You are on page 1of 92

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH NGÀNH

NGÀNH THỦY SẢN SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


& ỨNG DỤNG MÔ HÌNH APT TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO NGÀNH

Chương 1. THỊ TRƯỜNG CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN…………1


1.1 Nhu cầu toàn ngành……………………………………………………..1

1.1.1 Nhu cầu toàn ngành của thế giới…………………………………………….1


1.1.2 Dự báo xu hướng cung của ngành Thủy Sản thế giới……………………..5
1.1.3 Kết luận………………………………………………………………………….8

1.2 Phân Tích Thị Trường Tiêu Thụ Của Ngành Thủy Sản Việt Nam…..9

1.2.1 Tình hình tiêu thụ……………………………………………………………….9

Các sản phẩm có mức độ tiêu thụ cao………………………………………9

1.2.2 Thị trường tiêu thụ……………………………………………………………13


1.2.3 Nhân tố chủ yếu tác động đến nhân tố cầu của ngành…………………...15

1.3 Phân tích các yếu tố đầu vào của ngành Thủy Sản Việt Nam……….15

1.3.1 Tình hình khai thác nuôi trồng, sản xuất, chế biến……………………….15

 Nguồn lợi nuôi trồng và khai thác…………………………………...15


 Chế biến thủy sản……………………………………………..............18
 Nguồn lao động trong ngành Thủy Sản……………………………..19

1.3.2 Nhân tố chủ yếu tác động đến yếu tố cung của ngành…………………...21
Chương 2. PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN…………………………...21

2.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH…21

2.1.1 Áp lực từ nguồn nguyên liệu đầu vào………………………………..21


2.1.2 Áp lực từ thị trường đầu ra…………………………………………..27

2.1.2.1 Vị thế của ngành trong thời gian gần đây……………………………27


2.1.2.2 Thị trường xuất khẩu…………………………………………………29
2.1.2.3 Thị trường nội địa…………………………………………………………..30

2.1.3 Rào Cản Gia Nhập Ngành……………………………………………36

Rào cản về đặc trưng của ngành…………………………………………….36

Chính sách của chính phủ…………………………………………………...37

2.1.4 Áp Lực Cạnh Tranh Từ Sản Phẩm Thay Thế....................................40

Đặc tính sản phẩm...........................................................................................41

So sánh về giá cả..............................................................................................43

Về các yếu tố khác………………………………………………………........44

2.2 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN…46


Chương 3. NGÀNH THỦY SẢN CÓ PHẢI LÀ NGÀNH CHIẾN LƯỢC
CỦA VIỆT NAM .........................................................................47

3.1 Quan Điểm Cá Nhân Về Sự Phát Triển, Cơ Hội Và Thách


Thức Của Ngành…………………………………………………47

3.1.1 Góc nhìn của nhà đầu tư ngắn hạn……………………………...47


3.1.2 Góc nhìn của nhà đầu tư dài hạn……………………………….47

3.2 Một Số Giải Pháp Chính Cho Ngành Trong Thời Kỳ Hội Nhập
Toàn Cầu…………………………………………………………49

Các Phụ Lục

Phụ Lục 1: Ngành Thủy Sản Việt Nam

Phụ Lục 2: Những Con Số Tổng Quan Ngành

Phụ Lục 3 : Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Ngành


Thủy Sản Việt Nam Trong Thời Gian Gần Đây
Phụ Lục 4: Chính Sách Thuế Ngành Thủy Sản Việt Nam

Phụ Lục 5: QUAN SÁT CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG NGÀNH


Mô Hình Đa Nhân Tố Với Nhóm Ngành Thủy Sản

Phụ Lục Biểu Đồ, Bảng Biểu.


PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG SỐ LIỆU

BẢNG TÊN TRANG


SỐ
1.1 Tổng sản lượng thực phẩm và phụ phẩm của ngành cá 2
1.2 Dự Báo Sản Lượng Thủy Sản Thế Giới từ 2000 đến 2030 5

A.1 Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản 28
A.2 Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản 28
BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TÊN TRANG


SỐ
1.1 Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt Thủy Sản trên thế giới 1
1.2 Cung cấp và sử dụng nguồn cá thế giới (trừ Trung Quốc) 3
1.3 Sản lượng TS cung cấp cho các ngành thực phẩm và phụ phẩm 3
1.4 Nhu cầu Thủy Sản Của Thế Giới 4
1.5 Biến Động Của Sản Lượng Thủy Sản Trên Thế Giới 6
1.6 Biến Động Của Sản Lượng Nuôi Trồng Của Thế Giới 6
1.7 Sản Lượng Thủy Sản ở Asia (Trừ Trung Quốc) 7
1.8 Sản Lượng Thủy Sản Châu Âu 7
1.9 Sản Lượng Thủy Sản Bắc Mĩ 7
1.10 Sản Lượng Thủy Sản Nam Mĩ 8
1.11 Sản Lượng Thủy Sản Châu Phi 8
2.1 Cơ Cấu Theo Tỉ Trọng Giá Trị Của Các Mặt Hàng XK Việt Nam 9
2.2 Biến Động Sản Lượng xuất khẩu tôm 10
2.3 Sản Lượng Xuất Khẩu Thủy Sản Theo Thị Trường 14
2.4 Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Theo Thị Trường 14
3.1 Diễn Biến Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác của Ngành TS 15
3.2 Diễn Biến Tổng Sản Lượng của Ngành Thủy Sản 16
3.3 Sản Lượng Thủy Sản Trong Các Vùng 17
3.4 Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Tỉ Trọng của Ngành Thủy Sản 20
3.5 Diễn Biến Lao Động Trong Ngành Thủy Sản 20
A.1 Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản 23-24
A.2 Khối lượng Thủy Sản cho hai loại sản phẩm của Thế Giới (Fao) 41
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH NGÀNH
Chương 4. THỊ TRƯỜNG CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN
1.1 Nhu cầu toàn ngành.
1.1.1 Nhu cầu toàn ngành của thế giới
Ta có thể thấy rõ nhu cầu thủy sản ngày càng tăng cao, không chỉ ở thị trường
trong nước mà cao hơn đó là thị trường thế giới.
Thị trường toàn cầu này có một mức độ gia tăng rất mạnh mẽ trong thời gian gần
đây, với nhiều nhu cầu đa dạng và phong phú, với những đòi hỏi ngày càng khắt khe.
Nhưng quan trọng nhất là thị trường này ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ tiềm
năng dành cho các nước phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và xuất thủy
sản.
Biểu Đồ 1.1: Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt Thủy Sản trên thế giới

Nguồn: THE STATE OF WORLD FISHERIES AND AQUACULTURE 2006

Dự báo nhu cầu về các sản phẩm thủy sản trên thế giới cho thấy sản lượng thủy
sản sẽ tiếp tục tăng. Sức tiêu thụ toàn cầu về thực phẩm thuỷ sản đã tăng gấp đôi kể từ
năm 1973 từ 45 triệu tấn tới hơn 90 triệu tấn vào năm 1980 và trong giai đoạn sau năm 90
tốc độ còn tăng cao hơn nữa cụ thể năm 1994 đã vượt qua mức 130 triệu tấn và dự báo
đến năm 2015 nhu cầu thủy sản có thể vượt sản lượng khai thác lên tới 180 triệu tấn. Mức
độ tăng này gấp 1,4 lần so với giai đoạn từ 1999 – 2001.
Bảng 1.1: Tổng sản lượng thực phẩm và phụ phẩm của ngành cá

Nguồn: THE STATE OF WORLD FISHERIES AND AQUACULTURE 2006

Để thấy rõ hơn mức độ nhu cầu của thế giới trong các ngành ta có thể quan sát
con số thống kê sự phân bố sản phẩm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trong các khu vực:

- Đối với nguồn lợi thủy sản trong đất liền (nguồn thủy sản nước ngọt) thì có một
tốc độ tăng đều từ 4 – 6,25% và liên tục từ năm 2000 đến năm 2005. Trong đó tốc
độ tăng của nuôi trồng tăng cao hơn so với khai thác. Song trong khoảng thời gian
từ 2000 – 2005 thì tốt độ nuôi trồng không cao bằng khoảng thời gian từ năm
2005 đến nay.
- Đối với nguồn lợi thủy sản từ biển (chủ yếu là thủy sản nước lợ và nước mặn) thì
tốc độ tăng của nguồn lợi này có mức độ tăng giảm không đồng đều tăng trong
các năm 2002, 2004 giảm trong các năm 2001, 2003, 2005. Nguồn giảm này chủ
yếu xuất phát từ sản lượng đánh bắt không ổn định, trong khi sản lượng nuôi
trồng thủy sản thì lại có một mức độ tăng đều.
- Nhìn chung sản phẩm từ thủy sản toàn cầu vẫn tăng cao và đều, nguồn lợi thủy
sản nuôi trồng thì tăng, còn mức khai thác tuy chiếm tỉ trọng lớn gần gấp đôi so
với lượng nuôi trồng nhưng lại có xu hướng giảm và đôi khi đi kèm với những
biến động bất thường khó dự báo, tại nguồn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan như thời tiết, luồng cá, nguốn lực tự nhiên…Quan sát Nhu cầu tiêu thụ thủy
sản qua các năm ta sẽ thấy rõ hơn nhu cầu toàn ngành:

Biểu đồ 1.2: Cung cấp và sử dụng nguồn cá thế giới (trừ Trung Quốc)

Nguồn: THE STATE OF WORLD FISHERIES AND AQUACULTURE 2006

Biểu đồ sản lượng tiêu thụ thực phẩm từ cá của thế giới (ngoại trừ Trung Quốc)_theo
thống kê của Fao_ cho thấy cùng với mức độ gia tăng của dân số thì tổng sản phẩm chế
biến từ ngành thủy sản nói chung có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ những năm 1970 đến nay
mức độ tăng này đã vượt cao hơn nhiều so với mức độ gia tăng dân số, từ đó đã đẩy con
số sản phẩm trên đầu người của ngành có sự gia tăng nhẹ.
Biểu đồ 1.3: Sản lượng Thủy Sản cung cấp cho các ngành thực phẩm và phụ phẩm

Đa số các sản phẩm chế biến thức ăn từ thủy sản tăng đều trong các năm. Còn phụ
phẩm từ cá để sản xuất các sản phẩm không phải thức ăn tuy có biến động nhẹ nhưng vẫn
xuất hiện một xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do thấy được tác dụng rất lớn
từ mỡ cá như dầu biodiezel và chế biến các loại thuốc như sản phẩm dầu Omega_3.

Với mức độ dân số thế giới trong các năm tới có sự tăng chậm, song với thu nhập
bình quân có sự gia tăng mạnh đã hình thành xu hướng gia tăng nhu cầu về lượng thực
phẩm có giá trị kinh tế cao thì ngành thủy sản - một ngành thực phẩm chất lượng cao - sẽ
được chú ý nhiều hơn trong tương lai. Vì ngành này không chỉ cung cấp một chất lượng
đạm lớn hơn so với các loại thức ăn khác mà còn có khả năng chế biến dễ với nhiều mùi
vị đa dạng và hấp dẫn người tiêu dùng. Theo một số quan sát cho rằng mức tiêu thụ thủy
sản tính theo đầu người vẫn duy trì ở mức 15,5kg/ người trong năm 1995 – 1996 thì sẽ
tăng lên mức 17.1kg/người tới năm 2010. Và với dân số ước tính 7 tỉ trong năm 2010 thì
nhu cầu thế giới sẽ tăng lên 119,7 triệu tấn tăng 11,2 % so với năm 2005 (đây chỉ là
con số thống kê giá trị ngành thủy sản trong chế biến thức ăn) . Và sự tăng này cũng chịu

Kg/year
16.5

16
World
15.5

15

14.5
World - excluding China
14

13.5

13
98 99 00 01 02 03
ảnh hưởng rất mạnh từ các nhân tố chất lượng cuộc sống và mức độ đô thị hóa.

Biểu Đồ 1.4: Nhu cầu Thủy Sản Của Thế Giới

Nguồn: GLOBAL FISH TRADE OVERVIEW ( EUROFISH-FAO 5/2007)


Mục tiêu của ngành Thủy Sản thế giới đã được dự báo theo số liệu nghiên cứ của Fao và
SOFIA trong năm 2006.

Bảng 1.2: Dự Báo Sản Lượng Thủy Sản Thế Giới từ 2000 đến 2030

Nguồn: WORLD FISH SUPPLY PROJECTIONS (SOFIA 2006)

Và theo dự báo thì từ nay cho tới năm 2015 mức độ tăng sản lượng trong ngành
thủy sản vẫn sẽ có một sự gia tăng đáng kể, và có lẽ sự gia tăng mạnh nhất thể hiện rõ
trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 là 22,7% trong 5 năm so sánh với hai giai đoạn tăng
2000-2004 là 7,1% và từ 2005-2010 là 3,9%. Và xu hướng gia tăng đột biến này tập trung
phần lớn xuất phát từ nguồn thủy sản nuôi trồng với mức tăng 39,65% trong 5 năm (điều
này cũng dễ hiểu do nguồn lợi thủy sản của tự nhiên ngày càng khan hiếm) .

1.1.2 Dự báo xu hướng cung của ngành Thủy Sản thế giới:
Với lượng gia tăng khá mạnh trong giai đoạn 2005 đến 2015 về nhu cầu thủy sản
của ngành thì nguồn cung sẽ tăng như thế nào trong khi nguồn lợi khai thác thủy sản trên
thế giới ngày càng có xu hướng cạn kiệt, và các khu công nghiệp thủy sản trên thế giới ra
sức hạn chế khai thác với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này.
Nếu quan sát số liệu trong quá khứ, cũng như số liệu được phân tích ở phần trên
thì ta thấy rõ sản lượng thủy sản thuộc ngành đánh bắt, khai thác cả ngoài khơi và trong
đất liền sẽ có xu hướng tăng xong biên độ tăng càng ngày càng thui hẹp, trong khi đó
biên độ tăng của nuôi trồng thủy sản thì ngày càng khẳng định vị thế trong tương lai của
mình.

Biểu Đồ 1.5: Biến Động Của Sản Lượng Thủy Sản Trên Thế Giới
16 0

14 0
M illio ns o f t o nne s Aquaculture
12 0 Catch
10 0

80

60

40

20

0
1950
1951
1952
1953
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Biểu Đồ 1.6: Biến Động Của Sản Lượng Nuôi Trồng Của Thế Giới
60
Millions of tonnes
Aquaculture
50

40

30

20

10

0
1950
1951
1952
1953
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn: GLOBAL FISH TRADE OVERVIEW ( EUROFISH-FAO 5/2007)
Sản lượng nuôi trồng của thế giới tăng mạnh mẽ là điều tất yếu bởi các nhân tố chính:
 Nhu cầu thủy sản nuôi trồng dần thay thế cho sản phẩm khai thác ngày càng khan
hiếm.
 Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật (về sinh học: lai ghép và nhân giống tái tạo
nguồn nuôi trồng mới, về chế biến thức ăn thủy sản ngày càng phát triển, nuôi
trồng chăm sóc theo hướng công nghiệp hiện đại cho năng suất cao).
 Diện tích đất dành cho nuôi trồng ngày càng gia tăng.
Ta sẽ quan sát tiếp xu hướng cung của ngành trên thế giới (trừ Trung Quốc) được dự báo
trong thời gian tới trên các thị trường:

Biểu Đồ 1.7: Sản Lượng Thủy Sản Asia (Trừ Trung Quốc)
60
Millions of tonnes
50
Aquaculture
40
Captures
30

20

10

0
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2025 2025
2025 2024 2024
2024 2023 2023
2023 2022 2022
2022 2021 2021
2021 2020 2020
2020 2019 2019
2019 2018
2018
2018 2017 2017
2017 2016
2016
2016 2015
2015
2015 2014

Biểu Đồ 1.10: Sản Lượng Thủy Sản Nam Mĩ


2014
Biểu Đồ 1.8: Sản Lượng Thủy Sản Châu Âu

Biểu Đồ 1.9: Sản Lượng Thủy Sản Bắc Mĩ

2014 2013
2013
2013 2012
2012
2012 2011
Aquaculture

2011
2011 2010
2010
2010 2009
Captures

2009
2009 2008
2008
2008 2007
2007

Aquaculture
2007 2006

Aquaculture
2006
2006 2005
2005

Captures
2005 2004

Captures
2004 2004
2003
2003 2003
2002
2002 2002
2001
2001 2001
2000
2000 2000
1999
1999 1999
1998
1998 1998
1997
M illio ns o f t o nne s

1997 1997
1996
1996 1996
1995
1995 1995
1994
1994 1994
1993
1993 1993 1992

27.5 Millions of tonnes


1992 1992
1991

Millions of tonnes
1991 1991 1990
1990 1990 1989
1989 1989 1988
1988 1988 1987
1987 1987 1986
1986 1986 1985
1985 1985

30.0

25.0
22.5
20.0
17.5
15.0
12.5
10.0
7.5
5.0
2.5
0.0
25

20

15

10

10.0

7.5

5.0

2.5

0.0
Biểu Đồ 1.11: Sản Lượng Thủy Sản Châu Phi

12.5
Millions of tonnes
Aquaculture
10.0
Captures
7.5

5.0

2.5

0.0
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
Nguồn: GLOBAL FISH TRADE OVERVIEW ( EUROFISH-FAO 5/2007)
Theo xu thế trong tương lai thì các nước trong khối Asia vẫn đáp ứng một luồng cung
ứng cao nhất trên 50 triệu tấn từ năm 2009 trở đi gấp đôi so với khu vực Châu Âu và
Nam Mĩ, gấp 3 đến 4 lần khu vực Bắc Mĩ và Châu Phi. So với hai thị trường có ưu thế về
cạnh tranh với khu vực Asia là Nam Mĩ thì trong thời gian tới có dấu hiệu tăng nhẹ, còn
thị trường Châu Âu lại có sự sụt giảm đáng kể trong thời gian tới. Nên khu vực Asia vẫn
là một khu vực có tiềm năng lớn về ngành thủy sản trong tương lai, đặc biệt là bên khâu
nuôi trồng và chế biến thủy sản.
1.1.3 Kết luận:
 Do xu hướng tăng nhẹ về dân số và tăng cao về mức sống của dân cư, nên con
người đã chú trọng hơn đến nguồn thực phẩm từ thủy sản giàu chất đạm và
bảo đảm cho sức khỏe, có khả năng chế biến đa dạng. Nên nhu cầu thủy sản
thế giới có mức độ tăng khá cao.
 Khả năng khai thác thủy sản của thế giới giảm mạnh. Do nguồn lực thủy sản
của biển và sông hồ ngày càng cạn kiệt bởi tốc độ khai thác của con người
trong thời gian qua không chú trọng khai thác đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi.
Tốc độ khai thác nhanh hơn nhiều so với khả năng tái tạo tự nhiên của nguồn
lợi này.
 Xu hướng nuôi trồng thủy sản sẽ phát triển mạnh. Đặc biệt là ở các nước trong
khối Asia.

1.2 Phân Tích Thị Trường Tiêu Thụ Của Ngành Thủy Sản Việt Nam.
1.2.1 Tình hình tiêu thụ.
Các sản phẩm có mức độ tiêu thụ cao.
Biểu Đồ 2.1: Cơ Cấu Theo Tỉ Trọng Giá Trị Của Các Mặt Hàng Xuất Khẩu VN

Biểu đồ vẽ theo số liệu của tổng cục thống kê (Niên Giám Thống Kê năm 2006)
Ta có thể dễ dàng nhận thấy từ năm 2001 đến nay mặt hàng tôm, và cá đông lạnh
vẫn là các mặt hàng chủ lực. Xong bên cạnh đó có một sự thay đổi khá lớn về cơ cấu tỉ
trọng theo mặt hàng này. Cụ thể mặt hàng tôm có xu hướng giảm mạnh trong thời gian
gần đây, trong khi đó mặt hàng cá tra, cá ba sa có mức độ gia tăng nhanh chóng. Đi cùng
với mức độ gia tăng đó là các mặt hàng về cá đông lạnh, mức và bạch tuộc cũng có sự gia
tăng đáng kể. Để thấy rõ hơn sự biến đổi này ta nên quan sát tốc độ phát triển của từng
loại.
 Tôm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu.
Mặc dù cơ cấu mặt hàng thủy sản buôn bán trên thị trường thế giới có những thay
đổi đáng kể, nhưng tôm vẫn là mặt hàng chiếm ưu thế. Dù cho tôm chiếm một khối lượng
trong tỉ trọng xuất khẩu không cao song lại có giá trị xuất khẩu rất lớn. Các mặt hàng
xuất khẩu tôm chủ yếu ở Việt Nam vẫn là tôn sú, tôm càng xanh, tôm chân trắng, tôm
hùm. Và trong những năm 2000 đến 2005 sản lượng này có mức độ tăng cao là do quá
trình nhân giống và nuôi trồng tôm phát triển mạnh mẽ, nhất là các tỉnh miền trung.

Biểu Đồ 2.2: Biến Động Sản Lượng xuất khẩu tôm

Biểu đồ thống kê sản lượng tôm trên trang: http://www.fistenet.gov.vn/DMSP/default.asp

 Tôm sú là mặt hàng tôm phổ biến nhất ở Việt Nam, được chế biến dễ dàng, dưới
nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hương vị tôm sú ngon và đậm đà hơn các loại
tôm khác. Tôm phân bố rộng từ Bắc tới Nam, sống từ ven bờ đến vùng có độ sâu
40m. Sống chủ yếu tập trung ở các tỉnh Trung.
Hiện trạng xuất khẩu : Có khoảng 300 DN chế biến tôm xuất khẩu. Khối lượng xuất
khẩu tôm sú hằng năm đạt khoảng 70-80.000 tấn, giá trị khoảng 600-800 triệu
USD.Xuất khẩu đạt giá trị cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10.
Thị trường xuất khẩu chính : Tôm sú của Việt Nam có mặt trên hầu khắp các thị
trường thế giới. Thị trường lớn nhất là Mỹ, theo sau là Nhật Bản, châu Âu và một số
nước châu Á khác.
 Tôm càng xanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt tôm ăn thơm ngon,
có vị ngọt, có giá trị xuất khẩu. Cỡ tôm thương mại trên thị hiện nay là 30 -
50g/con, giá trị nguyên liệu khoảng 80.000 – 90.000 đ/kg tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long.Tôm càng xanh sống trong các vùng có ảnh hưởng của thuỷ triều
và các hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, kênh mương, ruộng lúa có nước lưu thông
trực tiếp hay gián tiếp với các sông lớn.
Trước đây tôm càng xanh là đối tượng khai thác trong tự nhiên. Hiện nay nghề
nuôi tôm càng xanh thương phẩm đã phát triển rộng từ nguồn con giống sản xuất
nhân tạo. Không phụ thuộc vào khai thác nên khối lượng có mức độ tăng cao và
khá ổn định trong thị trường xuất khẩu.
 Tôm chân trắng, tôm hùm: đây là hai loại tôm có giá trị kinh tế rất cao xong
khối lượng khai thác còn hạn chế, nên tỉ trọng xuất khẩu cũng khiêm tốn, chủ yếu
tập trung tiêu thụ trong khu vực nội địa (đặc biệt là nhà hàng, khách sạn). Các loài
tôm này cũng đang trong quá trình nuôi thử nghiệm để tạo sự đa dạng về sản
phẩm phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
 Cá Tra và cá Basa vẫn tăng trưởng mạnh trong thị trường xuất khẩu lớn.
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là một
trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh
tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và
Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Basa Việt
Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon
hơn so với các loài cá catfish khác và có lượng Calories cao.
Nghề nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã
thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề
nuôi thương phẩm. Vào năm 1997, khối lượng xuất khẩu cá tra – basa của Việt
Nam chưa đáng kể, chỉ vài trăm tấn với giá trị hơn 1,6 triệu USD. Năm 1998, xuất
khẩu đã tăng vọt lên 2.200 nghìn tấn, đạt giá trị hơn 9 triệu USD, và đến năm
2006 con số này là 286,6 nghìn tấn đạt, giá trị 736,87 triệu USD, đây là một mức
gia tăng có tính đột phá trong ngành xuất khẩu thủy sản đã nâng cơ cấu tỉ trọng
giá trị xuất khẩu của mặt hàng này lên 34.8%.
 Loại Cá Chủ Yếu:
Cá ngừ thuộc họ cá thu ngừ (Scombridae) có giá trị kinh tế quan trọng nhất ở
biển Việt Nam.
Biểu đồ thống kê sản lượng tôm trên trang: http://www.fistenet.gov.vn/DMSP/default.asp

Loài cá này có giá trị xuất khẩu kinh tế cao, xuất khẩu dưới dạng đông lạnh và
đóng hộp, sức tiêu thụ mạnh. Cá ngừ thường tập trung thành đàn và di cư, trong
đàn thường bao gồm một số loài khác nhau. Nghề khai thác chủ yếu là lưới vây,
rê, câu và đăng.
Ngoài ra còn một số loại cá nổi nhỏ như cá nục, cá thu, cá sòng Nhật bản, cá thu,
cá chỉ vàng, cá bạc má….. Các loại cá này khai thác gần đáy, tuy dễ dàng hơn
song sản lượng khai thác vẫn chưa cao nên tiêu thụ tập trung chủ yếu ở khu vực
nội địa.
 Các loài nhiễn thể khác (Mực, bạch tuộc và nhiễn thể hai vỏ).
 Nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm (Mollusca), bao gồm các
loài mực ống, mực nang, mực tuộc là nguồn lợi hải sản xuất khẩu rất quan trọng
của Việt Nam sau tôm và cá. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được trong vùng
biển Việt Nam có 69 loài nhuyễn thể chân đầu. Sản phẩm nhuyễn thể chân đầu
của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc hoàn toàn từ khai thác tự nhiên. Cũng đã có
một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học để chuẩn bị cho hướng phát triển nuôi
một số loài mực trong tương lai, song chưa có kết quả
Xuất khẩu : Sản lượng nhuyễn thể chân đầu đã xuất khẩu hàng năm đạt khoảng
50.000-60.000 tấn, trị giá khoảng 150 triệu USD.
Thị trường : Nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị
trường theo tỉ lệ phần trăm : Nhật bản 30%, châu Á khác 23%, Mỹ 3%, EU 14%,
các nước khác trên thế giới 30.
 Nhiễn thể hai vỏ: Nhuyễn thể có vỏ là nhóm động vật thuỷ sản có độ đa dạng
sinh học phong phú. So với các loại thịt động vật, thực phẩm từ động vật thân
mềm vó vỏ có hàm lượng đạm cao, trong đó có nhiều axít amin rât cần thiết cho
con người, lượng mỡ thấp, nhiều thành phần muối vô cơ, giá trị dinh dưỡng rất
cao. Nhiều loại được xem là thực phẩm bổ dưỡng quý. Ngoài ra, vỏ của chúng
cũng có tác dụng làm đồ trang sức đắt tiền, làm dược phẩm.

Nuôi : Nhiều đối tượng nhuyễn thể có vỏ đã được nuôi như hà, nghêu, trai ngọc,
sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, ngao, vẹm xanh, tù hài, v.v…

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là nhóm loài khai thác lớn nhất trong số các loài nhuyễn
thể có vỏ ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng bãi triều. Đây là các loài có giá trị
thực phẩm cao, nhu cầu tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, nhiều đối tượng đã trở
thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Một số loài được liệt kê có giá trị xuất khẩu
lớn nhất ở Việt Nam như tu hài, ngọc trai, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, nghêu
Bến Tre, Ngao đầu, ngao vân, điệp bơi viền vàng, điệp quạt….

Thời gian gần đây ngành thủy sản đã tập trung mở rộng khu vực nuôi trồng cho
sãn phẩm nhiễn thể này vì nhận thấy đây là ngành hội tụ nhiều ưu điểm dễ nuôi,
có giá trị kinh tế cao, chi phí thấp, và có tiềm năng tiêu thụ lớn.

1.2.2 Thị trường tiêu thụ.

Thị trường Nhật Bản, Hoa Kì, EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm
thủy sản của Việt Nam.

Những kết quả đạt được của ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây
phần lớn cũng nhờ chúng ta rất tích cực trong việc xúc tiến thương mại và mở rộng thị
trường. Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 130 thị trường trên thế
giới. Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Ôxtrâylia... là những thị trường xuất khẩu chính của
Việt Nam hiện nay và trong tương lai sẽ mở rộng sang các thị trường khác nhằm cân đối
cung cầu mặt hàng thuỷ sản, đảm bảo sự tăng trưởng cả về chất cũng như mặt lượng.Tỷ
trọng giá trị xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản và EU đã chiếm khoảng 65% tổng giá trị xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Số liệu này khẳng định thêm tầm quan trọng của ba thị
trường này đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam.

Sản Lượng Xuất Khẩu Thủy Sản


Tấn

Theo Thị Trường


250000

năm 2005
200000
năm 2006
150000 năm 2007

100000

50000

0
Thị Trường

Biểu Đồ 2.3: Sản Lượng Xuất Khẩu Thủy Sản Theo Thị Trường

Nhìn nhận từ biểu đồ phân tích trên đã cho chúng ta thấy rằng thị trường xuất khẩu hàng
thủy sản Việt Nam tập trung xuất khẩu thủy sản vào 3 thị trường lớn của thế giới. Đó là
thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong tương lai Việt Nam sẽ tập trung hướng xuất khẩu
vào các thị trường mới như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...Đặc biệt là các thị
trường có sức tiêu thụ hàng thủy sản mạnh.
Biểu Đồ 2.4: Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Theo Thị Trường
Giá Trị Xuất Khẩu Theo Thị Trường

USD
900000000
800000000 năm 2005
700000000 năm 2006
600000000 năm 2007
500000000
400000000
300000000
200000000
100000000
0 Thị Trường

Về khối lượng thì Hoa Kì là thị trường có khối lượng hàng nhập khẩu của Việt
Nam cao nhất, nhưng về mặt giá trị thì Nhật Bản mới là nước chiếm tỉ trọng cao nhất. Vì
mặt hàng chính xuất khẩu sang Nhật Bản là mặt hàng tôm, như phân tích bên trên thị mặt
hàng này khá mạnh và có giá trị xuất khẩu cao. Nhưng trong thời gian gần đây do một số
vụ kiện và tính nghiêm ngặt của các thị trường này về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an
toàn thực phẩm trong thời gian gần đây đã gây ra nhiều biến động lớn.

1.2.3 Nhân tố chủ yếu tác động đến nhân tố cầu của ngành.

 Nhu cầu thế giới tăng cao cho các mặt hàng thủy sản về cá thị trắng, và các
sản phẩm nhuyễn thể …giá cả phù hợp, chất lượng đảm bảo.
 Biến động mạnh về tỉ giá, do ngành chiếm một tỉ trọng xuất khẩu lớn.
 Chất lượng sống của con người ngày càng tăng cao, VIỆT NAM là nước có
dân số trẻ. Nhu cầu đa dạng và khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm, nhất
là sự tiện lợi trong tiêu dùng.
 Sản phẩm chế biến thủy sản ngày càng phát huy được vai trò của mình trong
ngành thực phẩm chế biến: phong phú về mẫu mã, tiện lợi trong sử dụng, đa
dạng về giá cả.
 Thực phẩm chế biến từ thủy sản có hàm lượng dinh dưỡng cao (như protein,
vitamin, khoáng chất, omega_3) có lợi cho sức khỏe, mặc dù giá bán có cao
hơn so với các loại thực phẩm khác, nhưng vẫn được sự ưa chuộng của người
tiêu dùng.
 Tình hình diễn biến dịch bệnh lan rộng và khó kiểm soát của các loại thủy
cầm và gia súc trong thời gian gần đây.

1.3 Phân tích các yếu tố đầu vào của ngành Thủy Sản Việt Nam.
1.3.1 Tình hình khai thác nuôi trồng, sản xuất, chế biến.

 Nguồn lợi nuôi trồng và khai thác:


Ta có thể thấy từ năm 2001 đến năm 2007 sản lượng thủy sản khai thác lẫn nuôi
trồng tăng lên theo nhu cầu nguyên vật liệu cho ngành thủy sản chế biến. Đặc biệt thấy
rất rõ nguồn cung ứng tăng rất mạnh ở Thủy Sản nuôi trồng.

Biểu đồ 3.1: Diễn Biến Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác của Ngành
Thủy Sản

Số liệu thống kê của Bộ Thủy Sản


Do thủy sản khai thác chủ yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan về thời tiết,
luồng cá. Ngư dân đánh bắt chưa tiếp xúc được với hệ thống thiết bị hiện đại của ngành
khai thác như thiết bị thăm dò, đo độ sâu, các thiết bị đánh bắt cá mà chủ yếu khai thác
dựa trên kinh nghiệm. Bên cạnh đó chỉ tập trung khai thác gần bờ trong khi nguồn này có
nguy cơ bị cạn kiệt. Các nguyên nhân đó đã dẫn đến khối lượng khai thác thủy sản Việt
Nam có tăng nhưng không ổn định.
Ngược lại ngành thủy sản nuôi trồng thì lại có dấu hiệu gia tăng rõ rệt, nhất là từ
năm 2004 đến nay.
Biểu đồ 3.2: Diễn Biến Tổng Sản Lượng của Ngành Thủy Sản

Số liệu thống kê của tổng cục thống kê (Niên giám năm 2006)
Cụ thể với tốc độ tăng khá cao trên 12% kể từ năm 1999. Nuôi trồng thủy sản đã
đóng góp trên 40% tổng sản lượng thủy sản, với tổng giá trị nguyên liệu thu được năm
2003 là 15,4 ngàn tỷ đồng. Trong đó nuôi nước ngọt chiếm khoản 65-70% về sản lượng;
nuôi nước lợ chủ yếu là tôm, chiếm khoảng 220.000 tấn và hơn 40% tổng giá trị. Phần
còn lại từ nuôi cua và một lượng nhỏ từ cá biển và nhuyễn thể. Hai yếu tố dẫn đến sự gia
tăng mạnh mẽ này chính là sự thành công trong việc nhân giống các loài thủy sản có giá
trị kinh tế cao và nhu cầu thủy sản chế biến xuất khẩu cũng có sự gia tăng mạnh mẽ nhất
là hai loại cá tra và cá basa đã tạo nên một phong trào “ nhà nhà nuôi cá ”.
Nhưng sản lượng này vẫn không cung cấp đủ nhu cầu thị trường trong nước, Hầu
hết các nhà máy chế biến đều rơi vào tình trạng hoạt động không hết công suất của mình,
nhất là trái vụ thì chỉ hoạt động chưa tới 50% công suất. Do đó các doanh nghiệp phải
nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài hàng nghìn tấn, đặc biệt trong mùa vụ
chính thì phải mua nguyên liệu thô từ Trung Quốc là chủ yếu.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng được phân bổ khác nhau theo từng khu vực và
địa phương. Với điều kiện tự nhiên thiên phú Đồng bằng Sông Cửu Long luôn là khu vực
chiếm một sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 61 – 64% trong tổng sản
phẩm của cả nước.
Biểu đồ 3.3: Sản Lượng Thủy Sản Trong Các Vùng

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360 000 km2
vùng kinh tế đặc quyền thuận lợi cho khai thác và quan hệ giao thương xuất khẩu. Nơi
đây có một hệ thống sông ngòi kênh rạch lớn nhỏ chi chít đặc biệt là hệ thống sông
Mekong chảy qua đã mang lại cho nơi đây một nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng.
Đặc biệt là có khả năng phát triển nuôi trồng phù hợp với nhiều loại thủy sản nước mặn,
nước lợ và nước ngọt . Với diện tích đất khoảng 3,96 triệu ha trong đó đã dành 2,6 triệu
được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 65%. Điều này
càng khẳng định Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng lớn trong việc cung cấp nguồn
nguyên liệu thủy sản cho chế biến và suất khẩu. Ngoài ra, các khu vực khác trong nước
cũng gia tăng liên tục qua những năm gần đây như khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và
duyên Hải nam Trung Bộ.
 Chế biến thủy sản.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản từ năm 2000 trở lại đây có những bước
chuyển biến mạnh mẽ. Chính việc ồ ạt nuôi cá trong thời gian gần đây, cũng như nhu cầu
rất lớn của thị trường đã tạo ra một luồng gió mới trong việc mạnh mẽ đầu tư phát triển
ngành công nghiệp chế biến. Không còn hiện tượng đầu tư ‘nhỏ giọt” để đứng vững trên
thương trường và từng bước thâm nhập vào các thị trường khó tính, mà giờ đây các
doanh nghiệp chế biến mạnh dạn đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, lắp đặt đồng
bộ các dây chuyền sản xuất chuyên ngành nổi tiếng của Nhật, Đức, Mĩ và Đan Mạch với
kinh phí hàng trăm tỉ đồng với mục đích đa dạnh hóa để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa. Để các sản phẩm từ thủy sản không chỉ dừng lại ở sản phẩm mới qua sơ chế, giá
trị không cao. Việt Nam hiện nay với 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở
đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34
DN được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất
khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Và một số doanh nghiệp tiêu biểu đã tìm được cơ hội
mở rộng thị trường trong toàn ngành như các công ty Cổ phần xuất khẩu thủy sản Nam
Việt, Minh Phú, Hùng Vương là ba công ty chiếm tỉ trọng lớn trong ngành xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. Agifish, Bến Tre là các công ty đứng đầu trong chiến dịch mở rộng
thị trường trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng để thâm
nhập vào thị trường nội địa nhiều tiềm năng, chiến lược của công ty luôn gắn liền với
việc phát triển thương hiệu.

Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng là khu vực đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Với nhịp độ phát triển rất nhanh ngành công nghiệp chế biến thủy sản chiếm khoảng
52% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và đóng góp trên 56% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của vùng ĐBSCL (giai đoạn 2001 - 2005). Hiện nay, toàn
vùng có khoảng 136 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất chế biến trên
790.000 tấn nguyên liệu/năm. Tuy liên tiếp gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, thị
trường và rào cản kỹ thuật khắt khe ở nhiều nước nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp chế
biến thủy sản vùng ĐBSCL vẫn đứng vững trên thương trường và phát triển không
ngừng. Đó chính là sự năng động của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, xây
dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế,
đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí và hạ
giá thành sản phẩm. Đặc biệt nhất là luôn sáng tạo trong việc đa dạng hóa mẫu mã các
mặt hàng để dần thâm nhập thị trường nội địa, nơi có một nguồn cầu tiềm ẩn chưa được
khai thác hết.

Bên cạnh đó cũng cần nhận thấy rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
thủy sản tập trung chủ yếu vào hai mặt hàng chính là cá đông lạnh và tôm. Hai mặt
hàng được xem là thế mạnh của Ngành thủy sản Việt Nam. Trong khi đó trên thị trường
hiện nay xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn về hai mặt hàng này đại diện có thể
thấy rõ nhất là tôm thẻ chân trắng _ giống tôm đang được nuôi thử nghiệm ở Việt Nam
_ thì giờ đây bị áp lực cạnh tranh mạnh nhất từ Trung Quốc và Thái Lan làm cho đơn
đặt hàng và giá tôm sú xuất khẩu giảm đáng kể. Thêm vào đó là nguy cơ cạnh tranh từ
hai sản phẩm cá tra và cá ba sa của các nước nằm trên khu vực sông mê công như Lào,
Campuchia. Nên chúng ta nên cần chú ý nhân rộng nhiều mặt hàng thủy sản mới để
phần nào hạn chế sự biến động giá từ các quốc gia mạnh trong ngành.

Chính nguồn gốc xuất phát của ngành Thủy Sản là từ những hộ nông dân nhỏ lẻ,
sau khi nhu cầu thế giới tăng kéo theo sự ra đời của hàng loạt nhà máy chế biến xuất khẩu
thủy sản, làm cho số lượng nhà máy tăng trong khi chất lượng đầu vào và đầu ra không
được đảm bảo, lại xuất hiện những cạnh tranh không lành mạnh cạnh tranh dành giựt
nguồn nguyên liệu, cạch tranh giá với các doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường
quốc tế. Như câu chuyện tại hội chợ thủy sản thường niên ở Brussels (tổ chức cuối tháng
4/2005). Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã yêu cầu các
doanh nghiệp chỉ ký kết hợp đồng xuất khẩu cá tra, basa phi lê đông lạnh với đối tác
nước ngoài với giá không thấp hơn 2,9 USD/kg FOB. Tuy nhiên, một doanh nghiệp lớn
đã "đấm vào lưng" các doanh nghiệp nhỏ khi ký hợp đồng xuất khẩu với giá chỉ có 2,6
USD/kg FOB. Tuy điều này có thể làm doanh thu một số doanh nghiệp trong ngành tăng
cao, xong tổng giá trị toàn ngành thì lại có xu hướng giảm, và chính việc giảm giá xuất
khẩu này lại gây áp lực giảm giá cá thu mua từ hội nông dân. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ
diễn ra trong các hội chợ xúc tiến thương mại của ngành.

 Nguồn lao động trong ngành Thủy Sản


Lao động trong ngành luôn chiếm một tỉ trọng tương đối so với lao động thuộc các ngành
khác (Chiếm 4% tổng lực lượng lao động của nền kinh tế ):

Biểu đồ 3.4: Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Tỉ Trọng của Ngành Thủy Sản
Nguồn: Số liệu trên website tổng cục thống kê năm 2006
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê thì nguồn lao động hoạt động trong
lĩnh vực thủy sản ngày càng tăng cao từ năm 2001 đến nay. Và hiện tại có xu hướng giảm
dần. Do đa số lao động tăng trong lĩnh vực khai thác thủy sản ven bờ. Nhưng với tình
trạng khai thác tràn lan đã khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm mạnh mà không kịp tái
tạo và phục hồi, nên trong những năm gần đây lực lượng lao động khai thác và đánh bắt
có xu hướng giảm và chuyển sang lĩnh vực nuôi trồng. So với khai thác thì lĩnh vực này
thuộc nuôi trồng có quy mô lớn, tay nghề kĩ thuật cao, và lực lượng cũng thấp hơn, làm
cho lực lượng trong ngành tăng nhẹ và đi kèm với xu hướng giảm trong thời gian tới.
Biểu đồ 3.5: Diễn Biến Lao Động Trong Ngành Thủy Sản
Nguồn: Số liệu thống kê của tổng cục thống kê về tình hình Lao Động theo ngành năm
2006
Nhất là trong thời gian tới do các công ty trong ngành chế biến có xu hướng thu
hẹp số lượng để đảm bảo và tập trung cho chất lượng đầu ra. Cùng với cơn bão giá xăng,
và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên ven biển đẩy ngư dân chuyển hướng sang ngành nghề
khác, không trụ nổi trong ngành khai thác.

1.3.2 Nhân tố chủ yếu tác động đến yếu tố cung của ngành.
 Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào (chịu tác động chủ yếu do biến động giá
thức ăn và thuốc thú y cho thủy sản) .
 Biến động giá xăng tác động rất lớn đến ngành khai thác trên biển.
 Biến động về lãi suất (do vốn luân chuyển của ngành này, cũng như nguồn
vốn nuôi trồng thủy sản trong ngư dân phần lớn huy động thông qua tín dụng
ngắn hạn, và cho vay theo hạn mức).
 Biến động về tỉ giá (vì đây là ngành xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn).
 Hệ thống quản lý chất lượng môi trường.
 Biến động thất thường của thời tiết gây tác hại rất lớn.

Chương 5. PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN

2.3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH


2.1.1 Áp lực từ nguồn nguyên liệu đầu vào
Phải thừa nhận rằng nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào là yếu tố sống còn đối
với mọi ngành sản xuất, do đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản không
nằm ngoài quy luật này vì giá vốn của các doanh nghiệp này luôn chiếm 80 – 85% doanh
thu .Có thể thấy hai yếu tố tác động mạnh nhất đến nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành
là giá cả, chất lượng, tính ổn định, mức độ sản lượng bảo đảm cho khả năng sản xuất của
ngành.
Có một điểm đặc biệt của “nghề cá” Việt Nam so với các doanh nghiệp sản xuất
và chế biến thực phẩm thủy sản trên thế giới là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Trên thế giới thì các công ty sản xuất luôn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
trước. Còn các nhà máy chế biến được xây dựng khi đã xác định được sự ổn định của
nguồn nguyên liệu đầu vào tới 80%. Đa số nguồn nguyên liệu đầu vào của họ là từ nguồn
nuôi trồng với quy mô công nghiệp, xác lập được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo được
khâu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, và nhất là đảm bảo được nguồn cung ứng
kịp thời để phát huy hết công suất máy.
Còn Việt Nam thì ngược lại, các nhà máy chế biến được xây dựng vì thấy nhu cầu
nhập khẩu ngày càng tăng, mức lợi ngày càng nhiều mà không chú ý đến tính ổn định và
phù hợp của nguồn nguyên liệu. Khi các nhà máy ra đời nguyên liệu thiếu, giá nguyên
liệu tăng đột biến, người nông dân lũ lượt đi đào ao thả cá. Có thể thấy rõ vào thời điểm
khoảng tháng 4/2007 khi cơn sốt cá rộ lên, có lúc giá cá lên tới 17.000 đ/kg đã khiến
không biết bao nhiêu người ào ạt lao vào mua đất và thuê ao. Khu vực quan sông hậu thì
tại huyện Chợ Mới An Phú (An Giang), hay ở cù lao Tân Lộc (huyện Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ) giá đất tăng đột biến năm 2006, đất chỉ có giá 50 - 70 triệu đồng/công, vị
trí tốt khoảng 100 triệu đồng/công, nay vọt lên 150 - 200 triệu đồng mà chưa chắc gì mua
được. Có khu đất ngày trước còn là vườn nhãn vườn xoài….xum xuê, nay tất cả đều “hi
sinh” để nhường đất cho cá da trơn. Theo số liệu đến tháng 8/2007, toàn vùng có tổng
diện tích nuôi cá tra, ba sa trên 5.600 ha. So với năm 2000, diện tích này đã tăng trên 10
lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Nhưng vấn đề cơ bản ở đây không phải là việc nuôi cá ồ ạt là không tốt, vì
nguyên liệu cá vẫn còn thiếu trầm trọng. Bảo đảm chất lượng và sản lượng đầu ra mới là
vấn đề cần được quan tâm nhất. Để nuôi được một lứa cá khỏe mạnh, cho năng suất cao,
mà không bị vi phạm về chất lượng VSAT thực phẩm là một điều không dễ dàng_ điều
này chỉ có người nuôi lâu năm mới hiểu được. Như ở cá tra gặp rủi ro nhất là ở thời điểm
giao mùa, cá hay bị bệnh hàng loạt nếu không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị trắng tay, hơn
thế nữa nếu cá gặp bệnh thì việc không để nhiễm dư lượng kháng sinh là một điều rất
khó, vì khi cá có biểu hiện hết bệnh thì ít nhất 3 tuần sau kháng sinh mới tự giải trong thịt
cá, mà thường người dân không chờ đợi đến lúc ấy vì tăng thời gian nuôi, chi phí tăng
cao, tỉ lệ hao hụt càng nhiều, mà thường giá đầu ra vẫn không thay đổi. Chính sự phát
triển hàng loạt của những ao nuôi cá càng khiến rủi ro về chất lượng sản phẩm của các
nhà máy chế biến càng lớn. Nếu có xảy ra trường hợp doanh nghiệp bị cấm cửa tại một
thị trường xuất khẩu nào đó vì có dư lượng kháng sinh trong sản phẩm, thì cả thị trường
xuất khẩu có nguy cơ bị tê liệt hoàn toàn.
Hơn thế nữa nơi mà hoàng loạt ao nuôi cá đang được đào lên nhưng lại thực hiện
một chu trình ngược, tức là thay vì xây dựng mô hình nuôi sạch, tạo thị trường rồi phát
triển dần để đảm bảo tính bền vững. Còn ở đây, họ lại ào ạt nuôi rồi đến khi gặp rủi ro về
sản phẩm mới có thể tính chuyện nuôi cá sạch. Họ chỉ quan tâm đến việc lấy nước vào
nuôi, mà không hề quan tâm đến việc xây dựng ao lắng để xử lý nguồn nước sau khi nuôi
. Mà sau mỗi vụ thì hàng loạt nước được trực tiếp thải ra sông bất kể môi trường ô nhiễm
và mầm bệnh. Đối với chất cặn bã, đa phần người nuôi cá sử dụng phương pháp lắng
xuống đáy ao rồi sau đó nạo vét theo định kỳ. Tuy nhiên, đôi khi tìm nơi thải cho chất
cặn bã này lại là một việc nan giải. Người nuôi có đất vườn rộng rãi có thể hút lên bón
cho cây. Riêng những người tìm đến vùng đất mới thuê hoặc mua đất thì giải pháp cho
vấn đề này thường là... "của sông trả về cho sông". Chất thải cặn bã lại tiếp tục trở thành
gánh nặng cho các dòng sông, con rạch.
Và mối nguy hại của việc nuôi trồng ồ ạt không chỉ dừng lại ở đó, vì nhu cầu nuôi
cao đã đẩy giá con giống lên rất cao. Giá con giống tăng từ 400đ lên 2000 – 3000 đ cũng
vào thời điểm đó, nhưng đáng lo ngại nhất là chất lượng con giống. Vì cá giống bị hút
hàng nên những khu sản xuất giống đã ép cá sinh sản với tốc độ chóng mặt như sử dụng
các chất kích thích dục tố ép trứng, cá sinh sản không đúng mùa vụ nên chất lượng giảm
rất mạnh cụ thể tỉ lệ hao hụt trong quá trình thả vụ trước là 10% vụ này lên từ 20- 30%.
Qua ví dụ nhỏ trên cũng có thể cho ta thấy được những vấn đề bất cập trong khâu
quản lý nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Các địa phương quản lý không chặt chẽ khâu
nuôi trồng thủy sản này, không có sự kết hợp giữa nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản cũng như môi trường sinh thái không quản lý được. Và quan trọng hơn hết là yếu tố
chất lượng và sự ổn định của nguyên liệu thủy sản nội địa vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn đến biến
động giá nguyên liệu đầu vào rất mạnh khiến cho người sản xuất không kiểm soát được là
lẽ tất nhiên.
Biểu Đồ A. 1: Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản
Số liệu thị trường 6 tháng ( 10/2007 – 3/2008 )

Biểu đồ thể hiện tính biến động thất thường của nguồn nguyên liệu thủy sản.
Chính biến động giá đầu vào trong thời gian gần đây đã gây áp lực rất lớn cho các hộ
nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quý 1/ 2008 thị trường sản xuất cá phải thu
hẹp do nhiều yếu tố như USD giảm giá mạnh, giá thu mua nguyên liệu cá cũng giảm, lãi
suất cho vay tăng cao, giá thức ăn cho cá tăng 30 – 40%. Chi phí nuôi cá tăng cao hơn giá
bán, thiệt hại của người nuôi cá trong thời gian gần đây ước tính lỗ gần 200 tỉ đồng.
Nguồn nguyên liệu mà các công ty sản xuất thu mua trong nước phần lớn là từ
các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, không có xuất xứ rõ ràng, không kiểm tra được khâu nuôi trồng
và vệ sinh an toàn thực phẩm, và đặc biệt là sẽ không có gì chắc chắn về sự ổn định của
giá cả và sản lượng đầu vào. Đó là điều tất yếu, và theo như quan sát ghi nhận từ các
công ty chế biến thủy sản lớn như Nam Việt, AGF, Minh Phú đều cho rằng họ chỉ sản
xuất được 50 – 70% công suất máy trung bình trong 1 năm, những thời điểm trái mùa thu
hoạch, nguyên liệu đông lạnh trong kho cũng không đáp ứng kịp thì con số này còn
xuống thấp nữa. Và đây cũng là lí do các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến xây
dựng các kho lạnh với quy mô lớn.

Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng xây dựng kho đông lạnh
với quy mô lớn, con số đó rất ít. Mà thậm chí có nhà máy đông lạnh thì nguồn nguyên
liệu cá vẫn thiếu. Đã thành "thông lệ", cứ sau tết là các nhà máy chế biến thuỷ sản
ĐBSCL lại rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Thiếu nên giá thu mua bị đẩy lên dẫn tới
giá XK thuỷ sản tăng làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản VN.

Từ đầu năm đến nay, các nhà máy chế biến thủy sản Cà Mau chỉ hoạt động được
chưa tới 30% công suất. Tình trạng này được dự báo là sẽ còn kéo dài tới đầu quý II năm
nay. Nguyên nhân do nguồn tôm sú nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm
trọng. Trong tháng 1/2008, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau lên tới mức 160.000đ/kg
(loại 20 con/kg), và 104.000đ/kg (loại 30 con/kg) ... Còn theo Hiệp hội Chế biến Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thì tình trạng này vốn đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Theo đó, cứ vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến đầu tháng 5 năm sau là các
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản lại lao đao vì nguyên liệu tôm, cá ... bị thiếu hụt nghiêm
trọng. Riêng từ tháng 9/2007 đến nay, bình quân, mỗi nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt
động được 40% công suất.

Để bù đắp cho nguồn nguyên liệu bị thiếu, từ đầu năm tới giờ, nhiều doanh
nghiệp chế biến thủy sản đã phải chạy đôn chạy đáo đi nhập khẩu nguyên liệu từ các
nước khác. Theo số liệu Hải quan, tính đến tháng 12/2007, VN đã NK nguyên liệu thủy
sản từ trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Từ năm 2004 trở về trước, giá trị nhập đạt khoảng
90-100 triệu USD/năm. Giai đoạn 2005-2006, giá trị nhập đạt khoảng 200 triệu
USD/năm. Hiện tại, các loại thủy sản nguyên liệu được NK chủ yếu là các loài mà Việt
Nam không có hoặc có nhưng nguồn lợi không dồi dào như tôm đông lạnh (chiếm
khoảng 27%), cá đông lạnh (cá hồi, cá biển, cá hộp... 38%), mực, bạch tuộc (6%), các
loại thủy sản khác (tôm hùm, nghêu sò... 28%). Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính
cho VN gồm: Trung Quốc - Hồng Kông, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Ðài Loan, ASEAN, Thái Lan
và các nước khác. Theo dự báo của Bộ Thủy sản, từ nay đến năm 2010, NK nguyên liệu
thủy sản của VN sẽ tăng từ 8- 10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm. Đây là
một hướng đi cần thiết, vì năng lực chế biến, cấp đông hiện nay của ngành thủy sản Việt
Nam đã cao hơn nhiều so với sản lượng khai thác và nuôi trồng trong nước. Xong nguồn
nguyên liệu nhập cũng cần phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và VSAT thực phẩm và
nguồn gốc sản phẩm.

Không chỉ có nguyên vật liệu trong ngành nuôi trồng gây thiệt hại lớn cho hoạt
động chế biến xuất khẩu, mà ngành khai thác thủy sản cũng không nằm ngoài xu hướng
đi xuống này. Giá dầu ngày càng tăng đã đẩy không biết bao nhiêu ngư dân vào hoàn
cảnh bán tàu cá chuyển nghề, còn những hộ ít khó khăn hơn thì tàu cá đành phải nằm bờ
do chi phí cao tăng nhanh hơn nhiều so với giá cá, gây lãng phí năng suất khai thác và
sức lao động. Qua thống kê ở Kiên Giang hiện nay có khoảng 1.100 phương tiện đánh bắt
hải sản phải tạm ngưng hoạt động, chiếm 15% so với tổng phương tiện đánh bắt của toàn
tỉnh; còn lại khoảng 85% phương tiện chỉ hoạt động cầm chừng do sản phẩm khai thác
được sau khi tính toán cân đối chi phí chỉ hoà vốn hoặc lỗ, các tỉnh ở miền Trung cũng
chịu hoàn cảnh tương tự. Nhưng nếu ra khơi cũng không phải là giải pháp hay vì sản
lượng đánh bắt thấp, giá cá hạ, tư thương ép giá, giá dầu tăng cao... là những nguyên
nhân khiến ngư dân rơi vào cảnh "trơ mắt" nhìn tàu thuyền nằm bờ. Đơn giản là càng đi
biển càng lỗ.

Một thực trạng nữa đang xảy ra là do sự khai thác quá mức cho phép khiến nguồn
lợi thủy sản ven bờ và vùng lộng suy giảm nghiêm trọng, trong đó nhiều loài đang đứng
trước nguy cơ bị cạn kiệt. Trong thời gian tới theo quy hoạch đến năm 2010 lộ trình cắt
giảm 36 000 tàu cá sẽ được triển khai. Và đến năm 2010, toàn quốc chỉ còn 50.000 tàu cá
hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện tại Việt
Nam có khoảng 95.388 tàu, trong đó trên 86.000 chiếc đang đánh bắt cá trên các vùng
biển còn lại là vùng sông lớn. Việc cắt giảm này dựa trên cơ sở cân đối giữa năng lực
đánh bắt thực tiễn của số lượng tàu cá hiện có và khả năng cho phép khai thác các nguồn
lợi thủy sản trên các vùng biển. Nên trong thời gian tới lượng thủy sản khai thác sẽ có
mức độ tăng chậm, và chuyển đổi dần sang khai thác xa bờ vì trữ lượng này còn nhiều.
Giải pháp này được triển khai nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào sự phát triển và
hướng đi của ngành đánh bắt xa bờ trong thời gian tới.

Còn một đểm yếu của nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào của ngành đó là thông
tin của nhà cung cấp đầu vào. Các nhà xuất khẩu nguyên liệu thủy sản nước ngoài rất chú
ý đến vấn đề này, vì thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà
cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Song cũng cần nhận thấy một thực tế do chưa xây
dựng và quy hoạch vùng nuôi trồng một cách đồng bộ, nhà máy đa số thu mua trực tiếp
qua các hộ nuôi cá nhỏ lẻ hay mối lái, không ít nắm rõ thông tin về nguồn nguyên liệu
cung cấp, và sự thu mua này chủ yếu dựa trên cơ sở tin nhau là chính. Hạn chế ở đây
cũng một phần vì việc xây dựng nhà máy quá nhanh mà nguồn nguyên liệu đầu vào
không chủ động tăng theo kịp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng gặp hoàn
cảnh này, một số doanh nghiệp rất năng động và sáng tạo, linh hoạt trong các giải pháp
giải quyết tốt số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào như Agifish An Giang
đã xây dựng mô hình khu liên hợp cá sạch, Nam Việt mở xây dựng các khu vực nuôi cá
chuyên nghiệp và câu lạc bộ nuôi cá sạch, công ty xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre
áp dụng mô hình liên kết với các hộ nuôi để thực hiện qui trình GMB (qui trình nuôi sạch
khép kín từ khi cấp giống đến nuôi). Bên cạnh đó cũng có một thuận lợn cho các nhà sản
xuất và xuất khẩu thủy sản là do tiến bộ thời đại công nghệ thông tin nên ta có thể tìm
kiếm các nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước bạn với chi phí hợp lí.

Nếu xét riêng về yếu tố cạnh tranh về giá cả và chất lượng đầu vào của các nhà
cung cấp nguyên liệu thì chưa được quan tâm đúng mức. Có thể thấy rõ điều này do các
nguyên nhân sau:

 Phần lớn nguyên liệu thủy sản của Việt Nam còn thiếu, chất lượng không
đồng đều, không có một hệ thống kiểm tra, phân tích chất lượng đầu vào
chặt chẽ (trừ một số công ty có thương hiệu nhưng con số này chiếm tỉ
trọng khá thấp so với gần 200 DN xuất nhập khẩu mặt hàng này), đa số
các cơ sở chế biến thu mua nhỏ lẻ từ các hộ dân. Cũng chính vì yếu tố sản
xuất quy mô nhỏ, không tập trung chuyên môn hóa nên ngư dân không thể
quyết định được giá cả đầu ra cho chính sản phẩm của mình.
 Giá cả nguyên liệu đầu vào phụ thuộc rất nhiều tính biến động của các hợp
đồng xuất khẩu, và các vụ kiện, lời cảnh báo về chất lượng của các lô hàng
xuất khẩu…ngư dân luôn ở thế bị động, mà họ lại là người chịu tác động
lớn nhất từ biến động giá thất thường này.

 Ta có thể phải thừa nhận rằng ngành Thủy Sản Việt Nam chưa có những bước đi
đồng bộ, thiếu tính bền vững, chưa thể xây dựng theo hướng một ngành công nghiệp
cá. Chính mức lời cực kì hấp dẫn trong thời gian qua của ngành đã dẫn đến hiện
tượng đua nhau tham gia vào ngành mà không hề quan tâm đến rủi ro của nó. Chính
quyền các tỉnh không có chính sách quy hoạch rõ ràng cụ thể, hiệp hội thì chưa đưa
ra một lộ trình hợp lý cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến thủy sản.

Trong thời gian ngắn hạn sắp tới ngành nuôi trồng thủy sản có khả năng bị thu
hẹp. Các doanh nghiệp chế biến nếu không biết chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho
mình thì lãng phí công suất máy là điều khó tránh khỏi, doanh thu dự kiến sẽ giảm mạnh
trong giai đoạn này. Các hộ ngư dân sẽ là người đầu tiên cảm nhận được sự thua lỗ rất
lớn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Mà số tiền đầu tư của họ chủ yếu từ vay ngân
hàng, lỗ lại chồng thêm nợ, nếu chính phủ không có biện pháp cứu nguy trong thời gian
này e rằng người dân sẽ mất niềm tin vào nghề cá, báo hiệu sự thiếu nguyên liệu trầm
trọng trong tương lai. Có thể khẳng định đối với ngành thủy sản Việt Nam rủi ro do việc
cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào là rất lớn.

2.1.2 Áp Lực Từ Thị Trường Đầu Ra:

Như chúng ta đã phân tích nhu cầu của ngành thủy sản thế giới trong thời gian tới
là khá lớn. Vậy khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam đang ở vị thế nào?
Bước tới đây chúng ta cùng phân tích thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa của Việt
Nam để thấy rõ hơn hướng đi và khả năng của ngành.

2.1.2.1 Vị thế của ngành trong thời gian gần đây:


Trong năm 2003 Việt Nam đã có những nước tiến quan trọng đánh dấu vị trí của
mình trong ngành thủy sản.
Bảng A. 1: Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản
Nguồn: REGIONAL REVIEW ON AQUACULTURE DEVELOPMENT
ASIAN AND THE PACIFIC 2005
Và nếu quan sát về tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng cao
đứng thứ 6 trong xếp hạng mức tăng về khối lượng với mức tăng trung bình là 12.7%,
nhưng lại được đánh giá cao hơn về giá trị xuất khẩu với mức tăng trung bình 14.9% và
xếp hạng thứ 4.
Bảng A. 2: Biến Động Giá Cả Một Vài Mặt Hàng Thủy Sản
Nguồn: REGIONAL REVIEW ON AQUACULTURE DEVELOPMENT
ASIAN AND THE PACIFIC 2005
Năm 2004 Việt Nam dẫn đầu top thị trường xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Năm 2005 Việt Nam lại tiếp tục thiết lập thế mạnh của mình trong tổng tỉ trọng xuất khẩu
thủy sản trên toàn thế giới ( Theo Báo cáo về Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản thế giới do
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc (FAO))

Xếp hạng theo tỉ trọng ngành nuôi trồng thủy sản của các nước Asian
• China 32.4 million tonnes (67 %)
• India 2.8 ( 6 %)
• Viet Nam 1.4 ( 3 %)
• Indonesia 1.2 ( 2 %)
• Thailand 1.1 ( 2 %)
• Bangladesh 0.9 ( 2 %)
• Japan 0.7 ( 2 %)
• Chile 0.7
• Norway 0.7
• Philippines 0.6
• Total world 48.1 million tonnes

Tổng kết cho giai đoạn 2002-2004: trong tốp 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhất về NTTS ( Nuôi trồng thủy sản ), Việt Nam là nước đạt tốc độ 30,6%/năm -cao thứ
2 thế giới, đứng sau Mianma đạt 25,1%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (24%), Hà Lan (20%),
Hàn Quốc (16,9%), Iran (16,5%), Ai-cập, Chilê, Thái Lan và Mỹ, mỗi nước đạt tốc độ
trên 10%.

Xuất khẩu TS của VN luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao đến kinh ngạc. Nếu
như năm 1996, VN xuất khẩu TS mới đạt 670 triệu USD, thì sau 10 năm, con số trên đã
lớn nhanh... ngoạn mục: 3,6 tỉ USD vào năm 2007. Bình quân mỗi năm, xuất khẩu TS
VN tăng trưởng 16,5% - gấp đôi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nền kinh
tế VN (8%). Đặc biệt, so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng của năm 2006 lên tới 24,5%.
Và 10 loài thủy sản được nuôi phổ biến nhất gồm (theo thứ tự) : cá trắm, hàu, nghêu/sò,
các loại cá nước ngọt, tôm, cá hồi, vẹm, cá rôphi, điệp và các loại cá biển.
Ta thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây luôn duy trì
được vị thế dẫn đầu trên thị trường thế giới, càng khẳng định hơn khả năng và tiềm lực
của ngành này. Vậy nhu cầu của thế giới đối với ngành thủy sản Việt Nam là rất lớn,
nhưng nhu cầu này có bền vững hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và giá
cả của sản phẩm thủy sản Việt Nam.

2.1.2.2 Thị trường xuất khẩu


Theo số liệu mới nhất của Hải quan, 9 tháng đầu năm 2007 nay thủy sản VN đã
được xuất khẩu sang 135 thị trường thế giới với khối lượng trên 661nghìn tấn, tăng 13%,
đạt giá trị 2,709 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 9 xuất
khẩu 81,8 nghìn tấn thủy sản, trị giá 347,306 triệu USD, chỉ tăng nhẹ về khối lượng và
giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Số liệu tổng XK trong 9 tháng đầu năm cho thấy các thị
trường chính tiêu thụ TS Việt Nam có sự tăng trưởng rất khác nhau, trong khi EU duy trì
mức tăng khá cao từ đầu năm đến nay thì thị trường Nhật vẫn tiếp tục giảm khá mạnh và
thị trường Mỹ chỉ tăng ở mức khiêm tốn và không ổn định. Thị trường Nga là một điển
hình về sự biến động gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả tổng xuất khẩu của TS VN.
(Xem Phụ Lục 3 Thị trường Xuất Khẩu Ngành Thủy Sản Việt Nam năm 2005 -2007)
Thị trường xuất khẩu thế giới rất rộng lớn, nhiều tiềm năng,hứa hẹn đem lại
một tỉ suất sinh lợi cao cho ngành, và một thuận lợi là giá trị VNĐ luôn giữ ở vị trí
mức thấp so với các nước nhập khẩu. Nhưng lại tồn tại rất nhiều rủi ro và bất ổn nhất
là các chính sách kiểm soát chặt chẽ với các sản phẩm nhập khẩu . Nếu các doanh
nghiệp thủy sản chỉ phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu thì sẽ có độ rủi ro rất cao.
Và nhất là rủi ro mà chúng ta không lường trước được như các vụ kiện, các tiêu
chuẩn VSAT được thiết lập ngày càng chặt chẽ.
Nếu so sánh thị trường thủy sản Việt Nam với các nước khác trong khu vực thì
thủy sản Việt Nam chỉ mạnh nhất là nhờ điều liện tự nhiên nên nguồn thủy sản Việt
Nam có vị ngon đặc trưng riêng rất được các khách hàng thế giới ưa chuộng. Còn nếu
so sánh khả năng cạnh tranh về nguồn gốc sản phẩm, tính đồng đều vế chất lượng,
khối lượng sản phẩm, hệ thống VSAT thực phẩm, hệ thống quản lý môi trường thì
Việt Nam còn kém nhiều so với các quốc gia đã hình thành một ngành công nghiệp
nuôi trồng và đánh bắt cá từ lâu đời so với các nước Trung Quốc, Mĩ, Châu Âu, Nhật
Bản.

2.1.2.3 Thị trường nội địa


Đối với thị trường tiêu thụ nội địa chúng ta chưa có một thị trường thực sự đúng
nghĩa cho ngành thủy sản. Dẫu biết thị trường nội địa có nhiều tiềm lực với số dân hơn 86
triệu người, đặc biệt dân số nước ta là dân số trẻ và đang dần hình thành lối sống đô thị
hóa. Điều này rất thuận lợi cho các mặt hàng thủy sản đông lạnh và chế biến sẵn, nhưng
vẫn giữ được mùi vị.

Theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thủy sản khi tiến hành thử thâm nhập
thị trường nội địa đều đưa ra quan điểm, thị trường này thiếu sức hấp dẫn. Vì thế tỉ lệ
phần trăm tiêu thụ của thị trường này trong các năm qua hầu hết chỉ giao động xung
quanh biên độ 5-10% doanh số của các công ty chế biến thủy sản. Có thể điểm qua một
vài yếu tố khiến thị trường thủy sản ở Việt Nam chậm phát triển:

 Đa số các sản phẩm của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam là các sản phẩm
đông lạnh, trong khi đó người Việt Nam với vùng biển rộng, nhiều ao hồ sông
suối nên đã quen với sản phẩm tươi sống, giá cả phái chăng, thoải mái lựa chọn
nhiều mặt hàng khác nhau. Và đa số người dân Việt Nam rất thích ăn các loài
thủy sản đánh bắt tự nhiên như cá đồng, tôm đồng, cua đồng, cá tươi đánh bắt từ
biển…mà rất ít quan tâm đến các loại thủy sản nuôi trồng, và càng ngại tiếp xúc
với mặt hàng thủy sản đông lạnh. Song với xu hướng thương mại hóa như hiện
nay, thì các sản phẩm đánh bắt tự nhiên kia số lượng ngày càng thu hẹp, và đều
được thu mua vào các nhà hàng khách sạn trở thành “đặc sản truyền thống” hay
“món ăn dân tộc”, nên người dân cũng phải quen dần với hải sản nuôi trồng giá cả
phù hợp.
 Chi phí xây dựng thương hiệu quản bá sản phẩm ở thị trường nội địa là khá lớn,
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tiềm lực về tài chính cũng như chưa
dám đầu tư mạnh cho khâu Marketing này.
 Chi phí vận chuyển và nhân công đã đẩy giá thủy sản lên cao trong khi người tiêu
dùng nội địa lại quen với tiêu dùng thủy sản giá tương đối rẻ.

 Cơ sở hạ tầng và điều kiện lưu thông phân phối hàng thủy sản trong nước còn yếu
kém cũng cản trở đơn vị phát triển thị trường trong nước. Gần đây, có một số siêu
thị đầu tư xây dựng các kho lạnh, bến bãi để vận chuyển và bảo quản hàng đông
lạnh, song yêu cầu thực tế lớn hơn rất nhiều. Các chuyên gia trong ngành cho
rằng, thị trường nội địa chỉ phát triển được nếu cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư
phát triển tương xứng.

Cơ cấu hàng thủy sản thường chia làm 3 loại: Tươi sống, đông lạnh và chế biến. Trong
đó, mặt hàng chủ lực của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn là hàng đông lạnh. Thị
trường thủy sản nội địa định hình theo thói quen của người Việt Nam thì có khả năng
phát triển theo 2 xu hướng:
 Cung cấp hệ thống phân phối thủy sản tươi sống cho nhu cầu người dân và các
nhà hàng, khách sạn qua hệ thống chợ đầu mối thủy sản hay trong hệ thống các
siêu thị.
 Đẩy mạnh khâu chế biến thủy sản đa dạng về chủng loại sản phẩm nhất là các mặt
hàng giá trị gia tăng hợp khẩu vị tiêu dùng của người Việt, tiện lợi dễ dàng chế
biến.

Nếu chúng ta không có một thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước thì chúng ta gặp
nhiều yếu tố bất lợi như:
 Nếu thị trường xuất khẩu vì một lý do nào đó bị chững lại thì người dân nuôi cá sẽ
lao đao, các sản phẩm từ nhà máy sản xuất để xuất khẩu không thể ngay lập tức
thâm nhập vào thị trường nội địa (vì ngành thủy sản nói riêng và các ngành sản
xuất thực phẩm nói chung cần có một khoảng thời gian đầu tương đối dài để tiếp
cận với thị trường, tạo sức cầu cho thị trường).
 Không có một thị trường trong nước thì các vụ kiện chống bán phá giá các Doanh
nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi, do phải xác định giá sản phẩm
tương đồng ở một nước thứ 3 có điều kiện sản xuất giống Việt Nam (điều khoản
trong luật chống bán phá giá của Doc).
 Thị trường trong nước khá rộng lớn nếu không được quan tâm khai thác đúng
mức sẽ phải nhường thị trường này cho một số đối thủ cạnh tranh nước bạn như
Trung Quốc, Indonexia, Malaixia với khả năng Marketing mạnh, và chủng loại
sản phẩm phong phú, chưa kể đến yếu tố thích sử dụng đồ ngoại của một nhóm
người tiêu dùng có thu nhập cao của Việt Nam.

Những yếu tố cần đặc biệt chú ý trong quá trình giữ vững mở rộng, và phát triển thị
trường cho ngành thủy sản.
Chỉ với khoảng thời gian ngắn từ năm 2003 tới nay thì thủy sản Việt Nam tuy có mức độ
tăng trưởng mạnh nhưng thực sự vẫn chưa tạo lập được thị trường bền vững cho cả xuất
khẩu và nội địa. Điều này càng thấy rõ hơn trong các vụ kiện xảy ra hàng loạt trong thời
gian vừa qua:

 Ngày 28/06/2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) thông
qua Công ty tư vấn Akin Gump đã nộp đơn lên Uỷ ban thương mại quốc tế
Hoa Kỳ (USITC) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba sa
vào Hoa Kỳ, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ngày 18/06/2003,
DOC tuyên bố Việt Nam bán phá giá cá tra và cá ba sa và dự định áp dụng
một mức thuế suất cao hơn với cá tra, ba sa của Việt Nam trong khoảng
36,84% - 63,88% thay vì 31,45% - 63,88% như trước đây.
 Ngày 31/12/2003 Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện 6 quốc
gia xuất khẩu tôm lớn nhất đã bán phá giá và gây thiệt hại cho nền công
nghiệp đánh bắt tôm của Hoa Kỳ. Bị đơn là các công ty xuất khẩu tôm của Ấn
Độ, Braxin, Êcuađo, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
 Thông tin từ Vasep cho biết tháng 5 năm 2007 liên tục các nước và lãnh thổ
có nhập khẩu thủy sản VN như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… có thông báo
về những lô hàng thủy sản của Việt Nam bị phát hiện dư lượng các chất kháng
sinh vượt quá mức cho phép. Chỉ riêng từ tháng 4 đến nay, đã có 27 lô hàng
thủy sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ; hơn 30 doanh
nghiệp bị cảnh cáo tại Nhật Bản; 1 doanh nghiệp bị cấm xuất khẩu vào Trung
Quốc; 4 doanh nghiệp bị tạm ngừng xuất khẩu vào Liên bang Nga…
 Đầu năm 2006 thông tin về ba tiểu bang của Mỹ ra lệnh cấm bán sản phẩm
thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam do nhiễm kháng sinh có hoạt chất
Fluoroquinolones đã gây dư luận xấu ảnh hưởng tình hình nuôi và chế biến
thuỷ sản.
 Theo Bộ Công thương, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông
- Liên bang Nga vừa thông báo, kể từ 1/1/2008, do không đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, phía Nga đã ra lệnh tạm ngừng nhập khẩu thuỷ hải
sản của 3 DN Việt Nam. Từ cuối năm 2006, Cục Chất lượng và Thú y Liên
bang Nga (VPSS) đã tiến hành tăng cường kiểm soát tất cả các loại thực phẩm
của tất cả các nước xuất khẩu thực phẩm vào Nga, chỉ chấp nhận danh sách
DN sản xuất do phía Nga trực tiếp kiểm tra công nhận và danh sách nhà nhập
khẩu cũng phải được VPSS chấp nhận.

 Vấn đề về dư lượng kháng sinh trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật
thật sự trở nên nghiêm trọng bởi ngày 25/6, Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật
Bản tại Việt Nam đã gửi thư cho Bộ Thủy sản liên quan đến hàng thủy sản
Việt Nam vào Nhật liên tục phát hiện có kháng sinh. Bức thư nhấn mạnh:
“Nếu trong thời gian tới vẫn tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ
quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện
pháp cấm nhập khẩu và không chỉ là cấm nhập khẩu, mà ấn tượng về toàn bộ
hàng hoá của Việt Nam không chỉ riêng hàng thuỷ hải sản sẽ không tránh khỏi
bị giảm sút”. Theo số liệu từ cơ quan Hải quan, đến cuối tháng 4, Việt Nam đã
xuất khẩu sang Nhật khoảng 30.000 tấn sản phẩm với khoảng 3.000 lô hàng.
Số lô hàng phát hiện có kháng sinh bị cảnh báo là 52 lô. Ước tính tháng 6,
tổng số lô hàng vào Nhật có thể đạt 6.000 lô với số lô hàng bị cảnh báo là 94
lô. Nếu phân loại theo kháng sinh bị phát hiện, 94 lô.

 Điều đáng lo của mặt hàng thủy sản Việt Nam không còn là luật chống bán phá giá
ở Mĩ nữa, mà giờ đây vấn đề về Vệ Sinh An Toàn trong thực phẩm ngày càng căng
thẳng hơn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thị trường thế giới. Chỉ cần một tín hiệu
về một mặt hàng của bất kì một đơn vị xuất khẩu thủy sản nào vị nhiễm kháng sinh
hay có vấn đề về gian lận thương mại, thì tất cả các mặt hàng của các doanh nghiệp
xuất khẩu còn lại sẽ bị tiến hành kiểm tra rất khắt khe (có khi phải dừng lại kiểm tra
100% số hàng, chứ không chỉ kiểm tra lấy mẫu như thời gian trước). Và số doanh
nghiệp bị cảnh báo càng tăng thì thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam ngày càng thu hẹp. Đấy chính là tác động lan truyền nếu chúng ta chưa thiết lập
được một thương hiệu riêng cho sản phẩm. Mà yếu tố “Thương hiệu sản phẩm” lại rất
ít được các doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm xây dựng và bảo vệ. Nhưng nó
lại là nhân tố sống còn quyết định tới sự phát triển mở rộng thị trường và lợi nhuận
trong tương lai.

Đó chính là lí do mà chúng ta càng ngày càng phải chú ý hơn tới các yếu tố sau:
 Yếu tố cần chú ý trên hết chính là khâu bảo đảm vệ sinh - an toàn - chất lượng
cho các mặt hàng thủy sản, nguồn cung ứng có thể tăng do nhu cầu xuất khẩu,
xong nhất thiết phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Khác với thị trường nội
địa có thể ít chú trọng đối với vấn đề này (cũng một phần do xuất phát từ mức
sống và ý thức người dân). Nhưng thương trường quốc tế thì khác hẳn, giá cả của
sản phẩm rất nhạy cảm với vấn đề chất lượng vệ sinh hay uy tín thương mại.
 Càng ngày, bản danh sách các chất kháng sinh bị cấm sử dụng càng dài. Cạnh
tranh trên thị trường quốc tế cũng ngày một gay gắt, trong khi khả năng cạnh
tranh của hàng thủy sản Việt Nam còn thấp. Cần thiết xây dựng một hệ thống
đồng bộ từ khâu nuôi trồng cũng như các khâu sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Chỉ có thể thực hiện được điều này nếu có sự gắn kết giữa:
 Người nuôi trồng, khai thác với người sản xuất chế biến qua các hình thức
như hội liên hiệp, hay câu lạc bộ cá sạch mà một số doanh nghiệp đã triển
khai (Agfish, Nam Việt).
 Người sản xuất và hiệp hội thủy sản (Vasep), các hiệp hội nghề cá trên thế
giới như hiệp hội nghề cá Châu Âu, Bắc Mĩ, hiệp hội tôm, và cá da trơn
của thế giới, các tham tán xúc tiến thương mại, tổ chức thế giới Fao…Mục
đích quan trọng nhất của sự kết hợp này là nắm bắt các diễn biến thay đổi
trong cung cầu các nguồn thủy sản trên thế giới, xu hướng biến động của
ngành trong tương lai như: nhu cầu, điều kiện nhập khẩu của các quốc gia
trên thế giới và thay đổi về giá. Làm được điều này chúng ta sẽ giảm được
rất nhiều nguy cơ rủi ro trong xuất khẩu.
 Các hiệp hội, ngành nghề thủy sản với chính những người nông dân nuôi
trồng và khai thác. Ở Việt Nam khâu này dường như rất yếu mặc dù trong
thời gian gần đây đã được chú trọng nhiều hơn. Chính người dân cũng cần
nắm bắt thông tin về tình hình tiêu thụ, hay ít ra họ cũng biết được mức
cầu và chất lượng sản phẩm .Vì họ luôn là người chịu thiệt hại nhất do các
biến động này gây ra. Họ cần có thông tin thêm về kĩ thuật nuôi trồng
thủy sản, phòng và chữa bệnh. Hay đơn giản chỉ là kĩ thuật bảo quản thủy
sản khai thác, sao cho hiệu quả nhất, bảo đảm chất lượng nhất. Đối với
ngành nuôi trồng và đánh bắt “thủy sản truyền thống” của Việt Nam thì
điếu này là rất cần thiết.
 Các doanh nghiệp cũng phải tăng cường tìm hiểu về luật pháp của những nước
nhập khẩu, tăng cường hiểu biết về các lực lượng kinh tế và thế lực khác tác động
đến thị trường các nước nhập khẩu. Và quan trọng hơn, doanh nghiệp phải biết
liên kết với nhau trong quá trình xử lý tranh chấp.
 Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng đến việc nâng cao mẫu
mã, chủng loại sản phẩm, nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng đã qua chế biến.
Còn nếu chúng ta chỉ dừng ở việc xuất khẩu mặt hàng đông lạnh là chủ yếu thì
giá trị thấp, và khó có thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Chúng ta cần
quan tâm hơn đến sở thích cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường
các nước xuất khẩu để mở rộng đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Khả năng cạnh
tranh mở rộng thị trường sản phẩm Việt Nam còn thấp so với các nước cũng khu
vựa như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Singapore…
 Chú ý đến sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế giữa các quốc gia. Trong thời
gian gần đây nhất là sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới đó là mặt hàng tôm thẻ
chân trắng của Thái Lan. Mặt hàng này đang dần dần gây được ấn tượng với các
nhà nhập khẩu lớn như Mĩ, Nhật bản, Châu Âu, Trung Quốc và đang lấn dần sân
của mặt hàng tôm sú của Việt Nam.
 Hiện nay chúng ta đã xây dựng rất tốt hình ảnh và thông tin về thị trường thủy sản
Việt Nam trong một thời gian ngắn. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
đều đã xây dựng trang web quảng bá thương hiệu của riêng mình. Riêng hiệp hội
thủy sản Vasep (http://www.vasep.com.vn ) có riêng một trang web luôn cập nhập
đầy đủ thông tin về diễn biến thị trường, giá cả và thông tin cảnh báo trên các thị
trường. Có thể nói đây là một kênh thông tin vô cùng hữu ích đối với tất cả các
hội viên xuất nhập khẩu thủy sản. Chưa kể đến các trang thông tin luôn đi cùng
với người nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ dẫn mọi cách thức nuôi, chăm sóc,
và hướng dẫn các kĩ thuật nuôi bảo đảm VSAN thực phẩm (www.vietlinh.com.vn
, http://agriviet.com , http://www.fistenet.gov.vn ,…). Cần phải nói ngành thủy
sản Việt Nam đã có những tiến bộ rất lớn trong các khâu khai thác tiềm năng từ
sự phát triển công nghệ thông tin này. Chúng ta cũng cần phải nhận thấy rằng
điều này xuất phát từ đâu? Ta thấy hai yếu tố rõ rệt nhất thúc đẩy phát triển thị
trường thông tin của ngành:
 Năm 2005 mới có 4 công ty thủy sản lên sàn thì cuối năm 2007 đánh dấu một bước
tiến ngoạn mục với nhiều “đại gia” trong ngành thủy sản chiếm tỉ trọng lớn trong thị
trường xuất khẩu của Việt Nam như Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Minh Phú.
 Hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá và VSAT thực phẩm, hàng loạt vụ cảnh báo
về chất lượng của nhà nhập khẩu lớn cho chúng ta thấy một điều rằng hầu hết các
công ty thủy sản Việt Nam còn hiểu biết rất ít về các thị trường mà mính xuất khẩu.
Ai cũng hiểu điều đó chứa một yếu tố rủi ro vô cùng lớn cho các doanh nghiệp xuất
khẩu. Nên các thông tin được nêu ra và công bố đầy đủ cho các hội viên nắm bắt một
cách rõ ràng và đầy đủ.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc cung cấp thông tin cho
ngành bằng ngôn ngữ quốc tế, điều này rất quan trọng. Vì các nước trên thế giới rất chú
trọng đến các vấn đề về thông tin, giá cả, chất lượng sản phẩm. Riêng điều này thì các
trang web thông tin bằng tiếng Anh của ngành và công ty còn thiếu tính cập nhập thường
xuyên, và mức độ thông tin cung cấp chưa chuyên nghiệp.(
http://www.seafoodfromvietnam.com.vn/ )

 Có thể nhận thấy rõ một điều rằng Áp lực từ khách hàng là rất lớn, và khả năng
đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước còn
vướng phải rất nhiều hạn chế. Chúng ta tăng trưởng mạnh xuất khẩu trong thời gian
vừa qua cũng xuất phát từ nhu cầu của thế giới, và nhất sau vụ kiện bán phá giá của
Mĩ, chứ chúng ta chưa thực sự xây dựng được một thương hiệu bền vững và phát
triển của riêng mình. Điều này thể hiện rõ trong tình hình xuất khẩu bất ổn trong
những năm gần đây. Nhưng cũng phải thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ
lực, và ngày càng hoàn thiện mình hơn sau các vụ kiện cũng như các lời cảnh báo để
thích ứng dần với môi trường có tính chất cạnh tranh khốc liệt này.

2.1.3 Rào Cản Gia Nhập Ngành

Rào cản về đặc trưng của ngành:

 Đối với việc nuôi trồng và khai thác nhỏ lẻ của người dân thì vốn đầu tư không
cao, nhưng năng suất thấp.
 Để xây dựng ngành theo hướng ngành công nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế
biến thủy sản thì cần một nguồn vốn rất lớn. Nguồn vốn này tất nhiên không thể
từ các chính sách cho vay hỗ trợ của ngân Hàng, chính sách khuyến nông của nhà
nước, mà phải từ các nguồn vốn lớn như huy động từ thị trường CK, hay các
doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, các tổ chức đầu tư nước ngoài. Và nhu
cầu vốn lớn nhất là xây dựng đầu tư vùng nguyên liệu sạch, những trang thiết bị
hiện đại trong khai thác và chế biến, cũng như bảo vệ môi trường.
 Là ngành sản xuất có tỉ trọng đầu tư cho tài sản cố định rất cao chiếm từ 70 –
80% nguồn vốn dài hạn (xây dựng nhà máy, nhà xưởng đông lạnh, mua máy móc
sản xuất, thuê, mua đất trong nuôi trồng…)
 Là ngành có tác động rất mạnh đến yếu tố môi trường sống, cần phải có một
lượng vốn đủ lớn cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.
 Yếu tố nguồn lợi tự nhiên có giới hạn cũng là rào cản của ngành trong thời gian
gần đây.
 Hệ thống phân phối của ngành yêu cầu cao về kĩ thuật nhất là trong quá trình vận
chuyển, và bảo quản sản phẩm do yêu cầu tươi sống (đây là yếu tố rào cản khiến
ngành thủy sản Việt Nam mất đi phần nào thị trường nội địa).
 Chính sách bảo hộ bằng rào cản thuế vẫn còn cho đến năm 2010 trong lộ trình gia
nhập WTO mới được cắt giảm dần. Nên mặt hàng thủy sản nước ngoài gia nhập
thị trường trong nước còn thấp.

Chính sách của chính phủ:


Chính sách của chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ tốt đa cho phát triển và nuôi
trồng thủy sản, vì đây được xem là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa ngành này đã khai thác tốt thế mạnh về điều
kiện tự nhiên cũng như góp phần hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo cho khu
vực dân cư sống bằng nghề Ngư nghiệp.

Luật thủy sản mới đã được quốc hội thông qua năm 2004, nhưng luật này không
quy định chi tiết các hoạt động nuôi trồng thủy sản mà giao cho bộ thủy sản chịu trách
nhiệm xây dựng và hướng dẫn các văn bản dưới luật và các tiêu chuẩn cho mục tiêu phát
triển thủy sản bền vững. Luật thủy sản lại được trao quyền cho các nhà quản lý, đặc biệt
là cấp tỉnh trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên thông qua xây dựng các văn bản pháp
quy và kế hoạch quy hoạch tổng thể đến giai đoạn 1999 – 2010 như:
 Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 (Quyết định số
224/1999/QĐ-BTS) Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản – Bộ Thủy Sản.
 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 (Quyết định so61/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005) của Thủ Tướng
Chính Phủ).
 Chương trình khuyến ngư quốc gia giai đoạn 1999-2010 (sản xuất giống, nuôi
tôm sú, đánh bắt xa bờ, nuôi cá nước ngọt, nuôi biển và nước lợ, bảo quản sau
thu hoạch và chế biến) của trung tâm khuyến Ngư Quốc Gia.
 Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 (Quyết định số
112/2004/QĐ-TTg)
 Chương trình hành động của Bộ Thủy Sản về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 2010.
 Chương trình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Thủy
Sản ( Quyết định số 11/2004/QĐ-BTS).
 Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010 – định hướng đến
năm 2020 (Quyết định số 33/2005/QĐ-BTS).
Ngoài ra bộ Thủy sản cũng đưa ra một số hoạt động chính để hỗ trợ phát triển ngành như:
 Đẩy mạnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản bền vững.
 Xây dựng bản đồ sinh thái sử dụng kĩ thuật định vị vệ tinh toàn cầu GIS để xác
định vùng nuôi tối ưu cho các loài Thủy Sản.
 Mở rộng mô hình nuôi theo GAP/BMP ra tất cả các vùng nuôi tôm và dần dần áp
dụng cho các loài nuôi khác như cá basa, rô phi, tôm càng xanh và nuôi cá biển.
 Tập trung xây dựng các trại giống “tập trung”, vùng nuôi “tập trung” và vùng
nuôi cá biển “tập trung”.
 Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống, thực hiện các nghiên cứu và xây dựng
công nghệ sản xuất giống cho các loài nuôi biển có giá trị kinh tế.
 Xây dựng các quy mô lớn, sản xuất ra con giống có chất lượng cao.

Nguồn: Báo Cáo Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam (Tài Liệu được xây dựng theo yếu cầu của Bộ Thủy Sản và Ngân Hàng Thế
Giới tháng 6/2006)

Có thể thấy các chương trình mà chính phủ đưa ra là rất nhiều, bao quát hết tất cả
mọi khía cạnh ngành thủy sản, đó đều là những chiến lược dài hơi. Phải nhận thấy rằng
nếu chúng ta thực hiện tốt và đồng bộ được tất cả các dự án nêu trên thì ngành thủy sản
sẽ phát triển một cách bền vững, và môi trường sinh thái được bảo vệ. Nhưng thực tế lại
không theo chiều hướng đó: hàng loạt các báo động cảnh báo trong thời gian gần đây về
chất lượng sản phẩm, sự xuống cấp của hệ sinh thái ven bờ, sự khai thác bất hợp lí dẫn
đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven biển (nhất là tôm giống, cá giống khai thác tự nhiên),
một vài địa phương Huế, Đà Nẵng trong thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều cách thức
đánh bắt cá nguy hiểm cho môi trường cũng như người khai thác như: đánh bắt cá bằng
xung điện, bằng thuốc nổ có tính chất tàn sát mạnh nguồn cá tự nhiên.

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều được thực hiện với quy mô rất rộng lớn,
với rất nhiều các dự án và kế hoạch thực hiện, xong vấn đề ở đây là tất cả các dự án đó
đều nằm trên giấy, trên những văn bản triển khai còn kế hoạch cụ thể được tiến hành đến
đâu của từng dự án, ai chịu trách nhiện chính trong việc thực hiện các dự án, và kết quả
đạt được của các dự án cự thể như thế nào thì lại không thấy được đề cập.

Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của ngành, thể hiện là chính phủ đầu tư
rất lớn cho các thể chế cơ quan và cơ quan , ban ngành các cấp chính quyền có liên quan
trong quá trình quản lý và nuôi trồng thủy sản:Đứng đầu là bộ Thủy Sản, cơ quan quản lý
cấp quốc gia đối với ngành thủy sản:
_ Bộ có 11 đơn vị hành chính: Vụ Nuôi trồng thủy sản, Vụ kế hoạch và tài chính, Vụ
khoa học công nghệ, cục quản lý chất lượng, An toàn và vệ sinh thú y THủy Sản, các cơ
quan quản lý cấp tỉnh và huyện, các sở thủy sản trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân các cấp.
Ngân sách hằng năn của bộ hiên khoảng 9 tỷ đồng (Bộ thủy sản và Ngân Hàng Thế Giới,
2005). Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Nông Nghiệp, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu
tư.Và 9 đơn vị phục vụ: có 3 viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, trại sản xuất giống,
trung tâm khuyến Ngư, các trường đại học chuyên ngành thủy sản, viện nghiên cứu và
nuôi trồng thủy sản Việt Nam (liên kết của 3 trường Đại Học).
_ Hiệp hội chế biến xuất khẩu Thủy Sản (Vasep)_ Hiệp hội này được thành lập từ các nhà
chế biến xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều tổ chức hỗ trợ ngành:
_ Các tổ chức tín dụng và tư thương câp tín dụng cho ngành: Ngân Hàng Nông
Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân Hàng công Thương, Ngân Hàng Chính
sách xã hội, Ngân Hàng đầu tư phát triển, hiệp hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
_Và các ngành doanh nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho ngành rất nhiều: ngành thức ăn
cho Thủy Sản, hay sản xuất thuốc thú y Thủy Sản.
Rất nhiều chính sách tập trung biến ngành thủy sản thành ngành xóa đói giảm
nghèo. Phải thừa nhận rằng với sự nỗ lực hết sức của chính phủ, hộ nông dân đã khai
thác, nuôi trồng thủy sản để cải thiện được cuộc sống, đã có sản phẩm để bán lẻ ở các
chợ. Tuy nhiên người dân vẫn khó có thể thoát nghèo về căn bản vì công cụ đánh bắt còn
thô sơ, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên - thời tiết, khai thác có nguy cơ bị cạn kiệt do
tình trạng đánh bắt lan tràn và không có ý thức bảo vệ. Cũng phải thấy chính sách khuyến
nông là sự hỗ trợ tốt cho người dân, xong nó vẩn thể hiện một số bất cập, do vốn ít, mức
độ dàn trải rộng, tạo tư thế ỉ lại cho người dân đối với trung ương và địa phương. Chính
sự không tập trung vốn này đã làm cho ngành thủy sản là ngành phát triển từ lâu đời
nhưng ngành này của Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành một ngành công nghiệp khai
thác và chế biến .

Nhưng cũng cần phải thấy rằng đây là thời kì của nền kinh tế thị trường, người
dân rất khó vay vốn từ các ngân hàng. Vì nhu cầu vốn cho kinh doanh là rất lớn mà vốn
của các Ngân Hàng đều tập trung phần lớn vào khu vực, doanh nghiệp có lãi suất cao,
ngành nghề hấp dẫn. Vậy các doanh nghiệp của người dân dù được hỗ trợ nhưng cũng
khó có thể tồn tại lâu và cạnh tranh (trừ các doanh nghiệp linh động, nhạy bén số này rất
thấp) vì chờ vốn của nhà nước với mức độ nhỏ giọt thì không phát triển được, mà nếu đi
vay thì ai sẽ là người cho vay những dự án thiếu sức hấp dẫn này. Vậy người dân đã
không thể phát triển để cạnh tranh, mà cũng không thể ngồi chờ vốn rót xuống hay đi
kiếm khoản vốn lớn để mở rộng và phát triển. Thế tiến thoái lưỡng nan này vẫn gây cho
ngư dân một cuộc sống bấp bênh. Như vậy liệu nghề cá có thể mãi mãi là một “ngành
xóa đói giảm nghèo tốt” không, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và rất
nhiều yếu tố biến động như hiện nay ? Sự tập trung hóa để tạo tính chuyên nghiệp, cũng
như vốn lớn thì sẽ được ưu tiên giải quyết như thế nào?

Còn Bộ thủy sản với quá nhiều các cơ quan hoạt động liệu có đồng bộ và hiệu quả
được không trong khi trách nhiệm về từng lĩnh vực thì không quy định cụ thể? Chưa có
chính sách nào đưa ra những chương trình, dự án để gắn kết người dân với thị trường, với
các doanh nghiệp sản xuất (Ví dụ điển hình mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các
công ty cổ phần đã thực hiện). Các công trình nghiên cứu rất quy mô, nhưng tính ứng
dụng thực tiễn còn rất thấp. Chưa có chính sách nào kết hợp một cách đồng bộ để định
hướng cho việc xây dựng một ngành công nghiệp khai thác, nuôi trồng, và chế biến thủy
sản.
Nếu xét về vai trò hỗ trợ ngành thì hoạt động tích cực nhất phải kể đến ở đây
chính là hội khuyến Ngư và Hiệp hội VASEP, bên cạnh đó là các trung tâm truyền tải
thông tin như: vietlinh, trung tâm tin học thủy sản, cục chế biến thương mại, nông lâm
thủy sản và nghề muối.
Trong thời gian gần đây hiệp hội Vasep hoạt động thành công nhất và có tiếng nói
quan trọng trong ngành vì hiệp hội đã giải quyết được những yếu cầu căn bản của ngành
thủy sản theo xu hướng đẩy mạnh tính thương mại hóa cho ngành . .Thành Viên hiệp hội
ngày càng đông chủ yếu là các nhà xuất khẩu lớn, với vai trò quan trọng trong việc tư vấn
cho bộ ngành thủy sản về chính sách thương mại và là thành viên chính để hướng sự phát
triển nuôi trồng thủy sản theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hoạt động Vasep tiến
hành rất đa dạng như: tăng cường quan hệ của các hội viên với các đối tác chiến lược,
hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp hội viên với nông ngư dân nhằm nâng cao nâng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kĩ thuật
tranh chấp thương mại quốc tế từ kinh nghiệm các hội viên, tăng cường quan hệ với
chính phủ, làm cầu nối giữa Doanh nghiệp hội viên với nhà nước. Mở rộng quan hệ quốc
tế, cập nhập thông tin thương mại thị trường và tổ chức các sự kiện, xúc tiến thương mại
và phát triển thị trường.
Tổ chức khuyến ngư cũng có những hoạt động rất tích cực đến khuyến khích nuôi
trồng thủy sản, hỗ trợ người dân về vấn đề kĩ thuật và cách thức nuôi cho năng suất đạt
hiệu quả cao nhất, tập huấn về nuôi trồng và chăm sóc chữa bệnh cho thủy sản, dự báo.
Xét về khía cạnh việc xóa đói giảm nghèo cho người dân với ngành thủy sản và
việc thúc đẩy Việt Nam thành nước xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu_với một ngành
công nghiệp thủy sản phát triển mạnh và bền vững_ thì đây là công việc với những bước
đi khác nhau, cách thức hỗ trợ khác nhau, và nhất là nguồn vốn đầu tư khác hẳn nhau.
Chính phủ chính là thành phần tham gia vào hoạt động mà các tổ chức kinh doanh không
muốn thực hiện vì không có lợi nhuận cao. Các hoạt động liên quan đến ban hành, và
kiểm soát việc thực thi nghiêm túc Luật Thủy Sản, nghiên cứu khai thác nguồn lợi sao
cho hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, và hỗ trợ cần thiết với ngư dân nghèo, nhỏ lẻ.
Còn đối với một thị trường cho ngành thủy sản thì phải để ngành tự vận động theo quy
luật cung cầu của thị trường, ngay cả các dự án nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa công
nghệ cũng tự các doanh nghiệp đầu tư theo định hướng mở rộng thị trường của DN. Chỉ
cần nhà nước cung cấp một chính sách minh bạch, rõ ràng về thuế và các mục tiêu mà
chính phủ muốn đạt tới để hỗ trợ ngành, nhất là chính sách thuế, và các chính sách ưu
đãi cho ngành.

( Xem Phụ Lục 4: Chính sách Thuế Trong Ngành).

 Vậy xét về các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với ngành thì thấy chính phủ rất
quan tâm đến ngành, xong các chính sách thực hiện hiệu quả còn rất thấp, gây lãng phí
cho nguồn vốn đầu tư và phát triển ngành. Các dự án chưa bám sát thực tế thị trường và
yếu tố thương mại, môi trường ngày càng có nguy cơ bị ô nhiễm nặng. Các mặt yếu kém
về công tác quản lý về thuế, quản lý môi trường sinh thái và môi trường đầu tư của
ngành, đã thực sự trở thành rào cản gia nhập ngành của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó
thì chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, các hiệp hội thủy sản trong thời gian
gần đây đã gắn kết được người dân hoạt động trong ngành, với yếu tố thương mại và nhất
là với chính phủ, Bộ, ban ngành thủy sản, đây là hướng đi đúng đắn để phát triển và mở
rộng ngành. Vấn đề cần nhất giờ đây là chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ để
tạo ra chính sách thông thoáng, minh bạch, cụ thể cho môi trường đầu tư vào ngành này.

2.1.4 Áp Lực Cạnh Tranh Từ Sản Phẩm Thay Thế.


Sản phẩm đầu ra của ngành thủy sản có hai dạng: Sản phẩm thức ăn từ thủy sản
và các sản phẩm phụ khác ( sản phẩm này rất đa dạng phục vụ nhiều ngành như ngành
dược, ngành chế biến thức ăn thậm chí cả ngành năng lượng với sản phẩm dầu biodiezel).
Nhưng chúng ta có theo quan sát tỉ trọng của hai dạng sản phẩm này của ngành thì Sản
phẩm thủy sản dùng để chế biến thức ăn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và mang tính ổn định hơn.

Biểu Đồ A.2:
Khối lượng Thủy Sản cho hai loại sản phẩm của Thế Giới (Fao)

Sản lượng thủy sản cung cấp cho nhu cầu thực phẩm của con người chiếm một tỉ trọng
lớn gấp từ 3-4 lần khối lượng thủy sản không dùng làm thức ăn. Điều này xuất phát từ
đặc tính của các sản phẩm từ thủy sản:

 Phong phú về chủng loại từ nguồn nước mặn, nước lợ, nước ngọt có mức độ phân
bố rộng nhất trên toàn địa cầu .
 Đa dạng về chủng loại: Các loài cá, giáp xác, nhuyện thể, ngay cả các loài thực
vật thủy sản cũng có giá trị cao như rong biển, tảo biển.
 Có khối lượng calo đạm và chất béo chiếm tỉ trọng lớn, bến cạnh đó còn có các
chất khoáng và vitamin rất cần thiết cho cơ thể Vitamin A & D trong dầu cá, acid
béo Omega – 3 (là chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng cơ thể
không thể tự sản xuất được nó chất này có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu , sò ốc).
 Có khả năng khai thác trong tự nhiên rất lớn, bên cạnh đó còn có con người còn
có khả năng tự gây giống và nuôi trồng nguồn lợi thủy sản này.
Nếu xét về yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế của ngành này ta nên xét đến các
sản phẩm được chế biến làm thực phẩm và thức ăn cho con người. Còn các nguồn thủy
sản để chế biến các sản phẩm chuyên biệt như: chế dược phẩm, dầu thì mức độ cạnh
tranh thấp, do sự tiêu dùng không rộng rãi.
Các sản phẩm thay thế của ngành trong sản xuất và chế biến thức ăn là tất cả những sản
phẩm thực phẩm xuất phát từ động vật và gia súc, gia cầm _đây là những loài thực phẩm
thông dụng và cung cấp một lượng Calo rất lớn. Chúng ta sẽ lần lượt so sánh về các loại
sản phẩm này để thấy mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế đối với ngành:

Đặc tính sản phẩm: Xét trên khía cạnh thị trường tiêu thụ nội địa.

Đặc tính Ngành Thủy Sản Thực phẩm từ ngành thay thế
so sánh khác
Khẩu Vị Có mùi vị đặc trưng, thịt ngọt, mềm. Có Thịt chắc, mềm.
thể dùng nhiều gia vị khác nhau, nhưng Có thể tẩm nhiều gia vị khác nhau
vẫn giữ được vị đặc trưng. Có nhiều mùi để mang lại nhiều mùi vị khác.
vị mới lạ, hấp dẫn, có tính kích thích mùi Mùi vị tạo cảm giác quen thuộc, ít
vị. chán.Phù hợp khẩu vị người Châu
Mùi vị, chất dinh dưỡng giữ được nhiều Á.
nhất phụ thuộc vào mức độ tươi sống của Mùi vị có phụ thuộc vào mức độ
sản phẩm. tươi sống, nhưng mức độ thấp hơn.
Lượng  Dồi dào omega 3 (giúp tuần hoàn  Có hàm lượng protein cao:
đạm, và máu tốt, ngăn chặn sự hình thành huyết Hàm lượng protein trong thịt
các chất khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các loại động vật đều xấp xỉ như
cần thiết đột quỵ) nhau (15-20%) .Protein rất cần
 Giàu đạm, ít cholesterol (Một khẩu thiết cho cơ thể nó được cấu
phần ăn khoảng 150gr cá hoặc hải sản thành từ 22 loại acid amin
sẽ cung cấp 50 - 60 % nhu cầu chất Protein có một vai trò quan
đạm hàng ngày cho cơ thể) trọng trong việc tăng trưởng, và
 Giàu vitamin, khoáng chất (cá, hoàn thành chức năng bình
nghêu, sò, ốc, hến). thường của cơ thể, cung cấp
- I-ốt: Cần thiết cho tuyến giáp. một phần trong việc cấu tạo
- Sắt: Cần cho quá trình hình thành hồng xương, da, và các màng bao phủ
cầu. quanh tế bào, hoặc tạo nên phần
- Kẽm: Giúp làm lành vết thương. riêng biệt bên trong tế bào.
- Niacin (nicotinẽ a - xít): Giúp làn da  Chứa nhiều Lipit:
khỏe mạnh và giải phóng năng lượng Lượng lipid dao động 1-30%;
trong cơ thể. thành phần chủ yếu là các acid
- Vitamin B: Cần cho quá trình trao đổi béo no chiếm trên 50%, nhiều
chất của cơ thể. cholesterol.
- Phosphorus: Giúp xương, răng chắc khỏe Chất này cung cấp năng lượng
và giúp các vitamin nhóm B hoạt động quan trọng nhất của cơ thể, nó
hiệu quả. giúp xúc tiến sự hấp thu, hoà tan
- Can - xi: Rất cần thiết cho xương, răng các vitamin, duy trì nhiệt độ cơ
và hỗ trợ chức năng cơ bắp, thần kinh hoạt thể, bảo vệ cơ quan nội tạng
động chính xác. khỏi bị thương.
- Ka -li: Cần thiết cho việc kiểm soát huyết  Cung cấp một số khoáng
áp. chất và vitamin cần thiết cho
cơ thể:
-Chứa nhiều Vitamin nhóm B
nhất là Vitamin B1, và các loại
khoáng chất: đồng, kẽm sắt, selen.
-Thịt là nguồn phospho (116-
117mg%), kali (212-259mg%), sắt
Chú ý: Các loại thủy sản tốt cho người lớn (1,1-2, 3mg%)
tuổi, người béo phì và người bị mắc bệnh
tim mạch. Các loại cá biển một số loại có - Canxi thấp (10- 15mg%)
chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá
kiếm, cá ngừ). Chú ý: Thực phẩm từ thịt động vật
phù hợp cho thời kì cần tăng
trưởng và phát triển mạnh. Không
tốt cho người lớn tuổi, và người bị
mắc bệnh về tim mạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh được rằng “Thực phẩm từ thịt
động vật không có chân (cá) tốt hơn từ động vật 2 chân (gia cầm) và loài gia
cầm có 2 chân thì lại tốt hơn loài gia súc có 4 chân”
Tính đa - Thủy hải sản có rất nhiều loài cá , giáp - Có nhiều loại nhưng loại thường
dạng xác, nhuyễn thể, thực vật biển… - Có các dùng nhất là: thịt gia cầm (gà, vịt,
loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và mước ngan ngỗng), thịt gia súc (thịt bò,
mặn. thịt lợn).
- Có 3 dạng sản phẩm chính: tươi sống, - Chủng loại cho thực phẩm ít hơn
đông lạnh, đã qua chế biến. so với thủy sản.
- Có hai loại sản phẩm chính: tươi
sống, đông lạnh, (số lượng qua chế
biến ít gặp).
Khả năng Do có vị, và thịt ngọt đặc trưng cho từng Khả năng chế biến nhiều nhưng so
chế biến loài nên có khả năng chế biến rất nhiều với thủy sản thì thấp hơn. Đa số
sản phẩm thức ăn với nhiều cách chế biến chế biến các món thông thường
khác nhau. Có giá trị dinh dưỡng cao nên truyền thống, nhưng không gây
thường được làm sản phẩm tăng cường cảm giác chán.
chất dinh dưỡng.

So sánh về giá cả:Nếu xét về giá cả thì ngành thủy sản có biến động hơn cả so với mặt
bằng chung của các ngành cung cấp thực phẩm khác. Có hai lý do chính làm cho nhận
xét này luôn đứng vững trong thực tiễn:

 Thứ nhất: Nhưng nhìn chung đa số các loại thực phẩm thủy sản thuộc mặt hàng
thực phẩm cao cấp hơn so với mặt hàng thực phẩm thiết yếu: do được khai thác
từ tự nhiên mùi vị rất được ưa chuộng, giàu chất đạm, song khai thác khó khăn
hơn ( khai thác trong tự nhiên vẫn chiếm tỉ trọng lớn). Sản phẩm thủy sản tiêu thụ
mạnh hơn khi chất lượng dân số tăng.
 Thứ hai: Ngành thủy sản có rất nhiều mặt hàng hóa, chủng loại, nhiều sản phẩm
khác nhau, tùy theo từng thời kì các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau trên góc
độ giá cả. Giá các loại tôm cá rất đa dạng và phong phú có thể thâm nhập vào
nhiều loại đối tượng khách hàng.

Sơ đồ biến động giá giữa thực phẩm ngành thủy sản và các thực phẩm thay
thế khác.
Ngành Thủy Sản Thực phẩm từ ngành thay thế khác
Xét về yếu tố biến động giá thì mặt hàng thủy sản vẫn có tính biến động mạnh hơn
các loại thực phẩm khác. Còn các giá trị biến động đột ngột của các sản phẩm thịc gà và
lớn hơi là do các đợt dịch cúm gai cầm và heo tai xanh trong thời gian gần đây.

Về các yếu tố khác:

Yếu tố Ngành Thủy Sản Thực phẩm từ ngành thay thế


khác khác
- Thủy sản do có rất nhiều chất đạm, - Loài này sống trên cạn, nên sự
số này sống dưới nước nên khi vận vận chuyển dễ dàng và đơn giản
chuyển luôn cần môi trường nước hơn.
khó khăn khi vận chuyển đi xa, dễ
phân hủy, nên cần hệ thống đông
Hệ thống lạnh cao cấp và bảo quản chặt chẽ.
phân - Trong khi Hệ thống phân phối ở
phối Việt Nam về ngành còn hạn chế (do - Ở Việt Nam hệ thống phân phối
yếu tố cần bảo mức độ tươi sống rộng, có mặt hầu hết ở các chợ,
trong sản phẩm). Nên sản phẩm tươi siêu thị trên toàn quốc và trở thành
sống chỉ xuất hiện nhiều ở khu vực nguốn thực phẩm thiết yếu của con
gần biển và sông lớn, hay các khu người (nhất là người Việt Nam).
vực nuôi trồng thủy sản. Vì việc bảo quản tươi sống không
đặt yêu cầu chặt chẽ và khắt khe
như mặt hàng thủy sản.
Nguồn khai thác tự nhiên chiếm tỉ Thực phẩm này hầu hết tạo ra từ
Nguồn trọng lớn hơn. Nhưng nguồn này nuôi trồng, số lượng nuôi công
lực khai đang dần bị cạn kiệt. nghiệp ngày càng lớn. Số lượng
thác và Nguồn nuôi trồng đang tăng trường chăn thả tự nhiên thấp, nhưng số
nuôi dần nhờ biện pháp nhân giống sinh lượng này đang có xu hướng trở
trồng học. Nhưng nuôi công nghiệp quản thành đặc sản cho các nhà hàng.
lý không tốt rất dễ ô nhiễm môi
trường.
Do quá trình phát triển ngành theo Chế biến của sản phẩm gia súc, gia
Chế biến hướng ngành xuất khẩu nên lĩnh vực cầm chưa được đầu tư xây dựng,
thực chế biến của ngành thủy sản hiện chủ yếu thực phẩm này chỉ qua các
phẩm đại, và bảo đảm vệ sinh hơn nhiều so lò giết mổ chuyển trực tiếp đến
với ngành thực phẩm chế biến từ gia chợ và các hệ thống phân phối
súc và gia cầm. khác, ít được kiểm định vệ sinh an
toàn thực phẩm đúng nghĩa, lại
càng không có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.
Xu hướng tiêu dùng thủy sản hiện Xu hướng thực phẩm ngành này
nay ở Việt Nam và thế giới có sự gia đang có sự giảm sút do:
tăng rõ rệt: - Dịch bệnh lan tràn trên
Xu diện rộng và rất phức tạp,
hướng - Do sản phẩm thay thế bị mắc rất dễ lây nhiễm ( bệnh lợn
tiêu dùng nhiều loại dịch bệnh lan rộng tai xanh, cúm gia cầm).
hiện nay - Chất lượng cuộc sống cao - Nhu cầu tìm kiếm các
làm mức độ tiêu thụ ngày nguồn thực phẩm thay thế
càng tăng. bảo đảm VSAT.

 Nếu xét về yếu tố cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, thì trong tình hình hiện
nay mặt hàng thủy sản đang có khả năng cạnh tranh cao. Đây là cơ hội tốt để mở rộng
thị trường. Tăng cường tạo thói quen mới cho các sản phẩm thủy sản. Xong không
phải loại sản phẩm hải sản nào cũng tạo được thói quen ngay với người tiêu thụ, cần
có thời gian tạo lập thị trường tiêu thụ trong nước cho các sản phẩm thủy sản nuôi
trồng mới ở Việt Nam như cá tra, cá basa. Và tăng cường tạo ra các sản phẩm mới giá
trị gia tăng cao. Sản phẩm loại này rất thu hút giới trẻ ở các vùng đô thị hóa hiện nay.
Có một nhận xét cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của thủy sản chưa thâm nhập được
vào thị trường nội địa cũng một phần do chưa quản cáo giới thiệu được cho người tiêu
dùng về đặc tính tốt và các rất nhiều món ăn truyền thống có thể chế biến từ các sản
phẩm như cá tra và cá basa, trong khi đó loài cá này được biết trên 100 món ăn tại 70
quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có thể thấy rõ trên mẫu mã bao bì của các doanh
nghiệp thủy sản đang thâm nhập thị trường nội địa ( theo khảo sát tại hệ thống
Coopmark).

2.4 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN

Điểm Mạnh (S) Điểm Yếu (W)

_Có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho _Nguồn nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn
ngành phát triển, nghiên cứu lai tạo định.
giống được chú trọng rất nhiều. _Chưa thực sự khai thác được thị trường
_Sản phẩm thủy sản có tính đặc trưng về nội địa.
vị ngọt trong thịt, thơm ngon hấp dẫn với _Chưa xây dựng được thương hiệu có
thị trường thế giới. khả năng cạnh tranh.
_Có khả năng cạnh tranh về giá (do giá _Nguồn lao động tay nghề cao trong
nhân công rẻ, điều kiện nuôi trồng rất ngành còn hạn chế.
thuận lợi). _Chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
_Sự phát triển cùa Hiệp Hội Vasep nơi ngành về vệ sinh an toàn, chất lượng môi
cung cấp thông tin, nhu cầu xúc tiến trường sống.
thương mại, kênh đối thoại trực tiếp của _ Việt Nam là một trong những nước xuất
các doanh nghiệp thủy sản. Hiệp hội đã khẩu lương thực lớn nhất thế giới, xong
giải quyết tốt những vấn đề mâu thuẫn, nguốn cung cấp thức ăn cho nuôi trồng
bất cập mà ngành gặp phải. thủy sản còn rất hạn chế, chủ yếu nhập
nguyên liệu từ các nước trong khu vực.
Đó là lý do khiến giá thức ăn thủy sản
tăng 30-40% trong giai đoạn quý I năm
2008.

Cơ Hội (O) Thách Thức ( T)

_Là ngành kinh tế tiềm năng của quốc _Thị trường thủy sản các nước trong khu
gia được sự hỗ trợ từ chính phủ, và các vực và trên thế giới cạnh tranh rất mạnh.
quốc gia khác ( Nhật, Hà Lan…) _ Xuất hiện nhiều rào kỹ thuật và thương
_Là thành viên của FAO, gia nhập WTO mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định
tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, thị về dư lượng kháng sinh,an toàn vệ sinh
trường rộng mở hơn. thực phẩm, về truy xuất nguồn gốc sản
_Nhiều thị trường tiềm năng có tốc độ phẩm thủy sản, về kiểm dịch.
phát triển cao nếu biết khai thác tốt: Đức, _Đang có xu hướng xuất hiện nhiều sản
Nga, Hàn Quốc. phẩm thay thế trong ngành, và trên môi
_Tiếp cận môi trường công nghệ thông trường cạnh tranh giữa các công ty thủy
tin phát triển mạnh thúc đẩy xúc tiến sản thế giới.
thương mại cho ngành.
_Diễn biến dịch bệnh phức tạp, trên diện
rộng của các sản phẩm thực phẩm thay
thế gia súc và gia cầm. Cơ hội để tạo thói
quen tiêu dùng thực phẩm từ thủy sản
cho người dân.

Phân tích các nhân tố rủi ro của ngành và Ứng dụng mô hình APT trong phân tích
nhân tố rủi ro của Ngành ( Xem Phụ Lục 5)

Chương 6. NGÀNH THỦY SẢN CÓ PHẢI LÀ NGÀNH CHIẾN LƯỢC CỦA


VIỆT NAM
1.1 Quan Điểm Cá Nhân Về Sự Phát Triển, Cơ Hội Và Thách Thức Của
Ngành.
Với góc nhìn của một nhà đầu tư thì ngành thủy sản luôn thể hiện hai khía cạnh đầu tư
ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Vậy quan điểm đầu tư của ngành đối với giai đoạn này cũng
được thể hiện thông qua hai khía cạnh trên:
3.1.3 Góc nhìn của nhà đầu tư ngắn hạn:
Về ngắn hạn thì ngành Thủy Sản Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi trong thời gian tới như:
- Thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp thủy sản sẽ thiếu nguồn nguyên liệu
đầu vào do: bệnh của thủy sản nuôi trồng do ô nhiễm công với sự khai thác quá
mức, nguồn thủy sản khai thác ven bờ đã cạn kiệt, còn đánh bắt xa bờ cần có một
khoảng thời gian tương đối để đầu tư cho ngành. Các doanh nghiệp thủy sản sẽ
không phát huy được tối đa công suất máy móc, giảm lợi nhuận. Dù cho các điều
kiện nhập khẩu đã được mở rộng như xuất khẩu tôm sang Mĩ được giảm thuế suất
0%, hay đưa 25 Doanh nghiệp sản xuất cá tra, và cá basa ra khỏi danh sách chống
bán phá giá.
- Thị trường xuất khẩu gặp nhiều vụ kiện, cảnh báo về chất lượng cũng như VSAT
thực phẩm của nhiều thị trường chủ chốt Nhật, Mĩ, Nga…
- Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới cho mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn của
Việt Nam là tôm. Đó là sự xuất hiện tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung
Quốc.
- Các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn buộc
các doanh nghiệp này có nguy cơ phải thu hẹp sản xuất và thị trường. Đó là chính
sách kiềm chế lạm phát của chính phủ.
Xong đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn lại chặng đường
phát triển nóng và nhiều hạn chế của ngành trong thời gian vừa qua. Để tự vận động
thích nghi theo xu hướng cạnh tranh thế giới. Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền
vững trong khả năng cạnh tranh của ngành. Nhất là cần chú ý đến chất lượng và những
tiêu chuẩn khắt khe để có sức mạnh bền vững lem lỏi vào thị trường thế giới. Và cần
nhân rộng các mặt hàng sản phẩm thủy sản thế hiện được tính đa dạng và phong phú về
sản phẩm đầu ra của thị trường Việt Nam.
3.1.4 Góc nhìn của nhà đầu tư dài hạn:
Theo như các yếu tố phân tích như trên về nguồn lợi tự nhiên, khả năng nuôi trồng, điều
kiện thuận lợi về tự nhiên cho việc phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam thì thấy rằng
đây là một ngành có tiềm năng phát triển cao trong tương lai do các nhân tố chính sau:
 Nhu cầu thủy sản trong nước và thế giới dự báo tiếp tục tăng cao trong giai đoạn
từ nay đến năm 2015.
 Mức sống của người dân tăng cao.
 Diễn biến phức tạp của các dịch bệnh trên các loài thực phẩm từ động vật như:
cúm gia cầm, heo tai xanh, dịch lở mồm long móng, bò điên…trong thế kỉ 20
này.
 Hiệp hội Vasep đã có những chính sách tính cực đưa các hội viên phát triển mạnh
mô hình “liên kết dọc _ Giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững” vào ngày
7/4/2008. Mô hình này lấy nhà máy làm trung tâm liên kết với trại nuôi, cơ sở
dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc...), ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức
chứng nhận... Các chủ thể trong liên kết được “ràng buộc” bởi 5 hợp đồng: bảo
lãnh cung cấp giữa nhà máy và các đơn vị dịch vụ đầu vào cho người nuôi; hỗ trợ
và bao tiêu sản phẩm giữa nhà máy và người nuôi; bảo trợ và cung cấp tài chính
tín dụng cho liên kết giữa nhà máy và ngân hàng; bảo hiểm giữa nhà máy và
công ty bảo hiểm; đánh giá chứng nhận giữa nhà máy và chứng nhận độc lập. Sự
liên kết chặt chẽ giữa người nuôi trồng, khai thác với nhà sản xuất, và người tiêu
dùng này đã đưa nguồn cung của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản gắn liền
với nhu cầu thị trường tiêu thụ.
 Sản phẩm thay thế ngay trên thị trường nội địa như thực phẩm từ gia súc, gia
cầm chưa xây dựng được hệ thống chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà
ngày nay VSAT thực phẩm là nhân tố vô cùng quan trọng trong tình trạng dịch
bệnh lan tràn rộng và không kiểm soát được như hiện nay. Còn ngành thủy sản
với thế mạnh là ngành tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu đang ngày càng hoàn
thiện hệ thống VSAT thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thế giới.
 Nhu cầu tìm kiến thông tin về sản phẩm không còn ngăn cách về giới hạn về thời
gian và không gian do sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin mạng.
Ngành thủy sản của Việt Nam cũng được đánh giá là ngành nằm trong giai đoạn đầu của
sự phát triển. Với bước tiến 10 năm phát triển mạnh về thương mại quốc tế so với các
mốc thời gian của các ngành khác, cũng như chính ngành này trên thế giới thì không phải
là con khoảng thời gian lâu. Do đó ngành thủy Sản theo hướng công nghiệp chế biến,
nuôi trồng, và xuất khẩu ở Việt Nam được xếp vào ngành trẻ, có tốc độ phát triển cao
trong thời gian tới. Ngành này đã nắm bắt được nhịp độ tăng trưởng của ngành thủy sản
thế giới. Nhưng cần nhận thấy một điều rằng ngành Thủy Sản Việt Nam thực sự có rất ít
yếu tố mang lại tính phát triển bền vững cho ngành. Và một trong những yếu tố làm mất
tính bền vững của một ngành thủy sản nhiều tiềm năng đó là:
- Nguồn nguyên liệu không mang tính ổn định và kiểm soát được về giá cả, nguồn gốc,
chất lượng.
- Khả năng cạnh tranh của ngành còn thấp nhất là trên lĩnh vực khai thác xa bờ và chế
biến các mặt hàng giá trị gia tăng cao. Tính hiện đại hóa trong kĩ thuật nuôi trồng và khai
thác còn hạn chế.
- Hệ thống quản lý của ngành còn rất nhiều bất cập: nhất là hệ thống quản lý môi trường,
quản lý nguồn lợi khai thác, chế biến. Hệ thống quản lý chặt chẽ minh bạch và rõ ràng về
các chính sách ưu đãi hỗ trợ về thuế, vốn cũng như chính sách kêu gọi đầu tư trực tiếp
nước ngoài của ngành.
- Hiểu biết về quy định quản lý môi trường, Vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống luật
pháp của các nước trên thế giới của Doanh Nghiệp hoạt động trong ngành còn rất yếu
kém. Và sự ý thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc chú trọng xây dựng thương
hiệu vẫn còn chưa cao.
- Mức độ tập trung vốn cho ngành còn chưa cao.
 Nhưng có thể kết luận Ngành thủy sản của Việt Nam trong dài hạn vẫn là một trong
những ngành có triển vọng đầu tư tốt. Vì hai nhân tố chính là chúng ta đã có một hiệp hội
chế biến tạo sức mạnh liên kết dọc trong ngành, và hầu hết các công ty thủy sản lớn có uy
tín đã niên yết trên sàn tạo ra khả năng huy động nguồn vốn lớn để tập trung phát triển
ngành, tạo sự liên kết chặt chẽ trong ngành. Các công ty này dần chú ý đến môi trường
cạnh tranh năng động và minh bạch trong thông tin, xây dựng thương hiệu vững mạnh.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam, người nuôi trồng và khai thác và chính phủ có những
biện pháp khắc phục những trở ngại nêu trên một cách đồng bộ thì ngành. Các công ty
thủy sản hoạt động tạo một bước đột phá bền vững hơn trong khả năng khai thác và phát
triển của ngành. Ngành Thủy Sản Việt Nam sẽ vẫn giữ được vị trí là một trong những
nước cung cấp nguồn thủy sản lớn nhất thế giới
1.2 Một Số Giải Pháp Chính Cho Ngành Trong Thời Kỳ Hội Nhập Toàn
Cầu.
Trên tất cả những khía cạnh được phân tích và lập luận ở tóm tắt một số bước đi của
ngành trong hiện tại và tương lai cần chú trọng đến các yếu tố sau:
 Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào trên mọi phương diện: nguồn
gốc sản phẩm, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảo đảm chất lượng đồng
đều, thương hiệu có uy tín, nguồn cung phải đáp ứng kịp thời với lượng cầu.
 Cần tăng cường khả năng chế biến để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các nước
nhập khẩu trên thế giới. Phát triển mạnh hơn nữa về khoa học kĩ thuật hiện đại về
chế biến và bảo quản thực phẩm. Cần tập trung theo xu hướng tăng tỉ trọng các
sản phẩm giá trị gia tăng cao, giảm dần mặt hàng đông lạnh, chưa qua chế biến.
Để làm được điều này thực sự khó.
 Cần đầy mạnh phát triển mạng lưới phân phối để mở rộng thị trường nội địa của
ngành trên hai phương diện: mặt hàng tươi sống, và mặt hàng chế biến giá trị gia
tăng cao (vì chính người Việt Nam sẽ hiểu khẩu vị của người Việt Nam hơn ai
hết).
 Cần có khuôn khổ pháp luật rõ ràng, minh bạch thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh
mẽ vào ngành để phát triển ngành thành ngành công nghiệp chế biến.
 Kiểm soát chặt chẽ, và xử lý nghiêm minh rõ ràng với các trường hợp cố ý vi
phạm pháp luật về vệ sinh môi trường sinh thái, và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
 Hội nhập nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cần hiểu rõ
hơn về luật lệ của sân chơi thế giới này, tránh xáy ra các vụ kiện, cảnh cáo sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh và uy tín thương hiệu.
 Trong tương lai hứa hẹn một sự cạnh tranh rất cao, không chỉ có công ty trong
nước mà còn có cả công ty nước ngoài. Nên ngay từ bây giờ cac doanh nghiệp
phải nỗ lực hết sức xây dựng thị trường nội địa, cũng như thị trường các nước
trên thế giới. Không chỉ xây dựng hình ảnh trong mắt nhà nhập khẩu, hoặc người
tiêu thụ, nhà cung cấp mà sâu rộng hơn nữa là trong mắt nhà đầu tư nhất là trên
thị trường vốn.
 Hiệp hội thủy sản cần phát huy hơn nữa để tạo được sức mạnh gắn kết giữa các
thành viên, các mắt xích của 3 nhà: nhà cung cấp nguyên liệu_nhà sản xuất chế
biến và người tiêu dùng (thị trường đầu ra). Cần cung cấp hệ thống thông tin về
ngành nhất là thông tin về: nguồn nhu cầu và biến động giá cả thế giới, thông tin
về đối tác thương mại của ngành, luật lệ của các nước nhập khẩu.
 Người nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản cần năng cao hơn nữa ý thức về chất
lượng sản sản phẩm đầu ra, cũng như bảo vệ sản phẩm và thương hiệu của ngành.
Thương hiệu của Ngành Thủy Sản Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình
hình thành một thương hiệu mạnh cho ngành. Nhưng với một số vi phạm của một
số công ty thủy sản trong thời gian gần đây tác động rất xấu đến uy tín thương
hiệu cùa toàn ngành. Nhất là trong một sân chơi mà uy tín thương hiệu và giá
cả luôn là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường ngành thủy sản toàn cầu.

KẾT LUẬN

Khẳng định quan điểm của tác giả trong dài hạn thì ngành thủy sản vẫn là một trong
những ngành nhiều tiềm năng nếu được khai thác đúng hướng, và đây mới chỉ là giai
đoạn đầu trong sự phát triển của ngành. Khả năng khai thác đúng hướng ấy có thực hiện
được không thì lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng liên kết giữa người nuôi trồng, khai
thác với nhà sản xuất chế biến, và thị trường tiêu thụ. Mối gắn kết này chỉ có thế phát
triển bền vững trong môi trường chính sách của chính phủ về phương hướng phát triển
ngành, và nhất là yếu tố quản lý môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái tốt là nguồn
gốc và động lực chính cho sự phát triển mạnh và bền vững của ngành Thủy Sản Việt
Nam.
Theo quan sát của tác giả thì ở Việt Nam chưa có một mô hình nghiên cứu phân tích hoàn
chỉnh cho ngành, mà điều này trong thời điểm hiện nay là thực sự cần thiết. Vì mỗi quốc
gia chỉ có thể tập trung vào các ngành chiến lược mà mình có thế mạnh nhất để khai thác
trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đây chính là yếu tố đảm bảo cho khả
năng cạnh tranh của các quốc gia. Nên đề tài này còn đề xuất một hướng nghiên cứu mới
chưa có khả năng thực hiện do bất cập về thông tin và số liệu, đó là khả năng cạnh tranh
trong chính bản thân nội bộ các công ty trong ngành với nhau. Và đi nghiên cứu sâu thì
đây cũng có thể là một đề tài hấp dẫn của phân tích ngành.
Đề tài nghiên cứu dù cố gằng nhiều xong cũng không phải là không còn nhiều thiếu sót.
Những thiếu sót này xuất phát từ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nguyên
nhân khách quan là những bất cập trong thống kê thu thập số liệu của ngành. Nhân tố chủ
quan là còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận phân tích ngành vì đây là lần đầu tiên tiếp
cận mô hình này, và thêm vào đó là yếu tố hạn chế trong khả năng tiếp cận trực tiếp
ngành. Nên người thực hiện đề tài rất mong nhận được sự góp ý thêm từ các thầy cô, các
nhà phân tích, các nhà nghiên cứu về ngành thủy sản, ngay cả những người hoạt động
trong nghề cũng như những người quan tâm đến đề tài để chúng ta tiếp cận được với cái
nhìn khách quan nhất về ngành.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC THAM KHẢO


GIÁO TRÌNH THAM KHẢO HÌNH THÀNH MÔ HÌNH.

1. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại _ PGS. TS Trần Ngọc Thơ Chủ Biên.
2. Đầu Tư Tài Chính _ TS. Phan Thị Bích Nguyệt.
3. Giáo Trình Kinh Tế Lượng _ Bộ Môn Toán Thống Kê
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
4. Niên Giám Thống Kê Kinh Tế Việt Nam năm 2006.
5. Mô hình 5 Áp lực cạnh tranh – Techniques Analyzing Industries and
Competitors _ Michael Porter.

6. Các Trang web thống kê.

http://www.adb.org/statistics/
Asian Development Bank (ADB).
http://www.fistenet.gov.vn/prices.asp?Object=8134580
Trang thông tin khoa học công nghệ kinh tế Thủy Sản.
http://www.fao.org/fishery/statistics/programme/3,1,2/en
Thống kê của FAO
http://sothuongmai.angiang.gov.vn/default.aspx?lang=VN&key=thong-tin-thuong-
mai&sub=gia-ca&news_id=1574
Thống kê giá_Sở Thương Mại Thủy Sản An Giang.
http://www.agro.gov.vn/news/solieuthitruong.asp
Trung Tâm Thông Tin PT Nông Nghiệp Nông Thôn.
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3
Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÂN TÍCH NGÀNH.

1. Các Báo Cáo Tham Khảo.

 The state of world fisheries and Aquaculture 2006 _ Website: www.Fao.org


 Regional review on aquaculture development _ Asian and the Pacific 2005 _
Sales and Marketing Group Information Division Fao.
 Báo Cáo Phân Tích Ngành Chế Biến Xuất Khẩu Thủy Sản _ Công ty cổ phần
Chứng Khoán Việt Quốc ( tháng 1/2008 )
 Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng Thủy Sản ở Việt Nam.(
Xây dựng theo yêu cầu của Bộ Thủy Sản và Ngân Hàng Thế giới).

2. Các Website Thông Tin Ngành.

http://www.vasep.com.vn/vasep/dailynews.nsf/VanBan
Trang web của Hiệp hội Vasep
http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/newsktcbxnk.asp
Trang web Viet Linh chuyên cung cấp thông tin về ngành Thủy Sản.
http://www.fistenet.gov.vn/dieutra_thongke.asp
Trung Tâm Tin Học Thủy Sản
http://www.seafoodfromvietnam.com.vn/
Seafood from VietNam
http://eds.mofi.gov.vn/uni/home/index.php?disp_id=41&lang=vn&warn_type=2&sub
_index=15&warn_level_id=4&ma_canhbao=51
Hệ Thống Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường Dịch bệnh ngành Thủy Sản.
http://www.thuonghieunongsan.org.vn/index.php?p=tt&id=14&type=kn
Thương Hiệu Nông Sản Việt Nam
http://vietnamfood.com.vn/news
Thương Hiệu Việt.
http://www.marketnews.vn/web/content/blogcategory/17/36/
Thị Trường _ Nông Lâm Hải Sản.
http://thongtinthuongmaivietnam.vn/IWINews.aspx?ID=68894&CatalogID=1986
Thông Tin Thương Mại Việt Nam.

3. Web Thương Mại Ngành.

http://thongtinthuongmaivietnam.vn/
Trung Tâm Thông tin Thương Mại Việt Nam.
http://thongtindubao.gov.vn/Default.aspx?mod=news&cat=16
Trung Tâm Thông Tin Thông Tin Kinh Tế-Xã Hội Quốc Gia.
http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2820&cap=3&id=28
22
Viện Kinh Tế Thành Phố Hồ CHí Minh.
http://www.vietrade.gov.vn/
Cục Xúc Tiến Thương Mại
http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=396
Tổng Cục Hải Quan
http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=18762&c=55
Hội Nông Dân Việt Nam
http://www.mpi.gov.vn/
Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?cat_id=21&news_id=1652&lang=1 Viện
Nghiên Cứu Hải Sản.

4. Một số Website Của Một Số Công Ty Thủy Sản.

http://www.agifish.com.vn/home/modules/sections/index.php?op=viewarticle&artid=
29
Công ty cổ phần xuất khẩu Thủy Sản Agifish.
http://www.navicorp.com.vn/Tint%e1%bb%a9cs%e1%bb%b1ki%e1%bb%87n/tabid/
54/language/vi-VN/Default.aspx?category=1&pageIndex=0&newsID=45
Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Nam Việt.
http://www.minhphu.com/NQHDCD.php?s=2
Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Minh Phú
http://www.aquatexbentre.com/news.asp?NewsID=21
Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre
http://www.fimexvn.com/index.php?fimexvn=Files&in=view_file&lid=9
Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Sao Ta
http://www.vinhhoan.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&Itemid=53
&id=154
Vĩnh Hoàn Corp.
Phụ Lục 1: Ngành Thủy Sản Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển ngành thủy sản rất
lớn.Việt Nam được ưu đãi nhiều về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, đây cũng
chính là lý do từ lâu cuộc sống của phần lớn đại bộ phận người nông dân Việt Nam đã
gắn liền với “nghề cá”.
Việt Nam có một bờ biển với chiều dài hơn 3.260 km, so sánh với vùng lãnh thổ
thì ta thấy trung bình cứ 100 km2 đất liền lại có 1 km chiều dài bờ biển – đây là một tỉ lệ
bờ biển chưa phải bậc nhất, nhưng cũng được xếp vào loại rất cao trong số các quốc gia
và vùng lãnh thổ có biển.Với đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng
Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau,
nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở
miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích
vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Hơn thế nữa vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình
Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ
lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá,
trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng
cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7
triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi
đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác,
sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm
và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh
tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có
thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ
v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có
thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v...
Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư
như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các
dòng hải lưu là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, cũng là nơi có nhiều điều kiện tự
nhiên để phát triển nuôi cá nước mặn và nước lợ, xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề
cá.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước
ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, kênh rạch
ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v…
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ôn hòa đã tạo môi trường sống cho cả một hệ sinh thái
thủy sản nước ngọt và lợ.

- Theo thống kê của ngành thì nguồn lợi thủy sản nước ngọt gồm 544 loài trong 18 bộ, 57
họ, 228 giống. Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá có đa dạng
sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế.

- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: đã thống kê 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị kinh tế
như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa.
Trong đó đã đưa vào nuôi: cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam....

- Nguồn lợi tôm: Ðã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi:
tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis), tôm HE ẤN Ộ (P.indicus), tôm rảo
(Metapenaeus ensis), tôm nương (P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

- Về nhuyễn thể: có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc... đang được đưa
vào nuôi: trai, nghêu, sò....

- Về rong tảo: với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong
mơ, rong sụn...

Tất cả những nhân tố trên đều cho thấy “nghề cá” Việt Nam là một ngành có tiềm
năng thực sự. Vậy theo đánh giá của các nhà đầu tư đối với ngành này trong ngắn
hạn và dài hạn như thế nào? Họ đã thực sự đánh giá được giá trị của ngành chưa ?
Để làm rõ được điều này đề tài chủ yếu tập trung vào khai thác 3 nhân tố chủ yếu,
đó là những nhân tố được quan sát từ góc độ của nhà đầu tư đối với ngành :

 Nhu cầu thực sự của ngành hiện nay


 Năng lực cạnh tranh của ngành trên các phương diện khác nhau
 Nhân tố rủi ro tác động đến ngành
Phụ Lục 2: Những Con Số Tổng Quan

 Mười năm qua, XK thủy sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 13%/năm. Kim
ngạch XK năm 2006 đã đạt 3,35 tỷ USD. Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được nêu
trên của ngành thủy sản năm 2006 cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều
năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD/năm.
 Năm 2007 thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí là ngành sản xuất mang lại nguồn
ngoại tệ lớn thứ tư cho cả nước. Sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong
đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ
USD.
 Năm 2007, nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu
hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại
nhiều lợi ích xã hội.
 Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay sản phẩm TS của Việt Nam đã có mặt tại
trên khắp 116 thị trường quốc tế, tạo chỗ đứng vững chắc ở nhiều thị trường lớn và khó
tính như Mỹ, Nhật và EU. Sức tăng trưởng khả quan này một phần lớn là kết quả của sự
phát triển khá ồ ạt của hàng loạt các nhà máy chế biến trên khắp cả nước. Tính đến cuối
năm 2007 số lượng các nhà máy chế biến và XKTS đã lên trên 450 cơ sở.
 Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay
ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của
thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn
ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất
vào Mỹ và Canada.
 Việc gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản,
ngành đang chiếm tới 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ phát triển Xuất
khẩu thủy sản rất lớn và tiềm năng phát triển ngành còn rất rộng.

Từ năm 2006 Việt Nam được mệnh danh là cường quốc thủy sản mới ở Đông Nam Á.
Phụ Lục 3 : Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Ngành
Thủy Sản Việt Nam Trong Thời Gian Gần Đây
CHÂU ÂU (EU)

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU luôn có chiều hướng tăng mạnh nhất
là tron giai đoạn từ 2004 đến nay. Hiện nay, EU giữ vị trí là nhà NKTS lớn nhất của
VN. Năm 2007, EU đã nhập trên 279 nghìn tấn thủy sản VN, trị giá khoảng 908 triệu
USD, tăng gần 25,5% về giá trị, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị XKTS của VN. Đây
là thị trường mà từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức tăng trưởng mức khá cao, từ 33-
41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nòng cốt cho sự phát triển chung của cả khối là các thị trường đơn lẻ như: Đức
(tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), Hà Lan (28%). Mặt hàng chủ đạo được NK là cá
philê đông lạnh, tiếp đến là tôm và nhuyễn thể chân đầu.

Dự đoán, EU sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao xuất phát từ những lý do: sản
lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cá thịt trắng chuyên phục vụ cho chế
biến thành philê. EU sẽ tiếp tục thâm hụt lớn trong thương mại thủy sản, NKTS trong
năm 2006 tăng 10,7% so với năm 2005, năm 2008 sẽ tiếp tục theo xu hướng này.

NHẬT BẢN

Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà NK lớn thứ 2 của thuỷ sản VN, mặc dù
tiếp tục tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006. Với mức tiêu thụ thủy sản theo
đầu người cao nhất thế giới, Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn cho ngành chế biến
thủy sản xuất khẩu nước ta. Muốn thâm nhập thành công thị trường Nhật, các doanh
nghiệp phải luôn biết làm mới sản phẩm của mình. Trong khi đó đa số các DN Việt
Nam chưa thực sự chú trọng nghiên cứu để nắm bắt được khẩu vị của người tiêu dùng
Nhật Bản từ đó có chiến lược sản xuất hàng cho phù hợp.

Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản VN, trị giá gần 746
triệu USD, giảm 3,8% về KL, gần 11,5 % về GT so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm
khoảng 21,1% tổng GT XKTS của VN.

Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu NK tôm của Nhật đã có sự thay đổi khá lớn về
thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường NK tôm cỡ lớn, tôm chế biến GTGT và tôm chân
trắng.
Tôm chân trắng ngày càng được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật
đã có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ
to, tôm GTGT của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…).

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, vấn đề dư lượng kháng sinh đã
gây ảnh hưởng khá mạnh. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu
và của toàn ngành, bởi thị trường này có vị trí rất quan trọng đối với thuỷ sản Việt
Nam.

MỸ

Thị trường Mỹ, sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II và quí
III, sang quí IV, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặc giảm nhẹ. Năm
2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu
USD, tương đương về KL nhưng tăng 8,5% về GT so với năm 2006, chiếm khoảng
20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của VN.

Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốc đang tập
trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biến GTGT. Ở mảng thị
trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú cỡ lớn ≤ 15. Tuy nhiên, XK cá tra
philê vào thị trường này đã xuất hiện dấu hiệu sụt giảm.

Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 2 về NK tôm của VN. Cuối năm 2007, XK sang Mỹ chỉ
tăng nhẹ và ổn định, do XK tôm của VN tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu
trong nước khá cao, trong khi đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị
trường Mỹ gây sự cạnh tranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…). Các
năm trước cá ngừ là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá mạnh vào Mỹ, sang
năm 2007 XK mặt hàng liên tục giảm khiến giá trị xuất nói chung cũng bị giảm. Tin
vui cho thủy sản Việt Nam trong năm 2008 là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa 25
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam ra khỏi danh sách xem xét hành chính
sơ bộ thuế chống bán phá giá, và 29 DN Việt Nam đã được giảm thuế nhập khẩu tôm
vào thị trường Mĩ xuống còn 0%. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đưa sản
phẩm của mình thâm nhập thị trường rộng lớn số 1 của thế giới này.

HÀN QUỐC

Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ thủy sản rất đáng quan tâm - nhà NK lớn thứ
tư của TSVN. Cho đến nay, Hàn Quốc là thị trường đơn lẻ có sức tăng trưởng rất ổn
định và giữ ở mức cao trên 20%/ tháng, có ý nghĩa rất quan trọng về đầu ra đối với
TSVN bởi các mặt hàng và khối lượng đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp
thủy sản vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung và miền Bắc.

Quan hệ giữa hai cơ quan quản lý về chất lượng Xuất khẩu thùy sản của hai nước
khá thuận lợi. Hiện nay đã có 343 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang
Hàn Quốc. Đây là những điều kiện cơ bản để tăng cường tận dụng những lợi thế của
thị trường này đối với thủy sản Việt Nam.

Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, tăng gần 8,2%,
trị giá 273 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng 7,7% tổng giá
trị XK.

Dự đoán, thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ khả năng đáp ứng các mặt
hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của DN Việt Nam. Thị trường
chưa có những rào cản nào đáng kể cho TS VN.

TRUNG QUỐC - HỒNG KÔNG

Nhiều năm trước thị trường Trung Quốc – Hồng Kông là một trong những mảng
thị trường tiêu thụ lớn của thủy sản Việt Nam. Nhưng giai đoạn 2001-2004 là một
thời kỳ sa sút nghiêm trọng về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu do Chính
phủ Trung Quốc thay đổi phương thức thanh toán và quản lý ngoại hối và áp dụng
một số qui định về kiểm dịch và quản lý chất lượng.

Từ năm 2005-2006, nhập khẩu thủy sản VN của khối này đã có bước phục hồi
nhưng rất chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu là từ mảng thị trường Hồng Kông.

Sang năm 2007, tiến độ phục hồi đã khá hơn nhiều, mức tăng trưởng đạt trung
bình 25%/tháng, trong đó mảng Hồng Kông thường đạt từ trên 30% trở lên, đóng góp
chính cho sức tăng của cả khối.

Năm 2007, Trung Quốc – Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về khối
lượng, trị giá 152,7 triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản của VN. Mặt hàng thủy sản VN được thị trường này ưa chuộng là cá
biển, hàng khô và tôm đông lạnh.

NGA
Thị trường Nga năm nay đạt mức tăng trưởng khá thấp do hạn chế nhập khẩu cá
philê của VN. Năm 2007, nhập khoảng trên 57 nghìn tấn, giảm 2,6% và đạt giá trị
trên 119 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,2% tổng
GTXKTS VN.

Vài năm trước, thị trường Nga đạt mức tăng trưởng nhảy vọt, nhờ bùng nổ NK cá
tra philê. Tuy nhiên, năm 2007, tốc độ NK giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do sự
thay đổi đột ngột chính sách Nhập Khẩu Thủy Sản của Chính phủ Nga với việc ra
lệnh cấm hoặc hạn chế số DN được nhập vào Nga.

Hiện nay, họ mới chỉ cho phép 24 Doanh Nghiệp VN được đưa hàng vào. Tuy
nhiên, các DN còn rất e ngại trước chính sách không ổn định và minh bạch của nước
này. Nguyên nhân khác là chất lượng hàng của một số DN không tốt, tỷ lệ mạ băng
quá cao.

ASEAN

Nhập khẩu của khối này tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá từ năm 2006, hiện tại
chiếm trên 4,2% tổng XKTS của VN, đạt KL 61 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng
17%. Trong đó Xinhgapo và Thái Lan tăng NK cá tra, basa, cá biển, hàng khô còn
Malaixia tăng NK tôm. Dự đoán thị truờng này sẽ tiếp tục tiến triển tốt do NK cá tra,
basa tăng cao.

ĐÀI LOAN, ÔXTRÂYLIA

Hai thị trường này NK không ổn định, nhưng Đài Loan đã tăng khá vào tháng
cuối năm vì vậy tổng giá trị nhập đạt 108,3 triệu USD, tăng 9% về GT. Ôxtrâylia lại
tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm dịch tạm thời đối với tôm và các sản phẩm tôm
nhập khẩu.

Các biện pháp mới chặt chẽ hơn, có nhiều điểm bất hợp lý và gây khó khăn cho
các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Do đó XK tôm của VN sang thị trường này giảm
khá mạnh cả về KL và GT, đưa tổng GT nhập khẩu TS của VN giảm còn gần 121 triệu
USD, giảm 4,4% so với năm 2006.
Phụ Lục 4: Chính Sách Thuế Ngành Thủy Sản Việt Nam

Theo tinh thần chỉ đạo của chính phủ thì ngành thủy sản là ngành ưu tiên phát
triển nên chính sách thuế có phần được ưu đãi, cụ thể :
 Thuế sử dụng tài nguyên chỉ áp dụng cho nghề đánh bắt thủy sản. Ngư dân phải
đóng một thuế suất bằng 4% (cho đánh bắt hải sản) và 3% (cho đánh bắt cá nước
ngọt) giá trị sản lượng thu hoạch được trên một năm. Đối với ngư dân có tàu
không hoạt động do phải bảo dưỡng hoặc do các nguyên nhân khác được lý giải
không thể ra khơi (thí dụ do thời tiết không thuận lợi, ốm đau hoặc thiên tai) thì
sẽ được giảm hoặc miễn thuế.
 Hộ nuôi trồng thuỷ sản tư nhân không phải đóng thuế doanh thu vì họ đã đóng
thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngư dân sẽ phải đóng một thuế suất bằng 2% giá
trị sản lượng đưa vào bờ hàng năm.
 Thuế lợi tức chỉ áp dụng đối với các công ty cổ phần. Mức thuế cơ bản là 25%,
nhưng đối với một số hoạt động sẽ được giảm và miễn thuế áp dụng cho năm đầu
đến năm thứ tư làm ăn có lãi.
 Thuế đối với các mặt hàng nguyên liệu thủy sản nhập vào Việt Nam như cá hồi,
tôm, bạch tuộc, mực…..giao động từ 5-10%. Và sau kiến nghị của hiệp hội
Vasep về việc đẩy mạnh nhập khẩu để cung cấp nguyên liệu cho đa số các nhà
máy chế biến đang hoạt động dưới công suất gây lãng phí rất lớn, thì Bộ tài chính
đã có công văn trả lời (14513/BTC-TCDN) sẽ xem xét điều chỉnh cắt giảm thuế
nhập khẩu nguyên liệu thủy sản theo lộ trình đã cam kết gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO.
 Hầu hết các mức thuế áp dụng cho xuất nhập khẩu mặt hàng thủy sản là 30% (trừ
các mặt hàng nhập làm con giống cho nghiên cứu là 0%) _ đây là mức thuế cao
nhất trong các mức thuế XNK các mặt hàng từ động vật, điều này hỗ trợ tốt cho
ngành thủy sản trong thời gian này. Nhưng sẽ phải thực hiện cắt giảm theo lộ
trình gia nhập WTO vào năm 2010 xuống còn 5-20%.
 Đầu tư vào các tỉnh khác nhau thì mức ưu đãi thuế cũng khác nhau phụ thuộc vào
chính sách thu hút đầu tư của từng tỉnh trong từng lĩnh vực, hay các địa bàn có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với mức thuế giao động từ 10-20%. Như công
ty chế biến xuất khẩu Thủy Sản: Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2
năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo theo
Công văn số 1202/CT-NV ngày 4/10/2001 của Cục thuế tỉnh An Giang. Ngoài
ra, theo Công văn số 11924/TC/CST ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính công ty
còn được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong một năm tiếp
theo kể từ khi hết thời hạn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như đã nêu trên.

Mức thuế cho ngành thủy sản là mức thuế đầu tư hấp dẫn đối với sản xuất trong
nước. Nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập về chính sách thuế ưu đãi đối với ngành
của cơ quan quản lý thuế, bộ tài chính và các cơ quan chức năng địa phương, chưa có sự
thống nhất trong thực tế, đôi khi cách giải quyết còn chồng chéo, phức tạp thiếu tính
minh bạch, rõ ràng. Đôi khi chính sách thuế được áp dụng một cách máy móc và cứng
nhắc mà không quan tâm đến yếu tố khách quan của doanh nghiệp đã làm giảm rất nhiều
sức hấp dẫn khi đầu tư phát triển ngành. Đã làm rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài rất không hài lòng khi tham gia đầu tư tại đây. Có lẽ câu chuyện của
công ty Grobest trong thời gian vừa qua là ví dụ điển hình trong cách thức quản lý thuế
không đồng bộ và thống nhất, rất thiếu trách nhiệm. Với nhiều văn bản ưu đãi thuế khác
nhau của các cơ quan khác nhau lại mâu thuẫn với nhau:

_Giấy phép đầu tư và chính sách hấp dẫn đầu tư của tỉnh Đồng Nai thì công ty này được:
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng bốn năm và giảm 50% trong vòng bốn năm
tiếp theo cho cả hai dự án.

_ Văn bản của bộ Tài chính (năm 2005) đồng ý cho Grobest miễn giảm thuế TNDN như
trong giấy phép đầu tư đã được cấp (còn kéo dài miễn thuế 50% đến năm 2011).

_ Văn bản của bộ Tài chính, cục trưởng cục thuế tỉnh Đồng Nai đã có công văn 1628 xác
nhận ưu đãi, miễn thuế TNDN cho Grobest trong vòng bốn năm và giảm 50% trong bảy
năm tiếp theo.

_ Nhưng cuối cùng công ty vẫn bị cục thuế tỉnh Đồng Nai thanh tra toàn diện, và truy thu
14,7 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhưng vấn đề nữa có thể thấy ở đây là luật thuế chưa có yếu tố nào đề cập đến việc xử lý
thuế với các khó khăn khách quan mà doanh nghiệp gặp phải, cụ thể:

 Doanh nghiệp này theo kế hoạch sẽ triển khai hai dự án, là dự án chế biến thức
ăn và dự án chế biến thủy sản. Nhưng do khu công nghiệp Amata không có hệ
thống xử lý chất thải nên dự án nhà máy chế biến phải tìm nơi khác. Nên không
đi vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu đúng như quy định, không tạo ra sản
phẩm xuất khẩu nên cơ quan thuế thay đổi chính sách thuế.
 Sau đó Doanh nghiệp tìm và xây dựng dự án chế biến thủy sản tại tỉnh Bạc
Liêu_tỉnh có điều kiện đặc biệt khó khăn.
 Đến nay khu công nghiệp này lại gây khó khăn do họ cho rằng sản xuất thức ăn
thủy sản có mùi ảnh hưởng đến các khu sản xuất khác công ty lại có nguy cơ phải
chuyển nốt nhà máy chế biến thức ăn thủy sản này.
 Cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai xét Doanh nghiệp bị vi phạm thuế do sản phẩm của
nhà máy chế biến thức ăn chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, trong khi đó chính sách
miễn giảm chỉ cho những doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu 80% trở lên. Vì
yếu tố khách quan trên thì thực tế Grobest không thể thực hiện được. Nhưng
những yếu tố cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai đưa ra không hề được ghi trong giấy
phép đầu tư đã cấp khi kêu gọi công ty vào đây để đầu tư.

Như vậy có thể thấy chuyện đã xảy ra là do quan niệm ưu đãi của các cơ quan có
thẩm quyền ở Việt Nam không nhất quán. Ngay cả trong Tổng Cục Thuế và Bộ Tài
Chính cũng có nhiều quan điểm khác nhau, dẫn đến cách hiểu về ưu đãi bằng thuế khác
nhau, chưa kể đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Không ghi rõ ràng và cụ thể trong giấy phép
đầu tư mà trong khi đó đây là chứng cứ pháp lí quan trọng của một doanh nghiệp đầu tư.
Chính sách quản lý yếu kém này đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính hấp dẫn trong khuyến
khích đầu tư vào ngành.

Phụ Lục 5: QUAN SÁT CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG NGÀNH


Mô Hình Đa Nhân Tố Với Nhóm Ngành Thủy Sản

1. Các Nhân Tố Rủi Ro Của Ngành Và Các Biến Số.

Có thể khẳng định rằng các nhân tố rủi ro mà ngành gánh chịu ảnh hưởng rất lớn
đến các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản trên cả hai thị trường tiêu thụ trong nước
và nội địa.

a. Rủi ro về điều kiện tự nhiên:

Ngành nuôi trồng - khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản là một ngành có từ lâu
đời, nó gắn liến với đời sống bà con vùng sông nước và đặc biết thấy rõ nét nhất là ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy gần đây những hộ dân nuôi trồng thủy sản nơi đây
đã được áp dụng rất nhiều những tiến bộ khoa học và kĩ thuật nhân giống và nuôi trồng
chăm sóc, xong nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào môi
trường tự nhiên, nhất là môi trường nước.

 Thủy sản các loại từ khi nhân giống đến khi trưởng thành cần có một điều kiện tự
nhiên thích hợp cho sự phát triển. Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản cũng giống
như môi trường đất trong nông nghiệp. Chỉ cần một thời gian sau một vụ môi trường
nước sẽ bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều vi khuẩn dễ lây bệnh cho con giống. Vì thế bên cạnh
việc nuôi trồng thủy sau mỗi vụ ta phải cải tạo lại nguồn nước ao, bè, hồ nuôi để các lứa
sau sẽ phát triển nhanh bảo đảm chất lượng và ít bị dịch bệnh.

 Thời tiết là một nhân tố tác động trực tiếp đến ngành này. Chỉ cần một vụ ngập lụt có
thể mất trắng, hay như thời tiết nắng nóng quá dễ gây bệnh cho tôm, cá... So với các tỉnh
miền trung và niềm Bắc nước ta thì dường như thiên nhiên ưu đãi hơn cho các tình miền
Nam. Song không có nghĩa là thời tiết xấu không xuất hiện ở đây. Chúng ta cũng có
những biện pháp đề phòng nhất định cho những rủi ro này.

b. Rủi ro về kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ.
Ngành thủy sản và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến
thủy sản xuất khẩu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên nền
kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Một rủi ro
kinh tế được ghi nhận đầu tiên mà có tác động lên hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất chế biến thủy sản là lạm phát. Khi lạm phát xảy ra dẫn đến tình trạng
doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể
đem lại.
Trong quá trình hội nhập thế giới của Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều biện pháp
nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh
vực hải quan, và chính sách thuế ưu đãi đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là
những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của
các công ty trong ngành.

c. Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Rủi ro từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất

Nguồn nguyên liệu đầu vào là một nhân tố rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất đến doanh
số, chi phí của ngành thủy sản Việt Nam. Số lượng nguyên vật liệu đầu vào phải đủ để
máy móc hoạt động hết công suất của mình đúng theo năng suất khấu hao. Hơn thế nữa
giá cả đầu vào của thủy Sản Việt Nam còn rất nhiều biến động, chưa ổn định được thị
trường giá nguyên liệu đầu vào điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn của Doanh
Nghiệp. Vào vụ mùa thì giá NVL rất rẻ làm người nuôi cá gặp nhiều khó khăn, khi trái
mùa thì giá cá lại tăng vọt làm doanh nghiệp không trở tay kịp nếu không có những
khoản dự phòng hợp lý.
Hơn thế nữa chất lượng của Nguyên vật liệu đầu vào lại ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu thì nguồn gốc nguyên vật
liệu đầu vào cần phải được xác định rõ ràng, bảo đảm không có dư lượng chất kháng
sinh, không bị nhiễm bệnh.

Rủi ro về thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh chịu tác động khắt khe về vệ sinh và an
toàn chất lượng. Hiện nay toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm của các công ty XNK
thủy sản đã chú trọng và thực hiện theo những hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
yêu cầu của những thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm của các thị trường tiêu thụ, thì sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong sản
xuất và tăng thêm chi phí của Công ty.

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những thông lệ, tập tục quốc tế cũng
như ràng buộc pháp lý của nước nhập khẩu. Xuất khẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam
mới chỉ ở bước đầu thâm nhập. Còn nhiều yếu tố khách quan từ luật pháp các nước sở tại,
chẳng hạn như chính sách bảo hộ người nuôi cá, các quy định về mẫu mã bao bì, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là thương hiệu sản phẩm, có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Rủi ro về lãi suất (hay rủi ro về nguồn vốn ngắn hạn đầu vào):
Ta thấy nguồn vốn cho ngành đáp ứng vẫn còn rất hạn chế. Nếu để phát triển
ngành thủy sản thánh một ngành công nghiệp chế biến và nuôi trồng thì phải thừa nhận
rằng ngành này cần một lượng vốn lớn để đáp ứng những nhu cầu thiết thực sau:
 Cần một lượng vốn lớn để phát triển ngành khai thác xa bờ. Vì khai thác ven bờ
làm nguồn sinh vật biển ven bờ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh thái. Ngành
khai thác xa bờ muốn phát triền phải có máy móc khai thác hiện đại như: máy dò
dòng hải lưu, các công cụ khai thác chuyên biệt cho tứng loài, tàu đánh bắt xa bờ,
và kĩ thuật bảo quản thủy sản hiện đại.
 Cần một lượng vốn lớn để phát triển nuôi trồng ngành nuôi trồng Thủy Sản theo
hướng tập trung hay liên kết. Để có thể đảm bảo ổn định về chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ. Mà người nuôi trồng thì không
thể có ngay một lượng vốn này để đầu tư và quay vòng mở rộng.
 Trong thời gian gần đây chính chính sách thắt chặt tiền tệ (Quyết Định 346 của
chính phủ ngày 13/2/2008) tác động rất mạnh mẽ đến ngành sản xuất nông nghiệp
nói chung cũng như ngành thủy sản nói riêng. Người nông dân thiếu do: chưa thu
hồi được vốn hoặc thua lỗ từ biến động giá thức ăn thủy sản tăng cao trong khi đó
giá thủy sản giảm mạnh trong quý 1 năm 2008, còn các doanh nghiệp chế biến thì
Ngoại tệ không đổi được ra VNĐ gây khó khăn cho quay vòng nguồn vốn và hỗ
trợ người nuôi trồng. Chính những chính sách này đã đẩy nguốn vốn cho ngành
sản xuất bị đóng băn mức lãi suất cho vay lên cao 16_18%/ năm, điều này làm
cho các hộ nuôi trồng cũng như chế biến thủy sản lâm vào tình trạng thiếu vốn
trầm trọng trong khi đó đầu ra giá thấp không thua lỗ lớn theo một tổng hợp chưa
đầy đủ khoản lỗ của người nuôi trồng thủy sản đã lên tới 200 tỷ đồng cho vụ này.
Dẫn đến khả năng thu hẹp sản xuất, trong khi nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tăng
cao là điều tất yếu trong thời gian tới.

d. Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

Rủi ro về tỷ giá

Ngành thủy sản phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2007 và tốc độ tăng
trưởng đó đã đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế
giới. Đa số các doanh nghiệp thủy sản lấy xuất khẩu làm chủ đạo thì doanh thu hầu hết là
bằng ngoại tệ (chiếm gần 80%). Do đó chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của nhà nước
cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của ngành.
.
Rủi ro tỉ giá tác động theo hai mặt:
_Rủi ro tác động đến lượng hàng thủy sản xuất khẩu giảm khi VNĐ lên giá so với USD.
Mặt hàng thủy sản Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nước trong khu vực, giảm sức
cạnh tranh về giá thế mạnh vốn có của ngành.
_Rủi ro tỉ giá cũng đã tác động rất lớn đến doanh thu ngành trong thời gian vừa qua, hàng
loạt đơn hàng thanh toán bằng USD nhưng USD lại rớt giá thảm hại. Hơn thế nữa do sự
suy thoái được dự báo của nến kinh tế Mĩ cũng như sự biến động mạnh của đồng USD,
các ngân hàng lại chủ trương hạn chế mua USD và mua với tỷ giá thấp, nên nhiều doanh
nghiệp rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ trong tài khoản nhưng không bán được cho ngân
hàng trong khi vẫn phải vay vốn tiền đồng với lãi suất cao hơn trước đây (do các ngân
hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay lên 1,3 - 1,5%/tháng, thậm chí cao hơn). Nhiều
doanh nghiệp đang phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký với
khách hàng trước đây. Vì thế các doanh nghiệp thu mua của hộ dân với giá thấp đôi khi
phải thu hẹp sản xuất, giảm công suất máy. Hơn thế nữa nguồn nguyên liệu nhập khẩu lại
tăng giá lại đẩy người dân nuôi trồng trắng tay, cứ vòng tác động luẩn quẩn làm ngành
chế biến thủy sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ có tốc độ phát triển chậm lại.
Rào cản của các nước nhập khẩu

Một yếu tố rủi ro vô cùng quan trọng và không thể thiếu đó là rủi ro về rào cản
của các nước nhập khẩu. Tuy vụ kiện về bán phá giá_thương hiệu_đã lắng xuống, thị
trường xuất khẩu cá ở Việt Nam được biết tới nhiều hơn, xong không có nghĩa là thị
trường sẽ ngày càng mở rộng mà các thị trường nhập khẩu trên thế giới là những thị
trường vô cùng khó tính. Vì vậy chất lượng sản phẩm luôn được đạt lên hàng đầu, chất
lượng sẽ tạo nên thương hiệu chứ không phải chỉ đơn giản là giá càng rẻ càng có khả
năng cạnh tranh. Nhất là đối với Mĩ một khi Việt Nam gia nhập WTO thì thuế bán phá
giá sẽ không còn là một công cụ tốt để bảo vệ ngư dân ở Mĩ thì giờ đây hàng rào thuế
có thể được thay thế bằng các rào cản về chất lượng sản phẩm. Và các dòng sản phẩm
giá rẻ của các nước xuất khẩu sẽ là điểm nhắm tới của các chính sách nhập khẩu của Mĩ.
Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu thủy sản có ưu thế về giá đến các thị
trường lớn và vô cùng khó tính như Mĩ, Đức, Nga, Châu Âu, Nhật Bản….Trong thời gian
gần đây năm 2007, và 2008 thị trường xuất khẩu Việt Nam đã giảm nhẹ ở Nga do Nga
siết chặt Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Ở
Nhật cũng hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam do không bảo đảm vế chất lượng. Ở
Đức thị trường tiêu thụ thủy sản tăng nhanh nhất trên thế giới thì lại rất dị ứng với những
cụm từ như: “dư lượng kháng sinh, chất lượng kém, không bảo đảm tiêu chuẩn”.
Tóm lại ngoài những hàng rào kỹ thuật và thương mại ra thì các quy định về dư
lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc thủy sản, về kiểm dịch cũng là thách thức lớn
đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Vậy các nhân tố này tác động đến ngành như thế nào, các nhà đầu tư có quan sát
sự biến động của các nhân tố trên để đánh giá giá trị cổ phiếu của các công ty trong
ngành Thủy Sản hay không ? Nếu có thì đánh giá những nhân tố nào và với mức độ như
thế nào.

a. Thiết lập mô hình hồi quy APT :

Quan sát thực tế mối quan hệ các nhân tố rủi ro của ngành so với các nhân tố rủi
ro được phân tích như trên để thấy được mức độ tác động của các nhân tố đó với giá trị
thị trường của ngành. Nhưng không phải những nhân tố rủi ro nào như phân tích trên
cũng có thể được đưa vào mô hình, vì muốn đưa được vào mô hình thì trước tiên yếu tố
đó cần phải có tính định lượng. Sau đó là tính phù hợp tức là nhân tố đó sẽ được phân
tích và dự báo có khả năng tác động lớn tới ngành.
Do điều kiện khách quan nên các yếu tố mà đề tài này đề cập đến bị một số giới hạn. Và
chỉ chọn 4 nhân tố rủi ro được phân tích là có tác động đến giá thị trường của ngành:

 Nhân tố thị trường (đại diện cho chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
VN_Index.
 Nhân tố nội bộ của công ty: Chỉ số lợi nhuận gộp.
 Nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thị trường của các công ty chế biến và xuất khẩu
thủy sản: Giá trị xuất khẩu.
 Nhân tố biến động của tỉ giá.

RTBN    VNI * FVNI   LNG * FLNG   GTXK * FGTXK   TG * FTG   P

Lưu ý trong cách thu thập số liệu cho mô hình:

 Giá trị quan sát theo tháng là các đại lượng nhẫu nhiên.
 Giá trị quan sát từ tháng 10/2004 đến tháng 3/2008 (với tất cả 39 quan sát).
 Giá trị quan sát trung bình ngành: như Lợi nhuận hoạt động( lợi nhuận gộp):
Được xác định dựa trên tỉ trọng vốn điều lệ của công ty trong ngành.
 Do các dữ liệu LNG thu được chỉ có thể là dữ liệu quý. Do đó dữ liệu tháng của
các công ty được điều chính theo tỉ trọng LNG theo tháng của công ty MPC
(Minh Phú). Một công ty chiếm tỉ trọng VLĐ rất lớn trong ngành 24,68% ngành.
 Do ưu tiên cho yếu tố quan sát phải đủ lớn và thời gian dài quan sát dài nhất có
thể nên chỉ quan sát được dữ liệu TB của 7 công ty trên sàn Hose tất cả: AGF,
ABT, CAN, FMC, LAF, TS4, SJ1 chỉ chiếm tỉ trọng 22,6% của ngành. Vì hầu hết
các công ty lớn như ANV, MPC, VHC lên sàn vào thời điểm tháng 12/2007
không đủ dữ liệu cho chuỗi giá trị quan sát (mặc dù VĐL của các công ty này
chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ngành).
 Ngày lấy dữ liệu của tháng ưu tiên ngày cuối tháng ngày 29 cho hầu hết các dữ
liệu lấy tại thời điểm.
Trong đó:
RTBN : Biến giá trị thị trường trung bình của ngành Thủy Sản.
Giá trị này được tính dựa trên giá trị thị trường thực tế theo tháng của 7 công ty Thủy
Sản.
 VNI ,  LNG ,  GTXK ,  TG : Beta nhân tố cho 4 nhân tố chính: Chỉ số thị trường VN_Index,
Lợi nhuận gộp TB, Giá trị xuất khẩu, Tỉ Giá (USD/VNĐ).
FVNI , FLNG , FGTXK , FTG : Biến đại diện cho 4 nhân tố chính: Chỉ số thị trường VN_Index,
Lợi nhuận gộp TB, Giá trị xuất khẩu, Tỉ Giá (USD/VNĐ).
P : Số dư trong mô hình.

Kết Quả Mô Hình Hồi Quy:


RTBN  776.2251  0.046704 * FVNI  3.94 E9 * FLNG  0.088107 * FGTXK  0.046634 * FTG   P

Trước khi đi phân tích kết quả của mô hình hồi quy, ta tiến hành kiểm định MHHQ có
phù hợp hay không.

b. Kiểm Định Mô Hình Hồi Quy:

i. Kiểm định quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên:
Dùng thống kê Jarque Bera (JB) để kiểm định giả thiết phân phân phối chuẩn của hảm
hồi quy tìm được

Với bảng trên cho biết :

JB = 0.719170 với mức xác suất tương ứng là p = 0.67966 >> 5%. Tức giá trị xác suất
này lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 5%. Vậy ta chấp nhận giả thiết Hàm số có phân
phối chuẩn.
Với Ý nghĩa là các đại lượng ngẫu nhiên, và hàm số có dạng phân phối chuẩn là bước đầu
cho thấy đây là một mô hình tốt có để có thể rút ra các kết luận.

ii. Kiểm định mức độ tương quan của các yếu tố trong mô hình:

Bảng quan sát mức độ tương quan của các yếu tố xuất hiện trong mô hình:
Kết quả quan sát cho thấy: các yếu tố trên thì các giá trị sau đây được xét thấy có xuất
hiện mức độ tương quan cao và phù hợp cho mô hình:
VNI & TG: đây là hai nhân tố có mức độ tương quan lớn nhất; Mối tương quan
thuận rất cao: r = 0.961223 gần bằng 1. Điều này thể hiện hai chỉ số VNI và tỉ
giá luôn biến động cùng chiều và theo tỉ lệ thuận.

Đồ thị cũng cho một kết quả quan sát tương tự: trong khoảng giá
trị quan sát từ (200; 1200) của giá trị VN_Index có một chiều theo
xu hướng đi lên. Với ý nghĩa khi tỉ giá tăng thì VNIndex có một sự
tăng tương ứng.
Cụ thể khi tỉ giá tăng 1 đơn vị thì VN_Index tăng 2.0737 đơn vị.

 Nếu xét về mức độ tương quan của các nhân tố với GTTBN thì ta thấy:
Các cặp biến sau đây có mối tương quan cao nhất:

Giá trị trung bình ngành & VN_Index: là hai cập nhân tố có mối tương
quan cao nhất: với r = 0.673630, đây là mức độ tương quan thuận và so
với 1 thì mức độ này khá cao.

Quan sát biểu đồ phân tán cho ta thấy một mức độ tương quan tỉ lệ thuận
khá rõ của hai nhân tố này.

Giá trị trung bình ngành & Tỉ Giá: Đây là hai nhân tố có mối tương quan
thuận tương đối cao với r > 0,5.
Các cặp biến sau đây có mối tương quan cao thấp: Nếu ở tỉ giá và VN_Index thì thể
hiện một mức độ tương quan khá cao thì các biến Giá trị xuất khẩu và lợi nhuận gộp
lại thể hiện mức độ ngược lại, rất ít có sự tương quan trong mô hình

Giá trị trung bình ngành & GTXK:


Hệ số tương quan tương đối thấp r = 0.382187, xong vẫn xuất hiện xu
hướng tương quan tỉ lệ thuận.

Giá trị trung bình ngành & LNG:


Với r = 0.06968 của giá trị trung bình ngành và lợi nhuận gộp cho thấy hai
yếu tố này hầu như không có sự tương quan với nhau, với r gần 0. Vậy ta
thấy giá trị trung bình ngành ít chịu tác động bởi yếu tố lợi nhuận gộp
nhất.
iii. Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Để kiểm định rõ hơn xem các nhân tố nêu trong mô hình có thực sự ảnh hưởng đến biến
số là giá trị trung bình ngành thủy sản hay không? Nếu có thì kết quả kiểm định này đạt
độ chính xác đến mức độ nào?

Có hai cách thức để tiếp cận kiểm định: Là khoản tin cậy và kiểm định mức ý nghĩa:
 Kiểm định ý nghĩa cho các hệ số Beta:
Giá trị thống kê t của hệ số  VNI = 3.563982 với giá trị xác suất p = 0.0010 (đây là

mức ý nghĩa thấp gần bằng 0,1%. Nên hệ số  VNI có mức độ phù hợp cao nhất.

Giá trị thống kê t của hệ số  LNG = -3.139551 với giá trị xác suất p = 0.0033 (đây

là mức ý nghĩa khá thấp). Nên hệ số  LNG có mức độ phù hợp tương đối.

Giá trị thống kê t của hệ số  GTXK = 2,276104 với giá trị xác suất p = 0.0287 . Hệ

số Beta của Giá trị xuất khẩu với Giá thị trường của ngành có mức ý nghĩa thấp.
Giá trị thống kê t của hệ số  TG = -1.393912 với giá trị xác suất p = 0.1717 .

 Nếu theo kết quả kiểm định hệ số beta cua mô hình thì chỉ có hệ số nhạy cảm của
VN_Index và lợi nhuận gộp và Giá trị xuất khẩu là có một giá trị xác suất có thể tin cậy.
Còn nhân tố TG có một mức độ tin cậy rất thấp. Nhưng có một điều nghi ngờ với hệ số
của LNG vì hệ số này mang hệ số âm. Nên ta tách riêng hệ số này với giá trị trung bình
ngành:

Ta thấy hệ số Beta lần này lại mang một giá trị dương, có tính chất hợp lý trong thực
tiễn, nhưng nếu xem xét dựa trên các kết quả kiểm định thông kê về độ tốt của hàm này
thì ta thấy hai yếu tố:

 Hệ số tương quan R2 = 0.004855 rất thấp và tỉ số t ít có ý nghĩa.


 Mức độ ý nghĩa của thống kê F là p(F-statistic) = 0.661035 >> (lớn hơn rất nhiều
so với 1%).

 Từ các kết quả quan sát về hiện tượng tương quan cũng như kiểm định bằng mô hình
riêng đều cho thấy một kết quả giống nhau: Nhân tố biến động của lợi nhuận gộp theo
thời gian là yếu tố tác động tất ít đến giá trị thị trường của ngành. Hay nói cách khác các
nhà đầu tư rất ít quan sát biến động nhân tố lợi nhuận gộp theo từng tháng để đưa ra
quyết định đầu tư của mình. Cũng một phần là do nhân tố này biến động theo chu kì quý
kinh doanh, còn giá trị cổ phiếu ngành lại đánh giá sự tăng trưởng so tháng này với cùng
tháng đó nhưng của năm ngoái.
Ta có thể kiểm định thêm một lần nữa mức độ có mặt của biến không cần thiết để loại bỏ
biến này ra khỏi mô hình:

Kiểm định Wald: Với biến không cần thiết là LNG:

RTBN  776.2251  0.046704* FVNI  3.94E 9 * FLNG  0.088107 * FGTXK  0.046634 * FTG   P
Từ mô hình hồi quy tìm được ta đưa phương trình về dạng:
RTBN  C (1)  C ( 2) * FVNI  C (3) * FLNG  C (4) * FGTXK  C (5) * FTG   P
Ta kiểm định giả thiết H0 : C(3) = 0

Ta có F = 5.180649 với xác suất tương ứng là: p = 0.028721 >> 1% vậy ta chấp nhận giả
thiết H0: C(3) = 0 và một lần nữa thấy rõ yếu tố LNG không hề ảnh hưởng đến gái trị
trung bình ngành trên thị trường.

Kiểm định Wald với nhân tố TG: Làm như trên nhưng thay đổi giả thiết:
H0 : C(5) = 0

Ta có F = 1.942990 với xác suất tương ứng là: p = 0.171660 >> 1% (lớn hơn rất nhiều)
vậy ta chấp nhận giả thiết H0: C(5) = 0. Kết luận của kiểm định này là nhân tố TG là một
nhân tố không cần thiết.
Vậy chỉ còn nhân tố VN_Index và nhân tố giá trị xuất khẩu là có ý nghĩa nhiều trong mô
hình.

Một Số Kiểm Định Khác:


Với kết quả mô hình tìm được:
RTBN  776.2251  0.046704* FVNI  3.94E 9 * FLNG  0.088107 * FGTXK  0.046634 * FTG   P

 Ta thấy R2 = 0.581221  r = R 2 = 0.7623 một mối tương quan khá cao nên mô
hình hồi quy có ý nghĩa.
 Quan sát thống kê F-statistic = 12.83801 với p(F-satistic) = 0.000001 <<
  0.01% nên ta chấp nhận giả thiết không xảy ra hiện tượng cộng tuyến.
 Kiểm định Durbin-Watson: phát hiện nhân tố tự tương quan.
Nhìn kết quả kiểm định cho ta thấy:
0 < d = 0.535052 <1 : mô hình có hiện tượng tự tương quan dương.
 Kiểm định phần dư:

Đồ thị phần dư Resid của mô hình có xu hướng đi lên hoặc xuống không rõ ràng. Có
xu hướng đi lên nhẹ, và đi xuống mạnh trong khoảng thời gian ngắn:
 Mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Không có kết luận cụ thể về hiện tượng tự tương quan của mô hình.

c. Phân Tích Kết Quả Hồi Quy:

Mô hình có ý nghĩa giải thích khá tốt cho những biến VN_Index và biến giá trị xuất
khẩu với biến động của giá trị thị trường. Cụ thể:

 Khi Giá trị VN_Index tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thị trường trung bình của ngành
thủy sản sẽ tăng 0,0467 đơn vị. Hai chỉ số này rất có ý nghĩa trong kiểm định.

 Nhân tố có tác động thứ 2 đó là nhân tố giá trị xuất khẩu với nhân tố giá trị thị
trường. Khi giá trị xuất khẩu tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thị trường trung bình
ngành thủy sản sẽ tăng 0.088107 đơn vị. Mức độ có ý nghĩa của nhân tố này
không cao, nhưng là biến động có khả năng tham khảo.

 Hai nhân tố lợi nhuận gộp TBN và nhân tố tỉ giá thể hiện một sự ảnh hưởng rất
nhỏ, và hai nhân tố này là những nhân tố không cần thiết trong mô hình. Vậy tóm
lại tỉ giá và lợi nhuận gộp rất ít được quan sát khi đưa vào xác định giá trị trung
bình của ngành của thị trường.

 Về nhân tố tỉ giá cũng do khoảng thời gian chọn quan sát từ năm 2004 đến năm
2007 thời gian này tỉ giá khá ổn định do chính sách giữ mức ổn định tỉ giá của nhà
nước, và trong giai đoạn này đồng USD vẩn chưa bị biến động mạnh. Nên nhà
đầu tư ít nhìn vào tỉ giá khi đưa ra ý định tính giá cho ngành thủy sản. Mặc dù biết
ngành này chịu áp lực rất lớn của biến động tỉ giá.

 Nhân tố lợi nhuận có tính biến động theo chu kì. Về đầu tư ngắn hạn và dài hạn
người ta sẽ so sánh lợi nhuận của tháng 1 năm nay so với năm trước, nên con số
này được dùng để đưa ra quyết định đầu tư nhưng nó không được so sánh dựa trên
biến động theo chu kì của ngành.

 Nhưng đặc biệt hai nhân tố VN_Index và nhân tố tỉ giá lại là hai nhân tố có mối
liên quan rất chặt chẽ. Và một điều đặc biệt là TG có mối quan hệ gián tiếp đối
với Giá trị thị trường trung bình ngành. Tỉ giá tác động lên VN_Index, khi
VN_Index biến động thì nó lại tác động đến ngành. Chứng tỏ các trong việc phân
tích giá trị các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì rất ít phân tích sự biến động
trực tiếp của tỉ giá lên ngay doanh thu hoặc lợi nhuận của Doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản. Điều này sẽ dẫn đến không thực sự quan sát được rủi ro mà nhân
tố tỉ giá mang lại cho ngành. Nếu đưa hai nhân tố VN_Index và Tỉ giá vào mô
hình quan sát ta sẽ có mô hình:
Với mức độ ý nghĩa rất cao p = 0.00000 << 0.005%.
Và R2 = 0.867176 có một mức độ tương quan rất cao.
Vậy khi nhân tố tỉ giá thay đổi 1 đơn vị thì nhân tố VN_Index thay đổi 2.073731 đơn
vị. Một xu hướng tương quan dương, phù hợp với đồ thị biểu diễn mối tương quan ở
phần trên. Cũng cần nhận thấy có kết quả này là do sự biến động rất mạnh mẽ của sự
điều chỉnh của tỉ giá USD/VNĐ do sự yếu kém đang có xu hướng bộc lộ của thị
trường tài chính cũng như nền kinh tế Mĩ. Dẫn tới biến động đến thị trường vàng và
thị trường chứng khoán.

KẾT LUẬN:

- Mô hình còn mắc phải một số yếu điểm sau:

 Dữ liệu mô hình chưa đủ đại diện cho ngành vì nó còn chiếm tỉ trọng thấp
22.24%.
 Một số ít dữ liệu về giá chưa loại bỏ được yếu tố cổ tức.
 Dữ liệu giá do ưu tiên quan sát trong thời gian dài và nhiều dữ liệu nên một số dữ
liệu phải có sự điều chỉnh để có được như: giá của một số công ty mới lên sàn
tháng 12/2006. Hay lợi nhuận gộp theo tháng cũng bị điều chỉnh vì để tìm được
dữ liệu chính xác chịu giới hạn khách quan về thông tin.

Mô hình này có ưu điểm vì nó đã quan sát được sự biến động của các nhân tố thị
trường và các nhân tố riêng biệt khác qua các hệ số beta nhân tố.

Đây là một mô hình dựa trên lập luận cơ sở là xem ảnh hưởng của biến động các
nhân tố tới ngành. Các nhân tố được xem xét là rủi ro của ngành có tác động và
ảnh hưởng nhiều nhất tới ngành như phân tích trên. Nếu ta đưa được hết tất cả các
nhân tố trên vào mô hình thì sẽ có một mô hình tốt, đề xuất thêm một vài nhân tố
có thể quan sát được mức độ ảnh hưởng tới giá thị trường:
 Biến động lãi suất theo tháng.
 Giá nguyên liệu trung bình của ngành đầu vào, có thể lấy trung bình một số mặt
hàng có giá trị xuất khẩu lớn (chủ yếu như: tôm, cá tra, basa, cá đông lạnh, và cái
này có thể lấy trọng số theo yếu tố tỉ trọng xuất khẩu).
 Các chỉ số ngành ROE, ROA, P/E, EPS các chỉ số này có mối liên hệ tốt hơn là
chỉ số Lợi nhuận gộp.
 Thấy rất cần thiết nên đưa nhân tố thu nhập đầu người, vì nó ảnh hưởng nhiều tới
ngành thủy sản.
 Nếu trong tương lai, rổ tiền tệ trung bình mà ngành xuất nhập khẩu không chiếm
đa số USD như bây giờ, thì dữ liệu tỉ giá quan sát sẽ phải dựa trên biến động rổ
tiền tệ.
Để mô hình có mức độ đánh giá tốt hơn nên quan sát các thị trường phát triển
mạnh như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc (các quốc gia này phát triển mạnh về thủy
sản, và yếu tố giá trị thị trường của TTCK của các quốc gia này là yếu tố chạy rất
tốt để xem xét tính phù hợp của mô hình, và nhất là các quốc gia này đã xây dựng
được hệ thống chỉ số trung bình ngành).

Với Việt Nam vì các nhiều hạn chế đã làm cho tính phù hợp của mô hình bị giảm
đáng kể. Các hạn chế nổi bật nhất tác động đến mô hình trên là:
o Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa có một mô hình
quản trị rủi ro tỉ giá.
o Do tỉ giá chưa thực sự được thả nổi trong giai đoạn từ (2004-2007_gian
đoạn dùng làm dữ liệu đầu vào cho Doanh Nghiệp).
o Thông tin thị trường kém minh bạch, và đầy đủ.
o Thị trường vốn (TTCK) của Việt Nam còn chịu nhiều tác động của yếu tố
tâm lý.
o Các chỉ số cho ngành chưa được thiết lập ở Việt Nam.
o Các doanh nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam mới lên sàn như Nam Việt,
Minh Phú, Vĩnh Hoàn. Đây lại là các đại diện tốt cho ngành, nhưng lại bị
giới hạn về thời gian quan sát.

Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH:

Mô hình này đưa ra hai ý nghĩa quan trọng trong việc quan sát các yếu tố rủi ro
được phân tích là có ảnh hưởng rất lớn tới biến động giá trị thị trường của
ngành:

 Mô hình đã xây dựng nên các chỉ số Beta nhân tố, các Beta nhân tố này cho
thấy khi các nhân tố rủi ro tương ứng có sự biến động thì giá trị thị trường
của ngành sẽ dự báo biến động như thế nào (độ tin cậy của mô hình nhiều
hay ít vẫn phụ thuộc vào độ dài và tính chính xác của chuỗi dữ liệu quá khứ
).
 Nếu thực sự xây dựng được mô hình mà các kết quả kiểm định cho thấy
những tín hiệu tốt thì ta có thể áp dụng mô hình này để dự báo giá trị thị
trường của ngành trong tương lai.Để các nhà đầu tư có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn cho việc tham gia đầu tư vào ngành, cũng như xem xét
việc tham gia đầu tư vào các công ty trong ngành.

Tóm Tắt Mô Hình Đa Nhân Tố

d. Thiết lập mô hình hồi quy APT

Lưu ý trong cách thu thập số liệu cho mô hình

e. Kiểm Định Mô Hình Hồi Quy


 Kiểm định quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên.
 Kiểm định mức độ tương quan của các yếu tố trong mô hình.
 Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
f. Phân Tích Kết Quả Hồi Quy.

KẾT LUẬN RÚT RA TỪ MÔ HÌNH.

You might also like