỗi
thực phẩm an toàn TP HCM, OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tiếp cận
người tiêu dùng TP HCM và các kênh bán sỉ.

1.1.2 Các sản phẩm của chợ phiên:

Hiện nay mỗi phiên chợ có khoảng 20 gian hàng hoạt động.Để đáp ứng nhu cầu nông sản sạch
an toàn của người tiêu dùng TP.HCM, các sản phẩm tại phiên chợ liên tục cập nhật thêm nhiều
mặt hàng, phong phú về chủng loại từ rau, củ, quả đến lương thực, thịt, trái cây và đặc sản
nhiều vùng miền... Trong đó, chợ phiên cũng tạo cơ hội, ưu tiên cho sản phẩm của các tổ hợp
tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông sản trên địa bàn thành phố có thêm
thị trường tiêu thụ, quảng bá nông sản đến đông đảo người tiêu dùng

1.1.3 Tính chất của chợ phiên

Với mục đích quảng bá sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, tư vấn và giải đáp các thắc
mắc của người tiêu dung về các quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, các sản
phẩm đạt chứng nhận OCOP (mỗi xã một sản phẩm ); sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,

3
đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,… tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu
dùng.
1.2 Tổng quan về chợ phiên Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Thực trạng chợ phiên nông sản sạch
• Giấy chứng nhận:
100% các đơn vị tham gia có giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, OCOP, Hữu cơ,
hoặc tương đương
• Kiểm tra nơi sản xuất:
Giấy phép kinh doanh.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
• Kiểm tra tại chợ:
Kiểm tra ngẫu nhiên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong từng phiên chợ.
1.2.2 Địa điểm, thời gian tổ chức chợ phiên
- Chợ phiên được tổ chức vào sáng thứ 7 hằng tuần.
- Địa điểm:
➢ Nhà thiếu nhi quận 2
➢ Trung tâm văn hóa quận 5
➢ Nhà hàng Đông Hồ. Công viên Lê Thị Riêng( Quận 5)
➢ Trung tâm Văn hóa Thế thao quận Tân Bình( Quận Tân Bình)
➢ Khuôn viên Ban Điều hành KP6( khu tên lửa), khu dân cư Vĩnh Lộc
➢ CLB Rạch Miễu (Quận Phú Nhuận)
➢ Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)
➢ Nhà Thiếu nhi ( Quận 3)
➢ Công viên Bình Phú, tòa nhà Lucky Palace (Quận 6)
➢ Trung tâm Văn hóa (Quận 11)
➢ UBND quận Tân Phú
➢ Chợ Hạnh Thông Tây (Quận Gò Vấp)
➢ Khu Dân cư Him Lam (Quận Bình Chánh)
1.2.3 Quy trình đăng kí
1. Gửi giấy chứng nhận
- Nộp trực tiếp
- Zalo, email, viber,..
2. -Kiểm tra và phản hồi thông tin (3 ngày).
-Yêu cầu bổ sung giấy tờ (nếu có).
3. Thông báo kết quả và các thể lệ, tiêu chí khi tham gia.
4. Chuẩn bị:
- BTC hỗ trợ quầy, kệ
- Đơn vị tham gia chuẩn bị sản phẩm, nhân sự, tủ mát, trang thiết bị,…
5. Tham gia Chợ phiên

1.2.4 Mô hình bố trí các gian hàng ở chợ phiên


• Các gian hàng tại Chợ phiên nông sản được thiết kế và bố trí theo từng khu vực riêng
4
biệt, mang tính đồng nhất, tạo nét riêng của Chợ phiên
• Các quầy, kệ được thiết kế mang tính mang tính lưu động, dễ dàng vận chuyển và
tháo dỡ.
-Số lượng gian hàng: 20-30 gian hàng/ phiên
✓ Thi công, lắp dựng: trước 1 ngày.
✓ Tháo dỡ; sau 12 giờ ngày diễn ra.
✓ Hàng hóa trưng bày: từ 5 giờ
✓ Đơn vị tham gia: có ít nhất 1 nhân sự bán hàng à đảm bảo đủ nguồn hàng.
✓ Điện, nước, nhà vệ sinh; tại chỗ
✓ An ninh trật tự, giữ xe:lực lượng tại chỗ và tại chỗ và địa phương.
✓ Sản phẩm tham gia: bao bì, đóng gói.
✓ Niêm yết giá bán,…

1.2.5 Hoạt động quảng bá về chợ phiên.


• Lễ khai mạc
• Đồng phục cho nhân viên bán hàng
• Cổng chào
• Banner, standee, cờ phướn,…
• Website, fanpage
• Bài báo, phóng sự,…

1.2.6 Phòng chống dịch Covid-19:


• Bố trí bảng thông báo, điểm rửa tay sát khuẩn tại Chợ.
• Yêu cầu khách hàng, nhân viên bán hàng thực hiện 5K
• Trang bị cho nhân viên bán hàng khẩu trang, bao tay, kính chống giọt bắn,..
• Bố trí nhân sự thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra.
1.3 Về mặt thuận lợi và khó khăn:
1.3.1 Ưu điểm:
Hình thành chuỗi cung ứng nông sản từ trang trại đến bàn ăn
• Không thông qua trung gian
• Nông sản tươi mới
• Đa dạng chủng loại, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền.

1.3.3 Khó khăn:


• Sản xuất: việc sản xuất nông sản chưa đồng bộ, chưa được tổ chức theo các tiêu chuẩn
như VietGAP,GlobalGAP nên không thể tham gia được Chợ phiên.
• Địa điểm: sử dụng địa điểm là khu đất công. Tuy nhiên, địa điểm này không nhiều vị trí
không thuận tiện nên chợ phiên chưa bao phủ hết các quận huyện.
• Kinh phí: phụ thuộc vào ngân sách nhà nước

5
• Đơn vị tham gia: Đơn vị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn thụ động, còn tư tưởng trông
chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, chưa có chiến lược rõ ràng, định hướng cụ
thể, giá cả nông sản biến động liên tục.
• Quản bá: Công tác tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế, chưa phổ biến rộng rãi đến
người dân Thành phố
• Dịch covid: Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều Chợ phiên chuẩn bị tổ chức bị
hủy hoặc lùi thời gian

CHƯƠNG 2: NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC RÚT RA

❖ Thông qua buổi hội thảo về chợ phiên nông sản Thành phố Hồ Chí Minh , tôi học được rất
nhiều thông tin bổ ích. Đầu tiên, đó chính là khái niệm về chợ phiên cũng như mô hình phát
triển chợ phiên. Bên cạnh đó diễn giả còn cung cấp rất nhiều thông tin về các sản phẩm.
Hơn thế nữa, thông qua buổi hội thảo, sinh viên cũng có một cái nhìn tổng quát hơn về sự
an toàn và giá trị thực phẩm mà chợ phiên mang lại cho người tiêu dùng.
❖ Về kinh nghiệm thông qua buổi hội thảo, sinh viên đã nắm được một cách khái quát về
những kiến thức cơ bản về chợ phiên, để từ đó sinh viên sẽ có định hướng cần tập trung rèn
luyện những gì từ khi còn làm sinh viên đại học cần phải tích luỹ để sau khi ra trường có
cơ hội để được làm tại những doanh nghiệp và phát triển rộng rãi chợ phiên đến với cả
nước.

CHƯƠNG 3: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BUỔI CHUYÊN ĐỀ


❖ Buổi chuyên đề về “Quy trình cung ứng nông sản sạch: chợ phiên nông sản” diễn ra thành
công tốt đẹp. Đầu tiên phải kể đến sự điều hành của MC rất trơn tru và cuốn hút, giúp sinh
viên tập trung cao độ và không bị xao lãng. Về nội dung buổi chuyên đề, nội dung có slide
rõ ràng, bám sát với nội dung chủ đề chính của buổi hội thảo là quy trình hình thành và
phát triển nên một chuỗi các phiên chợ nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn giả
truyền đạt dễ hiểu và đi đúng trọng tâm nên không gây khó chịu và buồn chán cho sinh
viên nghe
❖ Tuy nhiên tôi có góp ý rằng buổi hội thảo nên nới rộng thời gian để sinh viên có thêm thời
gian trao đổi cũng như được giải đáp thêm nhiều thắc mắc nhờ các diễn giả.

You might also like