You are on page 1of 13

Nội dung 1

1. Đạo đức với người lao động


Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
Các vấn đề đạo đức với người lao động gồm :(trùng nhóm 4)
-Cáo giác hành vi sai trái: Người lao động phải ý thức được những tổn thất của doanh
nghiệp cũng như những mất mát của bản thân để biết nhìn nhận và tố cáo các hành vi sai
trái vi phạm chuẩn mực đạo đức.
-Giữ bí mật thương mại: Người lao động có nghĩa vụ phải bảo mật những thông tin trong
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể tạo lợi thế trước các đối thủ
cạnh tranh khác.
-Môi trường làm việc: Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường lành mạnh vì
vậy, doanh nghiệp phải luôn chú ý tới việc cung cấp đồ đủ trang thiết bị bảo hộ, thường
xuyên kiểm tra sức khoẻ nhân viên, kiểm định độ an toàn của các thiết bị trong doanh
nghiệp.
-Lạm dụng của công, phá hoại ngầm: Trường hợp người lao động có hành vi lạm dụng của
công, phá hoại ngầm, doanh nghiệp cần phải công bằng trong việc lương thưởng, đãi ngộ,
cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người
Ví dụ: Google, công ty hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin luôn tạo cho NLĐ điều
kiện làm việc lí tưởng nhất như văn phòng làm việc đẹp như mơ cùng chế độ đãi ngộ “như
thiên đường” và đầy nhân văn dành cho các nhân viên của mình. Đồ ăn và thức uống luôn
sẵn sàng cho nhân viên. Hàng năm, Google đều tặng nhân viên những chuyến du lịch miễn
phí. Nhân viên được chăm sóc đầy đủ khi làm việc tại Google,...
2. Đạo Đức Kinh Doanh đối với Khách Hàng:
• Tôn trọng khách hàng: Đặt mình vào vị trí khách hàng, quan tâm đến sức khỏe, sự an
toàn của khách hàng và việc không bị phân biệt đối xử với khách hàng
• Luôn đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm ổn định, đồng bộ cho tất cả
khách hàng. Cung cấp những sản phẩm phù hợp thực tiễn và nhu cầu chính đáng, dễ
sử dụng. Luôn không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Luôn sẵn
sàng phục vụ đối với tất cả vấn đề liên quan đến sản phẩm.
• Thái độ ứng xử lấy khách hàng làm trọng tâm, biết lắng nghe, kiên nhẫn, … và phải có
kiến thức về sản phẩm. Vì “khách hàng là Thượng Đế”.
• Chúng ta cần trung thực với chính bản thân mình, khách hàng và đồng nghiệp của
chúng ta. Không có tình huống nào có thể biện minh cho những lời dối trá, lừa dối
hoặc thiếu trung thực. Trung thực xây dựng niềm tin cho khách hàng
• Chữ tín: đây là tài sản có giá trị nhất, là nền tảng của thương hiệu và danh tiếng của.
Khách hàng dựa trên tính trung thực của chúng ta và sự tin tưởng này cần được nuôi
dưỡng và giữ gìn hằng ngày.Vì nó có thể bị hủy hoại trong phút chốc.
• Khách Hàng Là Trọng Tâm: Luôn trân trọng và hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn
các sản phẩm dịch vụ tốt nhất đối với mong đợi của khách hàng. Tập trung mọi
nguồn lực để phục vụ khách hàng, thể hiện trong cả hành động cụ thể và khi xây
dựng chính sách.
 Ví dụ: Ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 13/7 đến
18/8/2020 đã xuất hiện 9 ca bệnh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước với triệu
chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở...
Việc điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay do Công ty
TNHH Hai thành viên Lối sống mới (địa chỉ đăng ký tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng
Việc kiểm nghiệm ban đầu phát hiện trong một số sản phẩm Pate Minh Chay thuộc các lô
khác nhau có vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào
tử; vi khuẩn Clostridium botulinum có độc tố rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe,
kéo dài và dễ dẫn đến tử vong, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung. Cục đã lập biên
bản thu hồi sản phẩm, cấm sản xuất và bắt bồi thường cho người tiêu dùng.
3. Đạo đức đối với đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc giành lợi
thế về yếu tố sản xuất, khách hàng nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường. (Win – Lose)
Có 2 hình thức cạnh tranh:
• Cạnh tranh lành mạnh: Là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức
xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ
thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ.( Win
- Win)
Ví dụ: Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh giữa 2 thương hiệu sữa Vinamilk và TH True
Milk

Cả Vinamilk và TH Truemilk đều là những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, tuy
nhiên họ không dùng chiêu trò để triệt hạ đối thủ mà cùng tồn tại song song, cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường, cả hai ngoài sản xuất sữa còn sản xuất cả nước
uống tinh khiết nữa. Về cơ bản mỗi thương hiệu một vị, cả hai cũng đều rất tốt. Do
đó, lựa chọn cái nào đó là cách riêng của mỗi người.

• Cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào
trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc
khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được
tiến hành giống như một cuộc chiến (Lose - Lose). Cạnh tranh khốc liệt mang tính
tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là
sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
 Ví dụ: Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Hương Tới sản xuất, đóng gói sản phẩm bánh cốm
kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng như không có hồ sơ, giấy tờ thep quy định nhưng
lại làm nhái về mẫu mã, màu sắc giống đến 99% của bánh cốm mang nhãn hiệu Nguyên
Ninh, một thương hiệu bánh cốm uy tín, chất lượng để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
4. Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực.
- Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng: xuất hiện một số vấn đề khá nan giải đó là
phân biệt đối xử là không cho ai đó được hưởng lợi ích do định kiến về phân biệt.
• Biểu hiện : phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi
tác...
- Đạo đức trong đánh giá người lao động: người quản lý đánh giá người lao động trên
cơ sở định kiến.
Trong tuyển dụng người điều khiển các loại phương tiện cơ giới
• Sự đúng đắn: xác minh ứng viên có dương tính với ma tuý không.
• Không đúng đắn: sử dụng kết quả xác minh để trù dập, để trả thù cá nhân, để thay
thế các quan hệ khác...
- Đạo đức trong bảo vệ người lao động: Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt
động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền
làm việc trong một môi trường an toàn. 
• Sử dụng NV phải đãi ngộ tương xứng nếu không đãi ngộ xứng đáng là bốc lột.
Ví dụ: Doanh nghiệp VINAMILK trân trọng những đóng góp ý kiến nhằm giúp công ty
trở nên hoàn thiện, khen thưởng và đánh giá từng nhân viên để tạo động lực và định
hướng giúp cho nhân viên năng nỗ và hoàn thiện hơn để đống góp cho sự phát triển
của công ty.
5. Đạo đức trong hoạt động Marketting
- Đạo đức trong marketing là một quá trình mà doanh nghiệp không chỉ tập trung
tiếp thị sản phẩm sao cho bán được thật nhiều hàng, thu được thật nhiều lợi
nhuận, mà còn đem lại cho khách hàng những lợi ích thực chất, giúp xã hội và
cộng đồng phát triển bền vững.

- Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng.


Các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét
cuối cùng việc doanh nghiệp sẽ thất bại hay thành công. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự
bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hậu quả là người tiêu dùng phải chịu
những thiệt thòi lớn, sản phẩm không đảm bảo chất lượng ...
- Các biện pháp marketing phi đạo đức.
+ Quảng cáo phi đạo đức:
+ Bán hàng phi đạo đức
Sử dụng những biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của doanh nghiệp đối thủ như
gièm pha hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan
hệ làm ăn với họ. Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng không chỉ trước mắt mà
còn cả lâu dài.
Các nguyên tắc đạo đức trong Marketting:
• Trung thực: doanh nghiệp cần phải trung thực không chỉ với khách hàng mà cả với
các đối tượng hữu quan
• Trách nhiệm: doanh nghiệp có trách nhiệm trước mọi hoạt động marketing với
khách hàng và xã hội
• Tôn trọng: Doanh nghiệp cần tôn trọng nhân phẩm con người nói chung, tôn trọng
khách hàng, đối tác và của tất cả các giới hữu quan.
Ví dụ: “Thử thách Pepsi”
Điểm mấu chốt nằm ở chỗ, cả hai loại đồ uống trong danh mục "Cola" là Coca Cola và Pepsi
đều có một số điểm khác biệt cụ thể về hương vị. Trong khi Pepsi mang tạo ra vị ngọt ngay
khi tiếp xúc với đầu lưỡi thì Coca Cola lại sở hữu vị khô đặc trưng, mà thương hiệu gọi là
"cắn".
Khi được yêu cầu nếm thử các sản phẩm với liều lượng nhỏ, người dùng (đặc biệt là người
Mỹ) hầu như luôn bị hấp dẫn với mẫu thử có vị ngọt hơn. Chỉ đơn giản là vì chúng ta có một
mối liên hệ chặt chẽ với đồ ngọt. Điều đó có nghĩa, nếu được tiêu thụ một lượng lớn thực
phẩm, phần lớn mọi người sẽ có xu hướng phát ngán với đồ ăn, đồ uống có vị quá ngọt và
bắt đầu yêu thích đồ ăn, đồ uống có bảng hương vị đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nếu Pepsi yêu cầu người tham gia thử thách dùng hết một lon thức uống, kết
quả sẽ thay đổi. Họ sẽ bị thu hút bởi sản phẩm có hương vị đa dạng hơn là sản phẩm chỉ
có vị ngọt.
Vì vậy, "Thử thách Pepsi" thực chất là một Thủ thuật tiếp thị "bẩn" thông qua mánh khoé
"chỉ nếm thử một ngụm". Và trên thực tế thì chẳng có ai chỉ dừng lại ở một ngụm Cola khi
cần sự giải khát. Thay vào đó, họ sẽ uống hết cả một lon hoặc một ly đầy. Và tất nhiên,
trong trường hợp thử nghiệm này được thực hiện với một lon Cola đầy, Coca Cola sẽ
thắng.
6. Triết lý đạo đức trong kinh doanh
• Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp luôn
hướng đến trong suốt quá trình phát triển. Là những tư tưởng mà chủ doanh
nghiệp hình thành để định hướng tư duy và hành động cho toàn bộ nhân viên trong
công ty.
Ví dụ :
- Triết lý kinh doanh của Google
1. Tập trung vào người dùng và mọi thứ khác sẽ theo sau đó
2. Tốt nhất là hãy làm một thứ gì đó thực sự tốt
3. Nhanh tốt hơn chậm
4. Dân chủ trong các công việc liên quan đến web
5. Bạn không cần phải ở bàn làm việc mới cần đến câu trả lời
6. Bạn có thể kiếm tiền mà không làm gì xấu
7. Luôn có thông tin khác ngoài đó
8. Nhu cầu về thông tin vượt qua mọi biên giới
9. Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc com-lê
10. Chỉ xuất sắc thôi chưa đủ
- Triết lý kinh doanh của Toyota
1. Khách hàng đầu tiên Thần Cung cấp chất lượng
2. Mỗi người hoàn thành nhiệm vụ của mình tối đa có thể tạo ra quyền lực tuyệt vời khi tập
hợp lại với nhau, và một hệ thống quyền lực như vậy có thể tạo ra một chiếc nhẫn quyền lực
3. Không có nhiều hơn một cốc có giá trị của các nước có thể phù hợp với một lý duy nhất.
Để giữ nhiều nước hơn, bạn cần tách nhiều hơn nữa.
4. Niềm tin là quan trọng
5. Luôn luôn học hỏi và sáng tạo, và phấn đấu ở phía trước của thời đại
6. Bảo vệ lâu đài của mình
7. Việc tương lai càng không chắc chắn, quan trọng hơn là có sự can đảm này
8. Nếu mỗi người làm cho các nỗ lực chân thành nhất ở vị trí được giao của mình, toàn bộ
công ty có thể đạt được những điều tuyệt vời.
ii) các loại mâu thuẫn
1. Mâu thuẫn trong hoạt động marketing
Marketing là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả
các hoạt động marketing đều phải định hướng vào khách hàng vì họ là người phán xét cuối
cùng về việc công ty sẽ thất bại hay thành công.
Quảng cáo trung thực, quảng cáo để dễ bán hàng, không được vi phạm:
- Luật pháp và thuần phong mỹ tục.
- Xâm phạm hình ảnh quốc ca, quốc kỳ, đảng kỳ, quốc huy và hình ảnh lãnh tụ.
- Làm lầm lẫn hay che khuất tín hiệu giao thông.
- Hàng cấm, giới hạn tiêu dùng hay chưa được phép lưu hành.
- Sai sự thật, so sánh với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên bìa sách báo, xen
giữa các thông tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình; nơi có công sở, công viên, trường
học, bệnh viện, nơi thờ tự, di tích lịch sử…
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì sự thiếu đạo đức cũng khiến doanh nghiệp, bộ phận
marketing không có được một danh tiếng tốt, thậm chí làm cho danh tiếng ngày càng lu mờ
thêm, chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Vì vậy, một trong những thử thách của doanh nghiệp, công tác marketing là cải thiện niềm
tin của công chúng vào sản phẩm và cách làm marketing phải phù hợp với một chuẩn mực
đạo đức cao nhằm thu được lợi nhuận ở mức tối đa.
2) mâu thuẫn trong hđ nhân lực
- Hiểu được tầm ảnh hưởng của tâm lý làm việc đến hiệu quả công việc từ đó tập
trung vào việc xây dựng môi trường làm việc vui vẻ trong công ty để phát huy hết
năng lực của nhân viên công ty.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên cho họ cảm thấy những gì họ đóng
góp cho công ty được đánh giá cao và sự có mặt của họ là quan trọng với công ty.
- Thực hiện tốt công tác đãi ngộ nhân sự về vật chất và tinh thần là cực kì quan trọng
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của nhân viên.
iii) mâu thuẫn của các đối tượng hữu quan
1) Mâu thuẫn giữa các đối tượng chủ sở hữu
Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp 1 phần hay toàn bộ nguồn
lực vật chất, tài chính chính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, có quyền kiểm
soát nhất định đối với tài sản, hoạt động của tổ chức thông qua giá trị đóng góp.
Các vấn đề mâu thuẫn liên quan đến chủ sở hữu bao gồm 2 loại phổ biến sau:
- Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp: nhà quản lý là người trực tiếp
điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng chủ
sở hữu mới là người có quyền quyết định cao nhất.
- Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ do chủ sở hữu giao cho nhà quản lý và lợi ích của nhà quản lý :
chủ sở hữu muốn cắt giảm chỉ phí để duy trì và phát triển tài sản của mình nên không muốn
thực hiện trách nhiệm với xã hội. Nhà quản lý phải thực hiện các nhiệm vụ để mang lại lợi
ích tối ưu cho doanh nghiệp (trong đó có trách nhiệm pháp lý và đạo đức)
2) mâu thuẫn giữa các nhà quản trị
Xung đột do sự khác biệt về địa vị, quyền lực: Người có uy thế thấp hơn có thể sẽ muốn
thay đổi vị thế của mình bằng cách tạo ra xung đột để nâng cao quyền lực và tầm ảnh hưởng
của mình trong tổ chức và ngược lại.
- Do sự bất đồng trong quan điểm hợp tác công việc.
- Do khả năng quản lý yếu kém.
=>Hướng giải quyết chính cho những xung đột này là sự thương lượng giữa 2 bên hoặc có
sự can thiệp giải quyết của người thứ 3 có đủ công bằng, sáng suốt, khéo léo, khách quan
đứng ra làm trung tâm hòa giải.
3) mâu thuẫn liên quan người lao động
Người lao động là người làm công ăn lương, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực
tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp
đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc
hay chức năng.
- Người lao động phải đối mặt với các vấn đề đạo đức khi họ buộc phải tiến hành những
nhiệm vụ mà họ biết là vô đạo đức. Những người có đạo đức cố gắng duy trì sự riêng tư
trong các mối quan hệ làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng
thời tránh đặt áp lực lên người khác khiến họ phải hành động vô đạo đức. Các vấn đề đạo
đức liên quan đến người lao động bao gồm cáo giác, quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương
mại, điều kiện, môi trường lao động và làm dụng của công.
4) mâu thuẫn liên quan đến khách hàng
- Mâu thuẫn đạo đức liên quan đến khách hàng là những hành vi quảng cáo phi đạo đức,
marketing lừa gạt, sản phẩm không an toàn ( sản phẩm có khả năng gây tai nạn cao, sản
phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, sản phẩm kích thích, bạo lực,…)
- Tác hại của hành vi phi đạo đức đối với khách hàng :
+ Quảng cáo phi đạo đức và marketing lừa gạt: làm cho KH bị mất quyền tự do lựa chọn sản
phẩm, mất khả năng kiểm soát hành vi, bị lối cuốn vào những thị hiếu tầm thường, xói mòn
văn hóa.
+ Sản phẩm không an toàn: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của khách
hàng.
- Đối với sản phẩm không an toàn, nhà sản xuất hoàn toàn chủ động và có kiến thức
về sản phẩm nhiều hơn người tiêu dùng, thu được lợi nhuận cao trong khi người tiêu
dùng bị thiệt hại.
- - Doanh nghiệp phải có trách nhiệm về sản phẩm không an toàn: phải thực hiện
nghĩa vụ trọn vẹn, cẩn thận, không được cố tình ràng buộc cam kết về trách nhiệm
của khách hàng, hơn hết doanh nghiệp phải trung thực về từ ngữ trong quảng cáo.
- - Ngoài ra còn 1 số vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng khác như:
- + Không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của khách hàng (khách
hàng quan tâm đến nhu cầu ngắn hạn trước mắt như sản phẩm giá rẻ nhưng lại đòi
hỏi cả lợi ích lâu dài là không ô nhiệm môi trường, không có hại đối với sức khỏe,…)
- + Vi phạm bí mật riêng tư của khách hàng: doanh nghiệp có thể mua bán những số
liệu được lưu trữ của khách hàng (thông tin về sản phẩm đã mua, tình trạng tâm lí,
sức khỏe,…) làm cho quyền riêng tư của khách hàng bị xâm phạm
5) mâu thuẫn liên quan đến đối thủ cạnh tranh
- Cạnh tranh là nhân tố tích cực trong kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bản
thân vượt lên đối thủ, giúp nâng cao thị phần lợi nhuận, giúp nâng cao uy tính hình ảnh cho
doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn cách cạnh tranh không lành mạnh, chỉ nhìn
thấy lợi ích trước mắt mà không chú trọng đến lợi ích lâu dài, chơi xấu để hạ uy tính đối thủ,
làm suy yếu đối thủ bằng mọi cách.
- Có 4 hình thức cạnh tranh để ép giá, độc quyền; cung cấp thông tin sai lệch về đối thủ cho
chủ thầu; ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ; dùng những biện pháp thiếu văn hóa để hạ
uy tính đối thủ.
Masan một trong những doanh nghiệp sản xuất

You might also like