You are on page 1of 3

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐƯA BÁCH HÓA XANH XÂM NHẬP VÀO THỊ

TRƯỜNG THÁI LAN


I. Mục tiêu của chiến lược:
- Đưa siêu thị thương hiệu Việt Nam vươn mình ra tầm quốc tế
- Quảng bá hình ảnh, văn hóa của Việt Nam trên mảnh đất Thái Lan
- Gia tăng chỉ số GNP của Việt Nam về kim ngạch Siêu thị - bản lẻ.
- Trở thành 1 trong số những thương hiệu siêu thị top đầu ở thị trường Thái.
II. Phân tích thị trường:
- Hiểu rõ về thị trường Thái và hiểu rõ về chính doanh nghiệp là điều bắt buộc,
những sự phân tích, đi sâu sẽ chỉ ra cụ thể trong các yếu tố SWOT:
 S:
- Bách Hóa Xanh đang có đà phát triển vượt trội, doanh thu đang
chiếm tỷ trọng rất cao trong công ty mẹ.
- Khả năng tiếp nhận văn hóa cũng như là đáp ứng nhu cầu của khách
hàng cực kì linh động.
- Đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn rộng, thẩm định cũng như ra những
quyết định kịp thời. Khả năng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài
cũng là 1 lợi thế với Bách Hóa Xanh.
- Dòng tiền phong phú đi liền với các nguồn tài trợ từ nhiều kênh tài
trợ khác nhau.
 W:
.- Cản trở về nhân lực khi đây là lần đầu Doanh nghiệp tiến hành đưa
đứa con của mình thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
.- Kỹ năng khai thác thị trường ngoài nước cũng như là đời sống, cách
ăn uống, tín ngưỡng dân độc và hàng ngàn điều mà chỉ có người sinh
sống và làm việc trên đất nước này lâu năm mới có thể hiểu và nắm bắt
hết được.
.- Có nhiều thương hiệu siêu thị, bán lẻ trên khắp đất nước Thái Lan
như là Makro Sathorn, Don Don Donki, Siêu thị 7 Elenven, Tesco
Lotus…
 O:
.- Thị trường Thái Lan đang có những chuyển biến về kinh tế, thúc đẩy
an sinh xã hội cũng như là xóa đói giảm nghèo.
.- Mức độ bất cập trên thị trường thế giới xoay quanh những vấn đề như
chiến tranh Nga – Ukraina như giá nguyên liệu thô tăng vọt cùng với
những phát sinh trong nền kinh tế thế giới.
 T:
.- Các doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành nội địa Thái Lan có khả
năng cản trở bước thâm nhập của doanh nghiệp.
.- Các thương hiệu nổi tiếng và được người dùng tin tưởng tại thái lan
có thể không deal được giá bán tốt nhất.
.- Chính phủ Thái Lan có những chính sách gây khó với các thương
hiệu mới thâm nhập vào thị trường.
III. Chiến lược sản phẩm
1. Chất lượng sản phẩm:
Sản phẩm chất lượng là tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiêp hướng đến khi
ở bất kì nền kinh tế nào. Chất lượng sản phẩm là công cụ, vật liệu để doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như là lòng tin khách hàng, giữ chân khách
hàng trở lại siêu thị trong những lần tiếp theo.
Tất cả sản phẩm phải có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phải được
kiểm duyệt qua các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với
các cơ quan liên quan.
2. Giá thành sản phẩm:
Gía cả sản phẩm phù hợp, không chênh lệch với giá trị trường. Tăng cường
nhiều chương trình khuyến mãi giảm cho các sản phẩm.
3. Thể loại sản phẩm:
Các sản phẩm hợp tác với doanh nghiệp phải đảm bảo được số lượng cũng
như là tiêu chí sản phẩm.
Độ đa dạng là yếu tố quan trọng giúp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách
hàng.
IV. Chiến lược về dịch vụ khách hàng:
1. Dịch vụ trước bán:
Dịch vụ tới tay khách hàng từ cấp thấp nhất của doanh nghiệp, ngay khi
khách hàng tiếp cận với siêu thị. Cung cấp đầy đủ tiện ích, dịch vụ khiến khách
hàng hài lòng với doanh nghiệp như đảm bảo an toàn an ninh và các dịch vụ tư
vấn trước bán.
2. Dịch vụ trong bán:
Lựa chọn sản phẩm, tư vấn khi mua là mấu chốt để thúc đẩy sản phẩm, gia
tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đặt những kỉ cương nề nếp doanh nghiệp 1
cách chuyên nghiệp nhất để có thể phục vụ khách hàng 1 cách tận tình nhất.
3. Dịch vụ sau bán:
Sau khi mua hàng hóa từ siêu thị, doanh nghiệp sẽ chủ động thu thập
feedback sản phẩm dịch vụ từ khách hàng online để có những điều chỉnh, thay
đổi, thích nghi về nhiều mặt.
Dịch vụ tích điểm, khách hàng thân thiết cũng là 1 chính sách tốt để giữ
chân khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ bên Siêu thị.
V. Chiến lược về nhân sự:
1. Nhân sự bán hàng:
Tìm kiếm, training những nhân viên giỏi, có định hướng với doanh nghiệp.
Tạo nền móng chuyên nghiệp, tận tình từ những nhân viên cấp thấp.
2. Nhân sự lãnh đạo:
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo đơn giản tối ưu cho bộ máy, thực hiện quy
trình doanh nghiệp 1 cách ổn định và ngày càng phát triển.
VI. Đánh giá – Điều chỉnh:
Kiểm duyệt lại tất cả từ kế hoách, đề xuất tới chiến lược bán hàng… xác định
liệu có cần những điều gì khác hay không, xác định ban lãnh đạo có chuẩn với
những mục tiêu đã đề ra hay không. Nghiệm thu và xác định thời điểm đúng để có
được hiệu quả kinh doanh cao nhất
Trường hợp cần thiết hãy điều chỉnh từ những thứ ban đầu, những thứ đơn
giản nhất để đạt được kết quả tốt hơn.

You might also like