You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING


Bài Tập 4,5

Giảng viên bộ môn: ThS. Võ Ngọc Tùng


N21_MAR153_Nhóm 5
1. Phạm Nguyễn Gia Huy
2. Hoàng Vũ Hưng
3. Nguyễn Hoàng My
4. Phạm Thị Hồng Thương
5. Phạm Quốc Triệu
6. Hà Nguyễn Phương Trang
7. Ngô Thị Thanh Trà
8. Nguyễn Lê Phương Uyên
BÀI 4
1.1 Đạo đức trong phân phối
Trong việc phân phối và định giá, sinh viên cần nắm được các vấn đề đạo
đức để thực hiện công việc một cách đúng đắn và trách nhiệm. Các vấn đề
đạo đức trong phân phối và định giá có thể bao gồm:
Vấn Đề Đạo Đức Trong Phân Phối:
Trách Nhiệm và Không Gianh Đoạt: Sinh viên cần hiểu rõ về trách nhiệm và
không nên tham gia vào hành vi gianh đoạt trong quá trình phân phối.
Tính Công Bằng và Trung Thực: Việc phân phối cần tuân thủ nguyên tắc
công bằng và trung thực, tránh sự thiên vị và lạm dụng quyền lợi.

1.2 Vấn Đề Đạo Đức Trong Định Giá


Minh Bạch và Trung Thực: Định giá cần phải minh bạch, trung thực và
không được thực hiện theo cách không minh bạch, gian lận.
Tôn Trọng Giá Trị và Quyền Lợi: Sinh viên cần tôn trọng giá trị của sản
phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng khi định giá.
Những vấn đề đạo đức này rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng và minh
bạch trong quá trình phân phối và định giá.

2.1 Xây dựng Chiến Lược Phân Phối Định Hướng Đạo
Đức trên Thị Trường
Xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm
bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt
động kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của
nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị
chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng
bộ | Khi người tiêu thụ mua một sản phẩm, họ đổi một số giá trị (giá cả) để
lấy một giá trị khác. Vì vậy việc lập giá định hướng theo người mua bao hàm
chuyện hiểu được giá trị người tiêu dùng muốn có qua những lợi ích họ nhận
được từ sản phẩm và chuyện đề ra một mức giá cả phù hợp với giá trị đó.
Các lợi ích bao gồm cả hữu hình và vô hình. Khi một người tiêu dùng mua
một bữa ăn ở một nhà hàng sang trọng thì việc tính giá trị các món ăn trong
bữa ăn thật dễ dàng. Thế nhưng để tính được giá trị của những điều hài long
khác như khẩu vị, khung cảnh thanh lịch, sự thỏa mái, sự chuyện trò, địa vị,.
thì quả là rất khó khăn ngay cả đối với chính người tiêu dùng. Và những giá
trị này sẽ thay đổi theo những người tiêu dùng khác nhau và theo những hoàn
cảnh khác nhau. Như thế, công ty thường thấy rằng khó đo lường được giá trị
mà khách hàng sẽ gán cho sản phẩm của mình, mặc dù vậy người tiêu dùng
vô tình hay hữu ý, đều đang sử dụng những giá trị này để đánh giá mức giá
của một sản phẩm. nếu người tiêu thụ cảm thấy giá cả cao hơn giá trị của sản
phẩm họ sẽ không mua sản phẩm đó.
Trong việc xây dựng chiến lược phân phối định hướng đạo đức trên thị
trường, có một số tình huống cụ thể và nguyên tắc quan trọng cần được xem
xét. Dưới đây là một số điểm quan trọng từ các nguồn tìm kiếm:
1. Phân tích thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh:
Để xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả, việc phân tích thị trường và hiểu
rõ về đối thủ cũng như cơ hội và rủi ro trên thị trường là rất quan trọng. Phân
tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) có thể giúp
trong việc này.
2. Xây dựng chiến lược sản phẩm và phân phối:
Khi đã hiểu về thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm
để cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này bao gồm việc phát
triển thị trường, sản phẩm tập trung, đa dạng hóa và quản lý tốt khách hàng
mới.
3. Chiến lược phân phối đạo đức:
Chiến lược phân phối đạo đức là một bộ tài liệu nhằm triển khai và ảnh
hưởng đến quá trình cung ứng hàng hóa ra thị trường, bao gồm mô hình kênh
phân phối, hướng dẫn và chính sách. Mục tiêu của chiến lược này là phân
phối sản phẩm một cách bền vững và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
4. Quy trình và chính sách phân phối:
Mỗi chính sách phân phối có thể bao gồm mục tiêu, giảm giá, yêu cầu của
doanh số, chương trình khuyến mãi, chính sách khách hàng, chương trình
marketing, và quản lý giá trị cộng đồng.
Những nguyên tắc và tình huống cụ thể trên thị trường có thể ảnh hưởng đến
việc xây dựng chiến lược phân phối định hướng đạo đức. Việc hiểu rõ và áp
dụng chúng có thể giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và thành
công trên thị trường.
2.2 Xây dựng Chiến Lược Định Gía Định Hướng Đạo
Đức trên Thị Trường
Cửa hàng Primex đã sử dụng phương pháp: Định giá theo giá trị cảm nhận đề
định giá cho sản phẩm của mình.
Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ vào
cảm nhận của người mua về giá trị. Điều gì làm nên thành công của Primex?
Những yếu tố đảm bảo thành công của cửa hàng Primex
- Phương thức kinh doanh độc nhất vô nhị trên thế giới: Các nhân viên phục
vụ của nhà hàng không bao giờ đưa hoá đơn tính tiền cho khách mà sau khi
ăn xong, khách sẽ tuỳ ý trả tiền theo bảng giá trong thực đơn.
Đương nhiên, phương thức thanh toán này của nhà hàng Primex không thể
không gây nên sự hoài nghi. Nhiều người đặt câu hỏi: Lẽ nào nhà hàng
không sợ bị lỗ vốn? nhưng thực tế đã chứng minh được là cửa hàng không
những không bị lỗ vốn mà
còn kiếm được rất nhiều tiền và khách hàng đến với cửa hàng ngày một
đông.
Cách thức áp dụng kế sách:
Quán ăn Primex nổi tiếng và được yêu mến vì đã kinh doanh theo phương
châm để khách trả tiền tùy theo lương tâm của mình. Cách làm này đã khiến
cho thực khách luôn cảm thấy mình được quyền làm chủ tuyệt đối, được tin
cậy, coi trọng, được toàn quyền quyết định giá cả theo đúng chất lượng của
món ăn. Có lẽ cũng chính vì cảm thấy thoải mái mà thực khách không ngần
ngại trả tiền cao hơn giá trị thực của mon ăn.
Từ những thông tin trong tình huống trên ta có thể nhận thấy được đều làm
nên thành công của Primex là do cửa hàng này có cách kinh doanh độc nhất
vô nhị: "khi ăn xong khách hàng có thể tùy ý trả tiền theo cảm nhận về món
ăn mà mình thưởng thức". Không hề có bảng giá, không hóa đơn thanh toán
mà để cho khách hàng tự trả tiền theo cảm nhận của mình về món ăn, về
phương thức phục vụ của cửa hàng.
Như ông chủ của cửa hàng Primex đã nói: “tôi chỉ là một đầu bếp khi xây
dựng Primex. Với phương thức kinh doanh độc đáo tôi đã thành công...". Khi
khách hàng được tự đánh giá thức ăn và dịch vụ họ được phục vụ, họ sẽ cảm
thấy được thõa mãn, chi phí họ bỏ ra tương xứng với những gì mình nhận
được. Hơn nữa, cách thức kinh doanh này còn có thể nói là đánh vào "lương
tâm khách hàng". Không chỉ có những khách hàng ở gần đó, những khách
hàng ở xa cũng muốn đến cửa hàng để "test" thử. Họ đến cửa hàng, ngoài
việc được phục vụ những bữa ăn ngon miệng còn muốn kiểm nghiệm xem
khả năng cảm nhận và sự đánh giá của bản thân. Chính điều này càng làm
cho quán Primex nổi tiếng và đông khách hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh cách thức kinh doanh này thì cửa hàng này muốn thành
công còn cần những yếu tố khác.
* Đầu tiên là yếu tố về vị trí, chúng ta hãy để ý tới vị trí của nó. Cửa hàng
Primex ở Anh, một trong những quốc gia phát triển nhất, đặt tại thủ đô
London là thành phố được đánh gia là có giá cả đắt đỏ nhất thế giới.
* Thứ 2 là yếu tố về con người: Mức sống của dân cư ở đây rất cao do vậy
khách hàng của Primex số đông hầu như cũng là những người có khả năng
chi trả khá cao.
Bài 5
1.Ý nghĩa phức và sự phức tạp quảng cáo
trong xã hội
Quảng cáo là một lĩnh vực có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức xã hội.
Mỗi ngày, bước ra đường, bạn có thể thấy nhan nhản poster, billboard giăng
đầy trên phố. Vào đến công ty, mở Internet ra là đụng ngay loạt thư quảng
cáo mời chào. Sau một ngày làm việc vất vả, về nhà bật ti vi, bạn cũng không
thoát khỏi vô số clip quảng cáo “nhảy” vào giữa chương trình yêu thích. Rồi
cả quảng cáo trên báo chí, trên radio…Với tần suất xuất hiện như vậy, quảng
cáo không tác động đến nhận thức của bạn mới là lạ !
Quảng cáo đã và đang làm thay đổi từ thói quen mua sắm, động thái tiêu
dùng đến cả suy nghĩ, quan điểm của xã hội. Nói thế để thấy rằng việc xây
dựng những quy tắc chung về chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo, để “kiểm
duyệt” một mẩu quảng cáo trước khi nó “dội bom” vào nhận thức của công
chúng là hết sức quan trọng.
Theo Laczniak&Murphy, quảng cáo gây là những điều hết sức nguy hiểm
sau cho xã hội:
- Lôi cuốn con người chạy theo những động cơ thuộc bản năng
- Gây nên nhiều tác động khác nhau nhưng lại hoàn toàn không phải chịu
trách nhiệm về mặt xã hội
- Có tác động mạnh đến quá trình xây dựng tính cách của trẻ em
- Tạo ra những ham muốn và thèm khát không thích hợp
- Làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức trong xã hội
Đó là những lý do tại sao khi một mẩu quảng cáo chuẩn bị được tung ra, cần
phải được xem xét thật kỹ lưỡng dưới những tiêu chuẩn đạo đức nhất định.

2. Quy định quảng cáo ở Việt Nam


Không quảng cáo các sản phẩm đặc biệt: thuốc lá, bia rượu, súng và đạn
súng, hàng hóa có chất kích động bạo lực. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ,
bình bú và vú ngậm nhân tạo. Thuốc kê đơn,....
Thời lượng quảng cáo phát song song các chương trình: thời sự, phát thanh,
truyền hình trực tiếp,..
Sử dụng lời nói, hình ảnh, chữ viết cá nhân
Tin nhắn quảng cáo
Xây dựng công trình quảng cáo
Tự ý dùng từ “nhất”,”số 1” trong quảng cáo
Quảng cáo ở trước, sau và trên nóc phương tiện giao thông

3. Vấn đề đạo dức trong quảng cáo


Với thông điệp mỳ Gấu đỏ - gắn kết yêu thương, ăn một gói mỳ Gấu đỏ là
bạn đã góp 10 đồng cho những trẻ em bị ung thư...thông điệp đó đã đánh
mạnh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, tuy nhiên nhiều độc giả cho rằng sự
đóng góp thực tế chưa được tương xứng với những gì đã kêu gọi...
Thông điệp thì quá lớn, đóng góp chưa tương xứng?
Xung quanh câu chuyện Clip quảng cáo của mỳ Gấu đỏ quảng cáo trên VTV
và ngay sau khi được đăng tải trên mạng Internet, đoạn clip quảng cáo mang
tên Gấu đỏ - ký ức yêu thương đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng.
Đã có rất nhiều các ý kiến tranh luận, trái chiều nhau được đưa ra xung
quanh việc sử dụng hình ảnh các nhân vật trong đoạn clip cũng như khoản
tiền được trích ra đóng góp giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo từ việc
mua mỗi gói mỳ Gấu đỏ...

Về marketing mì gấu đỏ không sai nhưng đa vi phạm đạo đức kinh doanh,
quảng cáo
Về marketing mì gấu đỏ không sai nhưng đa vi phạm đạo đức kinh doanh,
quảng cáo
Mới đây, độc giả còn được một phen sửng sốt khi phát hiện ra: Mỳ Gấu đỏ
đã thuê 'diễn viên' để mua nước mắt của khách hàng, không ít người đã phát
hoảng khi biết được sự thật về bé Tuấn trong đoạn Clip không phải là một
đứa trẻ bị ung thư mà chỉ là một diễn viên đóng thế... Không chỉ vậy, mới
đây, trong một điều tra của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thu
thập được thông tin: Bệnh nhân được mỳ Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp
5.000.000đ viện phí?
Quảng cáo của sữa KUN
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng
núi hiện nay còn rất cao, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi khu vực miền núi phía Bắc
là 37,4%.
Thấu hiểu điều đó, KUN 100% SỮA TƯƠI quyết định khởi động dự án "Sữa
Kun Cho Em" cùng với các em bé vùng cao. Dự án được triển khai với hoạt
động trao tặng sữa Kun 100% Sữa Tươi cho các em bé ở các tỉnh Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải
Dương, Bắc Ninh nhằm cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cao giúp các em
cao lớn và tăng đề kháng để có thể học tập, vui chơi.
Với mong muốn lan tỏa tinh thần yêu thương chia sẻ, Kun hi vọng được
đồng hành cùng tất cả mọi người chung tay góp sức trong chiến dịch này cho
các em.
Đây là một việc làm ý nghĩa và đạo đức giúp người tiêu dùng sau này khi lựa
chọn sản phẩm về sữa họ sẽ cân nhắc hãng sữa KUN và chọn nhờ chiến dịch
này.

4. Tiến bộ và thách thức trong quảng cáo


Hoạt động quảng cáo được xem là một phần của hoạt động kinh doanh, giúp
thúc đẩy quá trình phân phối và tiêu dùng nên nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc
của yếu tố kinh tế xã hội. Nền kinh tế thế giới và Việt Nam thông qua các
hình thức liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, luân chuyển vốn và mở
rộng thị trường tạo sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại
sự tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, yêu cầu mở rộng thị trường của các nền
kinh tế, các công ty, doanh nghiệp là sức mạnh thúc đẩy hoạt động quảng cáo

Theo các báo cáo nghiên cứu của công ty WARC (một tạp chí chuyên ngành
về quảng cáo có uy tín lớn trên thế giới), mặc dù nền kinh tế thế giới từ năm
2008 rơi vào khủng hoảng và tới nay chưa phục hồi, gây suy giảm mạnh mẽ
tới nền kinh tế toàn cầu, nhưng ngành công nghiệp quảng cáo trong vài năm
trở lại đây phát triển khá ổn định. Hình 3.1 thể hiện doanh thu ngành quảng
cáo thế giới năm 2004 chỉ là 382 tỷ USD, năm 2013 đã vươn lên hơn 512 tỷ
USD; sở hữu một lực lượng lao động có chất xám lên đến hàng chục triệu
người và có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nên các thương hiệu
hàng đầu thế giới.
Những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ giúp sản sinh những
phương tiện quảng cáo mới, hiện đại, chuyên nghiệp hơn cùng các hình thức
quảng cáo ngày càng sáng tạo đáp ứng yêu cầu truyền tải thông điệp tới từng
đối tượng khách hàng, người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Nếu như quảng
cáo tại thời điểm mới hình thành chỉ với phương tiện quảng cáo bằng hình
thức in ấn (báo, tạp chí…), sóng phát thanh - truyền hình (radio, tivi) thì
ngày nay, quảng cáo còn được biết đến với các phương tiện kỹ thuật mới,
tiên tiến, hiện đại (di động, trang mạng…). Nhờ tiến bộ vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, quảng cáo được phát triển với đa dạng các loại vật liệu (như:
giấy, plastic, sơn, đèn néon, màn hình tinh thể lỏng, màn hình plasma…) với
công nghệ hiện đại, giúp truyền tải nội dung quảng cáo chân thực, sống
động. Các tấm biển quảng cáo kỹ thuật số đang được dựng lên cùng với các
công nghệ quảng cáo tương tác ngày càng sáng tạo hơn. Không gian quảng
cáo ngày nay bao gồm những panô khổng lồ “(biển quảng cáo lớn nhất thế
giới có diện tích 3.000m2, nằm gần sân bay King Khaled của đất nước Trung
Đông Saudi Arabia)” [1], những bảng hiệu rộng tới 400m2, những bích
chương khổ lớn di động trên xe buýt, xe điện ngầm…ở khắp tất cả các thị
trường trên thế giới.

Quảng cáo có tác động tích cực không chỉ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế mà
còn góp phần tác động tới sự phát triển văn hóa, xã hội. Quảng cáo là một
ngành dịch vụ lệ thuộc lớn vào ý tưởng sáng tạo, khai thác tối đa sự độc đáo,
tính mới lạ trong cách biểu hiện nhưng cũng chịu sự tác động của văn hóa,
thuần phong mỹ tục của mỗi quốc gia, dân tộc, nhóm cộng đồng tiếp nhận
quảng cáo. Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tính
tương tác trong xã hội ngày càng tăng cao thì trong chừng mực nhất định,
văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc cũng có tác động trở lại với quảng cáo;
giúp lựa chọn những quảng cáo phù hợp và phản hồi, loại bỏ những quảng
cáo trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy, người làm quảng cáo
không chỉ cần sự sáng tạo mà cần có vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa, truyền
thống của các đối tượng tiếp nhận quảng cáo để thực hiện cho phù hợp, đảm
bảo được hiệu quả quảng cáo cao nhất.
Để phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo tồn, phát huy được các giá trị của văn
hóa, xã hội thì nhà nước phải quản lý hoạt động quảng cáo. Tùy theo điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước mà hoạt động quảng cáo được
hình thành, phát triển trong môi trường khác nhau và cũng được pháp luật
của mỗi nước điều chỉnh, quản lý khác nhau. Năm 2012, Luật Quảng cáo ra
đời tạo hành lang pháp lý quản lý hoạt động quảng cáo, cùng với chủ trương
đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực có tác động tích cực,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo.

Như vậy, hoạt động quảng cáo tại Việt Nam đang theo xu thế chung của thế
giới, quảng cáo trực tuyến sẽ ngày càng phát triển mạnh, dần chiếm lĩnh thị
trường quảng cáo cả nước. Tuy nhiên, do trình độ phát triển về khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và trình độ quảng cáo của nước ta còn hạn chế nên trong
thời gian sắp tới quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời vẫn tiếp
tục tăng doanh thu quảng cáo. Với xu thế phát triển của các phương tiện giao
thông, đặc biệt là giao thông đường bộ cùng sự đầu tư mạnh mẽ của nhà
nước nhằm phát triển hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân
dân, quảng cáo ngoài trời vẫn phát huy thế mạnh.
Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo tại Việt Nam cũng phải đối
mặt với những nhân tố tiêu cực, tạo thách thức cho sự phát
triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường gặp khó
khăn thì các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí và chi phí cho hoạt
động quảng cáo là một trong những khoản cần phải cắt giảm đầu tiên khi
doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, hoạt động quảng cáo thời gian qua gặp
nhiều khó khăn, tình trạng các biển quảng cáo không có người thuê thực hiện
để trơ khung hoặc treo biển chờ quảng cáo xuất hiện nhiều trên các trục
đường mà mọi người có thể dễ dàng chứng kiến hàng ngày. Bên cạnh đó,
theo đánh giá của Quỹ Nghiên cứu Phát triển Quảng cáo (FAR) thuộc
Trường Đại học USC, Queensland, Úc, “mấy năm gần đây, quảng cáo ở Việt
Nam có xu hướng giảm: Năm 2000 quảng cáo chiếm 0,62% GDP; năm 2010
giảm xuống 0,54%, năm 2014 xuống còn 0,51% và dự báo năm 2016 chỉ còn
0,48% GDP” [4, tr.6].

Quảng cáo có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời nhưng thực sự phát
triển mạnh mẽ nhất khoảng hơn 100 năm trước đây, kể từ khi Mỹ vươn lên là
nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Hiện nay, quảng cáo đã trở thành một
ngành công nghiệp độc lập và lan rộng, phát triển mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ, sôi
động và đa dạng sau những năm 90, khi kế hoạch hóa tập trung, quan liêu
bao cấp kết thúc, xác lập nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện nay ở nước ta
có “khoảng 5.000 công ty kinh doanh lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, PR,
tổ chức sự kiện” [5, tr.3]. Ngoài ra, tại các tỉnh, thành phố còn nhiều những
cửa hàng dịch vụ dưới vốn pháp định cũng thực hiện làm biển quảng cáo.
Bên cạnh đó, “lực lượng 857 cơ quan báo chí, 105 báo, tạp chí điện tử, 67
đài Phát thanh - Truyền hình” [6, tr.4] cũng đang phát huy mạnh quảng cáo
trên phương tiện của mình. Với lực lượng doanh nghiệp đông đảo tham gia
kĩnh doanh lĩnh vực quảng cáo như vậy nhưng “80% ngân sách quảng cáo
tại Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi các công ty quảng cáo đa quốc
gia” [5, tr.5] dù họ có “khoảng 30 công ty quảng cáo đa quốc gia và các văn
phòng đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước
ngoài tại Việt Nam” [5, tr.5], trong khi doanh nghiệp quảng cáo của Việt
Nam chỉ chiếm được phần còn lại. Có thể thấy, các doanh nghiệp hoạt động
quảng cáo tại Việt Nam đang chịu sức cạnh tranh mạnh từ các tập đoàn,
doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ, trình độ và vốn lớn. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp của Việt Nam cũng có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên
tiến và học hỏi kinh nghiệm, từng bước mở rộng hoạt động, nâng cao khả
năng cạnh tranh…

Dù Luật Quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 tạo hành lang
pháp lý quản lý hoạt động quảng cáo nhằm thực hiện chủ trương cải cách thủ
tục hành chính trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; tạo thuận lợi
cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ của
pháp luật. Tuy nhiên, những hạn chế trong các quy định của pháp luật quản
lý hoạt động quảng cáo còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo: Một số quy định
trong Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn mang tính định tính gây
những cách hiểu khác nhau trong quá trình quản lý và việc thực hiện của các
tổ chức, cá nhân; Mâu thuẫn trong quy định về thủ tục hồ sơ thông báo sản
phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn của các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật Quảng cáo; bất cập trong quy định về quy chuẩn xây dựng
biển quảng cáo tại TT số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây
dựng… là những rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
quảng cáo và công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Nhà nước ta quan niệm: Ngành quảng cáo là một ngành kinh tế trong văn
hóa, do vậy mục tiêu của hoạt động quảng cáo không chỉ đơn thuần là lợi
nhuận mà hết sức chú trọng nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khóa VIII. Để hoạt động quảng cáo thực hiện được nhiệm vụ đó cần
có định hướng và giải pháp quản lý hoạt động quảng cáo nhằm phát huy
những nhân tố tích cực, giảm thiểu tác động của những nhân tố tiêu cực

You might also like