You are on page 1of 3

+ Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là hiện tượng tâm lý rất phức tạp và nhiều mặt, nhiều cấp độ khác
nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được
dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.
những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như sau:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con
người mới có giao tiếp thật sự khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết,
hình ảnh nghệ thuật...) và được thực hiện chỉ trong xã hội loài người.
- Giao tiếp được thể hiện ở trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung
cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.
+ Khái niệm hành vi giao tiếp
Hành vi con người bao giờ cũng có mục tiêu, mục đích và thông qua sự thúc
đẩy của động cơ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Những yếu tố tác động đến hành vi giao tiếp
• Yếu tố di truyền.
• Sự tác động của cảm xúc, suy nghĩ lên hành vi
•Môi trường xã hội
1.1.2. Vai trò và chức năng của giao tiếp
1.1.2.1. Vai trò của giao tiếp đối với cuộc sống của con người
- Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của con người, là điều kiện đảm bảo cuộc
sống bình thường của mỗi con người
+ Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người
+ Mối quan hệ giao tiếp giữa người và người vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện
có ý nghĩa và tác dụng to lớn để biến chúng ta thành người với
những giá trị nhân văn (cả về phương diện vật chất lẫn phương diện tinh thần).
, giao tiếp là một nhu cầu rất cơ bản và tất yếu của con người để con người tồn
tại với tư cách là một thực thể xã hội
- Giao tiếp giúp con người tiếp thu những kinh nghiệm xã hội lịch sử biến
thành kinh nghiệm cá nhân.
- Giao tiếp sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, nhưng cũng chính giao tiếp làm
ngôn ngữ phát triển.
- Giao tiếp là điều kiện để thực hiện hoạt động cùng nhau.
1.1.2.2. Chức năng của giao tiếp
• Các chức năng thuần tuý xã hội
+ Chức năng thông tin, tổ chức
+ Chức năng điều khiển
+ Chức năng phối hợp hành động
+ Chức năng động viên, kích thích
• Các chức năng tâm lý xã hội
+ Chức năng tạo mối quan hệ
+ Chức năng cân bằng cảm xúc
+ Chức năng phát triển nhân cách
- Chức năng định hướng hoạt động
- Chức năng nhận thức
- Chức năng đánh giá và điều chỉnh
Theo mô hình của Jacobson
Sau khi nghiên cứu về giao tiếp ông đã đề ra mô hình chức năng cho mọi giao
tiếp, bao gồm 6 thành tố, gọi là 6 chức năng trong giao tiếp.
- Chức năng nhận thức: Chức năng này yêu cầu người nói phải rõ ràng, mạch
lạc. Đây là chức năng thông tin rõ ràng.
- Chức năng cảm xúc: Chức năng này yêu cầu người giao tiếp phải tạo ra
những tình cảm tốt đẹp cho người đối thoại. Sự tiếp xúc khô khan thiếu tình
cảm, những từ ngữ cộc lốc thì khó thực hiện được chức năng này.
- Chức năng duy trì sự tiếp xúc: Người giao tiếp giỏi không bao giờ để có phút
trống rỗng trong giao tiếp. Tức là luôn tạo ra được các chủ đề giao tiếp.
- Chức năng thơ mộng: Là chức năng tạo ra những cách nói năng thú vị. Sử
dụng lời nói mang tính hoa mỹ, bóng bẩy.
- Chức năng siêu ngữ: Là chức năng lựa chọn các từ,các câu, các ý để nói ít
hiểu nhiều, nói nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Chức năng quy chiếu: Là chức năng nói phù hợp vào đặc điểm tâm lý người
nghe, với những điều mà họ mong muốn. Đây là nghệ thuật nói chuyện, nghệ
thuật vận động, nghệ thuật quảng cáo.
1.1. Phân loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:
a. Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao
tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn
ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như thông báo tin
tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật...
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ,
nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật…
b. Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp giao tiếp.
+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương
tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat…
c. Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:
+ Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một
nhiệm vụ chung theo quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
trong giờ học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao
+ Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã
quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang
nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi.
Loại giao tiếp này thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật,
hiểu biết lẫn nhau. Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
d. Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp:
+ Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên B
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc
nhóm sinh viên
+ Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán cuả
công ty A và công ty B.
Căn cứ vào thái độ và sách lược giao tiếp
+ Giao tiếp kiểu thắng - thắng: trong giao tiếp kiểu này mọi người luôn mong
muốn tìm kiếm lợi ích chung, làm cho các bên tham gia giao tiếp đều thỏa mãn
nhu cầu của mình.
+ Giao tiếp kiểu thắng - thua: là kiểu ngược với kiểu thắng - thắng. Mục đích
chủ yếu của cuộc giao tiếp này là làm sao cố gắng đè bẹp đối phương bằng mọi
cách. Ở đây người ta chỉ nghĩ rằng “Nếu tôi thắng thì anh phải thua"
+ Giao tiếp kiểu thua - thắng: với kiểu giao tiếp này người ta vội vàng làm hài
lòng hoặc nhân nhượng vô nguyên tắc miễn sao giữ được mối quan hệ tốt đẹp.
+ Giao tiếp kiểu thua - thua: khi hai bên đều cố tình chọn kiểu thắng thua để
giao tiếp với nhau, tức là cả hai kiên quyết giữ vững lập trường của
mình một cách ương bướng, thì kết quả sẽ là thua- thua.|
+ Giao tiếp kiểu thắng - thắng hoặc không hợp đồng: là kiểu giao tiếp mà trong
đó nếu hai bên không đưa ra được giải pháp có lợi cho cả hai thì thà là không
hợp tác, bởi như thế còn tốt hơn là thực hiện một giải pháp chỉ có lợi cho một
bên.

Nguyên tắc giao tiếp là gì?


Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc cơ bản chỉ đạo, định hướng
thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc với nhau, đồng thời chỉ đạo việc
lựa chọn các phương thức và phương tiện giao tiếp của con người,
• Tôn trọng đối tượng giao tiếp
• Có thiện chí trong giao tiếp
• Đồng cảm trong giao tiếp

You might also like